BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ CẨM GIANG
NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG TỒN TẠI SAI PHẠM
TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ CẨM GIANG
NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG TỒN TẠI SAI PHẠM
TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đường Nguyễn Hưng
Đà Nẵng – Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
LÊ THỊ CẨM GIANG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Câu hỏi nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
7. Tổng quan tài liệu 5
8. Kết cấu của luận văn 10
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SAI PHẠM TRỌNG
YẾU VÀ CÁC MÔ HÌNH NHẬN DIỆN SAI PHẠM TRỌNG YẾU
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG TỒN TẠI SAI PHẠM TRỌNG YẾU
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11
1.1.1. Khái niệm sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính 11
1.1.2. Các sai phạm trọng yếu thường gặp trên báo cáo tài chính 15
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ SAI PHẠM 18
1.2.1. Thuyết đại diện 18
1.2.2. Lý thuyết về phân loại xã hội của Edwin Hardin Sutherland (1883-
1950) 20
1.2.3. Tam giác gian lận của Donald R. Cressey (1919-1987) 21
1.2.4. Mô hình bàn cân gian lận của D.W. Steve Albrecht 22
1.2.5. Công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa
Kỳ (ACFE) 23
1.3. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH 24
1.3.1. Mô hình nhận diện sai phạm trọng yếu của Beneish 24
1.3.2. Mô hình nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính của Dr. Obeua
S. Persons 25
1.3.3. Mô hình nhận diện gian lận của nhóm tác giả Hawariah Dalnial,
Amrizah Kamaluddin, Zuraidah Mohd Sanusi, và Khairun Syafiza Khairuddin
27
1.3.4. Mô hình nhận diện gian lận của Trần Thị Giang Tân và cộng sự . 29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SAI PHẠM TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010-2013 32
2.1. TÌNH HÌNH CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU TRƯỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2010 – 2013 33
2.2. TỔNG KẾT MỘT SỐ CÁC SAI PHẠM CHỦ YẾU CÁC DOANH
NGHIỆP THƯỜNG VI PHẠM GIAI ĐOẠN 2010 – 2013 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 40
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG TỒN
TẠI SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM 41
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 41
3.1.1. Các giả thiết và mô hình đề xuất 41
3.1.2. Đo lường các biến của mô hình 54
3.1.3. Chọn mẫu 57
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.2.1. Thống kê mô tả các biến mô hình 58
3.2.2. Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình 60
3.2.3. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu 64
3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 73
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
4.1. KẾT LUẬN 74
4.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH 75
4.2.1. Đối với Bộ tài chính, tổ chức nghề nghiệp kế toán kiểm toán 75
4.2.2. Đối với kiểm toán viên 79
4.2.3. Đối với các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính khác 81
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
1.1.
Các loại gian lận phổ biến trên báo cáo tài chính
16
1.2.
Thống kê các loại gian lận theo ACFE
23
1.3.
Kết quả ước lượng mô hình nhận diện gian lận của Dr.
Obeua S. Persons
27
1.4.
Đo lường biến độc lập và biến kiểm soát trong nghiên
cứu của nhóm tác giả Hawariah Dalnial, Amrizah
Kamaluddin, Zuraidah Mohd Sanusi, và Khairun Syafiza
Khairuddin.
28
2.1.
Một số các doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2010
34
2.2.
Một số các doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2011
35
2.3.
Một số các doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2012
36
2.4.
Một số các doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2013
36
3.1.
Các biến độc lập trong nghiên cứu của Persons
42
3.2.
Đo lường các biến độc lập và biến kiểm soát trong
nghiên cứu nhóm tác giả Malaysia (tạm dịch)
42
3.3.
Bảng tổng hợp tóm tắt kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia
về các biến độc lập được chọn trong mô hình nghiên cứu
44
3.4.
Đo lường biến độc lập của mô hình đề xuất
45
3.5.
Bảng tham khảo tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu tổng
thể báo cáo tài chính trên thế giới
55
3.6.
Bảng tham khảo tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu tổng
thể báo cáo tài chính của VACPA
55
3.7.
Kết quả chọn mẫu
58
3.8.
Thống kê mô tả các biến trong mô hình
59
3.9.
Bảng mô tả sự tương quan giữa các biến trong mô hình
61
3.10.
Omnibus Tests of Model Coefficients
64
3.11.
Model Summary
64
3.12.
Classification Table
a
65
3.13.
Variables in the Equation
65
3.14.
Bảng tóm tắt các biến không ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc
68
3.15.
Bảng tóm tắt các biến có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
68
DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
1.1
Tam giác gian lận của Donald R. Cressey
21
2.1
Biểu đồ thể hiện tình hình điều chỉnh số liệu lợi nhuận
sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2013
33
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự sụp đổ của nhiều đại gia danh tiếng trên thế giới sau nhiều năm
bưng bít số liệu mặc dù được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập
hàng đầu thế giới như Enron, Worldcom… đã cảnh báo về tình trạng sai phạm
báo cáo tài chính ngày càng gia tăng và tinh vi. Những vụ phá sản này gây ra
hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với các cổ đông, mà còn ảnh hưởng đến
các chủ nợ, hệ thống ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp… từ đó ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, các đối tượng
gián tiếp gây ra những thiệt hại này là các công ty kiểm toán danh tiếng hàng
đầu cũng chịu những thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một
nghề nghiệp kiểm toán trên toàn thế giới.
Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng này. Mặc dù các sai phạm
không tinh vi, và tổn thất do các sai phạm gây ra chưa nghiêm trọng so với
thế giới, nhưng vẫn đang là một vấn đề đáng báo động hiện nay. Theo thống
kê của Vietstock, trong số 500 doanh nghiệp đã ra báo cáo tài chính cho năm
2013, chỉ xét riêng các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, có
đến 80% kết quả có chênh lệch trước và sau kiểm toán. Những chênh lệch này
cứ diễn ra hàng năm và không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Mặc dù các chênh
lệch này có thể xuất phát từ nhiều lý do khách quan và chủ quan, nhưng
không thể phủ nhận sự ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề này đối với phần lớn các
đối tượng quan tâm số liệu báo cáo tài chính. Trên một diễn đàn, nguyên Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đã thẳng thắn cảnh báo:
“Chất lượng thông tin của chúng ta hiện rất đáng báo động và là vấn đề lớn
của đất nước!”.
Việc nhận diện sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính không chỉ là vấn
đề kiểm toán viên quan tâm, mà còn là mối quan tâm chung của các đối tượng
sử dụng thông tin báo cáo tài chính khác, khi báo cáo tài chính trước kiểm
2
toán vẫn được công bố rộng rãi hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, trên
thế giới, từ lâu đã có nhiều phương pháp khác nhau được các tác giả xây dựng
để nhằm giúp các kiểm toán viên độc lập nhận diện được khả năng có tồn tại
sai phạm trên báo cáo tài chính, từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp
để phát hiện sai phạm. Nhiều nhà nghiên cứu trước đó đã nhận ra vai trò của
phân tích trong việc nhận diện và phát hiện ra các sai phạm trọng yếu trên báo
cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết. Điển hình
như việc sử dụng qui trình phân tích để nhận diện sai phạm, bằng phương
pháp mô phỏng như nghiên cứu của Loebbecke et al.(1987), Kinney (1987);
hay việc dùng các mô hình để xác định sai lệch dựa các chỉ số tài chính như
mô hình của Persons (1995), Beneish (1999), Kaminski et al. (2004). Tuy
nhiên, các mô hình này đều có chung một đặc điểm là xây dựng dựa trên thực
tiễn các nước có nền kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán phát triển, nền
kinh tế thị trường, và kế toán theo giá trị hợp lý. Trong khi nền kinh tế Việt
Nam là nền kinh tế đang phát triển, chưa phải là nền kinh tế thị trường, kế
toán hạch toán dựa trên cơ sở giá gốc, và còn nhiều điểm khác biệt so với thế
giới, dẫn đến việc áp dụng các mô hình nước ngoài vào nước ta có thể có
những điểm không phù hợp. Với lý do đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu
“Nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” với
mong muốn xây dựng được một mô hình phù hợp cho Việt Nam, giúp các
kiểm toán viên Việt Nam có cơ sở để nhận diện sự tồn tại của các sai phạm
trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết. Bên cạnh đó, việc xây
dựng thành công mô hình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính thông qua các chỉ số tài chính có ý nghĩa khá lớn đối với các
nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm, giúp họ có thêm công cụ hữu ích để
đánh giá độ tin cậy của các thông tin sử dụng cho việc ra quyết định tài chính,
giảm thiểu những thiệt hại không đáng có xảy ra.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được mô hình nhận diện khả năng tồn tại các sai phạm
trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam thông qua các tỷ số tài chính, phù hợp với điều kiện
của Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có thể nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài
chính thông qua các chỉ số tài chính hay không?
- Mô hình xây dựng được dự báo được bao nhiêu phần trăm các trường
hợp có và không có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên
báo cáo tài chính.
Trước khi đi vào nghiên cứu, có hai khái niệm cần được làm rõ, là khái
niệm về sai phạm và khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Thứ nhất, về khái niệm sai phạm: Theo khái niệm của Chuẩn mực kiểm
toán hiện hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, các sai sót trong báo cáo tài
chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Tuy nhiên, theo quan điểm
cá nhân, tác giả đồng tình với cách sử dụng thuật ngữ của Chuẩn mực Kiểm
toán Việt Nam trước đây, là sai phạm trên báo cáo tài chính xuất phát từ gian
lận và sai sót. Những thuật ngữ này theo tác giả phản ánh đúng bản chất của
vấn đề hơn. Do đó, trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng thuật ngữ sai
phạm, và tập trung vào sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính bao gồm
gian lận và sai sót trọng yếu.
Thứ hai, về khái niệm khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo
cáo tài chính: trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu về khả năng
tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính, chứ không nghiên cứu về
những sai phạm đã được khẳng định một cách chắc chắn là gian lận hay sai
4
sót trọng yếu thực sự. Và khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trong phạm vi
luận văn này được đo lường bằng chênh lệch của chỉ tiêu lợi nhuận trước
thuế trước và sau kiểm toán ở một giá trị nhất định ( ≥ 5%). Tình trạng chênh
lệch trước và sau kiểm toán của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là dấu hiệu cho
thấy có khả năng có tồn tại sai phạm trọng yếu, chứ không khẳng định sai
phạm đó là gian lận hay là sai sót trọng yếu, vì không có cơ sở để khẳng định
điều này.
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là nghiên cứu định lượng.
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thiết kế các biến độc lập: thu thập từ hai nguồn:
Thu thập dữ liệu sơ cấp: lập bảng câu hỏi để thu thập ý kiến của các
chuyên gia về các chỉ số tài chính giúp nhận diện khả năng tồn tại các sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính. Các chuyên gia là các kiểm toán viên
có kinh nghiệm, các nhà quản lý của doanh nghiệp, và các chuyên gia khác
trong lĩnh vực tài chính kế toán đang làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Mẫu
thu thập ý kiến gồm 30 phiếu khảo sát ý kiến. Việc thực hiện này nhằm giúp
cho mô hình xây dựng được phù hợp với Việt Nam hơn.
Thu thập dữ liệu thứ cấp: ngoài việc thu thập ý kiến của chuyên gia
như đã mô tả ở trên, tác giả còn thu thập thêm các tài liệu nghiên cứu trước
đây về các chỉ số tài chính được cho là có khả năng giúp nhận diện sai phạm
trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Tổng hợp từ hai nguồn dữ liệu, tác giả sẽ chọn ra được các biến độc lập
là các chỉ số tài chính dự kiến có khả năng giúp nhận diện sai phạm trọng yếu
trên báo cáo tài chính.
5
- Cách thức thu thập số liệu: số liệu về các chỉ số tài chính của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được lấy từ báo
cáo tài chính công bố trên các website chuyên về đầu tư chứng khoán như
s.cafef.vn, stox.vn, vietstock.vn…
Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử lý thông qua Excel và phần
mềm SPSS, sử dụng mô hình hồi qui Binary Logistic.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học trong việc phân tích về mặt lý
luận các nghiên cứu trước đây về việc nhận diện sai phạm trọng yếu trên báo
cáo tài chính. Phát huy thêm các vấn đề mà đề tài nghiên cứu trong nước chưa
thực hiện, kết hợp kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu từ nước ngoài, từ đó
phát triển nên một mô hình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo
cáo tài chính phù hợp với đặc điểm Việt Nam, dựa trên việc phân tích dữ liệu
báo cáo tài chính.
Việc xây dựng thành công mô hình này mang một ý nghĩa thực tiễn rất
lớn, không chỉ được sử dụng bởi các kiểm toán viên, mà còn phục vụ cho các
đối tượng sử dụng báo cáo tài chính để ra quyết định dựa trên các dữ liệu tài
chính đã được công khai. Việc nhận định khả năng có hay không các sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính sẽ phần nào giúp người sử dụng thông
tin cân nhắc kỹ hơn về quyết định tài chính của mình.
7. Tổng quan tài liệu
Tại Việt Nam, tác giả thu thập được hai nghiên cứu về việc xây dựng
mô hình nhận diện gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Tác giả Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014), “Đánh giá rủi ro gian
lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam”, Nghiên cứu
khoa học [6]
Nhóm tác giả này dựa trên nghiên cứu về tam giác gian lận được đề
6
xuất bởi Cressey (1953) và một số nghiên cứu trước để nghiên cứu về mối
quan hệ giữa các yếu tố của tam giác gian lận và khả năng xảy ra gian lận trên
báo cáo tài chính. Nghiên cứu của tác giả Cressey (1953) cho thấy, hành vi
gian lận thường xuất hiện khi có sự hiện diện của ba yếu tố (tam giác gian
lận) là động cơ/áp lực, cơ hội và thái độ/cá tính. Kết hợp với hướng dẫn của
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 hiện hành – Trách nhiệm của kiểm
toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
[2], nhóm tác giả tiến hành xây dựng các biến đại diện cho các yếu tố của tam
giác gian lận, từ đó chạy mô hình hồi quy logit với mẫu nghiên cứu là 78 công
ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy khả năng xảy ra gian lận có mối quan
hệ có ý nghĩa thống kê với 3 yếu tố về Động cơ/Áp lực, với 1 yếu tố về cơ hội
và với 2 yếu tố về thái độ.
Đây là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về mối quan hệ giữa các yếu
tố của tam giác gian lận với gian lận trên báo cáo tài chính, phù hợp với yêu
cầu của chuẩn mực VSA 240 hiện hành [2] và đồng nhất với chuẩn mực kiểm
toán số 240 của quốc tế (ISA 240) cũng như chuẩn mực kiểm toán số 99 của
Mỹ (SAS 99) [6] yêu cầu kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro có sai phạm
trọng yếu trên báo cáo tài chính dựa trên các yếu tố Động cơ/Áp lực, cơ hội
và thái độ. Một ưu điểm nữa của nghiên cứu này là mô hình xây dựng được
có khả năng dự báo đúng 83,33% các công ty thuộc mẫu nghiên cứu, và dự
báo đúng 80% cho 20 công ty ngoài mẫu nghiên cứu. Kết quả này cho thấy
khả năng dự báo khá tốt của mô hình.
Tuy nhiên, mô hình này được xây dựng chỉ nhằm mục đích giúp cho
kiểm toán viên và các công ty kiểm toán dự báo gian lận xảy ra trên báo cáo
tài chính, chứ chưa quan tâm đến các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
khác như các cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ… Theo đó, cần có một mô hình phù
hợp để các đối tượng này có thể tự đánh giá một cách tương đối về độ tin cậy
7
của số liệu trình bày trên báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, từ đó đưa ra
quyết định tài chính phù hợp. Bên cạnh đó, dữ liệu của nghiên cứu này chỉ
trong năm 2012 với các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh. Do đó, mẫu nghiên cứu còn nhỏ và kết quả nghiên cứu có
thể chưa bao quát và chưa đại diện được. Như vậy, cần mở rộng nghiên cứu
trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và nên xem xét trong một giai đoạn để cho kết
quả tốt hơn.
Tác giả Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014), “Vận dụng mô hình Beneish
nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế [7].
Tác giả này đã nghiên cứu về việc vận dụng mô hình nhận diện khả
năng gian lận báo cáo tài chính của Beneish áp dụng dự báo đối với các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong nghiên cứu của
mình, tác giả này đã áp dụng mô hình Beneish với 30 công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam bị phát hiện có sai phạm trọng yếu trên báo
cáo tài chính năm 2012. Và kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình đã phát
hiện được 53,33% (16/30 công ty) trong số các công ty bị phát hiện gian lận
báo cáo tài chính.
Ưu điểm của nghiên cứu này là kết quả nghiên cứu cho thấy, các đối
tượng quan tâm có thể sử dụng mô hình của Beneish để nhận diện khả năng
có gian lận báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ phát hiện là 53,33%. Tuy nhiên, tác
giả này chỉ mới dừng lại ở việc áp dụng mô hình một cách chưa có chọn lọc
khi áp dụng mô hình này vào Việt Nam. Cụ thể, khi xây dựng mô hình trên,
Beneish đã dựa vào đặc điểm của các nước có nền kinh tế phát triển và thị
trường chứng khoán đã phát triển khá lâu đời để lập luận đưa các biến vào
xây dựng mô hình. Tác giả Nguyễn Trần Nguyên Trân trong nghiên cứu của
mình chưa đánh giá sự phù hợp của việc sử dụng mô hình Beneish đối với
8
điều kiện của Việt Nam, do đó, khi áp dụng vào Việt Nam, có thể có nhiều
yếu tố chưa phù hợp để sử dụng.
Điểm nổi bật của luận văn so với hai nghiên cứu trên
- Thứ nhất, tác giả có xem xét đến yếu tố sự phù hợp của mô hình xây
dựng được đối với đặc thù Việt Nam.
Việc xây dựng được một mô hình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm
trọng yếu trên báo cáo tài chính có phù hợp với Việt Nam hay không trước
hết thể hiện ở việc lựa chọn các biến độc lập. Các biến độc lập trong nghiên
cứu này là các chỉ số tài chính được đánh giá là có khả năng giúp nhận diện
sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Nghiên cứu của hai tác giả trên cũng có sử dụng các chỉ số tài chính để
giúp nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc lựa chọn ra các
chỉ số tài chính đều mang tính chất kế thừa các nghiên cứu của thế giới trước
đây. Theo tác giả, thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế của Việt Nam
có một số các đặc điểm không giống với thế giới, thể hiện rõ nét nhất ở sự
non trẻ của nền kinh tế đang phát triển, qui mô thị trường, hay sự mâu thuẫn,
chồng chéo trong các qui định, các chính sách Do đó, khi kế thừa kết quả
nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài
chính, nên xem xét đến sự phù hợp của các yếu tố đó ở thị trường Việt Nam.
Khắc phục vấn đề này, trong nghiên cứu của mình, để lựa chọn ra các
tỷ số tài chính được cho là có khả năng nhận diện được sự tồn tại của các sai
phạm trên báo cáo tài chính, tác giả thu thập từ hai nguồn:
+ Kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan: trong nghiên cứu của
mình, tác giả kế thừa hai nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, gồm nghiên
cứu của tác giả Dr. Obeua S. Persons (Mỹ) và nghiên cứu của nhóm tác giả
Hawariah Dalnial, Amrizah Kamaluddin, Zuraidah Mohd Sanusi, và Khairun
Syafiza Khairuddin (Malaysia). Các nghiên cứu này dựa trên một số nền tảng
lý thuyết và các nghiên cứu được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Do đó, tác
9
giả nhận thấy việc kế thừa hai nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp. Tuy
nhiên, vì đặc thù của nền kinh tế Mỹ và Malaysia có nhiều điểm khác so với
Việt Nam, nên khi áp dụng các mô hình được xây dựng cho các nước này vào
Việt Nam có thể chưa phù hợp. Do đó, trong việc lựa chọn các biến độc lập là
các chỉ số tài chính, tác giả còn phải thu thập thêm từ nguồn thứ hai.
+ Thực hiện thu thập ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực kiểm
toán, kinh doanh, ngân hàng… trên lãnh thổ Việt Nam: Theo tác giả, các
chuyên gia này khi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam sẽ nắm rõ hơn các đặc
thù của thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Ngoài ra, khi hoạt động lâu năm trong các lĩnh vực này, các
chuyên gia sẽ nắm được các qui định hiện hành liên quan đến kế toán, kiểm
toán, thuế và một số các qui định có liên quan đến việc lập và trình bày báo
cáo tài chính còn lỏng lẻo, mâu thuẫn ở chỗ nào, các doanh nghiệp thường sai
phạm ở khoản mục nào trên báo cáo tài chính… Việc lập bảng câu hỏi có
lồng ghép vào các tỷ số được sử dụng trong hai nghiên cứu trên.
Từ hai nguồn trên, tác giả tổng hợp lại và lựa chọn các tỷ số tài chính
có thể sử dụng để nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo
tài chính.
- Thứ hai, mô hình xây dựng được không chỉ phục vụ cho công tác kiểm
toán của kiểm toán viên, mà còn phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin
báo cáo tài chính khác.
Các đối tượng khác như các cổ đông, các nhà đầu tư, ngân hàng… sử
dụng thông tin báo cáo tài chính để ra các quyết định đầu tư, cho vay Theo
đó, sự tin cậy của các thông tin báo cáo tài chính là điều mà các đối tượng này
hết sức quan tâm. Trên thực tế, các đối tượng này có thể sử dụng báo cáo tài
chính sau kiểm toán để phân tích, ra quyết định. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, doanh nghiệp chưa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán, chỉ
mới công bố báo cáo tài chính trước kiểm toán. Khi đó, các đối tượng này cần
có một cơ sở nào đó để đánh giá độ tin cậy của số liệu chưa được kiểm toán.
10
Hai nghiên cứu trên của hai tác giả Trần Thị Giang Tân và Nguyễn
Trần Nguyên Trân xây dựng mô hình với mục tiêu phục vụ cho công tác kiểm
toán của kiểm toán viên, theo đó, các biến độc lập của hai mô hình này đưa ra
có một số biến chỉ có kiểm toán viên mới có thể tiếp cận và đánh giá được.
Các đối tượng khác muốn sử dụng được mô hình khá khó khăn và mất nhiều
thời gian hơn.
Theo đó, trong nghiên cứu của mình, tác giả chỉ sử dụng các yếu tố là
các chỉ số tài chính được tính toán từ dữ liệu báo cáo tài chính được công bố
rộng rãi, tất cả các đối tượng có thể tiếp cận và đánh giá được liệu báo cáo tài
chính có khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong đó hay không, từ đó
phục vụ cho công tác kiểm toán cũng như việc phân tích ra quyết định tài
chính của một số đối tượng khác.
Ngoài ra, dữ liệu mẫu của nghiên cứu được xem xét trong một giai
đoạn, từ 2010-2013 với các doanh nghiệp niêm yết trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Điều này sẽ giúp mô hình xây dựng được mang tính bao quát và mang
tính ứng dụng cao hơn.
Như vậy, trên cơ sở kế thừa và bổ sung các nghiên cứu trước đây, đề tài
tập trung xây dựng mô hình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu
trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết phù hợp với điều kiện
Việt Nam, phục vụ cho công tác kiểm toán và việc phân tích ra quyết định tài
chính của các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính khác.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm các nội dung chính sau:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về sai phạm trọng yếu và các mô
hình nhận diện sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.
- Chương 2: Thực trạng vấn đề sai phạm trên báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp niêm yết Việt Nam giai đoạn 2010-2013
- Chương 3: Xây dựng mô hình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm
trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam .
- Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
11
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SAI PHẠM TRỌNG YẾU
VÀ CÁC MÔ HÌNH NHẬN DIỆN SAI PHẠM TRỌNG YẾU
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG TỒN TẠI SAI PHẠM TRỌNG
YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính
Hiện nay, các thuật ngữ được sử dụng không đồng nhất với nhau giữa
các văn bản, các tổ chức. Do đó, trước khi đi vào nghiên cứu, tác giả sẽ làm rõ
hai khái niệm, là khái niệm về sai phạm và khái niệm khả năng tồn tại sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Sai phạm
Theo khái niệm của Chuẩn mực kiểm toán hiện hành có hiệu lực từ ngày
1/1/2014 [2], các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận
hoặc nhầm lẫn. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, tác giả đồng tình với cách
sử dụng thuật ngữ của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam [1] trước đây, là sai
phạm trên báo cáo tài chính xuất phát từ gian lận và sai sót. Những thuật ngữ
này theo tác giả phản ánh đúng bản chất của sai phạm hơn. Do đó, trong nghiên
cứu của mình, tác giả sử dụng thuật ngữ sai phạm, và tập trung vào sai phạm
trọng yếu trên báo cáo tài chính bao gồm gian lận và sai sót trọng yếu.
Sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính
Sai sót được định nghĩa là “những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến
báo cáo tài chính, như:
- Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai;
- Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh;
12
- Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế
toán, chính sách tài chính nhưng không cố ý” [1].
Theo đó, sai sót trọng yếu là những sai sót không cố ý ảnh hưởng đến
thông tin trên báo cáo tài chính, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của người sử
dụng báo cáo tài chính. Tác giả đồng tình với khái niệm này.
Gian lận trên báo cáo tài chính
Để hiểu rõ về khái niệm gian lận trên báo cáo tài chính, trước tiên cần
phải hiểu khái niệm về gian lận.
- Gian lận
Theo từ điển Tiếng Việt, gian lận được hiểu là hành vi thiếu trung thực,
dối trá, mánh khóe nhằm lừa gạt người khác. Theo nghĩa rộng, gian lận là việc
xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lường gạt, dối
trá để thu được một lợi ích nào đó. Ba biểu hiện thường thấy của gian lận là:
chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240 hiện hành – Trách
nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình Kiểm toán
báo cáo tài chính, đồng nhất với chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 240 - The
Auditor’s responsibilities relating to Fraud in Audit of Financial statement,
định nghĩa gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản
trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi
gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp [2].
Trong việc phân loại gian lận có sự khác nhau của một số tổ chức. Theo
chuẩn mực kiểm toán hiện hành được ban hành bởi Bộ tài chính đồng nhất
với chuẩn mực kiểm toán quốc tế, gian lận là các sai phạm do cố ý, xuất phát
từ việc lập báo cáo tài chính gian lận và sai phạm do biển thủ tài sản. Còn
theo sự phân loại của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE –
Association of Certified Fraud Examiners), gian lận bao gồm biển thủ tài sản,
tham ô và gian lận trên báo cáo tài chính [12].
13
- Biển thủ tài sản: là hành vi nhân viên lấy cắp tiền của một tổ chức
thông qua các hình thức điển hình như biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho,
gian lận về tiền lương…
- Tham ô: là hành động của người quản lý lợi dụng trách nhiệm và
quyền hạn của họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các
nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba.
- Gian lận trên báo cáo tài chính: là các hành vi cố ý điều chỉnh số liệu,
phản ánh thông tin không trung thực về tình hình tài chính thông qua báo cáo
tài chính một cách có chủ ý, nhằm lường gạt người sử dụng thông tin.
Trong đó, gian lận báo cáo tài chính thường chiếm tỷ lệ thấp nhất trong
ba loại gian lận, nhưng thiệt hại do loại gian lận này gây ra lại nhiều nhất theo
thống kê của ACFE.
Báo cáo của National Commission on Fraudulent Financial Reporting
năm 1987 định nghĩa về gian lận báo cáo tài chính: “fraudulent financial
reporting as intentional or reckless conduct, whether act or omission, that
results in materially misleading financial statements”[10], tạm dịch: “gian
lận báo cáo tài chính là hành vi cố ý hoặc thiếu thận trọng, dù là cố ý hay bỏ
sót, làm sai lệch trọng yếu báo cáo tài chính”.
Như vậy, nhìn chung, khái niệm gian lận ở mọi nơi trên thế giới đều
tương đồng nhau, đều là hành vi cố ý là gây hại cho một số đối tượng khác.
Vì bản chất gian lận là hành vi có chủ đích và ảnh hưởng không nhỏ đến các
cá nhân, tổ chức khác, nên việc nhận diện và phát hiện ra được sự tồn tại của
gian lận là một vấn đề đang rất được quan tâm trên thế giới và ở Việt Nam
hiện nay.
Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính
Khả năng xảy ra một sự việc, hiện tượng là một khái niệm trừu tượng,
dùng để mô tả một sự việc, hiện tượng có thể xảy ra nhưng chưa khẳng định
chắc chắn là sẽ xảy ra.
14
Nghiên cứu về khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài
chính tức là nghiên cứu xem báo cáo tài chính có thể chứa đựng các sai phạm
trọng yếu hay là không. Hay nói một cách khác, tác giả nghiên cứu về xác
suất chứa đựng các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của một doanh
nghiệp là cao hay thấp, và phụ thuộc vào các yếu tố nào. Nghiên cứu này sẽ
giúp cảnh báo người sử dụng thông tin báo cáo tài chính về độ tin cậy của
thông tin sử dụng. Nếu khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài
chính là thấp, tức thông tin đó đáng tin cậy hơn, và ngược lại, nếu khả năng
tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính là cao, người sử dụng cần
thận trọng trong việc sử dụng thông tin để ra các quyết định tài chính.
Theo nhiều nghiên cứu trước đây, có nhiều yếu tố giúp nhận diện khả
năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính bao gồm cả yếu tố định
lượng và yếu tố định tính. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử
dụng các tỷ số tài chính để nhận diện xem báo cáo tài chính có khả năng chứa
đựng các sai phạm trọng yếu hay không. Lí do tác giả sử dụng các tỷ số tài
chính để nhận diện khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài
chính vì mục tiêu của tác giả muốn hướng đến người sử dụng báo cáo tài
chính là kiểm toán viên và cả các cổ đông, nhà đầu tư, các chủ nợ… Thông
tin về tỷ số tài chính có thể thu thập được từ báo cáo tài chính công khai trên
các trang thông tin điện tử, và tất cả các đối tượng có thể tiếp cận được. Với
các nghiên cứu khác, điển hình như nghiên cứu của tác giả Trần Thị Giang
Tân và cộng sự (2014), mô hình được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của
chuẩn mực kiểm toán hiện hành, tuy nhiên chủ yếu chỉ phục vụ cho quá trình
đánh giá rủi ro của kiểm toán viên, các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
khác khó có thể sử dụng mô hình vì thiếu thông tin về các biến độc lập định
tính cũng như sự phức tạp trong tính toán.
Mặt khác, đối tượng của nghiên cứu này là tác giả nghiên cứu về khả
năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính, không khẳng định
15
sai phạm đó là gian lận hay sai sót trọng yếu, cũng không khẳng định gian lận
bắt nguồn từ hành động tham ô, biển thủ hay là báo cáo tài chính gian lận, vì
không có cơ sở để khẳng định điều này. Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu
trên báo cáo tài chính trong nghiên cứu này thể hiện ở kết quả chỉ tiêu lợi
nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán chênh lệch nhau một giá trị nhất
định. Lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán được xem là lợi nhuận tương đối
trung thực và hợp lý vì được kiểm toán viên chấp nhận, dựa trên các tiêu
chuẩn, các qui định hiện hành. Do đó, các chênh lệch ở chỉ tiêu lợi nhuận
trước thuế trước và sau kiểm toán cho thấy, số liệu báo cáo tài chính trước
kiểm toán có khả năng chứa đựng các sai phạm trọng yếu.
Sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có thể là sai phạm về mặt giá
trị (xét về tiêu chuẩn định lượng) hoặc sai phạm về mặt bản chất của vấn đề
(xét về tiêu chuẩn định tính).
- Về mặt định lượng, trọng yếu là khi sai lệch trên báo cáo tài chính
cao hơn một số tiền nhất định và có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quyết định của
người sử dụng báo cáo tài chính.
- Về mặt định tính, khái niệm trọng yếu gắn liền với tính hệ trọng của
các nghiệp vụ, khoản mục. Thông thường, các khoản mục, nghiệp vụ có gian
lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận thì thường được coi là trọng yếu.
Việc nhận diện các sai lệch về mặt định tính khá khó và không rõ ràng.
Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này, sai phạm trọng yếu được tác giả xem
xét là sai phạm về mặt định lượng. Cụ thể, các báo cáo tài chính có chênh lệch
số liệu ở chỉ tiêu lợi nhuận trước và sau kiểm toán lớn hơn hoặc bằng 5%
được cho là báo cáo tài chính khả năng có tồn tại sai phạm trọng yếu.
1.1.2. Các sai phạm trọng yếu thường gặp trên báo cáo tài chính
Đối với các sai sót trọng yếu, vì là hành vi vô ý nên việc nghiên cứu về
các sai sót trọng yếu không phổ biến so với hành vi gian lận.
Theo tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Trần Thị Giang Tân (2007)
16
[5], một đóng góp rất lớn của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ
(ACFE – Association of Certified Fraud Examiners) là đã thống kê được các
loại gian lận phổ biến trên báo cáo tài chính. Qua khảo sát 120 trường hợp về
báo cáo tài chính gian lận, ACFE đã thống kê các loại gian lận phổ biến trên
báo cáo tài chính được phát hiện như sau:
Bảng 1.1. Các loại gian lận phổ biến trên báo cáo tài chính
Loại gian lận
Trường hợp báo cáo
% (trường hợp)
Che giấu công nợ và chi phí
54
45%
Ghi nhận doanh thu không có thật
52
43.3%
Định giá sai tài sản
45
37.5%
Ghi nhận sai niên độ
34
28,3%
Công bố thông tin quan trọng
56
48%
(Nguồn: Trích từ tổng hợp của tác giả Trần Thị Giang Tân [5] )
a. Che giấu công nợ và chi phí
Thủ thuật này thường được sử dụng đối với các doanh nghiệp muốn
khai khống lợi nhuận nhằm làm “đẹp” báo cáo tài chính, thu hút đầu tư hoặc
vì nhiều mục đích khác. Đây là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến
trên báo cáo tài chính. ACFE đã thống kê được ba phương pháp chính thường
dùng để thực hiện che giấu công nợ và chi phí:
- Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các
khoản dự phòng: đối với các khoản dự phòng phải trả, theo qui định hiện
hành, đơn vị phải thực hiện trích lập dự phòng phải trả khi đáp ứng đủ các
điều kiện. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp thường bỏ qua việc lập dự
phòng này. Khi đó, đơn vị đã che giấu đi một khoản chi phí, và lợi nhuận
trước thuế sẽ tăng một khoản tương ứng với số chi phí dự phòng đã giấu đi.
- Vốn hoá chi phí: đây cũng là một thủ tục các đơn vị thường thực hiện
để che giấu chi phí. Cụ thể, đơn vị thường cố tình vốn hóa các chi phí không