Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật thuốc hỗn dịch mebendazole

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI
*Ịc iỊc rỊc íỊc ĩjc
< s
NGUYỄN PHƯƠNG HỔNG
XÂY DỤNG TIÊU CHUẨN k ỹ th u ậ t
THUỐC HỖN DỊCH MEBENDAZOLE
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC s ĩ KHOÁ 1998 - 2003)
Người hướng dẫn: DS-Ths Nguyễn Tường Vy.
Nơi thực hiện: Bộ môn Hóa Dược
Thời gian thực hiện: Từ 312003 - 5/2003.
Hà Nội tháng 5 năm 2003
Lời cảm ơn !
Trong thời gian thực hiện đề tài tại Bộ môn Hoá dược em đã nhận được sự
giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thày cô và cán bộ của bộ môn để hoàn thành
khoá luận.
Để dạt được kết quả này, trước tiên em xỉn bày tỏ lồng cảm ơn sâu sắc tới
cô giáo - Thạc sĩ Nguyên Tường Vy đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề
tài.
Em xin bày tỏ ỉòng cảm ơn các thầy cô và các cán bộ trong bộ môn đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt khoá luận. Xin cảm ơn
Trung tâm thư viện trường đại học dược Hà Nội, Phòng mỹ phẩm - Vỉệìt kiểm
nghiệm đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đê tài.
Hà Nội, tháng 5 năm 2003.
Sinh viên
Nguyễn Phương Hồng.
I
Mục lục
Đặt vấn đ ề 1
Phần 1: Tổng quan 2
1.1. Đặc điểm của bệnh giun
2


1.2. Mebendazole 3
1.2.1. Công thức và danh pháp 3
1.2.2. Tính chất 3
1.2.3. Công dụng 4
1.2.4. Các phương pháp định lượng Mebendazole

5
1.3. Tổng quan về hỗn dịch Mebendazole 8
1.3.1. Sơ lược về hỗn dịch và các thành phần của hỗn dịch

9
1.3.2. Hổn dịch Mebendazole
10
1.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hỗn dịch Mebendazole 11
1.4.1. Tính chất 11
1.4.2. Độ đồng đều khối lượng 11
1.4.3. pH 11
1.4.4. Định tính 11
1.4.5. Định lượng 11
Phần 2: Thực nghiệm và kết quả 13
A. Thực nghiệm 13
2.1. Tính chất: 13
2.1.1. Thể chất 13
2.1.2. Khả năng phân tán 13
2.2. Độ đồng đều khối lượng 14
2.2.1. Phương pháp thử.
14
2.2.2. Kết quả 15
2.3. pH 15
2.3.1. Ảnh hưởng của các thành phần đến pH 15

2.3.2. Phương pháp thửpH 16
2.4. Định tính 17
2.4.1. Phổ hấp thụ u v 17
2.4.2. Sắc ký lớp mỏng 17
2.5. Định lượng 20
2.5.1. Nguyên liệu và phương pháp 20
2.5.2. Kết quả thực nghiệm 20
B. Tiêu chuẩn kỹ thuật cho hỗn dịch Mebendazole

32
Phần 3: Kết luận và đề xuất 38
ĐẶT VẤN ĐỂ
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, nơi có các điều kiện khí hậu nóng ẩm
là môi trường phù hợp cho sự phát triển và lây truyền của bệnh giun. Đặc biệt ở
nước ta kinh tế còn chậm phát triển nên những điều kiện về vệ sinh môi trường còn
thấp kém, trình độ dân trí còn thấp và tập quán sinh hoạt còn nhiều bất cập của
người dân chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lan truyền dai dẳng của
bệnh[l]. Các bệnh giun có tỷ lệ mắc nhiều nhất ở nước ta là các loại giun đũa
(80%), kim, giun móc (40-50% ở miền Bắc), giun tốc (52% ở miền Bắc)[8] [14]; đây
là các loại giun lây truyền qua con đường tiêu hoá. Đó là lý do khiến cho đối tượng
có tỷ lệ mắc giun cao nhất là trẻ nhỏ. [8,14]
Chính vì vậy bên cạnh việc từng bước cải thiện những điều kiện về kỉnh tế xã
hội và môi trường thì việc sử dụng thuốc để điều trị và phòng bệnh được coi là biện
pháp cơ bản và thường xuyên. Cùng với hoạt chất đã được bào chế dưới các dạng
thuốc để điều trị giun khác thì mebendazole là một hoạt chất đang được sử dụng
rộng rãi ở nước ta vì hiệu quả điều trị cao, phổ tác dụng rộng và có giá thành rẻ
[14]. Đã có nhiều biệt dược với các dạng bào chế khác nhau có thành phần
mebendazole đang lưu hành tại Việt Nam như: [9,18]
- Dạng viên nén: Benda 500 (Thái Lan), Mebendazole (Mekopharma),
Mebendazole Eftiphar (XNDP 3/2)

- Dạng viên nhai: (Fugacar), dạng kẹo (viên quả núi Mebendazole).
- Dạng hỗn dịch: Fugacar
Trong các dạng thuốc trên thì hỗn dịch là một dạng thuốc rất phù hợp với lứa
tuổi trẻ nhỏ và dễ áp dụng sẩn xuất ở nước ta do có kỹ thuật bào chế đơn giản và
giá thành rẻ. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam các biệt dược chứa mebendazole được
bào chế dưới dạng này chưa phổ biến.
Mục tiêu của khoá luận này là xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho hỗn dịch
Mebendazole vì trong dược điển Việt Nam chưa có quy định kiểm tra chất lượng cho
dạng thuốc này [2,3,4].
1
Phần 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc đỉểm của bệnh gỉun:
Bệnh giun là bệnh gây ra do giun xâm nhập vào cơ thể và sống ký sinh tại
các cơ quan của cơ thể. Bệnh có tính chất thầm lặng thường không có các biểu
hiện cấp tính. Nhưng khi bị mắc số lượng lớn giun mà không được điều trị thì
bệnh sẽ gây ra một số tổn hại về nội khoa và ngoại khoa ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khoẻ của người bệnh như làm cho cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng thậm chí
có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, đặc biệt là với trẻ em\ Giun có thể cuộn xoắn lại
với nhau thành từng búi gây biến chứng tắc ruột. Giun cũng có thể di chuyển lên
gan gây tắc ống mật, viêm ống mật, áp xe gan hoặc chui vào ruột thừa gây viêm
ruột thừa cấp. Một số loài giun như giun mốc hút máu ở ruột gây ra các tổn
thương ở thành ruột và tình trạng thiếu máu trầm trọng, đồng thời những vết
thương này là điều kiện thuận lợi gây ra bội nhiễm ở ruột. [1,8]
Hiện nay có nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị các bệnh giun này như:
pyrantel, dẫn xuất benzimidazole, piperazin, thiabendazole, levamisol trong
đó nổi bật là các thuốc: pyrantel, các dẫn xuất của benzimidazole ịmebendazole,
albendazole) với các ưu điểm phổ tác dụng rộng nên có thể cùng lúc điều trị
nhiều loại giun phối hợp, hiệu quả điều trị cao, đồng thời tác dụng phụ của các
thuốc này ít và nhẹ nên không ảnh hưởng đến sinh hoạt của ngưòi bệnh khi dùng

thuốc. Và chính vì vậy đây là các thuốc ưu tiên lựa chọn để điều trị giun. [1,7]
2
1.2. Mebendazole.
Biệt dược: Vermox, Wormin, Vermoran.
1.2.1. Công thức và danh pháp: [12,21]
NH-COOCH3
°
C,»H„N,0
161 1 131> 3W 3
ptl: 295,30
Tên khoa học: Methyl- 5 - benzoyl - 2 - benzimidazole carbamat.
1.2.2. Tính chất: [12,21]
1.2.2.1. Lý tính:
Bột vô định hình màu trắng hơi vàng, nhẹ. Nhiệt độ nóng chảy khoảng
290°c. Mebendazole base không tan trong nước, ethanol, cloroform, ether. Dạng
muối với một số acid tan được trong các dung môi nước, alcol.
1.2.2.2. Hóa tính:
Mebendazole có một số nhóm chức dễ cho các phản ứng hoá học: tính chất
của nguyên tử nitơ, hóa tính của nhóm carbamat, hoá tính của nhân thơm và của
nhóm benzoyl.
* Tính base:
Là tính chất của nitơ. Tuy phân tử Mebendazole có 3 nitơ nhưng chỉ
có nitơ ở vị trí 3 có tính base khá mạnh. Vì vậy khi tác dụng vói acid thì
chỉ có nitơ ở vị trí 3 tham gia tạo muối. Mebendazole tạo muối tan vối acid
HC1, H2S04, acid formic, tạo muối kết tủa với acid silicovolframic.
* Tính chất của nhóm methvỉcarbamat:
3
la
Trong môi trường kiềm nhóm này dễ bị thuỷ phân tạo natri carbonat.
Phát hiện phản ứng này bằng cách acid hóa dung dịch thấy khí C02 được

giải phóng làm đục nước vôi trong.
i - NH -CO OC Hg QH ’ > ! - N H 2 + Ní^C Oa + C H 3O H
* Tính chất của nhóm benzoyl:
Nhóm benzoyl gắn vào nhân thơm dễ bị thuỷ phân trong môi trường
kiềm giải phóng acid benzoic. Phát hiện acid benzoic bằng thuốc thử
FeCl3 (tạo benzoat sắt màu hồng nhạt):
( \
* Tính chất của nhân thơm: Mebendazole hấp thụ mạnh bức xạ tử
ngoại.
- Dung dịch muối của mebendazole với acid formic trong isopropanol
có cực đại hấp thụ tại bước sóng 312nm với E(l%, lcm) = 495 [20]
- Dung dịch muối của mebendazole vói acid HC1 trong methanol có
cực đại hấp thụ tại bước sóng 234nm. [4]
1.2.3. Công dụng: [1] [7] [21]
Mebendazole có hiệu quả điều trị cao trên các dạng trưởng thành và ấu
trùng của giun đũa, giun tóc, giun módmỏ, giun kim. Thuốc cũng có tác dụng
tiêu diệt trứng của giun đũa và giun tốc nên có thể phòng bệnh. [1,7]
Khi dùng liều cao mebendazole có tác dụng chữa bệnh nang sán ấu trùng ở
người[l]
* Cơ chế tác duns: Khi uống thuốc rất ít hấp thu qua đường tiêu hóa mà tập
trung chủ yếu ở lòng ruột và gây tác dụng tại đây. Mebendazole có khả năng gắn
4
kết vào màng bào tương bao bọc các vi quản của giun và ức chế hoạt động của
enzym polymerase của chúng, kết quả là các ống vi quản bị tổn thương nên khả
năng hấp thu glucose của giun thông qua các ống này bị giảm do đó dần dần làm
cạn kiệt glycogen và ATP (nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động sinh sống
và tái tạo của giun). ATP cạn kiệt sẽ làm liệt các cơ của giun, giun sẽ bất động và
chết. [1,7,21]
Liều dùne: Người lớn cũng như trẻ em uống một liều duy nhất 500 mg để
trị các loại giun đũa, tóc, móc/ mỏ.

Riêng với giun kim lặp lại điều trị sau 2-4 tuần [1,7,9,19]
1.2.4. Các phương pháp định lượng Mebendazole:
1.2.4.1. Phương pháp đo acid trong môi trường khan:[4,12,20,21]
4» Nsuvên tắc: Phương pháp này dựa vào tính base của mebendazole. Tính
base sẽ tăng lên trong môi trường acid acetic khan:
R = N H + C H3C O O H

> R = N H 2+ + C H 3C O O
HC104 + CH3COOH

> C104- + CH3COOH2+
R = N H + H C 1 04

> R =N H 2++ C 10 4-
Do đó có thể chuẩn độ bằng acid percloric 0,1M; điểm tương đương
được xác định bằng đo điện thế với cặp điện cực Thuỷ tinh-Ag/AgCl.
* Cân 0,25g Mebendazole hòa tan trong 3ml acid formic khan và 40ml
acid acetic khan. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1M. Xác định
điểm tương đương bằng đo điện thế.
1.2.4.2. Phương pháp đo phổ hấp thụ tử ngoại:
5
Dung dịch mebendazole trong hỗn hợp acid formic/ isopropanol có cực đại
hấp thụ tại bước sóng 312 nm với Eị = 495 [19], trong acid HC1/ methanol 0,5M
có cực đại hấp thụ tại bước sóng 234nm [4].
♦ Đại cương về phương pháp đo phổ hấp thụ UV: [10,13,17]
4» N2uvên tắc:
Khi chiếu một chùm tia sáng đơn sắc có bước sóng X có cường độ I0 qua
một dung dịch chất hấp thụ có nồng độ c, bề dày lớp dung dịch là 1 thì một
phần ánh sáng bị hấp thụ, một phần bị phản xạ và phần còn lại (I) đi qua dung
dịch, sự liên quan giữa các đại lượng được biểu thị bằng phương trình:

log I(JI = log HT = E = k.c.l
Trong đó: k: hệ số hấp thụ.
1: độ dày cốc đo.
C: nồng độ chất hòa tan trong dung dịch.
T= I/I0 = độ truyền qua.
E: độ hấp thụ.
Mỗi chất (với tính chất hấp thụ ánh sáng) có độ hấp thụ cực đại tại một,
một vài bước sóng nhất định, gọi là Ẳmax. Hệ số k là hằng số đối vói một chất, do
đó độ hấp thụ phụ thuộc bậc nhất vào nồng độ của chất hoà tan.
* Đinh luât Lamber-Beer: Nồng độ của các chất hòa tan phụ thuộc bậc nhất
theo độ hấp thụ. c= E/kl.
Để tính hệ số hấp thụ k, ta đo độ hấp thụ của các dung dịch có nồng độ đã
biết rồi tính theo công thức: k= E/Cl.
Ạ Trons đó:
6
• Nếu nồng độ đó được tính bằng moỉ/l và chiều dày lớp dung dịch đo
bằng cm, thì hệ số đó được gọi là hệ số hấp thụ phân tử gam và được ký
hiệu là £.
• Nếu nồng độ được biểu thị bằng sô'gam trong lOOmỉ (nồng độ %) và bề
dày lớp dung dịch đo bằng cm thì hệ số đó được gọi là hệ số hấp thụ
riêng và được ký hiệu là E(l%,lcm), gọi tắt là Eị.
Từ công thức trên ta thấy có thể áp dụng định luật này để tính nồng độ của
dung dịch thử bằng cách đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng xác định.
Ạ Trong thực tế thường gặp các trường hợp không tuân theo định luật
Lamber-Beer. Khi đó ta dùng đường cong chuẩn “ E- c ” để suy ra kết quả định
lượng.
A Phương pháp đo phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến được áp dụng để định
tính, thử tinh khiết và định lượng các chất có cấu tạo đặc biệt như hợp chất thơm,
hợp chất có liên kết chưa bão hoà, hợp chất có màu
♦ Một số kỹ thuật định lượng:[13]

* Dưa vào đô hấp thu riêne:
Nguyên tắc: Đo độ hấp thụ E của dung dịch thử tại bước sóng A,max. Tính
nồng độ c của dung dịch dựa vào giá trị Eị đã được xác định trên chất chuẩn (tra
cứu):
E = E/.l.C =>C-E! EjẴ (với 1=1 cm).
Nhận xét: Phương pháp đòi hỏi phải có dụng cụ và máy chuẩn để xác định
e ;.
* Phươns pháp so sánh:
1
Nguyên tắc: Đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn có nồng độ Cc đã biết,
được Ec và của dung dịch thử có nồng độ Cx chưa biết, được Ex, ta có:
Cx = (Ex.C ) IE c
Nhận xét: phương pháp có độ chính xác cao do loại bỏ được những điều
kiện khách quan, ít phụ thuộc vào độ phân giải của máy. Tuy nhiên để áp dụng
được cần phải có chất chuẩn.
Jf» Phương pháp đườns chuẩn:
Nguyên tắc: Pha một loạt các dung dịch chuẩn từ chất chuẩn hay chất đối
chiếu, đo độ hấp thụ E của các dung dịch này ở bước sóng đã chọn, lập đồ thị E-
c ta được đường chuẩn biểu thị mối quan hệ tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng
độ dung dịch theo phương trình: E - a.c +b
Các hệ số a, b được tính theo công thức: [11]
n ỉ Xi.yr (ẳx) . ( ỉy )
i=l Ỉ=1 i=I
a =

n(^x?) . (£ yt) - ( ^Xi) . ( ỈXị.yị)
b =
nẳ x?-(ế í)2
Để xác định nồng độ Cx chưa biết của dung dịch thử, ta đo độ hấp thụ
Ex của dung dịch và dựa vào đường chuẩn hoặc phương trình tuyến tính để xác

định Cx.
1.3. Tổng quan về hỗn dịch Mebendazole:
8
1.3.1. Sơ lược về hỗn dịch và các thành phần của hỗn dịch:[6]
1.3.1.1. Cấu trúc của một hỗn dịch:
Hỗn dịch là một dạng thuốc lỏng trong đó chứa hoạt chất rắn không hòa
tan ở dạng tiểu phân nhỏ.
Về cấu trúc, hỗn dịch là một hệ phân tán dị thể bao gồm hai pha: pha
phân tán rắn là hoạt chất và môi trường phân tán lỏng. Trong hệ này các tiểu
phân dược chất với kích thước rất nhỏ (10- 100 |Lim) được treo lơ lửng đồng nhất
trong môi trường phân tán lỏng khi lắc đều.
1.3.1.2. Các thành phần cơ bản của một hỗn dịch:
Ngoài thành phẩn chính là hoạt chất trong hỗn dịch còn cố một số thành
phần khác như:
* Chất sây thấm:
Chất gây thấm là thành phần quan trọng nhất trong kỹ thuật bào chế hỗn
dịch vì chúng có tác dụng phân tán các tiểu phân dược chất nhờ biến các dược
chất rắn sơ nước thành thân nước; một số chất gây thấm còn có tác dụng làm
tăng độ nhớt của hỗn dịch nên làm giảm tốc độ sa lắng của các tiểu phân chất
rắn do đó góp phần ổn định hỗn dịch.
Các chất gây thấm hay dùng là PEG, NaCMC, gôm, các bột mịn vô cơ
* Các chất bảo quản:
Do thành phần của hỗn dịch có nước là môi trường phân tán, đó là điều
kiện thuận lợi để nấm mốc phát triển. Vì vậy phải dùng các chất chống nấm
mốc thích hợp để bảo quản hỗn dịch. Thường dùng nipagin, hỗn hợp nipagin-
nipazol với nồng độ 0,1-0,2%, hoặc acid benzoic.
* Các chất điều hương, điều vỉ:
9
Đây là thành phần quan trọng trong hỗn dịch uống để làm giảm mùi vị khó
chịu của thuốc và giúp bệnh nhân dễ uống. Các chất làm ngọt hay dùng là

saccarose, saccarin. Các chất điều hương thường hay dùng tinh dầu hoa quk.
1.3.2. Hỗn dịch Mebendazole:
Hỗn dịch này được phân liều cho một lần uống duy nhất (500mg).
Công thức và vai trò của các thành phần:
4> Côm thức: Cho 1 liều uống 15g hỗn dịch.
Mebendazole 500 mg
PEG^r
3,33g
Methylparaben f 27mg
Propylparaben ị 3mg
Saccarin lOmg
Nước cất
vđ 15g
Tinh dầu hoa quả
vđ thơm.
* Vai trồ của các thành phẩn: [6,18]
Trong hỗn dịch này hoạt chất mebendazole được phân tán đều trong nước
nhờ chất gây thấm là PEG. Ngoài khả năng gây thấm PEG còn có khả năng ổn
định do làm tăng độ nhớt của hỗn dịch; PEG còn có thể che dấu bớt mùi vị của
hoạt chất.
Các paraben có tác dụng chống nấm mốc cho hỗn dịch trong thòi gian bảo
quản.
10
Đường saccarin có vị ngọt mạnh nên được dùng để điều vị cho hỗn dịch
làm cho dễ uống. Ngoài ra saccarin không bị nấm mốc tiêu hóa nên làm giảm
nguy cơ nấm phát triển trong quá trình bảo quản. Tinh dầu hoa quả có tác dụng
điều hương.
1.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hỗn dịch mebendazole:
Chúng tôi dự kìêh xây dựng tiêu chuẩn cơ sỏ gồm các chỉ tiêu sau:
1.4.1. Tính chất:

Hỗn dịch là một hệ lỏng đục, sánh, màu vàng kem\ hoặc hệ lỏng trong đó
chứa một lớp cặn đóng ở đáy lọ đựng và lớp dịch trong phía trên. Khi lắc nhẹ lọ
thuốc lớp cặn này sẽ phân tán trở lại trong hệ lỏng, tạo ra thể đục lỏng như trên;
mùi thơm, vị ngọt.
Thời gian phân tán: Quy định khoảng thời gian trong đó hỗn dịch phân tán
đồng đều sau khi đã lắc kỹ.
Kích thước tiểu phân phân tán: Nằm trong giới hạn qui định.
1.4.2. Độ đồng đều khối lượng
1.4.3. pH: Trong giới hạn qui định.
1.4.4. Định tính: Hoạt chất chính là mebendazol.
- Xác định cực đại hấp thụ.
- Xác định bằng sắc ký lớp mỏng, so với mebendazole chuẩn.
1.4.5. Định lượng: Xác định hàm lượng mebendazole trong hỗn dịch bằng
phương pháp thích hợp.
11
Trong các phương pháp định lượng mebendazole chúng tôi thấy có những
đặc điểm sau:
* Phươns pháp môi trường khan:
• Điều kiện để tiến hành phản ứng là môi trường phải hoàn toàn khan
nước để đảm bảo xác định được bước nhảy thế tại điểm tương
đương. Như vậy ta thấy trong thành phần của hỗn dịch có chứa một
hàm lượng nước là môi trường phân tán, nên phương pháp này
thường chỉ áp dụng để định lượng cho nguyên liệu và viên nén mà
không áp dụng được cho dạng hỗn dịch.
• Trong thành phần của hỗn dịch có chứa các tá dược có thể ảnh
hưởng đến kết quả định lượng.
4* Phươns vháv đo đô hấp thu tử ngoai: Phương pháp này có ưu điểm:
- Phù hợp với dạng bào chế.
- Đảm bảo độ tin cậy.
- Có thể loại bỏ sai số do tá dược.

^ Vì những đặc điểm như trên chúng tôi chọn phương pháp đo độ hấp thụ tử
ngoại để định lượng mebendazole trong hỗn dịch.
12
I
Phần 2
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
A .T h ự c n g h iệ m : Lần lượt nghiên cứu hoàn thiện các chỉ tiêu
2.1. Tính chất:
Phương pháp thử: Thử bằng cảm quan.
Số lượng mẫu thừ. Mỗi lô sản phẩm lấy ngẫu nhiên 10 mẫu hỗn dịch đem
đi thử cảm quan. Kết quả:
2.1.1. Thể chất:
• Màu sắc, mùi vi:
Hỗn dịch có màu vàng kem giống như sữa, mùi thơm hoa quả, vị ngọt
• Hình thể:
Lấy 10 mẫu thành phẩm đã tách thành hai lớp sau thời gian bảo quản.
Sau khi lắc kỹ chúng tôi quan sát thấy cả 10 mẫu này đều có hình thể lỏng
sánh, các tiểu phân hoạt chất phân tán đều.
Kết luận: Sản phẩm đạt yêu cầu về tính chất.
2.1.2. Khả năng phân tán:
Chúng tôi xét trên hai yếu tố:
- Đô đồng đều về kích thước tiểu phân phân tán.
- Thời gian hỗn dịch phân tán đồng đều.
* Đô đồns đều của các tiểu phân:
• Phươns phán thử: Thử bằng miếng mica.
13
• Tiến hành: Lắc đều hỗn dịch đem thử và lấy một ít hỗn dịch lên miếng
mica, dàn đều lượng hỗn dịch này trên bề mặt, quan sát bằng mắt
thường về độ đồng đều của các tiểu phân.
• Kết quả: Các mẫu thử đều đạt yêu cầu.

* Thời sian phân tán:
Lấy 10 mẫu thành phẩm đã tách thành hai lớp sau thời gian bảo quản.
Khi lắc đều, lớp cặn phân tán nhanh chóng trở lại cho một hỗn dịch đục, bền
vững.
Để yên hỗn dịch trong 180 phút, từ phút thứ 60 thấy hỗn dịch bắt đầu tách
lớp: Lớp trên là dịch trong, lớp dưới trắng đục.
* Kết quả: Các mẫu thử đều đạt về thời gian phân tán < 30 phút.
Đặc điểm hỗn dịch là ở thể lỏng sánh, không thể lấy toàn bộ lượng hỗn
dịch có trong lọ thuốc để đem cân. Để kiểm tra độ đồng đều của khối lượng phải
sử dụng phương pháp cân bì.
* Tiến hành:
Lọ thuốc đem thử được tháo bỏ nhãn, rửa bên ngoài lọ bằng ethanol và
làm khô hoàn toàn. Cân lọ thuốc trên cân kỹ thuật, được p (g).
Sau đó, tháo nút đậy, đổ hỗn dịch trong lọ ra một cốc thủy tinh trung tính,
giữ lại cho các phép thử khác. Rửa sạch lọ và nút đậy bằng nước sạch, tráng lại
bằng nước cất và đem sấy khô ở nhiệt độ 45-50°C. Khi đã khô lấy ra và để
nguội tói nhiệt độ phòng, cân cả lọ và nút đậy trên cân kỹ thuật được p (g).
Khối lượng hỗn dịch trong lọ được tính theo công thức: m = p - p (g).
2.2. Độ đồng đều về khối lượng:
2.2.1. Phương pháp thử:
14
* Số lượng mẫu đem thử: J16]
• Mỗi lô sản phẩm lấy ngẫu nhiên 10 lọ thuốc đem thử độ đồng đều khối
lượng theo qui định.
Nếu cả 10 lọ thuốc này đều nằm trong giới hạn cho phép thì lô thuốc
coi như đạt tiêu chuẩn.
• Nếu có một đơn vị thành phẩm không đạt yêu cầu về độ đồng đều khối
lượng thì phải tiến hành phép thử trên 20 đơn vị thành phẩm ngẫu nhiên
khác.
Nếu lần này vẫn có một đơn vị thành phẩm không đạt thì lô thuốc không

đạt về độ đồng đều khối lượng.
2.2.2. Kết quả: Trên 3 lô thuốc thử theo qui định trên đều đạt yêu cầu.
2.3. pH:
pH của hổn dịch là yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của mebendazole vì nhóm
methylcarbamat trong phân tử mebendazole có khả năng bị thủy phân trong môi
trường kiềm và làm cho hàm lượng mebendazole giảm dần trong quá trình bảo
quản [12]. Vì vậy pH là một yếu tố cần phải xem xét trong quá trình xây dựng
tiêu chuẩn cho hỗn dịch.
2.3.1. Ảnh hưởng các thành phần đến pH:
15
Để tiến hành xem xét ảnh hưởng của các thành phần đến pH chúng tôi pha
lần lượt các dung dịch: từng tá dược, dịch dẫn và hỗn dịch với nồng độ như trong
công thức bào chế hỗn dịch (đã nêu ở tổng quan). Dùng máy đo pH để xác định,
thu được kết quả ở bảngl, trang 15:
Nhận xét: Saccarin và mebendazole làm tăng pH của hỗn dịch.
Quan sát này nhằm mục đích điều chỉnh pH hỗn dịch trong qui trình bào
chế. Vì pH của hỗn dịch mebendazol nằm trong khoảng 6,0- 7,0 thì hạn chế
được tối đa lượng mebendazol bị thuỷ phân theo thời gian /22/. Trong tiêu chuẩn
cơ sở này chúng tôi cũng giới hạn khoảng pH = 6,0- 7,0.
Dung dịch
PH đo được
Mẫu 1 Mẫu 2
Mẫu 3
Paraben
5,86
5,83
5,84
Saccarỉn
7,15 7,15
7,16

PEG
5,81 5,82
5,81
Dịch dẫn
6,21
6,2 6,18
Hỗn dịch
6,84 6,64
6,83
Bảng 1: pH của dung dịch từng tá dược, dịch dẫn và hỗn dịch
2.3.2. Phương pháp thử pH:
• Dụng cụ:
- Máy đo pH Jenwey 3305, điện cực thủy tinh kép.
- Các dụng cụ thuỷ tinh khác.
• Phương pháp thử:
16
Mỗi lô sản phẩm lấy ngẫu nhiên 10 đơn vị thành phẩm. Trộn lẫn lượng
hỗn dịch của cả 10 đơn vị thành phẩm, đo pH của hỗn dịch này bằng máy đo pH.
Kết quả: Theo bảng 1 các hỗn dịch đã pha đều đạt yêu cầu.
2.4. Định tính:
Định tính mebendazole bằng hai phép thử:
2.4.1. Phổ hấp thụ UV:
Dung dịch mebendazole pha trong acid formic/ isopropanol có cực đại hấp
thụ tại bước sóng 312,5 ± lnm. (tiến hành theo phép định lượng).
Kết quả: Mẫu thử có cực đại hấp thụ ở 312,7nm. Đạt tiêu chuẩn đã đề ra
(hình 3).
2.4.2. Sắc ký lớp mỏng:
♦ Dung môi và dụng cụ: Theo dược điển Việt Nam 3
♦ Cách tiến hành:
* Chuẩn bi các duns dỉch chấm sắc ký:

• Duns dich chuẩn: Hòa tan lOmg mebendazole bằng lml acid formic
đặc, thêm isopropanol thành 10ml dung dịch, khuấy đều được dung
dịch chuẩn.
• Duns dich thử. Cân một lượng hỗn dịch mebendazole tương ứng với
khoảng lOmg mebendazole (0,3g hỗn dịch), hòa tan bằng lml acid
- Bản mỏng sỉlỉcagen GF254, kích thước 15x4 cm.
- Bình triển khai sắc ký.
- Mao quản chấm sắc ký chia vạch
JL4.1.
- Cloroform, methanol, acid formic đặc 96%.
17
r
formic đặc, pha loãng bằng isopropanol cho đến đủ 10ml, khuấy đều,
được dung dịch thử.
* Triển khai sắc ký:
Trên bản mỏng silicagel dùng mao quản chia vạch
JL4.1
chấm hai vết:
vết chuẩn và vết thử, mỗi vết khoảng 10 ịil. Sấy khô bản mỏng ở nhiệt độ
45-50°C. Sau khi bản mỏng khô, tiến hành chạy sắc ký trong hệ dung môi
cloroform - methanol - acid formic đặc (90:5:5). Khi đường tiền duyên
của pha động cách mép trên của bản mỏng khoảng 3cm thì dừng chạy sắc
ký. Lấy bản mỏng ra, sấy khô ở nhiệt độ 45-50°C trong 10 phút. Kiểm tra
sắc ký đồ dưới đèn u v 254nm.
* Kết quả:
A Sau khi chay sắc ký trên sắc ký đồ chúns tôi thấy cố kết quả như hình 1:
• Sắc đồ chuẩn: Cho một vết duy nhất của mebendazole.
• Sắc đồ thử: Cho hai vết:
Vết 1: Có Rf nhỏ hơn, màu sắc đậm hơn và kích thước lớn hơn. Vị trí,
màu sắc, kích thước của vết này tương đương với vết mebendazole chuẩn.

Vết 2: Có Rf lớn hơn, màu sắc nhạt hơn, kích thước nhỏ hơn.
Ạ Chúns tôi tiếp tuc tiến hành xác đinh thành phần của vết thứ hai:
• Pha ba dung dịch chạy sắc kỷ của các tá dược như sau:
'ề Pha dung dịch PEG tương ứng như trong công thức bào chế. Lấy
khoảng 0,3ml dung dịch, pha loãng bằng isopropanol thành 10ml, được
dung dịch chấm sắc ký
“ề Pha dung dịch các paraben như trong với lượng như trong công
thức bào chế. Hút khoảng 0,3 ml dung dịch, pha loãng bằng
isopropanol thành 10ml, khuấy đều, được dung dịch paraben chấm sắc
ký.
18
"ề Cân khoảng lOmg saccarin hòa tan trong một ít nước, pha loãng
bằng isopropanol thành 10ml, khuấy đều, được dung dịch saccarin đem
chấm sắc ký.
• Chấm riêng biệt ba vết của ba dung dịch tá dược trên lên bản sắc ký,
mỗi vết khoảng lOjul. Trên cùng bản sắc ký này chấm một vết chuẩn và
một vết thử. Chạy sắc ký trong hệ dung môi chloroform-methanol- acid
formic đặc (90:5:5) như miêu tả ở phần 2.4.2. Kiểm tra sắc ký đồ dưới
đèn tử ngoại 254nm được kết quả sau:
& Sắc ký đồ của saccarin và PEG không cho vết nào
& Sắc ký đồ của các paraben cho một vết cố màu sắc, vị trí tương
đương với vết thứ hai của sắc đồ thử.
Như vậy vết thứ hai trên sắc đồ thử là thành phần paraben.
♦ Kết luận: Khi chạy sắc ký với hệ dung môi trên thì vết chính của sắc đồ thử
phải tương đương về vị trí và màu sắc với vết trên sắc đồ chuẩn (hình 2 ).
Ghi chú:
Điểm C: Mebendazole chuẩn.
Điểm T: Hỗn dịch Mebendazole.
Điểm P: Hỗn hợp paraben.
• : Vết mebendazole

° : Vết paraben.
Hình 2: sắc ký đồ của hỗn
dịch mebendazole
19
2.5. Định lượng:
2.5.1. Nguyên liệu và phương pháp:
* Nguyên liêu:
Mebendazole nguyên liệu đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam III: Hàm lượng
mebendazole 99,3%
Polyethylenglycol (PEG) Đạt tiêu chuẩn dược dụng
Propylparaben Đạt tiêu chuẩn dược dụng
Methylparaben Đạt tiêu chuẩn dược dụng
Saccarin Đạt tiêu chuẩn dược dụng
4» Phương pháp nghiên cứu:
- Định lượng hỗn dịch mebendazole bằng phương pháp đo độ hấp thụ tử
ngoại theo phương pháp so sánh.
- Các kết quả thực nghiệm được xử lý thống kê và rút ra những kết luận.
2.5.2. Kết quả thực nghiệm:
2.5.2.1. Dụng cụ và thuốc thử:
* Dụng cụ:
- Cân phân tích Sartorius, có sai số 0,lmg
- Máy quang phổ u v-VIS Lambda EZ210.
- Cuvet thạch anh độ dày lcm.
- Một số dụng cụ thủy tinh khác.
* Thuốc thủ', chuẩn bị theo dược điển Việt Nam 3.
- Acid formic đặc 96%.
- Dung dịch acid HCl 0,5M trong methanol.
- Isopropanol.
2.5.2.2. Định lượng:
20

a. Khảo sát dung môi hòa tan:
Chúng tôi tiến hành khảo sát đo độ hấp thụ của hỗn dịch trong hai hệ
dung môi: acid formic trong isopropanol và HCl 0,5M trong methanol. Khi pha
hỗn dịch trong hai hệ dung môi này chúng tôi nhận thấy hỗn dịch tan hoàn toàn,
tạo dung dịch trong suốt nên có thể đo được độ hấp thụ u v của các dung dịch.
♦ Cách pha dung dịch chuẩn và dung dịch thử:
* Pha trong duns môi acid formic- ỉsoprovanol:
• Duns dich chuẩn: Cân chính xác khoảng 25mg mebendazole nguyên
liệu cho vào cốc thủy tinh dung tích 50ml, thêm 4ml acid formic đặc,
lắc nhẹ cho tan hết, chuyển vào bình định mức dung tích 50ml. Tráng
cốc 3 lần, mỗi lần vói lOml ỉsopropanol, tập trung các dịch tráng vào
bình định mức trên. Thêm isopropanol tới vạch, trộn đều được dung
dịch cỊ. Hút chính xác lml dung dịch cỊ cho vào bình định mức dung
tích 50ml, thêm isopropanol tói vạch, lắc đều được dung dịch chuẩn
đem đo độ hấp thụ, so với mẫu trắng.
• Duns dỉch thử: Cân chính xác một lượng hỗn dịch tương đương vói
khoảng 25mg mebendazole (khoảng 0,75 gam hỗn dịch) trong cốc
thủy tinh dung tích 50ml, thêm 4ml acid formic đặc khuấy cho tan
hết, tiếp tục xử lý như mẫu chuẩn bắt đầu từ “ chuyển vào bình định
mức dung tích 50ml đến hết”, được dung dịch thử đem đo độ hấp
thụ, so với mẫu trắng.
• Mẫu trắng: Lấy lml dung dịch acid formic đặc cho vào bình định
mức dung tích 25ml, thêm isopropanol đến vạch, trộn đều ịdd Sị). Hút
chính xác lml ddSj cho vào bình định mức dung tích 25ml khác, thêm
isopropanol đến vạch, lắc đều được dung dịch mẫu trắng.
21

×