Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con
người. Việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý là nguyên nhân làm tăng đáng kể
chi phí cho người bệnh [20], tạo gánh nặng cho nền kinh tế xã hội, và gây ra những
hậu quả lớn về sức khỏe trong cộng đồng. Việc lạm dụng, kê quá nhiều thuốc trong
một đơn thuốc, hay hướng dẫn không đầy đủ cho người bệnh về cách sử dụng thuốc,
người bệnh không tuân thủ điều trị… đều dẫn tới nguy cơ cao về tương tác và các
phản ứng có hại của thuốc. Quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện với mục tiêu đảm
bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả sẽ góp phần đem lại sự thành công trong
công tác chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
Theo nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Nghệ An cho thấy, có sự phối hợp thường xuyên
giữa hai kháng sinh nhóm Beta lactam và nhóm Aminoglycoside, là phối hợp được
cảnh báo có tương tác ở mức độ 4 tăng độc tính với thận [16].
Một nghiên cứu ở cộng đồng của GS Trần Đỗ Trinh và cộng sự năm 1992 trên 1716
người bị tăng huyết áp thì chỉ có 4% là điều trị đúng; còn lại 67,5% không biết bệnh,
15% biết bệnh nhưng không điều trị; 13,5% điều trị nhưng thất thường và không
đúng cách.
Như vậy, việc quản lý sử dụng thuốc là một vấn đề rất quan trọng, cần đặt lên hàng
đầu vì mục đích đảm bảo an toàn cho người bệnh và đảm bảo thuốc được sử dụng
hợp lý, hiệu quả.
Trong những năm gần, cùng với sự phát triển về kinh tế, ở Việt Nam tỷ lệ các
bệnh về tim mạch ngày càng gia tăng với nhiều mặt bệnh khác nhau. Các bệnh tim
mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quị hiện đang là một trong những nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới, năm 2005 đã có
khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch [27]. Ở Việt Nam, theo các thống
kê gần đây, số ca đột quỵ ở nước ta tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước, tỷ lệ nhồi
máu cơ tim tăng gấp 6 lần so với những năm 1960. Đi cùng với đó, kim nghạch nhập
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khẩu nhóm thuốc tim mạch vào nước ta cũng tăng khá mạnh (năm 2009 tăng 31,8%
so với 2008), chỉ xếp sau nhóm thuốc kháng sinh và chuyển hóa dinh dưỡng [26].
Kinh phí sử dụng nhóm thuốc tim mạch ở các bệnh viện ở Việt Nam luôn xếp ở vị trí
cao: bệnh viện Bạch Mai 20,53% ; bệnh viện E 16,67% [19]; BV Saintpaul 19,5%
[13]; BV Thanh Nhàn 19,6% [15]. Vì vậy, việc nghiên cứu quản lý sử dụng thuốc tim
mạch để thuốc tim mạch được sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả là điều cần thiết.
Thành lập năm 2003, trực thuộc Sở y tế Hà Nội, bệnh viện tim Hà Nội là bệnh
viện hạng I chuyên khoa về tim mạch, với 70 giường bệnh và 21 khoa phòng, bệnh
viện là một trung tâm phẫu thuật tim với mô hình bệnh tật đa dạng. Hiện nay đã có
nhiều đề tài nghiên cứu về công tác cung ứng thuốc ở một số bệnh viện nhưng chưa
có đề tài nào nghiên cứu về quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện tim Hà Nội đề đánh
giá công tác quản lý sử dụng thuốc tại đây có thực sự hiệu quả chưa, vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện tim Hà
Nội, giai đoạn 2008 – 2010”, với mục tiêu:
1. Mô tả tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện tim Hà Nội qua các năm 2008 – 2010.
2. Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất để góp phần nâng cao chất lượng quản
lý sử dụng thuốc cũng như công tác quản lý dược tại bệnh viện tim Hà Nội.
PHẦN 1. TỔNG QUAN
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quản lý sử dụng thuốc là hoạt động thứ tư trong chu trình cung ứng thuốc, là yếu
tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
1.1. Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng
(người bệnh) [4]. Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện như sơ đồ hình 1.1.
Dòng lưu chuyển
Hình 1.1. Sơ đồ chu trình cung ứng thuốc [4]
1.1.1. Lựa chọn thuốc
1.1.2. Mua thuốc
1.1.3. Cấp phát
1.1.4. Quản lý sử dụng thuốc
Thuốc là một yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh cho
người bệnh. Nếu sử dụng thuốc không hợp lý trên một diện rộng sẽ gây nên những
hậu quả lớn về kinh tế, xã hội. Trước tiên, nó làm giảm chất lượng cuộc sống của
người bệnh và ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị, tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng
có hại (ADR), trong một số trường hợp làm cho người bệnh lệ thuộc quá mức vào
thuốc. Ngoài ra, sử dụng thuốc không đúng còn làm tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ
của người bệnh cũng như làm lãng phí nguồn lực tài chính bệnh viện.
Vậy sử dụng thuốc hợp lý là gì?
3
- Mô hình
BN
- Phác đồ
điều trị
- Ngân sách
Công
nghệ
Thông
tin
Khoa
học
Kinh
tế
Lựa chọn
thuốc
t
Cấp phát
Mua thuốc
QL sử dụng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO (1998) thì: “ Sử dụng thuốc hợp lý là người
bệnh phải nhận được thuốc thích hợp với đòi hỏi của lâm sàng và liều lượng đáp
ứng được yêu cầu cá nhân người bệnh trong một khoảng thời gian thích hợp và với
chi phí ít gây tốn kém nhất cho người bệnh và cho cộng đồng” [24].
Theo định nghĩa trên thì sử dụng thuốc hợp lý đảm bảo các yếu tố:
Chỉ định thích hợp
Thuốc thích hợp
Liều dùng phù hợp
Người bệnh phù hợp
Giao phát đúng
Thông tin thích hợp
Các yếu tố dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý:
Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc hợp lý [24]
Các trường hợp sử dụng thuốc không hợp lý có thể là [24]:
Thuốc được dùng khi không cần thiết
Thuốc được chỉ định sai
Thuốc không an toàn và không hiệu quả được kê đơn
Thuốc hiệu quả và sẵn có nhưng không được sử dụng
Thuốc sử dụng kém chất lượng
4
Bệnh nhân và cộng đồng
+ Văn hoá và niềm tin
+ Thời gian tư vấn ngắn
+ Thái độ người kê đơn
+ Thiếu thông tin được in ấn
Người kê đơn
+ Thiếu đào tạo
+ Chưa xây dựng rõ nvụ
+ Thông tin không đầy đủ
+ Quan tâm đến tài chính
Nhà phân phối
+ Đào tạo kém
+ Không có giám sát
+ Thiếu phương tiện
+ Quá nhiều bệnh nhân
+ Áp lực của doanh số
Hệ thống cung cấp dịch vụ
+ Sai thuốc
+ Thuốc quá hạn
+ Thiếu thuốc
+ Cung cấp không đảm bảo
Sử dụng
thuốc
không
hợp lý
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sử dụng thuốc sai
Chu trình quản lý sử dụng thuốc được mô tả như sau:
Dòng lưu chuyển
Hình 1.3. Chu trình quản lý sử dụng thuốc [4]
1.1.4.1. Kê đơn đúng quy định
Kê đơn là hoạt động xác định xem người bệnh cần dùng những thuốc gì, liều
dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp.
Để kê đơn thuốc đúng quy định, người kê đơn cần tuân thủ quy chế kê đơn,
mà bắt đầu bằng việc chẩn đoán để xác định rõ những vấn đề phải can thiệp, sau đó
xác định mục đích điều trị. Người kê đơn dựa trên các thông tin được cập nhật về
điều trị bệnh và thuốc, để lựa chọn cách điều trị phù hợp với cá thể người bệnh.
Thuốc tốt để điều trị cho người bệnh là thuốc được lựa chọn theo tác dụng, độ an
toàn, tính sẵn có và giá cả. Sau đó thuốc phải được hướng dẫn để người bệnh hiểu rõ
liều, thời gian, đường dùng thuốc. Người kê đơn nên cung cấp thông tin phù hợp về
thuốc và tình trạng bệnh cho người bệnh. Người kê đơn cũng cần theo dõi người
bệnh để có can thiệp kịp thời khi các biến cố có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú
Người kê đơn tuân thủ theo quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú như qui
định về ghi đơn thuốc, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc gây
nghiện, kê đơn thuốc trong điều trị mãn tính...
Thực hiện quy chế chuyên môn trong chỉ định thuốc ở hồ sơ bệnh án
5
QUẢN LÝ SỬ
DỤNG THUỐC
Kê đơn đúng
quy định
Đóng gói, dán
nhãn
Giao phát
Hướng dẫn,
theo dõi sử
dụng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thực hiện đúng các quy chế sử dụng thuốc, quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ
sơ bệnh án và kê đơn điều trị [5].
• Ghi đầy đủ họ và tên, tuổi, địa chỉ và căn bệnh, trẻ em dưới một năm phải
ghi tháng tuổi.
• Y lệnh dùng thuốc ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án gồm: tên thuốc,
hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng.
• Thuốc sử dụng có trong DMTBV, ghi đầy đủ và rõ ràng tên thuốc, dùng chữ
Việt Nam, chữ La Tinh hoặc tên biệt dược.
• Ghi y lệnh dùng thuốc theo trình tự thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc nước tiếp
đến các phương pháp điều trị khác.
• Thuốc gây nghiện, kháng sinh có đánh số thứ tự để theo dõi.
Thực hiện danh mục thuốc bệnh viện
Tuân thủ DMTBV bao gồm việc thực hiện các quy định của DMTBV, sự thích
ứng với thực tế của DMT. Để làm được điều này DMTBV phải dựa trên cơ sở danh
mục thuốc thiết yếu và được xây dựng trên các tiêu chí lựa chọn khoa học, khách
quan để tạo nên được sự tin tưởng của thầy thuốc kê đơn khi sử dụng DM.
1.1.4.2. Đóng gói, dán nhãn
Những thuốc được chuẩn bị để cấp phát theo đơn cho người bệnh cần được
đóng gói cẩn thận sao cho người bệnh có thể cất giữ đảm bảo chất lượng thuốc và
hiểu rõ cách sử dụng. Việc dán nhãn có vai trò quan trọng vì thuốc được sử dụng
thường xuyên không đúng cách sẽ không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.
Nhãn thuốc cần phải được viết rõ dễ đọc, đảm bảo cung cấp thông tin tên thuốc với
nồng độ hàm lượng, số lượng, liều dùng, thời gian dùng, cách dùng. Có thể thêm các
nhãn phụ hướng dẫn sử dụng như “Lắc kỹ trước khi dùng”, “Có thể gây buồn ngủ”.
1.1.4.3. Giao phát
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giao phát là quy trình của chuẩn bị và đưa thuốc tới người bệnh theo đơn.
Hình 1.4. Quy trình giao phát thuốc cho người bệnh [24]
Giao phát là yếu tố sống còn của sử dụng thuốc hợp lý. Những nỗ lực tập
trung trong việc sử dụng thuốc hợp lý thường là đảm bảo thói quen kê đơn thuốc hợp
lý, có tính đến cả quá trình giao phát và sử dụng thuốc thực sự của người bệnh. Bất
kỳ sai sót hay sự thất bại trong quá trình giao phát đều có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự an toàn của người bệnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao phát thuốc:
• Môi trường giao phát ( khu vực giao phát, dụng cụ, thiết bị, giá kệ, bao
gói…)
• Người thực hiện giao phát
• Tuân thủ chu trình giao phát
Các hoạt động giao phát thuốc [5]
• Dược sỹ tại khoa Dược: Tuân thủ chu trình giao phát thuốc.
• Y tá (điều dưỡng ) tại các khoa phòng:
+ Công khai thuốc được dùng hàng ngày cho từng bệnh nhân.
+ Phải có sổ thuốc điều trị, mỗi khi thực hiện xong phải đánh dấu vào sổ
+ Phải có khay thuốc, lọ đựng thuốc uống sáng, chiều tối cho từng người bệnh.
+ Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc quá liều qui định phải thận
trọng, hỏi lại bác sỹ điều trị.
+ Trước khi tiêm thuốc, cho người bệnh uống thuốc phải thực hiện 3 kiểm
tra, 5 đối chiếu.
7
Phát thuốc cho
người bệnh kèm
hướng dẫn và tư
vấn rõ ràng
Tiếp nhận và
phê duyệt đơn
thuốc
Ghi lại các hành
động vừa thực
hiện
Tìm hiểu và diễn
giải đơn thuốc
Chuẩn bị các loại
thuốc cấp phát
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Bàn giao thuốc còn lại của người bệnh cho kíp trực sau.
+ Khoa điều trị có sổ theo dõi sai sót và tai biến do thuốc.
Thực hiện Chỉ thị 05/CT-BYT của Bộ Y tế về tăng cường công tác chăm sóc người
bệnh toàn diện, khoa dược bệnh viện tim Hà Nội đã thực hiện phát thuốc tại các khoa
phòng, theo quy trình:
Điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng hành chính có nhiệm cụ tổng hợp thuốc
theo đúng y lệnh, sau đó vào sổ tổng hợp, phiếu lĩnh thuốc. Trưởng khoa dược hoặc
dược sĩ được uỷ quyền duyệt phiếu lĩnh thuốc đã được trưởng khoa phòng điều trị ký
duyệt, sau đó chuyển đến thủ kho dược giao phát thuốc. Phiếu lĩnh thuốc là căn cứ để
các thủ kho dược giao phát thuốc cho các khoa lâm sàng.
Khi chuẩn bị thuốc để giao phát, dược sỹ khoa Dược phải thực hiện 3 kiểm
tra, 3 đối chiếu.
Điều dưỡng hành chính nhận thuốc, do thủ kho phát thuốc tại khoa, phải kiểm
tra chất lượng, hàm lượng, đối chiếu với phiếu lĩnh thuốc và ký xác nhận đủ vào
phiếu lĩnh. Điều dưỡng chăm sóc phải đảm bảo thuốc đến cơ thể người bệnh an toàn.
1.1.4.4. Hướng dẫn, theo dõi sử dụng thuốc
Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc bằng lời nói dễ hiểu, rõ ràng về liều dùng,
số lần dùng thuốc, thời gian điều trị.... Có sự tư vấn thích hợp để giúp người bệnh
tuân thủ điều trị như: khi nào thì uống thuốc, uống thuốc như thế nào (nhai, nuốt,
uống với nhiều nước...) và cách bảo quản giữ gìn thuốc. Ngoài ra, cũng đề cập đến
các tác dụng phụ có thể có, tuy nhiên với mức độ thích hợp để người bệnh không sợ
hãi mà ngừng điều trị. Chỉ nên nói đến tác dụng phụ nghiêm trọng với người kê đơn
để cân nhắc yếu tố nguy cơ/lợi ích khi sử dụng thuốc. Khi hướng dẫn tư vấn sử dụng
thuốc cho người bệnh cần đảm bảo họ đã hiểu rõ cách sử dụng thuốc để tránh sai sót
khi sử dụng.
Theo dõi giám sát sử dụng thuốc của người bệnh trong suốt quá trình điều trị,
đồng thời theo dõi các phản ứng có hại, những tương tác bất lợi của thuốc.
1.1.4.5. Mối quan hệ bác sĩ-dược sĩ-điều dưỡng, y tá trong sử dụng thuốc cho
người bệnh
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Công tác cung ứng thuốc ngày càng thuận lợi, dễ dàng, nhưng muốn sử dụng
thuốc hợp lý, nhất là trong tình hình hiện nay với nhiều loại thuốc mới, biệt dược nên
rất khó khăn để hiểu biết sâu sắc và đầy đủ các thông tin về thuốc, vì vậy cần có sự
hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, dược sĩ và y tá trong sử dụng thuốc cho người bệnh để
thuốc sử dụng cho người bệnh được hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Quan hệ của dược sĩ với bác sĩ: Bác sĩ với kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng
đóng vai trò quyết định trong việc kê đơn. Dược sĩ với vai trò thông tin, tư vấn sử dụng
thuốc để giúp bác sĩ kê đơn hợp lý. Có sự kết hợp cùng nhau làm việc giữa bác sĩ và
dược sĩ mới tạo ra và thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin lâm sàng về thuốc.
Quan hệ của dược sĩ với y tá: y tá là người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
khi thực hiện y lệnh của bác sĩ. Dược sĩ cần hỗ trợ y tá để dùng thuốc đúng cho người
bệnh. Ngoài ra, thông tin từ y tá về tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc là
rất quan trọng.
Quan hệ dược sĩ với người bệnh: Dược sĩ có ảnh hưởng đến sự hiểu biết của
người bệnh về thuốc sử dụng, cách sử dụng thuốc và quá trình điều trị, giúp người
bệnh tự giác tuân thủ điều trị tốt hơn.
1.2. Tình hình sử dụng thuốc tim mạch ở Việt Nam
Bệnh tim mạch là một bệnh chuyên khoa mãn tính, kết hợp nhiều yếu tố nguy
cơ nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tình hình sử dụng thuốc tim mạch ở Việt
Nam trong vài chục năm gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy một số đặc điểm như:
Việc sử dụng thuốc tim mạch phụ thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của các
bác sĩ tim mạch, những người có trình độ chuyên môn cao, thường đi đào tạo ở nước
ngoài, ý thức được tầm quan trọng của chất lượng thuốc nên có tâm lý thích dùng
thuốc ngoại, ít dùng thuốc sản xuất trong nước. Đó là lý do dẫn đến hiện tượng thuốc
được kê đơn theo tên biệt dược đang diễn ra phổ biến.
Người bệnh mắc bệnh tim mạch thường có các bệnh kết hợp khác (các bệnh
về rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, mỡ máu…), phải điều trị lâu dài, sử dụng
thuốc thường xuyên, vì vậy việc sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị thường gặp khó
khăn và yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị của người bệnh sau khi ra
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
viện. Một nghiên cứu của GS Phạm Gia Khải và cộng sự năm 2002 cho biết trong
818 người được phát hiện có THA chỉ có 94 (11,49%) người là có dùng thuốc và tỷ
lệ HA được khống chế tốt là 19,1% (18/94).
Ở một số tỉnh, người bệnh có thể mua khá dễ dàng thuốc tim mạch tại các cơ
sở bán lẻ dược phẩm, mặc dù thuốc tim mạch là thuốc bán theo đơn, điều này góp
phần làm cho người bệnh sử dụng thuốc theo “kinh nghiệm”, “tự điều trị”, tự điều
chỉnh liều, tự ngưng thuốc…kết quả nhiều người phải nhập viện do tai biến từ sử
dụng thuốc. Một khảo sát tình hình mua thuốc ở một số tỉnh phía Bắc cho biết trong
số 828 lượt bán thuốc được khảo sát, chỉ có 23,67% người dân đến mua có đơn của
thầy thuốc, còn lại là mua không đơn. Đối với số thuốc của một lần mua có đơn thì
số đơn có từ 3 thuốc trở lên chiếm tới 93,88% [23];
Thêm vào đó, người bệnh tim mạch cũng không nhận được hướng dẫn, tư vấn
thích hợp để hiểu về bệnh của mình cũng như thuốc phải sử dụng hay tầm quan trọng
của việc thực hiện quá trình điều trị liên tục kéo dài. Theo nghiên cứu tại bệnh viện
Saint paul có 75,8% đơn không ghi hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ [12], tại bệnh
viện E số đơn không ghi rõ liều dùng, cách dùng chiếm 22%, số đơn không ghi rõ
thời gian dùng chiếm 40% [19].
Nhằm tăng cường chất lượng kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc, Bộ Y tế và
các bệnh viện đã có những biện pháp can thiệp phù hợp và đã thu được những kết
quả ban đầu. Cụ thể, tại bệnh viện Saint paul, hiệu quả của các biện pháp can thiệp
làm giảm tỷ lệ đơn không ghi hướng dẫn sử dụng thuốc giảm từ 75,8% xuống còn
48,4% [12]. Năm 1992, Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam (tên tiếng Anh là
Vietnam National Heart Association, viết tắt là VNHA) được thành lập. Nhiều buổi
hội thảo truyền thông được tổ chức để phòng chống bệnh tim mạch với nhiều chuyên
đề về THA và bệnh lý liên quan đã thu hút được cộng đồng người bệnh tim mạch
cũng như các thầy thuốc chuyên khoa.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3. Bệnh viện tim Hà Nội
Bệnh viện tim Hà Nội thành lập theo quyết định số 6863/QĐ-UB ngày 15
tháng 11 năm 2001 của UBND thành phố Hà Nội. Là đơn vị sự nghiệp y tế có thu
hoạt động theo cơ chế riêng do UBND thành phố phê duyệt, có dấu và tài khoản tại
Kho Bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định hiện hành. Năm 2005 bệnh viện
chuyển sang hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu tự hạch toán. Quy mô
ban đầu 50 giường bệnh, sau đó tăng 70 vào năm 2008, bệnh viện tim Hà Nội hiện
nay là bệnh viện chuyên khoa tim mạch hạng I cấp thành phố, trực thuộc Sở y tế Hà
Nội, với nguồn nhân lực - nguồn lực từ 126 cán bộ nhân viên năm 2005 đến năm
2009 là 228 cán bộ nhân viên, góp phần đáp ứng nhu cầu khám và điều trị ngày càng
gia tăng của người dân trong cả nước [1] [2].
Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
Là bệnh viện chuyên khoa sâu, sử dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và
điều trị, bệnh viện có nhiệm vụ khám, điều trị nội, ngoại khoa các bệnh về tim, với
điều trị ngoại khoa là chủ yếu. Bắt đầu hoạt động năm 2003, đến nay, bệnh viện đã
thực hiện gần 5000 ca phẫu thuật tim, (trung bình 6-8 ca/ngày). Điều trị nội, bệnh
viện khám, cấp cứu, điều trị cho người bệnh đến từ các tỉnh thành trong cả nước, chủ
yếu khám phát hiện bệnh, khám sau phẫu thuật các bệnh về tim (bệnh về van tim, tim
bẩm sinh - thông liên nhĩ, thất, còn ống động mạch, fallo 4…), bệnh mạch vành có và
không có kèm theo các bệnh rối loạn chuyển hóa. Bệnh viện thực hiện kỹ thuật mới
về can thiệp tim mạch vào tháng 4/2009, hoàn chỉnh vòng tròn khép kín việc chẩn
đoán, khám và điều trị nội, ngoại khoa các bệnh về tim mạch – sự khác biệt vượt trội
với các trung tâm tim mạch khác trong cả nước.
Bệnh viện chú trọng hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài
nước để nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị. Trong nước, bệnh
viện hợp tác với bệnh viện tim TP Hồ Chí Minh, Bạch Mai, Việt Đức, Nhi, Quân đội
108. Hiện nay, bệnh viện tim Hà Nội cùng bệnh viện quân đội 103 thực hiện đề tài
nghiên cứu cấp nhà nước về ghép tim tại Việt Nam. Ở ngoài nước, bệnh viện hợp tác
chặt chẽ với bệnh viện trường Đại học Clermont Ferrand (Pháp), Viện tim mạch
Quốc gia Malaixia (Malaixia), trung tâm phẫu thuật tim Berlin (Đức).
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các công tác phòng chống dịch bệnh (phòng chống lụt bão, tiêu chảy cấp, cúm
A(H5N1), công tác đảm bảo y tế (phục vụ mùa thi đại học hàng năm, Hội nghị
ASEAN, Hội nghị Năm Chủ tịch ASEAN...) được bệnh viện quan tâm thực hiện.
Bệnh viện, với mô hình đơn vị sự nghiệp có thu tự hạch toán, rất quan tâm đến
nhiệm vụ quản lý kinh tế. Doanh thu của bệnh viện tăng vượt bậc qua các năm, dành
khoản kinh phí lớn để tái đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại,
đào tạo chuyên môn, đồng thời thu nhập của cán bộ bệnh viện tim Hà Nội nhìn chung
cao hơn so với mặt bằng các bệnh viện khác trên cùng địa bàn.
Ngoài ra, bệnh viện cũng thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức theo
quy định của nhà nước.
1.4. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện tim Hà Nội
1.4.1.Mô hình bệnh tật qua các ca phẫu thuật tim tại bệnh viện tim Hà Nội
Qua 2000 ca phẫu thuật tim đầu tiên trong thời gian 2004-2007, tỷ lệ mặt bệnh được
thể hiện như bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tỷ lệ mặt bệnh qua 2000 ca phẫu thuật tim tại bệnh viện
TT
Mắc phải/
Bẩm sinh
Mặt bệnh Số lượng Tỷ lệ %
1 Bệnh lý
mắc phải
Mổ hở 1819 90,95
1.1 Thay van 589 76,5
1.2 Sửa van 127 16,5
1.3 Cầu nối chủ vành 43 5,6
1.4 Khác 11 1,5
1.5 Bệnh lý
bẩm sinh
Vá thông liên nhĩ 185 17,6
1.6 Vá thông liên thất 457 43,6
1.7 Thay van 23 2,2
1.8 Sửa van 44 4,2
1.9 Sửa toàn bộ 326 31,1
1.10 Khác 26 2,5
2 Mổ kín 181 9,05
2.1 Tách van 2 lá 16 8,8
2.2 Cắt, thắt ống động mạch 77 42,5
2.3 Cầu nối chủ phổi 70 38,7
2.4 Khác 18 10
Tỷ lệ tử vong 2,85%
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.4.2.Mô hình bệnh tim mạch tại khoa phòng khám bệnh viện tim Hà Nội
trong thời gian 2004-2005
Bảng 1.2. Tỷ lệ mặt bệnh tại khoa phòng khám tại bệnh viện năm 2004-2005
TT Bệnh học Số lượng người bệnh Tỷ lệ (%)
1 Bệnh Van hai lá 507 6.2%
2 Bệnh Van động mạch chủ 59 0.7%
3 Bệnh nhiều van 272 3.3%
4 Thông liên nhĩ 233 2.8%
5 Thông liên thất 72 0.9%
6 Còn ống động mạch 24 0.3%
7 Tứ chứng Fallo 40 0.5%
8 TBS Phức Tạp 58 7.1%
9 Sau mổ Van Tim 503 6.2%
10 Sau mổ Fallot 40 4.9%
11 Sau mổ thông liên nhĩ 113 1.4%
12 Sau mổ thông liên thất 55 6.7%
13 Sau mổ TBS Phức Tạp 22 3.0%
14 Sau mổ ống động mạch 18 0.2%
15 Bệnh Tim TMCB 493 8.1%
16 Tăng huyết áp 2052 33.3%
19 Thấp Tim 289 4.7%
20 Các loại bệnh khác 3323 53.9%
1.5. Tổng quan tóm tắt các đề tài nghiên cứu về Quản lý sử dụng thuốc và
hướng nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề cấp phát và giám sát sử dụng
thuốc trong bệnh viện [13] [15], vấn đề kê đơn thuốc và thực hiện quy chế kê đơn
thuốc trong điều trị ngoại trú [12] [14] [19], hoặc khảo sát thực trạng và nhu cầu
thông tin thuốc [17], được thực hiện tại trường Đại học Dược Hà Nội dưới cấp độ
khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ. Các đề tài này chỉ dừng lại nghiên cứu phân
tích từng phần trong hoạt động quản lý sử dụng thuốc. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề
tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện tim Hà Nội,
giai đoạn 2008 – 2010” với mong muốn phân tích sâu và đầy đủ hơn hoạt động quản
lý sử dụng thuốc, đặc biệt là đối với thuốc tim mạch. Việc nghiên cứu này là cần thiết
và mang tính thời sự vì hiện nay ở nước ta các bệnh lý tim mạch đang gia tăng và vấn
13