Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 65 trang )

1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Mở đầu
1.1.1. Đặt vấn đề
Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, trên Thế giới hiện nay, bất kì một
Quốc Gia nào cũng đều sử dụng thuế là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế, thuế là
nguồn thu quan trọng không thể thiếu trong Ngân sách của mỗi Quốc Gia. Tùy theo
tình hình kinh tế xã hội mà mỗi Quốc Gia có một hệ thống thuế cho riêng mình. Theo
khảo sát của Ngân hàng thế giới (2011) trên 85 nước, thống kê cho thấy khoảng 60
nước có khoản thu thuế chiếm hơn 80% tổng thu Ngân sách nhà nước (trong đó có Việt
Nam). Điều đó cho thấy thuế đóng vai trò cực kỳ to lớn đối với mỗi quốc gia, theo
F.Anghen: “Để duy trì quyền lực công cộng cần phải có sự đóng góp của những công
dân cho Nhà nước, đó là thuế má”.
Trong cơ chế thị trường với nền kinh tế vận hành ngày càng đa dạng thì công tác
quản lý các đối tượng nộp thuế, kê khai thuế, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi gian
lận thuế càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là đối với thuế GTGT.
Theo quy định của Luật thuế GTGT thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu
đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào Ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu
thụ hàng hóa, dịch vụ. Người nộp thuế không phải là người chịu thuế.Tổ chức, cá nhân
có hoạt động sản xuất kinh doanh lãi hay lỗ vẫn phải nộp thuế GTGT. Chính vì vậy,
thuế GTGT là loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu cho Ngân sách Nhà nước.
Mặc dù công tác quản lý thuế đã được thực hiện theo Luật quản lý thuế và Quy
trình của Tổng cục thuế. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý thuế đối với các loại hình
doanh nghiệp vẫn còn nhiều kẻ hở, dẫn đến không ít DN trốn thuế. Đặc biệt hơn, thuế
GTGT là nguồn thu quan trọng của NSNN, điều này đặt ra cho các ngành chức năng
2

phải có những biện pháp tích cực và hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế GTGT


nhằm chống thất thu thuế.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực tế hiện nay, ý thức chấp hành Pháp luật thuế của một số doanh nghiệp ở
Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng chưa được quan tâm đúng mức,
nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh muốn trốn thuế dưới rất nhiều hình thức khác
nhau trên từng lĩnh vực kinh doanh của mình. Cụ thể là:
+ Kê khai, tính thuế không đúng với doanh số thực tế phát sinh
+ Kê khai giá bán ra thấp hơn giá vốn, hoặc giá thành của hàng hóa đó
+ Bán hàng không xuất hóa đơn
+ Tùy tiện trong việc ghi chép quản lý sử dụng hóa đơn bán hàng hóa
+ Bán hàng hóa không niêm yết giá nên khó khăn cho công tác kiểm tra.
Đặc biệt, sau khi Quốc hội thông qua luật quản lý thuế có hiệu lực kể từ ngày
01/7/2007, nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp, công ty hoạt động
SXKD với cơ chế : “Người nộp thuế tự khai,tự tính, tự nộp, tự chịu trách nhiệm trước
Pháp luật”.
Qua quá trình tìm hiểu quy trình quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Bình
Phước sau 14 năm áp dụng Luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu, bên cạnh những
kết quả đạt thì còn tồn tại một số hạn chế và nhiều thách thức cho công cuộc quản lý
như các vụ gian lận thuế GTGT ngày càng nhiều, các hình thức ngày càng tinh vi
hơn….
Thuế GTGT có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao nguồn thu ngân sách và
quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng nguồn thu thuế
GTGT là rất cần thiết. Từ đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu “CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
PHƯỚC” nhằm đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của các nhân tố đến quá trình
3

quản lý thuế, từ đó đóng góp một số ý kiến nhằm một phần nào đó giải quyết những
vấn đề còn tồn tại trong công cuộc quản lý của tỉnh nhà.
1.2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm xác địnhvà đánh gía sự ảnh hưởng của các
yếu tố đến hiệu quả của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tìm hiểu quy trình quản lý thuế GTGT.
+ Phân tích các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế GTGT.
+ Xây dựng và kiểm định thang đo để đánh giá tác động của các yếu tố đến
công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế
GTGT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT
trên địa bàn tỉnh Bình Phước đối với các Doanh nghiệp cà hộ kinh doanh cá thể.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Công tác quản lý thuế GTGT của cán bộ thuế và
ý thức trách nhiệm của NNT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ khi bắt đầu áp dụng Luật thuế GTGT
1.2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.2.3.1. Phương pháp luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý thu thuế GTGT tại Tỉnh Bình Phước.
1.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
4

Luận văn nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng để tìm hiểu
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, trong đó:
- Phương pháp định tính: Sử dụng bảng câu hỏi để đo lường mức độ tuân thủ Luật
thuế GTGT của các Doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn,
- Phương pháp định lượng:

+ Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi, từ đó đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý thuế GTGT. Kết hợp với số liệu thứ
cấp, thu thập được từ chương trình quản lý thu thuế của người nộp thuế tại cơ quan
thuế, các báo cáo tổng kết quả hàng năm của cơ quan thuế để khẳng định lại giả thuyết.
+ Các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích các số liệu thu thập từ quá trình
khảo sát thực tế để đưa ra các nhận định và đánh giá được thực hiện với sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS 20.0
1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Đề tài mang lại ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn:
- Thứ nhất, đề tài đã xây dựng được khung lý thuyết về thuế GTGT.
- Thứ hai, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế
GTGT. Trong các nhân tố đó, đề tài đã chỉ ra được đâu là nhân tố quan trọng nhất
nhằm giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế còn tồn đọng trong quá trình quản lý thuế.
1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu mang tính lý thuyết
Về khía cạnh lý thuyết, nghiên cứu của Tuan Minh Le đã chỉ ra được những
lý do để sử dụng Luật thuế GTGT thay cho thuế thu nhập. Đồng thời dựa vào các số
liệu thống kê , tác giả đã chứng minh ở các nước lựa chọn sử dụng thuế GTGT thì các
5

khoản thu thuế GTGT đã tăng đều đặn trong cả về số tuyệt đối và tương đối: các loại
thuế tiêu thụ nói chung (chủ yếu là thuế GTGT) tăng mạnh từ 12% của tổng số thu thuế
năm 1965 lên 18% năm 2000 (Heady,2002)
Tương tự với nghiên cứu của Emmanuel Owusu Sekyere B.ED (2011),
dựa trên cơ sở lý thuyết của thuế GTGT, tác giả đã đánh giá được hiệu quả quản lý
thuế GTGT tại Tamale Metropolist
Các nghiên cứu thực nghiệm
Ping Zang (2006) đã phân tích các yếu tố tạo nên chi phí thuế GTGT với

mô hình như sau:
VAT cost
= a+b
1
SIZE + b
2
AGE +b
3
GROUP + b
4
ACCOUNTING +b
5
COMPLEXITY +
b
6
PSYCHOLOGICAL + b
7
INDIVDUAL + e
Kết quả cho ta thấy được mức độ tạo thành của các yếu tố này như thế nào lên
chi phí thuế GTGT.
Một số nghiên cứu trước đây cũng đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa ý thức
thuế và quy mô hoạt động kinh tế không chính thức.Alm & Torgler (2006) tập trung
nghiên cứu ở châu Âu và Mỹ, họ tìm thấy mối quan hệ nghịch với mức ý nghĩa 0.05.
Alm, Martinez – Vazquez & Torgler (2006) cũng đã sử dụng cách tiếp cận
tương tự ở các quốc gia đang trong thời kì quá độ.Với mức ý nghĩa 0.01cho thấy mối
quan hệ tỷ lệ nghịch giữa hai biến. Tóm lại, ý thức thuế càng cao thì dẫn đến tính tự
giác tuân thủ tăng và điều này sẽ làm giảm quy mô hoạt động kinh tế không chính thức,
như vậy việc quản lý thuế sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Trong bài nghiên cứu, TS.Nguyễn Thị Thanh Hoài và .ctg (2013) đã nêu lên các

nội dung lý luận về gian lận thuế, chống gian lận thuế, đánh giá thực tiễn công tác quản
lý thuế GTGT ở Việt Nam, nhận dạng các hình thức gian lận thuế GTGT, từ đó có các
6

định hướng đề xuất tăng cường chống gian lận thuế GTGT là việc làm cần thiết trong
giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
Trần Viết Trà (2013) đã nghiên cứu tổng quan về tình hình quàn lý thuế nói
chung trên địa bàn TP Pleiku. Bài nghiên cứu chỉ dựa vào kết quả thu thuế để phân tích
những nguyên nhân, thành tựu đạt được và những hạn chế của nó. Tác giả không đề
xuất mô hình để từ đó cụ thể phân tích ra được những yếu tố là nguyên nhân cơ bản
ảnh hưởng đến kết quả thu thuế tại Pleiku.
Như vậy, hiện đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có công trình nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế
GTGT tại Bình Phước. Từ những nghiên cứu trước có liên quan tác giả đã tìm hiểu và
áp dụng cho đề tài nghiên cứu của mình.
1.4. Bố cục luận văn
Ngoài phần tóm tắt, danh mục và phụ lục, luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1- Tổng quan nghiên cứu: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu,
đưa ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2- Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu nhằm phân tích khái quát cơ
sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi pháp luật thuế cũng như kết
quả thu thuế GTGT. Dựa vào các nghiên cứu trước đây để đưa ra được mô hình nghiên
cứu.
Chương 3- Tiến hành nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả thu thuế GTGT tại Tỉnh Bình Phước: Giới thiệu sơ lược về tình hình kinh tế - xã
hội của tỉnh Bình Phước, dựa vào cơ sở lý thuyết của chương 2 để đưa ra được mô hình
nghiên cứu áp dụng tại địa phương.
Chương 4- Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu: Tiến hành kiểm
định mô hình nghiên cứu đã mô tả ở chương 3. Từ đó đưa ra kết quả kiểm định và phân
tích nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả thu thuế GTGT.

7

Chương 5-Kết luận và giải pháp:Trên cơ sở phân tích thực trạng ở chương 3, tác
giả đưa ra kết luận và từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
























8


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này xây dựng khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu
thuế GTGT, từ đó đánh giá các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chương này trả lời 2 vấn đề cơ bản:
(1) Thứ nhất, Thuế GTGT là gì?
(2) Thứ hai, kết quả thu thuế GTGT bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Cộng hòa Pháp là nước đầu tiên
trên thế giới ban hành Luật thuế GTGT vào năm 1954. Thuế GTGT theo tiếng Pháp
gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajoutee (viết tắt là VAT), tiếng Anh gọi là Value Added
Tax (viết tắt là VAT), dịch ra tiếng việt là thuế giá trị gia tăng. Đến nay thuế GTGT đã
được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới , trong đó có Việt Nam.
Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam đã được cải cách đáp ứng mục tiêu phát
triển kinh tế từng thời kì. Đánh dấu bước cải cách đầu tiên là việc ra đời một hệ thống
thuế thống nhất, áp dụng chung cho mọi thành phẩn kinh tế; thứ hai là sự ra đời của
một số sắc thuế còn nhiều nhược điểm, kìm hãm phát triển sản xuất như: Thuế GTGT
thay thế thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức… Trong đó
thuế GTGT ra đời là một sự thay đổi căn bản trong các sắc thuế gián thu.
Tại kì họp lần thứ 11 Quốc hội khóa 9 ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua
Luật thuế GTGT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999.
Trong thời gian thực hiện Luật thuế GTGT được sửa đổi bổ sung cho phù hợp
với tình hình đất nước và đến nay, việc quản lý thuế GTGT được thực hiện thống nhất
theo Luật thuế GTGT của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 13/2008/QH12 ngày
03/6/2008.

9

2.1.1. Khái niệm

Có nhiều quan niệm về thuế VAT. Theo Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008
đã nêu: Thuế GTGT (VAT: Value Added Tax)là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và
được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Hay thuế VAT- một loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu thụ công cộng và cá nhân.
Loại thuế này được chi trả bởi các tập đoàn mặc dù gánh nặng thuế được chuyển sang
người tiêu dùng (Bendikiene, Saparnis, 2006), giá trị thuế VAT đã được tính trong giá
bán của hàng hóa và dịch vụ (Dilius, Kareivaite, 2010).
Hàng hóa và dịch vụ thường được tính cùng với thuế VAT nhằm thu nhập càng
nhiều thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước càng lớn. Thuế VAT thì tương đối đơn giản
và rẻ. Thuế GTGT là một yếu tố của hệ thống thuế và là một nguồn thu quan trọng.
Theo đề án của thuế GTGT, giá trị giá trị gia tăng được tạo ra trong mỗi giai đoạn của
quá trình sản xuất, từ đó mỗi giai đoạn đem lại doanh thu cho ngân sách nhà nước
(Bendikience, Saparnis, 2006).
Thuế VAT là thu nhập sau khi giá tiêu dùng cuối cùng được áp dụng, nhưng không
ảnh hưởng đến sản xuất hoặc phân phối (Dilius, Kareivaite, 2010).
Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ
với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.




Giá trị gia tăng
Tổng giá trị hàng hóa,
dịch vụ mua vào tương ứng
Tổng giá trị
hàng hóa,dịch vụ bán ra
10

Có thể thấy thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng

hóa, dịch vụ. Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế gián thu khác,
điều này thể hiện qua các đặc điểm của thuế GTGT.
2.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
- Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thông qua hành vi mua hàng hóa, dịch vụ đó (vì vậy thuế
GTGT là một loại thuế tiêu dùng), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và
dịch vụ, là khoản thu được công thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách
khác: giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT.
- Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu
được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng
cuối cùng.
Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng. Tuy nhiên,
trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng
trung gian. Do vậy, cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số thuế GTGT ở khâu
trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và người tiêu dùng cuối
cùng phải trả bằng tổng số thuế phát sinh qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT là loại thuế có tính trung lập cao. Biểu hiện ở 2 khía cạnh:
+ Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của
người nộp thuế (Jenkins et al., 2006), do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người
tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy, thuế GTGT không phải là yếu tố
của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán
của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
11

+ Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia
quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế
tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.
Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập (Jenkins et al.,2006): Thuế

GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải trả
khoản thuế đó. Thuế GTGT mang tính chất lũy thoái vì nó không tính đến khả năng thu
nhập của người chịu thuế, người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thuế như nhau
nếu mua cùng một loại hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, khi so sánh với tỷ suất thuế GTGT
trên tổng thu nhập thì người có có thu nhập cao có tỷ suất thấp hơn so với người có thu
nhập thấp.
Dựa trên cơ sở là giá trị tăng thêm, với việc khấu trừ thuế và hoàn thuế, thuế
GTGT thể hiện một số ưu điểm:
Khắc phục được tình trạng thu thuế trùng lắp
Thuế GTGT chỉ tính trên giá trị mới sáng tạo ra (gia trị tăng thêm) thông
qua việc khấu trừ thuế khâu trước. Do đó, khắc phục được tình trạng thuế chồng thuế.
Thuế GTGT không thu trùng lắp cho nên nó đã góp phần khuyến khích chuyên môn
hóa sản xuất, hợp tác hóa nâng cao sản xuất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
Thuế GTGT không trung lập về mặt kinh tế
Thuế GTGT mang tính trung lập đối với mức độ dài ngắn giữa các khâu
trong quy trình SXKD – từ lưu thông đến tiêu dùng, dù qua nhiều khâu hay ít khâu thì
tổng số thuế phải nộp qua các khâu là như nhau; nhưng lại không trung lập về mặt
kinh tế, ưu điểm này được thể hiện bởi chính sách khấu trừ và hoàn thuế. Việc khấu
trừ thuế đầu vào và hoàn thuế GTGT sẽ khuyến khích mạnh mẽ việc xuất khẩu và đầu
tư.
Thuế GTGT dễ dàng được người nộp thuế (NNT) chấp nhận
Gánh nặng của thuế được chia sẽ qua từng công đoạn để cuối cùng quy về
người tiêu dùng sản phẩm. Đây là một loại thuế gián thu, người nộp thuế không phải là
12

người chịu thuế. Qua mỗi công đoạn, người nộp thuế chỉ việc trích số tiền thuế có
trong giá bán để nộp cho Nhà nước. Do đó, qua mỗi công đoạn, Nhà nước sẽ thu một
khoản tiền thuế nhất định trong tổng số thuế của hàng hóa, dịch vụ đó. Như vậy, Nhà
nước sẽ thu thành nhiều lần với số tiền nhỏ thay vì thu một lần với số tiền lớn.
Thuế GTGT có ít trường hợp gian lận thuế

Để được khấu trừ thuế, các sơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ chế độ
hóa đơn, chứng từ và sổ sách kế toán. Khi thực hiện điều này mọi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh của đối tượng nộp thuế đều được ghi chép đầy đủ.Từ đó các đối tượng nộp
thuế kê khai trung thực số thuế phải nộp trên sổ sách kế toán. Với ưu điểm này thuế
GTGT được đánh giá là một kỹ thuật mới trong phương pháp đánh thuế gián thu.
Thuế GTGT là thuế nổi
Mặc dù còn một số vấn đề cố hữu trong công tác quản lý thuế, thuế GTGT là
một xu hướng tăng thuế (Tait,1991). Hầu hết các nước áp dụng thuế GTGT bắt đầu với
ý tưởng là cải cách hệ thống thuế hiện có, doanh số bán hàng được dựa trên doanh thu
trung lập. Nhưng sau đó họ nhận ra rằng thuế GTGT là doanh thu nâng cao, chủ yếu là
việc tuân thủ được cải thiện.
Một cuộc khảo sát của IMF (Ebill et al, 2001) cho thấy điều này là đúng cho
tất cả các vùng, ngoại trừ Trung Âu, Nga và một số nước khác của Liên Xô cũ.
Lưu ý một lợi thế của thuế GTGT là thuế nổi, nó có thể cho phép việc cứu trợ
làm giảm thuế thu nhập.
2.1.3. Vai trò của thuế GTGT
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô
đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được
thể hiện như sau:
- Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của nền kinh tế (điều tiết gián tiếp)
thông qua điều tiết phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được đưa ra tiêu dùng hàng hóa,
13

dịch vụ chịu thuế GTGT, qua đó điều tiết sản xuất, tiêu dùng, trên cơ sở đó điều tiết
nền kinh tế.
- Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước. Thuế GTGT tạo
được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho Ngân sách nhà nước. Thuế GTGT đã trở
thành một nguồn doanh thu chính của chính phủ tại hơn 120 quốc gia. Khoảng 4 tỷ
người, 70% dân số Thế giới hiện đang sống ở các nước có thuế GTGT (Ebrill et

all,2001).
- Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, khuyến khích chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất, phù hợp với
định hướng phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời gian tới.
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%, DN
xuấtkhẩu hàng hóa, dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất
khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng
giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất
khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hóa đơn, chứng từ, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc cấn trừ thuế
GTGT được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào đã thúc đẩy DN hạch toán đầy đủ
doanh số chưa có thuế, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào và thực hiện tốt chế độ
hóa đơn chứng từ, hạch toán kế toán.
Tóm lại, thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT khắc
phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “ thuế chồng lên thuế”. Thuế GTGT đã
đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia áp dụng nó thông qua việc khuyến khích SXKD,
xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN.


14

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quảnlý thuế GTGT
Để thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố và kết quả thu thuế
GTGT, tác giả dựa trên các nghiên cứu trước cùng với thực tiễn tại Bình Phước, bài
nghiên cứu bao gồm các yếu tố sau:
2.2.1. Quy định của pháp luật:
Việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn có hiệu quả hay không trước tiên đó là
do bản thân quy định của Pháp luật đã phù hợp hay chưa.

Liên quan đến VAT, bộ phận tài chính liên bang (FDF) gần đây đã định nghĩa là
tập hợp các quy tắc riêng biệt mà cần phải được xem xét bất cứ hóa đơn nào hoặc tài
liệu khác bao gồm VAT được phép truyền và lưu trữ điện tử.
VAT so với các loại thuế khác trong hệ thống thu ngân sách nhà nước là một
trong những loại thuế chính bao gồm phần lớn nhất trong doanh thu thuế của ngân sách
nhà nước. Các nước EU áp dụng một mức VAT tiêu chuẩn được áp đặt bởi mỗi quốc
gia thành viên như là một tỷ lệ phần trăm của giá trị tính thuế thông qua việc cung cấp
hàng hóa và dịch vụ. Các chỉ thị của hội đồng nêu rõ rằng “ đang tìm kiếm sự khác biệt
ngày càng tăng của giá VAT tiêu chuẩn được áp dũng bởi các quốc gia thành viên mà
không ảnh hưởng đến sự cân bằng cấu trúc EU và để tránh biến dạng của sự gián đoạn
cạnh tranh của một số hoạt động, trong lĩnh vực giá cả tối thiểu thuế gián tiếp được
thông qua”. (Council`s Directive 2010/88/EU).
Các cộng đồng kinh tế Châu Âu đầu tiên quy định về thuế này vào năm 1970
bới các chỉ thị đầu tiên và thứ hai.Năm 1977, với sự ra đời của chỉ thị thứ sáu đã mở
đất cho VAT hài hòa trong các quốc gia thành viên EU (Marian, 2008).
2.2.2. Cơ cấu, trình độ năng lực quản lý thuế của cơ quan thuế
Cơ quan thuế là cơ quan có vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước
về thuế GTGT, giúp nhà nước thu và truy thu thuế một cách triệt để.
15

2.2.2.1. Về cơ cấu, hiện nay hệ thống thuế quản lý thuế của nước ta được tổ
chức như sau:
- Ở Trung ương có Tổng cục thuế thuộc Bộ Tài Chính. Bộ máy giúp việc
cơ quan Tổng cục gồm các phòng chức năng và các phòng nghiệp vụ.
- Ở các Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các Cục thuế. Các Cục
thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của Tổng Cục thuế và Ủy Ban nhân dân cùng cấp.
- Ở cấp quận, huyện và cấp tương đương có Chi cục thuế thuộc Cục thuế.
Chi cục thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của Cục thuế và Ủy Ban nhân dân cùng
cấp.(Theo Phòng nghiên cứu – Công ty Luật Dương Gia)
2.2.2.2. Về trình độ, năng lực quản lý thuế của các cơ quan Thuế

Trình độ, năng lực quản lý thuế cũng như đạo đức của cán bộ quản lý thuế tốt
thì tất nhiên việc thực thi Luật thuế GTGT được nghiêm túc dẫn đến kết quả thu thuế
GTGT đạt hiệu quả cao và ngược lại.
2.2.3. Ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các Doanh nghiệp
Ý thức chấp hành pháp luật Thuế hay còn gọi là ý thức thuế, điều này khác với
trốn thuế, không đo lường hành vi mà là đo lường thái độ của người nộp thuế. Có thể
định nghĩa ý thức thuế là nghĩa vụ nộp thuế, niềm tin khi đóng góp cho xã hội bằng
cách nộp thuế (ThS,Đặng Thị Bạch Vân, 2014).
Ý thức thuế liên quan chặt chẽ với đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật của
người nộp thuế, “Những tiêu chuẩn về hành vi của việc quản lý công dân hay người
nộp thuế trong mối quan hệ của họ với chính phủ” (Song & Yarbrough, 1978, p.443).
Giá trị và thái độ có thể tác động đến hành vi của cá nhân (Ajen & Fishbein 1980 và
Lewis 1982).
Spicer & Lundstedt (1976) cho rằng lựa chọn giữa tuân thủ thuế và trốn thuế
không chỉ do biện pháp trừng phạt mà còn là thái độ và các chuẩn mực. Lewis (1982)
đã chỉ ra “trốn thuế có lẽ là hành động duy nhất của người nộp thuế mà qua đó thể hiện
16

sự ác cảm của họ…Qua dự báo, tác giả có thể tự tin rằng nếu thái độ đối với thuế ngày
càng tệ thì trốn thuế ngày càng tăng” (p.165, 177).
Nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố quyết định hành vi thuế đã cho thấy bằng
chứng trái ngược về khối lượng riêng của các biến số kinh tế: một số nghiên cứu cho
thấy các cuộc kiểm toán và tiền phạt để tăng sự tuân thủ, các nghiên cứu khác đã không
tìm thấy bất kỳ hoặc thậm chí tác động ngược lại ( Fischer, Wartick & Mark, 1992 ;
ANDREONI, Erard & Feinstein, 1998 ). Sự bất nhất của mô hình kết quả cho thấy rằng
yếu tố kinh tế và tâm lý hoạt động khác nhau trong những hoàn cảnh khác
nhau.Kirchler, Hölzl và Wahl (2008) đã phát triển một mô hình cho thấy rằng kiểm
toán và tiền phạt có liên quan trong điều kiện tín nhiệm thấp trong các tổ chức chính
phủ và cơ quan thuế đặc biệt , đặc biệt là nếu chính phủ có quyền lực để phát huy có
hiệu quả các cuộc kiểm toán. Trong một không khí nghi kỵ lẫn nhau, công dân có thể

bị buộc phải tuân thủ. Mặt khác, nếu khí hậu được đặc trưng bởi sự tin tưởng lẫn nhau,
kiểm toán và tiền phạt sẽ báo hiệu độc tài và sự mất lòng tin, và do đó, thay vì tuân thủ
ngày càng tăng, không có hiệu quả hoặc thậm chí phản tác dụng. Trong một môi
trường tin cậy lẫn nhau, công dân có đại diện tích cực của hệ thống thuế, cơ quan thuế
và hợp tác một cách tự nhiên. Kiến thức chủ quan thuế cao, thái độ thuận lợi, chỉ tiêu
cá nhân và xã hội hợp tác, cũng như sự công bằng nhận thức của hệ thống thuế là cơ sở
của một xu hướng động lực để hợp tác, tin tưởng, và tuân thủ tự nguyện.
Một số nghiên cứu trước đây cũng đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa ý thức
thuế và quy mô hoạt động kinh tế không chính thức.Alm & Torgler (2006) tập trung
nghiên cứu ở châu Âu và Mỹ, họ tìm thấy mối quan hệ nghịch với mức ý nghĩa 0.05.
Alm, Martinez – Vazquez & Torgler (2006) cũng đã nghiên cứu về mối liên hệ
giữa ý thức thuế và quy mô hoạt động kinh tế không chính thức .Với mức ý nghĩa
0.01cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa hai biến. Tóm lại, ý thức thuế càng cao thì
dẫn đến tính tự giác tuân thủ tăng và điều này sẽ làm giảm quy mô hoạt động kinh tế
không chính thức, như vậy việc quản lý thuế sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
17

2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài
Mô hình hồi quy đa biến bao gồm các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết
quả thu thuế GTGT vào ngân sách quốc gia.
Biểu hiện của mô hình hồi quy tuyến tính đa phương được trình bày trong công
thức (1) (Bilevicience, Jonusauskas, 2011, p.199)
Y = β + β
1
X
1
+ β
2
X
2

+ β
3
X
3
+ … + β
k
X
k
+ ε (1)
Trong đó: β –Hệ số (không đổi)
X – Biến độc lập
ε – sai số ngẫu nhiên
Trên cơ sở khảo cứu các mô hình nghiên cứu đã có trong các công trình nghiên
trước có liên quan, tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu gồm các nhân tố được xem
là phù hợp trong điều kiện cụ thể tại tỉnh Bình Phước. Mô hình nghiên này được xây
dựng kết hợp dựa trên các mô hình nghiên cứu của: Alm & Torgler (2006), Martinez –
Vazquez & Torgler (2006),nghiên cứu về mối liên hệ giữa ý thức thuế và tính tự giác
tuân thủ của người nộp thuế, kết hợp với điều kiện nghiên cứu có hạn, tác giả đưa ra
thêm được 2 biến độc lập như sau:
Y = β + β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β
3
X

3
+ ε
Trong đó:
- Y: Kết quả thu thuế GTGT tại Bình Phước
- X1 : Quy định của Luật thuế GTGT
- X2: Cơ cấu, trình độ năng lực của cơ quan quản lý Thuế
- X3: Ý thức chấp hành thuế GTGT
Với giả thuyết kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu:
H
1
, H
2
, H
3
: Lần lượt các yếu tố X
1
, X
2
, X
3
có ảnh hưởng đến biện phụ thuộc Y.
18

Ta có thể tóm lược mô hình nghiên cứu như hình 1











Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)













H2
H1
H3
Kết quả thu
thuếGTGT tại
Bình Phước

Quy định của pháp
luật

Ý thức thuế


Cơ cấu, trình độ năng
lực cán bộ thuế

19

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ THU THUẾ GTGT TẠI BÌNH PHƯỚC
Ở chương này, tác giả giới thiệu một số đặc điểm về tình hình kinh tế-xã hội của
Tỉnh Bình Phước. Đưa ra được số liệu thứ cấp về kết quả thu thuế GTGT và các số liệu
liên quan được thu thập từ Cục thuế Bình Phước. Dựa vào khung lý thuyết của chương
2, tác giả đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế GTGT tại địa bàn.
3.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước
3.1.1. Vị trí địa lý – đặc điểm dân cư
- Về vị trí địa lý:
Đông Nam bộ được coi là một vùng kinh tế động lực trong lãnh thổ kinh tế – xã
hội của nước ta, bao gồm các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận.
Nằm về phía Bắc của Đông Nam bộ, Bình Phước có khoảng 240km đường biên
giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, còn lại phía nam giáp Bình Dương và Đồng
Nai, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đăk nông và Lâm Đồng với diện tích tự
nhiên 6.855.92km2 chiếm 28% tổng diện tích Miền Đông Nam bộ.
Ngày 20/02/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2003/NĐ - CP về việc
thành lập các huyện Chơn Thành, Bu Đông, thuộc tỉnh Bình Phước. Như vậy, hiện nay
tỉnh Bình Phước có 7 huyện, 3 thị xã.
- Đặc điểm dân cư:
Hiện nay, dân số Bình Phước có khoảng gần 1 triệu dân, đây là nơi định cư và
sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là
người Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày, vì vậy Bình Phước có nhiều

nét văn hóa của người Xtiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc
20

như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của
người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ
mừng lúa mới của người Khmer.

Bảng 3.1. Đặc điểm địa lý – dân cư tỉnh Bình Phước
Ðơn vị hành
chính cấp
Huyện
Thị xã
Đồng Xoài
Thị xã
Bình Long
Thị xã
Phước
Long
Huyện

Đăng
Huyện
Bù Đốp
Huyện
Bù Gia
Mập
Huyện
Chơn
Thành
Huyện

Đồng
Phú
Huyện
Hớn Quản
Huyện
Lộc Ninh
Diện tích
(km²)
168,47
126,28
118,83
1.503
377,5
1.736,12
389,49
935,4
663,79
853,95
Dân số
(người)
88.380
57.590
50.019
131.296
45.253
147.967
62.562
86.896
95.681
115.268

Mật độ dân
số
(người/km²
)
472
456
421
87
120
85
161
93
144
135
Số đơn vị
hành chính
5 phường
và 3 xã
4 phường
và 2 xã
5 phường
và 2 xã
1thị
trấn và
15 xã
1 thị trấn
và 6 xã
18 xã
1 thị trấn
và 8 xã

1 thị
trấn và
10 xã
13 xã
1 thị trấn và
15 xã
Năm thành
lập
01/09/1999
11/08/2009
11/08/2009
1988
20/02/2003
11/08/2009
20/02/2003

11/08/2009

Nguồn: Website tỉnh Bình Phước (2013)

21

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và định hướng phát triển
Thu nhập chủ yếu của tỉnh Bình Phước là nông nghiệp, chiếm 50% thu nhập
toàn tỉnh bao gồm từ các loại cây như : cao su, cà phê, điều, tiêu và các loại cây hàng
năm khác. Công nghiệp – xây dựng chiếm 22.6% và thương mại - dịch vụ chiếm
27.4% thể hiện ở biểu đồ sau:
22



Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ ngành

Hình 3.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm
Nguồn: Website tỉnh Bình Phước (2014)
Nông nghiệp
Thương mại - dịch
vụ
Công nghiệp
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
Năm 1997 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Định hướng
năm 2015
9.5%
12.33%
9.75%
10-11%
50%
27.4%

22.6%


23


3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu thuế GTGT tại Bình
Phước
Dựa vào các yếu tố đã được đưa ra ở chương 2 thì ta có thể đưa ra những nhân
tố sau:
3.2.1. Quy định của pháp luật về thuế GTGT tại Bình Phước
Luật thuế GTGT áp dụng tại tỉnh Bình Phước cũng chính là Luật thuế áp dụng
chung cho Việt Nam, được quy định như sau:
(Theo Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 được Quốc Hội thông qua ngày
03/6/2008 và Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều luật thuế GTGT))
3.2.1.1. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phát
sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng nhằm huy động một phần thu nhập của đại bộ
phận người tiêu dùng trong xã hội vào NSNN.
Phạm vi chịu thuế GTGT ở Việt Nam rất rộng bao gồm tất cả các hàng hóa, dịch
vụ được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
3.2.1.2. Đối tượng nộp thuế
Theo quy định của pháp luật, đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà Nước (hiện nay là Luật Doanh nghiệp năm 2005) và
Luật Hợp tác xã.
- Các tổ chức kinh tế có tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức
khác.
24

- Các DN có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hôp tác kinh
doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (hiện nay là Luật đầu tư); các tổ chức,
cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp

nhân tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh
doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
3.2.1.3. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo nguyên tắc của thuế GTGT thì mọi hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở Việt
Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; các hàng hóa không được tiêu dùng tại Việt
Nam không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ nhất định,
Nhà nước cũng cần phải thực hiện một số chính sách kinh tế xã hội nhất định như: ưu
tiên đối với một số hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của các tầng lớp dân cư, chính
sách đối với người có thu nhập thấp, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản
xuất, chính sách quốc phòng, an ninh, tính hiệu quả trong quản lý thuế và một số chính
sách khác…nên tại các văn bản pháp luật về thuế GTGT hiện hành quy định có 26
nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.
Ngoài ra,Chính phủ còn ban hành bổ sung thêm một số hình thức thuộc diện
không chịu thuế GTGT (Nghị định 209/2013/NĐ-CP ban hành ngày 18/12/2013).
3.2.1.4. Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
3.2.1.5. Thuế suất
Thuế suất thuế GTGT bao gồm 3 mức : 0%; 5%; 10%;. Các mức thuế suất thuế
GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch vụ, không phân biệt nhập
khẩu, sản xuất, gia công hay thương mại.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên đây được áp dụng thống nhất cho từng
loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương
mại.
25

Ví dụ 16: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu
nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất khác nhau phải
khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ;

nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế
theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3.2.1.6. Phương pháp tính thuế GTGT
Thực tế ở Việt Nam, phần lớn cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp, công ty đều áp
dụng chế độ kế toán và kinh doanh có hóa đơn, chứng từ, nhưng cũng còn bộ phận
không nhỏ (hộ, cá nhân kinh doanh) có doanh số, số thu không lớn nhưng số lượng các
hộ cá nhân này rất lớn thì chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Như vậy, những điều kiện cho phép áp dụng một phương pháp tính thuế duy nhất là
phương pháp khấu trừ còn thiếu, nên luật thuế GTGT quy định việc tính thuế GTGT
phải nộp có thể thực hiện bằng một trong 2 phương pháp: phương pháp khấu trừ hoặc
phương pháp trực tiếp trên GTGT. Trong đó, phương pháp khấu trừ là phương pháp
phổ biến.
3.2.2. Tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Bình Phước
Cùng với việc chia tách Tỉnh Sông bé thành tỉnh Bình Dương và Tỉnh Bình
Phước theo nghị quyết của Quốc Hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc Hội Khoá IX và chính
thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1997. Cục Thuế tỉnh Bình Phước cũng được
thành lập theo quyết định số 1131/QĐ-TC-TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính.
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế ngày đầu mới thành lập: toàn ngành thuế
có 5 Chi cục Thuế và 06 Phòng chức năng trực thuộc với biên chế là 235 cán bộ công
chức.

×