Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận 6, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 135 trang )

B
TRƯỜ
NG Đ


VÕ THANH SANG
CÁC NHÂN T
SOÁT THUẾ
THU NH
CHI CỤ
C THU
LU
TP. H
B
Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NG Đ
ẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


VÕ THANH SANG


CÁC NHÂN T
Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾ
N KI
THU NH

P DOANH NGHI
C THU
Ế QUẬN 6,
TP. HCM





LU
ẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301



TP. H
Ồ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015
N KI
ỂM
P DOANH NGHI
ỆP TẠI
TP. HCM

B
TRƯỜ
NG Đ


VÕ THANH SANG
CÁC NHÂN T
SOÁT THUẾ
THU NH
CHI CỤ
C THU
LU

CÁN BỘ HƯỚ
NG D
TP. H
B
Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NG Đ
ẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


VÕ THANH SANG


CÁC NHÂN T
Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾ
N KI
THU NH

P DOANH NGHI
C THU
Ế QUẬN 6,
TP. HCM



LU
ẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
NG D
ẪN KHOA HỌC: TS. MAI Đ

ÌNH LÂM



TP. H
Ồ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015

N KI
ỂM
P DOANH NGHI
ỆP TẠI
TP. HCM

ÌNH LÂM

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác do chính tôi thực hiện dựa trên kết quả khảo sát thực tế tại Chi
cục Thuế Quận 6, TP. HCM.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn




Võ Thanh Sang















ii

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học kế toán 13SKT11, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức hữu ích về kế toán làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Mai Đình Lâm đã tận tình hướng dẫn cho tôi
trong thời gian thực hiện luận văn, Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều
kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Cô, Chú, Anh, Chị đang công tác
tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM đã tận tình giúp đỡ trong việc tham gia trả lời
bảng khảo sát cũng như góp ý về những thiếu sót trong bảng khảo sát.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Quý Thầy/Cô và các
anh chị học viên. Xin chân thành cảm ơn !

TP. HCM, tháng 04 năm 2015
Học viên



Võ Thanh Sang






iii

TÓM TẮT

Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM” được tiến hành với mục đích khảo sát đánh giá
mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, cũng như kiểm định mối quan hệ giữa các
thành phần với mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu
định lượng sử dụng các nguồn dữ liệu thu thập được từ quá trình khảo sát bằng cách
thức phỏng vấn các Cán bộ thuế tiến hành kiểm định các giả thuyết đã đặt ra trong
mô hình nghiên cứu. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phân tích hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình lý thuyết được
kiểm định thông qua phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế chịu
tác động của 2 nhân tố chính là “Kiểm soát thuế“ và “Tin cậy“ trong đó “ Kiểm soát
thuế“ có tác động mạnh nhất. Những giải pháp đề ra nhằm ưu tiên cải thiện những
nhân tố này góp phần nâng cao mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, qua đó
đưa ra các kiến nghị phù hợp.











iv

ABSTRACT

Thesis "The factors affecting the control of corporate income tax at the County
Tax Office 6, Hô Chi Minh city" was conducted for the purpose of the survey
assessing the tax compliance of taxpayers, as well as testing the relationship
between the components of the level of tax compliance by taxpayers.
Research is done formally through quantitative research methods used data
sources collected from the survey by interviewing official tax officer conducting the
hypotheses set out in the model of research. The scale was evaluated through the
preliminary analysis of Cronbach's coefficient alpha reliability and factor analysis to
explore EFA. Theoretical model was tested through analysis method multiple linear
regression.

The study results showed that the level of tax compliance of taxpayers affected
by two main factors are "tax control" and "Trust" in which "tax control" has the
strongest effect. The solution proposed to prioritize improving these factors
contribute to raising the level of tax compliance of taxpayers, thereby making
appropriate recommendations.













v

MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………… ………………… i
Lời cám ơn………………………………………………………………………….ii
Tóm tắt luận văn………………………………………………………………… iii
Abstract…………………………………………………………………………….iv
Mục lục……………………………………………….…………………………… v
Danh mục các từ viết tắt………………………………… ………………………vi
Danh mục các bảng……………………………………… ….………………… vii
Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh………….…………………… viii
Chương 1: Đặt vấn đề 1

1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài 2
1.3. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài 4
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 4
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 5
1.4. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 7
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu 7
1.4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu 8
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
1.6. Kết cấu của luận văn 9
Chương 2: Cơ sở lý luận các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập
doanh nghiệp và mô hình nghiên cứu 11
2.1. Những vấn đề chung về thuế TNDN 11
2.1.1. Khái niệm 11
2.1.2. Vai trò của thuế TNDN 12
2.1.3. Nội dung thuế TNDN 13
2.1.3.1. Người nộp thuế TNDN 13
2.1.3.2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế, phải nộp thuế TNDN 14
vi

2.1.3.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN 14
2.1.3.4. Thu nhập tính thuế 15
2.1.3.5. Thuế suất thuế TNDN 16
2.2. Kiểm soát thuế TNDN 17
2.2.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm 17
2.2.1.1. Khái niệm 17
2.2.1.2. Đặc điểm 18
2.2.1.3. Vai trò 18
2.2.2. Sự cần thiết kiểm soát thuế TNDN 19

2.2.3. Nội dung kiểm soát thuế TNDN 21
2.2.3.1. Mục tiêu và quy trình kiểm soát 21
2.2.3.2. Nội dung – quy trình kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp 23
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN 26
2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 33
2.3.1. Mô hình nghiên cứu 33
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu 35
Chương 3: Thực trạng quản lý và kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế
Quận 6, TP. HCM 37
3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 6, TP. HCM 37
3.2. Thực trạng kiểm soát thuế TNDN trên địa bàn Quận 6, TP. HCM 43
3.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM 43
3.2.2. Các quy trình kiểm soát thuế tại Chi cục thuế Quận 6, TP. HCM 45
3.2.3. Hệ thống thông tin kế toán thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM45
3.3. Tình hình kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM 46
3.3.1. Kết quả kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM 46
3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 6,
TP. HCM 47
Chương 4: Phân tích nội dung và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM 52
vii

4.1. Thiết kế mô hình nghiên cứu 52
4.1.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 52
4.1.2. Xây dựng thang đo 52
4.1.3. Nghiên cứu chính thức 53
4.1.4. Phương pháp thu thập thông tin 53
4.1.5. Kích thước mẫu 58
4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu 58
4.2.1. Thông tin mẫu nghiên cứu 58

4.2.1.1. Cơ cấu theo bộ phận công tác 58
4.2.1.2. Cơ cấu theo thâm niên công tác 59
4.2.2. Đánh giá các thang đo 60
4.2.2.1. Đánh giá mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với
biến tin cậy 60
4.2.2.2. Đánh giá mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với
biến chính sách thuế 62
4.2.2.3. Đánh giá mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với
biến chấp hành pháp luật thuế 64
4.2.2.4. Đánh giá mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với
biến kiểm soát thuế 68
4.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp
thuế 70
4.2.3.1. Đánh giá các thang đo 70
4.2.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 71
4.2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 71
4.2.3.4. Mô hình hồi quy 74
4.2.3.5. Ý nghĩa các hệ số hồi quy và giải thích phương trình 76
Chương 5: Các giải pháp và kiến nghị tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại
Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM 79
5.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu 79
viii

5.2. Kết quả cụ thể 79
5.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao mức độ tuân thủ của người nộp
thuế 80
5.3.1. Giải pháp nâng cao kiểm soát thuế 80
5.3.1.1. Cơ sở giải pháp 80
5.3.1.2. Nội dung giải pháp 81
5.3.2. Giải pháp nâng cao tin cậy đối với hồ sơ khai thuế 83

5.3.2.1. Cơ sở giải pháp 83
5.3.2.2. Nội dung giải pháp 84
5.3.3. Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề xuất 87
5.3.3.1. Đối với Cục thuế 87
5.3.3.2. Đối với UBND Quận 6 88
5.4. Hạn chế của đề tài và gợi ý nghiên cứu tiếp theo 89
Kết luận 90
Tài liệu tham khảo 91
Phụ lục









ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT: Bảo vệ môi trường
CBCC: Cán bộ công chức
CCT: Chi cục Thuế
CTN NQD: Công thương nghiệp ngoài quốc doanh
DN: Doanh nghiệp
EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
GTGT: Giá trị gia tăng
NNT: Người nộp thuế

NSNN: Ngân sách nhà nước
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TNCN: Thu nhập cá nhân
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt











x

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện 30
Bảng 3.1: Tỷ trọng thuế TNDN trong tổng thu ngân sách (2010-2013) 47
Bảng 4.1: Mã hóa các biến quan sát trong các thang đo 54
Bảng 4.2: Cơ cấu theo bộ phận công tác và thời gian công tác 58
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo tin cậy 61
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế
đối với tin cậy 62
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo chính sách thuế 63
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế

đối với chính sách thuế 64
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo tin cậy 66
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế
đối với chấp hành pháp luật 67
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo chính sách thuế 69
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế
đối với kiểm soát thuế 70
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của thang đo các nhân tố ảnh
hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 6 72
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson 74
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson sau khi loại biến CHPL 75
Bảng 4.14: Tóm tắt mô hình 76
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình 76
Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 77


xi

DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 33
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết của đề tài 35
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu theo bộ phận công tác 59
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu theo thâm niên công tác 59




















xii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 2: Kết quả phân tích cơ cấu bộ phận công tác và thời gian công tác
Phụ lục 3: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Phụ lục 5: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
Phụ lục 6: Các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hình ảnh
1

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Đặt vấn đề
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước: Một nền tài chính quốc gia
lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Tất cả các

nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các
hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu
khác. Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc
bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này
mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng
được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách. Chính sách thuế được đặt
ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua
thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và
khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh
tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh
các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Bốn mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ
mô mà mọi chính phủ phải theo đuổi trong nền kinh tế thị trường hiện đại (Theo Giáo
trình Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2008), đó là:
- Đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý.
- Tạo được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động.
- Ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát.
- Thực hiện sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp luật thuế của Việt Nam, là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng
tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội, là nguồn thu quan trọng của NSNN,
là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng
2

điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
Chính vì thế, thuế TNDN chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Ở các nước
phát triển loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
thu Ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu NSNN
(trừ dầu thô) năm 2006 là 19%, năm 2007 là 17 %, năm 2008 là 20 %, năm 2009 là
16% , năm 2010 là 19%, năm 2011 là 19%, năm 2012 là 20% (Nguồn: Thống kế về
thuế TNDN – Chuyên đề 9: Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020) .

Tuy nhiên, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế
ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về
thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
Về cơ chế quản lý thuế nói chung và kiểm soát thuế TNDN nói riêng thì Luật
quản lý thuế có hiệu lực nhằm quản lý thuế theo chức năng, người nộp thuế thực hiện
theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản
kê khai của mình, vì thế dẫn đến tình trạng gian lận thuế, trốn thuế với nhiều hình thức
tinh vi, khó phát hiện nên thuế TNDN luôn là một trong những mục tiêu gian lận của
doanh nghiệp, mà trong đó, môi trường thể chế và kinh tế chưa hoàn chỉnh như ở Việt
Nam hiện nay, cùng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro gian
lận về thuế sẽ càng lớn. Do đó, để hạn chế, giảm thiểu và ngăn chặn những rủi ro trong
gian lận vế thuế nói trên, đó chính là công tác quản lý thuế về cơ chế quản lý, công
nghệ quản lý, tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý nhằm mục tiêu hiện đại hóa
công tác quản lý thuế để có thể theo kịp và đáp ứng sự phát triển nhanh chóng và hiện
đại hóa của doanh nghiệp, để có những biện pháp quản lý và kiểm soát nó một cách
hiệu quả và phù hợp nhất. Trong đó, kiểm soát thuế TNDN có tầm quan trọng hàng đầu
mà tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập và nhu cầu tài chính của Nhà nước. Với tình hình kinh tế xã hội
3

những năm trở lại đây đối mặt với muôn vàn khó khăn, doanh nghiệp hoạt động kém
hiệu quả nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu ngân sách. Trong đó gian lận thuế,
trốn thuế là một trong những nguyên nhân chính là ảnh hưởng đến số thu NSNN hàng
năm của cơ quan thuế. Chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý, kiểm soát rủi ro
trong gian lận thuế, trốn thuế một cách hiệu quả và phù hợp nhất trong điều kiện ngành
thuế chưa đầy đủ phương tiện để quản lý kịp thời, chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật thuế
của đối tượng nộp thuế, vì vậy khiến cho hiệu quả kiểm soát thuế TNDN hàng năm của
cơ quan thuế đối với doanh nghiệp đều có mức đạt khá thấp so với kế hoạch, chưa có

lực lượng thanh kiểm tra đủ mạnh và năng lực nhạy bén về chuyên môn nghiệp vụ
thanh kiểm tra để ngăn ngừa được rủi ro tình trạng trốn thuế, gian lận thuế nhằm mục
đích chiếm đoạt tiền thuế.
Tại Quận 6, TP. HCM, tình trạng gian lận thuế nhằm mục đích chiếm đoạt tiền
thuế diễn ra ngày càng nghiêm trọng, làm thất thoát NSNN khá lớn. Vì vậy tôi chọn đề
tài: ”Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM” làm
đề tài nghiên cứu.
Mặc dù tổng số thu ngân sách tại Chi cục thuế Quận 6, TP. HCM tăng từ năm
2010 đến năm 2013 (theo Bảng tình hình số thu Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM –
Nguồn: Phụ lục 6) nhưng tỷ trọng thuế TNDN trên tổng số thu lại thấp và có xu hướng
giảm dần bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan, trong đó ngoài việc Chính phủ ban
hành nhiều chính sách ưu đãi, miễn giảm, giản thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tháo
gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp thì cơ chế quản lý thuế nói chung và kiểm soát
thuế thu nhập doanh nghiệp theo chức năng người nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai, tự
tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật lại có nhiều bất cập dẫn đến tình
trạng thất thu thuế do gian lận thuế, trốn thuế ngày càng gia tăng, mức độ tinh vi ngày
càng quyết liệt, rất khó phát hiện, điển hình như: khai kết quả SXKD mỗi năm đều lỗ,
dấu bớt doanh thu tính thuế, nâng khống chi phí bằng việc kê khai những khoản chi phí
bất hợp lý vào chi phí được trừ, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sự dụng bất hợp pháp
4

hóa đơn, thực hiện chế độ kế toán không thống nhất trong kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp, chuyển giá trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết như kinh doanh
thua lỗ nhiều năm liên tục vẫn đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng phạm vị, quy mô
SXKD, kinh doanh mặt hàng có giá bán thấp hơn nhiều so với mặt hàng cùng chức
năng trên thị trường, nâng khống chi phí đầu vào thông qua các hợp đồng mua nguyên
vật liệu đầu vào với giá cao của chính công ty mẹ.
Chính vì ngành thuế đã và đang chuyển đổi từ mô hình quản lý theo đối tượng
sang mô hình quản lý theo chức năng, người nộp thuế thực hiện cơ chế tự tính, tự khai,
tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trước các khoản kê khai của mình, còn cơ

quan thuế chỉ làm nhiệm vụ tư vấn bằng các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, theo dõi,
giám sát, kiểm tra sự tuân thủ pháp luật thuế và áp dụng các chế tài hành chính đối với
các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, áp dụng
cơ chế này có hiệu quả chưa cao bởi tính tự giác của người nộp thuế hiện còn quá thấp
và thất thoát là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Các
nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 6,
TP.HCM” để tìm ra các các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thuế TNDN,
qua đó nhận định các hình thức, hành vi, nguyên nhân gian lận thuế, trốn thuế TNDN
làm luận văn bảo vệ học vị thạc sĩ kế toán của mình.
1.3. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
Hiện tại đã có những nghiên cứu ngoài nước thực hiện nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến kiểm soát thuế nói chung và kiểm soát thuế TNDN nói riêng:
- Donald R. Cressey (1919-1987): Ông là nhà nghiên cứu về tội phạm tại trường
Đại học Indiana (Mỹ) vào những năm 40 của thế kỷ 20. Cressy đã chọn việc nghiên
cứu về vấn đề tham ô, biển thủ làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. Cressey tập
trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ thông qua khảo sát khoảng 200
trường hợp tội phạm kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm
5

pháp luật trên. Ông đã đưa ra mô hình: Tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày
về các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận mà ngày nay đã trở thành một trong những
mô hình chính thống dùng trong nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc nghiên cứu
gian lận,. Tam giác gian lận của Cressey được dùng để lý giải rất nhiều vụ gian lận.
Tuy nhiên, do đây không phải là một tiên đề nên không thể khẳng định rằng mô hình
này đúng với mọi trường hợp. Tuy vậy, tam giác gian lận được áp dụng trong viêc
nghiên cứu, đánh giá rủi ro có gian lận phát sinh trong nhiều nghề nghiệp
- DW. Steve Albrecht (1980) trong tác phẩm: “Chôn vùi gian lận, viển cảnh của
kiểm toán nội bộ”. Phương pháp luận nghiên cứu của Albrecht là khảo sát thông tin
thông qua sử dụng bảng câu hỏi. Những người tham gia vào công trình nghiên cứu này

là kiểm toán viên nội bộ ở các công ty tại Mỹ. Thông qua khảo sát, ông đã thiết lập các
biến số liên quan đến gian lận và đã xây dựng danh sách 50 dấu hiệu đỏ về chỉ dẩn gian
lận, lạm dụng. Các biến số này tập trung vào 2 vấn đề chính: dấu hiệu của nhân viên và
đặc điểm của tổ chức. Mục đích công trình nghiên cứu này là giúp xác định các dấu
hiệu quan trọng của sự gian lận để người quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện chúng
Gồm 3 nhân tố: Hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và tính liêm chính của cá
nhân. Kết quả mô hình của ông chỉ rõ khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian
lận cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thấp thì nguy cơ xãy ra gian lận là rất cao
và ngược lại.
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Cho đến hiện tại, trong nước cũng có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài:
- Nguyễn Văn Vũ (2012) với nghiên cứu “Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập
doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Phú Yên”. Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi vi phạm
pháp luật về thuế xảy ra ở mọi lĩnh vực kinh doanh, tổ chức bộ máy theo mô hình chức
năng chưa rõ ràng, trình độ cán bộ thực hiện chức năng của quy trình quản lý chưa
tương xứng, công tác kiểm soát nội bộ chưa phát huy được chức năng vốn có của nó.
- Trần Văn Ninh (2012) với nghiên cứu “Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập
6

doanh nghiệp tại chi cục thuế quận Cẩm Lệ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy chức năng
nhiệm của các Đội thuế trong bộ máy kiểm soát đã được thay đổi nhưng vẫn còn chồng
chéo, cơ sở dữ liệu thông tin về NNT chưa đồng bộ. Mục tiêu kiểm soát thuế chưa hiệu
quả, trình độ cán bộ kiểm soát thuế không đồng đều.
- Trần Tiến Lập (2013) với nghiên cứu “Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố
ảnh hưởng chủ yếu đến công tác kiểm soát thuế TNDN là sự tuân thủ chính sách thuế
của DN, hành vi của DN đối với việc bị phạt, bị cưỡng chế khi vi phạm pháp luật thuế
TNDN, trách nhiệm của cán bộ thuế đối với doanh nghiệp, sự phức tạp của quy trình
phân tích hồ sơ kê khai, phân tích tình trạng nợ, phân tích báo cáo quyết toán thuế
TNDN.

- Nguyễn Đăng Nguyên (2013) với nghiên cứu “Một số giải pháp hạn chế hành vi
gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn quận 5, TP.
HCM”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hành vi gian lận thuế TNDN chủ yếu là cở sở
kinh doanh hạch toán không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán, kê
khai khống chi phí, không điều chỉnh giảm lỗ, bán hàng dưới giá vốn…
- ThS. Thái Ninh (2014) với nghiên cứu “Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa”. Báo cáo công tác thanh tra - kiểm tra thuế
toàn ngành năm 2013 và nhiệm vụ giải pháp cho năm 2014 của Cục thuế tỉnh Khánh
Hòa. Nghiên cứu này đưa ra kết luận về việc chấp hành pháp luật thuế, kết hợp kiểm
tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, có hoạt động giao dịch liên kết, các
doanh nghiệp lỗ; các sai phạm được phát hiện chủ yếu là: giảm giá trị hàng tồn kho
theo yêu cầu của thành viên góp vốn; tăng chi phí khấu hao TSCĐ; trích lập dự phòng
không đúng quy định; chi phí trích trước quá hạn chưa chi; hao hụt nguyên vật liệu,
thành phẩm không có lý do; hạch toán chênh lệch tỷ giá không đúng quy định; doanh
thu thấp nhưng chi phí phát sinh lớn
7

- “Báo cáo phân tích tình hình quản lý ngành ăn uống, trung tâm tiệc cưới, dịch
vụ giải trí năm 2013” số 68/CT-BC ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Cục thuế TP. HCM.
Báo cáo này đưa ra nhận định về tỷ lệ điều tiết thuế TNDN so với doanh thu đối với
ngành ăn uống, trung tâm tiệc cưới, dịch vụ giải trí qua tình hình quản lý cơ sở kinh
doanh và tình hình quản lý thuế của 24 Chi cục Thuế quận huyện trong TP. HCM.
Như vậy đã có các nghiên cứu tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề
tài. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu” Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM” hiện vẫn chưa có đề tài nào nghiên
cứu một cách thấu đáo.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm
soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế quận 6, TP. HCM nhằm xây dựng được một quy
trình đánh giá một cách khách quan và toàn diện về hoạt động chống gian lận, trốn thuế

TNDN mà hiện nay các cơ quan thuế vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó
khăn trong quá trình triển khai nhằm xác định tương đối chính xác các nguyên nhân
cấu thành nên các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong công tác chống gian lận thuế
trong thời gian tới. Qua đó, cần phải xây dựng quy trình điều tra các hành vi trốn thuế
TNDN trên phạm vi liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều tỉnh, thành phố khác nhau,
thời gian cần thiết để xác minh thường chiếm tỷ lệ thời gian khá nhiều, tốn kém chi
phí và nguồn nhân lực khi tình trạng trốn thuế TNDN phổ biến và tinh vi với phạm vi
rộng như hiện nay, nhiều trường hợp lách luật và không đủ căn cứ để xác định truy thu
thuế TNDN.
1.4. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế Quận 6, TP.HCM.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục
8

thuế Quận 6, TP.HCM.
+ Kiểm định tác động của các nhân tố này đến hoạt động kiểm soát thuế TNDN
tại Chi cục thuế Quận 6, TP.HCM.
+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát thuế
TNDN tại Chi cục thuế Quận 6, TP.HCM.
- Câu hỏi nghiên cứu: Mức độ tuân thủ thuế TNDN của NNT tùy thuộc vào
những yếu tố nào? NNT có sẵn sàng nộp thuế không?
1.4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bao quát cả lý luận lẫn thực tiễn trong công
tác kiểm soát thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn quận 6.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tại Chi cục Thuế
Quận 6, TPHCM.

+ Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được sử dụng số liệu thứ cấp
từ Chi cục Thuế Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, với thời gian từ năm 2009 đến năm
2013.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu sơ cấp từ bảng câu hỏi khảo sát cán bộ, công
chức, viên chức ngành thuế trên địa bàn Quận 6, TPHCM, sau đó sử dụng phần mềm
SPSS để phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN trên
địa bàn Quận 6, TPHCM.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sử dụng đồng thời phương pháp định tính và định lượng,
trong đó có sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, đánh giá thông qua việc
nghiên cứu từ các biên bản kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp của Chi cục Thuế Quận
6, TP. HCM, kết luận kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước và phương
pháp chọn mẫu điều tra bằng cách phỏng vấn cán bộ quản lý thuế, kiểm định thống kê,
9

kiểm tra đối chiếu và tổng hợp để tìm các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát
thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 6, TP.HCM. Gồm 2 giai đoạn cụ thể sau:
+ Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thảo
luận nhóm, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi
cục Thuế quận 6, TP.HCM và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
+ Giai đoạn 2: Trên cơ sở thu thập dữ liệu được từ bảng câu hỏi, đề tài sử dụng
phương pháp định lượng nhằm đánh giá cụ thể về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế quận 6, TP.HCM, công cụ được sử dụng là
phần mềm SPSS.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thực tiễn trong công cuộc cải cách quản lý
hành chính thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, qua đó
xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp
với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giúp cho các thực thi trong quản lý thuế và các nhà làm chính sách trong việc

hướng dẫn thuế TNDN hiểu biết sâu sắc hơn các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm
soát thuế TNDN, qua đó góp phần tạo cơ sở cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn
thực hiện chính sách hữu hiệu hơn.
1.6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần kết luận, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 05 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề, theo đó chương này hệ thống vai trò của Thuế nói chung
và vai trò của thuế TNDN nói riêng. Từ đó nêu lên được tính cấp thiết của đề tài qua
các nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài thông qua các mục tiêu,
đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu để từ đó nêu lên ý nghĩa thực tiễn của
đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận, các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN và
mô hình nghiên cứu, nội dung cơ bản là hệ thống hóa các khái niệm , vai trò, nội dung
10

về thuế TNDN. Qua đó xây dựng được mô hình và giả thuyết nghiên cứu để có thể
kiểm soát thuế TNDN nhằm kiểm định tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm
soát thuế TNDN.
Chương 3: Thực trạng quản lý và kiểm soát thuế TNDN và các nhân tố ảnhhưởng
đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 6, TPHCM, từ đó xác định các nhân
tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát thuế TNDN tại CCT Quận 6, TPHCM.
Chương 4: Phân tích nội dung và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận 6, TPHCM trên cơ sở phân tích các nhân
tố ảnh hưởng ở chương 3, chương 3. Chương này sử dụng phần mềm SPSS để kiểm
định tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế
Quận 6, TP. HCM. Từ đó làm cơ sở để đề xuất giải pháp ở chương 5.
Chương 5: Các giải pháp tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế
Quận 6, TPHCM trên cơ sở phương án nghiên cứu các chương trước , cùng với định
hướng chung, chương này đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp tăng cường kiểm
soát thuế TNDN tại CCT Quận 6, TPHCM.













11

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT THUẾ
TNDN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Những vấn đề chung về thuế TNDN
2.1.1. Khái niệm
Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật số 32/2013/QH13 (19/06/2013), Nghị
định số 218/2013/NĐ-CP (26/12/2013), Thông tư số 78/2014/TT-BTC (18/06/2014):
“Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế”
Theo chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế TNDN (2005): “Thuế thu nhập doanh
nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần.
Thuế TNDN bao gồm cả các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với
các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại
Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên

khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối
tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành”.
Theo Chuyên đề 14 thuế TNDN (2013): “ Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu
đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Thuế thu nhập
gồm có thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNDN là một loại thuế đánh vào
thu nhập phát sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất đinh
thường là một kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập của cơ sở sản
xuất kinh doanh đều là đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN. Thuế TNDN chỉ điều
chỉnh phần thu nhập chịu thuế. Vì việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh nặng hay

×