Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong nông nghiệp tại xã an thạnh, huyện mỏ cày, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.34 KB, 97 trang )

-9















































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







NGUYỄN VĂN HẬN





PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP :
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI XÃ AN THẠNH, HUYỆN
MỎ CÀY, TỈNH BẾN TRE






LUẬN VĂN THẠC SĨ













Nha Trang – 2009



-8























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



NGUYỄN VĂN HẬN






PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP :
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI XÃ AN THẠNH, HUYỆN
MỎ CÀY, TỈNH BẾN TRE



Chuyên ngành: Kinh tế
Mã số: 60.31.13



LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS.NGUYỄN TRỌNG HOÀI







Nha Trang – 2009



-7



LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Văn Hận, học viên lớp Cao học Kinh tế khoá 2006,
Trường Đại Học Nha Trang.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, do chính tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoài. Các số liệu
nêu trong luận văn là số liệu trung thực.



Bến Tre, Ngày 31 thàng 7 năm 2009
Người cam đoan




Nguyễn Văn Hận




























-6

MỤC LỤC


Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
TRONG NÔNG NGHIỆP 6
1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của sản xuất nông nghiệp 6

1.1.1.Khái niệm nông nghiệp 6
1.1.2.Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 6
1.1.3.Những đóng góp của nông nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển
kinh tế 7
1.1.4. Huy động các nguồn đầu vào để phát triển sản xuất nông nghiệp. 7
1.1.4.1. Đất đai trong nông nghiệp 8
1.1.4.2. Lao động trong nông nghiệp 8
1.1.4.3. Nhu cầu huy động vốn trong nông nghiệp 9
1.1.4.4. Công tác khuyến nông 9
1.1.4.5. Phát triển thị trường cho sản phẩm nông nghiệp 9
1.1.5.Vai trò của các chính sách công đối với sự phát triển của
nông nghiệp 9
1.1.6. Tóm lại 10
1.2. Một số khái niệm có liên quan 10
1.2.1.Nguồn lao động nông nghiệp 10
1.2.2. Năng Suất Lao Động 11
1.2.3.Năng suất lao động nông nghiệp 11
1.3. Các mô hình lý thuyết liên quan đến khu vực nông nghiệp 11
1.3.1.Mô hình David Ricardo (1772-1823) 11

-5
1.3.2.Luận điểm của Lewis 12
1.3.3.Luận điểm Harry T.Oshima (1955) 16

1.3.4.Mô hình Todaro (1990) 17
1.3.5.Mô hình Park S.S (1992) 18
1.3.6.Randy Barker (2002) 19
1.4. Lý thuyết về thay đổi công nghệ trong nông nghiệp 19
1.4.1.Khái niệm 19
1.4.2.Lý thuyết về công nghệ 20
1.5.Xu hướng chung chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp của
thế giới 21
1.6. Tóm tắt 22
1.7. Các nghiên cứu về năng suất lao động nông nghiệp đã thực hiện ở
Việt Nam 23
1.8.Mô hình nghiên cứu đề nghị 26
CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1.Phương pháp thu thập số liệu 29
2.2.Phương pháp phân tích số liệu 29
2.3.Mô hình nghiên cứu 30
2.4.Mô tả địa bàn nghiên cứu .32
2.4.1.Hiện trạng chung về nông nghiệp của Tỉnh Bến Tre 32
2.4.1.1. Trồng trọt 32
2.4.1.2. Chăn nuôi 33
2.4.1.3. Tóm lại 34
2.4.2.Hiện trạng năng suất lao động nông nghiệp ở địa bàn
nghiên cứu 34
2.4.2.1. Hiện trạng năng suất lao động nông nghiệp huyện Mỏ cày 34
2.4.2.2.Giới thiệu tổng quan về xã An Thạnh, Huyện Mỏ Cày 34
a.Vị trí địa lý kinh tế 34
b. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội 35


-4

c. Hiện trạng về năng suất lao động nông nghiệp của Xã An Thạnh
.36
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Hiện trạng phát triển nông nghiệp của Xã An Thạnh từ năm (2003 –
2007) 37
3.1.1.Cây lúa 37
3.1.2.Cây dừa 38
3.1.3.Cây mía 38
3.1.4.Cây ngô …39
3.1.5.Sản xuất rau đậu. 39
3.1.6.Cây ăn quả 39
3.1.7.Chăn nuôi 39
3.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp của Xã An Thạnh từ năm (2003-2007) 40
3.3. Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động trong nông nghiệp và phân
tích các nhân tố tác động đến năng suất lao động nông nghiệp Huyện
Mỏ Cày 41
3.3.1.Xu hướng dịch chuyển năng suất lao động trong nông nghiệp của
Huyện Mỏ Cày 41
3.3.2.Xu hướng tăng trưởng năng suất đất nông nghiệp của Huyện
Mỏ Cày 43
3.3.3.Tóm tắt ……………………………………………………………45
3.4.Mô hình năng suất lao động nông nghiệp tại Xã An Thạnh 45
3.5. Kết quả ước lượng 47
3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp và
gợi ý các chính sách từ mô hình nghiên cứu 49
3.6.1. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lao động 48
3.6.1.1.Vay vốn ngân hàng 49
3.6.1.2. Chính sách khuyến nông 50
3.6.1.3.Chính sách về thị trường nông sản 52


-3
3.6.2. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất lao động nông
nghiệp tại Xã An Thạnh 53
CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ AN THẠNH 54
4.1. Phương hướng nâng cao năng suất lao động nông nghiệp của Xã An
Thạnh 55
4.2.Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp
Xã An Thạnh 56
4.2.1. Giải pháp về vốn 56
4.2.2. Giải pháp về chuyển giao kỹ thuật – công nghệ 57
4.2.3. Giải pháp về phát triển các ngành sản xuất phi nông nghiệp 60
4.2.4.Giải pháp phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, trang trại 62
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ - HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU 63
Tài liệu tham khảo 67
Phụ lục 69



























-2





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

3G3T : Chương trình ba giảm ba tăng
VAC : Mô hình vườn ao chuồng
RVAC : Mô hình rẫy vườn ao chuồng
NSLĐ : Năng suất lao động
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
GDP : Gross domestic product
NSRĐ : Năng suất ruộng đất
ASDP : Agricultural sector delopment program
LĐNN : Lao động nông nghiệp
DTĐNN : Diện tích đất nông nghiệp

NN : Nông nghiệp
NSLĐNN : Năng suất lao động nông nghiệp
























-1






DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Các biến dùng trong mô hình phân tích hồi quy
Bảng 2.2: Thang đo mô hình sản xuất
Bảng 2.3 : Đánh giá trình độ kiến thức vế nông nghiệp của nông dân
Bảng 3.1 : Kết quả hồi qui
Bảng 3.2 : Đánh giá chung kết quả mô hình hồi quy
Bảng 3.3 : Hệ số tương quan Pearson
Bảng 3.4 : Nguồn kiến thức chung nông nghiệp của nông dân
































0



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ , ĐỒ THỊ


Hình 1.1 Đường tổng sản phẩm nông nghiệp
Hình 1.2. Quá trình dịch chuyển lao động giữa nông nghiệp và công nghiệp
Hình 1.3. Con đường tăng năng suất lao động nông nghiệp của các nước
trên thế giới
Hình 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp
Đồ thị 3.1.Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp Huyện
Mỏ Cày
Hình 3.2: Xu hướng tăng năng suất đất của Huyện Mỏ Cày
Sơ đồ 4.1: Sự phối hợp giữa trung tâm khuyến nông – tổ chức tín dụng –
nông dân





















1

PHẦN MỞ ĐẦU

1/Sự cần thiết của luận văn
Đối với các nước đang phát triển như nước Việt Nam, Nông nghiệp có vai
trò rất quan trọng. Đầu tiên phần lớn người dân nước nầy sống dựa vào nghề
nông. Đồng thời chính nông nghiệp tạo ra những sản phẩm thiết yếu ñeå nuoâi
sống con người. Nền nông nghiệp Việt Nam từ một nền nông nghiệp tự cung tự
cấp là chủ yếu đang chuyển sang sản xuất nông sản hàng hóa, từng bước hình

thành các vùng sản xuất chuyên canh và các trang trại có quy mô lớn.Tuy nhiên
sản xuất hàng hóa nông sản của Việt Nam còn rất yếu kém, thiếu kinh nghiệm
mà hiện nay Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc gia khác có nền nông
nghiệp phát triển trong khu vực cũng như toàn cầu.
Do đó để đứng vững và từng bước phát triển,cạnh tranh được với các
nước trong khu vực như Thái-lan, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Phi-li-pin, Ma-lai-
xi-a… Nông dân Việt Nam phải sản xuất nông sản với chi phí thấp hơn các
nước khác nghĩa là chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm phải thấp. Để hạ
thấp chi phí sản xuất điếu tất yếu là phải gia tăng sản lượng trên một đơn vị thời
gian lao động tức tăng năng suất lao động. Nâng cao năng suất lao động là yếu tố
quyết định tốc độ phát triển kinh tế đến việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo điều kiện
tích luỹ tái đầu tư và nâng cao thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán và cải
thiện đời sống. Hơn nữa năng suất lao động cao là yếu tố quyết định đến hiệu
quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia, hạn chế thách
thức nền kinh tế nước ta với các nuớc trên thế giới.
Lê nin đã nói “Xét đến cùng, thì năng xuất lao động là cái quan trọng
nhất,chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới”
1.
Cho nên, để nền nông
nghiệp phát triển tốt và cạnh tranh được với các nước khác thì điều tiên quyết là
phải nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động trong nông nghiệp là một
thách thức lớn của nước ta hiện nay.
2
Năng suất lao động trong nông nghiệp của nước ta hiện nay còn rất thấp
so với các nước trên thế giới. Năm 2005, năng suất lao động nông Việt Nam chỉ
bằng 75% Thái- lan, 86% In-đô-nê-xi-a, và 16% Ma-lai-xi-a ( TCTK,2007;
IMF, 2006)
Bến Tre là một tỉnh thuần nông, diện tích đất nông nghiệp 181.551 ha
( CTK Bến Tre, 2007 ),lao động trong nông nghiệp 432.210 người, năng
suất lao động trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh chỉ đạt 8,38 triệu đồng / lao

động ( xem phụ lục 1 ). Theo Trần Quốc Thanh (2003) năng suất lao động nông
nghiệp năm 2000 của Bến Tre chỉ đạt 4,117 triệu đồng / lao động
2
thấp hơn mức
bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long là 5,430 triệu đồng / lao động
3
. Đồng
thời Huyện Mỏ Cày là một huyện lớn của Tỉnh Bến Tre và có diện tích đất nông
nghiệp là 28.024,35 ha, lao động nông nghiệp 108.039 người ( xem phụ lục 2 ),
năng suất lao động nông nghiệp chỉ đạt 7,99 triệu đồng / lao động ( xem phụ lục
3 ) thấp hơn năng suất lao động nông nghiệp trung bình của Tỉnh. Do đó việc
nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
để giảm giá thành sản phẩm.Tuy nhiên việc tăng năng suất lao động trong nông
nghiệp cần phải nhiều biện pháp kết hợp đòi hỏi có sự đóng góp của các nhà
khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau mới có thể giải quyết được, với tinh thần
trách nhiệm tác giả muốn góp phần tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng suất
lao động trong nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao thu nhập cải thiện
cuộc sống, đặc biệt nông dân ở Xã An Thạnh, Huyện Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre.










1 Lê – Nin nói về kinh tế xã hội chủ nghĩa,nhà xuất Thông tấn xã Nô-vô-xcơ-va- 1983,trang 93
2

Giá so sánh năm 1994
3
Giá so sánh năm 1994

3

Xã An Thạnh là một Xã có năng suất lao động nông nghiệp đạt 5,79 triệu
đồng/ lao động, rất thấp so với năng suất lao động nông nghiệp trung bình của
Huyện là 7,99 triệu đồng / lao động
Từ những phân tích trên nên tác giả chọn đề tài “ Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến Năng Suất Lao Động trong nông nghiệp tại Xã An Thạnh,
Huyện Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre” nhằm tìm ra các gợi ý chính sách cần thiết tác
động nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp tại Xã.

2/Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1.Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất lao động trong nông nhiệp của Xã An Thạnh
-Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện thực tế của Xã mà đề xuất một số
gợi ý chính sách và giải pháp nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông
nghiệp của địa phương.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề giải quyết được những mục tiêu nội dung của luận văn nầy cần tập
trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất lao động trong nông
nghiệp tại địa bàn nghiên cứu?
- Phân tích hiện trạng năng suất lao động và xu hướng dịch chuyển
năng suất lao động nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
- Các chính sách và giải pháp có ý nghĩa nào có thể được áp dụng để
nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu ?

3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hộ nông dân xã là đối tượng nghiên cứu về năng suất lao động trong nông
nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng bao gồm : Giá trị tổng Sản lượng nông nghiệp,
lao động trong nông nghiệp, năng suất đất, diện tích đất nông nghiệp, kiến thức
sản xuất của nông dân, cơ sở hạ tầng của Huyện Mỏ Cày và Xã An Thạnh .
4
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong nông
nghiệp tại Xã An Thạnh, Huyện Mỏ Cày,Tỉnh Bến Tre.
- Tìm ra một số giải pháp để nâng cao năng suất lao động trong nông
nghiệp và cải thiện đời sống của nông dân tại Xã An Thạnh, Huyện Mỏ Cày,
Tỉnh Bến Tre.
3.3.Địa bàn nghiên cứu
- Huyện Mỏ Cày trong việc nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất lao động trong nông nghiệp
- Xã An Thạnh là địa bàn nghiên cứu, tìm ra bằng chứng thực nghiệm
nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong nông nghiệp.
4. Những đóng góp của luận văn
4.1.Về mặt lý luận
- Vận dụng mô hình kinh tế lượng vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp.
- Vận dụng các lý thuyết về kinh tế học nông nghiệp vào thực tiễn sản
xuất nông nghiệp tại Xã An Thạnh, Huyện Mỏ Cày.
4.2. Về mặt thực tiễn
- Phân tích và đưa ra được một bằng chứng thực nghiệm về những nhân
tố quyết định năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp, từ đó đưa ra các
giải pháp nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Xã An
Thạnh, Huyện Mỏ Cày.

- Qua điều tra sẽ giúp cho Xã An Thạnh, Huyện Mỏ Cày, hiểu được thực
trạng mà đưa ra những chính sách phù hợp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của
Xã phát triển tốt hơn.
5.Bố cục luận văn
Luân văn ngoài phân mở đầu được trình bày tiếp theo bốn
chương.Chương I trình bày về tổng quan lý thuyết về năng suất lao động
trong nông nghiệp. Chương nầy trình bày những lý thuyết có liên quan đến sản
5
xuất nông nghiệp như : Đặc điểm, vai trò của sản xuất nông nghiệp; các khái
niệm về năng suất lao động; các mô hình lý thuyết có liên quan đến sự phát triển
nông nghiệp; lược khảo một số kết quả nghiên cứu trước đây có nói về năng suất
lao động trong nông nghiệp đã thực hiện ở Việt Nam. Chương II trình bày
phương pháp nghiên cứu bao gồm : Phương pháp thu thập số liệu, phương
pháp phân tích số liệu và mô hình nghiên cứu; mô tả về địa bàn nghiên cứu.
Chương III Trình bày phân tích kết quả nghiên cứu qua phân tích số liệu
điều tra bằng thống kê mô tả phân tích tình hình sản xuất nông nghiệp của Xã
An Thạnh, Huyện Mỏ Cày và dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng
hàm hồi quy đa biến đề tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
trong nông nghiệp tại Xã An Thạnh, Huyện Mỏ Cày. Chương IV trình bày một
số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao nông nghiệp tại Xã An Thạnh,
Huyện Mỏ Cày. Và sau cùng là các kết luận và kiến nghị nhằm chỉ ra những
kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu và mặt hạn chế mà đề tài chưa giải quyết
được.
















6

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP.

1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về Nông Nghiệp :
Theo Đinh Phi Hổ (2008) cho rằng : Nông nghiệp giữ vai trò quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá
trình công nghiệp hoá, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ảnh hưởng đến
quyết định tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Hơn nữa, quá trình tăng
trưởng và phát triển nông nghiệp cũng phụ thuộc vào quá trình thay đổi trình độ
phát triển kinh tế quốc gia. Bởi vì nông nghiệp là một trong những ngành sản
xuất vật chất quan trọng của nên kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp
không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố
tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có : trồng trọt ,chăn nuôi, lâm
nghiệp và thuỷ sản.
1.1.2.Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
Điểm khác biệt đầu tiên của sản xuất nông nghiệp đối với các ngành
khác là khả năng sản xuất ra lương thực, thứ sản phẩm mà loài người từ giàu
sang đến nghèo đều cần phải có, dù chỉ là mức tối thiểu cần thiết. Lao động sử
dụng trong nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn đầu phát

triển của một nước; đồng thời, trình độ cũng như kỹ năng của lao động nông
nghiệp là thấp tương đối so với những ngành khác. Sản xuất nông nghiệp phải
gắn liền với nguồn lực đất đai và chịu ảnh hưởng của thời tiết. Công nghệ sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp thường là những kiểu công nghệ truyền thống,
đã tồn tại hàng trăm hay hàng nghìn năm trước và rất khó thay đổi cho dù khoa
học kỹ thuật đã thay đổi rất nhiều trong khoảng thời gian đó và sự khác biệt về
chất lượng đất đai và thời tiết đã khiến cho kỹ thuật canh tác nông nghiệp không
thể áp dụng ở nhiều nơi theo một cách giống nhau được , cho dù là cùng một
quốc gia . Hay cùng một địa phương. ( Nguyễn Trọng Hoài , 2007 )
7
1.1.3.Những đóng góp của nông nghiệp đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2007) là nguồn cung cấp lương thực, nông
dân ở các nước đang phát triển phải sản xuất đủ luơng thực để không những
nuôi sống bản thân mà còn nuôi sống dân thành thị. Nếu sản lượng lương thực
không tăng lên( mà không có sự nhập khẩu lương thực ) thì khả năng quan hệ
thương mại sẽ thay đổi theo hướng có hại cho khu vực công nghiệp, do đó ảnh
hưởng xấu đến lợi nhuận và có thể làm trì trệ tăng trưởng. Nông nghiệp trong
quá trình phát triển cũng thường xuyên cung cấp lao động cho khu vực sản
xuất khác như công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp còn là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, một ngành có vị trí chủ đạo
trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước đang phát
triển. Nông nghiệp là nơi cung cấp các sản phẩm xuất khẩu quan trọng ở các
nước đang phát triển, là nơi cung cấp vốn cho phát triển kinh tế của một quốc
gia .Nông thôn là nơi tiêu thụ các loại hàng hoá công nghiệp sản xuất trong
nước. Đồng thời sự phát triển của nông nghiệp tất nhiên là có ảnh hưởng quan
trọng đến thu nhập và mức sống của người nông dân, do đó là động lực chính
để giảm nghèo ở các nước đang phát triển nơi mà đa phần người nghèo sinh
sống ở nông thôn. Khi đó, chiến lược giảm nghèo đơn giản nhất là tìm cách
nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Và điều nầy chỉ có thể là hiện

thực khi sản lượng nông nghiệp gia tăng thông qua việc tăng năng suất hay
tăng giá tương đối của nông sản.
1.1.4. Huy động các nguồn đầu vào để phát triển sản xuất nông
nghiệp
Người nông dân cần nhiều loại đầu vào để sản xuất ra các loại nông
sản .Những đầu vào nầy sẽ kết hợp với nhau qua nhiều giai đoạn sẽ trở thành sản
phẩm được tiêu dùng hay trở thành đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp
khác.


8
1.1.4.1. Đất đai trong nông nghiệp
Bao gồm đất canh tác cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đồng cỏ
dùng cho chăn nuôi, diện tích mặt nước dùng sản xuất nông nghiệp.
Đất đai sử dụng cho mục đích nông nghiệp, phải hiểu biết đất đai về
mặt vật lý và mối quan hệ giữa đất đai với người canh tác trên đất. Người nông
dân phải có hiểu biết về loại đất họ đang có trước khi quyết định chọn cây trồng
và kỹ thuật canh tác. Đồng thời sở hữu ruộng đất có ý nghĩa quan trong phát
triển kinh tế, nông dân thường làm việc có năng suất cao hơn khi họ có quyền lợi
trực tiếp trên đất canh tác. Họ biết rằng những cố gắng làm tăng sản lượng sẽ
làm tăng thu nhập cho họ. Nếu đất đai do người khác sở hữu thì kết quả trên
không xảy ra và năng suất vì vậy giảm đi nhiều. Ngoài ra cải cách ruộng đất
cũng có vai trò quan trọng để tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Cải
cách ruộng đất sẽ làm tăng năng suất nếu hệ thống nông nghiệp trước đó bao
gồm những vùng canh tác nhỏ,được thuê với thời hạn ngắn dưới một năm hoặc
hiếm khi có mặt chủ đất. Ngược lại, cải cách sẽ là giảm năng suất nếu phá bỏ
những trang trại lớn, hiện đại có năng suất cao để thay thế bằng những người sản
xuất nhỏ, không có kinh nghiệm sản xuất cũng như kinh doanh.Vì vây, cải cách
ruộng đất chỉ có hiệu quả khi đồng thời có thêm những chính sách hỗ trợ, chẳng
hạn như vốn, khuyến nông, cơ sở hạ tầng. . . . .( Nguyễn Trọng Hoài, 2007 )

Đất đai là nguồn tài nguyên nhưng có giới hạn, do đó cần có sự quản lý
chặt chẽ và sử dụng các phương pháp để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện
tích. Đất có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm
(Đinh Phi Hổ, 2003 ).
1.1.4.2. Lao động trong nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp khá đa dạng : chuẩn bị đất và giống, gieo trồng,
làm cỏ, phun thuốc trừ sâu, ngăn ngừa sự phá hoại của chim hoặc thú, chăm sóc
thú kéo, thu hoạch, bảo quản nông sản, thậm chí là khâu chế biến, tiếp thị và tiêu
thụ nông sản khi nông nghiệp đã phát triển ở trình độ nhất định.Việc lập kế
hoạch sử dụng lao động nông nghiệp cần phải tính đến nhu cầu lao động đa dạng
9
theo mùa và khả năng phân chia lao động trong gia đình. ( Nguyễn Trọng Hoài,
2007 )
1.1.4.3. Nhu cầu huy động vốn trong nông nghiệp
Nông nghiệp rất cần vốn để đầu tư phát triển nâng cao năng suất. Việc
thiếu vắng hoặc không đầy đủ các hình thức tín dụng không thế chấp với chi phí
thấp đã khiến người nông dân khó ứng dụng các kỹ thuật sản xuất mới do sợ rủi
ro. (Nguyễn Trọng Hoài, 2007)
1.1.4.4. Công tác khuyến nông
Theo Nguyễn Trọng Hoài ( 2007 ), nếu chúng ta đồng ý rằng sự phát
triển của nông nghiệp – nông thôn phụ thuộc vào việc áp dụng các yếu tố đầu
vào mới ( như các loại cây trồng , phân bón mới …) hay các trang thiết bị mới
thì chúng ta cũng phải thấy rằng việc chuyển giao các kỹ thuật mới tới nguời
nông dân cũng rất quan trọng.Việc làm nầy nối kết những thành công trong
phòng thí nghiệm với thực tế sản xuất ở nông thôn mà nếu thành công sẽ cải
thiện đời sống nông dân nhanh hơn, và từ đó có khả năng tác động đến tăng
trưởng.
1.1.4.5. Phát triển thị trường cho sản phẩm nông nghiệp
Việc cải thiện hệ thống giao thông từ nông thôn ra thành thị có thể mở
rộng mạng lưới thị trường và từ đó nâng cao năng suất nông nghiệp .( Nguyễn

Trọng Hoài, 2007 )
1.1.5. Vai trò của các chính sách công đối với sự phát triển của nông
nghiệp
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2007 ),vai trò vi mô của chính phủ giúp cho
nông nghiệp có năng suất cao hơn và phá bỏ những rào cản đến với thị trường,
do đó cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực trong toàn nền kinh tế, nếu làm tốt
thì chính phủ có khã năng giãm thiểu chi phí giao dịch cho nông dân ở các khu
vực nông thôn. Vai trò vĩ mô của chính phủ, chính sách vĩ mô tự nó không làm
phát triển nông nghiệp nhưng nó có thể “dọn đường” để chính phủ các nước
đang phát triển toàn tâm hơn với khu vực nông nghiệp vô cùng quan trọng.

10
1.1.6. Tóm lại
Nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt
là các nuớc đang phát triển nó cung cấp lao động cho các ngành khác, cung cấp
lương thực , thực phẩm một sản phẩm thiết yếu đề nuôi sống con người, đồng
thời là nơi tạo ra nguồn vốn tích luỹ ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá đất
nước. Nhưng do tính đặc thù trong sản xuất nông nghiệp là : năng suất lao động
trung bình của khu vực nông nghiệp thấp hơn so với khu vực công nghiệp và
dịch vụ. Muốn thay đổi năng suất trong khu vực nông nghiệp cần phải có sự tác
động rất nhiều nhân tố trong nền kinh tế như : các yếu tố đầu vào của sản xuất,
giải quyết đấu ra của sản phẩm…Với yêu cầu như vậy thì bản thân khu vực nông
nghiệp đơn phương không thể thực hiện được mà phải có sự giúp đỡ của Nhà
nước.
1.2. Một số khái niệm có liên quan
1.2.1.Nguồn lao động nông nghiệp:
Theo Đinh Phi Hổ (2008) cho rằng: Nguồn lao động nông nghiệp bao
gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động
nông nghiệp được thể hiện mặt số lượng và chất lượng.
+ Về số lượng lao động: Bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể

chất và tâm lý trong độ tuổi lao động(từ 15-60 đối với Nam và 15-55 đối với
Nữ) và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khã năng tham gia sản xuất
nông nghiệp.
+ Về chất lượng lao động : Thể hiện khả năng hoàn thành công việc
với kết quả đạt được trong một thời gian lao động nhất định, đó cũng chính là
năng suất lao động. Chất lượng lao động tuỳ thuộc vào tình hình sức khỏe,trình
độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất trang bị cho lao động và tri thức
của người lao động.
Đối với nhiều nước đang phát triển, kể cả Việt Nam, lao động nông
nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong tổng lao động của nền kinh tế. Sự khác biệt về
trình độ phát triển kinh tế giữa các nhóm nước có thu nhập cao và thu nhập thấp
cũng là khác biệt tỉ trọng lao động nông nghiệp. Mối quan hệ giữa thay đổi số
11
lượng lao động và chất lượng (năng suất lao động ) theo xu hướng nghịch chiều
và năng suất lao động là yếu tố quyết định làm thay đổi số lượng lao động.
Số lượng nguồn lao động biến động theo xu hướng có tính quy luật giảm
dần, mức độ biến động nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mức tăng trưởng của các
nghành kinh tế khác.Về chất lượng nguồn lao động biến động theo xu hướng có
tính quy luật tăng dần tương ứng với số lượng lao động giảm dần (CHIN
PISOTH, 2005). Bởi vì khi các ngành kinh tế phi nông nghiệp phát triển như :
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ sẽ thu hút lực lượng lao động dư thừa
trong khu vực nông nghiệp chuyển sang. Đồng thời theo xu hướng phát triển thì
trình độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất trang bị cho lao động và tri
thức của người lao động ngày càng nâng cao và mức nâng cao nầy tạo ra năng
suất lao động trong nông nghiệp đủ khả năng bù được số lao động chuyển sang
khu vực khác
1.2.2. Năng Suất Lao Động (NSLĐ):
Theo Đinh Phi Hổ (2008) cho rằng năng suất lao động là hiệu quả hoạt
động có ích của lao động cụ thể của con người trong quá trình sản xuất, được
biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay

lượng thời gian lao động đã hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Như
vậy tăng năng suất lao động sẽ tạo ra số lượng đơn vị sản phẩm nhiều hơn với
một lượng thời gian lao động hao phí không đổi.
1.2.3.Năng suất lao động nông nghiệp
Năng suất lao động nông nghiệp đo lường bởi GDP khu vực nông nghiệp
tính cho một lao động nông nghiệp ( Đinh Phi Hổ, 2007 )
1.3. Các mô hình lý thuyết liên quan đến khu vực nông nghiệp
1.3.1.Mô hình David Ricardo (1772-1823)
Theo Đinh Phi Hổ (2008) về luận điểm của Ricardo là đất đai sản xuất
nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Luận điểm của ông là :
-Giới hạn của đất nông nghiệp làm cho lợi nhuận của người sản
xuất có xu hướng giảm .

12

Bởi vì sản xuất nông nghiệp cần có đất, mà đất sản xuất lại có giới hạn,
trong khi dân số ngày càng tăng dẫn đến đòi hỏi lương thực tăng. Để đáp ứng
nhu cầu lương thực, người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để
sản xuất và như vậy chi phí đầu tư trên đất xấu sẽ ngày càng tăng. Do đó lợi
nhuận thu được ngày càng giảm.
Lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp có xu hướng giảm. Do chi phí sản
xuất lương thực tăng – thực phẩm cao, giá bán hàng hoá nầy tăng. Để đảm bảo
đời sống công nhân ở khu công nghiệp, tiền lương danh nghĩa tăng và như vậy,
lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm.
Lợi nhuận là nguồn gốc của tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng
trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận
của cả người sản xuất nông nghiệp lẫn công nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế.
- Giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông nông nghiệp thấp.
Do đất nông nghiệp có giới hạn trong khi dân số tăng nhanh,tình trạng dư

thừa lao động trong nông nghiệp xuất hiện. Dư thừa lao động cũng đồng nghĩa
với thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình trong nông thôn. Do đó hiệu suất sử
dụng lao động thấp và ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì vậy mà ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế.
Mô hình David Ricardo chỉ rằng diện tích đất nông nghiệp có mối quan hệ
mật thiết đến việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Do đất nông
nghiệp có giới hạn trong khi dân số tăng nhanh,tình trạng dư thừa lao động nông
nghiệp xuất hiện, từ đó làm cho hiệu suất sử dụng lao động thấp và ảnh hưởng
đến năng suất lao động.
1.3.2.Luận điểm của Lewis
Theo Đinh Phi Hổ (2008), có trình bày luận điểm của Lewis khi thảo luận
về nền kinh tế phát triển có hai khu vực :
- Khu vực thứ nhất là nông thôn truyền thống. Nền kinh tế khu vực nầy
mang tính chất tự cung tự cấp. Dân số các nước đang phát triển phần lớn tập
13
trung vào khu vực nầy. Năng suất lao động cận biên khu vực nầy bằng không
cho nên lao động đó là “thặng dư” có nghĩa là số lao động đó có chuyển đi
ngành nghề khác thì sản lượng nông nghiệp vẫn không giảm.
- Khu vực thứ hai là khu vực công nghiệp, khu vực nầy có năng suất lao
động cao hơn so với khu vực nông nghiệp truyền thống. Mức tiền lương khu vực
nầy giả định không đổi và được xác định bằng mức tiền lương trung bình cố
định của khu vực nông thôn truyền thống cộng thêm một khoản phụ trội. Mức
phụ trội giả định tối thiểu là 30%. Do tiền công khu vực công nghiệp cao hơn
nên lao động ở khu vực nông thôn truyền thống mới chuyển sang khu vực công
nghiệp. Quá trình chuyển lao động sang khu vực công nghiệp tiếp tục cho đến
khi thu hút hết lao động dư thừa trong khu vực nông thôn

+ Mô hình tăng trưởng của Lewis thể hiện như sau :
- Khu vực nông thôn truyền thống :







TP
A






Hình1.1 : Đường tổng sản phẩm nông nghiệp
TP
A
= f (L,K,T) .Trong đó : TP
A
là sản lượng nông nghiệp; L là lao động
nông nghiệp; K là khối lượng vốn ; T là công nghệ.
Y
A

Y
3
Y
2
Y
1


L
1
L
2
L
3
L
4

Lao ñoäng

14
Hàm sản xuất nông nghiệp truyền thống sản lượng nông nghiệp TP
A
được
xác định phụ thuộc vào sự biến đổi của lao động với khối lượng vốn K được giả
thuyết là cố định và công nghệ T được giả thuyết là không đổi. Hình 1.1 cho
thấy trong nền sản xuất tự cung tự cấp khu vực nông nghiệp truyền thống ,sản
lượng nông nghiệp TP
A
tăng lên khi số lượng lao động tăng lên. Sự tăng lên của
lực lượng lao động từ L
1
đến L
2
dẫn đến sự tăng lên của sản lượng (đầu ra )Từ
Y
1
đến Y
2

.Sự tăng lên lao động từ L
2
đến L
3
thì sản lượng nông nghiệp tăng lên
từ Y
2
đến Y
3
. Nhưng sản lượng từ Y
1
đến Y
2
sẽ lớn hơn từ Y
2
đến Y
3
và lực
lượng lao động tăng lên đến một mức G nào đó thì sản luợng (đầu ra ) sẽ không
tăng. Hay nói cách khác sản phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không.
Như vậy khi đó lao động giảm đi một lượng tương ứng với (L
4
– L
3
) nhưng
không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp.
- Khu vực công nghiệp

C’














Hình 1.2. Quá trình dịch chuyển lao động

N
G
c
G

*

G
n
C

Z

Y

X


N’

L’

L

15
Lewis nhìn nhận quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp như một tiến trình
chuyển dịch lao động giữa hai khu vực trong nền kinh tế theo mô hình sau :
Hình 1.2 cho thấy, hai trục tung, bên trái tượng trưng cho lĩnh vực nông
nghiệp, và trục tung bên phải tượng trưng cho lĩnh vực công nghiệp,đường dốc
NN’ diễn tả nhu cầu lao động của ngành nông nghiệp, và đường dốc lên CC’ là
nhu cầu lao động ngành công nghiệp.Trục hoành đại diện cho số lượng lao động
cung cấp trên thị trường.
Lewis cho rằng : Khởi đầu khi nền kinh tế bắt đầu phát triển, do số lượng
lao động nhiều (ở mức L ),giá lao động nông nghiệp rất thấp (ở mức Gn) trong
khi giá lao động công nghiệp rất cao (ở mức Gc ) và số lao động công nghiệp
cũng rất ít. Sự mất cân đối trong sử dụng tài nguyên trong giai đoạn nầy được
thể hiện bằng thuật ngữ kinh tế “ mất mát chung của xã hội” và thể hiện bằng
tam giác XYZ. Do có sự chênh lệch đó, lao động trên thị trường chuyển dần từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, từ đó lương trong khu vực công
nghiệp giảm dần và lương trong khu vực nông nghiệp tăng dần,cho tới khi cân
bằng lao động trên thị trường trược tới điểm Z,thì nhu cầu hai khu vực cân bằng
với giá lao động là G*.
Đây là điểm phân phối sử dụng lao động tối ưu, “ mất mát chung xã hội”
lúc nầy bằng 0, tất cả mọi người lao động đều có mức lương như nhau : Đây là
thời điểm lịch sử quan trọng , từ đó nông nghiệp không còn là kho chứa lao động
giá rẻ cho quá trình công nghiệp hoá nữa. Mô hình của Lewis được thể hiện :
-Sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực kinh tế khác,sự tăng

trưởng sản lượng và lao động được sử dụng trong khu vực.
- Quá trình dịch chuyển lao động gắn liền với qua trình nâng cao năng suất
lao động trong nông nghiệp.
Qua luận điểm Lewis tác giả nhận thấy rằng một trong các nhân tố làm tăng
năng suất lao động trong nông nghiệp là cần phải thực hiện đang dạng hoá trong
sản xuất nông nghiệp bằng nhiều hình thức như : Đa canh, xen canh trên một
đơn vị diện tích và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, để khắc phục tính

×