Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Góp phần nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc xổ microlax bk từ quả bồ kết ( fructus gleditschiae ) việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 50 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
<&• <໫é>
NGUYỄN ĐỨC TÀI
GÓP PHẦN NGHIÊN cứ u TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA
THUỐC XỔ MICROLAX. BK TỪ QUẢ Bồ KÊT
(FRUCTUS GLEDITSCHIAE)
VIỆT NAM
( KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ KHOÁ 1998 - 2003 )
Giáo viên hướng dẫn : DSCKI Nguyễn Duy Thiệp
Nơi thực hiện : - Bộ môn Hoá Sinh
- Bộ môn Dược Lực V.
V
Trường đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : Tháng 3 -5 / 2003
HÀ NỘI 5 - 2003
lờ l CẦM ƠN
rĩâ i XÙI cdtùn th à nh q u ì lồ i eảttt ỚỈI tớ i :
DSCK1 Nguyễn Duy Thiệp
rJif) mòn lt(ìú iỉttlt rJi'ttdfiti <ĩ)ại Jõạtí ^Oủổe 'Jôà Q(ỉ}ì


• t •
PGS, TS M ai Tất Tố
r3 ô m ò n rD tíỢ e lự e C Jn u h tq rí ) ạ i 'dỗ ọ í' ^Dtỉẹe T ỉôà Q lộ i
Q llịĩù K Ị íM Ị tiỉíi r jlt tiif (tã ln ìổ t itị d ẫ n , QÌÚQL (Tổ t ô i trtìtH Ị q u á fi'ìftỉ/ t h iio
h iền lilitìá luận, nàụI.
$jồi sd*i eíiâtt thành eảtn đtt tớ i: P Ũ S, TS l\íg u yên X u ân Thõng
@hủ nhiêm rJỈỘ 'JôoA Sinh đủ giúp đõ ÚỈI itộtííị lìiêit lòi vất nhiều
h'Otttj quá ft'itt/t tIt lie Itièn đỀ tài.
rĩêỉ 1‘ũtKị * ò t cUăn thành cún tín eáe eô : Pham Thì Phương, Phạm


* “
Bích Du, Nguyên Thuý Hanh .(Đã
ợiúệt tài nít nhiều
úề etí iẦ ú út
ehut

hưởng, thẫn, ('ác Uĩf thuật tvtìtHỊ txiệe nghiên eứtí
i l' i f
ii khai ĩte tài.
^tìồtHị tíiòi nhăn. difi í ấp Uèt fit áo Uhúá húe tồi
x ú t /)« (/
tó Làng, hiêt (in
tồi ờ tí ừ CJluh, @ô qiáo cùng, túíín thê- eán bề , eỗtKỊ nhàn úi ỉn (‘hức cú a
tn ìú iM Ị < ĩ) ạ i T ĩũ oe (D u tíe . ' ẽ ỉù ỈL Q i ộ ì đ ã . (líỊ Ị / d Ẵ f t l ì u d ắ t , í Ị Ì ú p i t õ t ô i tt'(UH Ị
3 uất 5 u ĩuti íttìe oà ’ít q u a.
Hà Nội ngàv 28 tháng 5 năm 2003
SINH VIÊN
NGUYỄN ĐỨC TÀI
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ
trang
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1. Trực tràng - một con đường đưa thuôc vào cơ thể. 2
2. Các yếu tô' ảnh hưỏng tối tác dụng của thuốc dùng 3
theo đường trực tràng.
2.1 Các yếu tố sinh lý. 3
2.2 Các yếu tố dược học. 4
2.2.1 Ảnh hưởng của dược chất. 4
2.2.2 Ảnh hưởng của tá dược. 6

3. Thuốc nhuận tếy. 7
3.1 Các thuốc có nguồn gốc hoá dược. 8
3.2 Các thuốc có nguồn gốc dược liệu. 10
3.3 Cây Bồ Kết Việt Nam. 12
PHẦN 2 : THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 15
1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm. 15
1.1 Nguyên vật liệu 15
1.2 Trang thiết bị. 15
1.3 Phương pháp thực nghiệm. 15
1.3.1 Phương pháp chiết xuất Saponin. 15
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu công thức bào chế. 15
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu tác dụng sinh học. 16
2. Thực nghiệm, kết quả và nhận xét. 16
2.1 Nghiên cứu chiết xuất Saponin từ quả Bồ Kết Việt Nam. 16
2.1.1 Chiết xuất Saponin. 16
2.1.2 Kiểm nghiệm Saponin. 20
2.2 Nghiên cứu xây dựng công thức, tiêu chuẩn kiểm nghiệm,
qui trình sản xuất và độ ổn định của chế phẩm Microlax.BK. 21
2.2.1 Một số công thức thuốc xổ. 21
2.2.2 Xây dựng công thức của chế phẩm Microlax.BK. 22
2.2.3 Kiểm nghiệm chế phẩm Microlax.BK theo
tiêu chuẩn cơ sở. 24
2.2.4 Xây dựng qui trình sản xuất. 25
2.2.5 Nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm Microlax.BK. 26
2.3 Nghiên cứu tác dụng thụt tháo của Microlax.BK trên thỏ
thực nghiệm (in vivo và in vitro). 32
2.3.1 Tác dụng trên in vivo. 32
2.3.2 Tác dụng trên in vitro. 36
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 40
1. Kết luận. 40

2. Để xuất. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
BK :
BỒ Kết
BKVN : Bồ Kết Việt Nam
TCDĐVN: Tiêu Chuẩn Dược Điển Việt Nam
ĐTT: Đường Trực Tràng
g :
Gam
m : Khối Lượng
NXB: Nhà xuất bản
t : Thời gian
t°:
Nhiệt độ
TCCS:
Tiêu chuẩn cở sở
ĐẶT VẤN ĐỂ.

Nghiên cứu các dạng thuốc dùng theo đường trực tràng (ĐTT) đã được con
người chú ý từ lâu, nhưng mãi đến những năm 1930 do thấy được những ưu
điểm và triển vọng của con đường đưa thuốc này, ở các nước châu Âu, châu
Mỹ người ta đã chú ý nhiều hơn đến việc sử dụng các thuốc dùng theo ĐTT
thay thế các dạng thuốc uống trong các trường hợp đường uống tỏ ra không
phù hợp, đó là các trường hợp đường uống dễ gây nôn mửa, dược chất kích
ứng mạnh hoặc dược chất bị phá huỷ bởi dịch vị dạ dày hay dược chất bị
chuyển hoá nhanh ở gan.
Cho đến nay ở các nước châu Âu, các dạng thuốc dùng qua ĐTT chiếm
khoảng 2-3% trong tổng số các thuốc đang được lưu hành trên thị trường và
xu thế ngày càng tăng. Ở Mỹ dạng thuốc này cũng chiếm khoảng 1% các

dạng thuốc lưu hành. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và đưa vào sản xuất các
dạng thuốc dùng qua ĐTT cũng còn ít được quan tâm. Hầu hết các thuốc dùng
qua ĐTT trong nước hiện nay đều phải nhập từ nước ngoài, chỉ tính riêng tại
bệnh viện hữu nghị Việt - Đức thì dạng thuốc xổ Microlax được dùng thụt
tháo cho bệnh nhân trước mổ, nội soi trực tràng, bí đại tiện, trung tiện, tắc
ruột cũng lên tới gần 20 000 liều/năm.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và nhu cầu cấp thiết nói trên chúng tôi
triển khai thực hiện đề tài “ Góp phần nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc
xổ Microlax.BK từ quả Bồ Kết Việt Nam (BKVN)” với 3 mục tiêu sau :
1. Nghiên cứu chiết xuất Saponin tinh khiết từ quả BKVN.
2. Nghiên cứu xây dựng công thức, tiêu chuẩn kiểm nghiệm, qui trình sản
xuất và độ ổn định của chế phẩm Microlax.BK.
3. Bước đầu nghiên cứu tác dụng của thuốc xổ Microlax.BK về khả năng
thụt tháo trên thỏ thực nghiệm (in vivo và in vitro). Nhằm góp phần sớm đưa
chế phẩm vào sản xuất phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
1
PHẢN I : TONG QUAN.
I.Trực tràng - Một con đường đưa thuốc vào cơ thể.
Trực tràng là phần cuối cùng của đường tiêu hoá, có chiều dài từ 150 -
200mm, thành của trực tràng có hệ thống tĩnh mạch dày đặc được chia làm 3
vùng : tĩnh mạch trực tràng dưới, tĩnh mạch trực tràng giữa, tĩnh mạch trực
tràng trên, bề mặt của trực tràng được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu mô
phẳng, không có nhung mao, được bao phủ bởi một màng nhầy liên tục và
chứa khoảng 3ml nước gọi là dịch tràng. Vì không có nhung mao nên sự hấp
thu dược chất qua niêm mạc xảy ra theo cơ chế khuy ếch tán thụ động.
Nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của các dạng thuốc dùng theo
ĐTT đã chứng minh rằng sau khi được giải phóng ra khỏi tá dược chuyển sang
niêm dịch thì dược chất sẽ được hấp thu và tác động vào cơ thể theo những
con đường sau:
-— + Con đường thứ nhất:

~fÌM Theo tĩnh mạch trực tràng dưới (1) và tĩnh
/1 \ „\
Theo hệ Lympho rồi vào hệ tuần hoàn chung.
Trên thực tế lượng dược chất được hấp thu theo
đường thứ 3 là không đáng kể, có thể xem lượng
dược chất hấp thu theo 2 đường trên là chủ yếu.
+ Con đường thứ 3:
+ Con đường thứ hai:
mạch trực tràng giữa (2) qua tĩnh mạch chủ
dưới (5) vào hệ tuần hoàn chung không phải
qua gan.
Theo tĩnh mạch trực tràng trên (3) vào tĩnh
mạch cửa (4) qua gan trước khi vào hệ tuần
hoàn chung.
Hình í: Sơ đổ tĩnh mạch ỉuấn hoàn vùng
ỉrưr trànọ
2
Chứ thích
1-Tĩnh mạch trực tràng dưới.
2- Tĩnh mạch trực tràng giữa.
3- Tĩnh mạch trực tràng trên.
4- Tĩnh mạch cửa.
5-Tĩnh mạch chủ dưới.
Từ kết quả những công trình nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy tỷ lệ dược
chất được phát huy tác dụng phụ thuộc vào vị trí của thuốc đặt trong trực
tràng. Nếu thuốc đặt ở vùng tĩnh mạch trực tràng dưới thì lượng dược chất
được phát huy tác dụng theo đường thứ nhất là 70% và đường thứ hai là 30%,
nếu như thuốc đặt ở vùng tĩnh mạch trực tràng giữa thì lượng dược chất được
phát huy tác dụng ở mỗi đường là 50%.
2- Các yếu tô' ânh hưởng tới tác dụng của thuốc dùng theo

đường trực tràng.
Sự phát huy tác dụng của thuốc dùng theo ĐTT là một quá trình hết sức
phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các yếu tố sinh lý liên quan tới cấu tạo
Trực tràng và các yếu tố dược học liên quan đến cấu tạo, tính chất lý, hoá học
của dược chất và tá dược.
2.1- Các yếu tố sinh lý.
- Hệ tĩnh mạch trực tràng dày đặc với lưu lượng máu tuần hoàn khoảng
30ml/phút là rất có ý nghĩa với tác dụng của thuốc dùng theo ĐTT. Đặc biệt là
tĩnh mạch trực tràng dưới và tĩnh mạch trực tràng giữa đi thẳng vào hệ tuần
hoàn chung, không phải qua gan đã làm cho ĐTT ưu điểm hơn hẳn đường
uống , vì theo đường này có khoảng 50-70% dược chất được đi vào hệ tuần
hoàn chung không bị chuyển hoá ở gan. Hơn nữa nếu cố định được vị trí của
thuốc ở vùng tĩnh mạch trực tràng dưới thì có thể tránh được đường qua gan
điều đó sẽ làm tăng sinh khả dụng của thuốc.
- Dịch tràng:
3
Lượng dịch tràng có khoảng 3ml đóng vai trò quan trọng đối với tác dụng
của thuốc đặt theo ĐTT, vì chỉ dưới dạng hoà tan trong niêm dịch, dược chất
mới được hấp thụ qua niêm mạc, 3ml là lượng nước tối thiểu cần cho sự hoà
tan dược chất bởi lẽ đó, trường hợp có thể bị mất nước do ỉa chảy, táo bón đều
làm giảm tác dụng của thuốc, trường hợp trực tràng được thụt, rửa trước khi
đặt thuốc, sự hấp thu dược chất được cải thiện đáng kể.
- PH của dịch tràng:
Dịch tràng có PH=7,4 và không có khả năng đệm, vì vậy những dược chất
được giải phóng từ thuốc đặt hoà tan trong niêm dịch sẽ quyết định PH của
dịch tràng, Schanker đã chứng minh rằng: Những dược chất có tính acid hoặc
bazơ yếu, ít phân ly thì được hấp thu nhanh hơn qua niêm mạc trực tràng so
với các dược chất có tính acid hoặc bazơ mạnh. Trên thực tế cũng thấy rằng
trực tràng cũng dành ưu tiên cho sự thấm và hấp thu các phân tử dược chất
không phân ly. Người ta đã sử dụng các muối đệm yếu để tạo cho dịch tràng

có PH từ 6,8 - 7,4 và các hệ đệm mạnh hơn để đưa PH của dịch tràng đến một
giá trị thích hợp mà ở đó tỷ lệ không phân ly của dược chất là lớn nhất.
- Lớp chất nhầy:
Bề mặt trực tràng được phủ bởi một lớp chất nhầy liên tục vì thế để hấp thu
qua niêm mạc trực tràng, các phân tử dược chất trước tiên phải rời khỏi tá
dược đã chảy lỏng, hoà tan trong niêm dịch khuyếch tán qua màng nhầy rồi
thấm và hấp thu qua niêm mạc theo một quá trình khuy ếch tán thụ động. Lớp
chất nhầy phủ trên bề mặt trực tràng sẽ ngăn cản và làm chậm quá trình
khuyếch tán dược chất đến nơi hấp thu, dẫn đến làm giảm tốc độ và mức độ
hấp thu dược chất từ dạng thuốc theo ĐTT . Một số công trình nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy, nếu làm sạch màng nhầy hoặc làm giảm sức căng bề
mặt của nó thì sự hấp thu dược chất qua đó được tăng lên.
2.2 Các yếu tố dược học .
2.2.1- Ảnh hưởng của dược chất:
4
- Độ tan:
Khả năng hoà tan của dược chất trong niêm dịch ảnh hưởng nhiều đến tốc
độ giải phóng hoạt chất khỏi tá dược thuốc đặt theo ĐTT và sự hấp thu qua
niêm mạc trực tràng, vì như đã nói ở trên để hấp thu qua niêm mạc trực tràng,
dược chất phải được giải phóng khỏi tá dược, hoà tan trong niêm dịch, có sự
tiếp xúc tối đa với bề mặt nơi hấp thu.
- Dạng hoá học khác nhau của dược chất:
Các dạng hoá học khác nhau của cùng một dược chất cũng được hấp thu ở
các mức độ khác nhau qua niêm mạc trực tràng.
VD: Hydrocortison được hấp thu khoảng 30%.
Acetylhydrocortison được hấp thu khoảng 60%.
- Mức độ ion hoá:
Dược chất sau khi được giải phóng ra khỏi tá dược của thuốc đặt qua ĐTT
sẽ tiếp xúc với bề mặt của nơi hấp thu, tốc độ thấm và hấp thu qua niêm mạc
còn phụ thuộc vào mức độ ion hoá của dược chất đó. Nhiều công trình nghiên

cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh rằng: Những dược chất ở trạng thái ít
phân ly vừa có khả năng hoà tan trong nước, vừa có khả năng tan được trong
lipid sẽ được hấp thu nhanh qua niêm mạc trực tràng.
- Kích thước tiểu phân phân tán:
Các dược chất ít tan trong nước phân tán trong tá dược dưới dạng bột mịn
thì tốc độ và mức độ hấp thu phụ thuộc vào kích thước tiểu phân phân tán
trong tá dược của dược chất, như đã biết sự hấp thu dược chất qua niêm mạc
trực tràng xảy ra theo cơ chế khuyếch tán thụ động, chỉ dưới dạng hoà tan
trong niêm dịch các dược chất mới được thấm qua niêm mạc do đó kích thước
của các tiểu phân phân tán lớn thì quá trình hoà tan sẽ chậm, đặc biệt đối với
các dược chất ít tan trong nước và vì thế kích thước tiểu phân lớn sẽ làm chậm
quá trình hoà tan dẫn đến giảm tốc độ và mức độ hấp thu qua niêm mạc trực
tràng.
5
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Tốc độ và mức độ hấp thu dược chất
qua niêm mạc trực tràng tỉ lệ nghịch với kích thước tiểu phân phân tán trong tá
dược.
2.2.2 - Ảnh hưởng của tá dược.
Những tá dược khác nhau thì ảnh hưởng khác nhau đến sự hấp thu dược
chất qua niêm mạc trực tràng. Heiman và cộng sự cho rằng sự hấp thu
phenobarbitan natri từ tá dược béo có nhiệt độ nóng chảy thấp xảy ra với tốc
độ nhanh hơn nhiều so với các tá dược béo có nhiệt độ nóng chảy cao vì rằng
sự hấp thu chỉ xảy ra khi thuốc đã chảy lỏng hoàn toàn.
Nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37°c, tuy nhiên nhiệt độ của cơ thể người
bệnh dao động từ 36 - 38°c theo chu kỳ ngày và tháng, bởi vậy khi sử dụng
các tá dược béo chảy ở thân nhiệt để giải phóng hoạt chất người ta khuyên nên
sử dụng thành phần tá dược có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn hoặc bằng 36°c.
-V ề ảnh hưởng của tá dược đến sự giải phóng hoạt chất nhiều tác giả cho
rằng:
+ Các dược chất ít tan trong nước và không tan trong dầu thì được giải

phóng tốt hơn từ các tá dược thân nước.
+ Các dược chất dễ tan trong nước thì được giải phóng tốt hơn từ các tá
dược thân dầu.
+ Đối với các tá dược nhũ tương thì mức độ giải phóng hoạt chất dễ tan
trong nước tăng lên cùng với sự tăng của lượng nước có trong thành phần
của tá dược và thời gian giải phóng hoạt chất cũng bị kéo dài nếu cho thêm
các polymer thân nước vào thành phần tá dược nhũ tương.
- Chất diện hoạt:
Chất diện hoạt có trong thành phần tá dược ảnh hưởng đáng kể tới sự giải
phóng và hấp thu dược chất từ các dạng thuốc đặt theo ĐTT, để tăng mức độ
giải phóng và hấp thu dược chất người ta sử dụng các chất diện hoạt không ion
hoá như : tween, span, misj, brij vì những chất diện hoạt này chịu được
6
nhiệt độ, bền vững về mặt hoá học và không độc. Theo Reigelman chất diện
hoạt làm tăng mức độ giải phóng và hấp thu dược chất theo các cơ chế sau :
+ Tăng khả năng hoà tan của các dược chất ít tan.
+ Thay đổi hệ số phân bố tá dược trong nước của các dược chất.
+ Làm giảm sức căng bề mặt và làm sạch màng nhầy bao phủ niêm mạc
trực tràng và như vậy tăng diện tích hấp thu dược chất.
+ Tăng khả năng thấm của niêm mạc.
Về tỷ lệ của chất diện hoạt: thường được sử dụng với một giới hạn rất rộng,
có khi tới 30% so với tá dược, những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả
cho thấy nồng độ 5% là thuận lợi nhất đối với sự giải phóng và hấp thu dược
chất từ các dạng thuốc đặt theo ĐTT.
- Những ưu điểm của ĐTT:
+ Có khoảng 50 - 70% dược chất được hấp thu vào hệ tuần hoàn chung
không phải qua gan, chưa bị chuyển hoá ở gan trước khi gây tác dụng.
+ ĐTT thích hợp với các dược chất có tính kích ứng mạnh đường tiêu hoá,
dược chất có mùi khó chịu, dễ gây nôn mửa khi uống, các dược chất dễ bị
phân huỷ bởi dịch vị của dạ dày, các dược chất bị chuyển hoá nhanh khi qua

gan .
3.Thuôc nhuận tếy:
Thuốc nhuận tẩy bao gồm các hợp chất có tác dụng trên ruột non hay ruột
già do đó gây đại tiện nhiều và phân lỏng.
Dựa vào nguồn gốc và cơ chế tác dụng người ta chia thuốc nhuận tẩy thành
2 nhóm:
- Thuốc tẩy hữu cơ.
Thuốc tẩy hữu cơ bao gồm các dầu thực vật và khoáng vật (dầu thầu dầu,
dầu parafin ) các anthraglycosid (rễ cây đại hoàng, lá lô hội
Theo cơ chế tác dụng thuốc tẩy hữu cơ có 2 loại:
7
+ Loại làm trơn và mềm phân giúp cho việc bài tiết dễ dàng như : dầu
parafin, dầu oliu
+ Loại kích thích nhu động ruột như dầu thầu dầu:
Dầu thầu dầu

► Glycerin + Acid Rixinoleic
Acid Rixinoleic có tác dụng kích thích thần kinh làm tăng nhu động ruột
còn Glycerin có tác dụng làm trơn phân.
- Thuốc nhuận tẩy muối.
Tác dụng của nhóm này phụ thuộc vào liều dùng : Liều thấp có tác dụng
nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy.
Cơ chế tác dụng của thuốc tẩy muối là làm giảm tái hấp thu nước ở ruột,
tăng tiết dịch ruột và đặc biệt là kích thích nhu động ruột.
Khi dùng thuốc tẩy muối có gốc sulfat (S042') bị phân huỷ thì nó sẽ bị khử
thành sulíuahyđro (H2S), chính sulíuahyđro cũng có tác dụng làm tăng nhu
động ruột.
3.1 Các thuốc có nguồn gốc hoá dược.
Hiện nay các thuốc có nguồn gốc hoá dược được sử dụng làm thuốc nhuận
tràng, điều trị táo bón, làm thuốc xổ trong chẩn đoán y khoa thường gặp trên

thị trường gồm có :
NORGALAX.
Thành phần : Docusat sodique 0,12 g
CMC, glycerin, H20 vđ 10,00 g
Công dụng : Điều trị táo bón.Dùng làm thuốc xổ trong soi trực
tràng, chụp X - Quang đường tiêu hoá, điều trị tắc
ruột, khó đại tiện .
Đường dùng: Trực tràng .
8
(Norgine pharma 29 rue Ethé virton - BP 109 , 28102 Dreux cedex -
France)
MICROLISMI.
Thành phần : Glycerin 6,75 g
Chamomile Fluid Extract 0,30 g
Mallow Fluid Extract 0,30 g
Tinh bột mi 0,06 g
Nước cất vừa đủ 9,00 g
Công dụng : Điều trị táo bón.
Làm thuốc xổ trong chẩn đoán y khoa.
Đường dùng: ĐTT.
(Nova argentina SRL via G.Pascoli, 1 20064 Gorgonzola- Milano- Italy)
DULCOLAX
Thành phần : 1 viên bọc đường chứa 5,0 mg
1 viên thuốc đạn chứa 10,0 mg
1 viên thuốc đạn cho trẻ em chứa 5,0mg Bisacodyl
Công dụng : Điều trị táo bón.
Đường dùng : Uống và đặt
(OLIC (Thailand) Limited 166 Bangpa — in industrial estate Udomsoray uth
Road, bangkasan,bangpa in, Ayud haya,thailand)
MICROLAX/ MICROLAX BEBE

Thành phần : Mỗi ống gel Microlax chứa
Natri lauryl Sulfo acetat 0,045 g
PEG 400 0,625 g
Acid sorbic 0,005 g
9
Trisodium citrat được hydrat hoá 0,45 g
Mỗi ống gel Microlax BeBe chứa
Natri lauryl Sulfo acetat 0,027 g
Natri citrat 0,270 g
PEG 400 0,375 g
Acid sorbic 0,003 g
Sorbitol 2,679
Công dụng : Điều trị các chứng táo bón do nguyên nhân khó
đại tiện, sa trực tràng, đại tràng sigma.
Đường dùng : ĐTT.
Sanofi winthrop - 94258 Gentilly cedex - Pháp.
NORMACOL (cốm bao đường).
Thành phần : Gôm Scutelia
Công dụng : Điều trị táo bón
Đường dùng : Uống.
David Bromilow (02/96) MIMS Việt Nam trang 21.
3.2 Thuốc có nguồn gốc Dược liệu chữa bệnh táo bón.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với nguồn dược
liệu rất phong phú và đa dạng, trong tập “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” của GS,TS Đỗ Tất Lợi xuất bản năm 1977 đã giới thiệu 22 cây thuốc
và vị thuốc được sử dụng làm thuốc nhuận tràng làm thuốc điều trị táo bón
trong đó có rất nhiều các bài thuốc đã được các tác giả giới thiệu:
+ Đại Hoàng Cam Thảo thang :
Thành phần:
Đại hoàng 7 g

Cam thảo 4 g
Nước 300 ml
10
sắc còn 100 ml uống lúc đói.
Công dụng : chữa khó đại tiện, nôn mửa, đau bụng.
Đỗ Tất Lợi (1977) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ”, nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, trang 471.
+ Dầu thầu dầu :
Thành phần:
Người lớn 30 - 50 g.
Trẻ em 10-1 5 g
Công dụng : Thuốc tẩy.
Đỗ Tất Lợi (1977) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ”, nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, trang 466.
.+ Bột chút chít, muồng trâu :
Thành phần:
Củ chút chít khô 400 g
Lá muồng trâu khô 200 g
Công dụng : Điều trị táo bón thuộc nhiệt.
Hội đồng đông y - Viện nghiên cứu đông y tập công thức cao đơn hoàn tán
(1976) nhà xuất bản y học trang 58.
+ Chè nhuận tràng :
Thành phần:
Lá muồng trâu 15 g
Nước sôi 1000 ml.
Công dụng : Nhuận tràng
Dùng cho người táo bón , trĩ.
11
Nguyễn thụy Anh, Nguyễn Đức Đoàn : hướng dẫn chế biến và bào chế
thuốc Nam (1972), nhà xuất bản y học trang 58.

+ Quả BK (Fructus gleditschiae) VN chữa bệnh táo bón, tắc ruột.
Lấy 1/4 quả BK nướng thật vàng, đừng nướng cháy quá hoặc còn sống, bỏ
hạt đi rồi tán thành bột nhỏ. Lấy canulơ đầu có vaselin hay dầu chấm vào bột
BK sau đó cho vào hậu môn sâu độ 3 - 4 cm. Cứ thế làm 3 - 4 lần cho bột vào
trong hậu môn sau 2 - 5 phút bệnh nhân đi ngoài được, có trường hợp hậu
phẫu không trung tiện được 2 - 5 ngày Bệnh nhân chướng bụng, bí đại, trung
tiện, nôn mửa liên tục có khi nôn ra máu mà làm như trên chỉ 2 phút là trung
tiện và đi ngoài được ngay, có trường hợp Bệnh nhân ra tới 500 con giun.
( Đỗ Tất Lợi (1977) những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, trang 735).
Từ các công thức nêu trên chúng tôi đặc biệt quan tâm tới bài thuốc và kết
quả điều trị của GS,TS Đỗ Tất Lợi đi từ quả BKVN.
3.3 Cây Bồ Kết Việt Nam .
- Tên khoa học : Gleditschiae australis caesalpiniaceae.
- Đặc điểm thực vật.
cây to cao chừng 6 - 8 m, trên thân có những tuýp gai phân nhánh dài tới
10-15 cm, lá kép lông chim, cuống chung có lông và rãnh dọc, có 6 - 8 đôi lá
chét dài 25 mm. Hoa mọc thành chùm màu trắng, quả loại đậu dài 10 - 12cm,
cong hoặc thẳng, dẹt phồng lên ở chỗ mang hạt, khi quả chưa khô thì màu
xanh, nhưng khi khô thì màu đen, có 10—12 hạt rất rắn. Cây được trồng nhiều
nơi ở nước ta để lấy quả vào tháng 10 - 11. Phân bố chủ yếu ở miền bắc Việt
Nam, riêng ở đảo cát bà có tới 40 000 cây, mỗi năm cho tới 400 tấn quả.
- Thành phần hoá học :
+ Saponin
12
Năm 1961, GS,TS Đỗ Tất Lợi cùng với G. Herman và I.Ciulei chiết
Saponin với hiệu xuất là 10%, đến năm 1966 các tác giả trên công bố đặc
điểm của Saponin trong quả BKVN là :
Chỉ số phá huyết: 33 000.
Điểm chảy : 198 - 202°c.

Sau khi thuỷ phân thì thu được Aglycon là : acid Oleanonic có phần đường
là glucose, arabinose, xylose. Một Aglycon thứ hai là: acid echynocystic.
Năm 1973 Ngô Thị Bích Hải tách được một Saponin đặt tên là australosid
có phần aglycon là acid echynocystic còn phần đường có 2 mạch :
- 1 mạch nối vào OH- ở C3- gồm có : D - xylose, L - arabinose và
D - glucose theo tỉ lệ 2:1:1.
- 1 mạch nối vào Cjg- theo dây nối ester gồm có: D -xylose và D -
galactose theo tỉ lệ 1:1.
- Công thức hoá học của Saponin
+ Flavonoid:
Có 5 chất đã được xác định cấu trúc: luteonin, isovitexin, vitexin, orientin và
isoorientin.
- Tác dụng và công dụng:
+ Saponin có tác dụng trên Amip đường ruột, trùng roi âm đạo .
13
+ Hỗn hợp Saponin và Flavonoid có tác dụng giảm đau.
+ Hỗn hợp Flavonoid và Flavonoid riêng lẻ là isovitexin có tác dụng kháng
virus
- Theo y học cổ truyền quả BKVN có tác dụng sau:
+ Thông khiếu, làm hắt hơi, chữa trúng phong, cấm khẩu, phong tê.
+ Chữa sâu răng, trốc đầu, quai bị.
+ Chữa lị, ho, tiêu đờm.
+ Chữa bí đại tiện, tắc một do giun sán.
Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu tác dụng
gây xổ, khả năng thụt tháo của Saponin chiết suất từ quả BKVN.
14
\
ì
PHẦN I I : THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
1. Nguyên vạt liệu và phương pháp thực nghiệm

1.1. Nguyên vật liệu.
- Quả Bồ Kết (Fructus gleditschiae)Việt Nam Đạt TCDĐVNIII.
- Ethanol 96° đạt TCDĐVNIII.
- Nước cất (Aqua destilata) đạt TCDĐVNIII
- Dung môi Aceton đạt TCDĐVNIII
- Tá dược Gelatin, CMC, Glycerin, .đạt TCDĐVNIII.
- Thuốc mẫu Norgalax đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất (NORGIN PHARMA
29, Ethé virton BP 109, 28102 DRREUX cedex France).
1.2 Trang thiết b ị:
+ Cân Sartorius
+ Máy ghi 1 kênh Ugo Basile (Italy)
+ Máy điều nhiệt Clifton
+ Tủ sấy Memmert
+ Bếp điện Ego
+ Ấm nhôm 2 lít, bếp điện cách thủy, cốc, đĩa, phễu thuỷ tinh, bông, giấy
lọc, cân đồng hồ 5 kg hiệu Nhơn hoà, nhiệt kế bách phân.
1.3 Phương pháp thực nghiệm.
1.3.1 phương pháp chiết xuất Saponin.
Dựa vào tính chất của Saponin là một chất tan trong nước và cồn nên
chúng tôi sử dụng phương pháp chiết nóng (đun sôi dược liệu trong nước ở
100°C/45 phút), sau đó dùng cồn cao độ để loại tạp và dùng than hoạt để tẩy
màu dịch chiết.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu công thức bào chế.
15
Dựa vào một số công thức của các chế phẩm đang lưu hành trên thị trường,
Chúng tôi sử dụng phương pháp sàng lọc để lựa chọn công thức bào chế hợp
với tính chất của Saponin.
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu tác dụng sinh học.
Nguyên tắc : Bơm thuốc vào hậu môn của thỏ, dựa trên sự đáp ứng của thỏ
với thuốc (thuốc có tác dụng thụt tháo), so sánh kết quả giữa mẫu trắng (chỉ có

tá dược) với chế phẩm Microlax.BK và mẫu đối chiếu Norgalax, so sánh thời
gian thụt tháo giữa các nồng độ khác nhau của chế phẩm để đưa ra nhận xét.
2. thực nghiệm, kết quả và nhận xét
2.1 Nghiên cứu chiết suất Saponin tinh khiết từ quả BKVN.
2.1.1 Chiết xuất Saponin.
* Tiến hành :
Để chiết xuất được tối ưu lượng Saponin từ quả BKVN chúng tôi đã tiến
hành chiết Saponin tinh khiết theo 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp 1: Quả BKVN được sấy khô, bỏ hạt, bẻ nhỏ và được chiết
Saponin tinh khiết theo sơ đồ sau.
16
Loại tạp:
Gộp: Dịch chiết 1 + Dịch chiết 2 + Dịch chiết 3 sau đó đem cô trên bếp cách
thuỷ tới dạng cao lỏng 1:1 (thể tích = 100 ml). Loại tạp từ cao lỏng theo sơ đồ:
Tẩy màu
17
Tiếp tục dùng than hoạt để tẩy màu thêm 5 lần nữa (mỗi lần vẫn dùng 2g than
hoạt) thì thu được dung dịch Saponin có màu vàng sáng, trong quá trình tẩy
màu liên tục bổ xung Ethanol 90° cho đủ thể tích ban đầu.
Dịch lọc BK 7 có màu vàng sáng được cô trên bếp cách thuỷ để đuổi hết
Ethanol, cặn thu được là Saponin.
Phương pháp 2:
Tiến hành chiết tương tự như trên, đến giai đoạn thu được dịch lọc BK 1 từ
cao lỏng 1/1 thì tiến hành tiếp như sau:
Dịch lọc BK 2 được tẩy màu một lần nữa bằng 2 g than hoạt thì được dịch
lọc BK 3 có màu vàng sáng, cô dịch lọc BK 3 trên bếp cách thủy thì được cặn
là Saponin tinh khiết.
* Kết quả:
18
Để xác định được hàm lượng Saponin có trong quả BKVN và để chọn được

phương pháp chiết tối ưu nhất chúng tôi đã tiến hành chiết nhiều mẻ và kết
quả cho như sau:
Phương pháp 1:
Số lần
Chiết
1 2 3 4
5 6 7
8
m(g)
9,8
9,7 10,8
10,3
9,9
10,4
9,8
9,9
mtb= 10,075 g
Hàm lượng = 10,075%
Phương pháp 2:
Số lần
chiết
1 2
3 4
5 6
7 8
m(g)
8,8
8,9
9,2
8,9

9,3
9,0 8,8
9,9
mtb= 9,1 g
Hàm lượng = 9,1%
* Nhận x ét:
Qua 2 phương pháp chiết xuất trên chúng tôi nhận thấy: phương pháp 1
đơn giản dễ làm, không độc, cho hiệu suất cao, đỡ tốn dung môi và hoá chất
tuy nhiên mất nhiều thời gian hơn.
19
Phương pháp 2 tuy có nhanh hơn nhưng cho hiệu xuất thấp, độc hơn, tốn
nhiều dung môi và hoá chất hơn, vậy chúng tôi quyết định lựa chọn phương
pháp 1 để chiết xuất Saponin từ quả BKVN.
2.1.2 Kiểm nghiệm Saponin chiết xuất từ quả BKVN.
- Tiến hành :
+ Khả năng tạo bọt:
Lấy một ống nghiệm cao 15 cm, đường kính 1,5 cm, cho 0,01(g) Saponin
và 10,0 ml nước cất vào, lắc mạnh trong 5 phút, để yên, quan sát cột bọt thấy
bền vững sau 15 phút.
+ Phản ứng phân biệt Saponin Steroid và Saponin Triterpenoid.
ống nghiệm 1 ống nghiệm 2
Sơ bộ kết luận
Dung dịch NaOH
0,1N pH = 13
5,0 ml
0,0 ml
Dung dịch HC1
0,lN pH= 1
0,0 ml
5,0 ml

Saponin
O.Olg
0,01g
Lắc mạnh trong 5 phút
Hiện tượng
tạo bọt
Hai cột bằng nhau
Saponin
triterpenoid
+ Phản ứng tạo màu :
20

×