Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 93 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ





NGUYỄN THỊ THANH HOA




CÔNG CUỘC TÁI THIẾT NƯỚC MỸ
(1863 – 1877) VÀ TÁC ĐỘNG
ĐẾN LỊCH SỬ NƯỚC MỸ





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Người hướng dẫn khoa học
ThS. CAO THỊ VÂN






HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn chân thành, em xin chân thành cảm ơn
giảng viên Th.S Cao Thị Vân đã định hướng và hướng dẫn em tận tình trong
suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành được khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử đã hết lòng
giúp đỡ em trong suốt thời gian 4 năm học. Xin cảm ơn các bạn đã cùng trao
đổi và động viên khuyến khích trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã cố gắng nhưng khó tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và bản khóa luận của em thêm
hoàn thiện.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Nguyễn Thị Thanh Hoa
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan dưới sự hướng dẫn của Th.S Cao Thị Vân khóa luận
của em với đề tài “Công cuộc tái thiết nước Mỹ (1863 – 1877) và tác động
đến lịch sử nước Mỹ” được hoàn thành không trùng với bất kì đề tài nào khác.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
H Nội, thng 5 năm 2015
Sinh viên



Nguyễn Thị Thanh Hoa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Bố cục của khóa luận 6
Chương 1. CÔNG CUỘC TÁI THIẾT NƯỚC MỸ (1861 – 1877) 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC NỘI CHIẾN MỸ (1861 – 1865) 7
1.1.1. Tình hình thế giới và nước Mỹ trước cuộc Nội chiến 7
1.1.1.1. Tình hình thế giới 7
1.1.1.2. Nước Mỹ trước cuộc Nội chiến 10
1.1.2. Ly khai và nội chiến (1861 – 1865) 17
1.1.2.1. Ly khai 17
1.1.2.2. Nội chiến 22
1.1.3. Kết quả và yêu cầu đặt ra sau cuộc Nội chiến 23
1.2. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH TÁI THIẾT NƯỚC MỸ
(1863 – 1877) 26
1.2.1. Các quan điểm về công cuộc tái thiết nước Mỹ 26
1.2.2. Chính sách tái thiết nước Mỹ giai đoạn 1863 – 1877 30
1.2.2.1. Chính sách tái thiết của Tổng thống (1863 – 1866) 30
1.2.2.2. Thời kỳ tái thiết của Quốc hội (1867 – 1877) 33
1.3. NỘI DUNG CỦA CÔNG CUỘC TÁI THIẾT 36
1.3.1. Về chính trị 36
1.3.2. Về kinh tế 37

1.3.3. Về xã hội 38
1.3.4. Kết quả 40
Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG CUỘC TÁI THIẾT (1863 – 1877)
ĐỐI VỚI LỊCH SỬ NƯỚC MỸ 42
2.1. TÁC ĐỘNG CÔNG CUỘC TÁI THIẾT ĐẾN CUỘC NỘI
CHIẾN (1861 – 1865) 42
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG CUỘC TÁI THIẾT ĐẾN LỊCH SỬ
NƯỚC MỸ SAU NỘI CHIẾN 45
2.2.1. Về chính trị 45
2.2.1.1. Đối với Hiến pháp Mỹ 45
2.2.2.2. Đối với Hình thức chính quyền ở Mỹ 49
2.2.2.3. Đối với quan hệ giữa các Liên bang và tiểu bang 54
2.2.2. Về ngoại giao 56
2.2.3. Về kinh tế 64
2.2.4. Về xã hội – văn hóa 69
2.2.4.1. Đối với chế độ nô lệ ở Mỹ 69
2.2.4.2. Đối với quyền công dân 72
2.2.4.3. Sự hòa hợp dân tộc 74
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử hình thành và phát triển, lịch sử của quốc gia nào cũng có
cuộc những nội chiến. Sự xung đột nội bộ, mâu thuẫn về lợi ích sẽ dẫn đến
những tổn thất to lớn và gây ra chia rẽ trong lòng dân tộc. Vì thế việc hàn gắn
vết thương sau chiến tranh để phục hồi và phát triển đất nước là điều cần thiết.
Là một quốc gia trẻ, lịch sử tồn tại chưa đến 300 năm, nhưng nước Mỹ
đã chứng kiến một cuộc chiến tranh ly khai đẫm máu, một cuộc nội chiến để

lại những vấn đề còn tồn tại đến ngày nay. Tổng thống Đảng Cộng Hòa
Abraham Lincoln đã nói: “Mục tiêu tối cao của tôi trong cuộc chiến đấu này
là cứu Liên bang, và nó không phải nhằm duy trì hay loại bỏ chế độ thuộc
địa… Một gia đình chia rẽ không thể đứng vững được. Một chính phủ không
thể mãi mãi là một nửa tự do, và một nửa kia là nô lệ. Tôi không muốn cho
Liên bang giải tn, tôi cũng không muốn cho gia đình sụp đổ. Nhưng tôi
muốn cho nó chấm dứt sự chia rẽ” [7; 208].
Cuộc nội chiến Mỹ (1861 – 1865) đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử
đặt ra: xóa bỏ chế độ nô lệ, thống nhất đất nước mà cuộc Cách mạng giải
phóng trước đó chưa làm được.
Nhưng đất nước sau cuộc Nội chiến cũng lại gặp phải vô vàn những
khó khăn, để có thể khôi phục lại đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh đã
buộc Chính phủ Liên bang Mỹ đã đưa ra những chính sách Tái thiết. Những
chính sách Tái thiết đó có tác động quan trọng đến sự chuyển mình của nước
Mỹ không chỉ trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX mà còn ảnh hưởng về sau,
trên tất cả các phương diện từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa – xã hội.
Vậy công cuộc tái thiết nước Mỹ sau nội chiến đã được tiến hành như
thế nào, tại sao nước Mỹ phải tái thiết ngay trong khi cuộc nội chiến đang
2
diễn ra, và tác động của cuộc nội chiến này đối với lịch sử nước Mỹ nói riêng
và đối với các nước khác trên thế giới. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả
lựa chọn đề tài: “Công cuộc tái thiết nước Mỹ (1863 - 1877) và tác động của
nó đến lịch sử nước Mỹ”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc Nội chiến Mỹ (1861 – 1865) là một trong những cuộc chiến mang
nhiều tổn thất về người và của nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sau cuộc Nội
chiến, nước Mỹ bắt tay vào thời kỳ Tái thiết. Đây được xem là thời kỳ mang
lại nhiều tranh luận cho các nhà nghiên cứu.
Trong tác phẩm “Lược sử nước Mỹ thời kỳ tái thiết 1863 – 1877” của
Eric Foner do Phạm Phi Hoành dịch (2009, Nxb Khoa học xã hội), đã đề cập

đến lịch sử nước Mỹ thời kỳ tái thiết với các chính sách tái thiết của Tổng
thống và tác động của tái thiết đối với hai miền Nam – Bắc ý nghĩa về chính
trị và kinh tế. Cuộc tái thiết đã làm được những gì, tại sao khi nghiên cứu lại
thời điểm này nhiều nhà nghiên cứu lại đánh giá cuộc Tái thiết đánh dấu thời
kỳ đen tối nhất trong suốt lịch sử Hoa Kỳ.
Tác phẩm “Lịch sử Hoa Kỳ - những vấn đề quá khứ” do Nguyễn Kim
Dân dịch (2009, Từ điển Bách khoa), đã nói đến hậu quả của cuộc Nội chiến,
các quan điểm về tái thiết đất nước của mỗi Đảng phái trong xã hội Mỹ lúc
bấy giờ. Các bang ly khai đã quay trở lại Liên bang, nhưng những nhà đương
thời đã đánh giá đó là thất bại to lớn. Những người miền Bắc cho rằng chương
trình tái thiết sẽ thay đổi miền Nam. Nhưng điều đó không đi đến thành công,
những di sản của cuộc Nội chiến và Tái thiết ảnh hưởng đến tận sau này.
Trong tác phẩm “Những sự kiện lớn trong lịch sử Hoa Kỳ”, tác giả Ted
Yanak – Pam Cornnelison (2005, Nxb Văn hóa thông tin), tác giả đã viết về
những sự kiện lớn trong lịch sử Hoa Kỳ, trong đó có nói đến Nội chiến và các
bản Tuyên bố giải phóng nô lệ và đạo luật Homestead dưới góc độ định nghĩa
và diễn giải ngắn gọn.
3
Một tác phẩm khác là “Nội chiến Hoa Kỳ” của Charles P. Roland do
Kiến Văn dịch (2007, Nxb Văn hóa thông tin), đã nhắc đến mối quan hệ giữa
chính quyền Liên bang và Liên minh với các nước châu Âu lúc bấy giờ và
khẳng định thái độ và hành vi của các nước châu Âu đóng một vai trò quyết
định tới kết quả của cuộc chiến.
Tác phẩm “The fall of the house of Dixie: the Civil War and the social
revolution that transformed the South” của Bruce C. Levine đã nhấn mạnh
chế độ nô lệ đối với kinh tế và xã hội miền Nam. Cuộc Nội chiến đã tác động
đến miền Nam như một cuộc cách mạng.
Như vậy, các tác giả trên trình bày căn bản về cuộc Nội chiến Mỹ
(1861 -1865). Tuy nhiên, các tác giả chỉ trình bày một cách khái quát nhất để
người xem có thể hiểu được nguyên nhân của cuộc nội chiến và kết quả của

nó, chứ chưa đề cập một cách hệ thống đến tác động của Nội chiến và công
cuộc tái thiết sau Nội chiến đã tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào
đến nước Mỹ giai đoạn đó và đến tận ngày nay.
Công cuộc tái thiết đã được tiến hành như thế nào và kết quả của nó
đem lại đã làm thay đổi nước Mỹ ra sao?
Qua nghiên cứu đề tài: “Công cuộc tái thiết nước Mỹ (1863 -1877) và
tác động đến lịch sử nước Mỹ”, người viết mong làm sáng tỏ được những
vấn đề trên.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài khóa luận đi sâu tìm hiểu về công cuộc tái thiết nước Mỹ sau Nội
chiến giai đoạn 1863 – 1877, qua đó có thể nhận thấy được sự tác động to lớn
của công cuộc Tái thiết đối với lịch sử của nước Mỹ giai đoạn sau.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm vụ
sau:
4
Thứ nhất: khái quát về cuộc Nội chiến Mỹ, nguyên nhân thật sự của
cuộc Nội chiến (1861 – 1865).
Thứ hai: Tại sao nước Mỹ tại tiến hành tái thiết ngay trong khi nội
chiến diễn ra và công cuộc tái thiết này như thế nào.
Thứ ba: phân tích và rút ra tác động của công cuộc tái thiết đối với lịch
sử nước Mỹ nói riêng và lịch sử thế giới nói chung.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Khóa luận sử dụng chủ yếu hai nguồn tài liệu:
Thứ nhất là các nguồn tài liệu gốc bao gồm các Dự luật, Đạo luật và
Hiến pháp Mỹ.
Thứ hai là các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về nước Mỹ của các tác
giả trong và ngoài nước. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các tài liệu sau:

- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2005), Khái quát về lịch sử nước Mỹ,
Chương trình thông tin quốc tế.
- Eric Foner (2009), Lịch sử nước Mỹ thời kỳ tái thiết 1863 – 1877,
Nd: Phạm Phi Hoành, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Trần Phương Hồ (1996), Abraham Lincoln – Người xóa bỏ chế độ nô
lệ ở Hoa Kỳ, Nxb Trẻ, Hà Nội.
- Nguyễn Thái Yên Hương (2005), Liên bang Mỹ: Đặc điểm xã hội –
văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
- Howard Zinn (2011), Lịch sử dân tộc Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
- Nguyễn Nghị, Lê Đức Minh (1994), Lịch sử nước Mỹ, Nxb Văn hóa
– thông tin, Hà Nội.
- Đào Huy Ngọc (1994), Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nxb Chính trị
Quốc gia.
5
- Trung tâm Hoa Kỳ, Sự hình thnh nước Mỹ: xã hội v văn hóa Mỹ,
phòng Văn hóa – thông tin, Đại sứ quán Hoa Kỳ.
- Irwin Unger (2009), Lịch sử Hoa Kỳ - Những vấn đề quá khứ, Nd:
Nguyễn Kim Dân, Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
- Dịch Kiến Văn (2007), Nội chiến Hoa Kỳ, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
- Ted Yanak, Pam Cornelsen (2005), Những sự kiện lớn trong lịch sử
Hoa Kỳ, Nxb Thông tin, Hà Nội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng để nghiên cứu là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Đây là hai phương pháp quan trọng nhất của đề tài. Ngoài ra từ
các nguồn tài liệu, người viết tiến hành xử lý, phân tích, đối chiếu, so sánh và
hệ thống hóa để làm rõ các vấn đề cốt lõi đã trình bày trong đề tài này.
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là chính sách Tái thiết sau

Nội chiến và tác động của Tái thiết đối với sự phát triển của lịch sử Mỹ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ khi bắt đầu tiến hành Tái thiết cho đến khi hoàn thành
công cuộc Tái thiết, binh lính Liên bang rút khỏi miền Nam 1877 (tác động
ảnh hưởng về sau những thập niên cuối của thế kỉ XIX).
Về không gian: xoay quanh cuộc nội chiến Mỹ và công cuộc tái thiết
nước Mỹ sau nội chiến.
6. Đóng góp của khóa luận
Thực hiện mục đích và nhiệm vụ của khóa luận muốn đi sâu tìm hiểu
cuộc Nội chiến Mỹ và thời kỳ tái thiết đất nước sau Nội chiến. Qua đó, thấy
được tác động của công cuộc tái thiết đối với sự phát triển của lịch sử nước
6
Mỹ trên tất cả các mặt từ chính trị, ngoại giao, kinh tế và văn hóa – xã hội.
Mặt khác, từ những năm 1960 vị thế của người da đen đã có sự thay đổi sâu
sắc trong xã hội Hoa Kỳ cùng với những nghiên cứu mới để có thể hiểu thêm
về công cuộc tái thiết.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận bao
gồm hai chương:
Chương 1: Công cuộc tái thiết nước Mỹ (1861 – 1865)
Chương 2: Tc động của công cuộc tái thiết (1863 – 1877) đối với lịch
sử nước Mỹ
7
Chương 1
CÔNG CUỘC TÁI THIẾT NƯỚC MỸ (1861 – 1877)

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC NỘI CHIẾN MỸ (1861 – 1865)
1.1.1. Tình hình thế giới và nước Mỹ trước cuộc Nội chiến
1.1.1.1. Tình hình thế giới
Bước sang thế kỷ XIX, tình hình thế giới có nhiều biến động, chi phối

mối quan hệ quốc tế lúc bấy giờ.
Thế kỷ XIX là thế kỷ đánh dấu sự suy thoái của Tây Ban Nha và sự sụp
đổ Đế chế thứ nhất, thứ hai của Pháp, Đế chế La mã Thần thánh. Trong đó,
Tây Ban Nha từng được coi là một trong những nước thực dân hàng đầu, đi
đầu trong các cuộc phát kiến địa lý và xâm chiếm thuộc địa, nhưng bước sang
thế kỷ XIX, Tây Ban Nha lần lượt bị các nước khác như Hà Lan, Pháp, Anh
vượt qua. Các cuộc chiến tranh của Napoleon cũng từng bước làm tan rã Đế
chế La mã Thần thánh, thành lập hàng loạt các quốc gia nhỏ. Điều này đã mở
đường cho sự gia tăng ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của các nước Anh,
Nga, Áo, Đức…
Quan hệ quốc tế giai đoạn này có nhiều thay đổi trước hết phải nói đến
Hội nghị Viên (1815), đã thiết lập một trật tự ở châu Âu với chiều hướng có
lợi cho các nước tham gia Liên minh chống Pháp. Nhưng các năm sau của
Hội nghị Viên, lại được coi là một bước lùi của chủ nghĩa tư bản khi mà về
chính trị, trật tự phong kiến lại được khôi phục ở hầu hết các nước châu Âu
lục địa. Một cao trào cách mạng đã diễn ra ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ
XIX. Chính cao trào này đã khiến cho trật tự Viên bị lung lay và đảo lộn.
Đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết
các nước châu Âu, có thể nói đó là sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản. Từ
những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, nền kinh tế của các nước châu Âu có
8
nhiều bước phát triển quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp được bắt đầu
ở Anh và đã hoàn thành, biến nước Anh trở thành “công xưởng của thế giới”.
Đế quốc Anh đã tăng trưởng nhanh chóng trong nửa đầu của thế kỷ này, đặc
biệt là việc mở rộng lãnh thổ.
Cách mạng công nghiệp đã lan rộng ra các nước châu Âu và Bắc Mỹ.
Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm nảy sinh những nguyện
vọng dân tộc, dân chủ… Do sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, thế lực
kinh tế của giai cấp tư sản tăng lên, họ lôi kéo nhân dân vào cuộc đấu tranh
chống lại các thế lực phong kiến. Công cuộc thống nhất Đức và Ý cũng đang

được tiến hành. Có thể nói, thành công của cuộc cách mạng công nghiệp đã
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho sự thắng lợi và phát triển của chủ
nghĩa tư bản.
Mặt khác, một cao trào Cách mạng 1848 - 1849 được bắt đầu ở Pháp,
và sau đó lan sang các nước châu Âu khác. Các cuộc cách mạng này nhìn
chung có nhiệm vụ thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến và mở đường cho
chủ nghĩa tư bản phát triển. Nhưng tùy điều kiện lịch sử của từng nước mà
nhiệm vụ cách mạng được thực hiện khác nhau: ở Pháp lật đổ sự thống trị của
tư sản tài chính. Ở Ðức thống nhất đất nước. Ở Ý giải phóng dân tộc và thống
nhất đất nước.
Chủ nghĩa tư bản trở nên thắng thế. Cùng với đó là sự tồn tại hai giai cấp
cơ bản trong lòng xã hội tư bản là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Hai
giai cấp cơ bản của xã hội này được phân chia rõ rệt khi cách mạng công
nghiệp đã hoàn thành, đây cũng là hệ quả về mặt xã hội của cách mạng công
nghiệp. Ngay từ khi xuất hiện, mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản đã nảy sinh.
Các cuộc đấu tranh của công nhân bùng nổ và ngày càng lan rộng. Trên
cơ sở của phong trào công nhân, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, đưa phong
trào công nhân thành phong trào xã hội chủ nghĩa.
9
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do C. Mác và Ph. Ănghen sáng
lập vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa cộng
sản được truyền bá rộng rãi. Nó không chỉ là bước phát triển lớn về tư tưởng
của nhân loại mà còn là ngọn cờ chỉ đường cho giai cấp công nhân và nhân
dân lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để xây dựng một xã hội mới
văn minh, tiến bộ.
Chủ nghĩa xã hội truyền bá, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ở
khắp mọi nơi trong đó có nước Mỹ, đã thành lập được tổ chức cộng sản của
riêng mình.
Ngoài ra, nửa đầu thế kỷ XIX cũng chứng kiến sự tăng nhanh chóng
khám phá khoa học và phát minh, với sự phát triển đáng kể trong các lĩnh vực

toán học, vật lý, sinh học, điện và luyện kim đặt nền móng cho sự tiến bộ
khoa học công nghệ thế kỷ XX.
Như vậy, có thể thấy bước sang thế kỷ XIX, tình hình thế giới có nhiều
thay đổi quan trọng, sự tương quan lực lượng giữa các nước châu Âu đã bắt
đầu có sự thay đổi, do những ưu thế hơn trong vấn đề phát triển kinh tế và mở
rộng đất đai.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản được xem như là một luồng gió
mới, để sau này khi có những điều kiện phát triển, nó trở thành một hệ thống
trên thế giới.
Những thay đổi của tình hình thế giới đó, đã ít nhiều tác động tới nước
Mỹ, mặc dù từ sau khi giành được độc lập đến nay, nước Mỹ chủ yếu thi hành
chính sách ngoại giao “trung lập, không can thiệp” hoặc “ngoại giao hai bán
cầu”. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản châu Âu đã
có tác động thúc đẩy đến nền kinh tế của nước Mỹ. Đặc biệt là miền Nam
nước Mỹ - nơi cung cấp bông cho ngành công nghiệp của Anh.

10
1.1.1.2. Nước Mỹ trước cuộc Nội chiến
Sau cuộc cách mạng tư sản Anh khoảng 100 năm, một cuộc biến động
chính trị xã hội to lớn đã bùng nổ ở Bắc Mỹ. Đó là cuộc cách mạng tư sản đầu
tiên ở châu Mỹ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng tư sản Anh nhưng
hình thức lại là một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại chính thực
dân Anh. Đó là cuộc “chiến tranh vĩ đại, chiến tranh thực sự giải phóng, thực
sự cách mạng” [12; 70]. Cuộc đấu tranh đã khích lệ tinh thần đấu tranh giành
độc lập trên toàn châu lục.
Tuy giành được những thắng lợi hết sức to lớn và có ý nghĩa với sự ra
đời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Washington được bầu làm Tổng thống đầu
tiên của nước Mỹ, nhưng quyền vọng của nhân dân trong mọi cuộc cách
mạng là vấn đề ruộng đất thì vẫn chưa được giải quyết. Cùng với đó là chế độ
nô lệ vẫn còn tồn tại ở miền Nam. Đây chính là nhân tố cơ bản dẫn đến cuộc

đấu tranh vì dân chủ sau này.
Nước Mỹ bước sang nửa đầu thế kỷ XIX với nhiều sự thay đổi quan
trọng.
Về mở rộng lãnh thổ:
Việc mở rộng đất đai về phía Tây với nhiều hình thức khác nhau: mua
lại đất đai của thực dân Pháp, Tây Ban Nha; tiến hành các cuộc chiến tranh;
khai khẩn đất hoang, dồn đuổi thổ dân da đỏ.
Từ 13 bang sau khi giành độc lập nước Mỹ đã mở rộng lên tới 30 bang
kéo dài từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. “Cho tới 1853, diện tích
nước Mỹ lên tới 3.062.798 dặm vuông
1
” [3; 44]. Chính vùng đất phía Tây
được mở rộng đã khiến cho hai miền Nam – Bắc sau này khi tiến hành khai
thác đã xảy ra mâu thuẫn. Do mỗi miền lại có định hướng phát triển khác
nhau.


1
1 dặm vuông = 1,6 km2
11
Cùng với việc mở rộng lãnh thổ, ngay từ những ngày đầu sau cuộc
Cách mạng, chủ nghĩa tư bản Mỹ đã ấp ủ mưu đồ thống trị của mình. Sự ra
đời của học thuyết Monroe (1832) đã tuyên bố chính sách của nước Mỹ đối
với khu vực Mỹ Latinh. “Lục địa châu Mỹ đã chọn và duy trì được độc lập,
tương lai của nó không thể bị một cường quốc châu Âu no đô hộ nữa”
2
.
Tuyên bố trên nêu lên khẩu hiệu nổi tiếng “Châu Mỹ của người châu Mỹ” mà
thực chất nội dung của nó là muốn biến thành “Châu Mỹ của người Mỹ”.
Học thuyết Monroe là lá bùa hộ mệnh để cho Mỹ giữ nguyên trạng tình

hình ở khu vực này, chống lại sự can thiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoài châu
Mỹ. Đó chính là công cụ để Mỹ mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh và sau này
vươn ra các khu vực khác trên thế giới. Nước Mỹ sẽ đóng vai trò “cảnh sát ở
Tây bán cầu”.
Học thuyết này che đậy thực chất của cuộc chiến tranh với Tây Ban
Nha giành Mehico 1846 – 1848. Mỹ dự định sáp nhập Cuba vào Mỹ, đưa
quân đến vùng Uruguay, Achentina nhằm nắm toàn bộ kinh tế của châu Mỹ,
đồng thời mở rộng sang các khu vực khác trên thế giới.
Như vậy, từ giữa thế kỉ XIX nước Mỹ tư bản đã trở thành một nước đế
quốc đầy tham vọng.
Về sự phát triển kinh tế công nghiệp:
Kinh tế Mỹ sau cuộc cách mạng có điều kiện phát triển hết sức nhanh
chóng. Có thể nói nước Mỹ có những điều kiện phát triển kinh tế hết sức
thuận lợi, mà nhân tố tiên quyết cấu thành nên hệ thống kinh tế của một quốc
gia là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Hơn nữa, Nước Mỹ
rất giàu khoáng sản, đất đai canh tác màu mỡ và được phú cho một khí hậu ôn
hòa.


2
Vũ Dương Ninh (Cb) (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế (tập một), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12
Bên cạnh đó, tàn dư của các thế lực phong kiến trong kinh tế và chính
trị tương đối ít. Nguồn lao động tương đối dồi dào, do dân di cư sang đông,
chủ yếu là dân châu Âu. Họ ra đi vì sự bất đồng chính trị, vì nguồn sống như
nạn đói ở Ailen; cuộc cách mạng 1848 – 1849 ở châu Âu làm thất bại làm cho
một số đông nhân dân thất vọng đi tìm cuộc sống mới. Hay như trên những
vùng đất mới, phát hiện ra các tài nguyên phong phú giàu có như mỏ vàng ở
California lại càng kích thích làn sóng di cư mạnh mẽ của dân châu Âu tìm
đường đến châu Mỹ. Từ năm 1787 đến năm 1850 đã có gần 5 triệu người từ

châu Âu sang châu Mỹ.
Chính quá trình di dân đã dẫn tới sự san bằng về cấu trúc kinh tế giữa
các thuộc địa và các bang của chính quốc. Đồng thời, do sự gần gũi về mặt
lãnh thổ và sự phân công lao động theo hoàn cảnh địa lý đã làm nảy sinh mối
quan hệ kinh tế giữa Đông và Tây nước Mỹ.
Việc mở rộng đất đai thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển, thu hút
những số vốn khổng lồ. Nhưng chính đây cũng là nơi tập trung những sự
tranh chấp liên miên giữa tư sản công nghiệp và chủ đồn điền.
Dựa vào những tiền đề thuận lợi về chính trị, xã hội… trong những
năm đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế Mỹ có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ
được thừa hưởng rất nhiều thành tựu cách mạng kĩ thuật của châu Âu và đặc
biệt là của cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp
đã bắt đầu diễn ra ở miền Bắc của nước Mỹ vào những năm cuối thế kỉ XVIII.
Năm 1790, một người Anh di cư tên là Stayler đã xây dựng nhà máy dệt đầu
tiên. Từ năm 1805 đến 1860, số suốt đã từ 4500 tăng lên 5200000, tức là hơn
1000 lần, đứng hàng thứ hai trong công nghiệp thế giới [15; 220].
Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp khác cũng phát triển nhanh mặc
dù chính quyền chủ nô kìm hãm. Ngành khai mỏ, luyện kim được mở rộng:
sản xuất gang năm 1840 là 287.000 tấn, đến 1860 lên 821.000 tấn, sản lượng
13
than hằng năm từ mức 5 vạn tấn trong những năm 30 của thế kỷ XIX tăng lên
1400 vạn tấn năm 1850.
Chính sự phát triển và mở mang công nghiệp đặt ra vấn đề bức thiết
trong phát triển giao thông vận tải. Công nghiệp đường sắt phát triển với tốc
độ rất nhanh. Nó là mạch vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa công nghiệp trên
một vùng đất rộng hàng triệu cây số vuông. “Năm 1830 Mỹ bắt đầu xây dựng,
đến năm 1850 đã có 14.500km. Năm 1860 đã có tới 460 đầu máy xe lửa được
chế tạo tại Mỹ” [15; 220].
Cùng với ngành đường sắt, ngành hàng hải cũng phát triển. Do nguyên
liệu gỗ phong phú và nhu cầu vận chuyển đường biển, đường sông rất lớn nên

ngành đóng tàu phát triển rất nhanh. Từ trước khi giành độc lập công nghiệp
đóng tàu của Mỹ từng cung cấp cho ngành hàng hải của chính quốc Anh.
Việc phát triển mạng lưới giao thông đường thủy cũng trở thành yêu
cầu đối với khu vực trung tâm và vùng đất phát triển ở miền Đông, nối liền
các bang chia rẽ thành một khối kinh tế thống nhất.
Mặt khác, nước Mỹ còn có đường bờ biển trải dài cả hai bên bờ Đại
Tây Dương và Thái Bình Dương cũng như trên vịnh Mêhicô. Những con sông
bắt nguồn từ sâu trong lục địa và hệ thống Hồ Lớn – gồm năm hồ lớn nội địa
dọc theo biên giới Mỹ và Canada, cung cấp thêm mạng lưới giao thông đường
thủy. Chính vì vậy, ngành công nghiệp đóng tàu rất được chú trọng. Cụ thể là
“năm 1862, riêng tu buôn trên biển của Mỹ đạt trọng tải 2,4 triệu tấn”.
Nhìn chung, cách mạng công nghiệp Mỹ đã có tốc độ phát triển khá
nhanh chóng, dẫn đến sự hình thành các trung tâm công nghiệp như New
England chiếm 2/3 xí nghiệp vải và len, Penxinvania thành trung tâm luyện
kim. Điều đáng chú ý công nghiệp chế tạo máy đã trở thành một ngành công
nghiệp quan trọng. Năm 1817 xuất hiện nhà máy chế tạo máy hơi nước. Đến
giữa thế kỉ XIX, số nhà máy tăng lên đáng kể. “Sản xuất công nghiệp của Mỹ
đã vươn lên đứng hàng thứ tư trên thế giới”.
14
Sự phát triển kinh tế nông nghiệp
Đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, nước Mỹ còn là một nước nông
nghiệp với 95% dân số làm nghề nông. Trong quá trình cách mạng công
nghiệp, sự tiến bộ trong nông nghiệp đã được thúc đẩy, nhất là việc sản xuất
ra các máy nông nghiệp (như máy gặt chế tạo hàng loạt) đáp ứng nhu cầu khai
khẩn miền Tây.
Sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Mỹ mang nhiều nét khác so với các
nước châu Âu, mà theo Lênin đó là con đường nông nghiệp kiểu Mỹ. Nước
Đức, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp - đó là nền nông
nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa sử dụng
lao động làm thuê; còn Anh, Pháp thì thông qua các cuộc cách mạng tư sản,

phát triển kinh tế nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
Ở Mỹ, trại chủ canh tác đất trên mảnh đất do chính phủ rao bán, thuận
lợi cho nhiều người có thể mua, từ 80 đến 160 êcơ. Trại chủ canh tác bằng
chính sức lao động của chính mình và gia đình, không thuê mướn nhân công
(trừ một vài nơi) làm ra hàng hóa nông sản bán ra thị trường tiêu thụ. Sản
lượng hàng hóa tăng với tốc độ khá nhanh.
Nhờ sự gia tăng hàng hóa nhanh chóng, Mỹ đã trở thành nước cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt của Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia
khác. “Lúa gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng từ năm 1820 đến
năm 1850 tăng lên 3 lần. Thuốc l cũng l sản phẩm xuất sang cc nước châu
Âu từ năm 1850 đến năm 1860 sản lượng thuốc l tăng 2 lần” [15; 223].
Sự phát triển nền nông nghiệp nước Mỹ đã nhanh chóng hình thành hai
hệ thống đối lập nhau, đó là sự biểu hiện khác nhau giữa hai khuynh hướng
phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ trong nông nghiệp. Ở phía Bắc, nông
nghiệp phát triển mạnh theo con đường trang trại tự do tư bản chủ nghĩa, trong
khi đó ở miền Nam, chế độ nô lệ đồn điền vẫn tồn tại trong nông nghiệp.
15
Ở các trang trại ở phía Bắc, nếu như cuối thế kỉ XVIII, chủ trại còn
canh tác thô sơ thì đến đầu thế kỉ XIX trong sản xuất nông nghiệp rất chú
trọng ứng dụng kỹ thuật và sử dụng phổ biến các loại máy móc trong nông
nghiệp và sức lao động làm thuê. Năm 1855, ở Mỹ đã có 10.000 máy gặt các
loại. Chính việc mở rộng quy mô sản xuất đã kích thích việc sử dụng máy
móc trong sản xuất.
Trong khi đó, ở miền Nam việc khai thác đồn điền lớn dựa vào sức lao
động của nô lệ da đen chiếm ưu thế. Ở đây, chủ yếu là các đồn điền trồng
bông, mía và thuốc lá. Công nghiệp dệt vải bông phát triển nhanh chóng ở
châu Âu và Bắc Mỹ, làm cho nửa đầu thế kỉ XIX nhu cầu về bông sợi ngày
càng tăng, giá bông lên cao, việc trồng bông ngày càng mang lại nguồn lợi
nhuận lớn.
Sau việc phát minh ra máy cán bông năm 1793, chế độ đồn điền và chế

độ nô lệ da đen lan rộng nhanh chóng ở miền Nam. Sản lượng bông tăng tỷ lệ
thuận với số nô lệ. Sản lượng bông tăng lên thì số nô lệ cũng tăng lên nhanh
chóng.
Chế độ bóc lột nô lệ ở các đồn điền hết sức man rợ đối với người nô lệ
da đen và thổ dân da đỏ, đồng thời vơ vét kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên ở các đồn điền, bạo lực là yếu tố trực tiếp để quản lý người lao động
trong sản xuất. Họ bị đối xử như những con vật, như những “công cụ biết
nói”. Họ thường bỏ trốn, làm cho chế độ nô lệ ở miền Nam ngày càng khủng
hoảng trầm trọng. “Về thực chất, kinh tế đồn điền là kinh tế tư bản chủ nghĩa,
sản xuất hng hóa để cung cấp cho thị trường, nhưng đồn điền lại bóc lột
nhân công nô lệ. Chế độ kinh tế đồn điền là sự kết hợp giữa chế độ nô lệ và
chủ nghĩa tư bản” [7; 182].
Chính điều này, làm cho chế độ đồn điền ở miền Nam không thể phát
triển lâu dài, vì nó kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, và đi ngược lại
16
khuynh hướng phát triển so với miền Bắc. Cuộc đấu tranh giữa hai miền Nam
và Bắc để xóa bỏ vấn đề này sẽ xảy ra.
Mâu thuẫn xã hội và chế độ nô lệ
Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghiệp ở Mỹ làm cho
số lượng các nhà máy tăng lên nhanh chóng. Do đó, công nhân làm trong nhà
máy ngày càng nhiều, theo nhịp độ công nghiệp và tình trạng áp bức bóc lột
công nhân ngày càng trở nên phổ biến. Hơn nữa, sự tồn tại của chế độ nô lệ ở
miền Nam cũng làm cho bọn tư bản có đối tượng để so sánh, để tăng cường
áp bức bóc lột nhân dân.
Cuộc sống đói khổ và bị áp bức bóc lột nặng nề làm cho giai cấp công
nhân Mỹ sớm giác ngộ đấu tranh. Từ năm 1833 đến năm 1837, ở Mỹ có 168
cuộc bãi công đạt quy mô thành phố. Phong trào đấu tranh của công nhân đã
dẫn đến sự thành lập các công đoàn bảo vệ quyền lợi và chỉ đạo đấu tranh.
Việc thành lập “Hội Liên hiệp công nhân Mỹ” ở New York (1851) đã làm
cho phong trào sôi nổi hẳn lên.

Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế đồn điền đã thúc đẩy sự phát triển
của chế độ nô lệ. Buôn bán nô lệ da đen sang châu Mỹ ngày càng nhiều. Năm
1790, nô lệ da đen có 697.000 người nhưng đến năm 1861 đã lên tới 4 triệu.
Mặc dù Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ đã nói lên các quyền lợi
cơ bản của con người, nhưng Hiến pháp Mỹ mặc nhiên thừa nhận sự tiếp tục
tồn tại của chế độ nô lệ. Đó là kết quả của sự thỏa hiệp giữa hai tầng lớp
chống đối nhau là tập đoàn công thương nghiệp miền Bắc và chủ nô miền
Nam. Tuy nhiên, công nghiệp ngày càng phát triển, sự thắng thế của chủ
nghĩa tư bản công nghiệp đã dần mâu thuẫn với chế độ đồn điền nô lệ.
Quyền lợi giữa hai tập đoàn tư bản công thương nghiệp và chủ nô
không thể điều hòa được, Hiến pháp Mỹ không ổn định được mối quan hệ
giữa hai bộ phận trên, khiến cho mâu thuẫn đã có từ trước lại càng trở nên gay
gắt hơn.
17
Mặt khác việc mở rộng về phía Tây khiến cho hai bên tranh chấp, cả
hai đều muốn tiến sang phía Tây giành những ưu thế cho sự phát triển công
nghiệp của mình.
Cả hai miền không chỉ mong muốn khống chế những vùng đất mới mà
hai bên cũng muốn thao túng Chính phủ Liên bang. Cho đến trước khi cuộc
Nội chiến Mỹ diễn ra thì chủ nô đã đưa được 11 người của mình lên làm Tổng
thống Mỹ (trong tổng số 16 Tổng thống tính tới thời điểm đó).
“Đây l trọng tâm sinh hoạt chính trị của nước Mỹ trong nửa đầu thế
kỉ XIX. Mục tiêu đề ra là làm thế nào chủ nghĩa tư bản được rộng đường phát
triển công nghiệp cũng như trong nông nghiệp, nước Mỹ ngày càng tiến lên
trong cuộc cạnh tranh với cc nước tư bản Tây Âu” [7; 183]. Sự giành giật và
tranh chấp này giữa một bên là tư sản và một bên là chủ nô là một trong
những nguyên nhân dẫn tới xu hướng ly khai và cuộc Nội chiến trong những
năm tiếp theo.
1.1.2. Ly khai và nội chiến (1861 – 1865)
1.1.2.1. Ly khai

Nội chiến Mỹ (Civil War) (1861 – 1865), cuộc xung đột giữa các bang
miền Bắc (Liên bang) và mười một bang miền Nam đã ly khai khỏi Liên bang
và thành lập các bang Ly khai của Mỹ, hay còn được gọi là cuộc chiến tranh
giữa các bang, chiến tranh ly khai và chiến tranh nổi loạn [23; 116].
Hay theo Từ điển thuật ngữ Lịch sử thì Nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865)
là: cuộc chiến tranh giữa tư sản công thương nghiệp miền Bắc với chủ nô
miền Nam nước Mỹ. Tư sản miền Bắc đấu tranh chống lại khuynh hướng bảo
thủ của chủ nô miền Nam và đòi thủ tiêu chế độ nô lệ, mở đường cho chủ
nghĩa tư bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. Đây là cuộc chiến tranh thứ
hai tiếp tục cuộc “chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ” vào
18
thế kỷ XVII. Nội chiến kết thúc với thắng lợi của tư sản. Sau chiến thắng,
nhân dân lao động Mỹ vẫn bị áp bức, bóc lột
3
.
Cuộc Nội chiến Mỹ diễn ra với nhiều nguyên nhân chi phối trong đó
vấn đề nô lệ và kiểm soát các vùng lãnh thổ mở rộng là những vấn đề nổi
cộm. Một cuộc chiến tổn thất trong lịch sử nước Mỹ không ai mong muốn
diễn ra đã khiến cho nước Mỹ rung chuyển.
Nguyên nhân sâu xa:
Nguyên nhân đầu tiên là chủ nghĩa địa phương phát triển. Chủ nghĩa
địa phương được hiểu một cách đơn giản là quan tâm đến lợi ích của riêng địa
phương, không để ý đến lợi ích chung hay lợi ích của các vùng khác. Chính
điều này chi phối đến sự phát triển kinh tế, lối sống, lý tưởng hay đạo đức của
từng vùng.
Những sự khác biệt địa phương đã khiến hai miền Nam, Bắc đã có sự
cách biệt ngay từ khi còn là thuộc địa của Anh, sau khi giành được độc lập sự
cách biệt này càng trở nên gia tăng.
Sau khi giành độc lập, nước Mỹ bước vào giai đoạn phát triển với hai
chế độ kinh tế khác nhau thậm chí là mâu thuẫn. Các bang miền Bắc và Tây

Bắc phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay các trại
chủ và nông dân tự do, sản xuất nông nghiệp theo hướng phục vụ thị trường
công nghiệp. Miền Bắc – một xã hội công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển thành
phố và phụ thuộc nhiều vào thương mại.
Còn kinh tế miền Nam chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đất đai tập
trung trong tay các chủ đồn điền lớn, dựa trên sự bóc lột nô lệ da đen. Chế độ
nô lệ tồn tại cản trở cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Mỹ.
Hai miền Nam – Bắc với hai kiểu phát triển kinh tế khác nhau dẫn đến
mâu thuẫn trong đó có mâu thuẫn về chính sách thuế. Người miền Bắc có xu


3
Phan Ngọc Liên (2008), Từ điển Thuật ngữ Lịch sử phổ thông, Nxb Hà Nội, tr 301.
19
hướng phản đối tình trạng mua bán nô lệ và tán thành biểu thuế xuất cao để
bảo hộ sản phẩm tránh bị nước ngoài cạnh tranh. Trong khi đó, giai cấp chủ
nô miền Nam lại muốn hạ thấp hàng rào thuế quan để có thể xuất khẩu dễ
dàng bông và các nông phẩm khác ra thị trường bên ngoài, đồng thời có lợi
khi nhập hàng tiêu dùng.
Sự thỏa hiệp trong thời gian đầu sau cách mạng giữa tư bản công
nghiệp và chủ nô là điều cần thiết, dựa trên điều kiện phát triển kinh tế Mỹ lúc
bấy giờ. Nhưng đến những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX, vấn đề khai thác
miền Tây và khuynh hướng phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội
không cho phép chế độ nô lệ tồn tại nữa thì cuộc đấu tranh giữa hai bên trở
nên quyết liệt hơn, mang tính chất sống còn cho sự phát triển của nước Mỹ.
Nguyên nhân tiếp theo được coi là nguyên nhân chính của cuộc Nội
chiến là sự bất đồng về tình trạng mua bán nô lệ và sự gia tăng của tình trạng
này ở các bang mới được thành lập: “Trong bi pht biểu tại buổi lễ đăng
quang nhiệm kỳ (Tổng thống) lần thứ nhì Lincoln thừa nhận chế độ nô lệ dù
sao cũng l nguyên nhân gây ra chiến tranh” [4; 16].

Đến những năm 50 của thế kỉ XIX, kinh tế đồn điền ở miền Nam lâm
vào tình trạng khủng hoảng. Để giải quyết tình trạng khủng hoảng này, chủ nô
miền Nam muốn lấn chiếm sang phía Tây.
Miền Tây nước Mỹ là vùng đất mới rộng lớn, từ dãy Alêgarút cho đến
sông Mississippi. Do đây là vùng đất mới, giàu tài nguyên, đất đai màu mỡ nên
cả hai miền Nam – Bắc đều coi miền Tây là vùng đất dự trữ của mình, phát
triển kinh tế phía Tây theo hướng của mình. Miền Bắc muốn hướng miền Tây
vào con đường kinh doanh tư bản chủ nghĩa: thuê nhân công trồng ngô, lúa mì
và nuôi gia súc, biến miền Tây thành nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp.
Trong khi đó, miền Nam lại muốn đem nô lệ sang, mở các đồn điền
trồng bông thay thế cho các vùng đất bạc màu ở miền Nam, tiếp tục phát triển
20
chế độ nô lệ. Do đó, mâu thuẫn về hướng phát triển của phía Tây lại càng trở
nên gay gắt. Vấn đề khai thác miền Tây vì thế có một ý nghĩa kinh tế và chính
trị hàng đầu.
Trong khi mâu thuẫn giữa hai miền Bắc và Nam còn có thể thỏa hiệp
được thì lần lượt các thỏa ước được ký kết. Hai thỏa ước Missouri (1820) và
Thỏa ước (1850) cho phép miền Bắc lập hai bang nô lệ là Missouri và Texas,
thì miền Nam thừa nhận bang California (vĩ tuyến 36
0
30’ Nam) không có nô lệ.
Nhưng những thỏa hiệp này không thể dài lâu vì mâu thuẫn giữa hai
miền càng trở nên sâu sắc. Trong khi đó, phong trào xóa bỏ nô lệ ngày càng
lan rộng. Những người nô lệ, người nghèo, trại chủ đấu tranh cho quyền lợi
của họ và nhằm mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Nguyên nhân thứ ba của cuộc chiến đó chính là chủ nghĩa dân tộc ở
miền Nam phát triển mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng ly khai.
Quyền của tiểu bang luôn là vấn đề thời sự. Quan điểm của miền Nam
đưa ra rằng: họ ra nhập Liên bang là tự nguyện, nên họ có quyền được ly khai
và chính phủ Liên bang không có quyền từ chối quyền ly khai này. Trong khi

đó, người của Liên bang không đồng ý, cho rằng Liên bang là trường cửu và
không thể vi phạm. Abraham Lincoln đã phát biểu rằng: “Liên bang lâu đời
hơn tất cả các bang khác, và thực ra Liên bang đã tạo ra tiểu bang”. “Tôi
không mong chờ chính quyền Liên bang bị giải thể - tôi không mong đợi ngôi
nhà bị sụp đổ - nhưng tôi thực sự trông mong đất nước này sẽ không còn bị
chia rẽ” [21; 117].
Tuy nhiên là không phải người miền Nam nào cũng đồng ý ly khai.
Điều này được thể hiện thông qua cuộc bầu cử 1860 ở miền Nam, bên cạnh
những kẻ phản động muốn nhanh chóng ly khai thì những người ôn hòa muốn
duy trì Liên bang và tác động nội bộ để thỏa hiệp những bất đồng, và thắng
lợi của Abraham Lincoln thuộc đảng Cộng hòa lật ngược cán cân ở khắp miền
Nam. Sau bầu cử, các bang miền Nam lần lượt tiến hành ly khai.

×