Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.09 KB, 2 trang )
Nghị luận về câu ngạn ngữ Cái rễ của học hành thì đắng cay
nhưng quả của nó thì ngọt ngào
September 4, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Nghị luận về câu ngạn ngữ: "Cái rễ của học hành thì đắng cay nhưng quả của nó thì ngọt ngào".
Đối với mỗi đời người, học tập là một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, kéo dài và không có điểm dừng. Con đường học tập
mỗi người có thể có những hướng khác nhau, phương tiện khác nhau nhưng cả nhân loại vẫn có một điểm chung là khát vọng
chỉnh phục tri thức để làm giàu cho mình và có ích cho đời. Quả thật, để thấu đạt điều đó quả thật chẳng khác gì câu ngạn ngữ Hi
Lạp đã nói: “Cái rễ của học hành thì đắng cay nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.
Để có thể hiểu sâu sắc lời dạy thâm thuý của người xưa, trước hết ta phải tìm hiểu học là gì? Học hành gồm hai giai đoạn quan
trọng đó là “học” bắt chước, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của những người đi trước. Bước thứ hai “hành” là vận dụng tri thức
đã học vào thực tiễn đời sống để mang lại hiệu quả cụ thể chứng minh việc học đã thành công. Một so sánh giàu hình ảnh và thú
vị về “cái rễ đắng cay”: thân cây được tốt tươi là từng khắc, từng phút cái rễ phải cắm sâu vào lòng đất tìm dinh dưỡng và toả
khắp nơi trong lòng đất làm vững cho thân cây. Rễ cây làm được điều đó thật chẳng dễ chút nào. Cái “đắng cay” của rễ cây so với
đó được “căn bản” – gốc rễ vững vàng của học tập là phải trải qua biết bao khó khăn cùng với những thiết tha sống đẹp, sống có
ích làm động lực mới có thể thành công cho rá thành quả “ngọt ngào”. Trong học tập, những thành quả đầy vinh dự là phải trải
qua vô vàn những thử thách mới đạt được. Đúng vậy, có “ngậm đắng nuốt cay”, có "vạn sư khởi đầu nan”, thâm chí có hi sinh
mất mát để nỗ lực thưc hiện hoài bão mới sung sướng, tự hào cảm thấy thành quả đạt được của mình là đáng quý biết bao! Câu
ngạn ngữ này cũng có thể hiểu theo câu tục ngữ của Việt Nam “Thất bại là mẹ thành công”. Bởi, có trải qua và vượt lên “thất bại”
của “cái rễ đắng cay” mới cảm nhận sâu sắc quả của nó ngọt ngào vì lòng ta thấy thanh thản, tự hào không hổ thẹn vì nó là thành
quả từ mồ hôi công sức lao động chân chính của mình. Lời dạy từ câu ngạn ngữ như một chân lí tính chất của cuộc sống là luôn
có những rào cản tất yếu dường như để thử thách con người và cũng để từ đó nhận ra chân giá trị của con người. Từ đó, ta sẽ
nhận ra hướng phát triển của con người và xã hội. Học hành cũng không nằm ngoài ranh giới của quy luật bất biến đó.
Đối với học sinh, những khó khăn trong học tập có thể kể đến như tiếp thu kiến thức vừa nhiều vừa phức tạp; khó khăn trong việc
vận dụng các tri thức ấy vào thực hành,… Những thử thách ấy đòi hỏi mỗi con người phải có nghị lực, ý chí và khát vọng cao
đẹp để phát triển. Có ý chí, nghị lực con người mới có đủ sức mạnh để vượt qua thử thách. Có ý chí nghị lực và thiết tha cao đẹp,
con người mới xa lánh được những cám dỗ tầm thường để đến với thành công. Có ý chí nghị lực, con người mới có thể đạp bằng
những gian khó vững bước đi, bỏ lại những thất bại đã qua. Bằng ý chí nghị lực con người mới có thể đi trọn con đường học vấn
mà mình đã chọn. Bởi lẽ “lửa thử vàng gian nan thử sức” và saủ thất bại, con người phải mạnh mẽ hơn, phát triển hơn khi nhận ra
điểm yếu của mình mà phấn đấu hơn. Người đi học à đời chắc chắn ai cũng hiểu rõ điều đó. Có như vậy họ mới có động lực để
chấp nhận “Cái rễ đắng cay của học hành” và chờ đợi “quả ngọt ngào” cùa những tháng ngày gian khó trải qua!
Thực tế cuộc sống minh chứng rõ ràng nhất cho tính đúng đắn của câu ngạn ngữ. Trong lớp học cùng vậy, bao giờ cũng luồn có