Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.38 KB, 3 trang )
Nghị luận về câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ luôn là những kinh nghiệm quý báu,
những lời khuyên răn mà ông cha ta để lại cho con cháu. Trải qua bao
nhiêu năm, đó vẫn luôn là những món quà tinh thần có giá trị rất lớn
trong cuộc sống của chúng ta mà không bị lỗi thời. Và câu tục ngữ “Đói
cho sạch, rách cho thơm” cũng là một lời khuyên cho mỗi chúng ta, rằng
sống phải không được làm điều gì trái với lương tâm cho dù hoàn cảnh
có khó khăn đến đâu.
Về nghĩa đen, đó chính là câu cao dao khuyên nhủ chúng ta về cách ăn ở
hàng ngày. Dù cho đói, nhưng cũng không được ăn những thứ bậy bạ,
không hợp vệ sinh mà dẫn đến không đảm bảo cho sức khỏe. Trong thời
phong kiến, khi lâm vào cảnh đói nghèo, con người ta trong lúc túng
quẫn có thể ăn mọi thứ mà mình có được, làm mọi thứ để có được cái
ăn, như câu nói: “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Cái đói thúc đẩy người ta
làm rất nhiều điều không đúng với đạo lí và nguyên tắc bình thường.
Tiếp đến, ở vế thứ hai, đó là dù phải ăn mặc quần áo rách, quần áo vá
nhưng vẫn phải giữ cho quần áo của mình thơm tho, sạch sẽ, không hôi
hám, bẩn thỉu. Con người ta khi bị cái ăn, cái mặc làm cho túng quẫn,
bần cùng, họ sẽ trở nên túng quần, bản năng sẽ trỗi dậy, phần “con” sẽ
lấn át phần người, liệu có bao nhiêu người còn giữ được tỉnh táo để có
thê làm chủ được bản thân? Khi đói mà thấy cái ăn dù là mất vệ sinh, khi
đang mặc rách mà thấy cái mặc, dù bẩn thì cũng có mấy ai đủ tỉnh táo để
từ bỏ? Bần cùng sinh đạo tặc, những thứ nhu cầu thiết yếu nhất sẽ làm
cho con người ta trở nên mất đi lí trí
Câu tục ngữ lấy bối cảnh là ngay thực tế của những người nông dân ta
thời phong kiến. Đó là lúc mà người nông dân phải vất vả trên đồng, lại
phải chịu đủ loại sưu thuế nặng nề, khiến cho việc ăn mặc của họ –
những nhu cầu thiết yếu nhất cũng khó có thể đảm bảo được. Trong
hoàn cảnh ấy, phải có một sự quyết tâm rất lớn, cùng với việc mọi người
thường xuyên nhắc nhở nhau, người nông dân mới có thể giữ được đạo
đức và bản tính trong sạch, lương thiện của mình.