Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.95 KB, 2 trang )
Nghị luận xã hội về Ca dao hài hước châm biếm
September 12, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Nói về ca dao hài hước, châm biếm, có ý kiến cho rằng: “Cùng với truyện cười về sinh hoạt, những bài ca dao hài
hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc trưng của nghệ thuật trào lộng Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải
trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội”. Bằng hiểu biết của mình về ca dao hài
hước, châm biếm việt Nam, hãy làm sáng tỏ ỷ kiến trên.
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
Ca dao hài hước, châm biếm chiếm một vị trí đáng kể trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Trích dẫn ý kiến trên. .
II. Thân bài
1. Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao Việt Nam rât đa dạng và phong phú. Bên cạnh những bài ca dao yêu thương, tình
nghĩa và những bài than thân, còn khá nhiều bài ca dao hài hước, châm biếm.
- Góp phần tạo nên tiếng cười trong văn học dân gian có truyện cười, hò, vè sinh hoạt…; những bài ca dao châm biếm, hài hước
góp thành một mảng riêng, đặc sắc.
2. Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm mang đặc trưng của nghệ thuật trào lộng dân gian. Tiếng cười trong nghệ thuật
dân gian khác với tiếng cười trong các loại hình nghệ thuật bác học. Tiếng cười ấy khỏe khoắn, gắn bó với đời sống hằng ngày
của dân lao động; có sự hồn nhiên, tươi vui để giải trí, giải khuây cho chính người lao động, nhưng đôi khi cũng mang tính chất
phê phán các thói hư tật xấu, những đối tượng đáng cười trong xã hội.
3. Tiếng cười mang tính giải trí trong ca dao hài hước, châm biếm:
Đời sống của người dân Việt ngày xưa vất vả, khó nhọc, tiếng cười cất lên nhằm làm cho cuộc sống tươi vui, đỡ nhọc nhằn. Nó
không nhằm phê phán, đả kích ai.
- Một kiểu nói khoác cho… vui vẻ:
Ỡ đâu mà chẳng biết ta?
Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên Lôi.
Xưa kia ta ở trên trời,
Đứt dây rơi xuống làm người trần gian.
- Trong nội bộ nhân dân, nếu cần chê, người dân quê tặng cho một tiếng cười, cười nhưng không ai giận, chẳng ai ghét:
Bắc thang lên đến cung mây,
Hỏi sao Cuội phải ấp cây đa cả đời?
Cuội nghe thấy nói, Cuội cười: