Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Suy nghĩ về câu nói một ngày so với một đời người là quá ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.4 KB, 2 trang )

Suy nghĩ về câu nói Một ngày so với một đời người là quá ngắn,
nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên
September 6, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Suy nghĩ cùa anh (chị) về câu nói sau đây: “Một ngày so với một đời người là quá ngắn, nhưng một đời người lại
là do mỗi ngày tạo nên”.
Đề thi Cao đẳng 2009 – câu 2
ĐÁP ÁN CỦA BỘ GIÁO DỤC
1. Giải thích ý kiến
Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người với thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc
sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng ý nghĩa cuộc sống của một con người.
2. Bài học nhận thức và hành động!
Cuộc đời con người là hữu hạn, nên phải biết quý trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí. . ;
Biết trân trọng giá trị cửa việc làm, của niềm vui, hạnh phủc thường ngày trong cuộc sống.
Bài làm
Ca dao Việt Nam có câu “Đời người chỉ có gang tay; Những ai ngủ ngày chỉ có một gang” để nói rằng đời người thật ngắn ngủi,
cần phải biết trân quý từng giây phút để tạo dựng niềm vui, hạnh phức. Tuy một ngày thật ngắn so với một đời người, nhưng
không biết cần mẫn, nâng niu thời gian từng ngày thì liệu chúng ta có thể xây được một tòa nhà mà ai cũng biết nó bắt đầu từ
những viên gạch nhỏ bé. Bởi vậy mới có câu: “Một ngày so với một đời người là quá ngắn, nhưng một đời người lại là do mỗi
ngày tạo nên”
*Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông” và Hê-ra-lít đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh", Rõ ràng
đời người thật quá ngắn và thời gian không trở lại bao giờ. Trong nền nhạc hiện đại Việt Nam có ca từ thật hay "Nếu có ước
muốn trong cuộc đời này; Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại" cũng không ngoài cảm xúc hối tiếc vì thời gian một đi không
trở lại và hàm ý nhắc nhở chúng ta hãy biết trân trọng từng khoảnh khắc cùa đời người. "Vạn thế sư biểu" trong lịch sử Trung
Hoa là Khổng Tử cũng ước mong được sống thêm 5 năm nữa để khống phải mình cao tuổi thọ, mà để hoàn thành công việc
nghiên cứu Kinh Dịch – một cuốn danh gia sách quý trong Ngũ kinh. Vậy, quỹ trọng thời gian để chúng ta làm những việc có ích
cho mình, cho đời, Xuân Diệu từng sống một kiếp người bằng tình yêu tận hiến cho cuộc đời với quan niệm “Thà một phút huy
hoàng rồi chợt tắt; Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”, Con người vẫn thường mang tâm lí để dành việc hôm sau làm một thể
cuối cùng thường rơi vào chểnh mảng và thời gian trôi qua lúc nào không biết. Điều còn lại là công việc ngổn ngang làm không
xuể, rồi cuối cùng là nhận lấy thất bại triền miên. Người học trò thường mang tâm lí bài còn ít từ từ rồi học cũng chưa muộn. Thế
rồi bài vở tấp nập, thời gian cạn dần nên đi đến sa sút trong học tập. Vấn đề thất bại đó là chủ quan, không biết quý trọng thời
gian để kịp thời: giờ nào việc đó.


Thời gian là thứ không mùi, không vị, khong hình dáng nhưng ngược lại nó có tác dụng thật rõ ràng lên đời người, Từng ngày
gặp nhau, khó nhận ra nhau đã "già đi” nhưng vàì chục năm xa cách, ta sẽ nhận ra dấu “chân chìm” trên khoé mắt bạn; nụ cười
bạn kém tươi rồi; đôi mắt chẳng còn long lanh nữa,… Đó là do do thời gian tác động. Người Trung Hoa từng có thời khóa biểu
cho đời người ràng: "Tam thập nhi lập, Tứ thạp bất hoặc…” nghĩa là đến năm 30 tuổi phải lập được sự nghiệp; 40 tuổi là phải
chín chắn, ít phạm sai lầm. Tại sao hôm nay ta có thể đọc vanh vách vàì chục cuốn sách, thậm chỉ là đọc bằng ngôn ngữ nước
ngoài, bởi vì từng ngày từng giờ từ bé thơ đã đã đánh vần từng con chữ. Để rồi qua bao ngày và đến bây giờ ta mới có cái vốn
liếng ngôn ngữ ấy! Tại sao ngày chập chững đến trường, ta chưa từng biết con số là gì. Vậy mà ta bắt đầu biết làm toán công,
toán trừ, toán nhân, toán chia,… Cao hơn nữa, ta biết khảo sát hàm số, trong số đó còn vượt lên thành những nhà toán học, nhà
khoa học mang biết bao lợi ích cho nhân sinh. Bởi vì, đó là những tấm gương biết quý trọng thời gian; biết bắt đầu từ những đơn
vị thời gian nhỏ nhất để tích luỹ vốn sống; biết quý trọng đời sống con người; biết ý thức thời gian là vô tận, mà đời người thì
hữu hạn nên không tận dụng tối đa thời gian để học tập, nghiên cứu với mục đích cao đẹp là cống hiến cho đời. Cơ hội sẽ không
bao giờ đến với kẻ bất tài vô dụng, vậy người cố tài do đâu mà ra? Đó là do họ cần cù, siêng năng từng ngày, từng giờ lao động
học tập nghiêm túc. Thời nào cũng vậy, vẫn có những kẻ lười biếng, sống hoài sống phí, chẳng ý thức được thời gian là vô cùng
quý giá. Để rồi họ sống cả đời mà chẳng làm được gì. Họ – nếu không là kẻ hư hỏng, thì cũng sống kiếp “đời thừa” và thành
gánh nặng cho gia đình và xã hội! Những người như vậy, sẽ khó mà hoàn thiện được nhân cách.
Tóm lại, được sinh ra làm người là một điều may mắn đến diệu kì. Hãy sống sao cho khỏi phải “xót xa ân hận” vì một đời mình
từng sống quá đỗi vô ích. Hàng ngày, trên khắp các ngả đường có biết bao anh chị công nhân, các chị hàng rong, các công chức,
thầy, cô và học sinh đang tất bật đến công sở, công trường, trường học,… thật sinh động. Thấp thoáng đâu đó trong dòng người
ấy, ta thấy bóng thời gian ẩn hiện như nhắc nhở chúng ta hãy sống và làm việc từng giờ và thời gian sẽ mang thành công với
những ai biết trân trọng nó!
Read more: />nguoi-lai-la-do-moi-ngay-tao-nen/#ixzz3me6AUEEi

×