Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.25 KB, 2 trang )
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm
September 5, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ sau đây: "Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm"
Gợi ý
I. Mở bài
- Hiện tượng thường gặp trong đời sống: “Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm”
II. Thân bài
1. Giải thích
- “Đánh nhau chia gạo”: con người có thể đánh nhau chỉ vì một ít gạo nếu không biết sống chân thành, chia sẻ với nhau.
- “Chào nhau ăn cơm”: người ta có thể cho nhau tất cả cơm gạo, tiền bạc nếu con người biết sống chân thành.
* Ý nghĩa câu tục ngữ: hai ý trên hoàn toàn trái ngược nhau, biểu hiện của mối quan hệ cho và nhận trong cuộc sống thường ngày
của con người.
2. Dẫn chứng những hành vi trong xã hội
- Vay tiền quên trả, hoặc trả sai hẹn; hoặc ăn chia bớt xén, không sòng phẳng, không rõ ràng.
- Các đợt quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt.
- Khẳng định những điều tốt đẹp như “chào nhau ăn cơm” là phẩm chất ngàn đời của dân tộc ta.
III. Kết luận
- Đó là một thông điệp hết sức đơn giản nhưng vô cùng hàm súc, rõ ràng mà ông cha ta gửi lại cho chúng ta từ quá khứ.
- Đó là bài học của lẽ đời mà mỗi người cần phải học và học sao cho thấm.
BÀI THAM KHẢO
Trong kho tàng Truyện cổ nước Nam có một chuyện dân gian, nói về mấy bà hàng xáo buôn bán gạo và các sản phẩm từ việc xay
giã ở chợ quê xưa. Chỉ vì đong thiếu một vài lẻ gạo thôi mà họ đã dùng cả đấu gỗ để choảng nhau chí tử. Thế mà khi lỡ độ trời
mưa, phải tạm ở trọ qua ngày, họ lại nấu cơm mời nhau rất thịnh tình. Lúc ấy khách ăn thêm một bát có khi lại làm cho người
mời vui long, mở mày mở mặt. Vì vậy mà người xưa đã có câu tục ngữ: “Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm”.
Đó là hai hiện tượng rất bình thường trong cuộc sống. Chả cứ gì mấy bà hàng xay hàng xáo, chúng ta cũng rất hay gặp khá nhiều
những chuyện như thế. Cãi nhau ỏm tỏi vì một lẻ gạo đong thiếu, đong "điêu", nhưng có vẻ vốc gạo kia chả là "cái đinh gì" khi
người ta dọn mâm mời khách. Anh chàng nọ chờ bằng được cô thủ quỹ đi đổi tiền lẻ về để trả lại cho anh hai ngàn đồng. Nhưng
sau đó anh không ngần ngại tặng cô thêm vài chục ngàn để cô đủ tiền mua một món quà tặng mẹ.
Hai tình huống rất gần nhau song đó lại là hai hành vi ứng xử khác xa nhau. Vấn đề ở đây là người ta phải cư xử thế nào cho phải
lẽ. Trước hết, đó là nguyên tắc sòng phẳng cần tôn trọng trong quan hệ: quan hệ mua và bán, quan hệ cho và nhận, quan hệ lợi
ích mà hai bên phải có trách nhiệm làm tròn bổn phận. Hai người cùng chung nhau góp vốn để mở một cửa hàng, một công ti nào