Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tính dân tộc biểu hiện trong tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.59 KB, 4 trang )

Tính dân tộc biểu hiện trong tác phẩm văn học
September 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Tính dân tộc biểu hiện trong tác phẩm văn học ở những phương diện nào? Liên hệ với thực tế văn học.
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn!
Cảnh cò bay lả rập rờn
Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(Nguyễn Đình Thi)
Đọc bốn câu thơ của Nguyến Đình Thi, ta nghe văng vẳng đâu đây hồn đất nước, hồn cha ông đang hòa quyện vào biển lúa rập
rờn, vào cánh cò bay lả rập rờn hòa quyện vào lời tha thiết Việt Nam đất nước ta ơi của người dân Việt, và ta nhận xét rằng: Đây
là bài thơ có tính dân tộc cao.
Vậy dân tộc là gì? Đó là một cộng đồng người có chung tiếng nói, ngôn ngữ, chung tập quán, tâm lí, chung phong tục, cùng bảo
vệ bờ cõi… Những yếu tố ấy tạo thành xã hội. Tính dân tộc trong văn học là một phẩm chất thuộc bản chất xã hội của văn học.
Nó được biểu hiện qua nhiều hoạt động thực tiễn trong tâm lí, trong nếp sống văn hóa và nhiều giá trị tinh thần khác của xã hội…
Đặc biệt trong hoạt động văn nghệ và trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, tính dân tộc được bộc lộ một cách sâu sắc nhất. Khi
tìm hiểu tính dân tộc trong văn học, thông thường có hai loại ý kiến: Hoặc xem tính dân tộc như thuộc tính hoặc như phẩm chất
của văn học. Chúng ta cần phân biệt hai phương diện thuộc tính và phẩm chất gắn bó với nhau, nhưng phạm vi rộng hẹp của
chúng khác nhau trong tính dân tộc.
Nói đến dân tộc là ta nói đến xã hội, và ngược lại, nói đến xã hội là nói đến dân tộc. Đại văn hào Nga, M.Gorki cho rằng “Văn
học là nhân học”, tức là đối tượng của văn học là con người mà nhiều cá nhân hợp thành xã hội. Do đó, văn học phải phản ánh
tính dân tộc là điều tất yếu. Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, khách thể và chủ thể ở đây nói chung là thuộc
một dân tộc nhất định, cho nên tính dân tộc là một thuộc tính tất yếu của văn học. Nói thuộc tính là không bao hàm sự đánh giá.
Nhà phê bình văn học Nga Bê-ê-lin-xki cho rằng: “Mỗi nhân vật phải gắn với một dân tộc nhất định, một thời đại nhất định. Vì
nếu con người không có tính dân tộc không phải là con người thực sự mà là một khái niệm trừu tượng. Vì vậy mà rõ ràng tính
dân tộc trong tác phẩm không phải là một thành tích mà là một thuộc tính tất yếu của việc sáng tạo”.
Một nhà văn dù có tài hay không, và dù ý muốn chủ quan của họ có muốn hay không, họ vẫn phải sử dụng một số phương diện
biểu hiện quen thuộc của hình thức nghệ thuật dân tộc họ từ thể loại, ngôn từ đến các chất liệu của đời sống xã hội và thiên nhiên
của dân tộc mình; do đó, ý kiến của Bê-ê-lin-xki có phần đúng. Tuy nhiên, ngoài thuộc tính, tính dân tộc chủ yếu được xem như
là một phẩm chất của tác giả văn học. Ngay từ những ngày đầu trong công cuộc dựng nước và giữ nước, các tác phẩm có giá trị
của cha ông ta giàu tính dân tộc. Niềm tự hào về dân tộc, ý chí quyết tâm chiến đấu của cha ông ta để bảo vệ non sông được thể
hiện rõ nét nhất trong bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt.


Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Nguyễn Trãi đã phát biểu về tính dân tộc một cách khá khoa học trong bài Bình Ngô đại cáo:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương…
Truyện Kiều cua Nguyễn Du là một tác phẩm có tính dân tộc sâu sắc nhất, từ nội dung đến hình thức. Lối thơ lục bát trong Đoạn
trường tân thanh của Nguyễn Du tiên sinh là lối thơ cổ truyền của người Việt Nam, tấm lòng nhân đạo của nhà thơ, sự đồng cảm,
thương xót những số phận con người khổ đau, những kiếp sống lầm than trong xã hội… Đó cùng là những đặc trưng của đạo đức
người Việt Nam. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng từng trăn trở về dân tộc:
Bờ cõi xưa đà chia đất khác:
Nắng sương nay há đội trời chung.
Và nhà thơ yêu nước này từng mơ ước về một tương lai tốt đẹp của dân tộc mình:
Chừng nào thánh đế ơn soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
(Ngóng gió đông – Nguyễn Đình Chiểu)
Từ sau Cách mạng tháng Tám, đường lối văn nghệ của Đảng chủ trương nâng cao tính dân tộc, Đề cương văn hóa Việt Nam năm
1943 nhấn mạnh ba phương châm lớn của văn hóa văn nghệ đó là: Dân tộc, Khoa học, Đại chúng.
Trong Hội nghị Văn hóa toàn quôc lần thứ nhất, Hồ Chủ tịch căn dặn văn nghệ sĩ phải “trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật nhiều
tinh thần thuần tuý Việt Nam”. Trong Đại hội Văn hóa toàn quốc năm 1948, đồng chí Trường Chinh cũng nhận xét: “Văn hóa
dân chủ mới Việt Nam tiêu biểu cho tinh hoa dân tộc". Quả thật, văn học nước ta giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám mang tính
dân tộc rất đậm nét. Tính dân tộc của tác phẩm văn học được biểu hiện ở nhiều khía cạnh, trước hết là ở ngôn ngữ. Lối xưng hô
mang tính chất họ hàng, gia đình, khiến cho ta có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đọc tác phẩm văn học. Nhân vật Việt trong
truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi được gọi là cậu Tư, nhân vật Tánh, chỉ huy của Việt, được gọi là anh
Hai… Những cái tên nghe thật thân mật và trìu mến, gợi lên một không khí gia đình ấm cúng. Hoặc lối xưng hô bằng cách nói

trống ai, đằng ấy cũng tạo nên một dư vị đặc biệt trong lòng người đọc:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai gánh nước bên đường hôm nao.
(Ca dao)
Ai ấy là ai, nếu không phải là người mà anh hằng thầm thương trộm nhớ. Hàn Mạc Tử cũng có câu thơ rắt hay:
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang…
{Mùa xuân chín — Hàn Mạc Tử)
Tính dân tộc còn được thể hiện trong cách cảm thụ thế giới. Do dân tộc Việt Nam ta có nền kinh tế nông nghiệp, nhiều cây trái,
nên có lẽ vì thế mà cây, cảnh, hoa, trái… được người Việt Nam cảm nhận biến thành quan hệ xã hội, quan hệ thiên nhiên, quan
hệ giữa cá nhân trong cộng đồng. Ví dụ như khi nói đến tình duyên thì nhân dân ta mượn câu thơ Nguyễn Du:
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa.
Hoặc khi nhớ đến cha mẹ thì có câu:
Một cây gác vác biết bao nhiêu cành…
Về hình thức, tính dân tộc thể hiện trong thể loại của tác phẩm văn học. Người Việt Nam ta ưa thích cuộc sống trữ tình, chính vì
vậy mà thích dùng thơ ca để biểu hiện. Nội dung của tác phẩm văn học có tính dân tộc là những đề tài được khai thác trong cuộc
sống dân tộc như thiên nhiên, cảnh sắc, diện mạo, con người Việt Nam. Nói đến người mẹ, ta không thể quên hình ảnh người mẹ
trong thơ Tố Hữu:
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội xuống bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu….
(Bầm ơi! – Tố Hữu)
Chiếc áo chàm, chiếc áo nâu nhuộm bùn giản dị được đưa vào các tác phẩm văn học như một biểu tượng cho người dân, cho quê
hương Việt Nam:
Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Việt Bắc – Tố Hừu)
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
(Sáng tháng năm – Tố Hữu)
Một trong phong tục tập quán tốt đẹp nhất của nhân dân Việt Nam là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, tưởng nhớ đến người đã khuất:
Đốt nén hương thơm mát dạ Người
Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi! (Mẹ Tơm – Tố Hữu)
Tính cách dân tộc cũng được thể hiện trong tác phẩm có tính dân tộc. Đó là những phẩm chất, tính cách lặp đi lặp lại nhiều lần
tạo nên thành phẩm chất của dân tộc. Tư tưởng thương người như thể thương thân, niềm tự hào về cộng đồng, tiền nhân… Đặc
biệt, truyền thống yêu nước của người Việt dường như có tính bản năng:
Ơi Việt Nam! Tổ quốc thân yêu
Trong khổ đau Người đẹp hơn nhiều
Như người mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
Biết đau thương nên chẳng nhiều lời
Gì quý hơn giá trị trên đời?
Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
Ta hiểu vì sao ta hiến máu… (Xuân 67 – Tố Hữu)
Một tác phẩm văn học thể hiện được nội dung và những vấn đề phù hợp với tình cảm và tâm lí dân tộc thì tác phẩm ấy có tính
dân tộc. Do những điều kiện riêng về hoàn cảnh địa lí, về lịch sử phát triển của xã hội, nếp sống văn hóa, phong tục tập quán…
mà mỗi dân tộc có những tình cảm và tâm lí riêng. Nếu như Puskin, đại thi hào Nga, phát biểu về dân tộc Nga là vừa vui táo tợn,
lại buồn sâu xa thì nhà thơ Huy Cận nhìn nhận về đất nước Việt Nam với cá tính khác: ”
Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thật, sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa….
Tính cách anh dũng bất khuất của nhân dân Việt Nam luôn đi đối với lòng nhân ái. Những phẩm chất tinh thần cao quý ấy được
hình thành và tôi luyện trong quá trình dựng nước và giữ nước bốn nghìn năm lịch sử. Bên cạnh những tính cách cao đẹp ấy còn
có lòng kiên nhẫn. Nhà thơ Bungari, Đimitrova có nói: “Đất nước Việt Nam cho tôi gặp gỡ lòng kiên nhẫn, có lẽ ở đó là gương

mặt thực sự nhất của con người”
Đó cũng là ý kiến về tiếng đàn bầu Việt Nam. Khi dây đàn căng thật nhiều, sắp đứt, thì lúc đó nó lại viết nên bản hùng ca làm cho
chất người bay bổng hơn, cao cả hơn.
Ngôn ngữ dân tộc ta giàu và đẹp. Các nhà văn, nhà thơ đã góp phần nâng cao sự phát triển ngôn ngữ dân tộc trong việc sáng tạo,
và vận dụng ngôn ngữ dân tộc. Ở những tác phẩm có tính dân tộc sâu sắc dường như người viết đã nắm bắt được một phương
diện nào đó của tâm hồn dân tộc như hồn quê trong thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, hồn non nước trong thơ Phan Bội Châu,
Hồ Chí Minh.
Read more: />

×