Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh thái nguyên phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.78 MB, 223 trang )








LÊ THỊ NGUYỆT




PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



Chuyên ngành
:
Địa lý tự nhiên
Mã số
:
62 44 02 17


LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ





HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ





LÊ THỊ NGUYỆT




PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ

TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



Chuyên ngành
:
Địa lý tự nhiên
Mã số
:
62 44 02 17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Lập Dân
2. PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân


HÀ NỘI - 2015





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã đƣợc công bố theo đúng
quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một
nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

















i




LỜI CẢM ƠN

Luận án đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Lập
Dân và PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
cô hƣớng dẫn, những ngƣời đã đóng góp quan trọng cho sự thành công của luận án.
Trong quá trình hoàn thành luận án, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của Ban lãnh đạo Viện Địa lý, Phòng Tài nguyên nƣớc mặt, Phòng Địa lý thổ

nhƣỡng và Tài nguyên đất, Phòng Địa lý khí hậu, Phòng Địa lý sinh vật, các Phòng
chuyên môn thuộc Viện Địa lý; Ban Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ,
Phòng Đào tạo, Khoa Địa lý thuộc Học viện Khoa học và Công nghệ. Tác giả cũng
xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên,
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, Chi cục kiểm lâm tỉnh Thái
Nguyên, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Trạm khí tƣợng tỉnh Thái Nguyên,
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã tạo điều kiện cho tác giả có đƣợc cơ sở
tài liệu, số liệu phục vụ hƣớng nghiên cứu của luận án. Xin chân thành cảm ơn Ban
lãnh đạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện để
tác giả có thời gian và tâm sức hoàn thành luận án.
Tác giả cũng nhận đƣợc nhiều ý kiến quý báu của GS.TSKH. Phạm Hoàng
Hải, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chƣơng, PGS.TS. Nguyễn Thục Nhu, PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Khánh, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Ngoài ra, tác giả cũng nhận
đƣợc nhiều ý kiến của các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý, Khoa Địa lý - Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Khoa Địa lý - Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên Hà
Nội.
Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Quý cơ quan, các
nhà khoa học nói trên cùng gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều
kiện để tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả

Lê Thị Nguyệt

ii





MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC PHỤ LỤC x
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ
NHIÊN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6
1.1. SỰ TƢƠNG ĐỒNG Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN VÀ
CẢNH QUAN ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN………………………………… 6
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.2.1. Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý
lãnh thổ 7
1.2.2. Nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững nông, lâm nghiệp 19
1.2.3. Các nghiên cứu về lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên 20
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TỔNG HỢP
THỂ TỰ NHIÊN 22
1.3.1. Cấu trúc cảnh quan 22
1.3.2. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc tổng hợp
thể tự nhiên 27
1.3.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp 28
1.3.4. Sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững nông, lâm nghiệp 29
1.3.5. Đánh giá cảnh quan và hƣớng đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài
nguyên, phát triển bền vững 32
1.3.6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 35
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN 42
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH

THÁI NGUYÊN 42
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên 42
2.1.2. Đặc điểm các hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 64
2.2. ĐA DẠNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH
THÁI NGUYÊN 67
2.2.1. Cấu trúc đứng của tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên 67
2.2.2. Cấu trúc ngang của tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên 76
2.3. ĐA DẠNG CẤU TRÚC CHỨC NĂNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA TỔNG HỢP THỂ TỰ
NHIÊN THÁI NGUYÊN 86
2.3.1. Đa dạng chức năng của các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên 86
2.3.2. Động lực tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên 89
2.4. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN TỈNH THÁI NGUYÊN 91
2.4.1. Các tiêu chí phân vùng cảnh quan 91
2.4.2. Các tiểu vùng cảnh quan Thái Nguyên 92
iii




Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM NGHIỆP 97
3.1. CƠ SƠ ĐÁNH GIÁ CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP 97
3.1.1. Đối tƣợng và quy trình, phƣơng pháp đánh giá 97
3.1.2. Lựa chọn loại hình nông, lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá 98
3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 103
3.2.1. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ 103
3.2.2. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng đặc dụng 105
3.2.3. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất 108

3.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 110
3.3.1. Đánh giá cho cây lúa 110
3.3.2. Đánh giá cho cây đậu tƣơng 113
3.3.3. Đánh giá cho cây chè trung du 115
3.3.4. Đánh giá cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi 118
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM
NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 122
4.1.1. Cách tiếp cận và quan điểm định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền
vững nông, lâm nghiệp miền núi 122
4.1.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên, môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên 126
4.1.3. Quy hoạch tổng thể phát nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và
định hƣớng đến năm 2030 130
4.1.4. Kết quả đánh giá thích nghi của cảnh quan với các loại hình sử dụng nông, lâm nghiệp 132
4.4. ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP
TỈNH THÁI NGUYÊN 135
4.2.1. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển lâm nghiệp 135
4.2.2. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển nông nghiệp 137
4.2.3. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển nông - lâm kết hợp 137
4.2.4. Định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo các tiểu vùng cảnh
quan 138
4.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NÔNG, LÂM
NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 142
4.3.1. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực kinh tế 142
4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực xã hội 145
4.3.3. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực môi trƣờng 146
KẾT LUẬN 148
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐỂN
LUẬN ÁN I
TÀI LIỆU THAM KHẢO II

PHỤ LỤC XI




iv




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt
Viết đầy đủ
BĐCQ
Bản đồ cảnh quan
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
CQ
Cảnh quan
CQĐT
Cảnh quan đô thị
CQNS
Cảnh quan nhân sinh
CQNT
Cảnh quan nông thôn
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
ĐGCQ
Đánh giá cảnh quan

ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
KT-XH
Kinh tế - xã hội
NCS
Nghiên cứu sinh
PTBV
Phát triển bền vững
STCQ
Sinh thái cảnh quan
SDHLTN
Sử dụng hợp lý tài nguyên
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
THTTN
Tổng hợp thể tự nhiên
TN
Tự nhiên

v




DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan 28
Bảng 1.2. Quan hệ giữa CQ và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp 29
Bảng 1.3. Bảng cơ sở đánh giá chung 35
Bảng 2.1. Độ dốc tỉnh Thái Nguyên 46

Bảng 2.2. Diễn biến lƣợng mƣa tại trạm Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2013 50
Bảng 2.3. Một số đặc trƣng hình thái lƣu vực các sông chính tỉnh Thái Nguyên 53
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất một số cây hàng năm giai đoạn 2000 - 2010 64
Bảng 2.5. Chỉ tiêu các cấp phân loại CQ áp dụng cho tỉnh Thái Nguyên…………… 78
Bảng 2.6. Chỉ số khô hạn theo mùa ở Thái Nguyên 90
Bảng 3.1. Thành phần hóa học trong nguyên liệu chè trung du 100
Bảng 3.2. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển rừng phòng
hộ ở tỉnh Thái Nguyên 104
Bảng 3.3. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng phòng hộ ở
tỉnh Thái Nguyên 104
Bảng 3.4. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển rừng đặc
dụng ở tỉnh Thái Nguyên 106
Bảng 3.5. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng đặc dụng ở
tỉnh Thái Nguyên 107
Bảng 3.6. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển rừng sản xuất
ở tỉnh Thái nguyên 108
Bảng 3.7. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng sản xuất ở
tỉnh Thái Nguyên 109
Bảng 3.8. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển cây lúa nƣớc
ở tỉnh Thái Nguyên 111
Bảng 3.9. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển cây lúa nƣớc ở
tỉnh Thái Nguyên 112
Bảng 3.10. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển cây đậu
tƣơng ở tỉnh Thái Nguyên 114
vi




Bảng 3.11. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển cây đậu tƣơng ở

tỉnh Thái Nguyên 114
Bảng 3.12. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển cây chè
trung du ở tỉnh Thái Nguyên 117
Bảng 3.13. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển cây chè trung du
ở tỉnh Thái Nguyên 117
Bảng 3.14. Cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển đồng cỏ chăn
nuôi ở tỉnh Thái Nguyên 119
Bảng 3.15. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển đồng cỏ chăn
nuôi ở tỉnh Thái Nguyên 120
Bảng 4.1. Định hƣớng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày tỉnh
Thái Nguyên 131
Bảng 4.2. Định hƣớng phát triển cây chè tỉnh Thái Nguyên 131
Bảng 4.3. Phân tích kết quả đánh giá thích nghi của cảnh quan với hiện trạng và
Quy hoạch diện tích một số loại hình nông, lâm nghiệp đến năm 2030 132
Bảng 4.4. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên 135
Bảng 4.5. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 137
Bảng 4.6. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển nông- lâm kết hợp ở tỉnh Thái Nguyên 138
Bảng 4.7. Một số mô hình kinh tế sinh thái ƣu tiên phát triển theo tiểu vùng cảnh
quan ở tỉnh Thái Nguyên 140












vii




DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình đơn hệ thống (V.X. Preobrajenxki) 23
Hình 1.2. Cấu trúc đứng của cảnh quan 23
Hình 1.3. Mô hình cấu trúc ngang (tầng bậc ) 25
Hình 1.4. Mô hình cấu trúc cảnh quan 27
Hình 1.5. Nội dung đánh giá cảnh quan 33
Hình 1.6. Sơ đồ quy trình đánh giá thích nghi sinh thái 35
Hình 1.7. Quy trình nghiên cứu và phân tích cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh
Thái Nguyên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp 40
Hình 2.1 . Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 42a
Hình 2.2. Bản đồ địa chất tỉnh Thái Nguyên 43a
Hình 2.3. Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên 46a
Hình 2.4. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm theo các tháng của một số địa điểm tại
Thái Nguyên 48
Hình 2.5. Lƣợng mƣa trung bình tháng ở Thái Nguyên 49
Hình 2.6. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên 52a
Hinh 2.7. Bản đồ đất tỉnh Thái Nguyên 57a
Hình 2.8. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên 59a
Hình 2.9. Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên 61
Hình 2.10. Giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên phân theo các ngành kinh tế
năm 2012 63
Hình 2.11. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Thái Nguyên
năm 2012 63
Hình 2.12. Diện tích và sản lƣợng chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2012 64

Hình 2.13. Mô hình thể hiện hệ thống các hợp phần tự nhiên của tổng thể cảnh
quan với các tổng thể hợp phần, các hợp phần và các yếu tố cảnh quan. 75
Hình 2.14. Hệ thống các cấp phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ
nghiên cứu 78
Hình 2.15. Sơ đồ hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu 78
Hình 2.16. Bản đồ cảnh quan tỉnh Thái Nguyên 86a
viii




Hình 2.18. Lát cắt cảnh quan tỉnh Thái Nguyên 86b
Hình 2.17. Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Thái Nguyên 94a
Hình 3.1. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển
rừng phòng hộ tỉnh Thái Nguyên 104a
Hình 3.2. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển
rừng đặc dụng tỉnh Thái Nguyên 107a
Hình 3.3. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển
rừng sản xuất tỉnh Thái Nguyên 109a
Hình 3.4. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển
cây lúa nƣớc tỉnh Thái Nguyên 112a
Hình 3.5. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển
cây đậu tƣơng tỉnh Thái Nguyên 114a
Hình 3.6. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát cây
chè trung du tỉnh Thái Nguyên 118
Hình 3.7. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển
đồng cỏ chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên 120a
Hình 3.8. Bản đồ định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên . 141a



ix




DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng thống kê đặc điểm cảnh quan tỉnh Thái Nguyên.
Phụ lục 2: Bảng kết quả đánh giá thích nghi sinh thái của các cảnh quan.
Bảng 1. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển rừng
phòng hộ ở Thái Nguyên.
Bảng 2. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển rừng đặc
dụng ở Thái Nguyên.
Bảng 3. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển rừng sản
xuất ở Thái Nguyên.
Bảng 4. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây lúa
nƣớc ở Thái Nguyên.
Bảng 5. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây đậu
tƣơng ở Thái Nguyên.
Bảng 6. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây chè
ở Thái Nguyên.
Bảng 7. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển đồng cỏ
chăn nuôi ở Thái Nguyên.
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá phục vụ định hƣớng phát triển nông,
lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
Phụ lục 4: Bảng tổng hợp đề xuất định hƣớng sử dụng cảnh quan tỉnh Thái Nguyên
cho phát triển nông, lâm nghiệp.
Phụ lục 5: Một số hình ảnh về cảnh quan và phát triển nông, lâm nghiệp ở tỉnh Thái
Nguyên.


x




MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Xây dựng một nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững đang trở thành một
trong những nhiệm vụ quan trọng, mang tính thời sự bức thiết đối với nhiều quốc
gia. Ở Việt Nam, phát triển bền vững miền núi còn gặp nhiều trở ngại do điều kiện
kinh tế xã hội, sự hiểu biết hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý cũng nhƣ của ngƣời
dân. Việc sử dụng tài nguyên chƣa hợp với quy luật địa sinh thái lãnh thổ ở các khu
vực miền núi đã đƣa đến hệ quả làm suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, gây ảnh
hƣởng xấu tới xu thế phát triển kinh tế xã hội và trực tiếp chi phối đến đời sống
cộng đồng. Do vậy, mục tiêu khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trƣờng sinh thái trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là một trong những vấn đề mang
tính chiến lƣợc.
Phƣơng pháp tiếp cận địa lý tổng hợp từ lâu đã đƣợc xác định là một hƣớng
tiếp cận nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Bằng phƣơng pháp tiếp
cận này có thể dễ dàng xác định đƣợc những đặc điểm chung của tự nhiên, quy luật
phát sinh, phát triển cũng nhƣ tiềm năng của chúng, làm tiền đề khoa học phục vụ
xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho các nhà quản lý đƣa ra
những quyết định đúng đắn trong sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững
lãnh thổ.
Tỉnh Thái Nguyên đƣợc coi là trung tâm văn hoá, kinh tế của khu vực Trung
du và miền núi phía Bắc. Đây là tỉnh có vị trí, vị thế chiến lƣợc và các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên tƣơng đối thuận lợi cho phát triển. Tuy vậy, cho đến
thời điểm hiện nay theo đánh giá chung, sự phát triển kinh tế của tỉnh chƣa tƣơng

xứng với tiềm năng, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó
khăn. Hơn nữa, trƣớc sức ép của dân số, sự hạn chế về khoa học kỹ thuật và trình độ
sản xuất của ngƣời dân, nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên nhƣ hiện nay của Thái
Nguyên sẽ bị tụt hậu và khó có thể phát triển đƣợc. Trƣớc xu thế phát triển nhƣ vũ
bão về mọi mặt của đất nƣớc và của các địa phƣơng lân cận đòi hỏi Thái Nguyên
cần phải có bƣớc chuyển mình, cải tổ tƣơng xứng với tiềm năng và vị thế lịch sử
“thủ đô gió ngàn”.
1




Định hƣớng của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, cơ cấu kinh tế là công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Là một tỉnh trung du và miền núi với đa số ngƣời
dân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, vai trò của ngành nông, lâm nghiệp
đối với sự phát triển của tỉnh vẫn hết sức quan trọng. Theo định hƣớng này, ngành
nông, lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên sẽ chuyển sang phát triển theo hƣớng thâm
canh, cho năng suất cao. Hàng năm ở tỉnh cũng đã có một số đề tài, dự án nghiên
cứu góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên,
trên thực tế các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho
từng mục tiêu cụ thể, chƣa có sự nghiên cứu, quy hoạch toàn diện lãnh thổ.
Để có cách nhìn nhận tổng thể, xây dựng đƣợc các định hƣớng quy hoạch
phát triển lâu dài hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành nông, lâm nghiệp
thì hƣớng nghiên cứu phân tích đa dạng cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên, làm rõ
các đặc điểm và các quy luật phân hoá, phát triển của tự nhiên, từ đó đƣa ra đƣợc
định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái
Nguyên hƣớng tới sự phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng, mang tính thời sự
cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên và lòng mong muốn đƣợc góp phần vào việc phát
triển kinh tế xã hội bền vững của địa phƣơng, NCS lựa chọn đề tài: “Phân tích cấu

trúc các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ mục đích sử dụng
hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững" với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể nhƣ
sau:
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác lập cơ sở địa lý dựa trên phân tích, đánh giá cấu trúc THTTN cho định
hƣớng tổ chức phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phân tích cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên để thấy đƣợc quy luật phân
hóa và tính đặc thù.
- Vận dụng phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái đánh giá THTTN tỉnh
Thái Nguyên cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp.
- Đề xuất định hƣớng và các giải pháp tổ chức không gian cho mục đích phát
triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
2




4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
4.1. Phạm vi lãnh thổ
Lãnh thổ nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Thái Nguyên nằm trong hệ tọa độ địa lý
từ 21
0
19'B đến 22
0
03'B và 105
0
29'Đ đến 106
0

15'Đ, với 9 đơn vị hành chính là: TP.
Thái Nguyên, TX. Sông Công (từ tháng 7/2015 là TP. Sông Công), huyện Định
Hóa, huyện Võ Nhai, huyện Đại Từ, huyện Phú Lƣơng, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú
Bình, huyện Phổ Yên (từ tháng 7/2015 là TX. Phổ Yên).
4.2. Phạm vi khoa học
- Phân tích đa dạng cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên. Các THTTN mà tác
giả nghiên cứu tƣơng đồng với nội hàm CQ, nhƣng do nhiều quan niệm cảnh quan
về mặt lý thuyết, trên thực tế, lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên lại đƣợc khai thác từ rất
lâu nên hầu nhƣ không còn tính nguyên sinh của các CQ nên gọi là các THTTN.
Cấu trúc CQ bao gồm có cấu trúc không gian, cấu trúc chức năng và động lực CQ.
- Vận dụng phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái đánh giá THTTN tỉnh
Thái Nguyên cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp.
- Đối tƣợng đánh giá: NCS tiến hành đánh giá thích nghi cho phát triển lâm
nghiệp (3 loại rừng phân theo chức năng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản
xuất); phát triển nông nghiệp (đại diện cho cây công nghiệp lâu năm là cây chè, đại
diện cho cây công nghiệp hàng năm là cây đậu tƣơng, đại diện cho cây lƣơng thực
là cây lúa và đánh giá cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi).
5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên thể hiện sự
phân hóa đa dạng và phức tạp, vừa chịu ảnh hƣởng sâu sắc của quy luật phi địa đới,
vừa tuân theo quy luật địa đới và chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động nhân
tác; đã hình thành nên một hệ thống các đơn vị cảnh quan gồm: 1 hệ thống cảnh
quan, 1 phụ hệ thống cảnh quan, 3 lớp cảnh quan, 6 phụ lớp cảnh quan, 2 kiểu cảnh
quan và 85 loại cảnh quan.
- Luận điểm 2: Vận dụng phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái đánh
giá 85 loại cảnh quan của tỉnh Thái Nguyên cho khai thác kinh tế và bảo vệ môi
trƣờng. Đây là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất định hƣớng tổ chức không gian
sử dụng lãnh thổ phát triển nông, lâm nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững trên tỷ
lệ 1/100.000.
3





6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Phân tích đƣợc tính đa dạng trong cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên. Xác
lập đƣợc hệ thống phân loại THTTN tỉnh Thái Nguyên và xây dựng đƣợc bản đồ
CQ tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ 1/100.000.
- Đánh giá đƣợc mức độ thích nghi của các THTTN tỉnh Thái Nguyên đối
với phát triển lâm nghiệp (phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất);
đối với phát triển nông nghiệp (phát triển cây chè trung du, cây đậu tƣơng, cây lúa,
đồng cỏ chăn nuôi). Xây dựng đƣợc các bản đồ đánh giá thích nghi với các loại hình
nông, lâm nghiệp trên với tỉ lệ 1/100.000.
- Đề xuất đƣợc định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm
nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hƣớng phát triển bền vững. Xây dựng đƣợc bản đồ
định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ 1/100.000.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã phân tích cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên, làm sáng tỏ bản
chất đặc điểm và phân hóa THTTN tỉnh Thái Nguyên; đánh giá mức độ thích nghi
sinh thái của các THTTN tỉnh Thái Nguyên đối với một số loại hình nông, lâm
nghiệp, từ đó đề xuất định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm
nghiệp. Vì vậy, luận án góp phần hoàn thiện phƣơng pháp luận và phƣơng pháp
nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái của các tổng hợp thể tự nhiên nhằm sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên, phát triển bền vững ở khu vực đồi, núi. Đồng thời,
đóng góp vào cơ sở tài liệu, số liệu trong nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả của luận án cũng sẽ là nguồn tƣ liệu hữu ích phục vụ cho việc
nghiên cứu địa lý tổng hợp, nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ, bản đồ đánh giá CQ,
bản đồ định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp cho các lãnh thổ có điều kiện tƣơng
tự.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong
việc quy hoạch không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4




8. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở những nguồn dữ liệu chính sau:
- Các bản đồ chuyên đề của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên,
Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, Viện Quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp tỉ lệ 1/100.000 gồm: bản đồ địa chất Thái Nguyên, bản đồ địa hình Thái
Nguyên, bản đồ đất Thái Nguyên, bản đồ sinh khí hậu Thái Nguyên, bản đồ thảm
thực vật Thái Nguyên.
- Các công trình khoa học mang tính lý luận về đánh giá tổng hợp các điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên.
Các đề tài khoa học, luận án và các công trình nghiên cứu khác có liên quan, bổ
sung kiến thức lý luận và thực tiễn cho đề tài luận án.
- Số liệu, văn bản, báo cáo kinh tế - xã hội, niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên, các nghiên cứu đã đƣợc công bố trong giai đoạn 1995 - 2013.
- Kết quả nghiên cứu và điều tra thực địa tại tỉnh Thái Nguyên của tác giả
luận án.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận
án gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự
nhiên phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững.
Chƣơng 2: Phân tích đa dạng cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái

Nguyên.
Chƣơng 3: Đánh giá các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ
phát triển bền vững nông, lâm nghiệp.
Chƣơng 4: Định hƣớng không gian tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh
Thái Nguyên.



5




Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN PHỤC
VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. SỰ TƢƠNG ĐỒNG Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN
VÀ CẢNH QUAN ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Quan điểm chính của địa lý tự nhiên hiện đại là quan điểm về mối quan hệ và
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hợp phần tự nhiên cấu thành nên các THTTN ở các
cấp khác nhau, có thể là ở cấp nhỏ cho đến cấp lớn nhất là hành tinh.
Cảnh quan học là một bộ phận của địa lý tự nhiên, nghiên cứu các tổng
hợp thể tự nhiên ở qui mô khu vực và địa phƣơng nhƣ những bộ phận cấu trúc
của lớp vỏ địa lý (Ixatrenko,1991). Các hợp phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lý có
mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Mối quan hệ qua lại và phụ
thuộc của các hợp phần địa lý đã tạo nên các tổng hợp thể vật chất phức tạp, đó
là các tổng hợp thể tự nhiên các cấp.
Khái niệm CQ đƣợc sử dụng lần đầu tiên vào cuối thế kỉ XIX. Theo tiếng

Đức: cảnh quan nghĩa là phong cảnh (Die Landschaft). Cho đến nay, trên Thế
giới còn tồn tại nhiều trƣờng phái nghiên cứu CQ và đã hình thành nên các quan
niệm CQ khác nhau. Theo các tài liệu về nghiên cứu CQ có ba quan niệm cảnh
quan cùng song song tồn tại (tuỳ theo nội dung nghiên cứu muốn diễn đạt): CQ
là một khái niệm chung, đồng nghĩa với địa tổng thể, địa hệ (F.N. Minkov,
D.L.Armand ); CQ là đơn vị mang tính kiểu loại, là các đơn vị phân loại
(B.B.Polƣnov, N.A. Gvozdetxki, ); CQ là các đơn vị cá thể, là các đơn vị phân
vùng (N.A.Xolsev, A.G.Ixatrenko, Vũ Tự Lập )[34],[50],[88],[113].
Trong nghiên cứu Địa lí tổng hợp, CQ đều đƣợc hiểu theo cả ba khái niệm
trên và đều có giá trị ứng dụng. Các nhà nghiên cứu CQ thƣờng sử dụng hai quan
niệm CQ là kiểu loại và CQ là cá thể. Trong đó, quan niệm kiểu loại đƣợc sử
dụng phổ biến hơn.
Theo các tác giả Nguyễn Cao Huần, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thành
Long dù xem CQ theo khía cạnh nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn đƣợc xem là
một tổng hợp thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi cảnh
6




quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan đƣợc xác định và thể hiện trên bản
đồ theo cách thức nào, theo cách qui nạp hay diễn giải. [34],[36],[50],[67],[88]
Đối với tỉnh Thái Nguyên, các THTTN mà tác giả nghiên cứu trong luận án
có sự tƣơng đồng với nội hàm CQ, bởi vì do nhiều quan niệm cảnh quan nhƣ đã
phân tích, trên thực tế, lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên lại đƣợc khai thác từ rất lâu nên
hầu nhƣ không còn tính nguyên sinh của các CQ nên gọi là các THTTN, cũng nhƣ
Vũ Tự Lập sau này đã gọi là các hệ địa lý mà không gọi là các CQ hay cá thể cảnh
khi nghiên cứu trƣớc đó.
Trong nội dung của luận án này, tác giả đã kế thừa các nghiên cứu đi trƣớc,
coi cảnh quan là các tổng hợp thể tự nhiên mang tính kiểu loại, đƣợc gắn với các chỉ

tiêu sinh thái và với mức độ tác động của con ngƣời. Do vậy, trong quá trình tổng
quan tài liệu nghiên cứu phục vụ mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tổng
quan các công trình nghiên cứu về cấu trúc CQ và ĐGCQ cho mục đích sử dụng
hợp lý lãnh thổ, PTBV.
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích sử
dụng hợp lý lãnh thổ
1.2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
a. Tình hình nghiên cứu Khoa học cảnh quan
Cảnh quan học là hƣớng nghiên cứu quan trọng trong hệ thống khoa học địa
lý. Đây là môn khoa học mang tính tổng hợp cao nghiên cứu mối quan hệ tác động
tƣơng hỗ giữa các các hợp phần tự nhiên, các quy luật phân hoá để ứng dụng trong
quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Hiện nay, khái niệm CQ đang đƣợc sử dụng
trong nhiều lĩnh vực nhƣ kiến trúc, môi trƣờng, du lịch và địa lý
- Cảnh quan được hiểu là phong cảnh
Khái niệm CQ đƣợc sử dụng lần đầu tiên ở các nƣớc phƣơng Tây vào đầu
thế kỉ XIX với ý nghĩa là phong cảnh. Quan niệm này hiện đang đƣợc sử dụng trong
lĩnh vực quy hoạch đô thị và du lịch.
- Cảnh quan được hiểu như một địa hệ thống
Địa lý truyền thống của Nga về khoa học CQ đƣợc đặt nền móng phát triển
thông qua nghiên cứu của V.V. Docutraev vào thế kỉ XIX. Thông qua việc nghiên
cứu thổ nhƣỡng, ông đã đƣa ra những quan niệm đầu tiên về tổng hợp thể địa lý tự
nhiên, nhận thấy tính chỉnh thể của tự nhiên, các thành phần tự nhiên có sự gắn kết
7




thành một thể thống nhất hài hòa. Ông là ngƣời đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng
hợp nghiên cứu các ĐKTN ở những địa phƣơng cụ thể, khởi xƣớng học thuyết về

các đới tự nhiên. Tiếp theo V.V. Docutraev, các ngƣời kế tục ông nhƣ N.M.
Sibiatxev, A.N.Kraxnov, G.N. Vusotxki, L.G. Berg, G.F. Morozov đã phát triển
thêm khái niệm CQ. Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai,
CQ học thực sự hình thành và phát triển ở hai nƣớc Nga và Đức, trở thành một khoa
học độc lập với các công trình nghiên cứu tiêu biểu của L.G.Ramenxki, L.S. Berg,
A.N. Panomarev, M.A. Pecvukhin, S.V. Kalexnik, Z.Passarge, C. Troll Từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, khoa học CQ ở Liên Xô và Nga mở rộng thực
địa, thành lập bản đồ CQ và tăng cƣờng nghiên cứu lý luận. CQ học đã có bƣớc
ngoặt trong việc nghiên cứu cấu trúc, chức năng và động lực, đi sâu nghiên cứu tính
hoàn chỉnh, tính thứ bậc, tính tổ chức, cấu trúc - chức năng, trạng thái, tính bền vững
của CQ. Các công trình tiêu biểu trong giai đoạn này phải kể đến của các tác giả nhƣ:
N.I.Mikhailov, V.B.Sotsava, N.A.Gvozdexki, X.V.Kalexnik, A.G.Ixatrenko,
F.N.Minkov, V.X.Preobrazenxki, V.A.Nhicolaev, N.A.Xoltsev, V.I.Prokaev
Trong giai đoạn này, khoa học CQ cũng đƣợc phát triển ở nhiều nƣớc trên
thế giới nhất là các nƣớc Tây Âu nhƣ: Tây Đức (cũ), Áo, Thụy Điển và một số nƣớc
nói tiếng Anh nhƣ Mỹ, Anh, Úc, Canada, nhƣng chủ yếu mang tính ứng dụng.
[6],[50],[53],[54],[88]
Dƣới góc độ địa lý học của trƣờng phái Xô Viết (gồm các nhà địa lý Nga và
các nƣớc thuộc Liên Xô trƣớc đây), “cảnh quan” đƣợc hiểu theo 3 quan niệm khác
nhau:
+ CQ là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị cơ bản
trong hệ thống phân vùng tự nhiên. [34],[50],[53],[88],[113].
Quan điểm này cho rằng CQ là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý tự nhiên.
Theo quan điểm này, N.A. Xoltsev (1948,1949) nhấn mạnh, CQ là một hệ thống
những tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên đơn giản, cấu tạo một cách có quy luật, có
nghĩa là cảnh quan đƣợc xác lập tựa nhƣ từ dƣới lên và không thể nhận thấy ở các
địa điểm khác (gắn với địa phƣơng phát sinh).
A.G.Ixatrenko cho rằng “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh
của một hợp phần cảnh quan, một bối cảnh quan hay nói chung là một đơn vị phân
vùng lớn bất kỳ, đặc trƣng bằng sự thống nhất cả tƣơng quan địa đới lẫn phi địa đới,

có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng”. (A.G.Ixatrenko, 1976).
8




+ CQ đồng nghĩa với khái niệm tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ ở các cấp
khác nhau.[6],[34],[88],[113]
Tác giả tán thành quan điểm này tiêu biểu là D.L. Armand, F.N.Minkov.
D.L. Armand cho rằng "Tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên là một phần lãnh thổ hay
khu vực đƣợc phân chia một cách ƣớc lệ bằng các ranh giới thẳng đứng theo nguyên
tắc đồng nhất tƣơng đối và các ranh giới nằm ngang theo nguyên tắc mất dần ảnh
hƣởng của nhân tố mà theo đó tổng thể đƣợc định ra vì thuật ngữ tổng thể lãnh thổ
hay khu vực tự nhiên rất dài, tuy chính xác nhƣng không thuận tiện nên tôi thay nó
bằng thuật ngữ ngắn gọn là "cảnh quan"".
+ CQ là đơn vị mang tính kiểu loại.[34],[88],[113]
Các tác giả theo quan niệm này cho rằng: các tổng hợp thể địa lý tự nhiên
chứa đựng trong nó các đặc tính phản ánh tính chất chung và tính chất riêng biệt của
tổ hợp các thành phần cấu tạo nên chúng tạo nên cấu trúc đứng của CQ, đồng thời
phản ảnh tính hệ thống của CQ tạo nên cấu trúc ngang - cấu trúc tầng bậc của các
đơn vị CQ, cũng nhƣ cấu trúc thời gian gắn với lịch sử phát triển của các CQ đó
trên một lãnh thổ nhất định. Nhờ vào việc nghiên cứu các đặc tính chung nào đó mà
ngƣời ta có thể phát hiện các thể tổng hợp tự nhiên bằng con đƣờng phân loại CQ
theo các cấp phân loại chính nhƣ hệ CQ - kiểu CQ - loại CQ, cũng nhƣ các đơn vị
phụ nhƣ: phụ hệ CQ - phụ kiểu CQ - hạng CQ. Tiêu biểu cho quan điểm này là B.B.
Polƣnov, N.A. Gvozdetxki (1963),
Mặc dù, còn tồn tại các quan niệm khác nhau, nhƣng các nhà địa lý theo
trƣờng phái Xô Viết đều thống nhất coi CQ là một thực thể tự nhiên, là các “tổng
hợp thể tự nhiên” ở các cấp khác nhau. CQ đƣợc nghiên cứu không chỉ theo đặc
điểm hình thái mà cả cấu trúc, chức năng (chức năng tự nhiên, chức năng kinh tế -

xã hội) và động lực CQ.
b. Nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan
Quan niệm về cấu trúc CQ hiện nay chƣa thống nhất, có nhiều định nghĩa về
cấu trúc CQ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến cấu trúc không gian (gồm cấu trúc
đứng và cấu trúc ngang) và động lực của CQ (sự biến đổi của cấu trúc CQ theo thời
gian ). Việc nghiên cứu cấu trúc CQ đƣợc rất nhiều tác giả quan tâm nhƣ: V.X.
Preobrajenxki, N.A. Xoltsev (1947,1971), X.V. Kalexnik (1978), Bastian và
Steinhardt (2002)
9




Khi nghiên cứu về vai trò của các hợp phần trong cấu trúc CQ có nhiều
quan niệm khác nhau. Một số tác giả cho rằng các hợp phần có vai trò nhƣ nhau
trong thành tạo cảnh quan thể hiện ở mức độ bảo thủ hay tiến bộ của nó. Do các
hợp phần của cảnh quan có vai trò nhƣ nhau trong quá trình thành tạo cảnh quan.
Một số tác giả khác lại cho rằng vai trò chức năng của mỗi hợp phần khác
nhau trong thành tạo cảnh quan, tiêu biểu cho nhóm thứ hai này là N.I. Xoltxev.
Ông phân biệt các nhân tố thành tạo cảnh quan (các hợp phần) theo tính trội - kém
hay mạnh - yếu. Theo ông, mỗi hợp phần của cảnh quan có mức độ tác động khác
nhau, trong đó nhiệt - ẩm và sinh vật là các thành phần đột biến của địa hệ, các
thành phần này có tính biến động cao nhất.
Theo Ixatrenko (1969), trong quá trình phát triển của cảnh quan, vai trò chủ
đạo luôn thuộc về những thành phần cấu tạo năng động, tiến bộ, nhƣng đƣợc ổn
định nhờ các thành phần bảo thủ. Do vậy, việc phân ra thành phần cấu tạo chủ đạo
hay phụ thuộc chỉ có tính chất tƣơng đối, chỉ có ý nghĩa trong một thời điểm chứ
không phải cả lịch sử phát triển của cảnh quan [53],[88].
Nghiên cứu chức năng cũng đƣợc đề cập đến trong nhiều công trình: A.G.
Ixatrenko (1961), Forman (1981), De Groot (1992)… Cũng nhƣ nghiên cứu cấu

trúc, nghiên cứu chức năng CQ có nhiều quan niệm khác nhau. Theo A.G. Ixatrenko
(1961), chức năng CQ là “tổng hợp các quá trình trao đổi, biến đổi vật chất và năng
lƣợng trong CQ”, còn Forman (1981) lại xác định “là dòng năng lƣợng, dinh dƣỡng
khoáng và sinh vật giữa các yếu tố CQ”. Bên cạnh đó, chức năng của CQ đƣợc hiểu
là lợi ích mà con ngƣời thu đƣợc từ các thuộc tính và quá trình của CQ nhƣ
Niemann (1977), De Groot (1992)… Do đó, có nhiều hệ thống phân loại chức năng
CQ. Các chức năng CQ gồm: Chức năng tự nhiên, chức năng KT-XH, chức năng
BVMT Thực tế thì tiềm năng và khả năng cung cấp vật chất và phi vật chất của
CQ đáp ứng nhu cầu xã hội là rất lớn, rất đa dạng. Vì vậy, trong quy hoạch CQ còn
phổ biến thuật ngữ CQ đa chức năng (nhất là ở châu Âu).
Từ những năm 1980 nghiên cứu động lực CQ rất đƣợc chú trọng, nhất là
trong nghiên cứu sinh thái CQ (nghiên cứu động lực CQ trong nghiên cứu sinh thái
CQ). Theo Mc. Garigal (2002) động lực CQ là “cơ chế biến đổi cấu trúc và các quá
trình của hệ sinh thái trong CQ theo thời gian”. Cho đến nay, có không nhiều các
công trình nghiên cứu riêng biệt về động lực CQ [88],[91],[92].
10




c. Nghiên cứu về hệ thống phân loại cảnh quan
Việc tiến hành phân loại cảnh quan giúp nghiên cứu một cách đầy đủ và
tổng hợp nhất các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Đây là cơ sở khoa
học quan trọng giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội, từ đó là cơ
sở để các nhà quản lý quy hoạch không gian nhằm sử dụng bền vững lãnh thổ.
Song song với các hệ thống phân vùng của các tác giả: Xoltxev (1958,1960);
M.I. Mikhainov (1962); V.I. Prokaev (1967), là các hệ thống phân loại CQ của các
tác giả A.G.Ixatrenko (1961), N.A.Gvozdexki (1961), V.A. Nhicolaev (1966), P.W.
Mitchell và I.A.Howard (FAO- 1978)… Giữa các hệ thống phân loại CQ có số

lƣợng chỉ tiêu, thứ bậc các cấp phân loại không giống nhau vì các tác giả dựa vào
đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu và tỉ lệ bản đồ đƣợc thành lập. Cụ thể nhƣ sau:
Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatrenko (1961, 1991), gồm 8 bậc:
Nhóm kiểu

kiểu

phụ kiểu

lớp

phụ lớp

loại

phụ loại

biến chủng
(thể loại) [34], [53],[88].
Hệ thống phân loại cảnh quan của M.A.Grvozetxki (1961), gồm 5 bậc: lớp

kiểu

phụ kiểu

nhóm

loại [34], [53],[88].
Hệ thống phân loại cảnh quan của V.A. Nhicolaev (1966), gồm 12 cấp:
Thống


hệ

phụ hệ

lớp

phụ lớp

nhóm

kiểu

phụ kiểu

hạng


phụ hạng

loại

phụ loại [34], [53],[88].
Khi xây dựng hệ thống phân loại, mỗi tác giả đƣa ra một hệ thống phù hợp
với một lãnh thổ nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, nếu áp dụng hệ thống phân loại nào đó
vào nghiên cứu và phân chia cho các lãnh thổ khác, cần phải xem xét tính đặc thù
lãnh thổ đó. Một số cấp phân loại đƣợc các tác giả thống nhất sử dụng trong các hệ
thống phân loại là: hệ CQ, lớp CQ, kiểu CQ và loại CQ.
Trong hệ thống phân loại của A.G.Ixatrenko (1961,1991), cấp kiểu đƣợc xác
định bởi điều kiện nhiệt - ẩm, cấp lớp đƣợc xác định bởi yếu tố sơn văn tác động

đến cấu trúc của CQ nên ông đặt cấp kiểu trên cấp lớp.
Trong hệ thống phân loại của V.A. Nhicolaev (1966), cấp kiểu đƣợc xác định
bởi yếu tố sinh khí hậu thổ nhƣỡng, còn cấp lớp đƣợc chuẩn đoán theo cấu trúc hình
thái đại địa hình lãnh thổ, và ông đặt cấp lớp trên cấp kiểu.
d. Nghiên cứu về đánh giá cảnh quan
Cảnh quan là một tổng thể tự nhiên phức tạp với các cấp phân vị khác nhau.
Do vậy, đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục
đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, thủy sản, du lịch, ).
11




Đánh giá cảnh quan đã đƣợc xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX theo
nhiều khía cạnh khác nhau. L.I. Mukhina (1973) đã đƣa ra nguyên tắc, phƣơng pháp
và qui trình đánh giá tổng hợp thể tự nhiên phục vụ các mục đích thực tiễn (đánh
giá mức độ thuận lợi). Sau đó, một loạt các nghiên cứu đánh giá tổng hợp cho các
vùng lãnh thổ khác nhau nhƣ đánh giá kinh tế - xã hội của Kunhixki (1973), đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cộng hòa Ucraina của
A.M. Marinhich (1976),
Tiếp nối các phƣơng pháp đánh giá cảnh quan trƣớc đó, nhiều kĩ thuật đánh
giá cảnh quan đƣợc đƣa ra nhƣ: đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phƣơng pháp phân
tích chi phí - lợi ích (Alfred Mashall và Zvoruvkin K.B. 1968), đánh giá ảnh hƣởng
môi trƣờng (Leopold, 1972; Hudson, 1984; Petermann T, 1996;…) hoặc tổ hợp giữa
chúng (Shishenko P.G, 1988). Nghiên cứu đánh giá một cách tổng hợp và toàn diện
hơn từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, môi trƣờng đƣợc đề cập trong các công trình
của FAO về đánh giá đất đai từ những năm 1980 (đặc biệt từ những năm 1990) đến
nay (FAO, 1993). [37],[50]
e. Một số hướng nghiên cứu CQ
- Sinh thái cảnh quan

Quá trình phát triển của STCQ trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đƣợc
đánh dấu bởi những sự kiện, công trình nhất định.
Giai đoạn từ năm 1939 đến 1980 đƣợc đánh dấu là giai đoạn STCQ ra đời và
phát triển, nhƣng chủ yếu ở Tây Âu.
Nhà địa lý học ngƣời Đức C. Troll (1939) là tác giả đầu tiên đƣa ra khái
niệm “sinh thái cảnh quan” (landscape ecology). Năm 1963, định nghĩa STCQ đƣợc
Troll đƣa ra trong một báo cáo tại hội thảo “Quần xã thực vật và STCQ” tại
Stolzenau-Weser (Đức). Năm 1968, ông đã thay thế thuật ngữ STCQ bằng thuật
ngữ địa sinh thái (Ecogeoraphy)
Trong giai đoạn này, STCQ ứng dụng đƣợc phát triển mạnh tại Tây Đức
(1968), Hà Lan (1972), Áo và Ba Lan (1974), Pháp (1978). Năm 1978, Bertranl
(Pháp) đƣa ra khái niệm “Địa hệ thống”, đƣợc đặc trƣng bởi các dấu hiệu hình thái
và chức năng, có cấu trúc ngang và thẳng đứng.
Giai đoạn từ 1980 đến 1990, là giai đoạn đáng chú ý trong lịch sử phát triển
STCQ thế giới với sự hình thành trƣờng phái nghiên cứu STCQ Bắc Mĩ và sự ra đời
Hiệp hội STCQ Quốc tế - IALE.
12




Giai đoạn từ 1990 đến nay, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của STCQ
trên thế giới, đƣợc đánh dấu bằng sự kiện tái thành lập các chi hội IALE có truyền
thống lâu đời của châu Âu là Đức, cộng hòa Séc và Slovakia [91],[92],[112],[113].
- Hướng nghiên cứu cảnh quan văn hóa
Từ năm 1916, trong công trình: “Đối tƣợng và nhiệm vụ của Địa lý học”,
L.G. Berg đã sử dụng thuật ngữ “Cảnh quan văn hoá” khi đề cập tới hệ quả của
những tác động con ngƣời lên tự nhiên do trong quá trình hoạt động kinh tế. Vào
những khoảng những năm 25 và 30 của thế kỷ 20, các nhà địa lý trên thế giới đã
gọi đó là cảnh quan văn hóa vì cho rằng đó là kết quả của những hoạt động văn hóa

lên tự nhiên. Một số tác giả khác lại gọi đó là cảnh quan nhân sinh vì đƣợc hình
thành do những tác động của con ngƣời vào CQ tự nhiên.
Năm 1925, nhà địa lý văn hóa ngƣời Mỹ Carl Sauel đã nghiên cứu những
CQ tự nhiên chịu tác động bởi các hoạt động của con ngƣời. Carl Sauer xem CQ tự
nhiên là đối tƣợng, văn hóa là nhân tố tác động để rồi hình thành nên CQ văn hóa.
Các nhà địa lý Anh, tiêu biểu là Lovejoy cũng đi sâu nghiên cứu những CQ
bị thay đổi do những tác nhân từ phía con ngƣời. Theo tác giả Lovejoy, ở những nơi
có quá trình hình thành và phát triển lâu đời và thƣờng xuyên chịu sự tác động của
con ngƣời thì ở nơi đó đã hình thành nên CQNS.
Từ sau năm 1945, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rõ vai
trò của yếu tố con ngƣời trong việc hình thành nên các tổ hợp CQ. Các công trình
nghiên cứu của Sauxkin (1946, 1947), Kotenikov (1950), Bogdanov (1951), Luxki
(1957), Lidov (1960), Prokaev (1965), Dobrodxkaia (1968) và nhiều nghiên cứu
khác. Hầu hết các nghiên cứu này đều tập trung vào lĩnh vực hoạt động nông
nghiệp, đi sâu vào CQ nông nghiệp
Sau năm 1968, hƣớng nghiên cứu CQNS có sự phát triển vƣợt bậc. CQNS
đƣợc đề cập trong các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu địa chất của
trƣờng đại học tổng hợp Varonhetx (1968), của các nhà sinh vật Kalenxnhikov
(1974), Pokonov (1974), Metorina (1975), trong đó nhấn mạnh đến cấu trúc, chức
năng và sự vận động phát triển của CQNS [45], [46].
- Hướng nghiên cứu cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn
Hƣớng nghiên cứu hiện đang đƣợc chú trọng trên thế giới nói chung và tại Việt
Nam nói riêng. Theo hƣớng này, các nghiên cứu về CQ luôn đƣợc coi trọng, là cơ sở
quan trọng trong quá trình quy hoạch thiết kế xây dựng đô thị. Bên cạnh đó, nông thôn
13

×