Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐỖ TIẾN TRUNG
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA KHAI THÁC VÀ ĐỔ THẢI LẤN BIỂN TẠI MỎ
SẮT THẠCH KHÊ TỚI CÁC HỆ SINH THÁI VEN
BIỂN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội – Năm 2015
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐỖ TIẾN TRUNG
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHAI
THÁC VÀ ĐỔ THẢI LẤN BIỂN TẠI MỎ SẮT THẠCH KHÊ TỚI CÁC
HỆ SINH THÁI VEN BIỂN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM
THIỂU VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN YÊM
Hà Nội – Năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ của tôi được hoàn
thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích luỹ kiến thức tại Trung tâm
Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với sự
hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các giảng viên và tham khảo ý kiến quý báu của
các chuyên gia trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Nhân dịp này tôi


xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, cơ quan công tác, tổ chức
và cá nhân:
- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học quốc gia Hà
Nội đã giúp tôi hoàn thành khóa đào tạo.
- PGS. TS. Trần Yêm – Giáo viên hướng dẫn khoa học của luận văn đã định
hướng, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
- Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin.
- Viện Khoa học và Công nghệ mỏ Luyện kim;
- Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC), chính quyền và nhân dân huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, nhân lực, tài chính và các điều kiện
nghiên cứu nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Đỗ Tiến Trung
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đỗ Tiến Trung
Học viên cao học ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Khóa 8 – Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc
gia – Hà Nội
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được
công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Hà Nôi, ngày 10 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Đỗ Tiến Trung
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.Cơ sở lý luận 4
1.1. Một số khái niệm thuật ngữ 4
1.2. Tổng quan về tình hình khai thác, chế biến quặng sắt trên thế giới 6
1.3. Tổng quan về điều kiện khai thác, chế biến và đổ thải của một số mỏ trên
thế giới có điều kiện tương tự mỏ sắt Thạch Khê 9
1.4. Tổng quan về tình hình khai thác và chế biến quặng sắt tại Việt Nam 15
1.5. Tổng quan về tình hình khai thác quặng sắt mỏ sắt Thạch Khê và dự kiến
phương án đổ thải 19
1.6. Tổng quan về đa dạng sinh học ven biển Việt Nam 24
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Địa điểm 29
2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực mỏ sắt 30
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên 30
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 36
2.3. Phương pháp luận 37
2.3.1. Tiếp cận hệ thống 37
2.3.2. Tiếp cận hệ sinh thái 38
2.3.3. Vận dụng phương pháp luận vào thực tế khu vực nghiên cứu 39

2.4. Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp: 40
2.4.2. Khảo sát thực địa/phỏng vấn 40
2.4.3. Phương pháp chồng xếp lớp bản đồ 41
2.4.4. Phương pháp phân tích SWOT 41
2.4.5. Phương pháp DPSIR 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Hiện trạng khai thác quặng sắt và các giải pháp bảo vệ môi trường đang thực
hiện tại mỏ sắt Thạch Khê 43
3.2. Hiện trạng đa dạng sinh học khu vực mỏ sắt Thạch Khê 44
3.3. Hệ sinh thái khu vực lấn biển mỏ sắt Thạch Khê 58
3.4. Các chức năng, dịch vụ của hệ sinh thái ven biển tỉnh Hà Tĩnh 59
3.4.1. Làm giảm năng lượng của gió, sóng biển và giảm thiểu tác động của biến
đổi khí hậu 60
3.4.2. Điều hòa nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất 62
3.4.3. Cải thiện đặc tính lý, hóa của đất: 62
3.4.4. Lưu giữ và cung cấp nguồn nước ngọt cho khu vực ven biển 62
3.4.5. Môi trường sống cho các loài sinh vật 63
3.4.6. Cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết khác 63
iv
3.4.7. Cung cấp các giá trị thẩm mỹ, giải trí, du lịch, lịch sử… 64
3.5. Phân tích DPSIR 64
3.6. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo tồn 72
3.7. Đề xuất các giải pháp nhằm mục đích bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái
ven biển; khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên tại tỉnh Hà Tĩnh 82
3.7.1. Các tác động môi trường 82
3.7.2. Đề xuất giải pháp 83
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê tình hình sản xuất gang trên thế giới 7
Bảng 1.2: Thống kê tình hình sản xuất gang trên thế giới 8
Bảng 1.3: Hiện trạng phục hồi môi trường tại cồn cát ở Zululand, Nam Phi 14
Bảng 1.4: Trữ lượng và hiện trạng khai thác quặng sắt ở các mỏ đã được tìm kiếm
thăm dò 17
Bảng 1.5. Các chỉ tiêu cơ bản về biên giới và trữ lượng khai trường 19
Bảng 1.6. Khối lượng đất đá bóc đối với từng loại 22
Bảng 1.7. Các chỉ tiêu kỹ thuật của phương án đổ thải lấn biển 24
Bảng 1.8: Phân loại cỏ biển Việt Nam 26
Bảng 1.9: Hiện trạng số loài cỏ biển của một số nước trong khu vực 27
Bảng 1.10: Hiện trạng cỏ biển Việt Nam 27
Bảng 2.1. Biến trình nhiệt độ qua các năm tại Trạm Hà Tĩnh: 30
Bảng 2.2. Độ ẩm không khí một số năm tại Trạm Hà Tĩnh: 30
Bảng 2.3. Lượng mưa, bốc hơi một số năm tại Trạm Hà Tĩnh: 30
Bảng 2.4. Tốc độ gió (m/s) đo được tại Trạm Hà Tĩnh năm 2013: 30
Bảng 3.1. Vị trí các điểm khảo sát mẫu khu vực cửa sông và biển ven bờ Thạch Hà,
Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tháng 10/2013 46
Bảng 3.4: Danh mục một số loài cá nước ngọt và nước lợ thường gặp ở vùng biển
Thạch Hà 53
Bảng 3.5: Danh mục một số loài cá biển thường gặp ở vùng Thạch Hà 54
Bảng 3.6: Chức năng, dịch vụ của các hệ sinh thái 59
Bảng 3.7: Tác dụng chắn gió và cố định cát của đai rừng 3 tuổi 60
Bảng 3.8: Phân tích SWOT 73
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Moong khai thác cạnh biển của Australia 10
Hình 1.2: Moong khai thác cạnh biển của Nga 10
Hình 1.3: Moong khai thác Diavik – Canada 15

Hình 1.4. Sơ đồ giai đoạn chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng kèm dòng thải 21
Hình 1.5. Sơ đồ giai đoạn hoạt động kèm dòng thải 21
Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu 29
Hình 3.1. Hiện trạng bóc đất tầng phủ tại khu vực moong khai thác 43
Hình 3.2. Hiện trạng đổ thải tạm thời khu vực bãi thải phía Bắc moong khai thác 43
Hình 3.3. Hiện trạng khu phía Đông moong khai thác (giáp biển) 44
Hình 3.4. Lấy mẫu đa dạng sinh học tại khu vực biển Cửa Sót, Thạch Hà 45
Hình 3.5. Rừng ngập mặn tại khu vực sông Thạch Đồng, Thạch Hà 47
Hình 3.6: Sơ đồ sự tấn công của bão tới bãi biển và cồn cát 61
Hình 3.7: Phân tích DPSIR cho khu vực nghiên cứu 65
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH
Biến đổi khí hậu
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BTXM
Bê tông xi măng
CTPHMT
Cải tạo phục hồi môi trường
COD
Nhu cầu oxy hoá học
ĐCCT
Địa chất công trình
ĐCTV
Địa chất thủy văn
ĐDSH
Đa dạng sinh học

HST
Hệ sinh thái
KHCN
Khoa học và Công nghệ
KT-CB
Khai thác – chế biến
NSNN
Ngân sách nhà nước
PHMT
Phục hồi môi trường
QLTHĐB
Quản lý tổng hợp đới bờ
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
RNM
Rừng ngập mặn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TIC
Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê
VINACOMIN
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hàng trăm
chủng loại khoáng sản khác nhau. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản đã đóng
góp một phần không nhỏ trong phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên các hoạt động
khai thác và chế biến khoáng sản được xếp vào loại các hoạt động công nghiệp có

nhiều tác động tiêu cực lên môi trường, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và cả các
khía cạnh văn hoá kinh tế - xã hội. Khai thác và chế biến khoáng sản bao giờ cũng
tạo ra một khối lượng chất thải rất lớn. Vì thế ở các nước công nghiệp khoáng sản
phát triển, vấn đề quản lý các nguồn thải được chú ý từ khi xây dựng dự án, trong
suốt quá trình vận hành cho đến giai đoạn kết thúc đóng cửa mỏ. Nhiều nước đã
nghiên cứu việc tái sử dụng các chất thải trong khai thác và chế biến khoáng sản,
lựa chọn các biện pháp quản lý các nguồn thải phù hợp với điều kiện khí hậu, địa
chất, địa chất thuỷ văn, mục tiêu sử dụng đất lâu dài… Nhiều khu vực được hoàn trả
lại khá đầy đủ các hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học hoặc chuyển
đổi mục đích sử dụng như cải tạo thành các công viên, khu vui chơi giải trí, sân
golf, các khu vực chăn nuôi, trồng cây công nghiệp v.v.
Mỏ quặng sắt Thạch Khê là một trong những mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất
Đông Nam Á, có thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp gang
thép của đất nước trong nhiều năm. Tuy nhiên, Thạch Khê lại là một khu vực có
điều kiện tự nhiên cực kỳ phức tạp - thời tiết khí hậu không ưu đãi, khoáng sàng
nằm sát biển, quặng phân bố sâu dưới mực nước biển, có lớp đất phủ mềm yếu,
nhiều nước ngầm, hang cactơ.
Việc sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững là một vấn đề nóng bỏng đối với các nước trên toàn thế giới, trong đó có Việt
Nam. Khu vực ven biển miền trung với đặc điểm địa hình ngắn dốc từ Tây sang
Đông, thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động
của biến đổi khí hậu thì việc nghiên cứu về khu vực này là hết sức cần thiết. Các
nghiên cứu về các hệ sinh thái ven biển đã chứng minh được tầm quan trọng đặc
biệt của các hệ sinh thái trong việc bảo vệ khu vực ven bờ, giảm nhẹ thiên tai.
Các hệ sinh thái ven biển không những cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự
tồn tại của con người mà còn giúp che chở, bảo vệ khu vực ven bờ… trước các
2
thảm họa thiên nhiên và các tác động khác. Trong quá trình khai thác và đổ thải lấn
biển của mỏ sắt Thạch Khê sẽ làm mất nhiều diện tích các hệ sinh thái ven biển. Sự
suy giảm về diện tích hoặc suy giảm đa dạng sinh học đồng nghĩa với sự suy giảm

hoặc biến mất của nhiều chức năng và dịch vụ của các hệ sinh thái, trong đó bao
gồm cả vai trò quan trọng của hệ sinh thái trong ứng phó với biến đổi khí hậu như
chống lại sự xói mòn do gió, nước biển, thu giữ khí CO
2
, dự trữ nước, nơi sống của
các loài sinh vật Mặt khác, khai thác và đổ thải lấn biển còn làm xuất hiện các hiện
tượng như biến dạng đường bờ biển, sạt lở bờ moong và bờ biển, cát bay lấn vào đất
liền hay sụt lún các trảng cát v.v. Trong quá trình khai thác và quy hoạch khai thác
đã có những đánh giá tác động cũng như đề ra giải pháp giảm thiểu tác động tới hệ
sinh thái. Tuy nhiên, phần lớn các chức năng và dịch vụ của các hệ sinh thái, nhất là
các hệ sinh thái ven biển chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ. Việc
lựa chọn giữa khai thác khoáng sản hay bảo tồn, phục hồi tài nguyên đa dạng sinh
học vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Nghiên cứu tác động của khai thác và đổ
thải lấn biển của mỏ sắt Thạch Khê tới các hệ sinh thái là hướng đi vô cùng quan
trọng và cấp thiết nhằm bảo tồn các chức năng và dịch vụ của các hệ sinh thái và
bảo tồn cảnh quan đẹp của khu vực cũng như sử dụng hợp lý tài nguyên. Do đó tác
giả đã lựa chọn đề tài là “Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và
đổ thải lấn biển tại mỏ sắt Thạch Khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải
pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
Trong đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các tác động của khai thác và đổ
thải lấn biển tới đa dạng sinh học, bao gồm cả cảnh quan cùng các chức năng, dịch
vụ của các hệ sinh thái. Mức độ tác động và tầm quan trọng của các hệ sinh thái sẽ
được xem xét để có thể có đưa ra các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài
nguyên.
Mục tiêu chung: Đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tới các
hệ sinh thái ven biển huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất các giải pháp
giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Mục tiêu cụ thể:
o Đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tới ĐDSH (hệ sinh
thái, cảnh quan cùng các chức năng và các dịch vụ hệ sinh thái ).

3
o Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo
tồn và phục hồi các hệ sinh thái ven biển nhằm phát triển bền vững và
ứng phó với biến đổi khí hậu
Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Nội dung 2: Tổng quan về tình hình khai thác và đổ thải lấn biển
quặng sắt mỏ sắt Thạch Khê
Nội dung 3: Khái quát về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học tại mỏ
sắt Thạch Khê.
Nội dung 4: Hiện trạng bảo vệ môi trường và HTPHMT tại mỏ sắt
Thạch Khê
Nội dung 5: Các chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái ven biển huyện
Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.
Nội dung 6: Tác động của việc khai thác và đổ thải lấn biển lên các
chức năng và dịch vụ hệ sinh thái ven biển huyện Thạch Hà.
Nội dung 7: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nhằm mục đích sử dụng
hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái ven biển.
Cấu trúc của luận văn bao gồm 5 phần chính
o Mở đầu
o Chương 1: Tổng quan tài liệu
o Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận, phương
pháp nghiên cứu.
o Chương 3: Kết quả nghiên cứu
o Kết luận - Kiến nghị
o Tài liệu tham khảo và Phụ lục
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm thuật ngữ

Hệ sinh thái: là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà
quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để
tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng [35].
Chức năng, dịch vụ hệ sinh thái:
Chức năng của hệ sinh thái: là khả năng của các quá trình và thành phần của
tự nhiên cung cấp hàng hóa và dịch vụ làm thỏa mãn các nhu cầu của con người
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo định nghĩa này thì chức năng hệ sinh thái là
tập hợp của các quá trình và cấu trúc của hệ sinh thái. Các quá trình tự nhiên là kết
quả của sự tương tác phức tạp giữa các thành phần hữu sinh và vô sinh của hệ sinh
thái thông qua quá trình trao đổi vật chất và năng lượng [42].
Với 4 nhóm chức năng chính của hệ sinh thái là:
1. Chức năng điều tiết.
2. Chức năng hỗ trợ.
3. Chức năng sản xuất.
4. Chức năng cung cấp thông tin.
Dịch vụ hệ sinh thái (HST): là các lợi ích mà HST mang lại cho con người.
Các lợi ích đó chia làm các nhóm trên cơ sở các chức năng của hệ sinh thái: Dịch vụ
cung cấp như thực phẩm và nước; Dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình
dinh dưỡng; Dịch vụ điều tiết như: điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất và
dịch bệnh; Dịch vụ du lịch và văn hóa như: giá trị du lịch, giải trí, nghiên cứu, tôn
giáo và các lợi ích phi vật chất khác [27].
Cải tạo, phục hồi môi trường: trong khai thác và chế biến khoáng sản là hoạt
động đưa môi trường, hệ sinh thái (đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên,
thảm thực vật, ) tại khu vực đã khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng
do hoạt động khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi
5
trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường và
phục vụ các mục đích có lợi cho con người [32].
Bảo tồn ĐDSH: là các hoạt động nhằm gìn giữ được ĐDSH về các mặt: cung
cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho cuộc sống của con người, các giá trị về xã hội,

văn hoá và các dịch vụ về sinh thái [26].
Bảo tồn ĐDSH: là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên
quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên
hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự
nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền [21].
Có nhiều phương pháp và công cụ để bảo tồn và quản lý ĐDSH. Có thể phân
chia các phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:
Bảo tồn nguyên vị (in situ)
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo
vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên.
Bảo tồn chuyển vị (ex situ)
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi
sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời
này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp:
(1) Nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các
loài nói trên.
(2) Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm
mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng.
Phục hồi: Phục hồi bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn nguyên vị hay
bảo tồn chuyển vị. Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần
xã, sinh cảnh, các quá trình sinh thái. Việc hồi phục sinh thái bao gồm một số công
việc như phục hồi lại các hệ sinh thái tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng cách
nuôi trồng lại các loài chính của địa phương, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo lại
vòng tuần hoàn vật chất, chế độ thuỷ văn.
6
Sử dụng hợp lý đất đai
Sử dụng hợp lý đất đai bao gồm các hoạt động về lâm nghiệp, nông nghiệp,
thuỷ sản, quản lý các loài hoang dã, du lịch kết hợp với công tác bảo tồn, sử dụng
hợp lý tài nguyên. Cần thiết phải có quy hoạch sử dụng đất đai, phù hợp với việc

bảo tồn các hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên sinh học để phát triển được bền
vững.
Biện pháp chính sách và tổ chức
Biện pháp chính sách và tổ chức bao gồm các công cụ nhằm giới hạn việc sử
dụng các nguồn tài nguyên thông qua việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất; chính
sách khuyến khích sản xuất, chính sách thuế để hướng việc sử dụng đất đai vào
công việc nào đó; điều chỉnh thời hạn sử dụng đất để đảm bảo được quyền lợi của
cộng đồng và cá nhân, nhằm tạo được cảnh quan phù hợp cho việc bảo tồn ĐDSH.
1.2. Tổng quan về tình hình khai thác, chế biến quặng sắt trên thế giới
Nguyên tố sắt (Fe) có hàm lượng trung bình trong vỏ trái đất là 4,2%, chỉ sau
oxy (O
2
), silic (Si) và nhôm (Al). Nguyên tố sắt tồn tại trong hàng trăm khoáng vật,
song cho đến nay mới chỉ thu hồi được sắt kim loại ở quy mô công nghiệp từ một số
quặng chứa sắt sau:
- Quặng magnetit, công thức hoá học là Fe
3
O
4
, tối đa có 72,4% Fe;
- Quặng hematit (hay martit, specularit), công thức hoá học là Fe
2
O
3
, tối đa
có 70% Fe;
- Hydrôxit sắt hay còn gọi là limonit gồm: gơtit công thức hoá học là
FeO.OH; hydrô Gơtit công thức hoá học là FeOOH.nH
2
O, hydrôxit hematit công

thức hoá học là Fe
2
O
3
. nH
2
O, tối đa có 48 - 63% Fe;
- Siderit công thức hoá học là FeCO
3
, tối đa có 48,3% Fe;
- Clorit sắt gồm samozit và turingit, tối đa có 27 - 38% Fe;
- Ilmenit công thức hoá học là FeTiO
3
, tối đa có 36,8% Fe và 31,6% Ti;
Theo thành phần khoáng vật chủ yếu, quặng sắt được phân chia thành 5 loại
quặng chủ yếu sau đây:
- Quặng magnetit (Fe
3
O
4
): chủ yếu là magnetit;
7
- Quặng hematit (Fe
2
O
3
): chủ yếu là hematit (hay martit);
- Quặng limonit còn gọi là sắt nâu (Fe
2
O

3
nH
2
O):chủ yếu là hydrôxit sắt;
- Quặng siderit;
- Quặng clorit sắt.
Hiện nay, trên thế giới quặng sắt nguyên khai được khai thác với hàm lượng
sắt (Fe) từ 17% trở lên, tuỳ theo từng loại quặng, được tuyển (làm giàu) và chế biến
theo các quy trình khác nhau để thu được hàm lượng sắt cao nhất phục vụ cho nhu
cầu sử dụng.
Theo đánh giá của tạp chí “Mining Journal” việc khai thác quặng sắt trên
Thế giới năm 2013 đã tăng lên so với năm 2011 là 7,5% đạt 1.008 triệu tấn và được
phân bổ theo các khu vực chính như sau: Bắc Mỹ và Nam Mỹ đạt 373,1 triệu tấn;
Úc và Châu Đại Dương: 188,9 triệu tấn; Châu Á (trừ Trung Quốc): 103,9 triệu tấn;
Trung Quốc 108,8 triệu tấn; Châu Phi: 50,9 triệu tấn; Tây Âu (trừ SNG): 23,9 triệu
tấn.
Quặng sắt đã được khai thác ở hơn 60 nước khác nhau , hơn 70% sản lượng
thuộc về các nước: Braxin, Úc, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Gang Thép Quốc tế, sản xuất gang của
thế giới năm 2012 là 606 triệu tấn tăng hơn so với năm 2011 là 31,7 triệu tấn (tăng
khoảng 5,5%), năm 2013 là 648,988 triệu tấn, tăng 7,1% so với 2012. Mức tăng
trưởng chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á, năm 2012 tăng so với năm 2011 là
29,1 triệu tấn (5,1%) và 2013 so với 2012 là 36 triệu tấn (11%), 7 tháng đầu năm
2014 đạt 403,152 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ 2013. Kết quả đánh giá tình
hình sản xuất gang và thép Thế giới được nêu trong bảng 1.1 và 1.2.
Bảng 1.1: Thống kê tình hình sản xuất gang trên thế giới
Đơn vị: triệu tấn
TT
Vùng, nước
2011

2012
2013
7 T/2014
1
Các nước khối EU
105,84
105,84
107,38
54,99
2
Các nước châu Âu khác
8,83
7,99
9,33
10,04
3
Tổng của các nước SNG:
75.2
77,9
81,99
48,94
Trong đó, Nga
44,9
46,2
48,32
28,57
4
Tổng các nước Châu Mỹ
84,08
85,25

87,50
53,52
Trong đó, Hoa Kỳ
42,1
40,3
38,77
23,71
8
5
Các nước Nam Mỹ
30,9
33,4
36,27
22,22
Trong đó, Braxin
27,4
29,7
32,06
19,86
6
Các nước Châu Phi
6,2
6,1
6,52
4,21
7
Tổng của các nước Châu Á:
283,7
312,8
348,96

219,87
Trong đó: Trung quốc
147,1
170,7
200,49
135,22
Nhật Bản
53,11
52,05
61,58
48,13
Hàn Quốc
25,9
26,6
27,31
15,95
Ấn Độ
21,9
24,3
26,55
14,53
Đài Loan
10
10,2
10,22
6,04
Iran
2,2
2,2
2,3

1,12
8
Úc và Châu Đại dương
6,66
6,7
6,78
3,83
Tổng cộng: (42 nước chiếm 99%)
574,3
606
648,988
403,15
Nguồn: Trust Fund in Iron Ore Information [45]
Qua bảng 1.1 cho thấy: Trong năm 2013 và 7 tháng đầu năm 2014 mức độ
sản xuất gang tăng nhanh, trong đó Trung Quốc chiếm 17,6% và Nhật Bản chiếm
20,1%. Năm 2013 so với 2012 tăng 11%, nhưng 7 tháng đầu năm 2014 giảm 5,55%
so với cùng kỳ (do thiếu than cốc).
Bảng 1.2: Thống kê tình hình sản xuất thép trên thế giới
Đơn vị: triệu tấn
Vùng, nước
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tăng trưởng năm
2013 so với 2012

Tăng
%
Các nước khối EC
163,1
158,5
158,7
159,8
1,1
0,7
Các nước Châu Âu khác
45,3
44,9
47
47,7
0,7
1,5
Các nước SNG – Tổng cộng:
96,5
98,1
99,9
105,9
6
6
Trong đó nước Nga
57,6
57,5
58,6
61,3
2,7
4,6

Các nước Bắc Mỹ
134,7
119,9
123,9
123,4
-0,5
-1,5
Trong đó nước Mỹ
101,8
90,1
92,4
91,4
-1
-0,4
Các nước Nam Mỹ
39,1
37,4
40,8
43,34
2,5
6,2
Trong đó Braxin
27,8
26,7
29,6
31,1
1,5
5,1
Các nước châu Phi
12,8

13,9
14,6
14,8
0,2
1,4
Các nước Châu Á
329,1
342,1
381,7
427,6
45,9
12
Trong đó: Trung quốc
127,2
152,3
181,6
220,1
38,5
21,2
Nhật Bản
108,4
102,9
107,7
110,5
2,8
2,6
Hàn Quốc
43,1
43,9
45,4

46,3
0,9
2
Ấn Độ
26,9
27,3
28,8
31,8
3
10,4
Đài Loan
16,8
17,2
18,2
18,9
0,7
3,8
Iran
6,6
6,9
7,3
7,9
0,6
8,2
Úc và Châu Đại dương
8,7
7,9
8,2
8,4
0,2

2,4
Tổng cộng: (63 nước chiếm
99% sản lượng thép TG)
847,2
833,8
885,7
945,1
58,4
6,6
Nguồn: Trust Fund in Iron Ore Information [45]
9
Qua bảng 1.2 cho thấy: Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế ở các nước công
nghiệp phát triển ở mức thấp, nhưng sản xuất thép trên Thế giới năm 2013 đã đạt
945,1 triệu tấn tăng 6,6% so với năm 2012. Trong đó Trung Quốc có mức tăng
trưởng cao, năm 2013 đạt 220,1 triệu tấn/năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2014 sản lượng thép của 63 quốc gia sản xuất thép
đạt 503,33 triệu tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Cả năm 2014 sẽ đạt trên 1 tỷ tấn.
1.3. Tổng quan về điều kiện khai thác, chế biến và đổ thải của một số mỏ trên
thế giới có điều kiện tương tự mỏ sắt Thạch Khê.
Hiện nay trên thế giới hai quốc gia phát triển mạnh nhất về khai thác và đổ
thải lấn biển là Úc và Nam Phi. Bên cạnh vấn đề khai thác các quốc gia này cũng rất
quan tâm tới công tác phục hồi môi trường sau khai thác. Công tác phục hồi được
tiến hành theo nhiều cách khác nhau: các hệ sinh thái được phục hồi nguyên trạng
hoặc tái phủ xanh bằng các loài thực vật thích hợp.
Australia
Ở Australia, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã có
những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong suốt
200 năm qua. Ngày nay, các công ty khai thác mỏ và các nhà cung cấp thiết bị, công
nghệ và dịch vụ tương ứng đã đưa Australia trở thành một quốc gia hàng đầu của
thế giới về sản xuất bôxit, kim cương, quặng sắt, nhôm, chì, kẽm, đồng, urani và

vàng [37].
Một số hoạt động khai thác khoáng sản ở Australia đã gây ra các tác động
trực tiếp tới môi trường. Trước hết, các vật liệu thải được sản sinh ra trong quá trình
khai thác có thể xâm nhập vào các nguồn nước gần đó hoặc ngấm vào đất gây ô
nhiễm môi trường. Thứ hai, việc loại bỏ các loại động vật và thực vật trong khu vực
mỏ gây ra các khoảng trống trong chuỗi thức ăn đối với động vật cũng như các vấn
đề liên quan đến sự sinh trưởng của các loại thực vật sau khi dừng khai thác mỏ. Để
giảm thiểu sự hủy hoại môi trường, hiện nay các công ty khai thác mỏ bắt buộc phải
thực hiện lập báo cáo tác động môi trường và phải có kế hoạch phục hồi môi trường
tại các khu vực khai thác.
10
Sau đây là ví dụ về các tác động tới môi trường và giải pháp PHMT tại mỏ
Beenup phía Đông Bắc Augusta, miền bờ biển phía Tây - Nam của miền Tây nước
Australia như trình bày dưới đây [40]:
Hình 1.1: Moong khai thác cạnh biển của Australia
Hình 1.2: Moong khai thác cạnh biển của Nga
Tác động của khai thác mỏ tới môi trường tại khu vực mỏ Beenup
Khu mỏ tian nằm cách thành phố Augusta 17 km, gần biển và ở gần nơi hợp
lưu giữa hai dòng sông Scott và Blackwood, liền kề với công viên quốc gia Scott.
Đây là khu vực có đa dạng sinh học cao.
Tại khu mỏ Beenup các tác động môi trường đáng lo ngại đó là tác động đến
công viên quốc gia Scott (nơi có đa dạng sinh học cao) và hai dòng sông Scott và
Blackwood. Các tác động đã được xác định bao gồm: suy giảm nguồn nước, tăng
bênh tật cho thực vật (cụ thể là mầm bệnh Phytophthora cinnamomi), phá hủy nơi
cư trú của các loài sinh vật hoang dã, nước thải mỏ thải vào nguồn nước mặt gây
11
xáo trộn dòng chảy và biến đổi chất lượng nước. Đi sâu hơn về các tác động như
sau:
Phá hủy nơi cư trú của các loài sinh vật, suy giảm đa dạng sinh học:
Mặc dù tác động này được xác định, tuy nhiên vẫn chưa có số liệu điều tra về

đa dạng sinh học tại khu vực này.
Suy giảm nguồn nước
Suy giảm mực nước ngầm gây ra bởi các hố khai thác và việc sử dụng nước
ngầm trong khai thác. Điều này sẽ dẫn đến tác động không tốt cho sự phát triển của
thực vật ở khu vực mỏ và khu vực liền kề. Nghiên cứu về thực vật tại đây cho thấy
nếu mực nước mỏ giảm quá 0,5 m sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật tại
công viên Scott.
Ảnh hưởng của mầm bệnh đến sự phát triển của sinh vật
Năm 1991 đã có cuộc điều tra về tác động của mầm bệnh Phytophthora
cinnamomi tới khu công viên quốc gia Scott. Kết quả điều tra cho thấy 86% khu
vực công viên là bị ảnh hưởng bởi mầm bệnh. Nguyên nhân là do mầm bệnh theo
dòng nước thải chảy vào khu vực công viên. Khu vực công viên có địa hình thấp
hơn khu mỏ do đó dòng nước thải mỏ dễ dàng di chuyển vào khu vực công viên
theo độ cao địa hình.
Xả nước thải vào hai dòng sông Scott và Blackwood
Việc xả nước thải mỏ khai thác vào hai dòng sông gây ra hiện tượng bồi lắng
và làm xáo trộn dòng chảy. Thêm vào đó là dòng nước thải có chứa các chất ô
nhiễm sẽ gây thay đổi chất lượng nước sông.
Bụi, tiếng ồn
Bụi, tiếng ồn sinh ra trong quá trình xây dựng, khai thác vượt quá tiêu chuẩn
cho phép.
Sau các nghiên cứu về tác động hướng giải quyết như sau:
Giữa công viên quốc gia và khu vực khai thác cần có vùng đệm với khoảng
cách tối thiểu là 100m. Mục đích là để quản lý nước thải mỏ và ngăn sự thoát nước
mỏ vào khu vực công viên.
12
Việc xả thải vào dòng sông sẽ hạn chế theo lưu lượng dòng chảy của hai
sông; khối lượng xả thải phụ thuộc vào mùa. Nghiên cứu đã đưa ra thông số xả thải
là ít hơn 0,2% lưu lượng đối với sông Blackwood và ít hơn 0,8% đối với sông Scott.
Giảm thiểu ô nhiễm bụi, không khí bởi đề xuất sử dụng đường sắt để vận tải

quặng từ khu mỏ tới vịnh Bunbury.
Điều tra kỹ về hệ động, thực vật trước khi khai thác và phục hồi môi trường
sau khai thác về gần như nguyên hiện trạng ban đầu; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
các loài bản địa phát triển. Như vậy phục hồi môi trường tại khu vực này thực chất
là phục hồi sinh thái.
Phục hồi môi trường tại mỏ Beennup:
Cộng đồng quan tâm nhiều tới vấn đề phục hồi môi trường tại khu vực mỏ.
Nhóm tư vấn Beenup đã mời cộng đồng tham gia trong xây dựng kế hoạch phục
hồi. Các thành viên tham gia trong quá trình phục hồi bao gồm Hội đồng Shire,
cộng đồng địa phương và công ty BHP Billiton.
Khu vực phục hồi bao gồm 336ha đất bị xáo trộn và 50ha hồ đã bị suy thoái;
một khu vực rộng lớn chứa các vật liệu khai thác từ hồ và hai hồ dùng để dự trữ đất
sét. Có nhiều giải pháp đã được đưa ra để xem xét; phục hồi cần đảm bảo duy trì
chất lượng nước sông và quản lý pirit – một khoáng sunfua tự nhiên mà khi tiếp xúc
với không khí và nước có khả năng bị oxy hóa tạo thành axit. Sau khi tham khảo ý
kiến của cộng đồng, kế hoạch phục hồi đã được phê duyệt vào cuối năm 1999. Khu
vực phục hồi sẽ bao gồm 80% diện tích là thực vật bản địa và đất ngập nước và
20% là diện tích đồng cỏ. Điều này cho phép việc giữ lại nguyên trạng các hồ sau
khi khai thác. Hơn 2,5 triệu tấn cát được vận chuyển tới từ các kho dự trữ và các nơi
khác để tiến hành bao lại bờ hồ.
Đất ngập nước trong khu vực chính là nơi cư trú thích hợp khuyến khích sự
phát triển của hệ động, thực vật. Các vùng đất ngập nước cùng với việc sử dụng
rộng rãi vôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý lâu dài pirit tránh sự tạo thành
của dòng thải axit. Bên cạnh đó các hồ còn giúp điều tiết các dòng chảy mặt, các
đập được xây dựng để liên kết các vùng đất ngập nước giúp thu giữ nước và chuyển
dòng chảy chính tới sông Blackwood. Các đập dâng còn là yếu tố kiểm soát mức độ
13
nước giúp giảm thiểu lũ lụt và xói mòn. Trồng nhiều lau, sậy trong khu vực để tăng
cường khả năng lọc sinh học trên đường đi của các dòng nước.
Chương trình tái phủ xanh thảm thực vật được thực hiện dựa trên việc tuyên

truyền và trồng cây. Ít nhất là 4 loài thực vật quý hiếm đã được trồng trong khu vực
mỏ.
Dự án đã cung cấp các kiến thức về phục hồi môi trường dựa vào cộng đồng.
Nam Phi
Tại Zululand - Đông Bắc Nam Phi gần vịnh Richards; các khoáng sản như
rutil, ilmenit, zircon đã được khai thác từ năm 1977 và đến nay vấn tiếp diễn. Trong
quá trình khai thác lớp phủ thực vật đã bị tàn phá cùng với quá trình mở mỏ và khai
thác quặng. Công ty nổi tiếng về khai thác sắt tại khu vực này là RBM (Richchard
Bay Minerals). Năm 2013, công ty mở rộng khu mỏ; các tác động tới môi trường
trong khu vực đã xác định bao gồm:
Suy giảm đa dạng sinh học: khi khai thác sắt sẽ phá hủy lớp thảm thực vật
trên mặt thân quặng. Tại khu vực mỏ đã xác định hệ sinh thái rừng tự nhiên (rừng
khép tán với độ cao >10m), rừng trồng (keo, bạch đàn với độ cao >6m), trảng cỏ,
đất ngập nước (có diện tích 43ha chiếm 1,4% diện tích khu mỏ), đất canh tác. Về
động vật đã xác định 64 loài chim, 13 loài thú, 42 loài lưỡng cư [44].
Tác động đến môi trường nước: Nước ngầm trong khu vực mỏ được nạp trực
tiếp từ nước mưa và các thủy vực ở khu vực xung quanh mỏ bao gồm khu vực hồ
Cubhu, cửa sông Umhlathuze và cửa sông Umlalazi. Việc khai thác mỏ làm phát
sinh các chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và suy giảm mực nước
trong các thủy vực.
Tác động đến môi trường khí: bụi, khí thải, tiếng ồn từ các máy móc khai
thác, phương tiện vận tải quặng, từ sinh hoạt và đốt cháy sinh khối sẽ gây thay đổi
chất lượng môi trường khí.
Tác động đến môi trường đất: gây gián đoạn, mất đất, thay đổi chất lượng
đất.
Phóng xạ: tăng độ phóng xạ tại khu vực mỏ sẽ gây tác động không tốt đến
sức khỏe của con người và sinh vật.
14
Giải pháp
Phục hồi hệ sinh thái là một phần cơ bản của hoạt động khai thác mỏ. Đất

mặt sau đó được lưu trữ. Các hố khai thác trước đó trở thành các diện tích lưu trữ
cát thải sau khi khai thác và tuyển trọng lực. Các khoáng chất nặng được tách ra;
trên 90% lượng cát thải được trả lại sau Quá trình phục hồi hệ sinh thái phụ thuộc
nhiều vào sự thành công ban đầu và sau đó hệ sinh thái có thể phát triển tự nhiên.
Khu vực ven biển bị suy thoái đã có thể phục hồi lại thảm thực vật một cách tự
nhiên. Điều này chỉ ra rằng nếu tiếp cận trong phục hồi hệ sinh thái theo hướng này
là hoàn toàn có thể thực hiện được. Lớp đất mặt dự trữ sẽ được san gạt trên bề mặt
của lớp quặng đuôi với độ dày khoảng 10cm. Sau đó, tiến hành xây dựng hàng rào
để chắn gió (hàng rào bằng vải) bao quanh khu vực gieo hạt giống (các hạt giống
được lựa chọn có khả năng nảy mầm nhanh). Các cây giống này sau đó sẽ là lớp
bảo vệ giúp cho sự nảy mầm của các loại thực vật bản địa nảy mầm chậm hơn trước
gió và nhiệt độ. Các loài này gọi là loài tiên phong.
Bảng 1.3: Hiện trạng phục hồi môi trường tại cồn cát ở Zululand, Nam Phi
Từ 5 đến <8 năm
Từ 8 đến 11 năm
Từ 11 đến 16 năm
Loài tiên phong
Acacia karoo thân
cỏ cao từ 1,5m đến
3m; Vepris
Lanceolata;
Brachylaena
discolor; Cỏ
Panicum
maxima và
Digitaria
diversinerva.
Acacia karoo thân
gỗ cao từ 3m đến
8m tán dày bao

gồm Acacia karoo
và Brachylaena
discolor và Rhus
nebulosa; Cỏ
Digitaria
diversinerva.
Acacia karoo cao từ
9m đến 12 m;
Trichilia emetica;
Trema orientalis;
Mimusops caffra;
Celtis africana; Cỏ
Digitaria
diversinerva.
Tán cao từ 12m đến
15m, có thể cao hơn
bao gồm: Celtis
africana,
Mimusops caffra;
Allophylus
natalensi ; Teclea
gerrardii và Ochna
natalitia ; Cỏ
Isoglossa woodii và
Microsorium
scolopendrium
Nguồn: Cooke J.A. and M.S. Johnson, 2002 [41]
15
Hình 1.3: Moong khai thác Diavik – Canada
Một lần nữa, công tác phục hồi môi trường (phục hồi sinh thái) sau khai thác

tại Nam Phi khẳng định rằng việc lưu giữ các loài bản địa thực hiện thông qua việc
lưu giữ lớp đất mặt là vô cùng quan trọng. Lớp đất mặt được lưu giữ sau này được
sử dụng để các hệ sinh thái có thể phát triển tự nhiên trở về nguyên hiện trạng ban
đầu trước khai thác. Tại Nam Phi, thay vì trồng vườn ươm để đẩy nhanh tốc độ
phục hồi như ở Úc; Nam Phi đã tiến hành trồng các loài cây tiên phong (nảy mầm
nhanh) để trở thành lớp bảo vệ cho các loài thực vật bản địa nảy mầm chậm hơn.
1.4. Tổng quan về tình hình khai thác và chế biến quặng sắt tại Việt Nam
Tính đến nay trong cả nước, ngành địa chất đã phát hiện và khoanh định
được trên 216 điểm lớn, nhỏ có quặng sắt. Tiềm năng quặng sắt của Việt Nam là
không nhiều, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo có khoảng 1,2 tỷ tấn. Trong đó
tổng trữ lượng theo báo cáo kết quả tìm kiếm và thăm dò là 757,23 triệu tấn bao
gồm: trữ lượng cấp A+B+C
1
là: 563 triệu tấn; trữ lượng cấp C
2
là 194 triệu tấn.
Quặng sắt ở Việt Nam phân bố tương đối rộng, nhưng không đồng đều, chỉ
tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Cao
Bằng, Lào Cai, Hà Giang và rải rác ở một số khu vực khác thuộc tỉnh Quảng Ninh,
Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, các tỉnh Trung Bộ như Nghệ
An, Thanh Hoá
16
Có 6 mỏ và khu vực chứa quặng sắt tương đối lớn và tập trung là: Thạch Khê
(Hà Tĩnh), Quý Xa (Lào Cai), Trại Cau, Tiến Bộ (Thái Nguyên), Ngườm Tráng, Nà
Lũng (Cao Bằng) có trữ lượng địa chất khoảng 850 triệu tấn và trữ lượng chắc chắn
có thể khai thác được đánh giá khoảng trên 400 triệu tấn.
Theo kết quả điều tra thăm dò nhận thấy, mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh là mỏ
có trữ lượng lớn nhất (544 triệu tấn), tiếp đến là mỏ sắt Quý Xa – Lào Cai (120 triệu
tấn), đây là hai mỏ có thể khai thác và cung cấp lâu dài cho Khu liên hợp luyện kim
quy mô lớn.

Trữ lượng và hiện trạng khai thác quặng sắt ở một số tỉnh chủ yếu ở nước ta
được thể hiện trong Bảng dưới đây.

×