Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Thiết kế bài học theo tinh thần mô hình trường học mới VNEN trong dạy học phần sinh học vi sinh vật chương trình sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.04 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
===soB3os===
TRƯƠNG THỊ HƯƠNG THẢO
THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO TINH THẦN MÔ
HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN TRONG
DẠY HỌC PHÀN SINH HỌC
VI SINH VẬT - CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 KHÓA
LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học
Người hướng dẫn khoa học ThS.
HOÀNG THỊ KIM HUYỀN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian bắt đầu từ khi học tập ở giảng đường Đại học đến nay, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và
bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô ở khoa Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã mang toàn bộ tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
của mình tới Thạc sĩ Hoàng Thị Kim Huyền, người đã luôn luôn động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ kịp thời và quý báu từ cô giáo Nguyễn Thị
Liên, các thày cô giáo giảng dạy môn Sinh học trường THPT Vân Nội - Hà Nội, THPT Yên
Dũng - Bắc Giang, THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc, THPT Phúc Yên - Vĩnh Phúc và các em
học sinh lớp 10 trường THPT Vân Nội - Hà Nội trong quá trình điều ừa thực trạng và đánh
giá đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu nghiên cứu khoa học, kiến thức của tôi còn hạn chế
và nhiều bỡ ngỡ nên chắc chắn khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong


nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô và các bạn để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015 Sinh viên
Trương Thị Hương Thảo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề và nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu tìm tòi của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo - Thạc sĩ Hoàng Thị
Kim Huyền, không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu ừách nhiệm.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015 Sinh viên
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
Trương Thị Hương Thảo
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẤT
Từ viêt tăt Đọc là
1. CB Cơ bản
2. CTC Chương trình chuân
3. GD - ĐT Giáo dục và Đào tạo
4. GV Giáo viên
5. HS Học sinh
6. PPDH Phương pháp dạy học
7. PHHS Phụ huynh học sinh
8. SGK Sách giáo khoa
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
9. SH Sinh học
10. THPT Trung học phô thông
11. vsv
Vi sinh vật

12. VNEN Việt Nam Escuela Nueva
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
MỤC LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện tiên
quyết để phát triển nguồn lực con người. Mục tiêu của giáo dục và đào tạo
hiện nay là đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo và có năng lực
giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống mới đặt ra góp phàn tích cực xây
dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Để thực hiện điều đó đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo phải tạo ra được
những con người không chỉ nắm vững về kiến thức khoa học của loài người đã
tích luỹ được mà còn phải có năng lực tự học, năng lực sáng tạo, khả năng tư
duy, phân tích để lĩnh hội kiến thức. Muốn có kết quả như vậy thì việc đổi mới
phương pháp dạy học là rất càn thiết.
Việc đổi mới giáo dục Trung học dựa trên những đường lối, quan điểm
chỉ đạo giáo dục của Nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính
sách và quan điểm trong phát triển và đổi mới giáo dục Trung học.
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh” [9].
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo

hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí
tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã
hội” [5].
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 6 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ chỉ rõ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của người học” [6].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng
giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực
và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiến. Phát triển khả năng
sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [10].
Trong đổi mới giáo dục hiện nay, tổ chức hoạt động dạy học luôn là một
khâu quan trọng để đánh giá xem buổi học có thành công hay không.Nhưng
hiện nay các thầy cô luôn tổ chức các hoạt động dạy học bằng các hoạt động
mà phạm vi chỉ có ở trong nhà trường, trong sách giáo khoa, mà không có
các tổ chức hoạt động thực tiễn để học sinh có thể tiếp cận kiến thức nhanh
hơn và biết cách phát huy năng lực của bản thân.
VNEN (Việt Nam Escuela Nueva), với “Escuela Nueva” tiếng Tây Ban
Nha có nghĩa là “trường học mới”.
Mô hình trường học này được nghiên cứu và triển khai tại Colombia, là

một mô hình giáo dục được UNESCO đánh giá cao và hiện có hơn 30 nước
trên thế giới áp dụng, phần lớn dành cho cấp Tiểu học.
Tại Việt Nam, mô hình này đã được triển khai ở cấp Tiểu học trong thời
gian gàn đây và hiện đã được triển khai thí điểm tại hơn 1400 trường tiểu học.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 7 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
Với những thành công đã đạt được ở cấp Tiểu học, Bộ GD - ĐT có chủ
trương triển khai thí điểm mô hình này ở cấp Trung học với mục đích vừa thể
hiện tinh thần của VNEN, vừa lồng ghép các tư tưởng đổi mới chương trình và
SGK giai đoạn sau năm 2015 [7].
Thông qua việc tổ chức dạy học này sẽ giúp học sinh phát huy khả năng
tư duy để đáp ứng những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này.
Với tất cả những lý do trên, chứng tôi nghiên cứu đề tài “Thiết kế
bài học theo tinh thần mô hình trường học mói VNEN trong dạy học phần
3. Sinh hoc vi sinh vât”
• •
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số bài học tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình VNEN
trong dạy học phần 3. Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 để phát triển năng lực
của học sinh.
3. Giả thuyết khoa học
Các bài học tổ chức theo mô hình trường học mới VNEN đề xuất trong
đề tài nếu được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp trong quá trình dạy và
học ở trường THPT sẽ góp phần hình thành và phát triển các năng lực cho học
sinh, đồng thời tạo niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn Sinh học nói riêng
và các môn học nói chung.
4. Đổi tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình trường học mới VNEN.

4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động dạy học ừong dạy học phần 3. Sinh học vi
sinh vật chương trình Sinh học 10 CB.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận về tổ chức dạy học theo mô hình trường
học mới VNEN.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 8 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
- Tìm hiểu thực trạng cuả việc tổ chức hoạt động dạy học của học sinh ở
trường phổ thông.
- Thiết kế bài học theo mô hình trường học mới VNEN trong dạy học
phần 3. Sinh học vi sinh vật.
- Đánh giá chất lượng của các bài học được thiết kế hoạt động dạy học
theo mô hình trường học mới VNEN.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý thuyết cho đề tài: Lý
luận dạy học sinh học, các tài liệu hướng dẫn dạy học, các tài liệu dạy
học tích cực,
- Nghiên cứu nội dung phần 3. Sinh học vi sinh vật chương trình Sinh học
10 để xây dựng giáo án theo mô hình VNEN.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan: vsv học, Virut học, Miễn dịch
học,
6.2.Phương pháp quan sát sư phạm
- Khảo sát, dự giờ các tiết học môn Sinh học THPT.
- Trao đổi với các GV và HS về phương pháp dạy học theo mô hình
VNEN.
6.3.Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra.

6.4.Phương pháp thống kê toán học
Thống kê, phân tích, đánh giá kết quả điều ừa.
6.5.Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến đánh giá của các GV THPT có kinh nghiệm về khả năng thực
hiện cũng như hiệu quả của mô hình VNEN.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 9 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
7. Phạm vỉ giới hạn của đề tài
Đe tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi phần 3. Sinh học vi sinh vật chương
trình Sinh học 10 CB.
8. Đóng góp của đề tài
-Góp phần hệ thống hóa lý luận về tổ chức hoạt động dạy học theo mô
hình trường học mới VNEN.
Thiết kế một số bài học theo mô hình trường học mới VNEN
ừong dạy học phần 3. Sinh học vi sinh vật.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 10 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
Chương 1:
Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu tổ chức dạy học theo mô hình
trường hoc mói VNEN
1.1.1. Tình hình tể chức hoạt động dạy học theo mô hình VNEN trên
thế giới
Mô hình EN (ESCUELA NUEVA - NEW SCHOOL) - Mô hình trường học
mới được ƯNICEP, UNESCO, đánh giá cao, thực hiện thành công ở các nước
đang phát triển.
Mô hình trường học này được nghiên cứu và triển khai tại Colombia, là một

mô hình giáo dục được UNESCO đánh giá cao và hiện có hơn 30 nước ừên thế
giới áp dụng, phàn lớn dành cho cấp Tiểu học.
1.1.2. Tình hình tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình VNEN ở
Việt Nam
Tại Việt Nam, dự án mô hình trường học mới VNEN được áp dụng từ tháng
1/2013 chủ yếu ở cấp Tiểu học.
Ngoài 1.447 trường thuộc Dự án, số trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô
hình VNEN tăng lên, cụ thể như sau:
Năm học 2013 -2014: tăng thêm 257 trường (ở 20 tỉnh, thành phố) tự
nguyện áp dụng mô hình VNEN với số lượng học sinh tăng thêm 36.836, nâng
tổng số trường tham gia mô hình VNEN là 1.704 trường
Năm học 2014 - 2015: cả nước có 1.039 trường (ở 31 tinh, thành phố) tự
nguyện áp dụng mô hình VNEN với số lượng học sinh tăng thêm 133.562, nâng
tổng số trường tham gia mô hình VNEN là 2.508 trường.
Qua 2 năm triển khai dự án ở cấp Tiểu học cho thấy sự thay
đổi đáng kể chất lượng dạy và học, không khí lớp học dân
chủ, học sinh phát huy được
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 11 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
tính tích cực chủ động với các hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài giờ tại
gia đình và cộng đồng.
Hiện nay, dự án cũng đã hỗ trợ bước đầu cho việc triển khai ở lớp 6 cấp
THCS.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niêm VNEN
VNEN (Việt Nam Escuela Nueva), với “Escuela Nueva” tiếng Tây Ban Nha
có nghĩa là “trường học mới”.
Mô hình trường học này được nghiên cứu và triển khai tại Colombia, là một
mô hình giáo dục được UNESCO đánh giá cao và hiện có hơn 30 nước trên thế

giới áp dụng, phàn lớn dành cho cấp Tiểu học.
Hiện nay, Bộ GD - ĐT có chủ trương triển khai thí điểm mô hình này ở cấp
Trung học với mục đích vừa thể hiện tỉnh thần của VNEN, vừa lồng ghép các tư
tưởng đổi mới chương trình và SGK giai đoạn sau năm 2015.
1.2.2. Đặc điểm của VNEN
1.2.2.1. Đặc điểm tài liệu Hướng dẫn học tập:
- Tài liệu hướng dẫn học tập dùng chung cho cả giáo viên, học sinh và cộng
đồng (3 trong 1) và sử dụng nhiều năm.
- Sử dụng dạy- học cho HS học cả ngày.
- Thiết kế các hoạt động học tập theo các môđun.
- Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn phương pháp học và phương pháp
tư duy.
- Nội dung học lồng ghép qui trình học.
- Nội dung kiến thức ở SGK so với tài liệu hướng dẫn học tập không thay
đổi; đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Chú trọng đổi mới:
+ Tổ chức lớp học và PPDH (Tích hợp).
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 1 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
+ Kế hoạch dạy học (Điều chỉnh họp lí).
+ Thời lượng dạy học .
1.2.2.2. về cơ sở vật chất
> Không gian và bàn ghế thuận tiện cho hình thức dạy học theo nhỏm.
> Trong lớp có:
• Góc thư viện và các góc học tập để cung cấp thông tin, dữ liệu thêm
cho học sinh.
• Bản đồ lớp học.
• Hộp thư điều em muốn nói.
1.2.2.3. Vai trò của GV, HS và PHHS
> Vai trò của học sinh:

• Tự quản: Lớp lập ra Hội đồng quản trị.
• Tự học: Học sinh chủ yếu tự làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm hoặc cả
lớp.
• Tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
• Chủ động tiến độ học tập và tự do trong suy nghĩ.
> Vai trò của giáo viên
• Tổ chức cho học sinh tự học với tài liệu.
• Kiểm soát tiến độ học tập từng nhóm.
• Trả lời, gợi ý, giúp đỡ học sinh.
• Đánh giá học sinh: chủ yếu là phương pháp đánh giá quá trình, đánh giá
vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh.
• Đảm bảo phân hoá.
> Vai trò của phụ huynh:
• Tham gia hướng dẫn con em của họ học.
• Hỗ trợ con em trong các hoạt động ứng dụng của mỗi chủ đề, bài học.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 13 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
1.2.3. Nguyên tắc thiết kế bài học theo mô hình trường học mới VNEN
Tài liệu “Hướng dẫn học” là một yếu tố góp phần thực hiện đổi mới giáo
dục, đổi mới sư phạm, nhất là đổi mới PPDH. Tài liệu được biên soạn theo các
nguyên tắc sau:
- Viết dưới dạng các hoạt động học (tự học cá nhân, nhóm, lớp) của học
sinh và theo các chủ đề.
- Tài liệu tích hợp 3 thành tố: nội dung, phương pháp học, phương pháp
dạy. Dùng chung cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
- Có các logo chỉ dẫn, các câu lệnh ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để giúp học
sinh tự đọc, tự học thuận tiện.
1.2.4. Cẩu trúc của bài hoc theo mô hình VNEN
Mô hình VNEN giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và kế hoạch

dạy học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy nội dung, yêu
cầu và thời lượng học các môn không thay đổi.
Bài học mô hình VNEN được cấu trúc theo một đơn vị kiến
thức hoàn chỉnh, nhằm giải quyết trọn vẹn, liên tục một vấn
đề: hình thành, củng cố, vận dụng, ứng dụng kiến thức vào
thực tế.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 14 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
Trong đó:
• Hoạt động khởi động (Hoạt động trải nghiệm)
- Mục đích: Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm
của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới, đồng
thời giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết về những vấn đề
trong cuộc sống liên quan đến nội dung của bài học.
- Nội dung: Nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu đưa ra ý kiến nhận xét về
những vấn đề có liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ để.
- Phương thức hoạt động: Tài liệu hướng dẫn tiến trình thực hiện hoạt động
của học sinh.
• Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề.
- Nội dung: Trình bày những lập luận về cơ sở khoa học của những kiến
thức cần dạy cho học sinh.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 15 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
CÓ 3 loại câu hỏi gắn với hoạt động về cơ sở khoa học: Câu hỏi xác thực,
câu hỏi lí luận và câu hỏi sáng tạo.
- Phương thức hoạt động: Tài liệu nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn học
sinh hoạt động để thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động, học sinh phải

trình bày kết quả và thảo luận với giáo viên.
• Hoạt động thực hành
■ • o •
- Mục đích: Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học được ở bước 2 để
giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó, giáo viên xem học sinh
đã nắm được kiến thức hay chưa, ở mức độ nào.
- Nội dung: Đây là những hoạt động gắn với thực tiễn; yêu cầu học sinh
phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập cụ thể.
- Phương thức hoạt động: học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá
nhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành, Đầu
tiên, học sinh hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động nhóm. Kết thúc hoạt
động này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được bổ sung, uốn nắn
những nội dung chưa đúng.
• Hoạt động ứng dụng
- Mục đích: Khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới,
phương pháp giải quyết vấn đề; góp phần hình thành năng lực học tập với
gia đình và cộng đồng.
- Nội dung: Hoạt động ứng dụng được triển khai ở nhà, cộng đồng; thông
qua hoạt động động viên, khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo;
tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, cộng đồng.
- Phương thức hoạt động: Học sinh được hướng dẫn hoạt động cá nhân và
nhóm; ừao đổi, thảo luận với gia đình, cộng đồng về những vấn đề cần giải
quyết, Hoạt động với giáo viên có thể là trao đổi những kết quả và yêu
cầu đánh giá.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 16 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
• Hoạt động bỗ sung
- Mục đích: Khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức,
để không bao giờ được hài lòng và hiểu rằng ngoài những kiến thức được

học ừong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học.
- Nội dung: Giao cho học sinh những nhiệm vụ bổ sung và hướng học sinh
tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho học
sinh các nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng.
- Phương thức hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo
nhóm, đồng thời yêu cầu học sinh làm các bài tập đánh giá năng lực.
1.2.5. Tồ chức dạy học theo mô hình VNEN
1.2.5.1. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình VNEN
Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình VNEN gồm 5 bước sau đây:
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 17 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 18 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Muc tiêu điều tra
- Tìm hiểu về thực trạng giảng dạy phần 3 .Sinh học vi sinh vật chương
trình Sinh học lớp 10.
- Tìm hiểu về hiểu biết về mô hình trường học mới VNEN tại Việt Nam.
1.3.2. Nội dung điều tra
Chúng tôi điều tra các vấn đề sau đây (Phụ lục 1):
- Việc tổ chức các hoạt động dạy - học phần 3. Sinh học vi sinh vật.
- Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 19 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
- Hiểu biết và vận dụng mô hình VNEN.
1.3.3. Phương pháp điều tra
Phát phiếu điều tra tới GV và HS ở một số trường THPT.

1.3.4. Đổi tượng điều tra
- GV bộ môn Sinh học tại 3 trường THPT:
+ Trường THPT Vân Nội - Hà Nội.
+ Trường THPT Yên Dũng 2 - Bắc Giang.
+ Trường THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc.
- HS lớp 10C, 10D trường THPT Vân Nội - Hà Nội.
1.3.5. Kết quả điều tra
Chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra thực trạng (Phụ lục 1) sau đó
gửi đến 13 GV môn Sinh học và 83 HS lớp 10 của 3 trường THPT. Qua quá trình
điều tra chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
• về phía GV:
- Hiện nay các thầy cô vẫn thường xuyên áp dụng các phương pháp thuyết
trình, vấn đáp, hoạt động nhóm nhỏ (11/13 GV), Tuy nhiên việc tổ chức
các hoạt động học tập nhằm phát huy tối đa tính tích cực, sự họp tác của
HS ở trường THPT còn rất hạn chế.
- Hầu như các GV chưa từng nghe nói đến mô hình trường học mới VNEN
(9/13 GV), số ít các GV đã nghe nói đến mô hình trường học mới VNEN
(4/13 GV) nhưng chưa bao giờ thử thiết kế một bài học theo mô hình
VNEN.
• về phía HS:
- Các em đều chưa nghe nói đến mô hình VNEN.
- Khi các thày cô tổ chức các hoạt động học tập trên lớp thì có 62/83 HS
tham gia một cách hào hứng, còn lại 21/83 HS tham gia theo kiểu hình
thức hoặc không tham gia.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 20 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
- Đa số các em đều cho rằng việc hoạt động nhóm nhỏ theo từng mục nội
dung trong SGK khiến các em cảm thấy nhàm chán, rất nhiều HS ỷ lại vào
các bạn học khá hơn (79/83 HS).

- Có 71/83 HS mong muốn được học theo cách các thầy cô đưa ra tình
huống, tổ chức các hoạt động học tập để HS tự thảo luận và tìm ra kiến
thức; GV là người bổ sung, đánh giá kết quả cho HS.
Mô hình trường học mới VNEN mới chỉ được áp dụng ở cấp Tiếu học nên
cả GV và HS còn chưa có đầy đủ những hiểu biết rõ về mô hình này. Do đó mô
hình VNEN chưa được vận dụng để thiết kế cũng như dạy học ở trường THPT.
Chương 2
THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN TRONG DẠY HỌC
PHẦN 3. SINH HỌC VI SINH VẬT CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10
2.1. Khái quát cấu trúc, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng phần 3.
Sinh học vi sinh vật - SH 10 (CTC)
2.1.1. Khái quát nội dung chương trình SH10
- Chương trình sinh học lớp 10 góp phần hoàn chỉnh vốn văn hóa phổ thông
chuẩn bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết để bước vào cuộc sống hay
tiếp tục học lên. Nội dung sinh học lớp 10 là cơ sở cho học sinh có đủ trình
độ tiếp thu những kiến thức sâu, rộng hơn ở các lớp trên của cấp học.
- SH 10 gồm ba phần với 33 bài:
+ Phàn một: Phần giới thiệu chung về thế giới sống (gồm 2 bài) đóng vai trò
khái quát chung, cho HS cái nhìn khái quát nhất về các cấp độ tổ chức sống, các
giới sinh vật và những đặc trưng của nó.
+ Phần hai: SH tế bào (gồm 2 chương, 19 bài) phân tích thành phàn, cấu trúc
và những đặc trưng cơ bản của các cấp độ tổ chức sống thể hiện ở cấp độ tế bào,
chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 21 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
+ Phần ba: SH vsv (gồm 3 chương, 12 bài) phân tích những đặc trưng cơ
bản của vi sinh vật và ứng dụng của nó trong thực tiễn.
2.1.2. Phân tích cẩu trúc, nội dung phần 3. Sinh học vi sinh vật - SH10
Phần 3. Sinh học vi sinh vật là phần cuối cùng trong chương trình SH

10,gồm 3 chương:
❖ Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Vị trí của chương: Là chương mở đầu cho phần 3. Sinh học vỉ sinh vật —
SH 10.
- Cấu trúc của chương: Gồm 3 bài (bài 22 đến bài 24): đề cập đến chuyển
hóa vật chất và năng lượng của vsv như các kiểu dinh dưỡng, các quá trình
tổng hợp và phân giải các chất ở vsv.
❖ Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Vị trí của chương: Là chương tiếp theo của chương 1. Tìm hiểu về sự sinh
trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
- Cấu trúc của chương: Gồm 4 bài (bài 25 đến bài 28): đề cập đến quá ừình
sinh trưởng, sinh sản của vsv, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi
sinh vật.
❖ Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm
- Vị trí của chương: Là chương cuối của phàn 3. Sinh học vi sinh vật đồng
thời cũng là chương cuối cùng của chương trình SH 10.
- Cấu trúc của chương: gồm 5 bài (bài 29 đến bài 33) : đề cập đến một dạng
sống đó là virut (cấu tạo, sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, ứng dụng
trong thực tiễn, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch).
2.2. Các thiết kế bài học phần 3. Sinh học vỉ sinh vật theo mô hình
trường học mới VNEN
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 22 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
BÀI 25. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS phải:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật; sinh trưởng của
quần thể vi sinh vật.
- Trình bày hai phương pháp nuôi cấy vỉ sinh vật: nuôi cấy liên tục và nuôi

cấy không liên tục.
- Nêu được các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật
nhân thực.
- Vận dụng kiến thức về sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật vào đời
sống, bảo vệ sức khỏe.
Khi bị vết thương hở, sát khuẩn vết thương trước khi bôi hay rắc kháng sinh
là khâu quan trọng trong quá trình sơ cứu.
Tại sao nên sát khuẩn yết thương càng sớm càng tốt?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
I. Sinh trưởng của vi sinh vât.
1. Tìm hiểu về khái niêm sinh trưởng của vi sinh vât.
- Nhắc lại dấu hiệu sinh trưởng ở động vật?
- Sinh trưởng ở vi sinh vật là gì?
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 23 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
OẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
B
HỨC MỚI
Do vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, khó quan sát sự sinh trưởng của từng vi
sinh vật vì vậy khi nói đến sinh trưởng của vi sinh vật người ta xét đến sinh
trưởng của quần thể vi sinh yật.
- Hãy quan sát đoạn phim, từ đó cho biết sinh trưởng của quần thể vi sinh
vật là gì?
- Nếu cấy 1 vi khuẩn (sinh sản bằng phân đôi) vào bình nuôi chứa môi
trường dinh dưỡng thích hợp thì sự tăng số lượng tế bào diễn ra như sau:
- Từ hình vẽ, hãy cho biết thế nào là thời gian thế hệ của vi sinh vật?
- Thời gian thế hệ của các vi sinh vật là khác nhau. Ví dụ : Thời gian thế
hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút, của vi khuẩn lao là 1000 phút, của trùng giày là
24 giờ,

Làm việc ohÓDi
2. Tìm hiểu về các phươns pháp nuôi cấy vi sinh vạt.
a. Phương pháp nuôi cấy không liên tục.
Nguyên tắc nuôi cấy của phương pháp này là không bổ sung chất dinh
dưỡng mói và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất trong quá trình
nuôi cấy.
- Quan sát đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi
trường nuôi cấy không liên tục và hoàn thành bài tập sau:
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
SV: Trương Thị Hương Thảo 24 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
Thà
giai
thê'
hệ
Thảo luận và nối thông tin ở cột A tương ứng với thông tin cho ở cột B và
cột c.
Cột A CộtB CộtC
1. Pha tiêm phát
a. Sô lượng tê bào tăng theo
lũy thừa và đạt đến cực đại
i) Do vi khuân cân thời gian
thích nghi với môi trường,
tổng hợp mạnh mẽ AND và
enzim cảm ứng
2. Pha lũy thừa
b. Sô lượng tê bào giảm dần ii) Do chât dinh dưỡng cạn
kiệt, chất độc tích lũy
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp

SV: Trương Thị Hương Thảo 25 GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Huyền
Đường cong sinh trư õng của quần tbể vỉ kiniẩn trong mỗi trường nuôi cav không liên tục
nhiêu
3.Pha cân
băng
c. Sô lượng tê bào chưa
tăng
iii) Do vi khuân đã thích
nghi với môi trường,
chúng bắt đầu phân chia
mạnh mẽ
4.Pha suy vong
d. SỐ lượng tế bào đạt cực
đại và không đổi theo thòi
gian
iiii) Do chất dinh dưỡng
bắt đầu cạn kiệt, môi
trường nuôi bắt đầu thay
đổi
- Trong môi trường tự nhiên, pha lũy thừa (pha log) ở vi khuân có
diễn

×