Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tìm hiểu chung ngân hàng thế giới và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 24 trang )


Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 1
MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 3
3 1. Quá trình hình thành:
3 2. Sự phát triển:
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI. 6
6 1. Cơ cấu tổ chức.
2. Tổ chức của WB: 7
CHƢƠNG 3: MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG. 8
8 1. Mục đích:


8 2. Chức năng:
CHƢƠNG 4: HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. 11
11 1. Vai trò của WB:
11 2. Việt Nam gia nhập Ngân hàng Thế giới:
12 3. Vai trò của WB đối với Việt Nam và xu hƣớng ODA của WB cho Việt Nam:
4. Các hoạt động chủ yếu của WB tại Việt Nam: 14
4.1. Quan hệ VN - WB giai đoạn 1978-1993 : 14
4.2. Quan hệ VN-WB giai đoạn 1993 đến nay: 14
15 5. Các tổ chức thành viên của WB ở Việt Nam:
5.1. IFC tại Việt Nam: 15
5.2. Tổ chức bảo lãnh đa phƣơng (MIGA): 19
5.3. Các hoạt động của IDA: 19

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN 20
20 1. WB nhận định những thách thức của nền hình kinh tế Việt Nam:
2. Chiến lƣợc hợp tác quốc gia (CPS) với nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn
22 tài khóa 2012-2016:


Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 2

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ
chức tài chính – tín dụng. Các tổ chức tài
chính – tín dụng quốc tế ra đời là một yêu

cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại
thương và thanh toán quốc tế; không chỉ là
yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là
yêu cầu khách quan để phát triển các mối
quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan
hệ khác giữa các nước.

Tổng thu nhập của thế giới là hơn 31 ngàn tỷ đôla Mỹ mỗi năm, trong đó có những
nước thu nhập bình quân đầu người đạt tới 40 ngàn đôla Mỹ. Thế nhưng 2,8 tỷ dân số thế
giới, với hơn một nửa thuộc các nước đang phát triển, đang sống với mức thu nhập dưới
700 đôla Mỹ. Gần một nửa trong số họ, 1,2 tỷ người, chỉ kiếm được chưa đầy 1 đôla Mỹ
mỗi ngày.


Do đó, mỗi ngày có khoảng 33,000 trẻ em bị tử vong tại các nước đang phát triển. Tại
các quốc gia này mỗi phút có hơn một phụ nữ bị qua đời trong lúc sinh con. Cảnh nghèo
khó khiến cho hơn 100 triệu trẻ em - phần lớn là các em gái, không được đến trường.
Trong khi dân số tiếp tục tăng nhanh, ước tính khoảng 3 tỷ người trong vòng 50 năm tới
thì thách thức giảm đói nghèo là rất to lớn.

Để giúp nâng cao mức sống ở các nước đang phát triển bằng cách chuyển các nguồn
tài trợ từ các nước công nghiệp phát triển thì Ngân hàng Thế giới_WB được thành lập.

WB cung cấp các khoản cho vay, các dịch vụ cố vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và
chia sẻ kiến thức cho các nước có thu nhập quốc dân trung bình và dưới mức trung bình.

WB thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo việc làm và giúp người nghèo có được các cơ hội việc
làm ấy.





Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 3


CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.


1. Quá trình hình thành:
Năm 1929-1933 nổ ra khủng hoảng kinh tế ở phương Tây. Cuộc khủng hoảng này
làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa càng xấu đi, thất nghiệp tăng lên, xuất hiện những
mâu thuẫn trong nội bộ các nước phát triển. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền
kinh tế thế giới phát triển rất không đều, mâu thuẫn giữa các nước phát triển ngày càng
sâu sắc. Những nước này thi hành chính sách bành trướng ra nước ngoài cả về chính trị,
kinh tế và quân sự. Trước tình hình ấy, một số nước đưa ra chủ trương thành triển ngày
càng gay gắt, phát xít Đức nhảy lên vũ đài và Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Trong
thời kỳ Thế chiến thứ 2, nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhanh, Mỹ trở thành nước mạnh
nhất thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ bắt đầu lập ra tổ chức tài chính quốc tế.
Tháng 11 năm 1943, Mỹ đưa ra ý kiến thành lập Ngân hàng tái thiết và phát triển

của Liên hợp quốc. Dụng ý của kiến nghị này là để nhiều nước phát triển gánh vác nguồn
vốn cho nhu cầu khôi phục và xây dựng kinh tế sau chiến tranh. Mỹ đầu tư vào các nước
thông qua Ngân hàng tái thiết và phát triển thì có thể được Liên hợp quốc bảo trợ.
Tháng 4 năm 1944, họ đã ra tuyên bố chung về Quỹ tiền tệ quốc tế, đề ra tôn chỉ và
chính sách thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế. Tuyên ngôn này lấy kiến nghị của Mỹ về “ Quỹ
bình ổn quốc tế làm cơ sở”. Tháng 7 năm 1944, Liên hiệp quốc triệu tập hội nghị tài chính
tiền tệ tại Bretton Woods thuộc tiểu bang New Hampshire của Hoa Kỳ. Hội nghị này đã
ký hiệp định Bretton Woods, quyết định thành lập quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng tái
thiết và phát triển quốc tế (IBRD) sau này trở thành “Ngân hàng Thế giới”. Khi bắt đầu
hoạt động vào năm 1945 thì pháp nhân này có 36 thành viên. Ngày nay hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này.
2. Sự phát triển:

Sau khi được định hình vào năm 1944, hai năm sau vào tháng 6-1946, Ngân hàng
Thế giới chính thức bước vào hoạt động với đơn xin vay vốn đầu tiên của Chile, Tiệp
Khắc, Đan Mạch, Pháp, Luxemburg và Ba Lan. Năm 1947 khoản vay đầu tiên trị giá 250
triệu USD được cung cấp cho nước Pháp. Tuy mới được thành lập nhưng hoạt động của

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 4
ngân hàng đã mang lại nhiều thành tựu góp phần giải quyết nhiều khó khăn của các quốc
gia thành viên như Pháp sau khi nhận được khoản vay, Chính phủ và nhân dân Pháp đã sử
dụng có hiệu quả khoản vay này để phục hồi và phát triển kinh tế để giờ đây, nước Pháp
vững vàng ở vị trí cao trong nhóm các nhà cung cấp viện trợ phát triển (ODA – Official
Development Assistance) hàng đầu thế giới.

Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển có ý định thông qua các tổ chức quốc tế như
Ngân hàng Tái Thiết và Phát Triển Quốc tế cho các quốc gia đang phát triển vay nợ để
phát triển kinh tế nhưng Ngân hàng Tái Thiết và Phát Triển chỉ cho chính phủ các quốc
gia thành viên vay. Điều này có nghĩa muốn cho các doanh nghiệp của các quốc gia này
vay nợ thì cần phải thành lập một tổ chức quốc tế khác. Năm 1951, hội đồng tư vấn phát
triển quốc tế đưa ra đề nghị thành lập Công ty Tài chính quốc tế (International Finance
Corporation – IFC) trực thuộc Ngân hàng Tái Thiết và Phát Triển Quốc tế. Và đến tháng
7 năm 1956, Công ty Tài Chính Quốc tế chính thức thành lập.
Năm 1958, tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Hội đồng quản trị Ngân hàng Tái
Thiết và Phát Triển Quốc Tế, Hoa Kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Hiệp Hội Phát Triển
Quốc Tế. Hiệp Hội Phát Triển Quốc Tế (International Development Association – IDA)
sẽ đảm nhận việc cho vay tín dụng phát triển đối với các quốc gia đang phát triển có thu

nhập thấp. Do một mình Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển không thể đáp ứng nhu cầu
vay vốn của một số quốc gia thành viên IBRD nên đề nghị thành lập Hiệp Hội Phát Triển
Quốc Tế của Hoa Kỳ được chấp nhận. Tháng 9 năm 1960, Hiệp Hội Phát Triển Quốc tế
được thành lập và tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2000, IDA đã có 161 thành viên. Ngày
nay khi nhắc tới Ngân hàng Thế giới người ta thường đề cập tới hai định chế: Ngân hàng
tái thiết và phát triển Quốc tế (IBRD – International Bank for Reconstruction and
Development) và Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA – International Dovelopment
Association). Ngân hàng tái thiết và phát triển Quốc tế cung cấp vốn vay và hỗ trợ cho
các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ các nước có thu nhập trung bình và nước nghèo có
khả năng trả nợ. Hiệp hội phát triển Quốc tế chủ yếu tập trung hỗ trợ cho hơn 80 nước
nghèo nhất thế giới với dân số khoảng 2,5 tỷ người. Ngân hàng Thế giới( WB ) hiện có
hơn 184 quốc gia thành viên với khoảng 10.020 nhân viên, trong đó khoảng 7.000 nhân

viên làm việc tại trụ Sở chính tại thủ đô Washington D.C của Mỹ, còn lại làm việc tại các

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 5
văn phòng đại diện các nước trên khắp thế giới. Đội ngũ nhân viên của Ngân hàng Thế
giới đến từ hơn 160 nước bao gồm các chuyên gia kinh tế, nghiên cứu chính sách, giảng
viên, nhà khoa học trong các lĩnh vực môi trường, chuyên gia y tế, tài chính, khảo cổ học
cùng các kĩ sư, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác. Với 5 tổ chức, định chế, vừa thực
hiện độc lập vừa kết hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. Khách hàng
hầu hết hài lòng với sự thay đổi trong các cấp dịch vụ của WB, trong sự tham gia của
Ngân hàng vào hiệu quả hoạt động của khách hàng cũng như trong chuyển giao và chất
lượng. Hơn bao giờ hết, WB đang giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Ngân hàng

đã gắn bó chặt chẽ với các đối tác và khách hàng trong các trường hợp khẩn cấp, từ việc
tái thiết sau xung đột Bosnia đến hỗ trợ hậu khủng hoảng Đông Á, từ cứu trợ sau thảm
hoạ Trung Mỹ, động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tới Kosovo và Đông Timor. Cùng với 186 nước
thành viên hiện nay và nhiều tổ chức khác, WB đang thực hiện mục tiêu phát triển của
thiên niên kỷ mới (Millennium Development Goals) cho đến năm 2015 bao gồm các vấn
đề giáo dục, sức khoẻ và vệ sinh.
Bên cạnh sự phát triển về quy mô, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng vai trò và
nhiệm vụ của mình: hỗ trợ tái thiết nhanh chóng trở thành một hoạt động ngoài lề, và giờ
đây Ngân hàng chỉ tập trung hướng vào một số quốc gia vừa thoát khỏi xung đột (như
Afghanistan, Irak, v.v ); trong chiều ngược lại, hỗ trợ phát triển trở nên chiếm ưu thế đến
mức ngày nay, ảnh hưởng của Ngân hàng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách
phát triển đã vượt xa số tiền khá khiêm tốn mà nó đóng góp trong luồng vốn quốc tế dành

cho hỗ trợ phát triển. Có được ảnh hưởng này là do Ngân hàng Thế giới đồng thời can
thiệp vào nhiều lĩnh vực và vì ba nhiệm vụ của tổ chức này, phần nào đó mâu thuẫn với
nhau, cùng tồn tại trong định chế này.
- Trước hết, Ngân hàng, như chính tên gọi của nó cho thấy, là mộtkc định chế tài
chính. Nếu là ngân hàng thông thường, hoạt động chính của nó là vay ở các thị trường tài
chính và cho các chính phủ, các doanh nghiệp của các nước đang phát triển vay. Vả lại,
hầu hết các Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đều xuất thân từ giới ngân hàng. Trong khuôn
khổ của các hoạt động hướng đến khu vực kinh tế tư nhân lẫn khu vực nhà nước, Ngân
hàng phải tìm kiếm lợi nhuận và quan tâm đến khả năng sinh lời của các dự án mà nó tài
trợ.

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.

SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 6
- Đây cũng là một ngân hàng phát triển, nó hỗ trợ các quốc gia về mặt tài chính để
phục vụ các chính sách phát triển của các nước này. Như vậy, thông qua hoạt động cho
vay, Ngân hàng Thế giới cũng phải góp phần hỗ trợ sự phát triển của các quốc gia, và các
khoản vay của ngân hàng, khác với những ngân hàng bình thường, không chỉ nhắm đến
mục tiêu duy nhất là hiệu suất tài chính; điều này càng hiển nhiên hơn nữa trong trường
hợp các khoản vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại của IDA, chủ yếu đến từ các
nguồn viện trợ của các nước giàu.
- Cuối cùng, với tư cách là Ngân hàng tri thức, Ngân hàng Thế giới cung cấp các
kiến thức phục vụ cho hai chức năng nói trên và cho cộng đồng phát triển nói chung. Hoạt
động thứ ba này của Ngân hàng Thế giới ngày càng có tầm quan trọng, đến mức ngày nay
Ngân hàng Thế giới thực sự nắm giữ vai trò lãnh đạo trong kinh tế học phát triển. Ngân

hàng Thế giới tự xem mình có vai trò chủ yếu để đóng góp vào việc “hỗ trợ kỹ thuật” cho
các nước đang phát triển nhờ vào những kinh nghiệm tích lũy được về các chính sách
kinh tế và bằng các kết quả nghiên cứu của mình.

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI.

1. Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu hiện hành của Nhóm Ngân hàng Thế giới gồm có Hội đồng Thống đốc,
Ban Giám đốc Điều hành, Chủ tịch, 5 Tổng giám đốc và các cán bộ của WB.
Hội đồng Thống đốc: là cơ quan quyết định cao nhất tại WB. Mỗi nước hội viên
cử một đại diện của nước mình làm thành viên của Hội đồng Thống đốc.
Ban Giám đốc Điều hành: gồm 24 Giám đốc điều hành (trong đó có 5 GĐĐH

được bổ nhiệm từ năm nước hội viên có số cổ phần lớn nhất là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và
Anh); và 19 GĐĐH được bầu chọn. Nhiệm kỳ của GĐĐH là 2 năm. Ban GĐĐH chịu
trách nhiệm điều hành mọi công việc hàng ngày của WB, thực hiện nhiệm vụ theo các
chức năng và quyền hạn được giao phó theo Điều lệ và/hoặc được Hội đồng Thống đốc
giao. Việt Nam thuộc Nhóm Đông Nam á gồm 11 nước là Brunây, Fiji, Inđônêxia, Lào,
Malaysia, Myanma, Nêpan, Singapore, Thái lan, Tông ga và Việt Nam.

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 7
Chủ tịch: do Ban GĐĐH lựa chọn với nhiệm kỳ 5 năm; Chủ tịch tham gia vào các
cuộc họp của Hội đồng Thống đốc và Uỷ ban Phát triển. Ngoài ra, Chủ tịch còn phụ trách
về nhân sự của IBRD và IDA, chủ trì các buổi họp của Ban GĐĐH và duy trì mối liên hệ

với chính phủ các nước hội viên, các GĐĐH, với các cơ quan thông tin và các tổ chức
khác. Giúp việc cho Chủ tịch có 5 Tổng giám đốc. Hiện nay, Chủ tịch Nhóm WB là ông
James D. Wolfensohn, người Mỹ, giữ cương vị này từ tháng 6/1995.
Cán bộ của Nhóm WB: có khoảng 10.000 cán bộ từ nhiều quốc gia khác nhau
làm việc tại trụ sở chính tại Washington D.C. và 3000 cán bộ làm việc tại trên 100 văn
phòng đại diện đặt tại các nước hội viên. Dưới Tổng giám đốc có 25 Phó Chủ tịch phụ
trách các khu vực và các mảng nghiệp vụ.
2. Tổ chức của WB:
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên, đó là
Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế, Công ty Tài chính
Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư, và Cơ quan Đảm bảo Đa
phương.

 Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD): được chính thức thành lập
ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái
thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước
nghèo. Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính cho các
nước đang phát triển không nghèo.
 Hội Phát triển Quốc tế (IDA): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tài chính cho
các nước nghèo.
 Công ty Tài chính Quốc tế (IFC): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư
nhân ở các nước nghèo.
 Trung tâm quốc tế giải quyết Mâu thuẫn Đầu tƣ (ICSID): thành lập năm 1966
như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước
ngoài với nước nhận đầu tư.

 Cơ quan bảo lãnh đầu tƣ Đa phƣơng (MIGA): thành lập năm 1988 nhằm thúc
đẩy FDI vào các nước đang phát triển.


Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 8

CHƢƠNG 3: MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG.

1. Mục đích:
Mục đích hoạt động của Ngân hàng Thế giới là xóa bỏ sự ngăn cách và đầu tư các
nguồn tài Nguyên của nước giàu để phát triển nước nghèo. Đây là một trong những nguồn

trợ giúp phát triển lớn nhất thế giới. Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho nỗ lực của chính phủ
các nước đang phát triển để xây dựng trường học và các trung tâm y tế, cung cấp điện
nước, chống bệnh tật, và bảo vệ môi trường. Vốn pháp định của IBRD mới thành lập là
25,226 tỷ USD được chia ra làm nhiều cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 USD. Trong
số đó, Mỹ chiếm 6,473 tỷ USD, Anh chiếm 2,6 tỷ USD, Đức Chiếm 1,365 tỷ USD, Pháp
chiếm 1,279 tỷ USD, Nhật chiếm 1,203 tỷ USD.
Hoạt động chính của wb là huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và
sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay
của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
2. Chức năng:
2.1. Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (International Bank For
Reconstruction Development – IBRD):

IBRD cung cấp các khoản cho vay đối với các chính phủ và doanh nghiệp nhà
nước cùng với sự bảo đảm của chính phủ (hoặc bảo đảm tối cao - sovereign guarantee).
Nguồn tiền cho vay được lấy từ các khoản nợ đã được trả và thông qua việc phát hành trái
phiếu trên thị trường vốn thế giới. IBRD là một trong những tổ chức cho vay được xếp
hạng cao nhất trên thị trường quốc tế và vì vậy có khả năng cho vay với mức lãi suất
tương đối thấp. Ngân hàng cho các nước vay với lãi suất rất hấp dẫn bằng cách thêm một
mức lề (khoảng 1%) vào chi phí cho vay để trang trải các chi phí hành chính. Những quốc
gia vay tiền của IBRD có thời hạn hoàn trả nợ lâu hơn so với vay tiền của ngân hàng
thương mại - 15 tới 20 năm trong thời gian ưu đãi 3 tới 5 năm trước khi bắt đầu hoàn trả
tiền vốn vay.chính phủ các nước đang phát triển có thể vay tiền cho các chương trình nhất
định, bao gồm các hoạt động giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ xã hội, bảo vệ môi


Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 9
trường, và khuyến khích phát triển kinh tế để cải thiện mức sống. Trong năm tài khoá
2002, IBRD đã cho vay tổng cộng $11.5 tỷ để trợ giúp 96 dự án tại 40 quốc gia.
Mục đích:
Thông qua đầu tư giúp đỡ các quốc gia thành viên của ngân hàng trong việc khôi
phục sản xuất và xây dựng kinh tế trong nước bao gồm cả khôi phục nền kinh tế do chiến
tranh tàn phá, khuyến khích các quốc gia đang phát triển gia tăng các công trình sản xuất,
khai thác tài nguyên.
Thông qua phương thức bảo trợ hoặc tham gia cho vay tư nhân và đầu tư tư nhân
để thúc đẩy đầu tư tư nhân của nước ngoài hoặc cung cấp vốn của ngân hàng cho hoạt
động sản xuất và vốn ngân hàng huy động để bổ sung phần thiếu hụt của đầu tư tư nhân.

Thông qua phương thức khuyến khích đầu tư quốc tế và phát triển tài nguyên của
các quốc gia thành viên để thúc đẩy quan hệ buôn bán quốc tế tăng trưởng đồng đều, lâu
dài, cân đối các khoản thu chi quốc tế, trợ giúp các quốc gia thành viên nâng cao hiệu quả
sản xuất, nâng cao mức sống của người dân và cải thiện các điều kiện lao động.
Sử dụng các khoản cho vay của chính ngân hàng hoặc bảo trợ cho vay đồng thời
dàn xếp với các chủ cho vay quốc tế khác để ưu tiên thực hiện các dự án cấp thiết.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đầu tư quốc tế có quan tâm thích đáng đến
tình hình công thương nghiệp nội địa của các quốc gia thành viên.
2.2. Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC):
Công ty Tài chính Quốc tế, với 176 thành viên, thúc đẩy đầu tư bền vững vào khu
vực tư nhân ở các phát triển với mục đích giảm đói nghèo và tăng chất lượng cuộc sống
người dân thông qua việc cung cấp tài chính cho các dự án thuộc khu vực tư nhân, hỗ trợ

các công ty tư nhân lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế và cung cấp dịch vụ
tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chính phủ và doanh nghiệp.
Công ty Tài chính Quốc tế liên kết với các nhà đầu tư tư nhân ở các nước, giúp các
xí nghiệp tư nhân nào có thể có những đóng góp cho sự phát triển của các quốc gia thành
viên bằng nguồn vốn đầu tư của công ty.
IFC tìm cách phối hợp các hoạt động như tìm cơ hội đầu tư, tìm các nhà đầu tư tư
nhân, tìm các nhà quản lý có trình độ kỹ thuật cao và có kinh nghiệm quản lý để nâng cao

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 10
hiệu quả hoạt động. Công ty tiến hành giúp đỡ về kĩ thuật cho các dự án đầu tư cụ thể và
các xí nghiệp nhưng không hỗ trợ về khía cạch quản lý.

Công ty tài chính khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong
và ngoài nước đầu tư có tính chất sản xuất vào các nước thành viên.
Công ty tiến hành tư vấn đầu tư nước ngoài nhằm hỗ trợ các chính phủ thành viên
xem xet và điều chỉnh những chính sách, quy định và chiến lược khuyến khích đầu tư có
ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
2.3. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (International Development Association – IDA):
IDA có nhiệm vụ giúp đỡ các nước nghèo nhất thông qua các khoản cho vay với
lãi suất ưu đãi và các chương trình tài trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều
kiện sống. Các khoản cho vay dài hạn không lấy lãi của IDAdành cho các chương trình
xây dựng chính sách, định chế, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực cần thiết cho phát triển
bền vững trên cơ sở tôn trọng môi trường và công bằng xã hội.
2.4. Trung tâm quốc tế giải quyết Mâu thuẫn Đầu tƣ (International Centre For

Settlement Of Investment Disputes – ICSID):
ICSID thực hiện hoà giải và trọng tài giữa các nước thành viên và các nhà đầu tư
thuộc các nước thành viên khác. Việc sử dụng các phương tiện của ICSID là hoàn toàn tự
nguyện. Tuy nhiên, một khi đã đồng ý giải quyết với ICSID, không bên nào được đơn
phương từ chối phán quyết của ICSID.
2.5. Tổ chức Bảo lãnh đầu tƣ Đa phƣơng (Multilateral Investment Guarantee
Agency - MIGA ):
Nhiệm vụ của MIGA là xúc tiến đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI vào các nước
đang phát triển nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và cải thiện cuộc sống
người dân. Với tư cách một nhà bảo hiểm quốc tế cho các nhà đầu tư tư nhân và nhà tư
vấn cho các nước về đầu tư nước ngoài, MIGA tham gia xúc tiến các dự án với tác động
phát triển bền vững lớn nhất bảo đảm các tiêu chí kinh tế, môi trường và xã hội.






Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 11

CHƢƠNG 4: HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.

1. Vai trò của WB:
Ra đời vì các nước nghèo, vì xã hội. WB được huy động vốn từ các quốc gia thành

viên phát triển để chuyển đến các quốc gia đang phát triển vay. Giúp các nước này xoá
đói, giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường, giải quyết các phát
triển hệ thống an sinh xã hội trên thế giới đặc biệt là các nước nghèo. Thông qua việc :
 Thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển;
 Hỗ trợ kỹ thuật (TA), tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích;
 Điều phối viện trợ.
Các hỗ trợ dưới hình thức cho vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của IDA cho
các quốc gia đang phát triển chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa các nước này
với nhóm WB. Đặc biệt, bên cạnh hỗ trợ về tài chính, vai trò tư vấn về chính sách để thực
hiện thành công Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và các Chương trình
Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC ) I và II của WB được đánh giá rất cao. Với vai trò
đồng chủ tọa Hội nghị CG hàng năm, WB đã làm tốt vai trò điều phối và kêu gọi tài trợ

trực tiếp để hỗ trợ các nước đang phát tiển phát triển kinh tế, qua đó tăng uy tín của các
nước này trong cộng đồng tài chính quốc tế, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào.
2. Việt Nam gia nhập Ngân hàng Thế giới:
Ngày 18/8/1956, chính quyền sài gòn nam Việt Nam đã gia nhập WB. Ngày
21/9/1976, nước CHXHCN Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của chính quyền
Sài Gòn cũ. Cổ phần của Việt Nam tại WB được phân bổ như sau:
 IBRD là 968 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 1218, chiếm 0,07%;
 IDA với tổng số phiếu bầu là 61.168, chiếm 0,3%;
 IFC là 446 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 696, chiếm 0,03%;
 MIGA là 388 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 629, chiếm 0,29%;
Trong WB, Việt Nam thuộc nhóm nước đông nam á gồm 11 nước là Brunây, Fiji,

Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanma, Nêpan, Singapore, Thái Lan, Tông Ga Và Việt Nam.

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 12
Sau một thời gian dài gián đoạn (tư 1978-1993), Việt Nam chính thức nối lại quan
hệ với WB vào tháng 10/1993. Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt Nam – WB ngày càng
được tăng cường và phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian này, nhiều đoàn cán bộ cấp cao
của WB đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam để trao đổi với chính phủ về tình hình
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ giúp của chính phủ. Ban
giám đốc điều hành của WB cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp những hỗ trợ cần thiết
nhằm đáp ứng nhu cầu của chính phủ, góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công
chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Kể từ năm 1993 đến nay,

mức cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước
vay ưu đãi lớn nhất từ IDA.
Bên cạnh nguồn vốn vay ưu đãi IDA, Việt Nam bắt đầu triển khai vay vốn từ
nguồn ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) từ năm 2009. Như vậy, kể từ năm
2009, Việt Nam đã trở thành nước vay hỗn hợp từ WB (tức là vừa vay từ nguồn IBRD và
từ nguồn IDA).
Vừa qua, WB đã thông qua nghị quyết về điều chỉnh thời hạn vay IDA của các
nước vay hỗn hợp, trong đó có Việt Nam, theo đó, thời hạn vay sẽ giảm từ 35 năm với 10
năm ân hạn, không có lãi suất, phí dịch vụ 0,75%/năm tính trên số vốn đã rút và phí cam
kết tối đa là 0,5%/năm tính trên số vốn chưa rút xuống còn 25 năm với 5 năm ân hạn, lãi
suất 1,25% (phí dịch vụ và phí cam kết vẫn giữ nguyên).
Văn phòng đại diện của WB tại Việt Nam: ngày 14/09/1994, WB chính thức mở

văn phòng tại hà nội. Từ năm 1993 đến nay, WB đã bổ nhiệm nhiều cán bộ giữ chức vụ
giám đốc văn phòng WB tại Việt Nam: ông Bradley Babson (1993-1997), ông Andrew
Steer (1997-2002), ông Klaus Rohland (2002 – 2007), ông Ajay Chibber (2007 – 2009)
và hiện nay là bà Victoria Kwakwa.
3. Vai trò của WB đối với Việt Nam và xu hƣớng ODA của WB cho Việt Nam:
Kể từ khi nối lại quan hệ tín dụng với WB vào 10/1993, WB cung cấp 3 loại dịch
vụ chủ yếu là: (1) Thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển; (2) Hỗ trợ kỹ thuật (TA), tư
vấn về chính sách và các báo cáo phân tích; và (3) Điều phối viện trợ.


Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 13

(1) Tài trợ của WB cho Việt Nam thường tập trung vào các dự án trong các lĩnh
vực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực nay hướng trọng tâm
vào xoá đói giảm nghèo, các khoản vay chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các
khoản vay chương trình theo ngành trong thời gian tới. Điều này cho thấy Việt Nam đã
dần dần nâng cao năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua
chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và Chương trình Tín dụng Hỗ trợ
Giảm nghèo (PRSC ) I và II tập trung vào 5 lĩnh vực cải cách trọng tâm của nền kinh tế
bao gồm : (i) cải cách ngân hàng; (ii) cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước; (iii) cải
cách chi tiêu công; (iv) tự do hoá thương mại; và phát triển khu vực tư nhân. Ngoài
ra, chương trình PRSC II còn được mở rộng sang một số lĩnh vực khác như giáo dục, y
tế, bảo vệ môi trường. Việt Nam sẽ chuẩn bị tiếp nhận các PRSC trong những năm tiếp
theo.

(2) Hỗ trợ kĩ thuật và Tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích:
Các của Hỗ trợ kĩ thuật WB tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị các dự
án do WB tài trợ tín dụng, phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý
điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án, xây dựng và phát triển chính
sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở thuộc
ngành điện, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, tài chính, ngân hàng v.v. và đã phát huy
được hiệu quả trong quá trình thực hiện
Ngoài ra, hàng năm WB còn cử các đoàn vào Việt Nam phối hợp với các bộ ngành
soạn thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành, xây dựng Chiến lược Hỗ trợ
Quốc gia (CAS) cho Việt Nam
(3) Điều phối viện trợ: hàng năm Hội nghị tư vấn giữa các nhà tài cho Việt Nam
(CG) - do WB làm đồng chủ tọa - được tổ chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp

hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ . Nhờ đó, vốn viện trợ
được sử dụng hiệu quả hơn phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam. WB đã
tái khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ ODA trung bình 1 tỷ USD/năm cho Việt Nam.




Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 14
4. Các hoạt động chủ yếu của WB tại Việt Nam:
4.1. Quan hệ VN - WB giai đoạn 1978-1993 :
Năm 1978, WB đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để

thực hiện dự án Thuỷ lợi Dầu Tiếng. Tháng 1/1985, IMF và WB đình chỉ quyền vay vốn
của Việt Nam do Việt Nam mắc nợ quá hạn.
4.2. Quan hệ VN-WB giai đoạn 1993 đến nay:
Sau một thời gian bị gián đoạn, đến tháng 10/1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm
thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện
chí của các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa WB và Việt Nam đã
chính thức được nối lại.
Văn phòng Đại diện của WB tại Việt Nam: Ngày 14/09/1994, WB chính thức mở
Văn phòng tại Hà nội. Từ năm 1993 đến nay, WB đã bổ nhiệm 03 cán bộ giữ chức vụ
Giám đốc Văn phòng WB tại Việt Nam : ông Bradley Babson (1993-1997), ông Andrew
Steer (1997-2002) và hiện nay là ông Klaus Rohland. Theo đề nghị của NHNN, Thủ
tướng Chính phủ đã báo cáo Chủ tịch nước xét tặng Huân chương Hữu nghị cho ông

Andrew D. Steer vì đã có nhiều đóng góp tích cực để mở rộng và phát triển quan hệ hợp
tác giữa VN và WB trong nhiệm kỳ công tác của mình. Ngày 19/8/2002, Chủ tịch nước
đã ra quyết định số 550/2002/QĐ/CTN về việc tặng thưởng Huân chương Hữu nghị cho
ông Andrew Steer nhân dịp Ông kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Trong số các tổ chức cho vay thuộc nhóm WB, hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho
vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA cho Việt Nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối
quan hệ giữa Việt Nam với nhóm WB (thời hạn vay 40 năm, phí dịch vụ 0,75%/năm, phí
cam kết 0 - 0,5%/năm, không lãi suất, 10 nam ân hạn). Ngoài ra, IFC cũng cho vay các dự
án thuộc khu vực tư nhân của Việt Nam với lãi suất thị trường. MIGA đã ký kết một số
hiệp định bảo lãnh cho các dự án đầu tư vào Việt Nam.
Tài trợ của WB đối với Việt Nam:
Tính đến tháng 31/12/2003, WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và chương trình cho Việt

Nam với tổng số vốn cam kết đạt hơn 4,38 tỷ USD (kể cả dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng vay
vốn WB tháng 8/1978 và khoản bảo lãnh dự án điện BOT Phú Mỹ 2-2). Tổng số vốn giải
ngân tính đến tháng 31/12/2003 đạt hơn 2,18 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 15
cam kết. Các dự án mà WB tài trợ cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu
tiên cao của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và
nông thôn, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. Các dự án này đã đóng góp
tích cực và có hiệu quả vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã
hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, Việt Nam là nước vay IDA lớn nhất

Ngoài việc cho vay các dự án và chương trình, WB cũng cung cấp các khoản Hỗ
trợ Kỹ thuật (HTKT) cho Việt Nam, kể cả các khoản HTKT uỷ thác của các nước. Tổng
số HTKT của WB tính đến tháng 31/12/2003 là hơn 135 khoản với trị giá khoảng 322
triệu USD; trong đó bao gồm 19 khoản đồng tài trợ trị giá 210,6 triệu USD.
5. Các tổ chức thành viên của WB ở Việt Nam:
5.1. IFC tại Việt Nam:
Từ năm 1994, cho đến tháng 10 năm 2001, IFC đã cam kết cấp vốn cho 15 dự án
tại Việt Nam.
Đối với các dự án này IFC đã cung cấp 383 triệu USD trong đó 180 triệu USD do
bản thân IFC và 203 triệu USD cho các ngân hàng tham gia.
IFC hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân tại Việt Nam qua đầu tư và tư vấn. Ưu
tiên chiến lược của IFC tại Viêt Nam là tiếp tục tập trung vào:

 Xây dựng tổ chức và thị trường tài chính trong nước.
 Phát triển cơ sở hạ tầng qua tư nhân hoá và đầu tư.
 Cải cách Doanh nghiệp nhà nước.
 Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
 Cải thiện môi trường đầu tư.
Ngoài ra, IFC quản lý Chưong Trình Phát Triển Dự Án Mekong (MPDF), một hoạt
động do nhiều tổ chức tài trợ nhằm đẩy mạnh việc thành lập và phát triển của các SMEs
tại Việt Nam, Lào, Cambodia.
Từ khi thành lập vào năm 1997, MPDF đã cung cấp hỗ trợ cho 80 công ty và thu xếp
tài chính trị giá khoảng 40 triệu USD.
IFC, cùng với Ngân hàng Thế giới, hiện đang tích cực đẩy mạnh Diễn Đàn Doanh


Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 16
Nghiệp. Mục tiêu của diễn đàn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam và tổ
chức 2 lần một năm hội nghị giữa các nhà hoạch định chính sách, đại diện doanh nghiệp
và các nhà tài trợ.
Các Dự án IFC tại Việt Nam:
 Tài chính:
Vào năm tài chính 1997 IFC giúp thành lập Công ty Cho Thuê Quốc Tế Việt Nam
(Vietnam International Leasing Company Limited (VILC), công ty thuê tài chính đầu tiên
tại Việt Nam.
VILC đóng vai trò là quan trọng trong, cung cấp nguồn tài chính trung hạn cho các
SMEs tại Việt Nam. Từ khi thành lập, VILC đã cung cấp 35 triệu USD vốn thuê mua tài

chính cho gần 250 công ty. Nguồn vốn của công ty đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước mua sắm nhiều tài sản cố định bao gồm máy móc, thiết bị văn phòng và cho
nhà máy.
VILC phát triển từ chương trình hỗ trợ của IFC vào năm 1991: IFC tư vấn cho
chính phủ Việt Nam về thuê mua và xây dựng khuông khổ pháp lý phù hợp cho việc cấp
phép, quản lý và thực hiện hoạt động cho thuê tài chính
 Doanh nghiệp vừa và nhỏ:
IFC cung cấp khoản vay trị giá 300,000 USD cho công ty Vinh Phat (Vinh Phat), môt cơ
sở sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc trong nước. Khoản đầu tư này tạo điều kiện
cho Vĩnh Phát mỏ rộng sản xuất và trang thiết bị và mua dây chuyền thiết bị mới. Dự án
giúp công ty tăng kinh ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
 Giáo dục:

Vào năm tài chính 2001 IFC phê duyệt khoản vay trị giá 7.25 triệu USD để thành
lập Trường Đại Học Tổng Hợp RMIT (RMIT).
Đóng tại Thành Phố Hồ Chính Minh, RMIT là trường đại học nước ngoài đầu tiên
tại Việt Nam. Do thiếu trường đại học và trung cấp, chỉ có 1 trong 6 sinh viên cón thể vào
học tại các trường đại học tại Việt Nam.

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 17
Dự án sẽ tạo điều kiện hàng nghìn học sinh có thể có được giáo dục đại học hiện
đại chất lượng cao mà không phải đi ra nước ngoài. Trường đại học sẽ cung cấp các
chương trình đào tạo có bằng, dạy ngoại ngữ và đào tạo chuyên môn xây dựng theo nhu
cầu thị trường.

Và ngày 3 tháng 8 năm 2009 - Ngân hàng Thế giới gần đây đã thông qua khoản tín
dụng trị giá 50 triệu đô la cho Chương trình Chính sách Phát triển Giáo dục Đại học của
Việt Nam và 127 triệu đô la cho Chương trình Bảo đảm Chất lượng Giáo dục Trường học.
Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông (MPDF):

Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông (MPDF) là chương trình do nhiều bên tài
trợ được điều hành bởi Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), bộ phận kinh tế tư nhân thuộc
Tập đoàn Ngân hàng Thế giới.
Các nhà tài trợ khác của MPDF bao gồm: Ngân
hàng Phát triển Châu A, Canada, Ôxtrêlia, IFC, Na Uy,
Nhật Bản, Phần Lan, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển, và Vương quốc
Anh. Sứ mện của MPDF là thúc đẩy sự hình thành và phát

triển của các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa (DNNVV)
sở tại ở Việt Nam, Căm pu chia và Lào.
Với văn phòng tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Phnôm Pênh, và Viên Chăn, MPDF thưc
hiện ba hoạt động chính sau:

Dịch vụ Hỗ trợ Tư vấn Doanh nghiệp:

MPDF cung cấp hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp cho các DNNVV có mong muốn cải
tiến hoạc mở rộng hoạt động hiện có, hoặc cần giúp đỡ thiết lập hoạt động mới. Với mức
độ phát triển và nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi, MPDF có thể cung cấp các dịch vụ
khác nhau như:
 Đánh giá hoạt động doanh nghiệp: dịch vụ này được tiến hành nhằm xác

định vấn đề và khuyến cáo các biện pháp giải quyết

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 18
 Kết nối doanh nghiệp với các nhà tư vấn và các nhà cung cấp dịch vụ
doanh nghiệp sở tại
 Phát triển các dự án đầu tư và thu xếp nguồn tài chính.

Chương trình Phát triển Doanh nghiệp:
MPDF cung cấp trợ giúp để tăng cường năng lực của các cơ quan sở tại có cung
cấp dịch vụ thiết yếu cho DNNVV :
 Đào tạo quản lý và học tập linh hoạt

 Trung tâm Đào tạo Ngân hàng
 Phát triển các hiệp hội doanh nghiệp
 Xúc tiến xuất khẩu

Môi trường Hỗ trợ Doanh nghiệp:
MPDF hợp tác với các đối tác tiến hành nghiên cứu và đối thoại về chính sách nhằm
cải thiện môi trường kinh doanh cho DNNVV:
 Các nghiên cứu, điều tra về khu vực tư nhân.
 Xêmina, hội thảo về các vấn đề phát triển DNNVV.
 Đem đến Việt Nam các kinh nghiệm quốc tế.



Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 19
5.2. Tổ chức bảo lãnh đa phƣơng (MIGA):
Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực có
sự tham gia và có vai trò lớn của khu vực tư nhân trong ngành điện và các lĩnh vực truyền
tải, và hỗ trợ phát triển cho khả năng thúc đẩy đầu tư. Tính đến ngày 28 tháng 02 năm
2003, tổng hỗ trợ của MIGA cho Việt Nam là 10 triệu đô la Mỹ. Số tiền này bao gồm cả
một dự án viễn thông được bảo lãnh vào năm 2001. MIGA hiện cũng đang xem xét hỗ trợ
cho một dự án năng lượng ( lên đến khoảng 100 triệu đô la Mỹ).
Chương trình Việt Nam - MIGA, năm tài chính 1999-2002:

1999

2000
2001
2002
Công cụ đầu tƣ %




Khoản cho vay
0
100
100

30
Góp vốn



14
Những khoản đóng
góp tƣơng đƣơng với
vốn




56
Các công cụ khác




Tổng cộng
0
100
100
100
Các tín dụng bảo

lãnh MIGA (USD)
36,000
36,000
20,000
20,000
5.3. Các hoạt động của IDA:
Kể từ năm 1993, khi Ngân hàng Thế giới quay trở lại Việt Nam, Hiệp hội Phát
triển Quốc tế đã cấp khoảng 6 tỉ đô la Mỹ tín dụng ưu đãi không lãi suất và viện trợ không
hoàn lại cho Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam phát triển và xóa đói nghèo.
Quỹ IDA đã được sử dụng vào nhiều mục đích, trong đó có việc xây dựng đường
sá và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác, nối hàng triệu người ở nông thôn với lưới điện
quốc gia, cải thiện chất lượng giáo dục, nâng cao năng suất nông nghiệp, và cung cấp các

dịch vụ cơ bản như cấp nước cho khoảng 3 triệu người ở khu vực thành thị

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 20
Ngày 22/6/2007, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, Hiệp hội Phát
triển quốc tế IDA vừa phê duyệt khoản tín dụng 309 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển
cơ sở hạ tầng và xã hội. Khoản tín dụng này sẽ được đầu tư vào 4 dự án gồm Quỹ đầu tư
phát triển TPHCM; Giao thông và chống ngập ở ĐBSCL; hỗ trợ Chương trình xóa đói
giảm nghèo và Dự án Giáo dục đại học (lần thứ 2).
Ngân hàng Thế giới cung cấp 100 triệu USD để hỗ trợ thực hiện Giai đoạn II của
Chương trình điện khí hóa nông thôn và trợ giúp việc thực hiện pha II của Chương trình
135, giúp hơn 2.000 xã nghèo trong 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành của Việt Nam. Nguồn

hỗ trợ này giúp Chính phủ và cộng đồng trong nỗ lực giảm thiểu nghèo đói cho các cộng
đồng dân tộc thiểu số và xa xôi hẻo lánh bằng cách tăng khả năng tiếp cận đến cơ sở hạ
tầng và dịch vụ xã hội cho họ. Pha II đã tài trợ để nâng cấp hàng nghìn km đường, trường
học nông thôn, cung cấp nước sạch, cây con giống, và hỗ trợ nội trú để khuyến khích học
sinh tiểu học đến trường.
Nguồn tín dụng do Hiệp hội Phát triển Quốc tế chuyên cho vay ưu đãi sẽ bổ sung
trực tiếp cho ngân sách quốc gia của Việt Nam….

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN

1. WB nhận định những thách thức của nền hình kinh tế Việt Nam:
Trong Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tháng 4-2015

của WB ghi nhận, sau một số khó khăn giữa năm 2014, kinh tế Việt Nam đã khởi sắc trở
lại và tăng trưởng cuối năm đã vượt mức kỳ vọng. Việc tăng trưởng này đã đem lại kết
quả công bằng, làm giảm đáng kể tình trạng nghèo và đem lại sự thịnh vượng.
Theo đó, bất bình đẳng được tính bằng hệ số Gini đã tăng nhẹ trong giai đoạn đầu
thập kỷ 1990 cho đến năm 2004, sau đó ổn định rồi giảm nhẹ trong những năm gần đây.
Tỷ lệ nghèo đã giảm liên tục, đến mức độ mà nghèo-cùng-cực gần như đã được xóa bỏ.
WB cũng nhìn nhận việc kinh tế vĩ mô ổn định hơn là nền tảng cho sự tăng trưởng
trong những năm gần đây. Lạm phát ổn định bình quân ở mức 4,1% trong năm 2014, đây

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 21
là mức thấp nhất kể từ năm 2003. Có được kết quả đó, theo WB là nhờ vào sự suy yếu

trong giá cả lương thực và năng lượng trên toàn cầu.
Đánh giá xuất khẩu của Việt Nam tăng vững chắc, trong khi dòng vốn FDI và kiều
hối được duy trì và nhập khẩu yếu đã giúp cải thiện cái cân vãng lai, qua đó tạo điều kiện
tăng dự trữ ngoại hối lên mức ba tháng nhập khẩu trong năm 2014.
“Những diễn biến tích cực này đã góp phần cải thiện xếp hạn tín dụng quốc gia và
giúp Việt Nam phát hành thành công một tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế” - WB
nhìn nhận.
Thâm hụt tài khóa tăng từ 1,1% GDP năm 2011 lên mức bình quân 5,9% giai đoạn
năm 2012-2014, phản ánh chính sách tài khóa nghịch chu kỳ. Biện pháp kích thích tài
khóa được thể hiện ở cả sự sụt giảm thu ngân sách lẫn tăng chi thường xuyên.
Mặc dù đã có những khởi-động-ban-đầu nhưng công cuộc đổi mới khu vực DNNN
vẫn diễn ra chậm hơn so với các chỉ tiêu kế hoạch. Tuy nhiên, WB cho rằng, chỉ cổ phần

hóa các DNNN là chưa đủ, những cải cách này phải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả
hoạt động và mức độ cạnh tranh trong khu vực doanh nghiệp, với những biện pháp tọng
tâm nhằm củng cố quản trị doanh nghiệp và thực thi hợp đồng, cũng như giảm các rào cản
gia nhập thị trường.
“Phải có sự chú trọng đặc biệt đến việc thúc đẩy một sân-chơi-bình-đẳng giữa
DNNN và doanh nghiệp dân doanh” - WB khuyến nghị.
Chính sách tiền tệ được điều hành theo định hướng nởi lỏng trong năm 2014, tuy
nhiên, theo WB, tăng trưởng tín dụng bị kìm hãm bởi bảng cân đối tài sản yếu kém của
các ngân hàng, những quan ngại về “sức khỏe tài chính” của người vay và cầu tín dụng
còn yếu do niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng còn thấp.
Đánh giá về các thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, WB cho rằng sự suy yếu
của giá cả mặt hàng gạo và các nông sản khác trên toàn cầu sẽ tác động tiêu cực đến thu

nhập và tiêu dùng, đặc biệt là người dân tại nông thôn. Bên cạnh đó, giá dầu dự báo có xu
hướng giảm cũng có thể gia tăng áp lực đối với thu ngân sách; trong khi đầu tư của tư
nhân trong nước vẫn còn “dè dặt”, bởi niềm tin của doanh nghiệp còn thấp.
Dự báo tăng trưởng toàn cầu vẫn còn chậm và nhiều bất trắc, WB cho rằng, điều
này tạo ra những rủi ro đối với xuất khẩu và dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, WB

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 22
cũng chỉ ra các hiệp định thương mại đang đàm phán có thể đem lại cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Theo WB, những cải cách trong nước như việc củng cố tài khóa trung hạn, tiếp tục
cải thiện môi trường kinh doanh và những nỗ lực đổi mới khu vực ngân hàng và DNNN

với quyết tâm cao và rõ ràng hơn sẽ là tín hiệu quan trọng đến các nhà đầu tư trong nước
và quốc tế - đó sẽ là nền móng cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai.

2. Chiến lƣợc hợp tác quốc gia (CPS) với nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam giai đoạn tài khóa 2012-2016:
Các thách thức đối với quá trình thực hiện:
 Thách thức chính đối với quá trình thực hiện chƣơng trình ở Việt Nam là đạt
kết quả nhanh hơn. Tuy không phải là vấn đề mới, nhưng thách thức này được bộc lộ rõ
ràng hơn cùng với sự tăng trưởng gần đây của chương trình. Đối với IFC, một trong
những thách thức chủ yếu đối với việc thực hiện chính là thực tế khu vực tư nhân ở Việt
Nam còn tương đối nhỏ và chưa phát triển. Cần tiến hành nhiều hoạt động xây dựng năng
lực trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, hiệu quả vốn, và chuyên nghiệp hóa công

tác quản lý. IFC hiện đang giải quyết vấn đề này bằng cách tìmm cơ hội lôi cuốn sự tham
gia của các tập đoàn và doanh nghiệp tư nhân hàng đầu nhằm giúp họ vượt qua những hạn
chế đó, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn cho khu vực tài chính mới phát triển. Đối với
Ngân hàng, mặc dù chất lượng thực hiện danh mục đầu tư vẫn được Nhóm đánh giá độc
lập của Ngân hàng Thế giới (IEG) xác định là đạt yêu cầu sau khi xem xét các Báo cáo
Kết thúc dự án (ICR)18, nhưng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn nếu tiến độ
thực hiện chương tr.nh đầu tư được đẩy nhanh và các mục tiêu phát triển được thực hiện
trong thời gian ngắn hơn. Chính phủ được tiếp tục nỗ lực bằng cách (a) sửa đổi các quy
định thực hiện ODA, và (b) làm việc chặt chẽ hơn nữa với các đối tác phát triển để làm rõ
trọng tâm ODA như sẽ thảo luận ở dưới. Các cách tiếp cận mới, ví dụ như giải ngân dựa
trên kết quả và đầu ra, cũng đang được đưa ra thảo luận. Các Chương trình Mục tiêu Quốc
gia (NTP) của Việt Nam (được xây dựng trong một vài năm trở lại đây nhằm mục đích

giảm nghèo và cải thiện chất lượng các dịch vụ cơ bản như cấp nước nông thôn, giáo dục
và y tế) có thể là phương tiện hữu ích để thực hiện mục tiêu này. Trong kỳ CPS này, Ngân

Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 23
hàng và Chính phủ sẽ cùng đánh giá năng lực cơ bản của các hệ thống tín dụng ủy thác và
đa dạng hóa các công cụ cho vay nhằm đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa tác động phát
triển.
 Năng lực ở các cấp địa phƣơng còn hạn chế trong nhiều lĩnh vực kỹ năng. Các
lĩnh vực kỹ năng gồm có kỹ thuật, quản lý dự án, và kỹ năngquản lý tín dụng (đấu thầu và
quản l. tài chính – xem Hộp 7). Việt Nam cũng đang thiếu các nhà cung ứng và các bên
cung ứng dịch vụ có chất lượng. Với danh mục đầu tư của Ngân hàng, các hạn chế năng

lực nói trên thể hiện rất r. qua các chậm trễ trong quá tr.nh đấu thầu, chất lượng giám sát
quản l. dự án, sự yếu kém trong quản l. tài chính (báo cáo và kiểm soát nội bộ) và các
chính sách an toàn và quản l. các hợp đồng xây lắp.
 Trong kỳ CPS này, Ngân hàng sẽ tiếp tục làm việc, phối hợp với Bộ KH&ĐT
và các nhà tài trợ khác để giải quyết những vấn đề hệ thống trong thực hiện dự án
ODA ở Việt Nam. Cụ thể, Ngân hàng sẽ: (i) hỗ trợ sửa đổi Nghị định 131 năm 2006; đây
là khung pháp l. chính để quản l. ODA ở Việt Nam; (ii) tiếp tục thực hiện Kế hoạch Hành
động Phối hợp gồm 12 điểm của Nhóm 6 Ngân hàng; (iii) nghiên cứu các phương án lựa
chọn để hợp l. hóa cơ cấu tổ chức của các ban quản l. dự án; và (iv) tiếp tục các hoạt động
nghiên cứu phân tích, và hỗ trợ phát triển năng lực quốc gia về quản l. tài chính và đấu
thầu mua sắm và chính sách an toàn. Hỗ trợ này sẽ bao gồm (i) xây dựng năng lực quản l.
tài chính công (gồm có dự án Quản l. tài chính công do Ngân hàng tài trợ và đang trong

quá tr.nh thực hiện với một số tài trợ không hoàn lại từ các Quỹ tín thác đa biên và IDF,
và lập kế hoạch áp dụng cơ cấu tài trợ dựa trên kết quả và đầu ra), và (ii) xây dựng năng
lực đấu thầu, kể cả thông qua các đối thoại chính sách tiếp theo với các cơ quan chính phủ
và 6 Ngân hàng, các tài trợ không hoàn lại đang trong quá trình thực hiện và dự kiến thực
hiện từ quỹ IDF, Hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng cơ chế khiếu nại cho nhà thầu, và các kế
hoạch hành động Quản trị và Phòng chống tham nhũng cho các dự án có nguy cơ rủi ro
cao.
 Ngân hàng cũng đang thực hiện các phân tích nhằm học hỏi từ các tỉnh thành
và các bộ ngành thực hiện tốt. Hiện tại, các chính quyền tỉnh được giao nhiều trách
nhiệm hơn trong việc quản lý các hoạt động đầu tư. Mặc dù năng lực hạn chế nhưng một
số tỉnh đã có thể quản lý danh mục đầu tư của họ tốt hơn so với các tỉnh khác. Một sáng


Đề tài: Tìm hiểu chung Ngân hàng Thế giới và Việt Nam. GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông.
SVTH: Lê Thành Đạt MSSV: 3112420056 Trang 24
kiến gần đây nhằm tập trung đánh giá danh mục đầu tư ở cấp tỉnh đã đem lại một số bài
học cần được chia sẻ với các tỉnh khác, và sẽ có thêm nhiều đánh giá danh mục đầu tư
khác ở cấp tỉnh. Kết quả thực hiện danh mục đầu tư của các ngành cũng không đồng đều,
một số ngành đã đạt những kết quả tốt trong thời gian ngắn. Hiện tại, Ngân hàng đang
tiếp tục nghiên cứu các bài học để áp dụng nhằm cải thiện danh mục đầu tư tổng thể.
 Ở cấp độ dự án, Bộ KH&ĐT và Ngân hàng đang ƣu tiên thực hiện mục tiêu
tăng cƣờng khả năng sẵn sàng thực hiện của các dự án, đẩy nhanh quá trình chuẩn
bị và quản lý danh mục đầu tƣ hiện tại một cách chủ động. Tính sẵn sàng, liên quan
đến thiết kế chi tiết, đấu thầu và tổ chức PMU đang được đánh giá thông qua các rà soát
có tính hệ thống cho danh mục chuẩn bị cho vay. Việc thực hiện Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật

Chuẩn bị Các dự án được Ngân hàng tài trợ (PPTAF) cần được cải tiến để đảm bảo nguồn
vốn hỗ trợ công tác chuẩn bị dự án được cung cấp kịp thời. Quản lý chủ động danh mục
đầu tư hiện tại hàm ý: (i) tái cơ cấu và hủy bỏ một phần vốn của các dự án, và không nhất
thiết chỉ áp dụng với các dự án có vấn đề, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nghĩa là rút
ngắn thời gian hoàn thành tác động phát triển của dự án; (ii) họp đánh giá cấp cao 6 tháng
một lần giữa Ngân hàng và Chính phủ, sau đó Văn phòng Thủ tướng đóng vai trò chỉ đạo
các hoạt động được thống nhất cho thời gian tiếp theo; (iii) đánh giá danh mục đầu tư cấp
tỉnh ở một số tỉnh được chọn; (iv) đánh giá danh mục đầu tư cấp ngành ở một bộ ngành
chủ quản; và (v) một đánh giá thực tế về tiến độ thực hiện hạ xếp hạng dự án trong các
Báo cáo Tình hình và Kết quả Thực hiện (ISR) nếu cần thiết, khi đó có thể phân bổ kinh
phí bổ sung để giám sát dự án, nếu cần, nhằm cải thiện việc thực hiện.

×