Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương môn luật hành chính 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.04 KB, 13 trang )

Đề cương môn luật hành chính (phần 5)
Câu 52: Cơ quan nào có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính
và các hình thức, biện pháp xử lý vi phạm hành chính? Vì sao?
Theo quy định tại điều 4 Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính thì Chính Phủ
là cơ quan quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thứ xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả với từng hành vi vi phạm hành chính. Vì:
 Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân,, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.
 Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN VN và là
cơ quan thực hiện quyền hành pháp
 Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước
thống nhất từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm hiệu lực quản lý Nhà nước
thông suốt trong hệ thống hành chính Nhà nước, cơ quan hành chính cấp
dưới phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết
định của cơ quan hành chính cấp trên;
 Thống nhất quản lý viên chức trong các cơ quan Nhà nước từ trung ương
đến cơ sở; xây dựng và đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước có trình độ,
năng lực, trung thành với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ phục vụ
nhân dân; quyết định và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ về đào
tạo, tuyển dụng, sử dụng, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và
các chế độ khác đối với viên chức Nhà nước; quy định và thực hiện chính
sách cụ thể đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
Câu 53: Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3 Luật XLVPHC quy định cụ thể các nguyên tắc xử lý vi phạm hành
chính bao gồm:
1. Nguyên tắc xử phạt hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và
phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công


khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định
của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ,
hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng
nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm
hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm
hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua
người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với
tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một
trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn
cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và
tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách
nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử
lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Câu 54: Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

− Được quy định tại các điều 89, 91, 93, 95 luật xử lý vi phạm hành chính
gồm:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
+ Đưa vào trường giáo dưỡng.
+ Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
+ Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Câu 55: Các hình thức xử phạt hành chính.
Các hình thức xử phạt hành chính được quy đinh tại điều 21 luật xử lý vi
phạm hành chính bao gồm:
1. Cảnh cáo (cụ thể tại Đ22)
2. Phạt tiền (cụ thể tại Đ23; 24)
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
dình chỉ hoạt động có thời hạn (cụ thể tại Đ25)
4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính (cụ thể tại Đ26)
5. Trục xuất (cụ thể tại Đ27).
Câu 56: Trình bày các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm
hành chính. Khi nào cơ quan có thẩm quyền được áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả đó?
− Các biện pháp khắc phục hậu quả trong XLVPHC quy định tại Điều 28
Luật XLVPHC:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc
xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan
dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi,
cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện
kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính
hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Câu 57: Trình bày thủ tục xử phạt hành chính. Phân biệt trường hợp áp
dụng xử phạt có biên bản và không có biên bản vi phạm hành chính.
− Thủ tục xử phạt hành chính bao gồm:
+ Buộc chấm dứt hành vi vi phạm HC
+ Xử phạt VPHC: không lập biên bản và có lập biên bản, hồ sơ xử phạt HC
+ Lập biên bản VPHC
+ Xác minh tình tiết của vụ việc VPHC
+ Xác định giá trị tang vật VPHC để làm căn cứ xác định khung tiền phạt,
thẩm quyền xử phạt
+ Giải trình
+ Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm
hình sự
+ Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt HC
+ Ra quyết định xử phạt VPHC
− Xử phạt VPHC không lập biên bản và có lập biên bản: Điều 56; 57; 58
Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính.
Câu 58: Ý nghĩa của quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Quy định pháp luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo pháp
luật hiện hành.
Câu 59: Khái niệm và bản chất của cưỡng chế hành chính. Đánh giá thực
tiễn áp dụng pháp luật về cưỡng chế hành chính hiện nay mà anh/chị biết.
- Khái niệm: Là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính quy định mà NN áp

dụng để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tư tưởng và hành vi của cá nhân,
tổ chức buộc các chủ thể phải thực hiện các nhiệm vụ pháp lí nhằm mục đích
phòng ngừa, ngăn chặn xử lí những hành vi trái pháp luật.
- Bản chất: là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường
hợp pháp luật quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hoặc
tổ chức đó phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định, hoặc
phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức
hoặc tự do thân thể của cá nhân.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về cưỡng chế hành chính hiện nay: còn nhiều bất
cập chưa phát huy được hết hiệu quả của biện pháp. Có trường hợp thay vì áp
dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính do người vi phạm không thực hiện
quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà nhiều địa phương đã nghĩ ra các
cách thức khác nhau để buộc người vi phạm phải thực hiện dẫn đến vi phạm
pháp luật. Cụ thể, có trường hợp ủy ban nhân dân cấp xã đã buộc những người
vi phạm bị xử phạt hành chính nhưng chưa thực hiện phải nộp tiền phạt xong
mới giải quyết các công việc khác không liên quan đến việc xử phạt vi phạm
hành chính.
Ví dụ, khi đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì cha, mẹ hoặc những người có liên
quan chỉ phải thực hiện một số thủ tục theo quy định tại Nghị định
158/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ
tịch nhưng ủy ban nhân dân cấp xã đã căn cứ vào việc xử phạt vi phạm hành
chính trước đó chưa được thực hiện mà không đăng ký khai sinh cho trẻ. Thực
tế" trên đã ảnh hưởng đến tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật, làm giảm
lòng tin của người dân vào các cơ quan nhà nước.
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế còn gặp nhiều khó khăn:
+Về lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ việc cưỡng chế, hiện nay
chưa có lực lượng chuyên trách đảm nhiệm tổ chức thực hiện quyết định cưỡng
chế hành chính, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ còn thiếu, phần lớn là do
người bị xử phạt tự giác thực hiện

+Đối với biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán
đấu giá và khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, đối tượng vi phạm
chủ yếu là người dân nghèo, không có nghề nghiệp và thu nhập thấp, đặc biệt là
người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi, nên không có khả năng thi
hành quyết định xử phạt, tài sản của các đối tượng vi phạm cũng không có giá
trị để kê biên.
+Đối với biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng của cá nhân, tổ chức vi
phạm, hình thức khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng khó thực hiện trên thực tế"
vì hoạt động mua bán đa phần là thanh toán bằng tiền mặt, các cơ sở vi phạm nợ
tiền thuế" hoặc các khoản nợ khác thường không có tài khoản tại ngân hàng. Sự
phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc khấu trừ tiền từ tài khoản ngân
hàng thiếu chặt chẽ. Do các ngân hàng vì mục đích kinh doanh và bảo vệ khách
hàng nên thường không tích cực phối hợp với cơ quan thi hành cưỡng chế trong
việc khấu trừ tiền.
+Về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế", ngoài chức danh chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp xã, cấp huyện là một số ít chức danh cơ quan cấp huyện có thẩm
quyền ra quyết định cưỡng chế còn lại chủ yếu thuộc cơ quan nhà nước cấp
tỉnh. Điều này dẫn đến việc cán bộ thi hành công vụ khi tham gia các đoàn kiểm
tra tuy phát hiện vi phạm nhưng tránh né xử lý.
+Chi phí dành cho công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung, cưỡng chế
hành chính nói riêng còn hạn chế. Theo quy định thì cá nhân, tổ chức bị cưỡng
chế phải chịu mọi chi phí về việc tô" chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Tuy nhiên trong một số trường hợp rất khó thu, thậm chí ở một số địa phương
không thể thu được chi phí cưỡng chế". Nếu dùng ngân sách nhà nước thì vi
phạm luật ngân sách, nếu không dùng kinh phí ngân sách thì không có nguồn để
thực hiện.
Câu 60: Khái niệm và yêu cầu của đảm bảo pháp chế trong hoạt động quản
lý hành chính nhà nước.
- Khái niệm: Là tổng hợp các hình thức do luật định để đảm bảo cho hoạt động
các hệ thống của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực thi chức năng,

nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền cũng như hoạt động công vụ
của đội ngũ CBCC nhằm đảm bảo thực hiện hiệu lực, hiệu quả của hoạt động
QLNN.
- Yêu cầu:
+ Bao gồm các hình thức và biện pháp do pháp luật quy định: thanh tra, kiểm
tra, giám sát, xét xử, giải quyết khiếu nại tố cáo.
+ Phải được tổ chức phù hợp với 3 nhánh quyền lực NN ( LP_HP_TP)
+ Được thực hiện bởi một hệ thống các CQNN có thẩm quyền đối với một số
đối tượng nhất định.
Câu 61: Các biện pháp pháp lý để đảm bảo pháp chế trong quản lý HCNN.
_ Hoạt động giám sát : Là hoạt động của các cơ quan quyền lực NN, tòa án, các
tổ chức XH và công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh PL của các cơ
quan trong QLNN.
_ Hoạt động kiểm tra: Là xem xét tìn hình thực tế để đánh giá nhận xét nhằm
chỉ ra ưu điểm nhược điểm trong hoạt động QLNN.
_Hoạt động thanh tra: Là một chức năng thiết yếu của QLNN là hđ thẩm tra
xem xét việc làm của cơ quan tổ chức cá nhân được thực hiện bởi các cơ quan
chuyên trách theo 1 trình tự thủ tục chặt chẽ do PL quy định nhằm nâng cao
hiệu lực hiệu quả trong QLNN.
- Thông qua khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo Nhà
nước thẩm định được tính đúng đắn, khả thi, phù hợp của các chính sách mà
mình ban hành.
VD: + Việc chất vấn của ĐBQH với Thủ tướng và các Bộ trưởng trong các kì
họp của QH.
+ Tổng liên đoàn lao động VN phối hợp cùng Bộ Tài chính thành lập đoàn
thanh tra liên ngành kiểm tra việc chi tiêu ngân sách NN của 1 số cơ quan ở địa
phương.
Câu 62: Nói xét xử hành chính là một trong những phương thức bảo đảm
pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước vì.
_Thông qua các phiên toàn hành chính để kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp

của các quyết định hành chính và hành vi hành chính của CCHCNN và cán bộ
NN có thẩm quyền. Đặc biệt trong trường hợp xét xử hành vi của CB, công
chức nhà nước bởi CB, CC là chủ thể trực tiếp thi hành nền hành chính quốc gia
=> xét xử để đảm bảo tính liên tục và thống nhất của nền hành chính.
_ Tại phiên tòa hành chính, cơ quan xét xử giải quyết khiếu nại khiếu kiện của
công dân bằng thủ tục tư pháp với những nguyên tắc dân chủ công khai nhằm
bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân nhưng cũng nhằm bảo vệ chính
quyền.
Câu 63: Phân tích đối tượng xét xử hành chính theo quy định pháp luật
hiện hành.
- Quyết định hành chính về một vấn đề cụ thể. giải quyết khiếu kiện của công
dân đối với các quyết định hành chính cá biệt xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi
của họ.
- Quyết định hành chính được áp dụng đối với một hoặc một nhóm người xác
định. người chịu tác động của quyết định hành chính có thể không có đủ thông
tin để thấy được lý do xác đáng của quyết định hành chính chỉ áp dụng cho
mình; có trường hợp quyết định hành chính là đúng đắn nhưng họ vẫn khiếu
nại.
- Quyết định hành chính được áp dụng một lần. hoạt động quản lý vốn phức tạp
và đa dạng, nên đôi khi cơ quan hành chính đã không có được căn cứ chắc chắn
để ra quyết định của mình, việc tạo điều kiện cho nó xem xét lại hành vi của
mình là điều cần thiết, khi có khiếu kiện, có thể thay đổi hoặc huỷ bỏ quyết định
của mình hoặc của cấp dưới.
Câu 64: Phân biệt Thanh tra, Kiểm tra, Giám Sát trong hoạt động quản lý
hành chính NN.
* Phân biệt giữa Thanh tra, Ktra:
Tiêu Chí Thanh Tra Kiểm Tra
Chủ thể tiến hành Chỉ có chủ thể là Nhà Nước + Nhà nước
+ Các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội (Đảng, Công

đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh
niên )
+ Hay như hoạt động kiểm tra
trong nội bộ một doanh nghiệp.
Mục đích thực
hiện
Sâu và rộng hơn mục đích của
Ktra (Đặc biệt, đối với các
cuộc thanh tra để giải quyết
khiếu nại, tố cáo)
Ngược lại bên Thanh tra
Phương pháp tiến
hành
Với mục đích rõ ràng hơn,
rộng hơn, khi tiến hành thanh
tra, Đoàn thanh tra cũng áp
dụng những biện pháp nghiệp
vụ sâu hơn, đi vào thực chất
đến tận cùng của vấn đề như:
xác minh, thu thập chứng cứ,
đối thoại, chất vấn, giám
định (Trong trường hợp đặc
biệt, Đoàn thanh tra có thể áp
dụng các biện pháp cần thiết
được quy định tại Luật )
Các biện pháp nghiệp vụ của
hoạt động Kiểm tra không sâu,
không mang tính chuyên môn
cao như hoạt động Thanh tra.
Trình độ nghiệp

vụ
Đòi hỏi thanh tra viên, cán bộ
thanh tra phải có nghiệp vụ
giỏi, am hiểu về kinh tế - xã
hội, có khả năng chuyên sâu
vào lĩnh vực thanh tra hướng
đến
Do nội dung hoạt động kiểm
tra ít phức tạp hơn thanh tra và
chủ thể của kiểm tra bao gồm
lực lượng rộng lớn có tính quần
chúng phổ biến nên nói chung,
trình độ nghiệp vụ kiểm tra
không nhất thiết đòi hỏi như
nghiệp vụ thanh tra.
Phạm vi hoạt
động
Phạm vi hoạt động của thanh
tra thường tập trung, cụ thể,
mang tính chuyên môn cao.
Phạm vi hoạt động kiểm tra
thường theo bề rộng, diễn ra
liên tục, ở khắp nơi với nhiều
hình thức phong phú, mang
tính quần chúng
Thời gian tiến
hành
Cần nhiều thời gian. Cần ít thời gian hơn so với
Thanh tra
* Phân biệt giữa thanh tra và giám sát:

a) Ging nhau
Đều được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được thanh
tra, giám sát và đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát.
b) Khác nhau
Thanh tra luôn luôn gắn liền với quản lý nhà nước, mang tính quyền lực nhà
nước thì giám sát có thể mang tính quyền lực nhà nước hoặc không mang tính
quyền lực nhà nước:
- Giám sát mang tính quyền lực nhà nước: tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số hệ thống cơ quan nhà nước
khác.
- Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước: tiến hành bởi các chủ thể phi
Nhà nước như hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của mặt trận đối với giám sát thi công một công trình.
Câu 65: Phân biệt khiếu nại, tố cáo.
_ Chủ thể thực hiện:
+Khiếu nại: có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức và cá nhân, cơ quan hay tổ
chức phải bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
+Tố cáo: chỉ có thể là cá nhân, một người cụ thể. Cá nhân có quyền tố cáo mọi
hành vi vi phạm mà mình biết được, hành vi vi phạm đó có thể tác động trực
tiếp hoặc không tác động đến người tố cáo.
_ Đối tượng của khiếu nại tố cáo:
+Khiếu nại: quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức. Những quyết định và hành vi này phải tác động trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
+Tố cáo: rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
của mình và của người khác. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật của người bị
tố cáo có thể tác động trực tiếp hoặc không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của

người tố cáo, nhưng người tố cáo vẫn có quyền tố cáo.
_ Mục đích
+Khiếu nại : Nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người
khiếu nại.
+Tố cáo: không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn để bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và của tập thể, của cá nhân khác và nhằm trừng
trị kịp thời, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân.
_ Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo:
+Khiếu nại: có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại tại cơ quan
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người
khác khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; Người khiếu nại
có quyền khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra Toà án khi
không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại (mà không cần phải có căn cứ
cho rằng việc giải quyết khiếu nại không đúng pháp luật).
+Tố cáo: Phải tự mình (không được uỷ quyền cho người khác) tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật đến bất kỳ tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước nào; Người tố cáo
không được rút tố cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố
cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì phải bồi thường thiệt hại; chỉ được
tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố
cáo không được giải quyết chứ không được khởi kiện ra toà án.
_ Về thẩm quyền giải quyết:
+Khiếu nại: Cơ quan hoặc người có trách nhiệm nhận và giải quyết khiếu
nại lần đầu là cơ quan
có người thực hiện hành vi hành chính hoặc người đã ra quyết định hành chính.
+Tố cáo: Cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo là cơ quan quản lý nhà nước
thực hiện chức năng nào thì có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc chức năng
của cơ quan đó.
_Về thời hạn giải quyết:

+Khiếu nại: căn cứ vào số lần khiếu nại của người khiếu nại.Đối với khiếu nại
lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý và 45 ngày đối với vùng sâu, vùng
xa đi lại khó khăn; Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể
từ ngày thụ lý và không quá 60 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn
+Tố cáo: Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ
việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trường hợp
cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một
lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
_Về bản chất của khiếu nại, tố cáo:
+Khiếu nại: là việc người khiếu nại đề nghị người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính
+Tố cáo: là việc người tố cáo báo cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
biết về hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 66: Trình bày khái niệm và thẩm quyền giải quyết khiếu nại?
Quyền khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức, hoặc cán bộ công
chức theo thủ tục do pháp luật quy dịnh, đề nghị các cơ quan,tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền xem xét lại các “ quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỉ luật CBCC” khi có căn cứ cho rằng quyết định và hành vi đó trái
pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 17 đến Điều 26
Luật Khiếu Nại 2011.
Câu 67: Trình bày khái niệm và thẩm quyền giải quyết tố cáo?
Quyền tố cáo là việc công dân theo thủ tục pháp luật quy định, báo cho cơ
quan tổ chức cố thẩm quyền, biết về hành vi vi phạm pl của bất kì cơ quan tổ
chức cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại quyền và lợi ích của công
dân, cơ quan ,tổ chức.
Về thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Điều 12 đến Điều 17 Luật
Tố Cáo 2011.
Câu 68:Nêu tóm tắt các nguyên tắc tố tụng hành chính. Đặc điểm thủ tục
xét xử hành chính ở nước ta?

Tố tụng hành chính là toàn bộ hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát,
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan Nhà
nước và tổ chức trong việc giải quyết vụ án hành chính, cũng như trình tự do
pháp luật quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính và
thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.
Về nguyên tắc tố tụng hành chính bao gồm:
• Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự.
• Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính.
• Nguyên tắc về tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng
Việt.
• Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân.
• Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai.
• Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
• Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
• Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật.
Câu 69: Phân biệt thẩm quyền của Toà án và thẩm quyền của cơ quan
hành chính nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp hành chính. Ý nghĩa
của mỗi hình thức giải quyết nêu trên.

×