Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Thu thập, phân loại dưới loài, tách chiết ADN để giải mã GENOME một số giống lúa bản địa có khả năng chịu hạn của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.29 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
===£T)£ŨỊ|Ga===
NGÔ THỊ THANH HÒA
THU THẬP, PHÂN LOẠI DƯỚI LOÀI, TÁCH
CHIẾT ADN ĐẺ GIẢI MÃ GENOME MỘT SỐ
GIỐNG LÚA BẢN ĐỊA CÓ KHẢ NĂNG CHỊU
HẠN CỦA VIỆT NAM
• • •
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• • • •
Chuyên ngành: Di truyền học
Ngưòi hướng dẫn khoa học
TS. KHUẤT HỮU TRUNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ từ các thày cô.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Khuất Hữu
Trung, ThS. Đặng Thị Thanh Hà và tập thể cán bộ thuộc Bộ môn Kĩ thuật Di truyền - Viện
Di truyền Nông nghiệp đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm om tới TS. Nguyễn Như Toản và toàn bộ các thầy cô giáo
ừong Khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và dạy bảo tôi
trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã
luôn sát cánh hỗ trợ và động viên về cả vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể toàn tâm, toàn ý
cho công việc.
Trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản khóa luận được đày đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên


Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Ngô Thị Thanh Hòa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
những số liệu trong luận văn là trung thực, không sao chép, không trùng lặp với các kết
quả nghiên cứu trước.
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên
Ngô Thị Thanh Hòa
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
DANH MUC CÂC CHCTVIÉT TÂT
ABA : Axit abcisic
ADN : Add deoxyribonucleic
AFLP : Amplified fragment length polymorphism
ARN : Acid ribonucleic
CTAB : Cetyl trimetyl amonium bromit
dNTP : Dideoxyribo nucleozit triphosphat
EDTA : Etylen diamine tetra acetic acid
LEA : Late embryogenesis abundant protein
DEAE : diethylaminoethyl cellulose
PCR : Polymerase chain reaction
RFLP : Restriction fragment length polymorphism
EtBr : Ethidium Bromide
CsCl : Cesium Chloride
Ngô Thi Thanh Hôa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG *
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Hình ảnh các giống lúa của tập đoàn chịu hạn
trong quá trình ngâm
Ngô Thi Thanh Hôa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Mở đầu
1. Lí do chon đề tài:

Kết quả nghiên cứu sơ bộ trên một số giống lúa cho thấy nước ta có nguồn gen
chịu hạn phong phú từ các giống lúa địa phương. Tuy nhiên, những nghiên cứu có
ứng dụng công nghệ sinh học để phân tích, đánh giá đặc tính chịu hạn của các
giống lúa bản địa chưa nhiều. Việc đẩy mạnh năng suất lúa ở các vùng thâm canh
và vùng khó khăn luôn là định hưởng chiến lược và mục tiêu cụ thể cho công tác
chọn tạo và phát triển giống lúa. Đặc biệt trong thời gian tới, những dự báo về biến
đổi khí hậu, nguồn nước tưới trong nông nghiệp có thể giảm đi, diện tích đất khô
hạn hoặc thiếu nước có thể tăng lên. Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển các
giống lúa cho vùng khô hạn, thiếu nước là vấn đề rất quan trọng, góp phần đảm bảo
an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo cho người nông dân ở những vùng có
điều kiện khó khăn về nguồn nước tưới. Thành công trong công tác chọn tạo giống
phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng của vật liệu khởi đầu. Vật liệu khởi
đầu càng nhiều và chất lượng càng tốt cơ hội để tạo ra giống mới càng nhanh. Với
mục đích đưa ra nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho những nghiên cứu về tạo lập
cơ sở dữ liệu cho nguồn gen lúa bản địa của Việt Nam.
Việc nghiên cứu đánh giá nguồn gen các giống lúa bản địa có khả năng chịu hạn
được xem là công việc khởi đàu và cần tiến hành thường xuyên cho những chương
trình chọn giống lúa chịu hạn, vì vậy, công đoạn tách chiết ADN với số lượng lớn,
nồng độ cao, tinh sạch và chất lượng tốt (ADN không bị đứt gãy) để xây dựng thư
viện hệ gen phục vụ cho quá trình giải mã là rất quan ừọng.

Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “thu thập,phân loại dưới loài,
tách chiết AND để giải mã genome một số giống lúa bản địa có khả năng chịu hạn
của Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu: Phân loại dưới loài dựa trên sự khác biệt ADN
lục lạp của hai loài phụ Indica và Japonica của tập đoàn lúa bản địa có khả
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 7 Trường ĐHSP Hà Nội 2
năng chịu hạn nhằm mục đích phục vụ cho công tác giải mã hệ gen lúa
của tập đoàn nói ữên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm nhiều dữ liệu, thông tin khoa học hữu ích cho công tác nghiên
cứu giải mã gen của các nguồn gen lúa chịu hạn tạo cơ sở lý luận cho việc chọn
lọc, phục ừáng để nâng cao tiềm năng di truyền của các giống lúa chịu hạn
trong sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu, giải mã gen của những loại lúa có khả năng chịu
hạn góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và chọn tạo
giống lúa có phẩm chất gạo tốt, năng suất cao, có khả năng
chịu hạn, phù hợp với điều kiện canh tác lúa và cơ cấu sản
xuất lúa ở những vùng khô hạn của Việt Nam.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tỗng quan về cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố địa lý, phân loại của cây lúa
Cây lúa trồng thuộc họ Poaceae (Graminea hay họ Hoà Bản), phụ họ
Pryzoideae, tộc Oryzae, dòng Oryza, và loài Oryza sativa và Oryza glaberrỉma.
Loài Oryza satỉva là lúa ừồng ở Châu Á và Oryza glaberrỉma lúa ừồng ở châu Phi.
Ngoài ra, còn có 20 hoặc nhiều hơn loài lúa dại sống rải rác trên thế giới như Đông
Nam Á, Nam Á, Châu úc, New Guinea, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ (bảng 1.1).
Sự xếp loại cho cây lúa trải qua một thời gian gần 200 năm, với rất nhiều tranh luận

giữa các nhà nghiên cứu vì không có một hệ thống xếp loại duy nhất được đặt ra.
Do đó, có nhiều loài lúa dại được xếp cùng tên hoặc lẫn lộn nhau, tùy theo các nhà
nghiên cứu, ngoại trừ hai loài lúa trồng (satỉva và glaberrima) và 7 loài lúa dại
(australiensis, eỉchỉngeri, latifolia, mỉnuta, schlechten, ridleyi và brachyanthà)
(Nayar, 1973) [29]. Chẳng hạn, loài spontanea và perennỉs được xem như rất gần
với lúa trồng sativa; nên có tên: loài oryza dưới dạng spontanea, hàng niên, xem
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 8 Trường ĐHSP Hà Nội 2
như một loài độc lập o. fatua, hay o. sativa \ai.fatua hoặc o. rufipogon (Sampath.,
1962) [46]. Loài đa niên
o. perennỉs đươc xem như o. rufipogon Griff và loài hàng niên như o. nivara.
mr r ■? r
Bảng 1.1. Các loài lúa Oryza, nhiêm săc thê, nhóm genome và sự phân bô
Loài lúa Oryza
x=12
Nhóm
genome
Phân bố
0. alta Swallen 48
CCDD Trung và Nam Mỹ
0. australiensis Domin 24
EE Châu Uc
0. barthii Chev (ơ. 24 A
U

Tây và Đông Châu Phi
breviligulata) 24 FF Tây và Trung Châu Phi
0. brachyantha A. Chev.
& Roehr.
24,48

cc,
BBCC
Tây, Đông và Trung Châu Phi
0. eichingeri A. Peter 24 A
U
A
U
Đông và Tây Châu Phi
0. glaberrima Steud. 48 CCDD Tây Châu Phi
0. grandiglumis (Doell)
Prod.
48 CCDD Nam Mỹ
0. granulata
Ness & Am.
Ex Hook f.
24 A
CU
A
CU
Trung và Nam Mỹ
0. glumaepatula Steud. (0.
perennis subsp. cubensis)
48,
24
CCDD
AA
Châu Phi Trung và Nam Mỹ
0. latifolia Desv. 24 AW Châu Uc, Trung và Nam Mỹ
0. longiglumis Jansen 48 MMRR+
Đông Nam A, Nam Trung

Quốc, New Guinea
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 9 Trường ĐHSP Hà Nội 2
0. longgistaminata A.
Chev. & Roehr (0. barthii)
24 AA Châu Phi
0. meridionalis N.Q. Ng
0. meyeriana (Zoll. &
Morrill ex Steud.) Baill
48
24
24
BBCC
AA
cc
Đông Nam châu A Nam và
Đông Nam Á và Nam Trung
Quốc Nam và Đông Nam Á và
Nam Trung Quốc, New Guinea
0. minuta J.S. Presl ex
C.B. Presl.
48,24 BBCC,
BB
Châu Phi, Philippines
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 10 Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.1.2. Đặc điểm, sự phân bố của các giống lúa Indỉca, Japonica và Javanica
Dựa trên đặc điểm bất thụ của con lai F1 và các đặc điểm hình thái, sinh thái
và sinh lý, loài lúa trồng Châu Á (O. satỉva) được chia thành ba loài phụ: Indica,
Japonica và Javanica đặc trưng cho ba vùng địa lý tương ứng là Ân Độ, Trung

Quốc - Nhật Bản và Indonesia. Hiện nay lúa Indỉca được trồng trên 80% của diện
tích trồng lúa ừên thế giới và cung cấp thức ăn cho hơn 3 tỷ người, chủ yếu các
nước đang phát triển. Lúa Japonica là một trong những loại ngũ cốc chính của 5
nước trên thế giới: Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc (miền Bắc ôn
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 11 Trường ĐHSP Hà Nội 2
0. nivara Sharma &
Shastry (0. fatua, 0. sativa
f. I)
48,24 AA
AA
Đông Nam châu A, Nam
và Đông Nam Á và Nam
Trung Quốc
0. officinalis Wall, ex Watt
24 AA Châu A
0. punctata Kotschy ex
Steud.
24 BB New Guinea, Châu Phi
0. ridleyi Hook f. 48 MMRR+ Đông Nam A
0. rufipogon W. Griffith
(0. perennis, 0. fatua, 0.
perennis subsp. balunga)
24 AA Đông Nam A và Nam A
0. sativa L. 24 AA
Nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn
đới
0. schlechten Pilger 24
ss
New Guinea

Nguôn: Chang, 1985 [11]
đới) và Ai Cập; và là thức ăn phụ của nhiều nước khác ở Trung Đông gồm Thổ Nhĩ
Kỳ, Iran, Iraq, Morocco, Syria , ở Nam Mỹ như Argentina,
Chile và các nước tiến bộ Âu Mỹ. Cây lúa Japonica chỉ được trồng ở các vùng ôn
đới hoặc những nơi có nhiệt độ thấp ở miền núi cao của Vân Nam (Trung Quốc),
Nepal, Burundi, Rwanda và Madagascar, nên được gọi là lúa Japonica ôn đới. về
phương diện di truyền, còn có một loại gần giống lúa Japonica được trồng trên các
vùng đồi núi (lúa rẫy); đó là lúa Japonica nhiệt đới (javanica - loại lúa trung gian
giữa Japonica và Indica), loại này thường được trồng ở đảo Java và Sumatra của
Indonesia. Vì địa dư hạn hẹp của vùng ôn đới, lúa Japonica chỉ giữ vai trò khiêm
nhường trên thế giới, về sản xuất và thị trường tiêu thụ. Nhờ Hiệp Ước GATT, sản
xuất lúa Japonica của Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều, từ 11% ừong 1980 lên
29% tổng số diện tích lúa toàn quốc trong năm 2000 (Crook và cs., 2002) [13].
Lúa Japonica có diện tích trồng khoảng 11% tổng số diện tích trồng lúa cả
nước, được ừồng trong điều kiện thâm canh tưới tiêu và dùng các phương tiện trợ
nông khác, nhất là phân hóa học và thuốc diệt cỏ. Phần lớn loại lúa này được cơ
giới hóa hoàn toàn hoặc bán phần. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, ngành canh
tác lúa được thực hiện dưới hình thức trang trại nhỏ với các máy móc và công cụ
nhỏ, chẳng hạn như máy cày, máy cấy bằng tay. Các nước công nghệ như Mỹ,
Brazil, Uruguay, Venezuela, Argentina, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, v.v , canh tác lúa
đại qui mô với các trang trại từ 10 đến trên 1.000 ha và cơ giới hóa từ khâu làm đất
đến bảo quản và tồn trữ. Do đó, giá thành sản xuất của loại lúa này tương đối cao.
Hầu hết ngành sản xuất lúa Japonica được chính phủ bao cấp rất lớn không những
ở khâu sản xuất mà còn cả thị trường. Ngành nghiên cứu lúa Japonica dẫn đầu thế
giới, tiến bộ hơn lúa Indỉca vì được canh tác trong các nước tiến bộ có đủ điều kiện
vật chất; tuy nhiên, không có một tổ chức hay một nhóm chính thức để điều họp các
công tác nghiên cứu về loại lúa này trên thế giới. Ngành trồng lúa Japonica hiện
nay có vẻ phát triển chậm lại sau những bước tiến nhảy vọt về kỹ thuật vào các thập
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 12 Trường ĐHSP Hà Nội 2

niên 1950, 1960 và 1990. Dù đã thực hiện được nhiều tiến bộ kỹ thuật, ngành sản
xuất lúa còn gặp nhiều
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 13 Trường ĐHSP Hà Nội 2
trở ngại lớn, chủ yếu về mặt kinh tế (giá thành cao, bao cấp lớn), kỹ thuật (thiếu
nước, nhiệt độ thấp, sâu bệnh và năng suất ngưng đọng) và môi trường (xói mòn di
truyền, ô nhiễm không khí do đốt cháy rơm rạ sau khi gặt).
Lúa Javanica có diện tích trồng khoảng 9% tổng diện tích ừồng lúa toàn quốc,
phân bố chủ yếu ở Indonesia và các quần đảo Thái Bình Dương và các nước Đông Nam
Á.
Ba loại lúa này khác nhau về hình dạng của cây, thân, lá và hạt, thành phần cấu tạo
hạt, đặc biệt hàm lượng amylose và amylosepectin, khả năng chống hạn, kháng lạnh,
v.v (bảng 1.2).
- Lúa Japonica: Có hạt ừòn, ngắn, hàm lượng amylose thấp (14 - 17%), thường
không có đuôi, gié ngắn, nhiều chồi thẳng đứng, cây thấp giàn, dễ chịu lạnh và
không kháng hạn. Lúa Japonica được trồng ở các vùng ôn đới.
- Lúa Indỉca: Có hạt dài thon, hàm lượng amylose cao (trên 21%), không có đuôi,
gié trung bình, thân cây tỏa rộng, cao giàn, không chịu lạnh và có thể chịu hạn hán.
Lúa Indica rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
-Lúa Javanica ựaponica nhiệt đới): Có tính chất trung gian giữa lúa Japonica và lúa
Indica. Loại lúa này có hạt to rộng, hàm lượng amylose cao, thường có đuôi, trấu có lông
dài, ít chồi, gié dài, thân cây dày thẳng đứng, cây rất cao giàn, không chịu lạnh, chịu hạn
hán. Lúa javanica được ữồng ở Indonesia, chủ yếu Java và Sumatra.
Bảng 1.2. Đặc tính của các loài lúa Japonica, Javartica và Indica
Đăc tính • Japonica Javartica Indỉca
Hình dạng hạt lúa Ngăn Rộng Thon và nhỏ
Chiêu dài phiên lá sô 2 Ngăn Dài Dài
Góc của lá cờ và thân Nhỏ Nhỏ Rộng
Câu trúc của các thành
phần cây lúa

Trung bình Rộng Nhỏ
Lá cờ Ngăn, hẹp Dài, rộng Dài, hẹp
Sô chôi Nhiêu ít Nhiêu
Ngỏ Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 14 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Loại chôi Thăng đứng Thăng đứng Tỏa rộng
Lông của lá lúa Không có ít Nhiêu hơn
Lông của mày lúa Dây đặc Dây đặc Thưa
Đuôi lúa
Thường không có
Thường có Thường không có
Hạt lúa rụng Khó Khó Dê
Chiêu dài gié lúa Ngăn Dài Trung bình
Nhánh của gié lúa ít Nhiêu Trung gian
Tỉ trọng gié lúa Cao Trung bình Trung bình
Sức nặng của gié lúa Nặng Nặng Nhẹ
Chiêu cao cây lúa Ngăn Cao hơn Cao
Độ ngả Khó ngả Trung gian Dê ngả
Sức nây mâm Chậm Nhanh Nhanh
Chịu lạnh Cao ít chịu lạnh Không chịu lạnh
Chịu hạn ít Cao Cao
Nguồn: Theo Matsuo (1952) [31] và Chandraratna (1964) [10]
Ngoài ra, trong thập niên 1980, Glaszmann (1987) đã áp dụng kỹ thuật “isozyme
loci” trong nghiên cứu sâu hơn giữa các nhóm lúa nói trên. Ông đã có thể phân biệt o.
satỉva ra làm 6 nhóm: Nhóm I (thuộc Indica), II, m, IV, V và VI (thuộc Japonica); nhưng
nhóm II và III gần giống với nhóm I (Indica) và nhóm IV và V gần giống nhóm VI
Ụaponỉca). Đa số các giống lúa thơm như Basmati 370, Khao dawk mali 105 và lúa
nương thiên về nhóm VI.
1.1.3. Lúa chịu hạn
1.1.3.1. Vài nét sơ lược về cây lúa chịu hạn

Theo điều kiện sinh thái, cây lúa chia làm hai loại, lúa cạn và lúa nước. Lúa cạn,
được trồng vào mùa mưa ừên đất cao, đất thoát nước tự nhiên, trên những chân ruộng
không đắp bờ hoặc không có bờ và không có nước dự trữ trên bề mặt. Theo nghiên cứu
Ngỏ Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 15 Trường ĐHSP Hà Nội 2
của nhiều tác giả thì lúa cạn do lúa nước biến đổi thành và những giống lúa này có khả
năng trồng được ở những vùng khô hạn, vẫn có khả năng sinh trưởng phát triển bình
thường trên ruộng có nước. Đây là một đặc tính nông học của lúa cạn, khác với cây trồng
khác. Hiện nay có thể chia lúa cạn thành hai nhóm: Nhóm lúa cạn cổ truyền, bao gồm
những giống lúa cạn địa phương, thích nghi cao và tồn tại lâu đời, tính chống chịu cao, tuy
nhiên giống lúa này có hạn chế là năng suất thấp.
Cây lúa (Oryza satỉva L.) là một trong những cây lương thực có khả năng chịu hạn
kém và khá nhạy cảm với môi trường bên ngoài (Đinh Thị Phòng, 2001) [1]. Tính trạng
chịu hạn là một tính trạng đa gen phức tạp, những nghiên cứu về sinh lý học đã chỉ ra rằng
tính chịu hạn của lúa phụ thuộc vào các yếu tố sau: thứ nhất, khả năng đâm xuyên của rễ
tìm nước dưới tầng đất sâu phục vụ nhu càu nước của cây khi lớp nước trên bề mặt bị bốc
hơi; thứ hai, khả năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu của tế bào lá giúp cây duy trì được sức
căng bề mặt bảo vệ cho mô phân sinh khỏi bị mất nước; thứ ba, cơ chế điều khiển thoát
hơi nước ở khí khổng. Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng có khoảng 200 gen tham gia
vào cơ chế kháng hạn ở cây nhưng các gen này không quy tụ vào một giống cố định.
Khô hạn là yếu tố chính làm giảm năng suất của lúa (Oryza satìva L.), dưới điều
kiện canh tác nước trời (rainfed) và sự kiện thiếu nước tưới ngày càng nghiêm trọng hơn ở
vùng có nước tưới cũng như vùng lúa rẫy. Do vậy người ta tập trung sự chú ý vào đối
tượng khô hạn và đặt ra mục tiêu hướng tới để cải tiến giống lúa trên qui mô toàn cầu.
Khô hạn sẽ là yếu tố quan trọng bậc nhất
ảnh hưởng đến an ninh lương thực của thế giới, nó có thể làm giảm
70% năng suất cây trồng nói chung (Bray và ctv. 2000) [8]. Sự
khan hiếm về nước tưới phục vụ cho nông nghiệp đã được báo động
trong nhiều hội nghị khoa học của thế giới gần đây. Sản xuất lúa
nước ở Việt Nam không phải là ngoại lệ. Sử dụng biện pháp chọn

tạo giống lúa chống chịu khô hạn bằng chỉ thị phân tử (MAS) đã
được thảo luận ừong nghiên cứu này. Chọn giống truyền thống chống
chịu khô hạn là cách tiếp cận rất cơ bản trong một thời gian dài,
một vài thành công đã được ghi nhận ừên cây ngô (Hoisington và cs.,
1996) [27], cây lúa (Zhang và cs., 2006) [58], cây lúa mì (Zhao và
cs., 2000) [59]. Tuy nhiên, một lỗ hổng lớn giữa các mức độ chống
chịu hạn vẫn chưa được xác định ừong hầu hết các loài cây trồng.
Đặc biệt là sự ổn định về năng suất vô cùng nhạy cảm với sự thiếu
Ngỏ Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 16 Trường ĐHSP Hà Nội 2
nước (Xiao và cs., 2007) [56]. Đáp ứng lại hiện tượng sừess do khô
hạn, cây trồng có một cơ chế rất tiến bộ từ việc nhận tín hiệu
đến truyền nó đi vào hệ thống tinh vi của tế bào, kích thích hoạt
động của gen mục tiêu. Chống chịu khô hạn là tính trạng cực kỳ
phức tạp, bị ảnh hưởng bởi sự thể hiện đồng thời cả một hệ thống
gen mục tiêu (Thomashow, 1999) [51] và bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố về mội trường, vật lý, hóa học (DE và Soltis PS., 2003) [48].
Điều này làm cho những tiến bộ nhất định về cải biên di truyền
tính chống chịu khô hạn xảy ra rất chậm chạp. Sự phát triển nhanh
chóng của ngành genome học chức năng và công nghệ sinh học trong
thời gian gần đây đã cung cấp cho các nhà khoa học cơ hội mới để
cải tiến tính trạng chống chịu khô hạn. Chiến lược có hiệu quả đã
được ghi nhận là làm gia tăng lượng đường dễ hòa tan, các họp
chất cần thiết thông qua tiếp cận với kỹ thuật chuyển nạp gen.
Những hợp chất đó là: proline, trehalose, betaine và mannitol,
đóng vai trò như những thể bảo vệ thẩm thấu (osmoprotestants);
trong vài trường hợp, chúng ổn định được các phân tử chức năng
dưới điều kiện bị stress (Garg và cs., 2002) [18]. Protein LEA (late
embryogenesis abundant) cũng được chú ý trong điều kiện bị stress
do thiếu nước (Xu và cs., 1996) [57]. Protein LEA được phân chia

thành 5 nhóm chính
trên cơ sở chuỗi trình tự amino acid của nó (Dure và cs., 1989) [15] và chúng được
xét nghiệm lại thông qua công cụ tin sinh học (Wise 2003) [55]. Những protein như vậy
đã đóng góp phàn nào vào sự tiến hóa của nhóm protein có tên gọi là “hydrophilins” khi
chúng đáp ứng với điều kiện thẩm thấu cực ừọng (hyperosmotic) (Garay - Arroyo và cs.,
2000) [17]. Vai trò chính của protein LEA là hoạt hóa những amino acid ưa nước và đã
nạp năng lượng. Sự thể hiện của các gen LEA thường xảy ra dưới dạng abscisic acid độc
lập. Nó không những chỉ được phát hiện trong hạt mà còn trong các mô tăng trưởng khi
cây bị sừess do thiếu nước, do mặn, và do lạnh (Grelet và cs., 2005) [20]. Sự thể hiện của
protein LEA và đặc điểm cấu trúc đại phân tử của nó cho thấy vai trò bảo vệ cây chống
chịu sự kiện mất nước. Mặc dù chúng ta có nhiều số liệu về cấu trúc và sự thể hiện của
protein này, nhưng rất ít công trình đề cập đến thao tác của các gen LEA nhằm cải tiến
tính chống chịu khô hạn trong điều kiện đồng ruộng (Xiao và cs., 2007) [56]. Thí dụ, gen
HVA1 mã hóa nhóm protein 3 LAE của cây lúa mạch (Hordeum vulgareL.). Người ta đã
chuyển nạp gen này thành công vào cây lúa để tăng cường tính chống chịu khô hạn và
chống chịu mặn, chỉ trong điều kiện ở nhà lưới (Xu và cs., 1996) [57]. Một clone cDNA
Ngỏ Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 17 Trường ĐHSP Hà Nội 2
có độ dài phân tử đày đủ chứa gen OsLEA3-l đã thể hiện tính chống chịu khô hạn trong
điều kiện đồng ruộng, nhờ promoter kiến trúc CaMV35S (Xiao VÀ cs., 2007) [56]. Đây có
thể nói là sự kiện nổi bật trong thời gian gần đây, nhờ kết quả của thí nghiệm đồng ruộng
mang lại.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của yếu tổ hạn đến cây lúa
Để nhận biết cây lúa kháng hạn hay khả năng chịu hạn của chúng cần nghiên cứu
đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của lúa chịu hạn để tạo ra các giống lúa chịu hạn
đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn và phù họp với địa hình của nước ta, đặc
biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Các đặc điểm hình thái và sinh lí biểu
hiện giống lúa có khả năng chịu hạn là:
Khi gặp điều kiện khỏ hạn, bộ lá ngừng sinh trưởng hoặc sinh
trưởng

Ngỏ Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 18 Trường ĐHSP Hà Nội 2
chậm lại để hạn chế sự thoát hơi nước. Đồng thời phiến lá mỏng hơn, nhiều lông
hơn để hạn chế sự tích tụ nhiệt, hạn chế sự thoát hơi nước. Một phản ứng thiết thực nhất ở
lúa là đóng khí khổng khi gặp điều kiện hạn. Điều này có tác dụng hạn chế sự thoát hơi
nước và đồng thời cũng làm hạn chế khả năng quang hợp. Vì yậy, đối với lúa chịu khô
hạn, một đặc điểm thích nghi của nó là nâng cao hiệu suất quang họp trước khi xảy ra hiện
tượng đóng khí khổng. Lá có xu hướng cuộn lại và giảm góc độ lá. Điều này có tác dụng
giảm cường độ bức xạ trên bề mặt lá, tăng cường ánh sáng đi xuống phía dưới và giúp duy
trì ttạng thái thoát hơi nước ở bề mặt lá ở mức tối thiểu.
Khi gặp điều kiện hạn, ABA được tăng cường tổng họp ở rễ, sau đó vận chuyển lên
lá, đẩy nhanh tốc độ già hóa của lá, đóng khí khổng làm giảm sự thoát hơi nước. Bên cạnh
đó, ABA được tăng cường trên lá làm mức độ héo tăng lên giúp cây tránh bớt được bức
xạ mặt tròi, giảm sử dụng nước và tăng sử dụng bề mặt lá.
Rễ mọc dài hơn, phân bố rộng và sâu hơn vào các lớp đất giúp cây lúa tận dụng
nước dưới sâu. Khi bắt đầu gặp điều kiện hạn ở giai đoạn cây con, khối lượng rễ và tỷ lệ
rễ/thân, sinh nhiều rễ đốt vì rễ đốt có khả năng đâm xuyên vào các lớp đất tốt hơn để tăng
cường khả năng hút nước.
Khi gặp hạn, cây có phản ứng giảm chiều cao cây để hạn chế nhu cầu sử dụng
nước, đồng thời hạn chế sự tác động của bức xạ mặt trời. Phản ứng thấp cây cũng làm
tăng khả năng chống đổ ở cây lúa.
Trổ bông muộn hơn cũng là một phản ứng của lúa chống chịu khô hạn. Khi gặp hạn
hán trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, với những giống không nhạy cảm với quang
chu kỳ có thể trổ bông muộn hơn lúa bình thường 3 đến 4 tuần. Nhạy cảm nhất là khi cây
lúa gặp hạn ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng còn giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì ít
mẫn cảm hơn.
Trong giai đoạn đẻ nhánh và trổ bông, nếu gặp hạn thì số nhánh và số bông sẽ
giảm. Tuy nhiên, ở lúa chịu hạn điều đó không ảnh hưởng nhiều đến năng suất do số
bông/khóm ít được bù lại bởi sự gia tăng số hạt chắc/bông và sự gia tăng khối lượng hạt.
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh

Khóa luận tốt nghiệp 19 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Hạn vào lúc cây đang sinh trưởng mạnh thì chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng. Nhưng
nếu hạn vào giai đoạn làm đòng đến trỗ thi rất hại vĩ ngăn trở sự phát triển của các bộ
phận ra hoa, gây ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lúa., thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa chịu hạn
khá hơn nhưng cũng bị giảm khả năng đẻ nhánh, chiều cao cây và diện tích lá. Thời kỳ
ngậm đòng mà gặp hạn thì rất có hại. Thời gian 11 ngày đến 3 ngày trước trỗ, chỉ cần hạn
3 ngày đã làm giảm năng suất rất nghiêm trọng, gây nghẹt đòng, các bộ phận hoa bị tổn
thương mạnh, mầm hoa bị chết, dẫn đến sự bất thụ hoặc quá trình phơi màu thụ tinh khó
khăn và hình thành nhiều hạt lép (Awoderu V. A, 1984) [5].
Nhận thức được vai trò của tính chịu hạn của cây lúa cũng như đi đầu trong công
nghệ, nghiên cứu, sản xuất lúa các nhà khoa học của IRRI đã tiến hành khảo sát hàng trăm
dòng lúa trong mùa khô cho phép việc xác định của một số dòng có tiềm năng về tính
chịu hạn ở vùng cao, ngoài ra còn được xác định được một vài giống chịu hạn. Ở điều
kiện đồng bằng, các tác giả đã xác định một số dòng hứa hẹn có khả năng chịu hạn. Từ
việc thử nghiệm ở nhiều địa điểm khác nhau tại Ấn Độ, nhiều dòng đã được xác định là
có khả năng chịu hạn ở các vùng đồng bằng. Nhiều dòng đã được dùng vào các chương
trình hạt giống để cải tiến tính chịu hạn.
Việc xác định nguồn gen triển vọng của cây lúa cùng với những đặc tính có lợi là
một hoạt động quan trọng trong chương trình cải tiến giống lúa. Tiềm năng di truyền của
các nguồn thực liệu lai tạo.
1.2. Tổng quan về tách chiết ADN
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu tách chiết ADN
ADN được tách chiết lần đầu tiên năm 1869 bởi một thầy thuốc người Thụy Sĩ tên
là Friedrich Miescher. Ông mong muốn giải thích những quy luật cơ bản nguồn gốc sự
sống nhờ vào việc xác định các thành phần hóa học trong tế bào. Ông đã cố gắng phân lập
các tế bào lympho cho các thí nghiệm của ông nhưng để tinh sạch được các tế bào lympho
là rất khó và không thể thu được đủ số lượng cần thiết. Do vậy, ông đã chuyển hướng
sang các tế bào bạch cầu, ông thu chúng từ mủ của các vết thương phẫu thuật. Ban đầu,
Miescher tập chung vào các loại protein khác nhau có trong cấu trúc của bạch cầu và ông
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh

Khóa luận tốt nghiệp 20 Trường ĐHSP Hà Nội 2
thấy rằng protein là thành phần chủ yếu có ừong tế bào chất của tế bào. Trải qua các
nghiên cứu, ông nhận ra rằng có một vật chất kết tủa khi bổ sung axit và tan trở lại khi bổ
xung muối kiềm. Đó được xem là lần đầu tiên ông thu được ADN kết tủa dạng thô.
Để tách rời ADN khỏi các protein dịch chiết tế bào, Miescher đã xây dựng một quy
trình mới để tách riêng nhân của tế bào khỏi tế bào chất sau đó sẽ phân lập ADN. Tuy
nhiên, quy trình đầu tiên của ông không thành công, do thu không được đủ vật liệu cho
những thí nghiệm tiếp theo. Sau đó, ông đã tạo ra quy trình thứ hai để thu được nucleic
tinh sạch với số lượng lớn hơn, sau này được gọi là “axit nucleic” bởi học trò của ông tên
là Richard Altman (R. Dahm và cs., 2004) [43].
Sau những thành công bước đàu của Miescher để thu ADN từ tế bào, nhiều nhà
nghiên cứu sau này đã đưa ra nhiều quy trình tách chiết và tinh sạch ADN phát triển hơn
nữa.
Nhiều phương pháp tách chiết ADN đã được sử dụng như phương pháp SDS truyền
thống, phương pháp CTAB (Stewart c N Jr và cs., 1993) [49]. Ngoài ra, một số phương
pháp đơn giản hơn cũng được trình bày và áp dụng như phương pháp SDS đã cải tiến,
phương pháp đun sôi với kiềm alkali (Wang H w và cs., 2002) [52] .
Sơ ỉược về phương pháp tách chiết ADN Mỗi thí nghiệm thao tác gen đều
đòi hỏi phải có nguồn axit nucleic ở dạng ADN hoặc ARN. Vì vậy,
điều quan trọng là cần có những phương pháp thích hợp để tách
chiết các thành phần này từ tế bào.
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 21 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Bước đầu tiên trong bất cứ bản hướng dẫn kĩ thuật nào là phá vỡ vật liệu ban đầu
(virut, vi khuẩn, tế bào thực vật hay động vật). Phương pháp dùng để mở tế bào càng nhẹ
nhàng càng tốt, tốt nhất nên phân hủy thảnh tế bào (nếu có) bằng enzym và dùng hóa chất
làm tan màng tế bào. Nếu cần phải sử dụng các phương pháp mạnh hơn, chẳng hạn như
dùng máy nghiền, trong trường họp vật liệu ban đầu là các tế bào thực vật, thì các phân tử
ADN luôn có nguy cơ bị đứt gãy cơ học, và điều đó có thể gây trở ngại cho việc tạo ra các
phân tử tái tổ họfp trong quá trình xử lí tiếp theo.

Đối với việc phá vỡ tế bào, phần lớn các phương pháp chuyển sang khâu loại bỏ
protein. Bước này được thực hiện bằng cách chiết suất một lần hoặc vài lần với phenol
hoặc hỗn hợp phenol/chloroform.
Sau khi hình thành huyền phù dạng dịch sữa, bước tiếp theo là tiến hành ly tâm để
tách riêng các pha, các phân tử protein sẽ nằm ở pha phenol và tập trung ở mặt phân cách
2 pha. Các axit nucleic chủ yếu nằm lại trong pha nước ở phía ừên và có thể kết tủa bằng
isopropanol hoặc ethanol. Nếu ta cần có chế phẩm ADN thì có thể dùng enzym
ribonuclease để làm phân hủy ARN trong chế phẩm. Nếu càn có chế phẩm mARN để tổng
hợp cADN, thì có thể tinh sạch tiếp mARN bằng oligo (dT)-cellulose, chất này sẽ bám
vào các đuôi poly (A) của các phân tử mARN nhân chuẩn. Làm như thế sẽ tăng được hàm
lượng mARN lên rất nhiều, còn các phân tử ADN, rARN và tARN lẫn vào sẽ được loại
bỏ.
Kĩ thuật ly tâm gradien thường được sử dụng để tạo ra sản phẩm ADN, đặc biệt là
ADN plasmid. Khi đó, dung dịch caesium chloric có chứa ADN được ly tâm với tốc độ
cao trong máy siêu ly tâm. Sau một thời gian dài (đôi khi tới 48 tiếng), một gradien nồng
độ được hình thành và các phân tử pADN tạo thành một pha ở một vị trí xác định trong
ống ly tâm. Pha này có thể lấy ra và CsCl được loại bỏ qua màng bán thấm, do vậy thu
được chế phẩm pADN tinh khiết.
Kết tủa axit nucleic là một kĩ thuật thiết yếu được sử dụng phố biến trong nhiều thí
nghiệm. Hai chất kết tủa thường dùng nhất là isopropanol và ethanol, nhưng ethanol được
sử dụng rộng rãi hơn. Khi đưa vào dung dịch ADN với tỉ lệ theo thể tích là 2:1 khi ừong
Ngỏ Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 22 Trường ĐHSP Hà Nội 2
dung dịch có 0,2M muối thì ethanol làm cho axit nucleic thoát ra khỏi dung dịch. Mặc dù
người ta thường nghĩ rằng, nhiệt độ thấp (-20°c hay -70°C) là cần thiết, nhưng đó không
phải là điều kiện tuyệt đối, thường chỉ cần 0°c là đủ. Sau khi kết tủa, axit nucleic có thể
thu lại ở dạng cặn lắng xuống đáy ống khi ly tâm. Cặn lắng này có thể làm khô, sau đó,
hòa vào dung dịch đệm thích họp để dùng cho các thí nghiệm tiếp theo.
Trên thực tế, thường phải sử dụng những số lượng axit nucleic rất nhỏ (thường là
micro-, nano- hoặc picogram) khi tiến hành các thí nghiệm tách dòng. Rõ ràng, không thể

xác định số lượng này một cách trực tiếp, mà phần lớn các phép đo đều dùng các dung
dịch axit nucleic. Nồng độ của dung dịch axit nucleic được xác định bằng cách đo độ hấp
thụ tại bước sóng 260 nm trong máy quang phổ kế. Một đơn vị (1.0) giá trị hấp thụ bước
sóng 260 nm (A
2
6o) tương đương với nồng độ 50 |j,g/ml của ADN mạch kép hoặc tương
đương với nồng độ 10 |!g/ml của ADN hoặc ARN mạch đơn. Nếu giá tri hấp thụ bước
sóng 280 nm (A
2
8o) cùng được xác định, thì tỉ số A
2
6o/A
2
8o là chỉ số cho thấy độ nhiễm
các chất như phenol hoặc protein. Tỉ số A
2
6o/A
2
8o là 1,8 đối với ADN tinh khiết, và là 2,0
đối với ARN tinh khiết.
Ngoài các phương pháp đo quang phổ, nồng độ của ADN có thể được
xác định thông qua độ phát sáng huỳnh quang khi ADN liên kết với
ethidium bromid. Chất nhuộm này xen vào giữa các bazơ của ADN và
fluoresces orange, phát huỳnh quang dưới ánh sáng cực tím. So
sánh độ phát huỳnh quang của mẫu với độ huỳnh quang của một loạt
mẫu chuẩn ta có thể đánh giá được nồng độ của mẫu. Phương pháp
này cho phép phát hiện được 1 -5 ng ADN và có thể sử dụng khi mẫu
bị nhiễm các chất khác đến mức không đo được quang phổ. Sau khi
xác định được nồng độ của dung dịch axit nucleic, thì ta có thể
lấy bất kỳ số lượng ADN nào, kế cả nanogram hay picogram bằng

cách pha loãng dung dịch gốc với độ pha loãng thích họp.
Ngỏ Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 23 Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.2.2. Các phương pháp tách chiết ADN
1.2.3.1. Các phương pháp truyền thống
a) Phương pháp tách chiết bằng Guanidinium Thiocyanate-Phenol-Chloroform
Muối là chất gây nhiễm phổ biến ở trong dung dịch ADN. Trước khi thực hiện các
bước thí nghiệm đối với ADN thì đòi hỏi cần phải loại bỏ muối ra khỏi dung dịch mẫu. Vì
vậy, bước tinh sạch là rất cần thiết để loại bỏ muối ra khỏi mẫu chứa ADN (S. V.
Smarason và cs., 2003) [45]. Các bước chính để tinh sạch axit nucleic bao gồm phân giải
tế bào (phá vỡ các cấu trúc tế bào), ức chế sự hoạt động của các nucleases trong tế bào
như DNase và Rnase, tách rời axit nucleic khỏi các mảnh vỡ tế bào (K. Doyle và cs.,
1996) [24]. Hòa tan các tổ chức như dung dịch phenol-chloroform thường được sử dụng
phổ biến trong tách chiết axit nucleic.
Mặc dù vậy, phenol là một axit cacbon dễ cháy, ăn mòn, và độc nhưng có thể làm
biến tính protein nhanh chóng, nó không ức chế hoàn toàn hoạt động của RNAse (J.
Sambrook and D. Russel., 2001) [23]. vấn đề này có thể giải quyết được nhờ sử dụng hỗn
họp phenol-chloroform-isoamyl alcohol (25:24:1). Các phân tử như Protein, lipit,
cacbonhydrat và các mảnh vụn tế bào sẽ được loại bỏ thông qua hỗn hợp dung dịch tách
chiết của phenol và chloroform (J. Sambrook và cs., 2001) [23]. Dung dịch sẽ chia thảnh
các lớp tách rời khi bổ sung phenol và chloroform. Lớp kỵ nước sẽ lắng xuống dưới đáy,
lớp chứa nước sẽ nổi lên trên sau khi được ly tâm. Lớp dịch nổi phía trên có chứa ADN và
được kết tủa bởi ethanol hoặc isopropanol với tỉ lệ 2:1 hoặc 1:1 và dung dịch muối nồng
độ cao. Thu tủa của ADN nhờ ly tâm, và muối còn tồn đọng sẽ được rửa bởi dung dịch
ethanol 70%, sau đó ly tâm để loại bỏ ethanol ở trên. Cặn ADN thu được sẽ hòa tan trở lại
trong đệm TE hoặc nước cất vô trùng (L. Buckingham và cs., 2007) [34].
b) Phương pháp tách chiết nhờ CTAB
Đối với tách chiết ADN thực vật, bước đầu tiên cần làm là nghiền mẫu sau khi đã
làm đông cứng bởi Nitơ lỏng. Mục đích của bước này là phá vỡ thành tế bào để tiếp cận
được với axit nucleic đồng thời làm ức chế sự hoạt động của các enzym có hại trong tế

bào. Sau khi nghiền mẫu, sẽ bổ sung một loại đệm chiết thích hợp, ví dụ như СТАВ.
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 24 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Cetyltrimethylammonium bromide (СТАВ) là một chất tẩy không ion, có thể kết
tủa axit nucleic và cacbonhydrat có tính axit có nồng độ ion thấp ừong dung dịch. Trong
khi đó, protein, và cacbohydrat trung tính còn lại trong dung dịch thì không ở trong điều
kiện này. Trong dung dịch có nồng độ ion cao, СТАВ sẽ không không kết tủa axit nucleic
và hình thành hỗn hợp với protein. Bởi vì vậy, СТАВ rất hữu dụng đối với tinh sạch axit
nucleic từ các tổ chức mà có số lượng lớn các polysaccharide như thực vật và một số vi
khuẩn Gram âm (J. Sambrook and D. Russel., 2001) [23].
Trong phương pháp này cũng sử dụng các dung môi hữu cơ và alcohol để kết tủa ở
những bước sau. Những vật chất không hòa tan có thể tách rời nhờ ly tâm để tinh sạch axit
nucleic.
Protein và những chất khác hòa tan sẽ được tách rời khi bổ sung chloroform và loại
bỏ nhờ ly tâm. Axit nucleic sẽ được thu từ dịch nổi và kết tủa, sau đó rửa để loại bỏ hoàn
toàn muối còn dư lại. Axit nucleic được hòa tan và bảo quản ừong đệm TE hoặc nước cất
khử trùng.
c) Phương pháp Ethidium Bromide (EtBr)-Cesium Chloride (CsCl) ly tâm gradient
Phương pháp CsCl ly tâm gradient là một phương pháp phức tạp, tốn kém và tốn
nhiều thời giam so với các pương pháp tách chiết và tinh sạch khác. Nó đòi hỏi phải có
lượng vật liệu mẫu lớn. Do đó, nó không thích hợp sử dụng cho những thí nghiệm nhỏ đối
với plasmid ADN (L. J. Cseke vafc s., 2004) [35]. Axit nucleic sẽ được cô đặc lại nhờ ly
tâm gradient cùng với EtBr-CsCl sau đó được kết tủa bởi alcohol.
1.2.3.2. Các bộ kit thương mại
Ngày nay phần lớn các nhà sinh học phân tử rất cần những phương pháp cho kết
quả nhanh, chi phí rẻ và cho sản phẩm ADN chất lượng. Một bước tiến đáng chú ý gần
đây là sự đa dạng và sẵn có của các bộ kit tách chiết ADN trên thị trường mà sử dụng đơn
giản, quy trình nhanh gọn và cho kết quả tốt. Những bộ kit này cùng với máy phá vỡ tế
bào (để các mô đảm bảo được nghiền nhỏ mịn), lysis buffers, ARNase các protein và
các polysaccharides kết tủa với muối và được ly tâm để loại bỏ (Bhattacharjee R và cs.,

2004) [7]. Nhiều bộ kit hiện nay thường được cung cấp bởi nhiều công ty như QiAgen,
Ngô Thị Thanh Hòa K37A SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp 25 Trường ĐHSP Hà Nội 2

×