Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ôn Tập Lý 9 Thi vao lop 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.23 KB, 11 trang )

Chủ đề 2: CÔNG SUẤT VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Công thức tính công và công suất của dòng điện
* Công suất định mức của dụng cụ dùng điện:
Số oát (W) trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công
suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
* Công thức tính công suất điện:
+ Công thức tính công suất điện
P = U.I Trong đó:
Đơn vị: 1W = 1V.A
1kW = 1 000W
1MW = 1 000 000W
* Chú ý: Nếu mạch chỉ có R thì: P = I
2
.R =
R
U
2
2. Điện năng - Công của dòng điện
+ Dòng điện có năng lượng: Vì nó có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng
của dòng điện gọi là điện năng.
+ Công của dòng điện: Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà
đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.

A = P.t = U.I.t Trong đó :
+ Đơn vị: 1J = 1W.s = 1V.A.s
1kJ = 1 000J
1kW.h = 1 000W.h = 3 600 000W.s = 3 600 000J
+ Lượng điện năng sử dụng được do bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng
điện năng đã được sử dụng là 1kilôat giờ (1KWh).
+ Điện năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác: Nội năng, năng lượng bức xạ, cơ


năng, hoá năng, năng lượng ánh sáng , trong sự chuyển hoá đó, một phần năng lượng có ích cho ta
còn một phần là không có ích.
+ Mở rộng: Hiệu suất (%) bằng năng lượng có ích chia cho năng lượng toàn phần nhân 100%.
.100%
A
A
H
TP
1
=
3. Định luật Jun - Lenxơ. Vận dụng định luật Jun - Lenxơ
* Định luật: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường
độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
* Công thức: Q = I
2
.R.t
Trong đó
P : công suất điện; đơn vị: W
U: hiệu điện thế; đơn vị: V
I: cường độ dòng điện; đơn vị: A
P : công suất điện; đơn vị: W
t: thời gian; đơn vị: s
U: hiệu điện thế; đơn vị: V
I: cường độ dòng điện; đơn vị: A
A: công của dòng điện; đơn vị: J
Q: nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn; đơn vị: J
I: cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn; đơn vị: A
R: điện trở của dây dẫn; đơn vị: Ω
t: thời gian dòng điện chạy qua; đơn vị: s
+ Ví dụ: trong một quạt điện, điện năng nhận được của dòng điện trong thời gian t là A = U.I.t. Điện

năng đó gồm 2 phần:
A
1
đựợc chuyển hoá thành cơ năng làm quay cánh quạt.
A
2
được chuyển hoá thành nhiết năng, làm nóng các cuộn dây và vỏ quạt.
Ta có: A = U.I.t = A
1
+ A
2
(với A
2
rất nhỏ so với A)
A
2
= Q = RI
2
t <A.
Nếu cánh quạt bị vướng một vật gì không quay được, phần A
1
không còn nữa. Toàn bộ điện
năng được biến thành nhiệt năng, các cuộn dây nóng lên rất mạnh, làm chảy vỏ quạt và bản thân các
cuộn dây có thể bị cháy
+ Công thức tính nhiệt lượng: Q = cm∆t
4. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
+ An toàn khi sử dụng điện
- Chỉ làm thí nghiệm với U < 40V.
- Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện chịu được dòng điện định mức cho mỗi dụng cụ
điện.

- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có vỏ cách điện đúng tiêu chuẩn quy định.
+ Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng
- Lựa chọn các dụn cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp.
- Sử dụng điện trong thời gian cần thiết.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN
1. Công thức tính công và công suất của dòng điện.
Bài 1: Một bóng đèn có ghi: 6V-3W
a) Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn.
b) Tìm cường độ định mức chạy qua đèn.
c) Tính điện trở của đèn khi nó sáng bình thường.
Hướng dẫn:
a) Con số ghi trên đèn: Khi đèn hoạt động bình thường thì U
đm
= 6V; P
đm
= 3W.
b) Cường độ dòng điện định mức của đèn:
5,0===
6
3
U
P
I
dm
dm
dm
(A)
c) Điện trở của đèn khi nó sáng bình thường:
Ω12
3

36
P
U
R
2
dm
d
===
2. Điện năng - Công của dòng điện
Bài 2: Một tủ lạnh hoạt động với công suất 200W trong 10 giờ và một máy giặt hoạt động với công
suất 1000W trong 2,5 giờ. Hỏi hai dụng cụ này sử dụng lượng điện năng tổng cộng là bao nhiêu? Khi
đó công tơ đếm chỉ bao nhiêu số?
Hướng dẫn:
- Tóm tắt bài toán.
Cho biết: P
1
- 200W; P
2
= 1000W; t
1
= 10h; t
2
= 2,5h.
Cần tìm: A
1
= ?; A
2
= ?; A = ?.
- Công thức cần sử dụng: A = P.t
- Lời giải:

Điện năng mà tủ lạnh đã tiêu thụ:
A
1
= P
1
.t

= 200.10.3600 = 7200000(J).
Điện năng mà máy giặt đã tiêu thụ:
A
2
= P
2
.t

= 1000.2,5.3600 = 9000000(J).
Điện năng mà máy giặt và tủ lạnh đã tiêu thụ:
A = A
1
+ A
2
= 7200000+9000000 = 16200000J = 162.105(J)
Số chỉ của công tơ điện là:
n =
4,5
3,6.10
162.10
3,6.10
A
6

5
6
==
.
Bài 3: Một dòng điện có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω trong thời gian 30 phút thì toả
ra nhiệt lượng là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
- Tóm tắt đầu bài:
Cho biết: I = 2A; R = 20Ω; t = 30phút = 1800s.
Tính: Q = ?
- Sử dụng công thức Q = I
2
Rt
- Lời giải: Từ công thức Q = I
2
Rt = 2
2
.20.30.60 = 144000(J) = 144(KJ).
Bài 4: Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 3m, tiết diện 0,068 mm
2
và điện trở suất
1,1.10
-6
Ωm. Được đặt vào hiệu điện thế U = 220V và sử dụng trong thời gian 15 phút.
a. Tính điện trở của dây.
b. Xác định công suất của bếp?
c. Tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong khoảng thời gian trên?
- Tóm tắt: đầu bài:
Cho biết: l = 3m; S = 0,068mm
2


= 0,068.10
-6
, ρ = 1,1.10
-6
Ωm; U = 220V; t = 15 phút = 900s.
Tính: a) R = ?
b) P
b
= ?
c) Q = ?
- Sử dụng các công thức R =
S
ρ.l
, P = U.I =
R
U
2
, A = P.t
- Lời giải:
a. Áp dụng công thức: R =
S
ρ.l
= 1,1.10
-6
.
6
10.068,0
3


= 48,5(Ω)
b. Công suất của bếp là: P = U.I =
R
U
2
=
5,48
220
2
= 997,9( W).
c. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp là A = P.t = 997,9.900 = 898110(J).
4. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
Bài 5: Một học sinh thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện:
a. Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 100V
b. Sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc.
c. Mắc cầu chỉ cho mỗi dụng cụ điện.
Theo em, biện pháp nào là sai, biên pháp nào là đúng? Giải thích tại sao?
Hướng dẫn:
a. Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 100V là sai. Thực tế, chỉ nên làm
thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. Với hiệu điện thế này nếu vô ý chạm vào dây
dẫn không có vỏ cách điện thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể rất nhỏ, không gây nguy hiểm đến
tính mạng.
b. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc là đúng. Vỏ bọc làm bằng chất cách điện theo đúng tiêu
chuẩn quy định, nếu chạm vào vỏ bọc ta sẽ không bị điện giật.
c. Mắc cầu chì cho mỗi dụng cụ dùng điện là đúng. Vì cầu chì có tác dụng ngắt mạch tự động
khi đoản mạch (khi đoản mạch, cường động dòng điện trong mạch rất lớn có thể làm nóng chảy các
thiết bị điện, thậm chí có thể gây hỏa hoạn)
Bài 6: Một đèn ống loại 40W được chế tạo để có độ sáng bằng đèn dây tóc loại 100W. Hỏi nếu dùng
đèn ống này trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong một tháng (30 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện
so với sử dụng đèn dây tóc nói trên. Cho rằng giá tiền điện 800 đồng/kWh.

Hướng dẫn:
- Điện năng mà đèn ống đã tiêu thu trong một tháng là:
A
1
= P
1
t = 40.5.30 = 6000(W) = 6(kWh)
- Điện năng mà đèn dây tóc đã tiêu thu trong một tháng là:
A
2
= P
2
t = 100.5.30 = 15000(W) = 15kWh.
- Số tiền điện giảm bớt:
M = (A
2
- A
1
).800 = (15-6).800 = 7200 đồng.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ ÔN LUYỆN.
A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
2.1. Công suất điện của một đoạn mạch bất kì cho biết:
A. năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
B. mức độ mạnh, yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
C. điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
D. các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch.
2.2. Công thức nào dưới đây là công thức tính công suất điện?
A. P = I.R
2
B. P = U.I C. P =

I
U
2
D. P = U.I
2

2.3. Số oát ghi trên một dụng cụ điện cho biết:
A. điện năng mà dụng cụ này tiêu thụ trong 1 phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu
điện thế định mức.
B. công suất điện của dụng cụ khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức.
C. công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế định
mức.
D. công suất điện của dụng cụ này khi dụng cụ được sử dụng với những hiệu điện thế không
vượt quá hiệu điện thế định mức.
2.4. Trong công thức P = I
2
.R nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện hai lần thì
công suất:
A. giảm đi 2 lần. C. tăng gấp 4 lần.
B. tăng gấp 2 lần. D. giảm đi 4 lần.
2.5. Có hai bóng đèn ghi 12V- 6W và 6V- 6W đều dùng đúng hiệu điện thế định mức. Hỏi đèn
nào sáng hơn?
A. Đèn 12V- 6W sáng hơn. C. Hai đèn sáng như nhau.
B. Đèn 6V- 6W sáng hơn. D. Không so sánh được.
2.6. Một bóng đèn 220V- 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?
A. Đèn sáng bình thường.
B. Đèn sáng mạnh hơn bình thường.
C. Đèn sáng yếu hơn bình thường.
D. Đèn sáng lúc mạnh, lúc yếu.
2.7. Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường ta

phải chọn hai bóng đèn:
A. có cùng hiệu điện thế định mức.
B. có cùng công suất định mức.
C. có cùng điện trở.
D. có cùng cường độ dòng điện định mức.
2.8. Hai bóng đèn mắc song song rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường ta
phải chọn hai bóng đèn:
A. có cùng hiệu điện thế định mức.
B. có cùng công suất định mức.
C. có cùng cường độ dòng điện định mức.
D. có cùng điện trở.
2.9. Đơn vị đo công suất điện là:
A. W.s B. kW.h C. W.h D. W
2.10. Một bóng đèn có ghi 12V- 6W mắc vào nguồn điện 12V. Điện trở của bóng đèn là:
A. 12Ω. B. 24Ω. C. 36Ω. D. 48Ω.
2.11. Một bàn là ghi 220V- 800W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Cường độ dòng điện
qua bàn là là:
A. 3,6A. B. 5,0A. C. 2,6A. D. 4,2A.
2.12. Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ
400mA. Công suất tiêu thụ của đèn này là:
A. 24W. B. 2,4W. C. 2400W. D. 240W.
2.13. Số đếm ở công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.
2.14. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công của dòng điện?
A. kW.h (kilôoat giờ). C. J (Jun).
B. kW (kilôoat). D. V.A.s (Vôn.Ampe.Giây).
2.15. Công suất điện cho biết:

A. Khả năng thực hiện công của dòng điện.
B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
2.16. Một bóng đèn có ghi 220V- 75W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn
trong 1 giờ là:
A. 75kJ. B. 150kJ. C. 240kJ. D. 270kJ.
2.17. Người ta đo công của dòng điện bằng:
A. Oát kế. C. Ampe kế.
B. Công tơ điện. D. Vôn kế.
2.18. Công thức nào dưới đây cho phép xác định công của dòng điện sản ra trong một đoạn
mạch?
A. A = U.I
2
.t C. A = U.I.t
B. A = U
2
.I.t D. A = U.R.t
2.19. Tìm câu sai trong các cách đổi đơn vị dưới đây :
A. 1J = 1V.A.s C. 1J = 1 W.s
B. 1W = 1J/s D. 1kW.h = 360 000J
2.20. Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một
lượng điện năng 720kJ. Công suất của bàn là là:
A. 800W. B. 800kW. C. 48W. D. 48kW.
2.21. Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút, hiệu điện thế đặt vào bếp bằng
220V.
a) Cường độ dòng điện qua bếp gần đúng với giá trị nào nhất trong các giá trị sau:
A. 1A. B. 1,5A. C. 2A. D. 2,5A.
b) Điện trở của bếp khi làm việc có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. R = 147,6Ω. C. R = 164,7Ω.

B. R = 144,7Ω. D. R = 146,7Ω.
c) Khi bếp hoạt động, điện năng chủ yếu đã chuyển hoá thành dạng năng lượng:
A. Nhiệt năng. C. Cơ năng.
B. Hoá năng. D. Năng lượng ánh sáng.
2.22. Một bóng đèn 220V- 100W được mắc vào hiệu điện thế 200V. Sau nửa giờ thắp sáng, công
của dòng điện sản ra là:
A. 180000J. B. 187460J. C. 148760J. D. 176480J.
2.23. Mắc một điện trở vào một hiệu điện thế không đổi, nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn trong
cùng một thời gian:
A. Tăng lên gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng gấp đôi.
B. Tăng lên gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
C. Tăng lên gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.
2.24. Định luật Jun - Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng. C. Hoá năng.
B. Năng lượng ánh sáng. D. Nhiệt năng.
2.25. Mối quan hệ giữa nhiệt lượng Q toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua và cường độ
dòng điện I, điện trở R của dây dẫn và thời gian t được biểu thị bằng hệ thức nào?
A. Q = I.R.t C. Q = I
2
.R.t
B. Q = I.R
2
.t D. Q = I.R.t
2
2.26. Với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao, còn dây đồng
nối với bóng đèn thì hầu như không nóng lên, vì:
A. dây tóc bóng đèn có điện trở rất lớn nên toả nhiệt nhiều còn dây đồng có điện trở nhỏ nên toả
nhiệt ít.
B. dòng điện qua dây tóc lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng.

C. dòng điện qua dây tóc bóng đèn đã thay đổi.
D. dây tóc bóng đèn làm bằng chất dẫn điện tốt hơn dây đồng.
2.27. Một dòng điện có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω trong thời gian 30 phút
thì toả ra nhiệt lượng là:
A. 1200J. B. 144000J. C. 7200J. D. 24000J.
2.28. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 3m, tiết diện 0,068 mm
2
và điện trở suất
1,1.10
-6
Ωm. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Điện trở của dây gần đúng nhất với giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 48,5Ω. B. 4,85Ω. C. 485Ω. D. 4850Ω.
b) Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. Công suất tiêu thụ của bếp điện gần đúng
nhất với giá trị nào trong các giá trị sau:
A. P 99,79W.B. P = 9,979W. C. P = 997,9W. D. P = 0,9979W.
c) Bếp vẫn được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng toả ra của bếp trong 15 phút
gần đúng nhất với giá trị nào trong các giá trị sau:
A. Q = 898011J. B. Q = 898110J. C. Q = 898101J. D. Q = 890801J.
2.29. Một dây nhúng ngập vào trong 1,8 lít nước ở 20
o
C. Hiệu điện thế đo được giữa hai đầu dây
là 220V và cường độ dòng điện qua dây là 5A (bỏ qua sự hao phí về nhiệt) và nhiệt dung riêng
của nước là 4200J/kg.K. Thời gian để đun nước sôi là:
A. 560s. B. 555s. C. 552s. D. 549s.
2.30. Mối quan hệ giữa đơn vị Jun và đơn vị calo là:
A. 1J = 0,24calo. B. 1calo = 0,24J. C. 1J = 1calo. D. 1J = 4,18calo.
2.31. Dùng một bếp điện để đun 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 20
o
C, người ta thấy sau 25

phút thì nước sôi. Biết cường độ dòng điện chạy qua bếp là 2,5A, hiệu điện thế sử dụng là 220V,
nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
a) Nhiệt lượng do bếp toả ra trong thời gian đun nước có thể nhận giá trị nào trong các
giá trị sau:
A. Q = 852kJ. B. Q = 285kJ. C. Q = 258kJ. D. Q = 825kJ.
b) Hiệu suất của bếp khi sử dụng là:
A. H = 61,1%. B. H = 63,1%. C. H = 65,1%. D. H = 67,1%.
2.32. Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Chọn các
câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Công của dòng điện sinh ra trong 1 giờ là:
A. A = 2374kJ. C. A = 2378kJ.
B. A = 2376kJ. D. A = 2372kJ.
b) Mở rộng: Hiệu suất của động cơ là 85%. Công có ích mà động cơ đã thực hiện được
trong thời gian 1 giờ là:
A. A
1
= 2190,6kJ. C. A
1
= 2019,6kJ.
B. A
1
= 2109,6kJ. D. A
1
= 2016,9kJ.
2.33. Sơ đồ mạch điện mắc như hình vẽ. Trên hai bóng đèn: Đ
1
ghi 220V-100W ; Đ
2
ghi 110V-100W.
Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Hai bóng đèn sáng như nhau vì có công suất tiêu thụ điện như nhau.
B. Nhiệt lượng toả ra trên hai bóng đèn là như nhau trong cùng một thời gian.
C. Đèn Đ
2
sáng hơn đèn Đ
1
vì có hiệu điện thế định mức lớn hơn.
D. Đèn Đ
2
sáng kém hơn Đ
1
vì hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn thấp hơn hiệu điện thế
định mức của đèn.
2.34. Mạch điện mắc như sơ đồ hình ……(câu 9-2). Nhiệt lượng toả ra trên các điện trở trong thời gian
t lần lượt là: Q
1
; Q
2
; Q
3
. Tìm câu so sánh đúng nhiệt lượng toả ra trên điện trở R
3
với hai điện trở R
1

R
2
.
A. Q
3

= Q
2
= Q
1
B. Q
3
= 2Q
1
= 2Q
2
C. Q
3
= 4Q
1
= 4Q
2
C. Q
3
=
1 2
2 2
Q Q
=
2.35. Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người?
A. 6V. B. 12V. C. 39V. D. 220V.
2.36. Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?
A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
C. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.
D. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.

2.37. Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì:
A. luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này xuống đất.
B. dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này.
C. hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường.
D. nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện
này rất nhỏ.
2.38. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện?
A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.
B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.
C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.
D. Hạn chế sử dụng các thiết bị nung nóng.
2.39. Khi thay bóng đèn hỏng, biện pháp nào trong các biện pháp sau đây đảm bảo an toàn nhất?
A. Tháo cầu chì hoặc ngắt công tắc.
B. Đứng trên ghế nhựa.
C. Dùng dây dẫn nối đui đèn với đất.
D. Ngắt cầu dao điện ở đầu nguồn điện.
2.40. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì:
A. dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường.
B. dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm tới tính mạng con người.
C. để giảm bớt chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất.
D. càng dùng nhiều điện thì tổn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và xã hội.
2.41. Cách sử dụng điện nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?
A. Sử dụng đèn bàn có công suất 100W.
B. Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện.
C. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.
D. Không dùng bếp điện để đun nấu thức ăn.
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
2.42. Bạn An cho rằng công của dòng điện sản ra khi nó chạy qua một vật dẫn tỷ lệ với điện trở của vật
dẫn đó. Ý kiến của bạn An có đúng không? Tại sao?
2.43. Một bàn là tiêu thụ một điện năng 396KJ trong 12phút. Tính cường độ dòng điện qua bàn là và

điện trở của nó khi làm việc? Biết rằng hiệu điện thế của bàn là bằng 220V.
2.44. Dây tóc của một bóng đèn ô tô có điện trở khi thắp sáng là 24Ω. Tính công của dòng điện sản ra
trên dây tóc trong 1 giờ. Biết rằng hiệu điện thế của bóng đèn bằng 12V.
2.45. Tính công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 30 phút, biết rằng hiệu điện thế
của động cơ là 380V, cường độ dòng điện qua động cơ là 4,5A và hiệu suất của động cơ là 75%.
2.46. Một bóng đèn được thắp sáng liên tục trong 8 giờ với hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công
tơ điện tăng thêm 1,2số. Tính điện năng mà bóng đèn sử dụng? Công suất của bóng đèn và cường độ
dòng điện chạy qua đèn trong thời gian trên?
2.47. Một tủ lạnh hoạt động với công suất 200W trong 10 giờ và một máy giặt hoạt động với công suất
1000W trong 2,5 giờ. Hỏi hai dụng cụ này sử dụng lượng điện năng tổng cộng là bao nhiêu? Khi đó
công tơ đếm chỉ bao nhiêu số?
2.48. Làm thế nào để xác định được công suất của dòng điện sản ra trên một đoạn mạch bằng các dụng
cụ ampe kế, vôn kế? Vẽ sơ đồ các mắc mạch điện?
2.49. Một bóng đèn có ghi: 6V-3W
a) Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn?
b) Tìm cường độ định mức chạy qua đèn?
c) Tính điện trở của đèn khi nó sáng bình thường?
2.50. Một Bàn là điện có ghi: 220V - 1000W.
a) Tính cường độ dòng điện định mức chạy qua dây nung của bàn là?
b) Tính điện trở dây nung của bàn là khi nó hoạt động bình thường?
2.51. Cho hai đèn Đ
1
: 120V - 40W, Đ
2
: 120V - 60W. Biết rằng dây tóc của hai đèn này đều bằng
vônfram và có tiết diện đều bằng nhau. Hỏi dây tóc của đèn nào có độ dài dài hơn và dài hơn bao nhiêu
lần?
2.52. Cho hai đèn Đ
1
: 120V - 40W, Đ

2
: 120V - 60W. Tìm cường độ dòng điện qua đèn, đèn nào sáng
hơn? Khi:
a) Hai đèn mắc song song giữa hai điểm có hiệu điện thế 120V?
b) Hai đèn mắc nối tiếp giữa hai điểm có hiệu điện thế 240V?
2.53. Có thể mắc nối tiếp được bóng đèn 110V- 60W và bóng đèn 110V- 75W vào nguồn điện 220V để
chúng sáng bình thường không? Vì sao?
2.54. Hai bóng đèn lần lượt ghi 110V - 75W và 110V - 100W được mắc nối tiếp nhau và mắc vào hai
điểm có hiệu điện thế 220V. So sánh độ sáng của hai đèn và cho biết chúng có sáng bình thường
không?
2.55 Một bóng đèn có ghi 12V-6W mắc vào nguồn điện 12V. Điện trở của bóng đèn là bao nhiêu?
2.56. Một khu dân cư có 100 hộ gia đình. Trung bình mỗi hộ sử dụng một công suất điện 120W trong 5
giờ trong một ngày.
a) Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư?
b) Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong một tháng (30 ngày)?
c) Tính tiền điện mà khu dân cư phải trả trong một thành với giá 800 đồng/1kWh?
2.57. Một gia đình sử dụng 10 bóng đèn 220V - 40W, một bếp điện 220V - 1000W, một máy giặt 220V
- 1400W, một tủ lạnh 220V - 200W, một ti vi 220V - 100W trong thời gian 30 phút. Biết hiệu điện thế
ở hai đầu ổ điện là 220V.
a) Tính điện năng đã tiêu thụ trong thời gian trên?
b) Tính số tiền phải trả cho số điện năng trên biết giá 1kWh là 800 đồng?
2.58. Cho một bộ đèn trang trí gồm 20 bóng đèn, mỗi đèn có ghi 12V - 0,3A.
a. Mắc hai đầu dây của bộ đèn này vào hai cực của nguồn điện 220V. Nếu thấy các đèn đều
sáng thì các đèn được mắc như thế nào? Công suất tiêu thụ thực của mỗi đèn vào khoảng bao nhiêu?
b. Hãy tìm cách dùng bộ đèn trên với nguồn điện có hiệu điện thế bằng 120V
2.59. Hai bóng đèn Đ
1
: 2,5V-1W; Đ
2
: 6V-3W được mắc như hình

vẽ (hình 2.1). Biết rằng các đèn sáng bình thường. Hãy tính:
a) Hiệu điện thế hai đầu mạch điện?
b) Điện trở R
x
và điện trở đoạn mạch MN?
2.60. Một dây mayso có điện trở R = 200Ω được mắc vào hiệu
điện thế U rồi nhúng vào chậu nước chứa 4 lít nước nhiệt độ 20
0
C.
Sau 10 phút, nhiệt lượng toả ra do hiệu ứng Jun - Lenxơ là 30000J.
a. Tính cường độ dòng điện qua dây mayso và hiệu điện thế U giữa hai đầu dây?
b. Biết nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.độ.Tính nhiệt độ của nước?
2.61. Một quạt điện có ghi: 220V - 60W. Điện trở các cuộn dây trong quạt là 50Ω.
a) Tính hiệu suất của quạt?
b) Tính nhiệt lượng toả ra khi quạt chạy liên tục trong 10h?
c) Nếu không may quạt bị vướng không quay được. Tính công suất tiêu thụ trên quạt?
2.62. Trên nhãn của một bàn là có ghi 220V - 1000W, nếu hiệu điện thế của bàn là đúng bằng 220V thì
cường độ dòng điện qua nó bằng bao nhiêu? Tính nhiệt lượng bàn là toả ra trong thời gian 1 phút?
2.63. Hai dây dẫn có điện trở là 24Ω và 8Ω lần lượt được mắc nối tiếp và song song vào hai diểm có
hiệu điện thế không đổi 12V. Theo mỗi cách mắc đó hãy tính:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch?
b) Hiệu điện thế ở hai đấu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?
c) Nhiệt lượng toả ra ở đoạn mạch MN trong thời gian 10 phút?
d) So sánh công suất tiêu thụ của đoạn mạch theo hai cách mắc?
2.64. Một đèn ống loại 40W được chế tạo để có độ sáng bằng đèn dây tóc loại 100W. Hỏi nếu dùng
đèn ống này trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong một tháng (30 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện
so với sử dụng đèn dây tóc nói trên? Cho rằng giá tiền điện 800 đồng/kWh.
2.65. Một đèn ống nếu dùng chấn lưu bình thường thì có công suất tiêu thụ điện năng 40W nếu dùng
chấn lưu điện tử thì giảm được 20% công suất. Một gia đình sử dụng 6 bóng đèn. Hỏi nếu sử dụng đèn
ống này trung bình mỗi ngày 6 giờ thì trong 1 năm (365 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện khi sử

dụng chấn lưu điện tử? Cho rằng giá tiền điện 800 đồng/1kWh.
2.66. Một đèn ống loại "ống" có công suất 36W được chế tạo để có độ sáng bằng đèn ống loại 40W
thường dùng. Một gia đình dùng 10 bóng đèn, nếu sử dụng đèn ống loại này trung bình mỗi ngày 5 giờ.
Hỏi trong 1 năm (365 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn 40W? Cho rằng giá
tiền điện 800 đồng/kWh.
2.67. Hai bóng đèn Đ
1
: 2,5V-1W; Đ
2
: 6V-3W được mắc như hình vẽ (hình 2.1). Biết rằng các đèn sáng
bình thường. Hãy tính:
a) Hiệu điện thế hai đầu mạch điện.
b) Điện trở R
x
và điện trở đoạn mạch MN.
2.68. Một quạt điện có ghi: 220V - 60W. Điện trở các cuộn dây
trong quạt là 50Ω.
Hình 2.1
Đ
1
Đ
2
M
N
R
x
C
Hình 2.1
Đ
1

Đ
2
M
N
R
x
C
a) Tính hiệu suất của quạt?
b) Tính nhiệt lượng toả ra khi quạt chạy liên tục trong 10h?
c) Nếu không may quạt bị vướng không quay được. Tính công suất tiêu thụ trên quạt?
2.69. Một đèn compact loại công suất 15W được chế tạo có độ sáng bằng đèn ống loại 40W thường
dùng. Một xí nghiệp sử dụng 300 bóng đèn, trung bình mỗi ngày 10 giờ thì Hỏi trong 1 năm (365 ngày)
sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện khi sử dụng đèn compact thay cho đèn 40W? Cho rằng giá tiền điện
là 1350 đồng/1kWh.
2.70. Một nguồn điện có hiệu điện thế U
1
= 2.500V và công suất P= 100KW được dùng đề truyền tải
điện năng đến nơi tiêu thụ bằng dây dẫn, cho biết điện trở của dây dẫn R =10Ω. Hãy tính :
a. Công suất hao phí trên đường dây tải điện.
b. Hiệu điện thế ở nơi tiêu thụ.
c. Hiệu điện thế phải tăng lên khi muốn giảm công công suất hao phí đi bốn lần.
2.71. bài tập nâng cao: Có 4 bóng đèn loại 110V, 3 đèn có công
suất 100W và 1 đèn có công suất 300W.
a) Tính điện trở của mỗi bóng đèn và cường độ dòng điện
đi qua nó khi nó được mức đúng hiệu điện thế định mức.
b) Có thể mắc 4 bóng đèn đó vào lưới điện 220V như thế
nào để chúng sáng bình thường.
c) Khi chúng được mắc như trong câu b, tính nhiệt lượng
chúng toả ra trong 2 giờ.
2.72. Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 75 số. Biết rằng thời gian sử dụng

điện trung bình trong mỗi ngày là 5 giờ. Giả sử gia đình này chỉ sử dụng loại bóng đèn tròn có công
suất 100W để chiếu sáng, và hiệu điện thế sử dụng chính là hiệu điện thế định mức của các bóng đèn.
Hỏi gia đình này đã sử dụng bao nhiêu bóng đèn để thắp sáng ?
2.73. Cho hai điện trở R
1
= R
2
= 8Ω mắc song song và hai điểm có hiệu điện thế U
AB
= 24V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính công của dòng điện sản ra trong 20 phút.
Đ
1
Đ
2
Hình 13.1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×