Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.76 KB, 6 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mở đầu
Trải qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và
Nhà nước, nền kinh tế ta đang chuyển mạnh mẽ từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường theo địch hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt
được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công
ngiệp hóa và hiện đại hóa với những yêu cầu mới, vấn đề hỗ trợ nguời nghèo
và xoá đói giảm nghèo không chỉ là mối quan tâm của các nhà hoạch định
chính sách mà còn là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo ngân hàng…
Một thực tế cho thấy trong điều kiện hiện nay có rất nhiều dịch vụ tài
chính vi mô đã hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua. Tuy vây, nhưng
những điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ người nghèo có thể tiếp cận được những
nguồn vốn ấy vẫn chưa thực sự như mong đợi. Nhiều người vẫn tìm đến
những khu vực tài chính phi chính thức để vay vốn, gây ra nhiều bất cập trong
thời điểm hiện nay
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, hoàn thiện dịch vụ tài chính vi mô của
quỹ CitiFoundation là một yêu cầu, một đòi hỏi của các nhà quản lý kinh tế,
chính phủ và các nhà lãnh đạo ngân hàng. Với ý nghĩa đó em đã chọn đề tài
“Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation”
Nguyễn Thanh Phúc
Tài chính doanh nghiệp 47A
Ngân hàng – Tài chính
1
Khóa luận tốt nghiệp
Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Tính cấp thiết của khóa luận:
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm nghèo đói


trong thập kỷ qua, nhưng vẫn còn khoảng 4,6 triệu hộ gia đình (hơn 20% dân
số) sống trong nghèo đói và Việt Nam vẫn còn là một trong những quốc gia
nghèo nhất trên thế giới. Ước tính khoảng từ 70% đến 80% số người nghèo có
thể tiếp cận được một trong số các loại hình dịch vụ tài chính, hầu hết dưới
dạng các khoản tiết kiệm hay tín dụng ngắn hạn (và số 20%-30% còn lại có lẽ
rơi vào loại được hưởng trợ cấp xã hội chính phủ).
Tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có rất nhiều các tổ chức, công
ty nước ngoài chú ý đến lĩnh vực tài chính vi mô tại Việt Nam trong đó có thể
kể đến: quỹ Ford, quỹ CitiFoundation tại Việt Nam của tập đoàn Citigroup…
Bằng nhiều hình thức khác nhau, các tổ chức tài chính này đã hoạt động rất
tích cực trong việc trợ giúp người nghèo trong công cuộc xóa đói giảm nghèo
tại Việt Nam.
Tiếp theo thành công đó, quỹ CitiFoundation tại Việt Nam trong những
năm gần đây đã có một sự quan tâm rất lớn đến vấn đề xóa đói giảm nghèo tại
Việt Nam. CitiFoundation đã cùng với các tổ chức phi chính phủ tại Việt
Nam như: trung tâm tài chính vi mô và phát triển tại Việt Nam, quỹ TYM,
quỹ CEP… liên tiếp tổ chức các chương trình về tài chính vi mô nhằm hỗ trợ
người nghèo dưới dạng các cuộc thi cán bộ tín dụng và tổ chức hoạt động vi
mô giỏi, các khóa đào tạo về quản lý tài chính cá nhân cho người nghèo.
Tuy vậy dịch vụ TCVM của quỹ chưa phát triển: quy mô dịch vụ còn nhỏ,
phạm vi cung cấp dịch vụ còn hạn hẹp. Loại hình dịch vụ còn đơn điệu; hiệu
quả dịch vụ còn chưa cao.
Trong trung và dài hạn, một trong những chiến lược quan trọng của
Citibank Việt Nam nói chung và quỹ CitiFoundation Việt Nam nói riêng là
làm sao phát triển được các dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam được hoàn
Nguyễn Thanh Phúc
Tài chính doanh nghiệp 47A
Ngân hàng – Tài chính
2
Khóa luận tốt nghiệp

Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
thiện nhất. Khóa luận thực tập này sẽ đứng trên giác độ của Citibank Việt
Nam xem xét các điều kiện để phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam trong
thời gian từ 5 đến 10 năm tới, những nhân tố quyết định đến sự phát triển tài
chính vi mô tại Việt Nam, và những khuyến nghị cũng như giải pháp cho
Citibank Việt Nam để phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam trong
tương lai.
2. Cấu trúc khóa luận.
• Phần mở đầu của đề tài sẽ nói rõ sự cần thiết của đề tài, mục đích
nghiên cứu, đề tài có ảnh hưởng đến những đối tượng nào, giới hạn –
phương pháp nghiên cứu.
• Trong chương I sẽ giới thiệu về cơ sở nền tảng lý luận về các
dịch vụ tài chính vi mô của các NHTM. Người đọc sẽ được tiếp cận với
những kiến thức căn bản như: khái quát về NHTM, khái niệm dịch vụ
tài chính vi mô của NHTM và các chỉ số phân tích hiệu quả…
• Chương thứ II sẽ bàn về thực trạng của dịch vụ tài chính vi mô
tại quỹ CitiFoundation, các hạn chế và nguyên nhân.
• Chương thứ III dựa vào những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương I
& chương II sẽ áp dựng để đưa ra những giả pháp và kiến nghị cho hoạt
động của quỹ CitiFoudation trong thời gian sắp tới.
Nguyễn Thanh Phúc
Tài chính doanh nghiệp 47A
Ngân hàng – Tài chính
3
Khóa luận tốt nghiệp
Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương I: Các vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ tài chính vi mô của
Ngân hàng thương mại

1.1. Dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất
của nền kinh tế. Trước hết ngân hàng là tổ chức thu hút tiền tiết kiệm lớn nhất
trong nền kinh tế. Đồng thời, ngân hàng cũng là tổ chức cho vay chủ yếu với
các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước.
Xét trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp: “Ngân hàng là
loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa
dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực
hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào
trong nền kinh tế” (Theo cuốn Quản trị ngân hàng thương mại của Peter
Rose)
Theo ICB
1
, ngân hàng là phân ngành cấp 3 thuộc phân ngành Ngân hàng
trong Ngành Tài chính. Phân ngành ngân hàng được định nghĩa « Ngân hàng
là tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như các dịch vụ ngân
hàng bán lẻ, cho vay, chuyển tiền, … »
Ở Việt Nam, khái niệm ngân hàng được định nghĩa trong luật các tổ chức
tín dụng năm 1997 và luật sử đổi bổ sung các tổ chức tín dụng năm 2004 như
sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính
chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm, NHTM, ngân hàng
phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các
loại hình ngân hàng khác”
1
ICB (Industries Classification Benchmark): Tiêu chí phân ngành được áp dụng phổ biến trên thế giới
Nguyễn Thanh Phúc
Tài chính doanh nghiệp 47A
Ngân hàng – Tài chính

4
Khóa luận tốt nghiệp
Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động của NHTM
(Nguồn : Commercial Bank Managerment, Peter S.Rose, NXB Tài chính
2001)
1.1.2. Khái quát quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại ở
Việt Nam
1.1.2.1. Một số mốc lịch sử:
• Thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam nay là Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam(Sắc lệnh số 15/SL ngày 06/05/1951). Bãi bỏ Ngân
khố quốc gia và Tín dụng sản xuất thuộc Bộ Tài chính. Chính thức
đánh dấu sự ra đời của ngành ngân hàng tại Việt Nam.
• Các NHTM quốc doanh lần lượt ra đời : Ngân hàng Ngoại
Thương thành lập năm 1962, Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt
Nam năm 1981, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam năm 1990.
• Bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành ngân hàng là việc chuyển từ
mô hình 1 cấp sang mô hình 2 cấp vào tháng 05/1990, tách riêng
Nguyễn Thanh Phúc
Tài chính doanh nghiệp 47A
Ngân hàng – Tài chính
5
Ngân hàng hiện đại
Chức năng
ủy thác
Chức năng
tín dụng
Chức năng

thanh toán
Chức năng lập
kế hoach đầu tư
Chức năng
tiết kiệm
Chức năng
ngân hàng đầu
tư và bảo lãnh
Chức năng
môi giới
Chức năng
bảo hiểm
Chức năng quản
lý tiền mặt

×