Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Bài giảng sinh học động vật chương 1 tổ chức cơ thể động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 96 trang )

Chương I
TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT
Tổ chức cơ thể động vật
I. Cấu trúc chung của cơ thể sống
II. Các loại mô động vật
III. Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật
Cấu trúc chung của cơ thể sống
 Sống là quá trình tự điều chỉnh để thích nghi, tồn
tại và phát triển ở các mức độ khác nhau: tế bào
 mô  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể.
 Tế bào là đơn vị cấu trúc ở mức độ hiển vi của
sự sống.
 Tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
Chúng có khả năng đồng hóa thức ăn, hô hấp,
bài xuất, chế tiết, trả lời các kích thích, sinh
trưởng và sinh sản.
Cấu trúc chung của cơ thể sống
 Những tế bào có hình dạng, kích thước tương
đối giống nhau, cùng thực hiện chức năng kết
hợp tạo thành những loại mô chuyên biệt: mô
cơ, mô liên kết, mô thần kinh…
 Một tập hợp các loại mô có liên quan với nhau
hình thành một cơ quan.
 Nhiều cơ quan hợp lại tạo thành hệ cơ quan.
 Nhiều hệ cơ quan hợp lại tạo thành cơ thể.
Cấu trúc chung của cơ thể sống
Ví dụ
CÁC LOẠI MÔ ĐỘNG VẬT
Có 4 loại mô:
Biểu mô
(Epithelial tissue)


Mô liên kết
(Connective tissue)
Mô cơ
(Muscle tissue)
Mô thần kinh
(Nerve tissue)

thần kinh
Mô cơ vân

liên kết
Mô cơ tim
Mô cơ trơnBiểu mô
BIỂU MÔ
(EPITHELIAL TISSUE)
Đặc điểm của biểu mô
 Có nguồn gốc từ 3 lá phôi: ngoài, giữa và trong.
 Phủ mặt ngoài cơ thể, lót mặt trong các xoang
rỗng hoặc tạo thành các loại tuyến.
 Ngăn cách với mô liên kết bởi màng đáy.
 Bề mặt các tế bào biểu mô hấp thụ hoặc bài
xuất thường biệt hóa cao.
 Trong biểu mô không có mạch máu, không có tế
bào thần kinh (trừ niêm mạc khứu giác).
 Có khả năng tái sinh mạnh.
Chức năng của biểu mô
 Bảo vệ: chống lại các tác nhân vật lý, hóa học
và chống nhiễm khuẩn.
 Hấp thụ: biểu mô phủ lót mặt trong ruột và các
ống thận.

 Chế tiết: biểu mô của các tuyến nội tiết và ngoại
tiết có khả năng chế tiết các hormone và
enzyme.
 Thu nhận kích thích: tế bào biểu mô cảm giác
của chồi vị giác trên mặt lưỡi, tế bào thính giác
của cơ quan Corti ở tai trong.
Phân loại biểu mô
Dựa vào chức năng, chia biểu mô thành 2 loại:
Biểu mô phủ: là những lớp tế bào phủ mặt
ngoài cơ thể hay lót mặt trong những cơ quan
rỗng, lót mặt thành, mặt tạng của xoang cơ thể.
Biểu mô tuyến: là những nhóm tế bào được
chuyên hóa cao để thích nghi với những chức
năng chế tiết và bài xuất các sản phẩm đặc
hiệu.
Các loại biểu mô phủ
Tùy theo sự phân lớp và hình dạng tế bào, biểu mô phủ được chia
thành 8 loại:
1. Biểu mô dẹt đơn (Simple Squamous Epithelium)
2. Biểu mô vuông đơn (Simple Cuboidal Epithelium)
3. Biểu mô trụ đơn (Simple Columnar Epithelium)
4. Biểu mô dẹt tầng (Stratified Squamous Epithelium) có 2
loại:
 Dẹt tầng không sừng hóa
 Dẹt tầng bị sừng hóa
5. Biểu mô vuông tầng (Stratified Cuboidal Epithelium)
6. Biểu mô trụ tầng (Stratified Columnar Epithelium)
7. Biểu mô trụ giả tầng (Pseusostratified Columnar
Epithelium)
8. Biểu mô tầng biến dạng (Transitional Epithelium)

Các loại biểu mô phủ
Biểu mô
trụ giả tầng
(ống hô hấp)
Biểu mô
dẹt tầng
(thực quản)
Biểu mô trụ đơn (ruột)
Biểu mô vuông đơn
(thận)
Biểu mô dẹt đơn
(phế nang của phổi)
Màng
đáy

bên dưới
Nhân
tế bào
Bề mặt của
biểu mô
Biểu mô dẹt đơn
(Simple Squamous Epithelium)
Gồm một lớp tế bào phẳng, dẹp, xếp sát nhau như gạch
lát nền nhà, màng tế bào thường có dạng răng cưa
không đều.
Ví dụ: Biểu mô ở mạch máu, thành phế nang của phổi
Mạch máu
Phế nang
Phế nang
Phế nang

Biểu mô vuông đơn
(Simple Cuboidal Epithelium)
Gồm một lớp tế bào hình khối, các cạnh có kích thước
đồng đều.
Ví dụ: Biểu mô ở ống dẫn của các tuyến ngoại tiết, ống
lượn và quai Henlé của thận.
Biểu mô
Biểu mô trụ đơn
(Simple Columnar Epithelium)
Gồm một lớp tế bào hình trụ xếp sát nhau.
Ví dụ: Biểu mô lót túi mật, biểu mô các lông nhung ở
ruột non.
Mao mạch
Biểu mô
Mô liên kết
Biểu mô dẹt tầng
(Stratified Squamous Epithelium)
Gồm nhiều lớp tế bào chồng lên nhau, ngoài
cùng là lớp tế bào dẹt, bên trong là những tế
bào hình đa giác hay hình hộp xếp chồng lên
nhau.
Chia làm 2 loại:
– Biểu mô dẹt tầng sừng hóa
– Biểu mô dẹt tầng không sừng hóa
Biểu mô dẹt tầng
(Stratified Squamous Epithelium)
Biểu mô dẹt tầng sừng hóa
(Biểu bì da)
Biểu mô
Lớp sừng

Biểu mô dẹt tầng không sừng
hóa lót thành thực quản
Biểu mô
dẹt tầng
Nhân
Màng
đáy
Mô liên kết
Biểu mô vuông tầng
(Stratified Cuboidal Epithelium)
Gồm hai hay nhiều lớp tế bào hình khối xếp chồng lên
nhau.
Ví dụ: Biểu mô ở thành ống dẫn tuyến mồ hôi (400x)
Biểu mô trụ tầng
(Stratified Columnar Epithelium)
Gồm hai hay nhiều lớp tế bào hình trụ xếp chồng lên
nhau.
Ví dụ: Biểu mô thành ống dẫn tuyến sữa
Biểu mô
trụ tầng
Biểu mô trụ giả tầng
(Pseudostratified Columnar Epithelium)
Gồm một lớp tế bào, các tế bào đều có mặt đáy bám
vào một nền chung
Ví dụ: Biểu mô ở mặt trong khí quản (400x)
Biểu mô trụ
giả tầng
Nhân
Biểu mô tầng biến dạng
(Transitional Epithelium)

Gồm nhiều lớp tế
bào có kích thước
khác nhau, hình
dạng tế bào có thể
thay đổi tùy các
pha hoạt động
chức năng khác
nhau.
Ví dụ: Biểu mô lót
mặt trong bàng
quang.
Biểu mô
Các loại biểu mô tuyến
Dựa vào cách chế tiết, bản chất chất tiết và
hiệu quả hoạt động, biểu mô tuyến được chia
thành:
 Tuyến ngoại tiết: bài xuất chất tiết ra ngoài
hay vào các xoang rỗng của cơ thể. Cấu tạo
gồm 2 phần: phần chế tiết và phần bài xuất
(ống tiết)
 Tuyến nội tiết: chỉ có các tế bào chuyên làm
nhiệm vụ chế tiết, không có ống tiết. Chất tiết
đổ vào máu.
Phân loại tuyến ngoại tiết
Dựa vào hình dạng của ống tiết và phần chế tiết, chia tuyến ngoại
tiết thành 8 loại:
1. Tuyến ống đơn: tuyến Lieberkuhn ở kẽ lông nhung ruột non
2. Tuyến ống xoắn đơn: tuyến mồ hôi
3. Tuyến ống phân nhánh đơn giản: tuyến đáy của dạ dày (Fundic
gland)

4. Tuyến ống phân nhánh phức tạp: tuyến Brunner ở niêm mạc tá
tràng
5. Tuyến nang đơn: tuyến độc trên da cóc, tuyến nhầy trên da ếch
6. Tuyến nang phân nhánh đơn giản: tuyến Meibomius ở sụn mí mắt
7. Tuyến nang phức tạp: tuyến sữa
8. Tuyến ống – nang phức tạp: tuyến nước bọt dưới hàm.
Phân loại tuyến ngoại tiết
Cấu
trúc
ống
Cấu
trúc
nang
Đơn giản
(ống tiết không phân nhánh)
Phức tạp
(ống tiết phân nhánh)
xoắn phân nhánh
phân nhánh
Tế bào
ống
Tế bào
chế tiết
Phân loại tuyến nội tiết
Dựa vào sự phân bố tế bào trong tuyến,
tuyến nội tiết được chia làm 3 loại chính:
Tuyến túi
Tuyến lưới
Tuyến tản mác

×