Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết anh em nhà KARAMADOP của f m ĐÔXTÔIEPXKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.3 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

LƢU THỊ THU THẢO

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ANH EM NHÀ
KARAMADOP CỦA F.M.ĐÔXTÔIEPXKI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Lê Thị Thu Hiền

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô trong khoa Ngữ Văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa, các thầy cô tổ bộ môn Văn
học nước ngoài đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện khoá luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thu Hiền, giảng
viên khoa Ngữ Văn đã là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lưu Thị Thu Thảo




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Anh
em nhà Karamadop của F.M. Đôxtôiepxki” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm
tòi nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có sử dụng tài liệu của một số
tác giả, nhưng đó chỉ là những cơ sở để tôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở
đề tài của mình. Đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, hoàn toàn không
trùng lặp hay sao chép từ bất cứ đề tài hay công trình nghiên cứu nào đã có.
Nếu có sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lưu Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 6
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu; giới thuyết khái niệm ............................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Cấu trúc khoá luận ........................................................................................ 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
Chƣơng 1.Các kiểu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Anh em nhà
Karamadop của F.M.Đôxtôiepxki .................................................................. 9
1.1.

Không gian căn phòng ............................................................................ 9


1.1.1. Những “ổ trụy lạc” ................................................................................. 9
1.1.2. Những căn phòng “thánh thiện” .......................................................... 14
1.1.3. Không gian “ngưỡng cửa” ................................................................... 19
1.2.

Không gian con đường .......................................................................... 21

1.2.1. Những con đường lầm lỡ ...................................................................... 22
1.2.2. Những con đường hướng đạo ............................................................... 25
1.3.

Không gian tâm lí ............................................................................. 28

Chƣơng 2. Tổ chức không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Anh em nhà
Karamadop của F.M.Đôxtôiepxki ................................................................ 35
2.1. Điểm nhìn không gian .............................................................................. 35
2.2. Cảm thức không gian ............................................................................... 42
2.3. Tổ chức các cặp không gian theo nguyên tắc tương phản, đối lập .......... 45
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cho đến nay, với độc giả Việt Nam, các tác giả, tác phẩm đến từ xứ sở
Bạch Dương đã không còn xa lạ. Những cái tên như A.X.Puskin; N.V.Gôgôn;
L.Tônxtôi; A.P.Sêkhôp; A.M.Gorki; A.N.Tônxtôi; M.A.Sôlôkhôp… cùng
những tác phẩm được người đọc Việt Nam yêu thích như: Tôi yêu em; Tarax

Bunba; Chiến tranh và hoà bình; Người trong bao; Người mẹ; Con đường
đau khổ; Sông Đông êm đềm… và sẽ là thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua nhà văn
F.M. Đôxtôiepxki (1821-1881), người đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới nền
văn học Nga cũng như nền văn học toàn thế giới. Đôxtôiepxki đã khám phá
thế giới và con người trên một phương diện hoàn toàn mới và nhờ đó, ông đã
sáng tạo ra những kiệt tác văn học vĩ đại. Đặc biệt hơn nữa, ông còn là người
sáng tạo ra thể loại tiểu thuyết “đa thanh phức điệu”. Trong nền văn học Nga
và văn học thế giới, Đôxtôiepxki đã chiếm một vị trí hết sức đặc biệt và có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà văn, các nhà triết học, các nhà tâm lí học lớn
nhất hành tinh. M. Gorki đã gọi ông là “một thiên tài không thể phủ nhận mà
về sức biểu hiện như vậy chỉ có Shakespeare mới có thể đặt ngang hàng”
[dẫn theo 9, 5].
Không chỉ gây được sự chú ý với bạn đọc ở những tác phẩm đầu tay mà
đến tác phẩm cuối cùng tiểu thuyết Anh em nhà Karamadop (viết từ năm
1878 đến năm 1880), Đôxtôiepxki đã thực sự làm chấn động toàn bộ nền văn
học nước Nga cũng như thế giới. Tác phẩm đã hội tụ tất cả những ý tưởng chủ
đạo mà nhà văn ấp ủ suốt đời và đã được thể hiện một phần trong các tác
phẩm trước đó. Nó là sự kết tinh kinh nghiệm sống sóng gió đầy đau khổ của
nhà văn và vô vàn quan sát trong thực tế cộng với tay nghề điêu luyện sau bốn
chục năm lao động văn học: “Anh em nhà Karamadop đã thể hiện quá trình

1


nhà văn hiện thực Nga vĩ đại hoàn tất con đường mấy thập kỉ liên tục sáng
tác bằng bộ tiểu thuyết đồ sộ có ý nghĩa tổng kết bao suy tư bề bộn từng ám
ảnh suốt cuộc đời lao động nghệ thuật gian khổ nhẫn nại” [3, 380]. Tác phẩm
đã thể hiện cái nhìn của nhà văn về hiện thực đất nước Nga đương thời, về
tình trạng hỗn loạn xã hội được khúc xạ qua sự tan rã gia đình, về sự tìm kiếm
“ý nghĩa của tồn tại” ở những con người đại diện cho các thế hệ thuộc quá

khứ, hiện tại và tương lai của nước Nga, về những đau khổ vô lượng của nhân
dân, về những con đường có thể có để đi đến hoà đồng xã hội. Và để thể hiện
được tất cả những điều đó, Đôxtôiepxki đã xây dựng nên một cốt truyện kịch
tính, một hệ thống nhân vật phong phú với những nhân vật điển hình, ...và ta
không thể không quan tâm đến yếu tố không gian nghệ thuật, một trong
những yếu tố góp phần to lớn vào sự thành công của tác phẩm.
Như chúng ta đã biết, văn học là sự cảm nhận về thế giới và con người.
Thời gian, không gian nghệ thuật chính là hình thức để con người cảm thụ về
thế giới và bản thân mình. Nó tiêu biểu cho khả năng chiếm lĩnh đời sống sâu,
rộng và nhiều mặt của nghệ thuật ngôn từ. Tìm hiểu thời gian, không gian
nghệ thuật của một hiện tượng văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận cuộc
sống một cách nghệ thuật và thẩm mĩ. Việc tiếp cận tác phẩm ở góc độ này là
phương thức hữu hiệu để ta cảm nhận thấu đáo về nội dung, tư tưởng tác
phẩm. Đồng thời, nó còn là con đường gián tiếp phát hiện, khẳng định phong
cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Dấu ấn và cá tính người nghệ sĩ được
khắc hoạ khi cụ thể, khi mơ hồ trong đứa con tinh thần của họ.
Chính bởi tất cả những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu tác
phẩm Anh em nhà Karamadop của F.M. Đôxtôiepxki trên phương diện không
gian nghệ thuật. Với khoá luận này, chúng tôi hi vọng có thể góp một phần
nào đó vào việc tìm hiểu những nét nghệ thuật độc đáo đã tạo nên thành công
cho tác phẩm Anh em nhà Karamadop của F.M. Đôxtôiepxki.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
F.M. Đôxtôiepxki là nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn đến nhân loại nên
những công trình nghiên cứu về ông khá nhiều. Tuy nhiên, cho đến nay, việc
tiếp cận các tác phẩm của Đôxtôiepxki vẫn còn nhiều khó khăn và có nhiều ý
kiến trái chiều, chưa có sự thống nhất.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đưa vào khảo sát các công trình
nghiên cứu về Đôxtôiepxki ở nước ngoài được giới thiệu ở Việt Nam thông
qua các bản dịch tiếng Việt.
Trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm của nhà văn Đôxtôiepxki, người
ta thường nhớ tới nhà phê bình M. Bakhtin_ người đã đưa đến một cái nhìn
mới về nghệ thuật của Đôxtôiepxki từ góc độ thi pháp. Một trong những công
trình nghiên cứu nổi tiếng của Bakhtin là cuốn Lí luận và thi pháp tiểu thuyết.
Công trình này đã khẳng định công lao to lớn của Bakhtin là ông đã nâng lí
thuyết thể loại lên một vị trí quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử nghiên
cứu văn học. Bakhtin đã chú ý tới những yếu tố cấu trúc tác phẩm nằm bên
dưới bề nổi những nguyên tắc nghệ thuật của Đôxtôiepxki. Công trình nghiên
cứu này của Bakhtin đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu các tác
phẩm của Đôxtôiepxki nói chung và Anh em nhà Karamadop nói riêng, đặc
biệt là ở phương diện nghệ thuật.
Cuốn Sáng tác của Đôxtôiepxki những tiếp cận từ nhiều phía đã tập hợp
lại nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu nổi tiếng về Đôxtôiepxki và những
sáng tác của ông. Ta có thể kể tên một số bài viết như: Đôxtôiepxki và di sản
văn học của ông của M.Khrapchenko; Đôxtôiepxki và số phận nước Nga của
I.Volgin; Người quy tụ trái tim Nga của A.Gide; Đôxtôiepxki: Quan điểm về
sự cứu rỗi của I.Howe… đặc biệt là bài viết Đôxtôiepxki của S.Zweig. Trong
bài viết này, S.Zweig đã đưa ra những nhận xét, nhìn nhận về không gian
nghệ thuật trong các sáng tác của Đôxtôiepxki: “Hoạt động trong các tiểu

3


thuyết của ông diễn ra trong những căn phòng ngột ngạt, trên những đường
phố đen, những hàng quán tồi tàn, tội nghiệp mà không khí nghẹt thở, quá
nhân tính không bao giờ được ngọn gió xích đạo quét đi…” [9, 371]. Tất cả
những bài viết này đã giúp ích rất nhiều cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này.

Ở Việt Nam, Đôxtôiepxki bắt đầu được biết đến từ khoảng đầu thế kỉ
trước. Đôxtôiepxki và tác phẩm của ông cũng được đưa vào giảng dạy ở các
trường đại học - cao đẳng. Cũng từ đó, độc giả và giới nghiên cứu không
ngừng tìm hiểu về ông.
Nguyễn Tuân đã giới thiệu Đôxtôiepxki đến bạn đọc Việt Nam qua bài
viết Đôxtôiepxki được tập hợp trong cuốn Sáng tác của Đôxtôiepxki những
tiếp cận từ nhiều phía. Ông đã nêu lên một số vấn đề cơ bản trong tiểu thuyết
của Đôxtôiepxki như: quan điểm nghệ thuật; tư tưởng; cách thức xây dựng
nhân vật...Trong bài viết của mình, Nguyễn Tuân cũng đã nêu ra một số nhận
xét về không gian nghệ thuật thường xuất hiện trong các sáng tác của
Đôxtôiepxki. Và khi đánh giá về tác phẩm Anh em nhà Karamadop, Nguyễn
Tuân cho rằng: “nó biểu hiện cái thế giới thị dục tới một mức khủng khiếp, và
nó chứng thực cái thiên tài tạo tác kia của Đốt về mặt dựng truyện từ kiếp
người. Anh em nhà Karamadop là một thiên tuyệt tác của Đốt, hoàn thành nó
xong thì Đốt tắt nghỉ, nghìn sau còn ngân mãi cái dư ba tiếng hát của con
thiên nga” [9, 277]. Cuối cùng, Nguyễn Tuân đã nhận định: “Cái thiên tài
sáng tạo của nhà nghệ thuật vĩ đại Đốt đã át hẳn con người Đốt” [9, 291].
Trong sách giáo trình Lịch sử văn học Nga có bài viết F.M.Đôxtôiepxki,
tác giả đã giới thiệu về con người và tài năng thiên bẩm của Đôxtôiepxki.
Ngoài phần tìm hiểu về cuộc đời, Nguyễn Kim Đính còn đi sâu khám phá ba
tác phẩm lớn của Đôxtôiepxki là: Tội ác và hình phạt; Gã khờ; Anh em nhà
Karamadop. Trong bài viết, ông cũng trích dẫn một nhận định rất sâu sắc của
L.Tônxtôi về Đôxtôiepxki: “Toàn bộ Đôxtôiepxki lúc nào cũng đụng độ, đấu

4


tranh trong ý thức, tâm lí cũng như những ngôn từ nghệ thuật”. Từ đó,
Nguyễn Kim Đính cũng đi đến khái quát: “Định hướng biến đổi, cải tạo xã
hội, con người mà Đôxtôiepxki nêu lên chưa phải là “cánh tay chỉ đường”

chuẩn xác - mà chính ông nhiều lúc thành thực chứng minh là bất lực - nhưng
sẽ đời đời sống mãi…, mới xác lập được xã hội hài hòa, con người hài hòa hài hòa của Chân, Thiện, Mĩ” [3, 386].
Ta cũng có thể kể đến một số bài viết, công trình nghiên cứu khác về
Đôxtôiepxki của nhiều nhà nghiên cứu như: Trần Đình Sử với bài viết Bakhtin
và thi pháp về Đôxtôiepxki; Hoàng Trinh có bài Thi pháp Đôxtôiepxki dưới con
mắt Bakhtin; Phạm Mạnh Hùng với bài viết Lời giới thiệu cuốn tiểu thuyết cuối
cùng của Đôxtôiepxki… Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu này
của các tác giả đã góp phần làm rõ con người và tư tưởng nghệ thuật của
Đôxtôiepxki. Điều này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiến hành
nghiên cứu về Đôxtôiepxki và cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông.
Ngoài ra, ta cũng cần kể đến các khóa luận của các sinh viên về
Đôxtôiepxki, ví dụ như: Khóa luận tốt nghiệp của Hoàng Thị Diên
(ĐHSPHN, 1999) với đề tài Một số đặc điểm thi pháp của Đôxtôiepxki thể
hiện trong tác phẩm “cô gái nhu mì”; Nguyễn Thị Hà Giang (ĐHSPHN,
2005) với Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Anh em nhà Karamadop”
của F.M. Đôxtôiepxki; Lê Thị Hảo (ĐHSPHN 2, 2012) với đề tài Nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật Aliosa Karamadop trong tiểu thuyết “Anh em nhà
Karamadop” của F.M.Đôxtôiepxki... Những khóa luận này đã giúp chúng tôi
rất nhiều trong việc làm đề tài này.
Tuy nhiên, vấn đề “Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Anh em nhà
Karamadop của F.M. Đôxtôiepxki” lại chưa được tìm hiểu nghiên cứu một
cách có hệ thống trong các công trình nghiên cứu. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn
khảo sát và đi sâu tìm hiểu đề tài “Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết

5


Anh em nhà Karamadop của F.M. Đôxtôiepxki”. Tất cả những tài liệu và
những nhận xét trên sẽ là những ý kiến quý báu giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình triển khai đề tài.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi là làm sáng tỏ: “Không gian nghệ thuật trong tác
phẩm Anh em nhà Karamadop của F.M. Đôxtôiepxki”. Và để thực hiện được
mục đích trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu về các kiểu không gian nghệ thuật có trong tác phẩm
- Tìm hiểu về cách tổ chức các không gian nghệ thuật trong tác phẩm
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu; giới thuyết khái niệm
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài
này là tiểu thuyết Anh em nhà Karamadop. Trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi sử dụng bản dịch của dịch giả Phạm Mạnh Hùng, Nxb Văn học
trung tâm văn hoá Đông Tây, năm 2000.
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề
tài này chỉ giới hạn ở: “Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Anh em nhà
Karamadop của F.M. Đôxtôiepxki”.
* Giới thuyết về khái niệm:
Trong quá trình nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều
quan niệm khác nhau về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Tuy
nhiên các quan niệm này đều gặp gỡ nhau ở một điểm và cho rằng không gian
nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Đó là mô hình nghệ
thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí và số phận
của mình trong không gian đó. Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan
trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc hình
thức nghệ thuật.Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là không gian nghệ thuật là
hình thức mang tính nội dung.

6


Trong Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử cho rằng: “Cũng như thời
gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ

thuật. Nếu như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều:
cao; rộng; xa và chiều thời gian thì không có hình tượng nghệ thuật nào
không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó.
Nhưng không gian nghệ thuật có điểm đặc biệt, bản thân người kể chuyện hay
nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định,
tức là trong không gian” [10, 107]. Nó không đồng nhất với không gian hiện
thực bên ngoài. Nó thể hiện tính chất của một thế giới tinh thần, trong đó, sự
vật có cách biểu hiện và tổ chức theo một ý nghĩa riêng.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả đưa ra khái niệm không
gian nghệ thuật như sau: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên
trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả
trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một “điểm nhìn” diễn
ra trong một “trường nhìn” nhất định. Không gian nghệ thuật gắn với cảm
thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể còn có
không gian tâm tưởng” [7, 160]. Do vậy, không gian nghệ thuật mang tính
độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lí. Không gian nghệ
thuật là một hiện tượng khép kín như không gian trò chơi nằm trong quy ước
chung giữa tác giả và người đọc, do tác giả đề xuất và người đọc đồng cảm.
Nhìn chung, không gian nghệ thuật không phải là không gian hiện thực,
vật lí mà là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của con người trong
thế giới nghệ thuật. Nó là hình thức tồn tại của sự sống con người gắn liền với
ý niệm về sự cảm nhận, về giới hạn giá trị của con người. Nó được coi là
không quyển tinh thần bao bọc cảm thức con người, là một hiện tượng tâm
linh nội cảm chứ không phải là một hiện tượng địa lí hay vật lí. Không gian
nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho

7


quan niệm ấy.

Tóm lại, không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ
thuật. Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian, các miền phương vị:
cao - thấp; xa - gần; các chiều sâu - rộng - cao… tạo thành các ngôn ngữ nghệ
thuật để biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm. Sự lặp lại của các mô
hình không gian tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp chủ đạo là
nghiên cứu thi pháp học. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương
pháp bổ trợ như:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê-phân loại
- Phương pháp phân tích- tổng hợp…
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được triển
khai làm hai chương:
Chƣơng 1. Các kiểu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Anh em
nhà Karamadop của F.M. Đôxtôiepxki.
Chƣơng 2. Tổ chức không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Anh em nhà
Karamadop của F.M. Đôxtôiepxki.

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
ANH EM NHÀ KARAMADOP CỦA F.M.ĐÔXTÔIEPXKI

1.1. Không gian căn phòng
Không gian căn phòng (có thể là phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn,

phòng bếp, phòng đọc sách…) là nơi diễn ra các hoạt động thường nhật của
con người, là nơi mà con người bộc lộ bản thân mình một cách rõ nét và chân
thật nhất. Trong tiểu thuyết Anh em nhà Karamadop, không gian căn phòng
xuất hiện với tần số dày đặc và đa số hoạt động của các nhân vật đều gắn liền
với khoảng không gian này.
1.1.1. Những “ổ trụy lạc”
Khi tìm hiểu tiểu thuyết Anh em nhà Karamadop, ta không thể không nói
đến cái “ổ trụy lạc” của Fiodor Pavlovitr. Căn nhà này chính là nơi đã diễn ra
vụ án giết người và cũng là sự kiện chính của cả tác phẩm.
Ngay từ phần mở đầu, khi giới thiệu về các nhân vật chính trong bộ tiểu
thuyết của mình, Đôxtôiepxki đã đề cập tới căn nhà của Fiodor Pavlovitr. Một
căn nhà “không phải ở ngay trung tâm thành phố nhưng cũng không hẳn ở
ngoại ô. Ngôi nhà khá cũ kĩ, nhưng bề ngoài nom dễ thương: một tầng, có gác
nóc, sơn xám, lợp tôn đỏ. Tuy vậy nó còn vững chãi chán, rộng rãi, tiện lợi.
Trong nhà có nhiều buồng kho, nhiều xó xỉnh và những cầu thang bất ngờ…”
[5, 135]. Căn nhà này chính là nơi mà ngay khi Adelaida Ivanovna (người vợ
đầu tiên của Fiodor) vừa bỏ đi, ông ta đã “tức khắc lập nên trong nhà cả một
hậu cung và ăn chơi nhậu nhẹt bừa phứa” [5, 12] và ngay cả khi cô vợ này
mất thì ông ta lại làm “mọi người phát ớn lên vì cái trò khóc lóc than vãn của
y, còn nhà y lại biến thành cái ổ trụy lạc…” [5, 13]. Không chỉ có vậy, sau

9


khi lấy Xofia Ivanovna, một cô gái ngây thơ và không có một chút của cải
thừa kế nào, Fiodor Pavlovitr không thèm nể nang gì vợ mình, ông ta đã chà
đạp lên tất cả những điều đáng lẽ ra cần phải gìn giữ trong cuộc sống vợ
chồng “Nhà y, bất chấp sự có mặt của vợ, là cái ổ truy hoan cho các ả mèo
mả gà đồng kéo đến, và chúng chơi bời thả cửa” [5, 18]. Ta thấy, khi Fiodor
Pavlovitr còn trẻ, căn nhà của ông ta dường như lúc nào cũng đậm mùi “son

phấn”, nó được Đôxtôiepxki xây dựng giống như một “nhà chứa”, là nơi diễn
ra các cuộc truy hoan không giới hạn của Fiodor Pavlovitr.
Khi nói đến căn nhà của Fiodor Pavlovitr, người ta không thể bỏ qua căn
phòng ở của gia nhân, nơi ở của lão Grigori, bởi đây là nơi sinh sống của cả
ba đứa con của Fiodor Pavlovitr khi chúng bị chính cha đẻ của mình lãng
quên. Cả Đmitri, Ivan, và Aliosa đều có thời gian được lão gia nhân Grigori
đón về nuôi trong căn nhà của gia nhân và cả Xmerdiacop, đứa con hoang của
Fiodor Pavlovitr cũng được nuôi dưỡng tại đây. Nguyên nhân là bởi vì Fiodor
Pavlovitr quá mải mê với những cuộc hoan lạc mà quên mất những đứa con
của mình. Và chăng nếu có nhớ thì y cũng tống chúng cho lão Grigori thôi bởi
y sợ những đứa trẻ sẽ trở nên vướng víu trong những cuộc vui của y. Đó là
người cha tồi tệ chỉ biết sống vì bản thân mình không quan tâm đến bất cứ ai
và bất cứ thứ gì. Còn Grigori là lão gia nhân trung thành và tận tụy của
Fiodor, lão thường bênh vực chủ của mình khi thấy chủ của mình bị người
khác chê cười hay phỉ nhổ, lão yêu thương vợ và không có con. Khi đưa
những đứa trẻ về thì chính lão tự tay tắm giặt cho chúng và có lẽ lão yêu
thương chúng, đặc biệt là Ivan và Aliosa, bởi lão rất yêu quý Xofia Ivanovna
_mẹ của hai đứa trẻ này, thậm chí, vì Xofia có lần lão đã cãi lại chủ của mình.
Không chỉ có vậy, như ta đã biết cái đinh của cốt truyện xoay quanh mối
mâu thuẫn, xung đột về tiền và về tình giữa Fiodor Pavlovitr với người con
trai đầu lòng của mình là Đmitri. Cả hai con người này đều là những kẻ có

10


những đam mê dục vọng đến điên cuồng và họ đều cần tiền để thỏa mãn niềm
đam mê ấy. Nếu Fiodor Pavlovitr cần tiền vì “ta sống càng lâu thì càng cần
tiền…Giờ đây ta vẫn còn là một gã đàn ông sung sức, ta mới năm mươi
nhăm, nhưng ta muốn về phương diện đàn ông ta vẫn cứ sung sức như thể hai
mươi năm nữa, vì nếu ta già đi thì đàn bà sẽ coi ta là đồ bỏ đi, sẽ không tự

nguyện đến với ta nữa, chính vì thế ta lại càng cần tiền.Bởi thế bây giờ ta vẫn
tích cóp sao cho thật nhiều, cho một mình ta thôi…, vì ta muốn sống phóng
đãng cho đến chót đời…Sống phóng đãng thật là khoái” [ 5, 251] thì Đmitri
cần có tiền để bảo vệ danh dự của mình trước Caterina và để có thể lấy được
Grusenca. Chính trong căn nhà của Fiodor Pavlovitr, Đmitri đã không ngại
ngần gì cả mà đánh cha của mình chỉ vì anh ta nghi ngờ ông đã giấu Grusenca
ở một nơi nào đó trong nhà. Ta thấy trong căn nhà này không có cái gọi là
tình thân và ngoại trừ Aliosa thì các thành viên trong gia đình này đều nhìn
nhau bằng ánh mắt ngập đầy thù hận. Cuối cùng, căn nhà này cũng là nơi mà
tội ác đã diễn ra. Fiodor Pavlovitr là người luôn thích đóng cửa và ở một
mình. Ông ta sợ Đmitri sẽ tìm đến mình nên căn phòng ngủ của ông ta luôn ở
trong trạng thái đóng kín, cả cửa sổ và cửa ra vào “cứ đêm đến thậm chí tối
đến là cụ đóng cửa cài then bên trong” [5, 392]. Ông ta chỉ mở chúng ra khi
Grusenca đến hoặc khi có việc gấp, ông ta đã nói những tín hiệu cố định với
Xmerdiacop “hiệu thứ nhất năm tiếng gõ nghĩa là “Agrafena đã tới”, còn
hiệu thứ hai ba tiếng nghĩa là “Có việc gấp” [5, 392]. Fiodor Pavlovitr tuy sợ
Đmitri nhưng cái ham mê nhục dục trong ông ta vẫn chiến thắng tất cả. Ông
ta chấp nhận mạo hiểm chỉ để có thể được gặp Grusenca. Ta thấy, dù đã
không còn trẻ trung gì nữa nhưng lửa dục vẫn không ngừng thiêu đốt trong
con người của Fiodor Pavlovitr. Căn nhà của ông ta dường như bị bao trùm
bởi những dục vọng tăm tối không thể nào xua đi được.
Ngoài căn nhà của Fiodor Pavlovitr, chúng ta còn cần kể tới quán rượu

11


tại Mocroe, nơi mà Đmitri, sau khi đánh bất tỉnh lão Grigori đã bất chấp tất cả
mà chạy đến để tìm Grusenca. Quán rượu này cũng là nơi mà Đmitri đã từng
dùng tiền của Caterina gửi mình để ăn chơi, thác loạn cùng với Grusenca.
Sau khi đã vạch trần sự bịp bợm của hai người Ba Lan khi đánh bài tiền,

trong quán rượu này ngay lập tức đã diễn ra “cuộc ăn chơi cuồng loạn, bữa
tiệc long trời lở đất…Căn phòng họ vẫn ngồi cho đến lúc này là căn phòng
chật chội, ngăn đôi bằng tấm rèm vải hoa, sau tấm rèm cũng là một chiếc
giường đồ sộ có nệm lông chim xốp và một chồng gối cao ngất cũng bọc vải
hoa. Trong cả bốn căn phòng “sạch sẽ” của nhà này, phòng nào cũng có
giường…Bọn con hát tụ tập ở đây vẫn là những ả lần trước; những người Do
Thái mang violon và đàn xita cũng đã đến, cuối cùng cỗ xe chở rượu và thực
phẩm mà họ nóng lòng mong đợi đã tới nơi” [5, 616]. Tất cả những con
người ở đây đều tham gia vào cuộc ăn chơi một cách nhiệt tình và vui vẻ, đặc
biệt là Đmitri “Tóm lại, bắt đầu một sự lộn xộn và lố lăng. Nhưng Mitia như
cá gặp nước, và càng lố lăng thì Mitia càng náo nức” [5, 617].Chính trong
quán rượu này, Đmitri đã để cho mình sa ngã một cách triệt để. Tại đây,
Đmitri đã bất chấp mọi thứ, vứt bỏ cả một chút danh dự mà chàng vẫn luôn cố
gắng níu giữ trong chiếc bọc vải chứa đựng một ngàn rưỡi rúp mà chàng đã
lén để lại từ số tiền lấy từ chỗ Caterina “Mãi đến hôm qua tôi mới quyết định
xé cái bọc vải ra, khi từ chỗ Fenia đến Perkhotin, trước đó tôi vẫn chưa dám,
xé ra xong là lập tức tôi trở thành thằng ăn cắp, rành rành là thằng ăn cắp,
không còn chối cãi gì được nữa, suốt đời là một kẻ bất lương” [5, 697]. Ta có
thể nhìn nhận quán rượu này là nơi khởi đầu mọi nỗi bất hạnh và oan khuất
của Đmitri bởi vì sau lần đầu tiên đưa Grusenca đến đây và chơi bời thả cửa,
Đmitri đã phải đối mặt với sự dằn vặt của lương tâm. Chàng cảm thấy xấu hổ
thậm chí không dám đối mặt với Caterina vì đã lỡ tiêu số tiền mà nàng đã tin
cậy đưa cho mình để nhờ gửi cho người chị họ ở Maxcơva. Và chính Đmitri

12


đã tuyên bố với mọi người rằng trong cuộc ăn chơi đó chàng đã tiêu hết tất cả
ba ngàn rúp mà Caterina đưa, điều này khiến cho việc chàng tiếp tục có tiền
để tổ chức ăn chơi cùng Grusenca sau cái chết của Fiodor Pavlovitr bị nghi

ngờ. Chính những cuộc ăn chơi trong quán rượu là một trong những nguyên
nhân chính khiến cho Đmitri bị kết án là kẻ có tội.
Và cuối cùng, ta không thể không kể đến căn phòng trọ của Xmerdiacop.
Căn phòng này là nơi đã diễn ra hai cuộc trò chuyện thứ hai và thứ ba của
Xmediacop và Ivan. Lần đầu tiên Ivan đến căn phòng của hắn, đó là một gian
phòng có “lò sưởi lát gạch men và tỏa hơi rất nóng. Tường dán giấy bồi màu
xanh thật đẹp, tuy đã rách cả rồi, bên dưới, trong những vết nứt, gián bò lúc
nhúc, thành thử luôn luôn có tiếng loạt xoạt. Đồ đạc thảm hại: hai chiếc ghế
băng hai bên tường và hai chiếc ghế dựa. …Trên bàn có chiếc xamova nhỏ
bằng đồng đã méo mó nhiều và một chiếc khay với hai cái chén” [5, 850].
Trong lần viếng thăm này, Ivan tiếp tục chất vấn Xmerdiacop về cái chết của
cha mình. Ivan có phần bàng hoàng, phẫn nộ về những lí lẽ của Xmerdiacop
và sau khi trò chuyện với Xmerdiacop, Ivan đau khổ như “bị đâm nhát dao”
và tâm trí chàng lại bị những lí lẽ của Xmerdiacop ảnh hưởng “Phải, ta mong
muốn điều đó, đấy là sự thật! ta mong muốn, ta mong muốn có vụ giết người!
Ta có muốn xảy ra vụ giết người không, ta có muốn không?…” [5, 856].
Thậm chí, Ivan còn nảy ra ý định giết Xmerdiacop. Ở lần thứ ba Ivan tìm đến
để chất vấn Xmerdiacop, căn phòng đã có sự thay đổi “một trong số những
ghế băng ở phía bên đã được mang đi, thay vào đó là chiếc đi văng giả gỗ
đào cũ kĩ, lớn, bọc da. Trên trải nệm với những chiếc gối trắng sạch sẽ” [5,
862]. Ta thấy trong khi Ivan lo lắng với cảm giác có thể mình là hung thủ
trong cái chết của cha thì Xmerdiacop, kẻ chính tay sát hại cha lại không mảy
may có chút gì gọi là lo sợ hay đau khổ. Hắn vẫn còn thời gian để sắp xếp lại
căn phòng của hắn, hắn vẫn mỉa mai sự lo lắng của Ivan và hắn còn khuyên

13


chàng nên về nhà ngủ kĩ, chẳng cần lo gì hết. Trong chính cuộc gặp gỡ này,
Xmerdiacop đã thú nhận với Ivan rằng chính hắn là kẻ đã giết chết Fiodor

Pavlovitr và theo như lời hắn nói hắn giết lão già cùng với Ivan “Chỉ cùng với
cậu thôi. Giết cùng với cậu, còn Đmitri Fiodorrovitr hoàn toàn vô tội” [5,
866]. Hắn thú nhận tội lỗi như lẽ đương nhiên và không có gì đáng hổ thẹn cả,
đáng nói hơn nữa là Xmerdiacop còn ngồi và phân tích cho Ivan nghe quá trình
gây án của mình một cách bình tĩnh, thản nhiên như đang nói một câu chuyện
phiếm bình thường. Xmerdiacop là một con quỷ độc ác, trâng tráo nhưng mềm
dẻo, linh hoạt, hắn luôn có thể biện bạch cho bất cứ hành động đê tiện nào mà
hắn gây ra… Vì vậy, sau mỗi cuộc nói chuyện với Xmerdiacop, Ivan đều bị
những triết lí, những sự lí giải của Xmerdiacop về chính tư tưởng của mình làm
cho bối rối, ngạc nhiên và đôi khi còn cảm thấy kinh sợ…
1.1.2. Những căn phòng “thánh thiện”
Những căn phòng “thánh thiện” trong tiểu thuyết Anh em nhà
Karamadop gắn liền với mảng không gian trong tu viện. Sự “thánh thiện” này
được hiểu theo những cảm nhận của nhân vật chính Aliosa. Không gian tu
viện là khoảng không gian mà đối với Aliosa nó giống như là chốn dừng chân
sau những chặng đường mỏi mệt, là nơi anh có thể thả lỏng chính mình “Ở
đây yên tĩnh, thánh thiện, còn ở ngoài thì rối loạn, ở đấy tối tăm mịt mù làm
ta lập tức mất hướng và lạc đường” [5, 229].
Như chúng ta đã biết, Aliosa là một anh chàng tập tu và anh sống trong
tu viện cùng với thầy của mình là trưởng lão Zoxima, một vị trưởng lão đáng
kính. Đây là một tu viện ở một thị trấn nhỏ tên là “Bãi thả gia súc”, nó trở nên
nổi tiếng là nhờ có các “trưởng lão”. Nhờ có các trưởng lão mà “người hành
hương từ khắp nước Nga vượt hàng ngàn dặm đường” [5, 38] để đến thăm tu
viện. Người ta tin ở các trưởng lão và người ta đến để xưng tội và xin ban
phước lành. Và chính tu viện này là nơi đã diễn ra cuộc gặp mặt của gia đình

14


Karamadop, nói đúng hơn là cuộc gặp mặt để nói về vấn đề tài sản giữa

Đmitri và người cha Fiodor Pavlovitr mà tác giả đã đặt tên cho cuộc họp mặt
này là “Cuộc họp mặt không đúng chỗ”.
Cuộc họp mặt này diễn ra ở căn phòng trong tu xá của trưởng lão
Zoxima. Căn phòng này “chẳng rộng rãi chút nào và nom có vẻ ủ ê. Đồ vật
và bàn ghế đều thô sơ, tồi tàn và chỉ là những thứ cần thiết nhất. Hai chậu
hoa trên cửa sổ, trong góc có nhiều tranh thánh, một bức vẽ Đức Mẹ đồng
trinh, kích thước rất lớn và có lẽ vẽ từ rất lâu trước cuộc li giáo. Trước bức
tranh leo lét một cây đèn thờ. Cạnh bức tranh đó là hai bức tranh khác lồng
trong những tấm khung lấp lánh, rồi cạnh đó là những thiên thần nhỏ bé thiếu
vẻ tự nhiên, những quả trứng nhỏ bằng sứ, một cây thập giá bằng ngà voi với
Materdolorosa ôm lấy nó và mấy bức tranh khắc của các nghệ sĩ Ý vĩ đại ở
các thế kỉ trước. Bên cạnh những tranh khắc duyên dáng và đắt tiền ấy là mấy
bức in thạch bản kiểu dân gian Nga, họa hình các thánh, những bậc tuẫn đạo,
các giáo sĩ thánh thiện có bán ở tất cả các chợ phiên với giá vài xu. Có mấy
bức chân dung các tổng giám mục Nga thời nay và thời trước, nhưng ở các
bức tường khác…” [5, 55]. Trưởng lão Zoxima là một con người giản dị, yêu
thiên nhiên và đức hạnh, một lòng tin tưởng vào Chúa. Căn phòng ông ở tất
cả đồ dùng đều là những thứ cần thiết nhất và đều đã cũ hết cả. Tất cả những
thứ để trang trí trong phòng Cha đều là những bức tranh, những đồ vật dù đắt
hay rẻ đều liên quan đến đạo Kito giáo. Khi các vị khách đến, trưởng lão thì
ngồi trên “chiếc đi văng nhỏ bằng gỗ đỏ bọc da kiểu cách rất cổ” [5, 54]còn
các vị khách thì ngồi đối diện trên “bốn chiếc ghế bằng gỗ đỏ bọc da màu đen
đã xơ xác lắm rồi” [5, 55], ngoài ra, “các giáo sĩ ngồi hai bên, một người
cạnh cửa ra vào, người kia cạnh cửa sổ. Anh chủng sinh, Aliosa và người tập
tu vẫn đứng” [5, 55], và lúc này Đmitri vẫn còn chưa đến. Đây là khung cảnh
khi diễn ra cuộc trò chuyện giữa các nhân vật. Tại không gian này, Fiodor

15



Pavlovitr đã cư xử một cách lố bịch, dù cố tỏ ra là lịch sự nhưng ông ta vẫn cứ
thích diễn kịch như mọi khi dù đây có là trong tu viện đi chăng nữa. Ông ta là
kẻ vô học và thích biến mình thành một thằng hề “Trước mặt cha đây là một
thằng hề, một thằng hề đích thực! Tôi xin tự giới thiệu như thế. Một thói quen
cũ, than ôi! Còn đôi khi tôi nói dóc không đúng lúc thì đấy là có chủ ý, cốt để
pha trò và làm cho mình trở nên dễ thương” [5, 56]. Thậm chí, ông ta kể
những câu chuyện không có thật, xuyên tạc về kinh thánh, ông ta nói về kinh
thánh, về Chúa Trời với thái độ bông đùa, cợt nhả chứ không phải là với lòng
thành kính. Đây là “một việc không thể dung thứ được. Có đến bốn năm chục
năm nay, từ thời các trưởng lão trước, khách khứa vẫn tụ tập trong căn
phòng này, nhưng bao giờ cũng rất mực sùng kính, không bao giờ khác. Tất
cả những ai được vào đây đều hiểu rằng đây là một ân huệ lớn đối với họ” [5,
59]. Ở đây, ta thấy, sự thánh thiện của căn phòng này đang bị những kẻ vô
thần, những kẻ lố lăng, đồi bại làm cho bị ô uế. Ngay từ đầu cuộc nói chuyện,
Piot’r Alecxandrovitr Miuxov; Fiodor Pavlovitr và Ivan đã cố ý không tiếp
nhận sự ban phước của Cha như những con chiên ngoan đạo, tuy nhiên, dù có
như vậy hay kể cả khi Fiodor Pavlovitr có những lời nói và hành động lố bịch
và quá đáng thì trưởng lão Zoxima vẫn luôn mỉm cười. Cha không chê trách
ai cả, luôn mỉm cười và lắng nghe hết những câu chuyện của mọi người và
đưa ra những lời khuyên hữu ích. Chính bằng sự hiểu biết và đức hạnh của
mình mà trưởng lão đã khiến cho Ivan, một con người vô thần, “đứng dậy, tới
trước Cha, nhận phước Cha ban cho, rồi hôn tay Cha và lẳng lặng trở về
chỗ…” [5, 101]. Trưởng lão Zoxima giống như một vị sứ giả của Chúa, ông
lặng lẽ ngồi, nghe người ta nói chuyện, mỉm cười và cầu nguyện cho bọn họ.
Ông như đã tiên tri được tội ác và những nỗi bất hạnh mà Đmitri sắp phải
gánh chịu. Vì vậy, ông đã quỳ gối trước chàng trai này. Ông đã khuyên Aliosa
nên hoàn tục, nên trở về nhà để giúp đỡ, giải hòa mối mâu thuẫn giữa bố và

16



các anh, đồng thời, trưởng lão cũng hi vọng Aliosa có thể ngăn chặn được
những tội ác sắp xảy ra trong gia đình mình.
Không chỉ là nơi diễn ra cuộc trò chuyện của nhà Karamadop, căn phòng
đơn sơ này còn là nơi mà trưởng lão Zoxima trút hơi thở cuối cùng. Và tại
đây, trưởng lão đã đưa ra những lời thuyết giảng về cuộc sống và về niềm tin
vào Chúa. Qua thư từ của Đôxtôiepxki chúng ta được biết rằng với nhân vật
Zoxima, nhà văn định khắc họa một người Kito giáo trong trắng, lý tưởng, có
lý luận mà những lời thuyết giảng của ông sẽ đập tan tành những lời lẽ báng
bổ Thượng Đế của Ivan. Tuy nhiên, qua tác phẩm, chúng ta lại thấy rằng
chính trong những lời thuyết giảng tràng giang đại hải của trưởng lão về đời
sống của nhân dân tồn tại sự đau khổ đầy rẫy dưới thế gian và cái ác đánh bại
cái thiện. Người dân chết dần chết mòn vì nạn say rượu, tàn bạo với gia đình,
với vợ con, “ở các công xưởng thậm chí tôi đã thấy cả những trẻ em mười
tuổi, chúng còm cõi, héo hon và đã trụy lạc” [5, 453]. Trưởng lão nhìn thấy
sự đối kháng giữa chủ và tớ diễn ra khắp nơi, ở châu Âu người nghèo nổi dậy
dùng sức mạnh chống lại bọn bóc lột giàu có, đầu rơi máu chảy khắp nơi vậy
thì làm sao mà chấp nhận được thế giới của Chúa Trời? Cuối cùng, lối thoát
mà trưởng lão đề ra cho nước Nga là “Chúa Trời sẽ cứu vớt con dân của
Ngài, bởi vì nước Nga vĩ đại do sự quy thuận của mình” và “rồi đây cuối
cùng ngay cả người giàu đồi bại nhất của chúng ta cũng sẽ xấu hổ với người
nghèo về sự giàu có của mình, còn người nghèo thấy người giàu khiêm
nhượng như vậy, sẽ hiểu họ và vui sướng nhượng bộ” [5, 455]. Ta thấy lập
luận của trưởng lão Zoxima đáp lại những lời lẽ vô thần và báng bổ Thượng
Đế của Ivan thì thật là yếu ớt, không có sức thuyết phục và rõ ràng ý định của
Đôxtôiepxki dành cho trưởng lão Zoxima vai trò người thầy của cuộc sống rõ
ràng là không thành công. Cũng trong không gian tu viện này, sau khi trưởng
lão Zoxima qua đời (trước đó, rất nhiều người (trong đó có Aliosa) đã kì vọng

17



và tin chắc rằng cái chết của trưởng lão sẽ tạo ra một điều gì đó kì diệu và làm
vẻ vang cho tu viện), cái chết của ông không những không đem lại điều gì kì
diệu mà xác của ông còn bốc mùi “đi trước cả diễn biến của tự nhiên” [5,
478]. Khi chứng kiến sự kiện này, nhiều người, dù là những người từng rất
quý mến và ủng hộ Cha lại cảm thấy vô cùng thích thú bởi vì “người đời
thích thấy bậc công chính sa ngã và bị ô nhục” [5, 475].Và chính Aliosa cũng
có sự nghi ngờ về tính thần thánh của trưởng lão Zoxima khi xác ông bốc
mùi. Đó là sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực của Đôxtôiepxki và cũng là
thắng lợi của thực tế đối với ý đồ chủ quan. Nó đã làm cho Aliosa mất lòng
tin vào sự thần thánh của trưởng lão Zoxima và cả với Chúa Trời.
Tuy nhiên, sự mất lòng tin của Aliosa cũng không kéo dài quá lâu. Ngay
khi chàng bỏ đi, Cha Paixi chắc chắn một điều rằng “Con sẽ còn trở lại” [5,
486]. Và cuối cùng, ngay sau cuộc trò chuyện tại nhà Grusenca, Aliosa đã
quyết định trở về tu viện, quỳ gối bên linh cữu của vị trưởng lão mà anh luôn
kính trọng. Lúc này,“trong tâm hồn anh không còn sự thương cảm sướt mướt,
nhức nhối, đau khổ như sáng nay nữa” mà giờ đây “trong tâm hồn có một cái
gì toàn vẹn, vững chắc, thư thái, anh ý thức được điều đó” [5, 517].
Trong Anh em nhà Karamadop, không gian tu viện có thể xem là chốn
dừng chân nghỉ lấy sức của Aliosa trên con đường ngăn chặn cái ác có thể xảy
ra ngay chính trong gia đình của mình. Không gian này xuất hiện không nhiều
nhưng lại là không gian không thể thiếu trong tác phẩm. Nó đã tạo ra những
tình huống để nhà văn nói lên quan niệm về Chúa Trời thông qua ngôn ngữ
của các nhân vật. Đối với Đôxtôiepxki “Đức Chúa Giêsu với ý nghĩa tượng
trưng của hình tượng này không những chỉ là chân lí tuyệt đối mà còn là một
kiểu hành động vốn phù hợp với chân lí đó” và “Tình hữu ái về mặt đạo đức
giữa mọi người do Đức Chúa Giêsu nêu lên được thực hiện bằng lòng nhân ái
tuyệt đối cao . Đức Chúa Giêsu là một chỉnh thể toàn vẹn, trong đó giữa chân


18


lí và phương tiện thể hiện chân lí xuất hiện mối liên hệ ngược và hình thành
kiểu ứng xử xã hội mà Đôxtôiepxki quý trọng” [9, 81].
1.1.3. Không gian “ngưỡng cửa”
“Ngưỡng cửa là nơi phân biệt bên trong và bên ngoài, là ranh giới của
bình yên và thay đổi, cái mà con người sẽ bước qua để tiến tới hoặc thụt lùi
và đó là thời điểm khủng hoảng có thể dẫn đến thành công hay tai họa” [11,
88]. Khi tìm hiểu các sáng tác của Đôxtôiepxki, chúng ta không thể không
nhắc tới không gian “ngưỡng cửa” bởi: “ông bao giờ cũng miêu tả con người
ở thời điểm sắp đưa ra quyết định cuối cùng trong thời điểm khủng hoảng,
vào thời điểm bước ngoặt chưa hoàn thành và không được ấn định trước của
tâm hồn” [1, 51] và Đôxtôiepxki thường miêu tả cuộc đời con người trên các
“ngưỡng giới hạn”. Trong tiểu thuyết Anh em nhà Karamadop, không gian
“ngưỡng cửa” xuất hiện khá nhiều. Đầu tiên, chúng ta cần kể đến cái cửa sổ
trong căn buồng ngủ của Fiodor Pavlovitr, nơi mà Đmitri có ý định giết bố.
Cửa sổ này luôn luôn được đóng kín và nó chỉ mở ra khi nghe thấy những tín
hiệu mà Fiodor Pavlovitr đã nói trước với Xmediacop. Khoảng không gian
vắng lặng, Đmitri đứng trong vườn và nhìn qua cửa sổ để theo dõi căn buồng
ngủ của cha mình bởi vì chàng nghi ngờ Grusenca đang ở chỗ ông cụ. Để xác
định sự chắc chắn cho nghi ngờ của mình, Đmitri đã thử gõ tín hiệu theo đúng
lời của Xmerdiacop dặn và gần như ngay lập tức, cánh cửa được mở ra “Ông
già suýt nhào ra khỏi của sổ, nhìn về phía bên phải, phía có cửa ra vào vườn,
cố nhìn kĩ trong bóng tối…Mitia đứng nhìn ở phía bên, không động đậy. Cả
khuôn mặt trông nghiêng đáng ghét của ông già, cái yết hầu thây lẩy, cái mũi
khoằm hớn hở chờ đợi khoái lạc, cặp môi, tất cả đều được soi tỏ trong ánh
sáng chênh chếch của ngọn đèn ở bên tay trái phòng…” [5, 562]. Hình ảnh
đáng ghét của Fiodor Pavlovitr khiến cho Đmitri điên lên và anh ta thậm chí
muốn giết cha mình “Sự ghê tởm mỗi lúc một tăng, đến mức không thể chịu


19


đựng nổi, Mitia không còn biết thế nào là phải nữa và rút phăng chiếc chày
đồng ra…” [5, 562]. Đọc đến đây, ta có cảm giác như Đmitri đã lựa chọn việc
giết bố. Anh ta đã bị quỷ dẫn đường và gây nên một tội lỗi không thể tha thứ.
Anh ta đã vượt qua ngưỡng cửa cuối cùng của cái thiện để đến với cái
ác…Tuy nhiên, hoàn toàn không phải như vậy “Lúc ấy Chúa đã ngăn dữ tôi
…” [5, 562]. Đmitri đã không sa chân vào tội ác. Anh ta đã giữ lại được cho
mình tia lí trí cuối cùng. Ngay nơi cửa sổ đã diễn ra sự đấu tranh trong thế
giới nội tâm của Đmitri. Nếu như Đmitri bất chấp tất cả nhảy qua cửa sổ vào
phòng giết bố có nghĩa là ở trong con người chàng cái ác đã chiến thắng và nó
đang ngự trị trong tâm hồn chàng. Tuy nhiên, cuối cùng thì cái thiện cũng đã
chiến thắng cái ác. Trong hoàn cảnh này, Đôxtôiepxki đã đặt Đmitri vào tình
thế buộc phải lựa chọn “đi tiếp” hay “quay đầu”. Đây cũng là bút pháp quen
thuộc của ông. Ông luôn đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh, những
ranh giới giữa tốt và xấu, thiện và ác, …mà ở đó nhân vật buộc phải lựa chọn
hướng đi cho mình.
Không gian “ngưỡng cửa” không chỉ được thể hiện ở chi tiết ô cửa sổ
trong căn buồng của Fiodor Pavlovitr mà nó còn được thể hiện ở cánh cửa
phòng trọ của Đmitri. Khi Đmitri còn làm lính, chàng đã gặp Caterina. Như
chúng ta đã biết, Caterina là một người con gái xinh đẹp và kiêu ngạo. Khi
nàng trở về thăm nhà, nàng trở thành “hoàng hậu của các vũ hội” [5, 162].
Tuy nhiên, khi cha nàng bị thiếu tiền nợ công quỹ, để giúp người cha của
mình không bị cách chức và bị làm nhục khi đã về già nàng đã quyết định đến
gặp Đnitri theo lời hẹn của anh, đến để vay tiền. Nàng lẻn vào nhà để gặp
Đmitri “ngoài phố, không ai nhận ra nàng lẻn vào nhà tôi, vì thế trong thành
phố không có điều tiếng gì…” và “Nàng vào và nhìn thẳng vào tôi, cặp mắt
tối sầm đầy vẻ kiên quyết, thậm chí táo tợn, nhưng môi và xung quanh môi, tôi

thấy vẫn lộ vẻ do dự” [5, 165]. Có lẽ trước khi bước vào căn phòng này,

20


Caterina vẫn phải băn khoăn lo nghĩ . Một bên là người cha già và một bên là
danh dự của bản thân. Cuối cùng, Caterina cũng đã quyết định bỏ qua những
băn khoăn về mặt danh dự của mình và việc cô cần làm là giúp đỡ cha mình
sao cho ông không bị ám ảnh bởi số tền quỹ thiếu hụt ấy… Nàng quyết định
hi sinh vì cha mình và đặc biệt, khi đó, nàng không biết Đmitri sẽ xử sự với
mình như thế nào, liệu có khinh bạc nàng hay không. Qua đó, ta thấy được sự
hiếu thảo và tấm lòng cao đẹp của Caterina.
Không chỉ có vậy, không gian này còn được thể hiện ở sự ra đi của Ivan
sau cuộc nói chuyện với Xmediacop. Dù có nghe ra sự ám chỉ trong lời nói
của Xmerdiacop, Ivan vẫn quyết định bỏ đi. Anh không hề mảy may có ý
định ở lại để ngăn cản cái ác có thể xảy ra trong gia đình mình. Sau khi ra
khỏi nhà bố “Xe chuyển bánh và phóng đi. Tâm hồn người đi rối bời, nhưng
chàng hau háu nhìn xung quanh - đồng ruộng, đồi, cây cối, đàn ngỗng bay
cao trên bầu trời sáng sủa. Bỗng nhiên chàng cảm thấy hết sức thư thái…”
[5, 404]. Và khi lên xe lửa về Maxcơva, Ivan đã tự nhủ: “Vứt hết mọi chuyện
trước đây, đoạn tuyệt vĩnh viễn với thế giới trước đây, sao cho không bao giờ
còn nhận được tin tức hay hồi âm của nó nữa: đi vào thế giới mới, đến những
chốn mới, không ngoái nhìn lại!” [5, 405]. Đây là sự lựa chọn của Ivan và sau
suốt một đêm nghĩ ngợi, mãi đến khi xe lửa đã vào Maxcơva, Ivan mới sực
tỉnh và chàng đã tự nhủ: “ta là thằng đê tiện” [5, 405]…
1.2. Không gian con đƣờng
“Con đường là nơi gặp gỡ, nơi xảy ra sự kiện, nơi làm quen… Con
đường chạy quanh nhiều tuyến cốt truyện, gắn bó thế giới vào một khối. “Đó
là điểm thắt chặt và hoàn thành các sự kiện” [11, 88]. Trong tiểu thuyết Anh
em nhà Karamadop, ngoài không gian căn phòng thì không gian con đường là

một kiểu không gian quan trọng đã được Đôxtôiepxki xây dựng một cách
thành công.

21


×