MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
Lời nói đầu.......................................................................................................1
Nội dung...........................................................................................................2
Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp....................................................................................................2
1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. .2
1.2. Các yếu tố ảnh hửong đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.4
1.2.1. Chất lượng và sự sẵn sàng của các yếu tố đầu vào.........................4
1.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm .......................................................5
1.2.3. Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cúa doanh nghiệp...........................5
1.2.4. Các chính sách và chiến lược của doanh nghiệp ............................6
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.........7
1.3.1. Năng suất sản xuất..........................................................................7
1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận.............................................................................7
1.3.3. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp...............8
1.3.4. Các chỉ tiêu khác ............................................................................9
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may
xuất khẩu Việt Nam......................................................................................10
2.1. Tình hình xuất khẩu ngành Dệt May Việt Nam những năm gần
đây...............................................................................................................10
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May Việt Nam .........................10
2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu Dệt may Việt Nam theo thị trường...................12
2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo chủng loại hàng Dệt may Việt Nam...18
2.1.4. Số lượng và qui mô của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt
Nam.........................................................................................................20
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
2.2. Phân tích các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may xuất
khẩu Việt Nam theo các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp..............................................................................................21
2.2.1. Năng suất sản xuất........................................................................21
2.2.1.1. Khả năng chủ động nguồn nguyên liệu.................................21
2.2.1.2. Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực ................................21
2.2.1.3. Trình độ công nghệ và qui mô sản xuất.................................24
2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp .............................................25
2.2.3. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần........................................26
2.2.4. các tiêu chí khác............................................................................30
2.3. Đánh giá chung...................................................................................30
2.3.1. Ưu điểm.........................................................................................30
2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân.........................................................31
Chương 3: Những giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam.................................33
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành Dệt may đến năm 2020
.....................................................................................................................33
3.1.1. Mục tiêu........................................................................................33
3.1.1.1 Mục tiêu chiến lược:..............................................................33
3.1.1.2 Mục tiêu tổng quát.................................................................33
3.1.2. Định hướng phát triển..................................................................34
3.2. Giải pháp.............................................................................................35
3.2.1. Các giải pháp của doanh nghiệp....................................................35
3.2.1.1. Giải pháp chủ động về nguyên vật liệu.................................35
3.2.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ...............................................36
3.2.1.3 Giải pháp về công nghệ..........................................................37
3.2.1.4 Giải pháp về thị trường..........................................................37
3.2.1.5 giải pháp liên kết doanh nghiệp.............................................38
3.2.1.6 các giải pháp khác.................................................................38
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
3.2.2. Giải pháp của chính phủ................................................................39
3.2.2.1 Cải cách thủ tụ hành chính....................................................39
3.2.2.2 Giải pháp về đầu tư................................................................39
3.2.2.3 Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu.................................39
3.2.2.4 Giải pháp về thị trường.........................................................40
3.2.2.5. Các giải pháp khác ...............................................................40
Kết luận..........................................................................................................42
Tài liệu tham khảo.........................................................................................43
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
Lời nói đầu
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò
quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Trong những năm qua
thì ngành Dệt may luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, trong đó
Dệt may xuất khẩu là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ
lực(chỉ sau Dầu thô) với tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức 2 con
số, trung bình khoảng 16%.
Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi
vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường
trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp
Dệt may xuất khẩu Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn,
phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung
Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc.... vấn đề chúng ta quan tâm là
các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam sẽ làm gì để có thể đứng
vững, ngày càng phát triển và sánh ngang cùng các cường quốc về xuất khẩu
Dệt may trên.
Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp Dệt may xuất khẩu cho đến
năm 2020 đó là nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh, giữ vững vai
trò ngành trọng điểm , mũi nhọn về xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Để đạt được những mục tiêu trên, vấn đề hàng đầu cần phải nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam.
Từ những lý do trên em xin chọn đề tài: "Nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam" để có cơ hội tìm
hiểu kỹ, và góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên.
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
1
Nội dung
Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp
1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thứ nhất, Cạnh tranh là quy luật kinh tế cơ bản, quan điểm về cạnh tranh
rất rộng ,nhưng hiện nay chưa có quan điểm thống nhất.
Theo quan điểm cạnh tranh cổ điển, Các-Mac cho rằng cạnh tranh là
hình thức đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hóa dựa theo chế
độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất , nhằm giành giật những điều kiện có
lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất gây ra cạnh tranh, theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, các nhà tư bản đưa
ra những biện pháp sử dụng để cạnh tranh là thường xuyên cải tiến kĩ thuật,
tăng năng suất lao động , để thu lợi nhuận siêu ngạch . Như vậy , ông có cái
nhìn cạnh tranh dưới góc độ khá tiêu cực , cạnh tranh không bình đẳng ,nếu
một bên có lợi thì bên kia chịu thiệt . Tuy nhiên ông cũng nói lên vai trò của
cạnh tranh là đổi mới sản xuất , phát triển kinh tế thông qua nỗ lực cạnh tranh
của các nhà tư bản.
Lý thuyết cạnh tranh cổ điển đã có những đóng góp nhất định cho việc ra
đời lý thuyết cạnh tranh hiện đại sau này.
Theo lý thuyết cạnh tranh hiện đại, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các
chủ thể kinh tế (nhà sản xuất và người tiêu dùng) để nắm lấy vị thế tương đối
trong sản xuất và tiêu thụ , hay tiêu dùng nhằm thu lợi ích nhiều nhất cho
mình.
Đối với các nhà sản xuất thì mục tiêu của sự ganh đua là giành giật
khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, nắm được những điều kiện sản xuất và khu
vực thị trường có lợi nhất. Còn đối với người tiêu dùng mục tiêu của họ là
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
2
dùng lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi, như thế, cuộc cạnh tranh thị trường
không giống cuộc chiến. Các đối thủ cạnh tranh có thể cùng chia sẻ lợi ích và
nếu doanh nghiệp không thể thỏa mãn khách hàng tốt hơn thì có thể rút lui
khỏi thị trường một cách tự nguyện chứ không phải do đối thủ “cá lớn” làm
phương hại.
Quan điểm hiện đại có cách tiếp cận đúng đắn được nhiều doanh nghiệp,
quốc gia sử dụng, có thể thấy cạnh tranh giữa các nhà sản xuất là cạnh tranh
khốc liệt nhất, bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia đều phải đối mặt với
cạnh tranh để tồn tại và thu lợi nhuận cao và để có thể phát triển một cách bền
vững;
Như vậy, cạnh tranh có tác động thúc đẩy sản xuất, là động lực để tăng
trưởng kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh ,buộc các doanh nghiệp
phải kết hợp và thực hiện tốt lợi ích của mình và lợi ích của khách hàng, lợi
ích của cộng đồng, lợi ích của xã hội, chính vì vậy, nền kinh tế không ngừng
được đổi mới, phát triển, nâng cao mức sống cho người dân
Mặt khác,các doanh nghiệp muốn có vị thế cao trên thị trường, phải nhạy
bén hơn, nắm bắt tốt nhu cầu khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh, chính vì
vậy mà các doanh nghiệp không ngừng cải tiến kĩ thuật, hoàn thiện về bộ máy
quản lý để nâng cao năng suất nhằm tạo ra những sản phẩm giá rẻ hơn, đẹp
hơn, chất lượng hơn, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, các
doanh nghiệp thành công thì ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, thu
lợi nhuận nhiều;
Thứ hai trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng
khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc
độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ... Ở luận văn này, sẽ chủ
yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
3
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự
tấn công của các doanh nghiệp khác ,hay theo từ điển thuật ngữ chính sách
thương mại (1997) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là không bị doanh
nghiệp khác đánh bại về kinh tế, lại có khái niệm cho rằng năng lực cạnh
tranh đồng nghĩa với nâng cao lợi thế cạnh tranh, hay năng suất lao động.
Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các
yếu tố sản xuất có hiệu quả làm” cho các doanh nghiệp phát triển bền vững
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế . Như vậy, quan niệm về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp chưa được thống nhất, vấn đề là phải tìm được một
khái niệm phù hợp cả về điều kiện , bối cảnh, trình độ phát triển của từng thời
kỳ, thể hiện được phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đối phó
được nhưng tình huống bất lợi nhất chứ không chỉ dựa vào lợi thế so sánh.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
là : ‘’khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản
phẩm , mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố
sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững’’ .
Qua khái niệm trên có thể thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
không phải là một chỉ tiêu đơn thuần mà mang tính tổng hợp của nhiều chỉ
tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh nghiệp hay cho từng
doanh nghiệp, tuy nhiên để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì
cẩn phải xem xét những yếu tố ảnh hửong đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
1.2. Các yếu tố ảnh hửong đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Chất lượng và sự sẵn sàng của các yếu tố đầu vào
Các nhân tố đầu vào bao gồm nhân lực, nguyên liệu, phụ liệu, công
nghệ, thông tin, các yếu tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải dự trữ đủ về số
lượng, chủng loại, chất lượng để kịp thời cung cấp cho bộ phận sản xuất kinh
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
4
doanh khi cần thiết, đảm bảo không bị giãn đoạn trong sản xuất, và tiêu thụ,
ngoài ra chất lượng của các yếu tố đầu vào có vai trò quyết định đến chất
lượng của sản phẩm, chất lượng, việc cung cấp đầu vào như nguồn nguyên
vật liệu, phụ liệu, thông tin, đặc biệt thông tin liên quan đến thị trường xuất
khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng, để doanh nghiệp có thể chiến thắng
trong cạnh tranh.
1.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều, ngày càng phong phú về mẫu
mã, chất lượng nhưng đồng thời giá thành lai rẻ hơn rất nhiều, các sản phẩm
doanh nghiệp tạo ra phải đảm bảo được những yêu cầu đó của thị trường, các
doanh nghiệp luôn phải có sự nghiên cứu về thị trường , có những thông tin
về thị trường, các đối thủ cạnh tranh và cuờng độ cạnh tranh trên thị trường
đó, mức độ đáp ứng của doanh nghiệp trên thị trường đó, và sự nhìn nhận của
khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh…để có thể đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn trên từng thị
trường.
1.2.3. Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cúa doanh nghiệp
Đây là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, hệ thống cung
cấp điện, cung cấp nước, thông tin liên lạc…); các ngành công nghiệp có liên
quan đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ đều có ảnh hửong đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp ở khu vực
có cơ sở hạ tầng phát triển, dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao thì sẽ có
những lợi thế về cạnh tranh như sử dụng hiệu quả nguồn nhân công dồi rào ,
giá rẻ, nhưng lại có chất lượng cao, hay sự phát triển của thông tin, công nghệ
cao thì các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với phương pháp quản lý doanh
nghiệp khao học, tiên tiến, hiệu quả trên thế giới, nâng cao sức cạnh tranh so
với các đối thủ.
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
5
1.2.4. Các chính sách và chiến lược của doanh nghiệp
Các chính sách và chiến lược của doanh nghiệp nhằm mục đích giúp
doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chính sách và chiến lược gồm nhiều loại như
chính sách nhân sự , chính sách về các sản phẩm mới, chính sách về thị
trường…các chính sách và chiến lược mà tốt là kim chỉ nam giúp doanh
nghiệp có những định hướng đúng đắn, đề ra và hoàn thành mục tiêu ngắn,
trung hạn để tiếp nối đến mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
có chính sách và chiến lược tốt giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động, cạnh
tranh trong những điều kiện bất lợi nhất.
Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường pháp lý tuân theo pháp
luật kinh doanh của nhà nứớc do chính phủ Việt nam ban hành, trong điều
kiện toàn cầu hóa và hội nhập thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm những
qui định do các tổ chức quốc tế đặt ra (WTO, ASEAN, AFTA), các luật lệ
pháp lý tạo ra môi trường kinh doanh và hợp tác bình đẳng giữa các doanh
nghiệp, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ thuận lợi cho mọi doanh
nghiệp, điều chỉnh hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích khách hàng,
lợi ích của cộng đồng khẳng định mặt tích cực và vai trò của cạnh tranh lành
mạnh.
Còn nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh không
lành mạnh, nhiều khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá
không đúng với thực chất, sẽ gây những thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Ngoài ra còn phải kể đến chính sách kinh tế, chính sách thương mại ,
chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư, các chính sách sẽ có tác dụng
khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của ngành, ảnh
hửong đến toàn doanh nghiệp trong ngành đó.
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
6
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Năng suất sản xuất
Năng suất là lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian, tuy
nhiên trong điều kiện hiện nay, lượng sản phẩm còn phải đảm bảo về mặt chất
lượng(ít phề phẩm),năng suất có liên quan tới việc sử dụng hiệu quả các
nguồn lực nên nó là một chỉ tiêu tổng hợp của nhiều chỉ tiêu như :
• Khả năng chủ động về nguồn nguyên vật liệu,
• Qui mô chất lượng nhân lực,
• Trình độ công nghệ và qui mô sản xuất…
Các doanh nghiệp luôn luôn phải nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo
tạo ra sản phẩm có chi phí thấp và chất lượng cao, ngoài ra đối với các doanh
nghiệp nâng cao năng suất liên quan kết hợp hài hòa các lợi ích doanh nghiệp,
khách hàng, cộng đồng, ví dụ đối với những doanh nghiệp xuất khẩu có
những qui định chặt chẽ về qui trình sản xuất sản phẩm làm sao để đảm bảo
về môi trường, những qui định về việc sử dụng lao động vè nếu sử dung lao
động trẻ em thì dù có tạo sản phẩm có chi phí thấp thì cũng không có năng
suất, không được chấp nhận chứ chưa nói đền năng lực cạnh tranh.
Trong nền kinh tế hiện đại đây là chỉ số rất quan trọng đối với năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận
Là chỉ tiêu tổng hợp bao gồm:
• Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =lợi nhuận/doanh thu (%)
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư= lợi nhuận /tổng vốn đầu tư (%)
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có = lợi nhuận /tổng vốn chủ sở hữu (%)
Đối với các doanh nghiệp lợi nhuận không chỉ là mục tiêu chủ yếu , mà
còn là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.thể hiện tiêu chí
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
7
thể hiện mức độ đạt được mục tiêu hoạt động, phản ánh mặt chất lượng của
năng lực cạnh tranh
Tỷ suất lợi nhuận càng lớn hơn 100% thì hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp càng cao vì thế năng lực cạnh tranh càng cao
1.3.3. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu đành giá về đầu ra của doanh nghiệp. Tiêu chí này gồm
tiêu chí thị phần và tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp .
Thị phần là tiêu chí thể hiên vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp , doanh
nghiệp có thị phần lớn thể hiện qui mô khách hàng của doanh nghiệp so với
các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều khách hàng
biết đến hơn, được mua, tạo dấu ấn trong long khách hàng từ đó nâng cao
thương hiệu, uy tín của daonh nghiệp, đồng thời giá trị sản phẩm của doanh
nghiệp tăng, doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh cao hơn các đối thủ
Được tính theo công thức :
100%
Di
tpi
D
= ×
Trong đó :
tpi
: thị phần doanh nghiệp i
Di
: doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp
D : tổng doanh thu hay doanh số tiêu thụ trên thị trường
Công thức này phản ánh vị thế cạnh tranh tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp tại một thời điểm nào đó, Chỉ tiêu này mang tính chất ‘’ tĩnh’’, người
ta thường xem xét sự biến đổi chỉ số thị phân qua các năm
Trong trường hợp không tính được thị phần có thể dùng chỉ số tốc độ
tăng trưởng của doanh thu để thay thế.Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi đầu
ra của doanh nghiệp theo thời gian được tính bằng cách so sánh mức độ biến
đổi của doanh thu hay doanh số của kỳ t so với kỳ t-1. Chỉ tiêu này không
phản ánh được vị thế của từng doanh nghiệp trong tổng thể.
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
8
1.3.4. Các chỉ tiêu khác
• Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp : trong điều kiện
kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với
nhiều biến động đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự linh hoạt trong mọi tình
huống. Đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ‘’động ‘’ của doanh
nghiệp.
• Khả năng thu hút nguồn lực : khả năng thu hút nguồn lực nhằm
đảm bảo cho điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình
thường đồng thời nâng cao năng lực thu hút đầu vào của doanh nghiệp như
thu hút lao động có trình độ cao, công nghệ may móc, trang thiết bị , nhà
xưởng hiện đại . Đây là chỉ tiêu nhằm đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh
trong dài hạn.
• Khả năng liên kết và hợp tác của các doanh nghiệp : Liên kết giữa
các doanh nghiệp diễn ra giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp
trong nước , giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ, nhà cung
ứng với các doanh nghiệp sản xuất, tham gia vào liên kết các doanh nghiệp có
thể chia sẻ nguồn lực phát triển , hỗ trợ sản xuất, giảm thiểu chi phí so với các
doanh nghiệp sản xuât độc lập…vì thế phát triển liên kết doanh nghiệp được
coi là một giải pháp quan trọng đã được trình bày ở nhiều nước , nó cũng là
một tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ở Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan.
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
9
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Dệt may xuất khẩu Việt Nam
2.1. Tình hình xuất khẩu ngành Dệt May Việt Nam những năm gần đây
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May Việt Nam
Trong vòng 10 năm qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình
vào khoảng 20%, đây là mức tăng trưởng cao, đưa dệt may xếp vị trí thứ 2 về
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa(chỉ sau dầu thô).
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Dệt May Việt Nam giai đoạn (1999-2008)
(Đơn vị :triệu USD)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Giá trị 1746 1892 1975 2732 3609 4385 4862 5784 7780 9500
Tăng (%) 8.36 4.39 38.33 32.10 21.50 10.88 18.96 34.50 22.10
Kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2000-2001 không cao, tăng
trưởng thấp lý do chính là: do mặt hàng xuất khẩu của ta phục hồi lại sau
khủng hoảng tài chính Châu Á.
Có điểm đáng chú ý là năm 2001 tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Dệt
may thấp nhất, nguyên nhân là do trong năm này thì hàng Dệt may của việt
Nam đang phải cạnh tranh với hàng Dệt may Trung Quốc,nền kinh tế của các
nước nhập khẩu chính của ta lại đang suy thoái nên số lượng nhập khẩu ít
hơn, mặt khác, hàng Dệt may của các nước Đông Âu, Bắc Phi, Campuchia,
Bangladesh, Srilanka, xuất khẩu vào EU được miễn thuế nhập khẩu và không
bị khống chế về hạn ngạch, trong khi đó Dệt may Dệt may Việt Nam không
chỉ bị đánh thuế nhập khẩu bình quân 14%, mà còn bị khống chế về hạn
ngạch khiến hàng hóa của ta kém cạnh tranh so với hàng hóa nước khác.
Năm 2001 cũng là năm đánh dấu sự kiện hiệp định thương mại Việt
Nam- Hoa Kì được kí kết, hàng dệt may Việt Nam có khả năng thâm nhập và
tiếp cận thị trường tiềm năng, từ 2001 đến 2004 hàng năm tăng trung bình
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
10
79.33 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân là 31. 15%, đây là mức tăng
trưởng rất cao Dệt may là một trong số ít mặt hàng chủ lực của nước ta duy trì
được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định trong những năm qua.
Biểu đồ dưới đây cho thấy xu hướng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Dệt may rõ nét hơn.
Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam
Giai đoạn (1999-2008)
Sau sự kiện Việt Nam kí kết hiệp định thưong mại với Hoa Kì năm
2001, đã có sự thay đổi lớn về kim ngạch xuất khẩu Dệt may Việt Nam trong
đó mốc son đáng nhớ nhất là năm 2002 với mức tăng trưởng kỉ lục là 38.33%
đưa Dệt may lên vị trí thứ nhất trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam.
Sau khi tăng đột biến trong 2 năm 2002 và 2003 (tăng lần lượt 38,3% và
32,1%) thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong năm 2004 và
2005 đã chững lại do xuất khẩu sang Mỹ và EU bị áp hạn ngạch.
Sang năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, ngành Dệt may đã có những
thành tựu chưa từng có. Và 2007 nhờ xuất khẩu sang EU và Mỹ được dỡ bỏ
hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng khá trở lại.
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
11
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu Dệt may đạt 7,8 tỉ đô la Mỹ , tăng gấp
2,2 lần so với năm 2004 , đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam và được xếp thứ 9 trong các nước xuất khẩu hàng may mặc thế
giới.
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đặt ra là 9,5 tỷ
USD năm 2008 và 25 tỷ USD vào năm 2020. 7 tháng đầu 2008, kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 5,094 tỷ USD, tăng 19,74% so với
cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, để đạt mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may năm
2008 thì kế hoạch xuất khẩu trong 5 tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng,
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta phải đạt tối thiểu 880 triệu
USD. Đó là mức kim ngạch cao, đòi hỏi nỗ lực lớn ở bản thân các doanh
nghiệp, hiệp hội Dệt may Việt Nam và cần có những chính sách hợp lý, hiệu
quả từ phía Chính phủ.
2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu Dệt may Việt Nam theo thị trường
Thị trường tiêu thụ dệt may thời gian qua đã có nhiều sự thay đổi lớn, đó
là sự chuyển biến từ khu vực thị trường Đông Âu sang thị trường khu vực
khác.Cho đến nay Dệt may Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 100 nước,
bảng số liệu dưới đây là những thị trường tiêu thụ chính của Dệt may Việt
Nam. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thị trường tiêu thụ Dệt may Việt Nam tập
trung chủ yếu ở 3 thị trường lớn đó là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,còn những thị
trường khác, tỷ trọng nhập khẩu thấp.
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
12
Bảng 2.2.Kim ngạch xuất khẩu Dệt may tới một số thị trường
(ĐV: triệu USD)
TT Thị trường
Năm 2006
(tr USD)
So với
2005(%)
Năm 2007
(tr USD)
So với 06
(%)
1 Mỹ 3044.6 16.97 4464.8 46.65
2 EU 1243.8 37.46 1489.3 19.74
3 Nhật Bản 627.6 3.93 703.8 12.14
4 Đài Loan 181.4 -0.95 161.1 -11.18
5 Canada 97.3 20.23 135.5 39.25
6 Hàn Quốc 82.9 67.55 84.9 2.49
7 Nga 62.4 30.33 79.0 26.59
8 Mêhicô 54.5
9 Trung Quốc 29.7 265.92 43.1 45.17
10 Thổ Nhĩ Kỳ 5.7 134.99 37.8 563.80
11 Hồng Kông 31.1 148.75 36.6 17.60
12 UAE 27.4 351.44 28.5 4.15
13 Campuchia 18.5 5.64 28.5 54.15
14 Malaysia 33.7 37.78 25.3 -24.79
15 Singapore 19.1 285.40 24.2 26.40
16 Indonexia 17.4 1,036 24.8 42.40
17 Ả rập Xê út 18.1 166.95 27.2 49.91
18 Ôxtrâylia 23.7 -4.54 24.2 2.08
19 Ukraina 12.2 284.32 21.4 75.20
20 Thái Lan 10.7 367.75 16.4 53.24
21 Nam Phi 3.4 124.38 13.3 294.27
22 Thuỵ Sỹ 10.8 31.97 11.3 4.80
23 Philipine 6.4 373.29 11.2 76.14
Nguồn:Hiệp hội dệt may Việt Nam
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
13
Biểu đồ 2.2.Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Dệt may Việt Nam sang các
thị trường năm 2007
(Đơn vị: %)
Nguồn:Bộ thương mại Việt Nam
• Thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Hoa kỳ giai đoạn 2000-2008
(ĐV: triệu USD)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Hoa Kỳ
(1)
49.5 49.3 850 2480 2396 2602 3044.6 4464.8 5500
Toàn
ngành(2)
1892 1975 2732 3609 4385 4862 5784 7780 9500
Tỷ trọng
(1)/(2)%
2.62 2.50 31.1
1
68.7
1
54.0
2
53.5
2
52.18 57.39 57.89
Nguồn:Hiệp hội dệt may Việt Nam
Qua bảng số liệu cho thấy năm 2001 xuất khẩu Dệt may vào thị trường
Hoa Kỳ chỉ khoảng 49.3 thì đến năm 2002 con số đã là 850 triệu USD, tăng
gấp 17 lần so với kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này 2001.Chiếm 1/3 giá
trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
14
Đến năm 2003 kim ngạch là 2480 triệu USD, tăng gấp khoảng 50 lần so
với năm 2001, đạt được điều trên là do nỗ lực của chính phủ, của toàn ngành
may, và những nhân tố khách quan khác.
Tuy nhiên đến năm 2005, xuất khẩu Dệt may vào thị trường Hoa Kỳ
tăng chậm, thậm chí một số mặt hàng bị tăng trưởng âm(cat 338-339)nguyên
nhân là Hoa Kỳ bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên của WTO , trong khi
Việt Nam chưa gia nhập nên không được hưởng ưu đãi này.
Đến năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam
được cạnh tranh trong sân chơi bình đẳng hơn nên kim ngạch xuất khẩu vào
Hoa Kỳ tăng nhanh, năm 2006 đạt 3 tỷ USD.
Cho đến năm 2007 kim ngạch vào thị trường này là 4.4 tỷ USD và tốc độ
tăng bình quân của cả giai đoạn là 28.55%, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
sang Hoa Kỳ so với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam chiếm trên 50%,
chứng tỏ thị trường này có ảnh hưởng rõ nét nhất đến kim ngạch xuất khẩu
cho toàn ngành và tình hình xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Biểu đồ 2.2.1 So sánh tổng kim ngạch xuất khẩu Dệt may sang thị trường
Hoa Kỳ với ngành giai đoạn 2000-2008
(đv: triệu USD)
Số liệu năm 2008 trên chỉ là những con số dự báo, hiện nay các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trên thị
Phan Thị Dung-QTKDTH48C
15