Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

SKKN hóa 9 Rèn kĩ năng giải bài tập về công thức hóa học THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.59 KB, 41 trang )

“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất và ứng
dụng của chúng, do vậy Hóa học có vai trò quan trọng trong nhà trường cũng
như ngoài cuộc sống. Hóa học trong nhà trường THCS cung cấp cho học sinh
một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về Hóa học,
hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực xã
hội và năng lực cá nhân cho học sinh. Từ đó học sinh có khả năng vận dụng, liên
hệ, ứng dụng tốt các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể, thực tế, có
thói quen làm việc khoa học, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, tự giác, có ý thức trách
nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, có thể hòa hợp với môi trường thiên nhiên,
chuẩn bị hành trang đi vào cuộc sống lao động.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, “ học” phải đi đôi với “hành” mới
đạt hiệu quả, chất lượng cao. “ Hành” trong hóa học là nói tới kĩ năng thao tác,
tiến hành các thí nghiệm hóa học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn, hay giải các bài tập hóa học… Trong đó bài tập hóa học
là phương tiện chủ yếu để rèn luyện và phát triển tư duy của học sinh, là công cụ
để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, sản
xuất và nghiên cứu khoa học. Trong thực tế giảng dạy, việc giải bài tập hóa học
nói chung, bài tập về công thức hóa học nói riêng, đối với học sinh còn gặp
nhiều khó khăn, một số học sinh làm bài tập một cách máy móc, lúng túng trong
phương pháp và cách trình bày chưa được khoa học, hợp lý. Hơn nữa trong phân
phối chương trình giảng dạy trên lớp ít: 02 tiết/1 tuần, thời lượng dành cho luyện
tập không nhiều, song số lượng và dạng loại các bài tập lại rất phong phú, đặc
biệt trong các đề thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi vào trường chuyên…
Qua nghiên cứu và phân dạng bài tập tôi nhận thấy dạng bài tập về công
thức hóa học xuyên suốt chương trình Hóa học 8, 9, chiếm một vị trí quan trong
trong chương trình Hóa học trung học cơ sở.



1


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

Xuất phát từ những lí do trên tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Rèn
kĩ năng giải bài tập về công thức hóa học cho học sinh THCS” để góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy bộ môn Hóa học.
2. Ý nghĩa của giải pháp mới
Trên cơ sở nghiên cứu về đề tài, tôi đã hệ thống lại các dạng bài về xác
định công thức hóa học và tính theo công thức hóa học, trên cơ sở hệ thống các
kiến thức liên quan, xây dựng mô hình, phương pháp chung cho từng loại và lập
kế hoạch cho học sinh từng bước tiếp cận với từng dạng bài sao cho phù hợp với
thời lượng chương trình và nội dung kiến thức trên lớp. Sau mỗi nội dung thực
hiện được, tôi có phương pháp kiểm tra đánh giá kịp thời, nhằm đánh giá sự tiến
bộ của học sinh, cũng như thu lại tín hiệu ngược của quá trình giảng dạy để từ
đó có các biện pháp cải tiến phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng
học sinh, nhằm nâng cao dần chất lượng giảng dạy và gây hứng thú, say mê cho
học sinh.
Trong quá trình thực hiện, để tránh khô khan, nhàm chán, tôi đã kết hợp
nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau như: sử dụng trò chơi, tổ chức
hoạt động theo nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, có thể tiến hành áp
dụng một số phương pháp mới như phương pháp dạy học dự án - là giao cho
học sinh, hay nhóm học sinh một “ dự án” - thực chất trong phạm vi đề tài thì
đó là các dạng bài liên quan đến công thức hóa học, để các em tự tìm hiểu, tự
nghiên cứu và hoàn thành“ dự án” trong một thời gian nhất định … nhằm phát
huy tối đa tính tích cực của học sinh và giúp học sinh ghi nhớ, vận dụng hiệu
quả hơn nội dung tri thức chiếm lĩnh được.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường THCS Đông Ninh - Khoái
Châu - Hưng Yên
- Đối tượng: học sinh lớp 8A và 9A là lớp thực nghiệm, hai lớp 8B và 9B
là lớp đối chứng.
- Lĩnh vực khoa học nghiên cứu là lĩnh vực chuyên môn.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
2


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận quan trọng cho việc giải bài tập hóa học về công thức hóa
học là kiến thức về hóa học đại cương, vô cơ và hữu cơ.
* Phần đại cương là các khái niệm, định luật, quy tắc cơ bản của hóa
học. Những kiến thức này sẽ theo học sinh trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu hóa học:
Bảng 1: MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Số
Proton
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16

Tên nguyên tố
Hiđro
Heli
Liti
Beri
Bo
Cacbon
Nitơ
Oxi
Flo
Neon
Natri
Magie
Nhôm
Silic
Photpho
Lưu

Ký hiệu hóa học
H
He
Li
Be

B
C
N
O
F
Ne
Na
Mg
Al
Si
P
S

Nguyên tử khối

Hóa trị

1
4
7
9
11
12
14
16
19
20
23
24
27

28
31
32

I

huỳnh
17
18
19
20
24
25

I
II
III
IV,II
II,III,IV…
II
I
I
II
III
IV
III,V
II,IV,V
I

Clo

Argon
Kali
Canxi

Cl
Ar
K
Ca

35,5
39,9
39
40

Crom
Mangan

Cr
Mn

52
55

I,…
I
II

II,III
II,IV,V
II…


26
29

Sắt
Đồng

Fe
Cu

56
64
3

II,III
I,II


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

30
35
47
56
80

Kẽm
Brom
Bạc
Bari

Thủy

Zn
Br
Ag
Ba
Hg

65
80
108
137
201

II
I…
I
II
I,II

Chì

Pb

207

II,IV

ngân
82


Bảng 2. HÓA TRỊ MỘT SỐ NHÓM NGUYÊN TỬ
Tên nhóm
Hidroxit(OH); Nitrat (NO3)
Sunfat (SO4); Cacbonat (CO3)
Photphat (PO4)

Hóa trị
I
II
III

- Định luật bảo toàn khối lượng
Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng
các chất tham gia phản ứng.
A+B → C+D
Công thức về khối lượng: mA + mB = mC + mD
- Quy tắc hóa trị
Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng
tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
a

b

A x By ⇒ a.x = b. y

- Khái niệm về phản ứng hóa học, bản chất của phản ứng hóa học,
- Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hoá học và cho biết :
+ chất tham gia và sản phẩm tạo thành sau phản ứng
+ phản ứng xảy ra trong điều kiện nào ?

+ tỉ lệ giữa các chất tham gia và sản phẩm tạo thành về: số nguyên tử
(phân tử) ; khối lượng ; số mol.
- Công thức chuyển đổi
m
M

;

m = n.M

;

n=

n=

V
(đối với chất khí ở đktc)
22, 4

M=

m
n

V = 22, 4.n

;
4



“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

d A/ B =

MA
;
MB

d A/ KK =

MA
29

Trong đó
n: số mol
M: khối lượng mol
m: khối lượng chất
V: thể tích chất khí
dA/B: tỉ khối chất khí A đối với chất khí B
dA/KK: Tỉ khối chất khí A đối với không khí
- Tinh thể ngậm nước (tinh thể hidrat) là có chứa một số phân tử nước
nhất định trong tinh thể. Ví dụ CuSO4 . 5 H2O, Na2CO3.10H2O….
* Phần hóa học vô cơ là các kiến thức về phân loại, tính chất của:
- Các hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối
- Kim loại: sắt, nhôm…, phi kim: clo, cacbon…. và các hợp chất của chúng.
* Phần hóa học hữu cơ là các kiến thức về thành phần, cấu tạo hidrocacbon,
dẫn xuất của hidrocacbon, các loại phản ứng hữu cơ….
Để giải các bài tập về công thức hóa học học sinh cần phải có các kiến
thức và kĩ năng toán học: giải phương trình bậc nhất, giải hệ phương trình,

phương pháp biện luận, tính toán theo tỷ lệ phần trăm….
2. Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học THCS tôi nhận thấy lượng kiến
thức mà học sinh phải chiếm lĩnh trong một giờ lên lớp tương đối nhiều, số tiết
dành cho luyện tập rất ít, mà đặc điểm của học sinh THCS là khả năng tập trung,
tổng hợp, khái quát hóa chưa cao. Hơn nữa trong một lớp học có nhiều đối
tượng học sinh có trình độ nhận thức khác nhau, điều đó gây không ít khó khăn
cho giáo viên khi vừa phải chú ý bồi dưỡng học sinh khá giỏi, lại vừa phải quan
tâm học sinh yếu kém. Xuất phát từ thực tiễn đó nên tôi thiết nghĩ nếu không
phân dạng các bài tập hóa học nói chung và bài tập về công thức hóa học nói
riêng, mà giáo viên hướng dẫn giải bài tập một cách dàn trải sẽ khó thu được kết
quả cao trong thời lượng tiết học có hạn, khối lượng kiến thức rất lớn mà phạm
5


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

vi ứng dụng lại đa dạng, với nhiều mức độ nhận thức khác nhau của học sinh từ
nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở cấp độ thấp đến vận dụng ở cấp độ cao. Trên
cơ sở đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài để vừa đảm bảo kiến thức
cơ bản vừa có thể kích thích khả năng tự lực, sáng tạo, tích cực, tự giác của học
sinh để nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn của bộ môn.
3. Các biện pháp tiến hành
Qua quá trình nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tạp chí
giáo dục… trong xu thế đẩy mạnh công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện trong
giáo dục, xuất phát từ mâu thuẫn giữa thực tiễn dạy học và đảm bảo đạt chuẩn
mục tiêu đầu ra, tôi nhận thấy phải đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp dạy học cho từng nội dung, từng bài, từng chương nhằm tích cực
hóa hoạt động của người học để người học tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức,
hình thành và phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành vi.

Trong phạm vi của đề tài, tôi đã thực hiện một số biện pháp đạt hiệu quả
cao như: phân dạng các bài tập về công thức hóa học một cách khái quát, xây
dựng phương pháp giải và có các ví dụ minh họa cho từng dạng bài. Sau đó tôi
lên kế hoạch cho việc tích hợp mỗi dạng bài vào từng phần nội dung của tiết học
sao cho phù hợp với nội dung chương trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy
học tích cực và đổi mới kiểm tra đánh giá, vừa thực hiện tự đánh giá và đánh giá
lẫn nhau – nghĩa là sau khi các nhóm học sinh hoàn thành nhiệm vụ, thảo luận
thống nhất có thể đưa ra đáp án chuẩn, phương pháp trình bày khoa học nhất từ
đó yêu cầu các em tự đánh giá hoặc cho các nhóm đánh giá chéo nhau để đảm
bảo khách quan, kết hợp với đánh giá của giáo viên. Giáo viên đánh giá cao các
cách giải hay, sáng tạo của học sinh nhằm kịp thời động viên các em tích cực
phát huy vận dụng sáng tạo trong học tập. Việc kết hợp đổi mới mục tiêu, nội
dung và phương pháp dạy học phần công thức hóa học như vậy không những
khiến cho học sinh phát triển về mặt trí tuệ, thể lực, nhân cách, còn giúp cho các
giờ học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả, đồng thời rèn cho các em nhiều kĩ năng
như tự nghiên cứu, tư duy tổng hợp, khái quát hóa, khả năng liên hệ, vận dụng
linh hoạt, kĩ năng ra quyết định, nhận xét, đánh giá và kĩ năng giao tiếp…
6


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

4. Thời gian tạo ra giải pháp
Tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này trong năm học 2012-2013. hoàn thành
vào tháng 05 năm 2013.
B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Giúp học sinh hệ thống được các dạng bài tập về công thức hóa học: tính
theo công thức hóa học và xác định công thức, từ đó có phương pháp giải phù
hợp cho từng dạng.

2. Giúp học sinh có hứng thú khi học tập bộ môn từ đó tích cực, chủ động
sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.
3. Coi đề tài là một tài liệu để nghiên cứu và tham khảo cho giáo viên và phụ
huynh.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Mô tả giải pháp của đề tài
1.1. Phương pháp giải một số dạng bài tập về công thức hóa học
CHUYÊN ĐỀ 1. BÀI TẬP TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
Dạng 1. Biết công thức hóa học, tính thành phần phần trăm về khối
lượng các nguyên tố.
Cách giải
Giả sử có công thức hóa học đã biết AxBy
- Tính khối lượng mol của hợp chất
M Ax By = A.x + B. y

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
%A =

mA
x.A
.100% =
.100%
M A By
M A By
x

%B =

x


mB
y.B
.100% =
.100% hoặc % B = 100% − % A
M A By
M A By
x

x

Trong đó
(+) mA, mB là khối lượng của nguyên tố A, B
(+) M A B lần lượt là khối lượng mol của AxBy
x

y

7


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

Nếu hợp chất có nhiều nguyên tố thì ta tính tương tự như trên.
Ví dụ 1: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong
hợp chất SO2.
Hướng dẫn
- Tìm khối lượng mol của hợp chất
M SO2 = 32 + 16.2 = 64( g )

- Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất SO2 là

%S =

mS
32
.100% = .100% = 50%
M SO2
64

%O =

mO
16.2
.100% =
.100% = 50% ( hoặc %O = 100% - % S = 50%)
M SO2
64

Ví dụ 2. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng sắt cao nhất?
a. FeO

b. Fe2O3

c. Fe3O4

d. FeSO4

e. FeS2.

Hướng dẫn
Cách 1. Tính thành phần Fe trong từng hợp chất

Trong hợp chất FeO : % Fe =

56
.100% = 77, 78%
56 + 16

Trong hợp chất Fe2O3 : % Fe =

56.2
.100% = 70%
56.2 + 16.3

Trong hợp chất Fe3O4 : % Fe =

56.3
.100% = 72, 41%
56.3 + 16.4

Trong hợp chất FeSO4 : % Fe =
Trong hợp chất FeS2 : % Fe =

56
.100% = 36,84%
56 + 32 + 16.4

56
.100% = 46.67%
56 + 32.2

Vậy hợp chất FeO có hàm lượng Fe cao nhất

Cách 2. Suy luận nhanh: Do O = 16; S = 32 nên 1 nguyên tử S tính bằng 2
nguyên tử O. Quy S sang O và tính xem ở mỗi chất trung bình 1 nguyên tử sắt
kết hợp với bao nhiêu nguyên tử O. Chất nào có số nguyên tử O nhỏ nhất thì
chất đó có hàm lượng Fe lớn nhất.
1

1

Fe O

1

1,5

Fe2 O3

1

1,3

Fe3 O4

8

1

6

Fe SO4


1

4

Fe S 2


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

Kết luận: Hợp chất FeO có hàm lượng Fe cao nhất.
Dạng 2. Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong một lượng hợp chất
Bài toán tổng quát: Tính khối lượng của nguyên tố A trong a gam hợp chất
AxBy?
Cách giải:
- Trong

M Ax By

gam hợp chất thì có x.A gam nguyên tố A

Vậy trong a gam hợp chất thì có b gam nguyên tố A
b=

a.mA
a.x. A
=
M Ax By
x. A + y.B

Ví dụ 1: Tìm khối lượng của C trong 22 gam CO2

Hướng dẫn
Ta có MCO 2 = 12 + 16.2 = 44 (g)
Trong 44 gam CO2 có 12 gam C
vậy trong 22 g CO2 có b gam C
=> b =

22.12
= 6( g ) )
44

Ví dụ 2. Để tăng năng suất cho cây trồng, một bác nông dân đã đến cửa
hàng phân bón để mua phân đạm. Cửa hàng đó có các loại phân bón sau:
NH4NO3 (đạm 2 lá); (NH2)2CO ( đạm U rê), (NH4)2SO4 ( đạm 1 lá). Theo em,
nếu bác nông dân mua 500 kg phân đạm, thì nên mua loại đạm nào có lợi
nhất? Tại sao?
Hướng dẫn
Loại đạm có lợi nhất là đạm có hàm lượng N cao nhất
Cách 1.
+ Đạm 2 lá
nNH 4 NO3 =

500000
= 6250(mol )
80

=> mN = 2.6250.14 = 175000( g ) = 175kg
+ Đạm urê

9



“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

n( NH 2 )2 CO =

500000
= 8333,33(mol )
60

=> mN = 2.8333,33.14 = 233333( g ) = 233,333kg
+ Đạm 1 lá
n( NH 4 )2 SO4 =

500000
= 3787,87( mol )
132

=> mN = 2.3787,87.14 = 106060( g ) = 106, 06kg
Kết luận: Vậy bón đạm urê là có lợi nhất.
Cách 2.
+ Đạm 2 lá:
%N =

=>

2.14
.100% = 35%
14 + 4 + 14 + 16.2

mN =


35
.500 = 175(k g )
100

+ Đạm urê:
%N =

=>

2.14
.100% = 46, 67%
(14 + 2).2 + 12 + 16

mN =

46, 67
.500 = 233,3(k g )
100

+ Đạm một lá:
%N =

=>

2.14
.100% = 21, 21%
(14 + 4).2 + 32 + 16.4

mN =


21, 21
.500 = 106, 06(k g )
100

Kết luận: Vậy bón đạm urê là có lợi nhất
CHUYÊN ĐỀ 2. BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC
Phương pháp chung
a) Đối với bài toán tìm công thức của chất vô cơ:
Bao gồm xác định tên kim loại, tên oxit, tên muối, bazơ…
Phương pháp chung là tìm được nguyên tử khối của kim loại, phân tử
khối của oxi, muối…hoặc tìm được tỉ lệ về số nguyên tử của các nguyên tố

10


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

trong hợp chất. Muốn làm được như vậy chúng ta có thể áp dụng phương pháp
trung bình ( nguyên tử khối trung bình, phân tử khối trung bình) và phối hợp các
phương pháp khác như phương pháp đại số, bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối
lượng…
Một số kim loại có nhiều hóa trị nên trong các phản ứng khác nhau nó có
thể thể hiện các hóa trị khác nhau, tùy thuộc vào đề bài.
b) Đối với bài toán tìm công thức phân tử hoặc công thức cấu tạo của hợp
chất hữu cơ thì phương pháp chung là tìm được số nguyên tử cacbon, hiđro,
oxi… hoặc tìm được phân tử khối của hợp chất đó và tỉ lệ số nguyên tử các
nguyên tố trong phân tử. Xác định công thức hợp chất có thể thông qua công
thức đơn giản. Muốn vậy chúng ta cũng sử dụng phương pháp trung bình (số
nguyên tử cacbon trung bình, phân tử khối trung bình), phương pháp đại số,

phương pháp tăng giảm khối lượng, phương pháp bảo toàn khối lượng, biện
luận...
Muốn giải được bài toán dạng này thì điều quan trọng nhất là phải viết
được các công thức phân tử dạng tổng quát của hợp chất hữu cơ đó phù hợp với
bài toán.
Viết đúng và cân bằng đúng phương trình dạng tổng quát
Lưu ý: Hỗn hợp hiđrocacbon ở thể khí thì: n ≤ 4 và n ≤ 4
Dạng 1. Lập công thức khi biết thành phần các nguyên tố và hóa trị của
chúng.
Cách giải
a

b

- Gọi công thức dạng chung Ax By
- Áp dụng quy tắc hóa trị ta có a.x = b.y
( a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử)
+ Nếu a = b thì công thức là AB
x b b'
+ Nếu a # b ; Ta có = = '
y a a
b'
Chọn a’, b’ là nhứng số nguyên dương và tỉ lệ ' là tối giản
a
11


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

Suy ra x = b hoặc b’; y = a hoặc a’

Ví dụ 1: Lập công thức hóa học của nhôm oxit, biết rằng đó là hợp chất của
Al và O.
Hướng dẫn
III

II

- Gọi công thức dạng: Al x Oy ( x,y là các số nguyên dương)
- Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x. III = y. II
x

II

=> y = III => Suy ra x =2, y = 3
- Vậy công thức của nhôm oxit là Al2O3
Ví dụ 2: Lập công thức hóa học của Ca có hóa trị II và gốc SO 4 Có hóa trị
II.
Học sinh vận dụng
Cách 1.

- Viết công thức dưới dạng: CaIIx(SO4)IIy ta có: x.II = y.II
x

II

Ta có tỷ lệ y = II =>

x II 1
= =
y II 1


- Chọn x = 1; y = 1 ta có công thức hóa học là: CaSO4.
Cách 2.

x

b

- Từ tỷ lệ: y = a ta có thể tính nhẩm
- Khi a = b thì x = y =1 = > công thức CaSO4

(*)Có thể áp dụng cách 2 để tính nhẩm cho một số các trường hợp sau đây
- Khi a = b thì x = y = 1
II

II

+ Hợp chất Mg x O y


x = y = 1 Vậy công thức hóa học là: MgO

III
III
⇒ x=y=1
+ Hợp chất Al
x ( PO4 ) y

Vậy công thức hóa học là: AlPO4
- Khi a = I thì x = b và y = 1 hoặc b = I thì x = 1 và y = a.

I

II

Na x O y



x = 2; y = 1.

Vậy công thức hóa học là: Na2O
- Khi a > b đều là số chẵn ⇒ x = 1 và y = a : b
12


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”
IV 2
= ⇒
II 1

CO2

VI 3
II
S x O y ta có II = 1 ⇒

SO3

IV


II

C x Oy ta có
VI

- Khi a ≠ b và đều ≥ 2 thì x = b và y = a.
Nếu cả x và y đều là số chẵn hoặc có ước số chung thì rút gọn lấy số đơn giản
nhất.
Dạng 2. Xác định công thức hóa học dựa vào kết quả phân tích định lượng
D2.1. Xác định công thức hóa học khi biết thành phần phần trăm về khối
lượng các nguyên tố và phân tử khối.
Cách giải
- Giả sử công thức của hợp chất là AxBy, biết %A và %B. Cần tìm x và y
- Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất
mA =

%A
%B
M
.M Ax By mB =
.M Ax By ( hoặc mB = Ax By - mA
100%
100%

)

- Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất
nA =

mA

;
A

nB =

mB
B

x

n

a

A
=> Suy ra: y = n = b
B

- Chọn x = a, y = b => suy ra công thức của hợp chất
( Lưu ý trong công thức của hợp chất hai nguyên tố
- Nếu một nguyên tố là Oxi thì Oxi luôn luôn đứng sau
- Nếu một nguyên tố là kim loại, một nguyên tố là phi kim thì kim
loại luôn luôn đứng trước
- Trong trường hợp bài toán cho tỉ khối chất khí thì dựa vào tỉ khối chất
khí để tìm khối lượng mol của chất cần tìm theo CT: M A = dA/B . MB hoặc

MA =

dA/KK . 29 )
Ví dụ 1: Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp

chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là nguyên tố Na.
Lập công thức hóa học của X?
Hướng dẫn
Gọi công thức của X là NaxOy
13


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

- Khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất là
25, 6.62
= 16( g )
100
= M X − mO = 62 − 16 = 46( g )

mO =
mNa

- Trong một mol phân tử hợp chất X có
mO 16
=
= 1(mol )
16 16
m
46
= Na =
= 2(mol )
23 23

nO =

nNa

- Ta có x : y = nNa : nO = 2 :1
Suy ra công thức của X là Na2O
Ví dụ 2. Tìm công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần khối
lượng như sau: 2,4% H, 39,1% S và 58,5% O. Biết phân tử khối là 82
đvC.
Hướng dẫn
- Gọi công thức cần tìm là HxSyOz
Ta có x + 32y + 16z = 82
- Lập khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất
mH =

2, 4.82
=2
100

mS =

39,1.82
= 32
100

mO =

58,5.82
= 48
100

- Tìm số mol nguyên tử của từng nguyên tố

nH = 2 : 1

= 2 (mol)

nS = 32 : 32 = 1 (mol)
nO = 48 : 16 = 3(mol)
=> x = 2, y = 1, z = 3
- Vậy công thức của hợp chất là H2SO3
Ví dụ 3: Xác định công thức hóa học một oxit của lưu huỳnh biết phân tử
khối của oxit đó là 80 và trong đó S chiếm 40% về khối lượng?

14


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

Hướng dẫn
Cách 1
- Gọi công thức của hợp chất là SxOy
- Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất
80 × 40
32
= 32 g → ns =
=1
100
32
80 × 60
48
mo =
= 48 g → no =

=3
100
16
ms =

=> x = 1. y = 3
- Vậy công thức hóa học cần tìm là S03.
Cách 2
- Gọi công thức của hợp chất là SxOy
- Tìm tỉ lệ khối lượng các nguyên tố. Vì khối lượng mỗi nguyên tố
trong phân tử tỉ lệ với thành phần phần trăm nên ta có:
32 x 16 y 80
=
=
40
60 100

=> x =1, y = 3.

- Công thức hóa học cần tìm là SO3.
Cách 3
- Gọi công thức của hợp chất là SxOy
- Lập tỉ số về khối lượng để tìm x,y
x.32 40
=
→ x =1
80 100
y.16 60
=
→ y=3

80 100

- Vậy công thức là SO3
Ví dụ 4. Phân tử hợp chất D có tỉ khối đối với khí hiđro bằng 17. Biết trong
D, H chiếm 5,88 % về khối lượng, còn lại là Lưu huỳnh. Xác định công thức
phân tử của D.
Hướng dẫn
- Tính khối lượng mol của hợp chất

d A/ H 2 = 17 => M A = d A/ H 2 .M H 2
15


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

=> MA = 17.2 = 34 (g)
- Sau đó có thể làm theo 1 trong 3 cách giống như ví dụ 3 để xác
định được công thức của hợp chất là H2S.
D2.2. Xác định công thức hóa học khi biết thành phần phần trăm về khối
lượng mà không biết khối lượng mol của hợp chất.
Cách giải
- Công thức chung của hợp chất dạng AxBy hoặc AxByCz…
% A % B %C
:
:
A
B
C
=> x : y : z = a : b : c
x:y:z =


( trong đó a,b,c là những số nguyên dương, tối giản)
- Chọn x = a, y = b, z = c => Suy ra công thức hóa học của hợp chất.
Ví dụ 1: Khi phân tích một muối chứa 52,35%K và 47,65% Cl về khối
lượng. Xác định công thức hóa học của muối trên?
Hướng dẫn
- Gọi công thức hóa học của hợp chất là KxCly
% K %Cl
52,35 47, 65
:
=> x : y =
:
39 35,5
39
35,5
=> x : y = 1,36 :1,34 => x : y = 1:1
x: y =

Ta có:

- Suy ra công thức của hợp chất muối cần tìm là KCl
Ví dụ 2. Phân tích một hợp chất vô cơ A có thành phần % theo khối lượng
như sau: Cu chiếm 40 %, S chiếm 20 % và O chiếm 40%. Xác định công
thức hóa học của A?
Hướng dẫn
- Gọi công thức của hợp chất là CuxSyOz
- Ta có
=>

%Cu % S %O


x:y:z= M :M :M
Cu
S
O
x : y: z =

40 20 40
:
:
64 32 16

x : y : z = 0,625 : 0,625 : 2,5
=>

x: y: z = 1 : 1: 4

- Vậy công thức của A là CuSO4
16


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

D2.3. Xác đinh công thức hóa học khi biết tỉ lệ khối lượng của các nguyên
tố trong hợp chất.
Cách giải
- Gọi công thức cần tìm là AxBy , biết tỉ lệ khối lượng của A với B là a:b
a b

x


a'

Ta có: x : y = A : B => y = b ' (Trong đó a’, b’ là các số nguyên dương, tối
giản)
=> x = a’, y = b’
- Suy ra công thức hóa học của hợp chất
Ví dụ 1: Tìm công thức hóa học của một oxit của sắt, biết rằng tỷ lệ khối
lượng của sắt và oxi là 7:3.
Hướng dẫn
- Gọi công thức cần tìm là FexOy
7 3
: = 0,125 : 0,1875
56 16
- Ta có :
=> x : y = 2 : 3
x: y =

- Vậy công thức của oxit sắt đó là Fe2O3
Ví dụ 2. Một hợp chất có tỉ lệ về khối lượng của các nguyên tố Ca: N: O lần
lượt là 10:7:24. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình
thành nhóm nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N: O = 1:3.
Hướng dẫn
- Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là CaxNyOz
- Ta có x : y : z =
=>

10 7 24
: :
= 0, 25 : 0,5 :1,5

40 14 16

x:y:z=1:2:6

- Vì trong nhóm nguyên tử, tỉ lệ số nguyên tử N : O = 1 : 3
Ta có nhóm (NO3)n và 3. n = 6 => n =2
- Vậy công thức của hợp chất là Ca(NO3)2.
D2.4. Lập công thức hóa học của tinh thể ngậm nước.
Cách giải
- Tìm khối lượng mol hoặc số mol của tinh thể ngậm nước
17


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

- Tính khối lượng nước có trong một mol tinh thể
- Tìm số mol nước có trong một mol tinh thể ( đó là số phân tử nước có
trong tinh thể ngậm nước)
Ví dụ 1: Tìm CTHH của muối ngậm nước CaCl 2 .x H2O. Biết rằng lượng
Ca chiếm 18,26%.
Hướng dẫn
- Ta có:
%Ca =

40
40
.100 => M TT =
.100
M TT
%Ca


=> M TT =

40
.100 = 219( g )
18, 26

- Khối lượng nước trong tinh thể là: 219-111 = 108(g)
- Số mol nước trong tinh thể x = 108:18 = 6 (mol)
- Vậy công thức của tinh thể ngậm nước là CaCl2.6H2O
Ví dụ 2: Hòa tan 6,66 g tinh thể Al2(SO4)3. nH2O vào nước được dung dịch
A. Lấy 1/10 dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl 2 thấy tạo thành
0,699 gam kết tủa. Xác định công thức tinh thể của muối nhôm sunfat.
Hướng dẫn
PTHH: Al2(SO4)3 + 3BaCl2 -> 3BaSO4 ↓ + 2AlCl3
Theo PTHH, cứ 1 mol tức là (342+18n) g tinh thể -> thu được 699 g kết tủa
Theo bài

cứ

6,66 :10 g tinh thể -> thu được 0,699 g kết tủa

=> 342+18n = (699 . 0,66):0,699 => n = 18
Vậy công thức của tinh thể là Al2(SO4)3. 18H2O
D2.5. Xác định công thức hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần nguyên tố.
Cách giải
- Xác định hợp chất hữu cơ cần tìm có bao nhiêu nguyên tố
- Gọi công thức phân tử của hợp chất hữu cơ cần tìm là C xHy hoặc CxHyOz,
CxHyOzNt…
- Tìm tỉ lệ:

+ Nếu biết tỉ lệ % các nguyên tố x : y : z :… =
18

%C % H % O
:
:
:... = x’:y’:z’
12
1
16


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

+ Nếu biết khối lượng của từng nguyên tố trong hợp chất
x : y : z :... =

mC mH mO
:
:
:... = x' : y' : z'
12 1 16

- Công thức đơn giản (Cx’Hy’Oz’..)n
Ta có M = (12.x’ + y’ + 16.z’).n => tìm được giá trị n
=> Suy ra công thức hóa học cần tìm.
Ví dụ 1. Đốt cháy 4,5 gam hợp chất hữu cơ A thu được 6,6 g CO 2 và 2,7 g
H2O. Biết khối lượng phân tử của A là 60 đvC. Xác định công thức hóa học
của A?
Hướng dẫn

- Khối lượng các nguyên tố trong A
mC =

12.6, 6
= 1,8( g )
44

mH =

2.2, 7
= 0,3( g )
18

mO = mA − ( mC + mH ) => mO = 4,5 − (1,8 + 0,3) = 2, 4( g )

- Gọi công thức của A là CxHyOz
=> x : y : z :=
=>

1,8 0,3 2, 4
:
:
= 0,15 : 0,3 : 0,15
12 1 16

x : y : z = 1: 2 :1

- Công thức đơn giản của A là (CH2O)n
- Ta có MA = (12+2+16).n = 60


=> n = 2

- Vậy công thức phân tử của A là C2H4O2
Ví dụ 2. Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm lần
lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đặc và bình (2) chứa nước vôi trong có dư
thấy khối lượng bình (1) tăng lên 3,6g và bình (2) thu được 30g kết tủa. Khi
hóa hơi 2,6g X thu được thể tích đúng bằng thể tích của 0,8g oxi ở cùng đk
về nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức phân tử của X.
Hướng dẫn
- Khối lượng bình 1 tăng chính là khối lượng H2O đã bị hấp thụ
2.3, 6
= 0, 4(g)
=> mH 2O = 3, 6( g ) => mH =
18

- Khối lượng kết tủa ở bình 2 là sản phẩm của PTHH
19


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
30
nCO2 = nCaCO3 =
= 0,3(mol )
100
=> mC = 0,3.12 = 3,6 (g)
- Ta có mH + m C = 0,4 + 3,6 = 4 (g) < 10,4
=> Trong hợp chất có C,H và O
mO = 10,4 – 4 = 6,4 (g)

- Gọi công thức phân tử của X là CxHyOz
x : y: z =

3, 6 0, 4 6, 4
:
:
= 0,3 : 0, 4 : 0, 4 => x : y : z = 3 : 4 : 4
12 1 16

- Công thức đơn giản: (C3H4O4)n
- Trong cùng đk, tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ số mol.
Ta có VX = VO => nX = nO
2



nO2 =

2

m
2, 6
0,8
=
= 104
= 0, 025(mol ) => nX = 0, 025(mol )
n
0,
025
=>

M
X=
32

MX = ( 12.3 + 4+ 16.4).n = 104 => n = 1
- Vậy công thức phân tử của X là C3H4O4
Dạng 3. Xác định công thức bằng phương pháp biện luận
Dựa vào thông tin bài toán mà biện luận theo
- khả năng phản ứng
- giới hạn
- hóa trị
- lượng chất ( gam, mol)
- tính chất của mỗi chất….
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 3,78 gam một kim loại M vào dung dịch HCl thu
được 4,704 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại M?
Hướng dẫn
- Gọi n, a lần lượt là hóa trị và số mol của kim loại M đã dùng.
- PTHH:

2M + 2n HCl -> 2MCln + n H2
a mol

- Ta có:

0,5 a.n mol

a.M = 3,78 (g)
4, 704

0,5.a.n = 22, 4 = 0, 21(mol )


=> M = 9 n

- Biện luận: Vì n là hóa trị của kim loại M nên 1 ≤ n ≤ 3
Xét bảng sau
20


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

n
1
2
3
M
9
18
27
Trong các kim loại đã biết, nhôm có hóa trị III và nguyên tử khối bằng 27
là phù hợp với kết quả trên. Vậy M là Al.
Ví dụ 2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 4 g hai kim loại A và B cùng hóa trị II
và có tỉ lệ mol là 1:1 bằng dd HCl thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hỏi A, B
là các kim loại nào trong các kim loại sau đây Mg, Ca, Ba, Fe, Zn, Ni.
Hướng dẫn
- Gọi a là số mol mỗi kim loại đã dùng
A + 2 HCl → ACl2 + H 2

- PTHH:

amol


amol

B + 2 HCl → BCl2 + H 2

amol

amol

- Ta có a. A + a.B = 4( g ) => a ( A + B) = 4
a+a =

2, 24
= 0,1(mol ) => a = 0, 05(mol )
22, 4
4

Vậy A + B = 0, 05 = 80( g )
- Xét bảng sau
A
B

24
56

40
40

58
22


65
15

Ta thấy A = 24, B = 56 là phù hợp. Vậy A là Mg và B là Fe.
Dạng 4. Xác định công thức bằng phương pháp sử dụng giá trị trung bình
Cách giải
+ Hỗn hợp nhiều chất
M=

mhh
= ( M 1n1 + M 2 n2 + M 3 n3 + .... + M i ni ) : (n1 + n2 + ... + ni )
nhh

+ Hỗn hợp có 2 chất : M1< M < M2
Ví dụ 1. Một hỗn hợp 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau
trong bảng hệ thống tuần hoàn có khối lượng là 8,5 gam. Hỗn hợp này tan

21


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

hết trong nước dư cho ra 3,36 lit khí H 2 (đktc). Tìm hai kim loại A, B và
khối lượng của mỗi kim loại.
Hướng dẫn
- PTHH:

→ 2AOH
2A + 2H2O 


+ H2 (1)

2B + 2H2O 
→ 2BOH + H2 (2)
- Đặt a = nA , b = nB
3,36

ta có: a + b = 2 22,4 = 0,3 (mol)

(I)

8,5

- M trung bình: M = 0,3 = 28,33
Ta thấy 23 < M = 28,33 < 39
Giả sử MA < MB thì A là Na, B là K hoặc ngược lại.
mA + mB = 23a + 39b = 8,5

(II)

Từ (I, II) ta tính được: a = 0,2 mol, b = 0,1 mol.
- Vậy mNa = 0,2 . 23 = 4,6 g, mK = 0,1 . 39 = 3,9 g.
Ví dụ 2. Hoà tan 115,3 g hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500ml dung
dịch H2SO4 loãng ta thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít CO 2
(đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được 12g muối khan. Mặt khác đem
nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thì thu được 11,2 lít CO 2 (đktc)
và chất rắn B1. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch H 2SO4 loãng đã dùng,
khối lượng của B, B1 và khối lượng nguyên tử của R. Biết trong hỗn hợp
đầu số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3.

Hướng dẫn
- Thay hỗn hợp MgCO3 và RCO3 bằng chất tương đương M CO3
4,48

Số mol CO2 thu được là: nCO 2 = 22,4 = 0,2 (mol)
- PTHH: M CO3 + H2SO4 
→ M SO4 + CO2 + H2O (1)
0,2

0,2

0,2

Vậy nH 2 SO 4 = nCO 2 = 0,2 (mol)

22

0,2


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”
0,2
= 0,4 M
0,5

⇒ CM H 2 SO 4 =

- Chất rắn B là M CO3 dư:
→ M O + CO2 (2)
M CO3 


0,5

0,5

0,5

Theo PT(1): từ 1 mol M CO3 tạo ra 1 mol M SO4 khối lượng tăng 36 gam.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
115,3 = mB + mmuối tan - 7,2
Vậy mB = 110,5 g
Theo phản ứng (2): từ B chuyển thành B1, khối lượng giảm là:
mCO 2 = 0,5.44 = 22 g.
Vậy mB 1 = mB - mCO 2 = 110,5 - 22 = 88,5 g
Tổng số mol M CO3 là: 0,2 + 0,5 = 0,7 mol
115,3

Ta có M + 60 = 0,7 164,71 ⇒ M = 104,71
Vì trong hỗn hợp đầu số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3.
Nên 104,71 =

24.1 + R.2,5
3,5

⇒ R = 137

Vậy R là Ba.
Ví dụ 3. Để hoà tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim
loại có hóa trị II cần dùng 300ml dung dịch HCl aM và tạo ra 6,72 lit khí
(đktc). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối khan. Tính giá

trị a, m và xác định 2 kim loại trên.
Hướng dẫn
6,72

nCO 2 = 22,4 = 0,3 (mol)
Thay hỗn hợp bằng M CO3
→ M Cl2 + CO2 + H2O (1)
M CO3 + 2HCl 

0,3

0,6

0,3

0,3

Theo tỉ lệ phản ứng ta có:
nHCl = 2 nCO 2 = 2 . 0,3 = 0,6 mol
23


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”
0,6

CM HCl = a = 0,3 = 2M
Số mol của M CO3 = nCO 2 = 0,3 (mol)
28,4

Nên M + 60 = 0,3 = 94,67

⇒ M = 34,67

Gọi A, B là hai kim loại, giả sử MA < MB
Ta có: MA < M = 34,67 < MB để thoả mãn ta thấy 24 < M = 34,67 < 40.
Vậy hai kim loại đó Mg và Ca.
Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn là:
m = (34,67 + 71).0,3 = 31,7 gam.
Dạng 5. Xác định công thức hóa học dựa vào phương trình hóa học
Ví dụ 1. Đốt cháy hoàn toàn 1 hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon có công thức
tổng quát CnH2n và C mH2m + 2. (4 ≥ m ≥ 1); (4 ≥ n ≥ 2) cần dùng 35,2g khí
O2. Sau phản ứng thu được 14,4g H2O và lượng khí CO2 có thể tích bằng

7
3

thể tích của hỗn hợp khí ban đầu.
a. Tính % thể tích của hỗn hợp khí ban đầu.
b. Xác định công thức phân tử của các hidrocacbonat nói trên.
Hướng dẫn

nO2

=

35,2
=1,1 (mol)
32

nH 2O


=

14,4
= 0,8 (mol)
18

a.

- Gọi a, b lần lượt là số mol của 2 hiđrocacbon CnH2n và CmH2m + 2
- PTHH:

CnH2n +
a

3n
O2  n CO2 + n H2O
2

3na
2

CmH2m + 2 +
b

n.a

n.a

(mol)


(3m+1)
O2  m CO2 + (m +1)H2O
2
(3m + 1).b
2

24

m.b

(m+1).b

(mol)


“ RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS”

- Theo PTHH ta có:

nO2

3na (3m + 1).b
+
= 1,1
2
2

=

(1)


nH 2O = na + (m+1)b = 0,8

(2)

nC O2 = na + mb = 73 (a+b)

(3)

- Giải hệ phương trình ta được a = 0,2 (mol)
b = 0,1 (mol)
- Thành phần phần trăm thể tích mỗi chất trong hỗn hợp
% CnH2n =0,2/0,3 x 100% ≈ 66,7%
% CmH2m + 2 = 100% - 66,7% = 33,3 %
( vì tỉ lệ số mol chính là tỉ lệ thể tích)
b.

(3) <=> n.a + m.b =

7
7
( a +b) => 0,2.n + 0,1.m = .0,3
3
3

=> 2n + m = 7
- Ta có bảng
n
m


2
3

3
1

- Các hiđrocacbon có công thức: C2H4 và C3H8
C3H6 và CH4
Ví dụ 2. Cho 3,36 lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm hiđro cacbon X có công thức
CnH2n + 2 và hiđro cacbon Y (công thức CmH2m) đi qua bình nước Brom dư
thấy có 8 gam brom tham gia phản ứng. Biết 6,72 lít hổn hợp A nặng 13
gam, n và m thoả mãn điều kiện: 2 ≤ n; m ≤ 4. Tìm công thức phân tử của
hợp chất X; Y.
Hướng dẫn
- Cho hỗn hợp khí qua dd nước brom
X:

CnH2n + 2 +

Br2 →

Không phản ứng

Y:

CmH2m

Br2 →

CmH2mBr2


+

- Gọi số mol X, Y trong hỗn hợp lần lượt là a và b ta có:
3,36

a + b = 22,4 = 0,15 (mol)
25


×