Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

so sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về các con vật cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.82 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LẠI THỊ HIÊN

SO SÁNH TU TỪ VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÁC CON
VẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

HÀ NỘI – 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LẠI THỊ HIÊN

SO SÁNH TU TỪ VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÁC CON
VẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. PHAN THỊ THẠCH

HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận đƣợc sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo đặc biệt là Ths. Phan Thị
Thạch. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm
khóa luận.
Qua đây chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới phòng Đào tạo Trƣờng
ĐHSP Hà Nội 2, tới các thầy, cô giáo trong khoa GDTH đã tạo điều kiện
giúp đỡ để khóa luận của chúng tôi đƣợc hoàn thành.
Lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn
hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc
sự đóng góp ý kiến, sửa chữa của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài
này đƣợc hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lại Thị Hiên


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về các con vật
cho HS Tiểu học” đƣợc chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế
thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả
khác, cộng với sự giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn, Ths. Phan Thị Thạch và
sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.
Chúng tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ
một công trình nghiên cứu nào.
Sinh viên thực hiện


Lại Thị Hiên


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

HS:

học sinh

SGK:

sách giáo khoa

GDTH:

Giáo dục Tiểu học

NXB:

nhà xuất bản

NXBGD:

nhà xuất bản Giáo dục

NXBGD HN:

nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội


XHCN:

xã hội chủ nghĩa

THSC:

Trung học cơ sở

ĐHSP:

Đại học Sƣ phạm

VD:

ví dụ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 6
5. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
8. Cấu trúc của khóa luận .............................................................................. 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................ 9
1.1. Những hiểu biết chung về so sánh tu từ ................................................. 9

1.2. Những lí thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ....................... 14
1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật ......................................... 17
1.4. Quá trình sản sinh và tiếp nhận văn bản trong hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ ...................................................................................................... 19
1.5. Biểu tƣợng và một số lí thuyết liên quan đến biểu tƣợng .................... 19
1.6. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học và việc giúp học sinh tiểu học
hình thành biểu tƣợng .................................................................................. 23
Chƣơng 2. MIÊU TẢ KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI VIỆC SỬ
DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN NGHỆ
THUẬT THUỘC SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC......................................... 27
2.1. Tiêu chí thống kê phân loại .................................................................. 27
2.2. Kết quả thống kê phân loại việc sử dụng so sánh tu từ trong các văn
bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt tiểu học ..................... 29


2.3. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ trong đó A là con vật........... 30
2.4. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ dựa vào các tiêu chí bổ sung34
Chƣơng 3. SO SÁNH TU TỪ ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU
TƢỢNG VỀ CÁC CON VẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ....................... 37
3.1. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng
về con chim .................................................................................................. 37
3.2. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng
về con cá ...................................................................................................... 39
3.3. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng
về con gà ..................................................................................................... 40
3.4. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng
về con chuồn chuồn ..................................................................................... 42
3.5. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng
về con cò ...................................................................................................... 43
3.6. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng

về con ngan .................................................................................................. 44
3.7. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng
về các con vật khác ..................................................................................... 46
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc lựa chọn đề tài “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về
các con vật cho HS Tiểu học” xuất phát từ nhận thức của chúng tôi về ý nghĩa
khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nó.
1.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia thì hệ thống giáo dục Tiểu
học giữ một vị trí quan trọng. Việc đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài phải bắt đầu
đƣợc quan tâm ngay từ bậc Tiểu học, vì đây là “cái nôi” tri thức đầu tiên và
là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của mỗi học
sinh. Trong điều 23, Luật giáo dục.1998, chỉ rõ mục tiêu của Giáo dục Tiểu
học là: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam
XHCN”. Do đó ở Tiểu học, các em đƣợc tạo điều kiện tối đa với các môn học
thuộc tất cả các lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội, con ngƣời.
Trong các môn học ở trƣờng Tiểu học thì môn Tiếng Việt có một ý
nghĩa và vị trí đặc biệt quan trọng. Môn Tiếng Việt giúp hình thành và phát
triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, góp phần
rèn luyện cho HS các thao tác của tƣ duy; cung cấp những kiến thức sơ giản
gắn trực tiếp với việc học Tiếng Việt, những kiến thức sơ giản về tự nhiên, xã
hội, con ngƣời, về văn hóa và khoa học của Việt Nam và nƣớc ngoài; góp
phần bồi dƣỡng cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, sự công bằng xã

hội, bồi dƣỡng nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại.
Các phân môn Tiếng Việt đƣợc đƣa vào dạy cho HS Tiểu học gồm có:
Tập đọc - kể chuyện, tập làm văn, luyện từ và câu, chính tả. Các phân môn

1


này góp phần phát triển toàn diện năng lực Tiếng Việt cho HS Tiểu học.
Trong đó, các bài tập với biện pháp so sánh tu từ chiếm một số lƣợng tƣơng
đối lớn trong phân môn luyện từ và câu.
Có thể nói rằng so sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật vô cùng quan
trọng. So sánh tu từ sẽ giúp các em đƣợc chắp cánh cùng lời ca, tiếng nhạc
qua hình ảnh so sánh xa xôi mà gần gũi, bay bổng mà chân thực. Phƣơng thức
so sánh là một hình thức biểu hiện đơn giản nhất của lời nói có hình ảnh:
“Hầu nhƣ bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức
so sánh”(GoLur - phong cách học Nga, Moskya 1976 - T141). Một mặt, so
sánh tu từ có khả năng khắc họa hình ảnh, gây ấn tƣợng mạnh mẽ và nó có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành biểu tƣợng cho các em. Mặt khác, so
sánh tu từ có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt mọi
sắc thái biểu cảm, giúp ta bày tỏ tình cảm thái độ của mình một cách kín đáo
tế nhị.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài khóa luận rất bổ ích và có ý nghĩa đối với một
sinh viên khoa GHTH. Trƣớc hết, nó giúp chúng tôi khảo sát các văn bản
nghệ thuật có sử dụng so sánh tu từ trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học. Việc
làm này góp phần giúp chúng tôi nắm vững nội dung chƣơng trình SGK, củng
cố và làm sâu sắc hơn những tri thức đã đƣợc học. Điều quan trọng nhất là
việc làm đó có thể giúp chúng tôi dạy tốt môn học này trong tƣơng lai.
Nhận thức rõ ràng và sâu sắc ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của
đề tài khóa luận, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài này là cần thiết.

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu so sánh tu từ không là một vấn đề mới, vì nó đã đƣợc nhiều
ngƣời tìm hiểu. Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về so sánh tu từ trong
các tài liệu sau:

2


2.1. Những giáo trình và những tài liệu nghiên cứu về phong cách học
So sánh tu từ đã đƣợc một số nhà phong cách học nghiên cứu trong
những giáo trình và tài liệu tiêu biểu nhƣ:
- Đinh Trọng Lạc, Giáo trình Việt Ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1964.
- Võ Bình - Lê Anh Hiền - Cù Đình Tú - Nguyễn Thái Hòa, Phong cách
học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1982.
- Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB ĐH
& THCN, 1983.
- Đinh Trọng Lạc, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999.
Ở những công trình trên, các tác giả có đóng góp trong việc trình bày
các nội dung sau:
+ Nêu khái niệm so sánh tu từ.
+ Nêu những cách thức tổ chức so sánh tu từ.
+ Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa so tu từ và so sánh luận lí (so sánh
logic).
Từ những công trình đã nêu tên trên đây, cũng có thể thấy rõ: Lí luận
về so sánh tu từ đƣợc bổ sung phong phú hơn theo thời gian. Chẳng hạn, từ
những năm 80 của thế kỉ XX, các nhà phong cách học đã xác định: So sánh tu
từ là một biện pháp tu từ đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng. Trong
những giáo trình và tài liệu nghiên cứu phong cách đƣợc xuất bản 1993, 1995,
1998, 1999 Đinh Trọng Lạc đã xem xét so sánh tu từ ở hai phƣơng diện: là
một biện pháp tu từ đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng tƣơng đồng và là

một phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa…
Những lí thuyết về so sánh tu từ đƣợc trình bày trong những giáo trình,
tài liệu nghiên cứu phong cách học là điểm tựa tin cậy cho những ngƣời
nghiên cứu và giảng dạy về phong cách học trong nhà trƣờng.

3


2.2. SGK Tiếng Việt ở tiểu học và SGK Ngữ Văn
a. SGK Tiếng Việt ở tiểu học
Một trong những đổi mới nội dung chƣơng trình SGK Tiếng Việt ở tiểu
học là đƣa so sánh tu từ vào dạy cho HS. Khác với các giáo trình, nội dung
dạy học về so sánh tu từ chủ yếu là qua các bài tập thực hành hƣớng dẫn HS
phát hiện những trƣờng hợp sử dụng biện pháp tu từ này.
Học sinh tiểu học đƣợc làm quen với so sánh tu từ ở SGK Tiếng Việt 3,
tập 1. Nhƣng SGK Tiếng Việt 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh
(với tƣ cách là một biện pháp tu từ) cho HS mà thông qua hàng loạt các bài
tập. Hình thức bài tập thƣờng là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ, đoạn văn,
đoạn thơ) trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, yêu cầu HS chỉ ra các
hình ảnh so sánh, các sự vật đƣợc so sánh với nhau trong ngữ liệu ấy.
b. SGK Ngữ Văn THCS
Trong chƣơng trình sách Ngữ Văn THCS, so sánh đƣợc đề cập ở sách
Ngữ Văn 6, tập 2, với bài 19 và bài 21. Trong đó, tác giả trình bày những nội
dung chính sau:
- Khái niệm so sánh
- Cấu tạo của phép so sánh
- Vai trò, tác dụng của so sánh trong văn miêu tả.
( Bài 19, SGK Ngữ Văn 6, tập 2, NXBGD năm 2008).
- Trình bày các kiểu so sánh
- Tác dụng của phép so sánh

( Bài 21, SGK Ngữ Văn 6, tập 2, NXBGD năm 2008).
2.3. Những khóa luận tốt nghiệp của sinh viên
Ở trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, trong những năm gần đây, một số sinh viên
khoa Ngữ Văn và khoa Giáo dục Tiểu học đã thực hiện đề tài nghiên cứu về
so sánh tu từ. Cụ thể là:

4


- Dƣơng Nguyệt Hằng (K26) , Bƣớc đầu nghiên cứu về hiệu quả của so
sánh tu từ trong các tác phẩm thơ trong SGK lớp 1, 2, 3 sau năm 2000 và lớp
3 thử nghiệm.
- Nguyễn Dƣơng Vĩnh Hồng ( K27) , Giá trị của biện pháp so sánh tu từ
trong văn miêu tả.
- Hà Thị Nhung ( K28) , Tìm hiểu biện pháp so sánh tu từ trong Thơ Mới
1932-1945.
- Hoàng Thị Đặng (K29) , Nghiên cứu hiệu quả của so sánh tu từ.
- Nguyễn Thị Lan (K29) , Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của phép so
sánh tu từ trong thơ viết cho thiếu nhi (qua khảo sát SGK Tiếng Việt 3, 4, 5
sau năm 2000 và một số bài thơ viết cho thiếu nhi ngoài chƣơng trình).
- Lƣu Thị Dung (K31) , Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc giáo dục
nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học.
- Nguyễn Thúy Hạnh (K32) , Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc
hình thành biểu tƣợng về một số hiện tƣợng tự nhiên cho học sinh tiểu học.
- Trần Thị Phƣơng (K36) , Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong
các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3.
- Đặng Thị Bích Ngọc ( K36) , Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ
nhân hóa và so sánh cho học sinh lớp 3.
Đối tƣợng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về so sánh tu từ của
những sinh viên này đƣợc thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ đã

lựa chọn.
Điểm lại tình hình nghiên cứu về so sánh tu từ trong các giáo trình tài
liệu khoa học chuyên ngành, trong SGK Tiếng Việt tiểu học, SGK Ngữ Văn
THCS và trong các khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên, có thể thấy rõ việc
nghiên cứu so sánh tu từ không phải là vấn đề mới.Tuy vậy việc tìm hiểu “
Tác dụng của so sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho
HS Tiểu học” vẫn là một khoảng trống chƣa đƣợc ai nghiên cứu.

5


3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là: Tác dụng của so sánh tu từ
đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa những kiến thức về: lí thuyết hoạt động giao tiếp, phong
cách học, tâm lí học, …
4.2. Miêu tả kết quả thống kê, phân loại về cách dùng so sánh tu từ trong
những tác phẩm thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt tiểu học.
4.3. Sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu để chỉ rõ tác dụng của so sánh
tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học.
5. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận thực hiện nhiệm vụ nhằm những mục đích sau:
5.1. Sử dụng những kiến thức đã hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lí luận cho
khóa luận, đồng thời nhằm nâng cao những hiểu biết cho bản thân về biện
pháp so sánh tu từ trong Tiếng Việt.
5.2. Khảo sát ngữ liệu thống kê về việc sử dụng so sánh tu từ trong các văn
bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt tiểu học, để làm giàu vốn hành trang
kiến thức của tác giả khóa luận nhằm phục vụ việc giảng dạy Tiếng Việt trong
đợt thực tập sƣ phạm và trong việc giảng dạy trong tƣơng lai.

5.3. Góp phần cung cấp một tài liệu tham khảo về so sánh tu từ cho các bạn
sinh viên khoa GDTH hoặc cho những ai quan tâm đến biện pháp tu từ này.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn, nội dung nghiên cứu
Bƣớc đầu tập trung tìm hiểu về tác dụng của so sánh tu từ đối với việc
hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học.
6.2. Giới hạn tƣ liệu thống kê
Khảo sát việc dùng so sánh tu từ trong các tác phẩm nghệ thuật thuộc
SGK Tiếng Việt 2, 3, 4, 5 do NXB Giáo Dục ban hành năm 2008.

6


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thống kê
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi dùng để nhận diện và tổng hợp những
trƣờng hợp sử dụng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK
Tiếng Việt tiểu học.
7.2. Phương pháp phân loại
Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi sử dụng để phân chia ngữ liệu
thống kê về so sánh tu từ thành những tiểu loại nhỏ dựa trên những tiêu chí đã
xác định.
7.3. Phương pháp miêu tả
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng khi cần tái hiện những ví dụ
tiêu biểu có so sánh tu từ.
7.4. Phương pháp phân tích phong cách học
Đây là phƣơng pháp đặc thù của phong cách học.
Theo Cù Đình Tú (1982): “Sự phân tích của phong cách học bao giờ
cũng đƣợc tiến hành theo cơ sở của sự liên hội giữa phƣơng tiện ngôn ngữ
đƣợc tuyển chọn trên văn bản với những phƣơng tiện cùng vắng mặt, không

đƣợc tuyển chọn”.Trên cơ sở đó ngƣời phân tích rút ra hiệu quả (tác dụng)
của việc lựa chọn, sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ của văn bản.
Phƣơng pháp phân tích phong cách học là một trong những phƣơng pháp
chủ yếu đƣợc chúng tôi sử dụng để phân tích hiệu quả tác động của sự so sánh
tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học.
7.5. Phương pháp tổng hợp
Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi sử dụng để rút ra những nhận xét
hoặc kết luận.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm có
3 chƣơng

7


Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Miêu tả kết quả thống kê phân loại việc sử dụng biện pháp
so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt Tiểu học.
Chƣơng 3: So sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con
vật cho HS Tiểu học.

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Những hiểu biết chung về so sánh tu từ
1.1.1. Khái niệm
Một số nhà phong cách học và tác giả SGK Ngữ Văn THCS đã đƣa ra

định nghĩa về khái niệm so sánh tu từ.
VD:
a, Lê Anh Hiền (1982) trong “ Phong cách học Tiếng Việt” gọi so sánh
tu từ là so sánh hình ảnh để phân biệt với so sánh logic. Theo tác giả:
“ So sánh hình ảnh là một sự so sánh không đồng loại, không cùng một
phạm trù chung (về số lƣợng hoặc chất lƣợng), miễn là có một nét tƣơng đồng
nào đó về mặt nhận thức hay tâm lí” [sđd, tr. 146].
Sau định nghĩa, tác giả bổ sung: So sánh hình ảnh “ là một sự so sánh
có giá trị hình tƣợng và giá trị biểu cảm”.
b, Cù Đình Tú (1983) trong “ Phong cách học Tiếng Việt và đặc điểm
tu từ Tiếng Việt” về cơ bản đồng nhất với Lê Anh Hiền, nhƣng cách diễn đạt
đã góp phần làm cho nội dung khái niệm rõ ràng hơn. Theo tác giả:
“ So sánh tu từ là so sánh công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng
có cùng một nét giống nhau nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của
một đối tƣợng” [ sđd, tr. 272].
Sau định nghĩa, Cù Đình Tú bổ sung: Trong so sánh tu từ các đối tƣợng
đƣợc đƣa ra so sánh là các đối tƣợng khác loại và mục đích của phép so sánh
là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tƣợng.
c, Trong SGK Ngữ văn 6, tập 2 các tác giả đã định nghĩa so sánh tu từ
nhƣ sau: “ so sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có
nét tƣơng đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” [ sđd, tr.24].

9


d, Từ các định nghĩa đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn định nghĩa của
Cù Đình Tú (1983), đồng thời tiếp nhận ý kiến bổ sung của các tác giả để đƣa
ra cách hiểu sau về so sánh tu từ:
So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng khác
loại dựa trên một nét tƣơng đồng nào đó giữa chúng, nhằm biểu thị bằng hình

ảnh một trong những đối tƣợng đó.
1.1.2. Cách thức tổ chức so sánh tu từ
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” NXBGDHN-1997 đƣa ra mô hình so sánh chung:
A x B và mô hình đầy đủ gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố 1: Yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh.
- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hoạt động
có vai trò nêu rõ phƣơng diện so sánh.
- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.
- Yếu tố 4: Yếu tố đƣợc đƣa ra làm chuẩn của so sánh.
Tác giả Cù Đình Tú trong cuốn: “Phong cách học và đặc điểm tu từ
Tiếng Việt”- NXBĐH và THCN HN- 1983, cho rằng:
Về mặt hình thức, so sánh bao giờ cũng gồm hai đối tƣợng lập thành
hai vế, các đối tƣợng này có thể là sự vật, tính chất hay hoạt động. Hai đối
tƣợng đƣợc gắn với nhau tạo nên hình thức so sánh theo các kí hiệu:
Kí hiệu:

A: vế đƣợc so sánh
B: vế so sánh

Dựa vào hình thức biểu hiện của phép so sánh, SGK Tiếng Việt lớp 3,
tập 1 đƣa ra 2 mô hình:
- Mô hình 1: So sánh sự vật - sự vật. Từ mô hình này có các dạng sau:
+ A nhƣ B
+ A: yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh

10


+ B: yếu tố đƣa ra làm chuẩn để so sánh.
+ Mô hình A- B: x triệt tiêu (từ chỉ quan hệ so sánh bị triệt tiêu)

+ A là B
+ A chẳng bằng B
- Mô hình 2: So sánh hoạt động - hoạt động.
+ A nhƣ B
+ A hơn B
Xét về mặt nội dung, đối tƣợng nằm ở hai vế của phép so sánh là khác
loại, nhƣng lại có những nét nào đó giống nhau, nét giống nhau này có thể nổi
hoặc chìm.
- So sánh tu từ chìm: nét tƣơng đồng - cơ sở của sự so sánh không
đƣợc hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà ngƣời nghe, ngƣời đọc phải tự
phát hiện ra:
VD1: Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
- So sánh tu từ nổi: nét tƣơng đồng - cơ sở của sự so sánh đƣợc hiện ra
bằng những từ ngữ cụ thể dễ nhận thấy.
VD2: Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
1.1.3. Hiệu quả của so sánh tu từ
a, Giá trị chủ yếu của biện pháp tu từ so sánh là giá trị nhận thức và giá trị
biểu cảm.
Qua so sánh, đối chiếu một sự vật đã biết với một sự vật chƣa biết mà
chúng ta hiểu rõ hơn về sự vật đó, có thể phát hiện ra những nét bất ngờ mà ít
khi chúng ta chú ý đến. Nói cách khác, so sánh là phƣơng tiện giúp chúng ta
nhận thức sâu sắc hơn những phƣơng tiện nào đó của sự vật.
Mặt khác, so sánh cũng là phƣơng tiện giúp chúng ta bày tỏ lòng yêu,
ghét, ý kiến khen chê, thái độ khẳng định hoặc phủ định đối với sự vật. Giá trị
biểu cảm của so sánh thể hiện ở việc tăng sức bình giá, phát huy thêm sức

11


biểu hiện của các phƣơng tiện ngôn ngữ.

b, Đối với lứa tuổi HS tiểu học.
Qua các văn bản nghệ thuật, hình ảnh so sánh giúp các em cảm nhận
đƣợc vẻ đẹp của ngôn từ và khám phá thế giới xung quanh. Từ đó các em
hình thành kĩ năng quan sát tinh tế, sâu sắc các sự vật, hiện tƣợng.
So sánh tu từ góp phần bồi dƣỡng kĩ năng cảm thụ văn học, bƣớc đầu
giúp các em tiếp xúc với các hình tƣợng văn học, biết rung cảm với những
niềm vui nỗi buồn của con ngƣời, biết tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên đất nƣớc
con ngƣời Việt Nam. Các em thêm yêu thƣơng gắn bó gần gũi với những đồ
vật, con vật với cuộc sống sinh hoạt của con ngƣời. Từ đó ở các em hình
thành và phát triển những nhận thức, có tình cảm, thái độ đúng đắn trong cuộc
sống, biết phân biệt cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai. Dần
dần các em hƣớng tới cái Chân, Thiện, Mĩ.
Biện pháp so sánh giúp các HS tiếp thu tốt và học tập tốt các môn: Tập
làm văn, Luyện từ và câu, để trau dồi kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát huy sự
sáng tạo sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh.
1.1.4. Hai góc độ xem xét so sánh tu từ
Đinh Trọng Lạc, ( 1995) đã đƣa ra căn cứ phân biệt biện pháp tu từ và
phƣơng tiện tu từ, khi phân loại các biện pháp và các phƣơng tiện tu từ trong
tiếng Việt. Ông đã xác định so sánh tu từ thuộc loại biện pháp tu từ ngữ nghĩa,
đồng thời cũng là một loại phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa.
Những lí luận về biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ là cơ sở cần thiết
để tác giả khóa luận có cơ sở xử lí đề tài.
1.1.4.1. So sánh là một biện pháp tu từ
Ở góc độ này, nói đến so sánh tu từ là nói đến cách thức tổ chức ngôn
ngữ để “ đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng khác loại dựa trên một nét tƣơng
đồng giữa chúng” nhằm mục đích tu từ.

12



Từ góc độ này, tìm hiểu so sánh tu từ trong giao tiếp, chúng ta có thể
nhận ra những quy luật lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ để tạo hình - biểu cảm
và có thể mô hình hóa các quy luật đó.
1.1.4.2. So sánh là một phương tiện tu từ
Ở góc độ này, so sánh tu từ là một phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc ngƣời
nói “ ngƣời viết” sử dụng để trao đổi nội dung tƣ tƣởng với ngƣời nghe, ngƣời
đọc nhằm thông báo nội dung ý nghĩa sự vật, đồng thời biểu lộ thái độ, tình
cảm của mình đối với nội dung trao đổi hoặc đối với ngƣời tiếp nhận.
1.1.5. Phân biệt so sánh tu từ với so sánh logic
1.1.5.1. Khái niệm về so sánh logic
Đó là cách đối chiếu hai đối tƣợng cùng loại dựa trên sự tƣơng đồng
của chúng.
VD3:
Ngôi nhà này cao hơn ngôi nhà kia hai tầng.
1.1.5.2. Sự giống nhau giữa hai loại so sánh.
So sánh tu từ và so sánh logic là hai loại so sánh giống nhau về phƣơng
thức: Đều đối chiếu các sự vật dựa trên sự tƣơng đồng giữa chúng.
1.1.5.3. Sự khác nhau giữa hai loại so sánh.
a, Nếu so sánh logic là cách đối chiếu hai sự vật cùng loại thì so sánh tu từ là
cách đối chiếu hai sự vật khác loại.
VD4:
So sánh logic:
Con voi này nặng hơn con voi kia 20 ki-lô-gam.
A1

A2

A1 và A2 cùng loại, cùng là “con voi”.
VD5:
So sánh tu từ:

Đây con sông như dòng sữa mẹ.
A

B

13


A và B khác loại, A là “con sông”, B là “dòng sữa mẹ”.
b, Nếu trong so sánh logic ngƣời ta chỉ dùng một B để đối chiếu với một A thì
trong so sánh tu từ ngƣời ta có thể dùng một hoặc nhiều B để biểu thị một A.
VD6:
So sánh logic:
Lan giống mẹ như đúc
A

B

VD7:
So sánh tu từ:
Đôi ta như lửa mới nhen
A

B1

Như trăng mới mọc như đèn mới khêu.
B2

B3


c, Nếu so sánh logic chỉ có chức năng thông báo sự việc thì so sánh tu từ
ngoài chức năng thông báo nội dung còn có chức năng biểu cảm chức năng
thẩm mĩ.
VD8:
So sánh logic:
Nam cao hơn Quân 5 xăng-ti-mét
VD9:
So sánh tu từ:
Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã
lan tràn khắp thế gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành
phố khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.
1.2. Những lí thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Để có thể tìm hiểu hiệu quả của so sánh tu từ đối với việc hình thành
biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học thông qua những văn bản nghệ

14


thuật, chúng tôi xác định cần dựa vào một số lí luận cơ bản về hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ.
1.2.1. Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Trong SGK Tiếng Việt 11 do Diệp Quang Ban (chủ biên), NXB Giáo
dục, 1999, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đƣợc xác định nhƣ sau:
Đó là hoạt động trong đó con ngƣời sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ
để trao đổi với ngƣời khác một nội dung tƣ tƣởng tình cảm trong một hoàn
cảnh nhất định, để đạt một mục đích nhất định.
1.2.2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tác giả SGK Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2006 cho rằng, một
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chi phối của năm nhân tố sau:
- Nhân vật giao tiếp

- Nội dung giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Phƣơng tiện và cách thức giao tiếp
1.2.2.1. Nhân vật giao tiếp
Đó là những ngƣời tham dự trong những lần gặp gỡ tiếp xúc với đồng
loại. Tùy vào tính chất của giao tiếp (trực tiếp hoặc gián tiếp bằng văn bản)
ngƣời ta chia nhân vật giao tiếp thành ngƣời nói (ngƣời nghe) và ngƣời viết
(ngƣời đọc).
Căn cứ vào nhiệm vụ của nhân vật giao tiếp, ngƣời ta gọi ngƣời nói,
ngƣời viết là ngƣời phát tin; ngƣời nghe, ngƣời đọc là ngƣời nhận tin.
Hoạt động giao tiếp giữa các tác giả với HS tiểu học là hoạt động giao
tiếp gián tiếp bằng văn bản, trong đó các tác giả là ngƣời phát tin (ngƣời viết)
còn HS tiểu học là ngƣời nhận tin (ngƣời đọc).

15


1.2.2.2. Nội dung giao tiếp
Đó là nội dung vấn đề mà các nhân vật khi gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi với
nhau. Nội dung giao tiếp có thể là việc, là vật, là cảnh vật, hiện tƣợng tự nhiên
cũng có thể là con ngƣời…
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nội dung giao tiếp giữ vai trò
là tiền đề, chi phối việc lựa chọn ngôn ngữ của ngƣời phát tin.
1.2.2.3. Hoàn cảnh giao tiếp
Đó là hoàn cảnh về thời gian, không gian; là những điều kiện về môi
trƣờng thiên nhiên, xã hội và điều kiện vật chất để cho một cuộc giao tiếp
đƣợc thực hiện suôn sẻ.
Hoàn cảnh giao tiếp có vai trò chi phối việc lựa chọn và tổ chức ngôn
ngữ trong văn bản của ngƣời phát tin, đồng thời ảnh hƣởng đối với việc giải

mã của ngƣời nhận tin để lĩnh hội đƣợc nội dung thông báo, nội dung biểu
cảm mà ngƣời phát tin muốn trao đổi.
1.2.2.4. Mục đích giao tiếp
Đó là cái điều mà các nhân vật giao tiếp (đặc biệt là ngƣời phát tin)
mong muốn đạt đƣợc trong giao tiếp. Mục đích giao tiếp giúp các nhân vật
giao tiếp trả lời câu hỏi: nói nhƣ thế, viết nhƣ thế để làm gì?
1.2.2.5. Phương tiện và cách thức giao tiếp
a, Phƣơng tiện giao tiếp
Phƣơng tiện giao tiếp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là các
đơn vị ngôn ngữ đƣợc cá nhân sử dụng trong một hoàn cảnh nói năng cụ thể
(ngữ âm, chữ viết, từ, câu)
b, Cách thức giao tiếp
Đó là kênh giao tiếp, là cách thức thể hiện ngôn ngữ nhằm mục đích tu
từ để đem lại tính hiệu lực cao cho lời nói. Những cách thể hiện ngôn ngữ đó
còn đƣợc gọi là biện pháp tu từ.

16


So sánh tu từ là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Khi đƣợc
dùng trong văn bản nghệ thuật nó giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe hình thành biểu
tƣợng về đối tƣợng đƣợc nói đến.
Trong năm nhân tố: Nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh
giao tiếp, mục đích giao tiếp, phƣơng tiện và cách thức giao tiếp thì bốn nhân
tố đầu là những nhân tố ngoài ngôn ngữ, đóng vai trò làm tiền đề, quyết định
việc sử dụng ngôn ngữ của cá nhân trong giao tiếp.
Nhân tố ngôn ngữ mặc dù không đóng vai trò làm tiền đề nhƣng lại có
chức năng hiện thực hóa các nhân tố ngoài ngôn ngữ.
M.A.K. Halliday (1994) cho rằng: Văn bản đƣợc coi là một loại đơn vị
ngôn ngữ trong hoạt động sử dụng. Đó là loại đơn vị ngôn ngữ đƣợc tạo ra từ

những đơn vị ngôn ngữ thuộc cấp độ nhỏ hơn nhằm hiện thực hóa một hoặc
một số chủ đề trong giao tiếp.
1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật
1.3.1. Hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ đƣợc biểu hiện trong ngôn ngữ
nghệ thuật
Nói đến chức năng của ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học thƣờng đề cập
đến hai chức năng cơ bản của nó: ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con ngƣời và là công cụ để con ngƣời tiến hành tƣ duy. Hai
chức năng đó đƣợc biểu hiện cụ thể trong ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ là phƣơng tiện để tác giả giao tiếp
với độc giả. Nhờ vậy, qua ngôn ngữ nghệ thuật ngƣời đọc hiểu tác giả phản
ánh vấn đề gì, thái độ của họ đối với vấn đề đó ra sao.
Bên cạnh chức năng giao tiếp, ngôn ngữ nghệ thuật còn là công cụ để
tác giả và độc giả tƣ duy bằng hình tƣợng. Bằng cách dùng ngôn ngữ nghệ
thuật, tác giả văn chƣơng giúp ngƣời đọc tri giác thông qua hoạt động liên
tƣởng, hình thành biểu tƣợng, từ đó tƣởng tƣợng để hình dung hiện thực đƣợc
phản ánh trong tác phẩm.

17


1.3.2. Các chức năng đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật
Ngoài hai chức năng cơ bản, ngôn ngữ nghệ thuật còn có những chức
năng đặc thù, cụ thể:
1.3.2.1. Chức năng tạo hình - biểu cảm
Là công cụ để tác giả tƣ duy hình tƣợng, ngôn ngữ nghệ thuật có khả
năng tạo hình - biểu cảm rất cao. Đây là chức năng đặc thù của ngôn ngữ văn
chƣơng và chức năng này đƣợc thể hiện rất rõ trong thơ văn. Chức năng này,
theo Đỗ Hữu Châu là: khả năng làm xuất hiện ở ngƣời đọc những biểu tƣợng
thính giác, thị giác, khứu giác; những biểu tƣợng về ngƣời, về vật, cảnh vật

trong tác phẩm giống nhƣ trong cuộc sống.
1.3.2.2. Chức năng tạo tính hàm súc
Theo Đỗ Hữu Châu, ngôn ngữ nghệ thuật “có khả năng nói đƣợc nhiều
nhất bằng một số lƣợng phƣơng tiện ngôn ngữ ít nhất”.
1.3.2.3. Chức năng tác động
Là phƣơng tiện để tác giả giao tiếp với bạn đọc, ngôn ngữ nghệ thuật có
chức năng hƣớng tới ngƣời tiếp nhận giúp họ lĩnh hội đƣợc nội dung thông
báo bằng hình ảnh sinh động, cảm nhận đƣợc thái độ, tình cảm của tác giả và
có thái độ tình cảm đồng điệu, hoặc đối lập với thái độ tình cảm của tác giả.
1.3.2.4. Chức năng thẩm mĩ
Giống nhƣ các phƣơng tiện nghệ thuật tạo hình, ngôn ngữ nghệ thuật
có chức năng thẩm mĩ. Chức năng này của ngôn ngữ nghệ thuật gắn với tác
giả và độc giả.
Ngôn ngữ nghệ thuật đƣợc tác giả sử dụng để xây dựng biểu tƣợng
nhằm biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dƣỡng cảm xúc thẩm mĩ.
Ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ là do sự lựa chọn, xếp đặt,
trau chuốt tinh luyện của ngƣời sử dụng nhằm mục đích thẩm mĩ khác nhau.
Tìm hiểu tác dụng của so sánh tu từ trong các tác phẩm ở tiểu học đối

18


×