Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.37 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ giữa người với người. Trong đó quan hệ
về giai cấp và quan hệ về dân tộc là hai mối quan hệ cơ bản và có tác động mạnh
mẽ, trực tiếp tới bản thân con người nói riêng và toàn xã hội nói chung.Vì vậy
nghiên cứu về vấn đề giai cấp và dân tộc là rất cần thiết. Mác – Lênin và chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vấn đề giai cấp, dân tộc, quan hệ giữa chúng với nhau
và với toàn nhân loại một cách chi tiết, khoa học, có hệ thống và được ứng dụng
vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Từ thực tiễn đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, tư tưởng biện chứng của Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những
nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam, một trong những đóng góp
xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Khi nào, ở đâu mà vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc không được kết hợp một cách
đúng đắn, quan điểm giai cấp, vấn đề dân tộc được vận dụng, xử lý một cách cứng
nhắc và giáo điều hoặc bị coi nhẹ thì cách mạng sẽ không chỉ gặp khó khăn mà
thậm chí còn bị tổn thất nặng nề. Bài học đó thực sự là bổ ích, cần được ghi nhận
và vận dụng vào việc xem xét các vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp và mối quan
hệ của chúng với vấn đề dân tộc trong tình hình hiện nay và trong giai đoạn sắp tới
của thời kỳ quá độ khi mà nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ theo hướng thị
trường và hội nhập quốc tế.

1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, người thầy thiên tài của
cách mạng Việt Nam, một nhà macxit – lêninnít lỗi lạc, nhà hoạt động xuất sắc của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một chiến sĩ kiên cường của phong trào
giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX. Cả cuộc đời Người đã dành trọn cho nhân dân,
cho đất nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại
cần lao, thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tư
tưởng của Người soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện


mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tư tưởng Hồ
Chí Minh quyết định mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam, dẫn dắt dân tộc Việt
Nam đến tương lai tươi sáng.
Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của chủ tịch
Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người ngay từ
những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Lịch sử đã chứng minh, trước khi học
thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp của nhân dân ta liên tục nổ ra, nhưng kết cục đều thất bại.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phong trào đó đều thất bại là do sự bế
tắc về đường lối, mặc dù các vị lãnh tụ của phong trào yêu nước ấy đã dành nhiều
tâm huyết cho sự nghiệp của mình. Nhưng do họ không nhận thức được xu thế của
thời đại, nên họ không thấy được giai cấp trung tâm lúc này là giai cấp công nhân,
giai cấp đại biểu cho một phương thức sản xuất mới, một lực lượng tiến bộ xã hội.
Do đó mục tiêu đi tới của những phong trào ấy không phản ánh đúng xu thế vận
động của lịch sử và thời đại, nên không thể đem lại kết quả tốt đẹp cho sự phát
triển của xã hội Việt Nam. Trước những thực tại ấy, Người đã ra đi tìm đường cứu
nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức
trên thế giới.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Dưới ánh sáng của
chủ nghĩa Mác-Lênin, khi Hồ Chí Minh bàn đến vấn đề dân tộc và cách mạng giải
phóng dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn với CNXH, mối quan hệ dân tộc và giai
cấp được đặt ra.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là một hình thức cộng đồng
người được hình thành trong lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh
hoạt kinh tế riêng, có ngôn ngữ riêng, văn hóa có những đặc thù riêng; xuất hiện
sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc,

bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Mác
nghiên cứu dân tộc và nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để
nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất, cấu trúc, đặc trưng dân tộc
cùng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất. Lênin đã phát triển quan điểm này
thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về vấn đề dân tộc, ông nghiên cứu
phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc và hai xu hướng dân tộc là liên hiệp và
phân lập. Còn giai cấp là những tập đoàn to lớn, những tập đoàn này khác nhau về
địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Đấu tranh
giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập và không thể
điều hòa được. Và thông qua đấu tranh giai cấp mà mâu thuẫn giữa tư liệu sản xuất
và quan hệ sản xuất được giải quyết, trên cơ sở đó thúc đẩy xã hội phát triển.
Vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết theo lập trường của
một giai cấp nhất định. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chỉ trên lập
trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân
tộc. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác-Ănggen đã đề cập mối quan hệ dân
tộc và giai cấp: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ ách thống trị của
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giai cấp tư sản, ở giai đoạn đầu của nó mang tính chất dân tộc. Mác kêu gọi “ giai
cấp vô sản mỗi nước trước hết phải dành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành
gia cấp dân tộc,…không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”. Chỉ có giai
cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích dân tộc – lợi ích của mình với các lợi ích
của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chỉ có xóa bỏ áp bức dân tộc, đem lại
độc lập thật sự cho dân tộc mình và cho dân tộc khác. Tuy nhiên Mác và Ănggen
không đi sâu nghiên cứu vấn đề dân tộc vì ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải
quyết trong cách mạng tư sản, đối với Mác, vấn đề dân tộc chỉ là thứ yếu so với
vấn đề giai cấp.
Thời đại Lênin, khi chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới, cách
mạng giải phóng dân tộc trở thành bộ phận của cách mạng vô sản, Lênin mới phát
triển vấn đề dân tộc thành học thuyết về cách mạng thuộc địa. Lênin cho rằng, cách

mạng vô sản ở chính quốc không thể giành thắng lợi nếu không lien minh với cuộc
đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa.
Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin
bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập trung
bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và V.I.Lênin bàn nhiều về
đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về giải
phóng dân tộc ở thuộc địa.
Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-lênin đã nhận thức
được mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Người rất coi
trọng vấn đề về dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và Người luôn
đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Mà cụ thể
ở đây vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa.Các
nước đế quốc đi xâm lược thuộc địa để mở rộng thị trường, chúng thực hiện sự áp
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa đối với các nước bị xâm
chiếm. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời
đại, Người dành sự quan tâm tới các thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc,
giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập Nhà nước độc
lập dân tộc. Người đã viết tác phẩm như Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm
thuộc địa, Công cuộc khai hóa giết người…, tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần
cái gọi là “ khai hóa văn minh” của chúng. Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân
tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu
thuẫn không thể điều hòa được.
Muốn giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam – một nước thuộc địa nửa phong
kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân
xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hòa
bình và thống nhất đất nước. Độc lập, tự do, hòa bình và thống nhất đất nước là
khát vọng cháy bỏng của nhân dân mất nước. Hồ Chí Minh nói: “Tự do cho đồng

bào tôi, độc lập cho Tổ Quốc tôi, đấy là những điều tôi muốn; đấy là tất cả những
điều tôi hiểu”. Sống trong cảnh mất nước, nhà tan, mọi quyền lực nằm trong tay
quân xâm lược thì quyền sống của con người cũng bị đe dọa nói gì đến quyền bình
đẳng, tự do, dân tộc. Có độc lập dân tộc rồi mới bàn đến XHCN.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ giữa vấn đê dân tộc và vấn đề giai cấp một
cách chi tiết, khoa học, có hệ thống và được áp dụng vào công cuộc giành độc lập,
bảo vệ dân tộc cũng như xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thứ nhất, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp luôn luôn có quan hệ chặt chẽ với
nhau, sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh
thể hiện: khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy
5

×