Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số kinh nghiệm ôn thi đại học cho học sinh lớp 12 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.08 KB, 5 trang )

Một số kinh nghiệm ôn thi
đại học môn ngữ Văn cho
học sinh lớp 12
Môn Ngữ văn trong trường phổ thông hiện nay đang đặt ra
nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ. Những giờ ôn tập môn học này
thường là những giờ giáo viên phải đổ nhiều công sức mà kết quả
thu được còn rất hạn chế. Dạy Văn cũng đòi hỏi sự sáng tạo của
người giáo viên. Người thầy dạy Văn giỏi vừa là một nhà sư phạm
lại đồng thời phải có phẩm chất của người nghệ sĩ. Trong giờ ôn
tập, tương tác giữa thầy và trò giúp người dạy tránh được vai trò
độc diễn khô khan, học trò bớt được cảm giác thụ động, giờ học
thoát khỏi không khí nặng nề. Việc hướng dẫn học sinh ôn tập nếu
làm tốt sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng thiết thực.
Phương pháp ôn tập: Trong quá trình ôn tập, cần giúp học sinh ôn
cả hai mảng kiến thức lẫn kỹ năng làm bài. Kiến thức đóng vai trò
nền tảng, bởi "không có bột, không thể gột" nên hồ nhưng kỹ năng
yếu
thì
cũng
không
áp
dụng
được.
Ôn kiến thức: Có nhiều cách để hệ thống hóa kiến thức đã học.
Chúng tôi thường hướng dẫn học sinh thực hành theo các cách sau:
* Hệ thống hóa kiến thức theo thời gian: Mảng kiến thức văn học
Việt Nam được giới hạn thi có thể chia làm 3 giai đoạn lớn: Văn
học 1930-1945, Văn học 1945-1975, Văn học sau 1975. Cách chia
này đương nhiên gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của
dân tộc. Ở từng giai đoạn, văn học sẽ có những nhiệm vụ khác
nhau, do đó cũng sẽ có những đặc điểm và giá trị không giống


nhau.
Ví dụ: Văn học giai đoạn 1945-1975 ra đời và phát triển trong
hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, nền văn học chủ yếu hướng về

phục
vụ
kháng
chiến.
* Hệ thống hóa kiến thức theo thể loại: Đây cũng là một cách
1


giúp học sinh vừa ôn lại kiến thức phần đọc hiểu, vừa bổ trợ kiến
thức lý luận văn học. Có thể chia thành 3 thể loại chính:
- Tự sự (văn xuôi): Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của
một tang gia, Vợ nhặt, Người lái đò Sông Đà...
-Trữ tình (thơ): Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Từ ấy, Việt Bắc...
- Kịch bản văn học: Vũ Như Tô, Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
* Hệ thống hoá kiến thức theo nhóm đề tài: Cách chia này yêu cầu
học sinh phải có một cái nhìn bao quát, biết phân loại hợp lý. Có
thể chia các tác phẩm văn học thành một số mảng đề tài sau:
- Đề tài về quê hương đất nước: Tràng giang, Việt Bắc, Đất nước...
- Đề tài về người lính: Tây Tiến, Rừng xà nu, Những đứa con trong
gia
đình...
- Đề tài về người phụ nữ: Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Chiếc thuyền
ngoài
xa...
- Đề tài về tình yêu: Đây thôn Vĩ Dạ, Sóng...
Khi chia theo cách này cần phải có sự so sánh, đối chiếu để tìm

điểm tương đồng hoặc khác biệt của từng tác phẩm cụ thể.
* Lập bảng tổng kết kiến thức: Để ôn tập một cách khoa học, học
sinh cần lập bảng tổng kết kiến thức. Đây chính là cách chắt lọc
những vấn đề cơ bản nhất, giúp các em nhớ nhanh và nhớ sâu. Có
thể hệ thống hóa kiến thức theo các mục: tên tác phẩm, tác giả,
hoàn cảnh ra đời, giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung.
Luyện kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài là việc giúp các em vận dụng
thuần thục kiến thức đã có vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể
mà đề bài đặt ra. Để giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng, giáo viên
cần
áp
dụng
hai
bước:
Bước 1: Bao quát các dạng đề có thể ra đối với một tác phẩm, tác
giả hoặc một vấn đề văn học sử. Việc làm này giúp học sinh có cái
nhìn toàn diện về vấn đề. Các em sẽ chủ động trong mọi tình huống
và có thể đáp ứng tốt những yêu cầu khác nhau của các dạng đề thi.
Bước 2: Khảo sát những kiểu đề đã được sử dụng trong những kỳ
thi đại học gần đây. Đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xem
là tài liệu chính thống, công khai. Học sinh nhất định phải tìm đọc,
phân tích cách triển khai vấn đề, biểu điểm chi tiết của từng phần,
từng ý nhỏ. Từ đó sẽ định hướng cho bài làm của mình một cách
2


hợp lý và chính xác nhất. Căn cứ theo mẫu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, giáo viên cần xây dựng những đề thi, đáp án, biểu điểm
chi tiết để học sinh tham khảo. Điều này giúp các em thử sức và có
nhiều kinh nghiệm khi đi thi. Giáo viên cần giúp các em luyện tập

với nhiều dạng đề để thành thạo về kỹ năng làm bài. Đây chính là
khâu thực hành mà qua đó có thể đánh giá tương đối chính xác khả
năng
làm
bài
của
học
sinh.
Những kỹ năng cơ bản cần trang bị cho học sinh:
- Phân tích đề: Việc làm này hết sức cần thiết, nhằm mục đích
giúp học sinh nắm được đúng và đủ yêu cầu của đề bài về kiểu bài,
nội
dung

phạm
vi

liệu.
- Tìm ý: Trước một vấn đề, sẽ nảy sinh nhiều ý. Trước hết, cần
hướng dẫn học sinh ghi nhanh những ý vừa xuất hiện, chưa cần
theo
trật
tự.
- Sắp xếp ý hợp lý thành hệ thống ý: Nếu bài văn nhiều ý mà các ý
lộn xộn thì sức thuyết phục sẽ không cao. Vậy trật tự ý sẽ làm cho
bài viết có tính khoa học và thuyết phục. Có thể có nhiều cách sắp
xếp, nhưng cần phải lựa chọn cách hợp lý nhất. Tỷ lệ giữa các ý
cũng là điều phải cân nhắc cho chuẩn xác để bài làm cân đối và
hiệu
quả

thuyết
phục
cao.
- Viết thành bài văn: Đây chính là khâu diễn đạt và trình bày bài.
Về hình thức bài làm, các em phải đảm bảo bài viết sạch sẽ, sáng
sủa, dễ đọc. Nếu trình bày đẹp thì càng tốt. Khi diễn đạt, cần chú ý
hai yêu cầu: đúng và hay. Dùng từ phải chính xác, mới mẻ, độc
đáo, có tính thẩm mỹ. Tránh dùng từ phản cảm trong bài làm.
Những năm gần đây, đề thi đại học có xu hướng ra kiểu đề so sánh.
Bởi vậy, giáo viên cần thường xuyên rèn cho các em kỹ năng so
sánh

tổng
hợp
vấn
đề.
Các hình thức ôn tập: Nhiều học sinh cho rằng môn Văn học khó,
những tiết ôn tập còn mệt mỏi hơn. Cần đa dạng hóa các hình thức
ôn tập để tạo sức cuốn hút với
học sinh:
- Ôn tập theo hình thức hái hoa dân chủ: Giáo viên chuẩn bị hệ
thống câu hỏi bao quát mảng kiến thức, gọi học sinh lên bốc thăm

trả
lời
câu
hỏi.
- Ôn tập theo hình thức học sinh chủ động thuyết trình: Với hình
3



thức này, giáo viên sẽ giao cho từng nhóm học sinh những đề tài
phù hợp, các em tìm tài liệu, chuẩn bị ở nhà và thuyết trình trong
giờ ôn tập. Đây có thể coi là những bài tập lớn.
Ví dụ: Khi học xong phần Thơ mới 1932-1945, các em cần chuẩn
bị thuyết trình về những đóng góp của phong trào Thơ mới qua một
số nhà thơ tiêu biểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử ... Sau
đó, các em khác nhận xét phần trình bày của bạn. Cuối cùng, giáo
viên
bổ
sung
ý
kiến

kết
luận.
- Ôn tập theo hình thức làm bài kiểm tra: Có nhiều hình thức
kiểm tra, giáo viên nên vận dụng linh hoạt. Đó là: kiểm tra miệng,
kiểm tra 15 phút, 45 phút, 90 phút hoặc cho các em làm đúng theo
quy định của kỳ thi đại học là 180 phút. Rèn luyện bằng cách này
rất tốt vì các em có thêm nhiều kinh nghiệm xử lý đề đồng thời
nhận ra và sửa chữa được những nhược điểm của mình.
- Ôn tập theo hình thức giao cho học sinh chấm chéo bài của
nhau: Giáo viên sẽ đóng vai trò trọng tài, đưa đáp án và biểu điểm,
sắp xếp danh sách chấm chéo cho phù hợp. Cần hướng dẫn học
sinh một cách tỉ mỉ để có kết quả chính xác, công bằng. Cách làm
này sẽ giúp các em đặt mình trong tư thế giám khảo, để các em có
cái nhìn khách quan và nghiêm khắc với những ưu khuyết điểm
trong bài làm của bạn cũng như của chính mình sau này. Từ đó,
việc

sửa
lỗi
sẽ
trở
nên
tự
giác
hơn.
Với nhiều năm giảng dạy ôn thi Đại học, tôi đã tự rút ra cho mình
một
vài
kinh
nghiệm
như
sau:
- Phủ xanh đồi trọc: Tức là phải bao quát hết kiến thức cơ bản,
không để trống một vùng nào. Việc học bao quát này sẽ tạo thành
một nền kiến thức rộng, để từ đó các em mới có thể đào sâu suy
nghĩ và có những kiến giải mới mẻ, độc đáo. Đây là nguyên tắc
hàng đầu để đảm bảo độ an toàn khi thi đại học cho học sinh.
- Không học tủ, nhưng cần có trọng tâm: Có thí sinh cho rằng
năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, nên năm sau sẽ
không rơi vào bài đó nữa và loại bài ấy ra, không học. Nhận thức
như vậy là chủ quan. Cần dạy hết những kiến thức cơ bản trong
sách giáo khoa và lưu ý học sinh không học tủ. Việc làm này tránh
cho các em nguy cơ bị sốc, để giấy trắng trước những đề bài lệch
4


tủ. Tuy nhiên, vẫn phải xác định vùng kiến thức trọng tâm để đầu


nhiều
thời
gian

công
sức
hơn.
- Có cảm hứng thì dễ nhớ và nhớ lâu: Trí nhớ của con người gắn
liền với cảm xúc. Có thể kể những câu chuyện vui, tất nhiên phải
gắn với bài học và phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em để giờ ôn tập
sinh
động,
cuốn
hút.
- Liệu cơm mà gắp mắm: Trước mỗi đề bài, cần tránh công thức,
áp dụng lý thuyết vào thực tế phải linh hoạt uyển chuyển. Luôn
bình tĩnh và căn cứ vào từng đề bài cụ thể, các em sẽ tìm ra cách
giải quyết những yêu cầu của đề thi một cách sáng suốt và hiệu quả
nhất.
Người giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức thích hợp để
thiết kế những tiết ôn tập có chất lượng cao. Nên đa dạng hoá các
phương pháp và hình thức ôn tập, đồng thời cần chú ý tới sự phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Chính sự định hướng và kiểm tra
của giáo viên sẽ đưa việc tích lũy kiến thức của học sinh thành một
công việc thường xuyên và tự giác. Nếu thực hiện đồng bộ những
yêu cầu này, việc ôn thi đại học môn Ngũ Văn cho học sinh lớp 12
sẽ đạt hiệu quả cao.

5




×