Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Bước đầu đánh giá hoạt động đầu tư khoa học công nghệ của một số xí nghiệp thuộc tổng công ty dược việt nam giai đoạn 1996 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 53 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH G È tìĩO Ậ t ĐỘNG ĐAU Tư
KHOA HỌC CONG NGHỆ CỦA MỘT s ố x í NGHIỆP
THUỘC TỔNG CÔNG TY Dược VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1996 - 2004
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Dược SỸ KHOÁ 2000 -

2005 )

NGƯỜI HƯỚNG DẶN 1 : TS NGUYẼN t h a n h b ìn h
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2 : DS v ũ THỊ ĐOAN TRANG
Nơi thực hiện bộ môn quản lý và kinh tế Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : Từ tháng 3/2005 - tháng 6/2005

HÀ NỘI - 06/ 2005


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nội dung của bản khóa luận này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình chu đáo của các Thầy giáo, Cô giáo trong bộ môn quản lý
và kinh tê trường Đại học Dược Hà nội.
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các
Thầy giáo, Cô giáo những người đã tận tình truyền đạt, hướng dẫn chúng tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tói Tiến Sỹ Nguyễn Thanh
Bình giảng viên bộ môn Quản lý và Kinh tế Trường Đại Học Dược Hà Nội,
người thầy đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện


đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Dược sỹ Vũ Thị Đoan Trang người hướng
dẫn thứ hai, người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và đã đóng
góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ Vụ Kế Hoặch tài chính Bộ
KH - CN và Môi trường, phòng Tài chính kế toán Tổng công ty Dược Việt
nam và phòng Tài chính kế toán các xí nghiệp Dược phẩm trung ương I, Dược
phẩm trung ương II, Dược phẩm trung ương III đã tạo điều kiện cung cấp số
liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành đề tài.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp những người đã cung cấp cho tôi
những tài liệu và ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân đã động
viên ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà nội, ngày 26 tháng 5 năm 2005
Sinh viên
ĐOÀN ANH TÚ


MỤC LỤC
ĐẬT VẤN ĐỂ......................................................................................................................1

Phần I. Tổng quan..........................................................................................3
1.1. Khái quát về phát triển khoa học - công nghệ ở Việt N am ...................... 3
1.1.1. Khái niệm về công nghệ và tầm quan trọng của công nghệ............. 3
1.1.2. Vai trò của công nghệ.......................................................................4
1.1.3. Tổng quan về KH - CN Việt Nam giai đoạn hiện nay......................4
1.1.4. Chiến lược phát triển KH - CN của Việt Nam đến năm 2010........6
1.2. Khái quát ngành công nghiệp dược Việt N a m ........................................ 7
1.2.1. Trình độ công nghệ dược Việt Nam theo cách phân loại quốc tế.... 7
1.2.2. Một số đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp Dược Việt Nam.. 8

1.3. Công tác đánh giá KH - CN...................................................................10
1.3.1. Khái niệm đánh giá KH - CN, vai trò của việc đánh giá KH - CN 10
1.3.2. Đặc điểm chung của đánh giá KH - CN của thế giới...................11
1.3.3. Hiện trạng đánh giá KH - CN ở Việt Nam ................................... 13
1.4. Vài nét về Tổng công ty Dược Việt Nam và các xí nghiệp sản xuất Dược
phẩm thuộc Tổng công t y .............................................................................15
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Dược Việt N am .....................15
1.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................17
1.5. Phương pháp đánh giá sự đóng góp của tiến bộ KH - CN đối với tàng
trưởng kinh tê ................................................................................................ 19
1.5.1. Mô hình tính toán tác động của tiến bộ KH - CN..........................21
1.5.2. Phương pháp luận chủ yếu tính toán tác động của tiến bộ KH - CN
đối với tăng trưởng kinh tế (Phương pháp tính tốc độ tăng năng suất các nhân
tố tổng h ợ p ).................................................................................................................22

Phần II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu....................................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứ u............................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên c ứ u ......................................................................24
Phần III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận................................................ 29
3.1. Khảo sát thực trạng đầu tư KH - CN của một số xí nghiệp sản xuất
Dược phẩm.....................................................................................................29


3.2. Khảo sát tỷ lệ đóng góp của tiến bộ KH - CN đến tốc độ tăng giá trị
tăng thêm của các xí nghiệp...........................................................................31
3.2.1. Kết quả khảo sát tốc độ tăng trưởng vốn của các xí nghiệp.........31
3.2.2. Kết quả khảo sát số lao động và tốc độ tăng trưởng số lao động .. 32
3.2.3. Tốc độ tăng trưởng bình quânnăm củatổng giá trị sản lượng của
các xí nghiệp............................ .......................................................................34
3.2.4. Tốc độ tăng năng suất các nhântố tổng hợp....................................35

3.2.5. Tỷ phần đóng góp của tốcđột tăng cácnhân tố đến tốc độ tăng
thêm của giá trị sản lượng............................................................................... 36
3.3. Bàn lu ậ n .................................................................................................. 38
3.3.1. Khảo sát thực trạng đầu tư KH - CN............................................. 38
3.3.2. Đánh giá sự đóng góp của tiến bộ KH - CN đối với tăng trưởng
kinh tế của các xí nghiệp................................................................................. 38
Phần IV. Kết luận và kiến nghị.................................................................... 46
4.1. Kết luận.................................................................................................... 46
4.2. Kiến n g h ị.......................... .......................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................48


CÁC CHỮVIẾT TẮT
XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

KH - CN

: Khoa học công nghệ

KH - KT

: Khoa học kỹ thuật

CIEM

: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

DNVN


: Doanh nghiệp Việt nam

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

CNH

: Công nghiệp hoá

HDH

: Hiện đại hoá

KT- XH

: Kinh tế xã hội

KHXHNV : Khoa học xã hội nhân văn
KHTN
UNIDO

: Khoa học tự nhiên
: United Nations Industrial Development Organization (Tổ chức
phát triển công nghiệp của liên hiệp quốc)


WHO

: Wold heath Organization: Tổ chức y tế thế giới

UNCTAD : United Nations Conference on Trade and Development

(Hội

nghị thường niên về thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc)
GMP

: Thực hành tốt sản xuất thuốc (Good Manuíactory Practice)

GLP

: Thực hành tốt thí nghiệm thuốc (Good Laboratory Practice)

GSP

: Thực hành tốt tồn trữ thuốc tốt (Good Storage Practice)

XNDPTƯI : Xí nghiệp dược phẩm trung ương I
XNDPTƯII : Xí nghiệp dược phẩm trung ương II
XNDPTƯIII: Xí nghiệp dược phẩm trung ương III


ĐẶT VẤN ĐỂ
Thực hiện chỉ đạo của chính phủ về chiến lược phát triển ngành Dược
đến năm 2010, trong những năm qua ngành Dược đã có nhiều đổi mới trong

hoạt động đẩu tư KH - CN, phát triển sản xuất và đã đạt được những thành
tích đáng tự hào, như tốc độ phát triển nhanh (trung bình 15% năm giai đoạn
2002 - 2004) đã đáp ứng được nhu cầu thuốc thiết yếu của nhân dân gắn với
mô hình bệnh tật, chất lượng thuốc ngày được nâng cao cả về nội dung và
hình thức, đa dạng về chủng loại.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành Dược còn bộc lộ nhiều yếu kém đó là: Trình độ công nghệ còn lạc
hậu, năng lực quản lý còn hạn chế, do đó mặc dù sản xuất thuốc trong nước có
tăng về số lượng nhưng chất lượng sản phẩm làm ra còn chưa cao, bao bì
mẫu mã chưa phong phú chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của người sử
dụng, sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước trên thị trường còn thấp so với
hàng ngoại nhập, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với xu thế mở cửa hội
nhập, sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước ngày
càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển đòi hỏi phải
có những chính sách kinh tế thích hợp, đầu tư phát triển nâng cao trình độ
khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, nhằm tạo ra
những sản phẩm mới có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã bao bì đẹp đủ
sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược của công tác khoa học kỹ thuật,
đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm thuộc Tổng công
ty Dược Việt Nam đã có những bước đầu tư trong việc cải tạo khu vực sản
xuất, đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, đổi mới công
nghê, nâng cao năng lực quản lý w...Bước đầu của quá trình đầu tư đổi mới

1


KH- CN đã tại cho ngành Công nghiệp Dược Việt Nam có những bước khởi
sắc, thu được những kết quả khả quan.
Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư KH - CN trong các

doanh nghiệp Dược phẩm thuộc tổng công ty Dược nói chung và các xí
nghiệp sản xuất Dược phẩm nói riêng còn gặp nhiều khó khăn với lý do:
- Nước ta chưa có một hệ thống đánh giá bao quát mọi đối tượng đánh
giá, trong hoạt động KH - CN
- Phương pháp đánh giá mới ở giai đoạn đầu nghiên cứu chưa được quy
phạm hoá, chưa có cơ quan chuyên trách đánh giá KH- CN.
Hiện nay ở một số nước tiên tiến trên thế giới đã xây dựng được những
phương pháp đánh giá hoạt động đầu tư KH- CN để đánh giá được hiệu quả
của hoạt động đầu tư KH- CN và tác động của việc đầu tư KH- CN đối với
tăng trưởng kinh tế, do vậy việc nghiên cứu và vận dụng các phương pháp
đánh giá hoạt động đầu tư KH- CN vào Việt Nam là rất hữu ích.
Với mong muốn tìm hiểu hoạt động đầu tư KH- CN, đánh giá sự đóng
góp của tiến bộ KH- CN đối với tăng trưởng kinh tế của một số xí nghiệp sản
xuất Dược phẩm thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
"Bước đầu đánh giá hoạt động đầu tư KH- CN của một số xí nghiệp
Dược phẩm thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam giai đoạn 1996 - 2004 "
Với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng đầu tư KH- CN, đổi mới trang thiết bị của các xí
nghiệp sản xuất Dược phẩm thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam giai đoạn
1996 - 2004.
2. Đánh giá sự đóng góp của tiến bộ KH- CN đối với tăng trưởng kinh tế
của các xí nghiệp sản xuất Dược phẩm thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam
giai đoạn 1996 - 2004.

2


PHẦNI


TỔNG QUAN
1.1 Khái quát về phát triển khoa học - công nghệ ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về công nghệ và tầm quan trọng của công nghệ [3]
Trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam, chuyển đổi từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định lượng XHCN.
Nhiều thuật ngữ kinh tế - kỹ thuật đã du nhập vào Việt Nam, trong đó có thuật
ngữ công nghệ.
Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài
người nhưng đến những năm 60 của thế kỷ XX khởi đầu từ Mỹ rồi Tây Âu
mới sử dụng thuật ngữ công nghệ để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các
hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học
ứng dụng - một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn - nhằm mang lại
hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con người.
Ở Việt Nam nghị quyết 26 của Bộ chính trị, ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam. Khoá VI (1991) mang tên "Nghị quyết về KH CN" như vậy thuật ngữ công nghệ đã được sử dụng chính thức tại Việt Nam.
Năm 1992 uỷ ban KH - KT Nhà nước đổi thành bộ KH - CN và môi trường
(nay là bộ KH - CN).
Khái niệm công nghệ được nước ta sử dụng thống nhất theo khái niệm
công nghệ của Uỷ ban kinh tế và xã hội, khu vực Châu á Thái Bình Dương
ESCAP đưa ra là :
Công nghệ là kiến thức có hệ thông về qui trình và kỹ thuật dùng để chế
biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiêh thức, kỹ năng, thiết bị phương
pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
*'

Theo định nghĩa này không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, và
khái niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội.

3



1.1.2. Vai trò của công nghệ [3]
Công nghệ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người,
hầu hết những bước ngoặt trong lịch sử kinh tế thế giới dều gắn liền với sáng
chế công nghệ. Công nghệ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội
loài người.
- Trong nền kinh tế thị trường công nghệ được coi là vũ khí cạnh tranh
mạnh mẽ nhất. Nhờ công nghệ tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn,
năng xuất cao hơn, chi phí sản xuất giảm dần dẫn đến hạ được giá thành sản
phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
- Công nghệ là một trong 3 yếu tố tạo ra sự tăng trưởng kinh tế; tích luỹ
tư bản, dân số và lực lượng sản xuất, và tiến bộ công nghệ. Tiến bộ công nghệ
thông qua đổi mới công nghệ tạo ra năng xuất cao.
- Công nghệ là phương tiện hữu hiệu nhất để nâng cao các chỉ tiêu phản
ánh sự phát triển cuả một quốc gia.
1.1.3. Tổng quan vê KH - CN Việt Nam giai đoạn hiện nay [13]
Kể từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế
thị trường. Định hướng XHCN, trình độ công nghệ của nước ta đã có những
bước chuyển biến tích cực song đánh giá chung về trình độ phát triển KH CN ở nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Công nghệ
của nước ta còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, chậm đổi mới KH - CN, mức đầu tư
cho đổi mới KH - CN còn thấp (chỉ tương đương bình quân 3% doanh thu cho
cả năm)
Kết quả cuộc khảo sát Ido CIEM (viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương) tiến hành mới đây cho thấy trình độ công nghệ và mức độ làm chủ công
nghệ của các DNVN chậm so với các nước trong khu vực.
Dự án khảo sát được thực hiện với 100 doanh nghiệp thuộc 3 loại hình sở
hữu: DNNN; DNTN; DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất trong
lĩnh vực dệt may và hoá chất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội.

4



Kết quả cho thấy, có 57% được hỏi đang sử dụng những máy móc thiết bị từ
những năm 1990; 39% sử dụng thiết bị công nghệ những năm 1980 và vẫn
còn 10% sử dụng máy móc của những năm 1970.
Về thiết bị công nghệ nhập khẩu có 56% doanh nghiệp được hỏi cho biết
rất phụ thuộc vào nước ngoài; 38% cho biết ít phụ thuộc và chỉ có 6% các
doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào thiết bị công nghệ nhập khẩu. Nhận
thức về sự cần thiết tiến hành hoạt động đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ,
máy móc thiết bị có 50% doanh nghiệp cho rằng rất cần thiết. 39% doanh
nghiệp cho rằng cần thiết; 11% doanh nghiệp cho rằng không cần thiết, theo
kết quả khảo sát mức đầu tư dành cho đổi mới thiết bị chỉ tương đương bình
quân 3% doanh thu cả năm.
Đầu tư của các doanh nghiệp cho đổi mới công nghệ chủ yếu để mua
sắm, cải tiến máy móc thiết bị phần cứng. (Thông qua nhập khẩu thiết bị hoặc
mua thiết bị trong nước) hơn là đầu tư cho phần mềm công nghệ (như đầu tư
cho cho nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất hay sản phẩm hiện có, hoặc
thiết kế sản phẩm mới. Thông thường, đầu tư cho công nghệ phần cứng tốn
kém hơn nhiều so với đầu tư cho phần mềm công nghệ do vậy sẽ làm giá
thành sản phẩm làm ra cao do giá trị khấu hao lớn. Mặt khác việc đổi mới
công nghệ của các doanh nghiệp phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài.
Các doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô nhỏ bé thiếu năng lực
về tài chính để thanh toán các hợp đồng chuyển giao công nghệ trong khi đó
các doanh nghiệp Nhà nước thường muốn nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài,
mối liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp nước ngoài yếu, nên dẫn tới việc công nghệ của nước ta
chậm đổi mới so với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và trên
thế giới.

5



1.1.4. Chiến lược phát triển KH - CN của Việt Nam đến năm 2010 [1]
Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò của KH - CN trong việc phát triển
kinh tế đất nước, trên cơ sở phân tích những khó khăn tồn tại của việc phát
triển KH - CN ở Việt Nam. Đảng và Chính phủ ta đã đề ra những chính sách
quốc gia nhằm thúc đẩy việc phát triển khoa học, đổi mới công nghệ như:
Chính sách hỗ trợ tài chính cho đầu tư đổi mới công nghệ; chính sách thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu triển khai; chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đối với
hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ w... Đặc biệt ngày 31/12/2003. Thủ
tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 272/2003/QĐ - TTg phê duyệt
chiến lược phát triển KH - CN Việt Nam đến năm 2010 với các nội dung sau:
a.

Tư tưởng cơ bản của chiến lược phát triển KH - CN Việt Nam đến năm

2010 là: Tập trung xây dựng KH - CN nước ta theo hướng hiện đại, hội nhập,
đưa KH - CN thực sự trở thành nền tảng và động lực thúc đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
**

b. Những quan điểm chủ đạo phát triển KH - CN là:
- Phát triển KH - CN là quốc sách hàng đầu là nền tảng, là động lực đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước
- Phát triển KT - XH dựa vào KH - CN; phát triển KH - CN định hướng
vào các mục tiêu KT - XH. củng cố quốc phòng và an ninh.
- Đảm bảo sự gắn kết giữa KH - CN với giáo dục đào tạo, giữa KH - CN
giữa KHXHNV, KHTN; KHKT.
- Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu KH - CN thế giới đồng thời phát huy năng
lực KH - CN của đất nước.

- Tập trung đầu tư của nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm ưu tiên,
đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động KH - CN.

6


1.2 Khái quát ngành công nghiệp dược Việt Nam [8].
1.2.1 Trình độ công nghệ dược Việt Nam theo cách phân loại quốc tế.
Theo cách đánh giá của: UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp của
liên hiệp quốc) xác định mức độ phát triển công nghiệp của các quốc gia trên
toàn thế giới, đã phân loại theo năm nhóm.
Nhóm 1: Không có công nghiệp Dược, hoàn toàn nhập khẩu
(Có 59 quốc gia)
Nhóm 2: Đóng gói bán thành phẩm nhập khẩu, gia công
(Có 123 quốc gia)
Nhóm 3: Công nghiệp Dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên
liệu nhập. (Có 86 quốc gia)
Nhóm 4: Sản xuất được nguyên liệu và nguyên liệu trung gian (Có 13 quốc
gia: Ấn độ, Trung quốc, Argentina, Hàn quốc, Mexico, Brazil...)
Nhóm 5: Có khả năng phát minh thuốc mới (Có 17 quốc gia: Các nước công
nghiệp : USA, Canada, Ý, Đức, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung quốc,
Hàn Quốc...)
Việt Nam thuộc nhóm thứ 3, công nghiệp Dược nội địa sản xuất đa số sản
phẩm từ nguyên liệu nhập.
Theo cách đánh giá của WHO & UNCTAD
Phân ra thành các cấp độ sau.
Cấp độ 1 : Hoàn toàn nhập khẩu
Cấp độ 2 : Sản xuất được một số Generic, đa số phải nhập khẩu
Cấp độ 3: Có công nghiệp Dược nội địa sản xuất Generic, xuất khẩu được
một số Dược phẩm.

Cấp độ 4 : Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.

7


Căn cứ vào phân cấp này công nghiệp Dược Việt Nam được xác định ở
giữa cấp độ 2,5 và 3. Vừa sản xuất được một số Generic, vừa phải nhập khẩu
Generic, đồng thời cũng xuất khẩu được một số sản phẩm.
1.2.2 Một sô đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp Dược Việt Nam [8].
Tính đến tháng 12/ 2004 tổng số cơ sở sản xuất thuốc tân Dược trong cả
nước có 162 cơ sở, trong đó có 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu sản xuất
• Kháng sinh 81 cơ sở
• Dung dịch tiêm truyền 9 cơ sở
• Thuốc tiêm 37 cơ sở
• Các loại khác 57 cơ sở
- Tổng số cơ sở sản xuất thuốc đông Dược : Trên 300 cơ sở
- Số cơ sở đạt GMP tính đến tháng 7-2004 có 42 cơ sở trong đó Trung
ương có 10 cơ sở, địa phương có 17 cơ sở. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài có 13 cơ sở. Liên doanh có 02 cơ sở.
- Số dự án đầu tư vào sản xuất đang triển khai có 31 dự án, tổng vốn đầu
tư cho công nghiệp Dược là: 2700 tỷ đồng (trong đó vốn nước ngoài cộng liên
doanh là 1136 tỷ đồng chiếm xấp xỉ 42% .)
Hiện nay ngành công nghiệp Dược Việt Nam hoạt động sản xuất trên các
mặt sau:
• Công nghiệp nguyên liệu (Hoá Dược, Kháng sinh, Dược liệu).
• Công nghiệp bào chế
• Công nghiệp bao bì
Công nghiệp hoá Dược có một doanh nghiệp (xí nghiệp Hoá Dược) sản
xuất chỉ chiếm 0,53 % giá trị sản lượng trong nước và bằng 0,16 % giá trị

thuốc tiêu thụ ở Việt Nam.

8


Công nghiệp sản xuất kháng sinh nguyên liệu cũng chỉ có một doanh
nghiệp (CTCP Hoá Dược phẩm Mekopha) chỉ sản xuất kháng sinh nhóm
Betalactam tiêu thụ ở Việt Nam, giá trị sản lượng bằng 1% giá trị thuốc tiêu
thụ ở Việt Nam.
Công nghiệp bao bì có một doanh nghiệp và cũng chỉ cung cấp được 0,6
% lượng bao bì tiêu thụ trong ngành Dược.
Công nghiệp bào chế của nước ta là phát triển hơn cả, đến nay thuốc sản
xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 44 % giá trị tiêu dùng thuốc (năm
2004). Tổng số đăng kí thuốc sản xuất trong nước đến 12/2004 là 7355, trên
tổng số 12181 thuốc đăng kí lưu hành tại Việt Nam (chiếm 60,4%) doanh thu
sản xuất trong nước đều tăng qua các năm: Năm 2002 đạt 3288 tỷ đồng; năm
2003 đạt 3968 tỷ đồng; năm 2004 đạt 4700 tỷ đồng.
Mức tăng trưởng năm 2002/2001 tăng 18,31%; năm 2003/2002 tăng
8,91%; năm 2004/2003 tăng 18%.
Do áp dụng nhiều kĩ thuật mới nên thuốc sản xuất trong nước ngày càng
tăng về chủng loại, chất lượng ngày càng tốt hơn, đã sản xuất được nhiều dạng
bào chế mới: Viên nang mềm, Vi nang, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm
Đông khô, các loại dịch truyền chất lượng cao.
Mặc dù đã đạt được những thành tích nhất định nhưng trong quá trình phát
triển ngành công nghiệp Dược còn có những khó khăn hạn chế sau:
- Quy mô của các Doanh nghiệp Việt Nam ở mức vừa và nhỏ, nên hạn
chế về khả năng đầu tư sản xuất lớn và đổi mới công nghệ.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít.
Sản xuất chủ yếu thuốc Generic, điều trị các bệnh thông thường và các dạng
bào chế đơn giản (>90%), chưa đầu tư sản xuất thuốc chuyên khoa đặc trị,

hoặc thuốc yêu cầu công nghệ cao.

9


- sản xuất trong nước còn hạn chế về trình độ kĩ thuật, nguyên liệu sản
xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu (>90% số nguyên liệu phải nhập khẩu từ
nước ngoài)
- Thuốc sản xuất trong nước có nhiều thuốc cùng một hoạt chất, chủ yếu
là thuốc thông thuờng, khả năng cạnh tranh không cao cụ thể năm 2003 chỉ có
393 hoạt chất được đăng kí trên tổng số 1552 số đăng kí thuốc sản xuất lưu
hành trong cả nước.
Từ thực tế trên đã gic i thích lý do vì sao tổng số đăng kí thuốc sản xuất
trong nước (7355 SDK còn hiệu lực) nhiều hơn số đăng kí thuốc nhập khẩu
(4826 SDK còn hiệu lực) nhưng thuốc trong nước chỉ chiếm khoảng 44% giá
trị tiền thuốc sử dụng của năm 2004.
Trên cơ sở xác định những đặc điểm của ngành công nghiệp Dược phân
tích những khó khăn tồn tại trong giai đoạn hiện nay, ngành Dược đã đề ra
những chiến lược, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp Dược trong giai
đoạn từ nay đến 2010. Phấn đấu sản xuất cung ứng đầy đủ các loại thuốc thiết
yếu cho nhu cầu điều trị bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
1.3 Công tác đánh giá KH-CN [2].
1.3.1 Khái niệm đánh giá KH-CN, vai trò của việc đánh giá KH-CN.
- Đánh giá KH-CN là sự tư vấn mang tính chất chuyên nghiệp và là hoạt
động phán đoán nhận xét của tổ chức đánh giá KH-CN căn cứ vào mục đích
đã được xác định rõ của người đặt hàng. Khi đánh giá sẽ vận dụng các phương
pháp khoa học mang tính khả thi để tiến hành đánh giá theo nguyên tắc, trình
tự và tiêu chuẩn nhất định đối với chính sách KH-CN, chương trình KH-CN,
dự án KH-CN, thành quả KH-CN, các lĩnh vực phát triển KH-CN, cơ quan
KH-CN, cán bộ KH-CN và những hành vi có liên quan đến KH-CN.

Vai trò của hoạt động đánh giá KH-CN.
- Hoạt động đánh giá KH-CN góp phần tăng cường tính khoa học cho
quá trình đưa ra quyết sách về các vấn đề liên quan đến KH-CN. Trong quá

10


trình đánh giá, viếc thu thập thông tin phục vụ hoạt động đánh giá từ nhiều
kênh, nhiều góc độ (Bao gồm cả kênh thông tin hành chính và kênh thông tin
phi hành chính) sẽ cung cấp cho quá trình ra quyết sách về các vấn đề có liên
quan đến KH-CN có căn cứ toàn diện hơn và khách quan hơn.
- Các phương pháp đánh giá KH-CN, giúp các cơ quan quản lý có thể
hiểu được một cách chân thực tình trạng thực tế của đối tượng đánh giá, thấy
được nguyên nhân của vấn đề cũng như những điểm mấu chốt cần cải tiến, từ
đó có những điểu chỉnh hợp lý trong công tác quản lý vĩ mô về hoạt động KHCN.
- Phương pháp đánh giá khoa học giúp loại bỏ các khuynh hướng tiêu cực
(làm việc qua loa đại khái, loại bỏ các dự án liên quan đến tình cảm hoặc
trường hợp giả tạo, các dự án có tính hiệu quả kinh tế thấp) do đó sẽ thúc đẩy
được việc đổi mới chế độ quản lý KH-CN và tăng cường mức độ nghiêm túc
trong việc ban hành và thực hiện các chương trình KH-CN của nhà nước.
1.3.2 Đặc điểm chung của đánh giá KH-CN của thế giới.
Hiện nay hoạt động đánh giá KH-CN đã được nhiều quốc gia tổ chức
Quốc tế trên thế giới quan tâm, đặc biệt là những nước đang chuyển đổi sang
kinh tế thị trường như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Đài loan...Xu
thế chung của thế giới là xây dựng chế độ đánh giá KH-CN trở thành hoạt
động chuyên nghiệp, thể chế hoá hoạt động đánh giá KH-CN. ở Một số nước
phát triển như Mỹ công tác đánh giá KH-CN đã trở thành hành vi công tác
được thể chế hoá, được phát triển hoàn thiện, nội dung đánh giá phong phú và
là hành vi bắt buộc đối với dự án đầu tư. Tại Nga ngày 01/04/1991 Hội đồng
Bộ trưởng Nga đã ra quyết định số 182 về tiến hành đánh giá nhà nước trong

lĩnh vực khoa học đối với công tác nghiên cứu khoa học và thiết kế, thử
nghiệm trong lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng được cấp kinh phí
từ ngân sách nhà nước. Chính phủ Nga đã thành lập Trung Tâm đánh giá KHCN và tư vấn quốc gia (RINKZE) là cơ quan nhà nước với chức năng tổ chức

11


và thực hiện công tác đánh giá trong lĩnh vực KH-CN và giáo dục, còn tại
Trung Quốc hoạt động đánh giá KH-CN đã có những bước phát triển mạnh.
Năm 1997 Bộ KH-CN Trung Quốc đã thành lập Trung Tâm đánh giá KH-CN
quốc gia với chức năng thực hiện công tác KH-CN đối với mọi hoạt động KHCN. Hiện nay Trung Quốc đã có mạng lưới đánh giá KH-CN xuyên suốt trong
toàn quốc đã thành lập hiệp hội KH-CN.
Nhìn chung phương thức đánh giá KH-CN của các nước không giống
nhau, nhưng qua nhiều năm kiểm nghiệm thực tế mà mỗi nước đều xây dựng
cho đất nước mình một hệ thống đánh giá KH-CN phù hợp, cũng như đã xây
dựng được sư đảm bảo tương ứng cho chế độ đánh giá này. Điều này đã làm
cho hoạt động đánh giá KH-CN trở thành một thành viên được thể chế hoá,
được tiêu chuẩn hoá, đồng thòi trở thành một mắt xích không thể thiếu được
trong quá trình đề ra các quyết sách quản lý.
Cùng với việc xây dưng, thể chế hoá chế độ đánh giá KH-CN các quốc
gia cũng luôn chú trọng đến việc xây dựng và nâng cao năng lực đánh giá,
đảm bảo chất lượng hoạt động đánh giá bằng việc đề ra những mô hình đánh
giá, quy trình quy phạm đánh giá mang tính chất chuyên nghiệp, đặt ra những
yêu cầu, tiêu chuẩn của người làm công tác đánh giá.
Nhưng do các đối tượng đánh giá là vô cùng phức tạp nên trước mắt chưa
có một phương pháp nào có thể giải quyết tất cả các vấn đề. Mỗi mô hình
đánh giá chỉ có thể thích ứng với mỗi môi trường riêng biệt nào đó sử dụng
cho đối tượng đánh giá riêng và phù hợp với mục tiêu đánh giá riêng. Mỗi mô
hình đánh giá đều có những ưu và nhược điểm của mình.
Đặc điểm nổi bật của các mô hình đánh giá hiện nay của quốc tế được các

chính phủ áp dụng là:
-

Chúng được xây dựng trên mô hình toán học, tăng cường các chỉ tiêu

định lượng và các phương pháp tính toán nghiêm chỉnh. Mô hình này phù hợp
với hoạt động đánh giá các yếu tố đầu vào sản xuất.

12


- Giải pháp chủ yếu là phương pháp phân tích kết hợp định tính và định
lượng, tiến hành phân tích trình độ thực hiên mục tiêu chương trình đánh giá
và xu thế tốt xấu của đối tượng đánh giá.
- Phán đoán về đối tượng đánh giá một cách khách quan, mô hình này
phù hợp với việc đánh giá các dự toán chương trình và lập dự án.
- Đánh giá theo mô hình tham dự, áp dụng phương thức chủ yếu là những
người có liên quan về lợi ích sẽ tiến hành đối thoại với nhau. Mô hình này phù
hợp cho những đối tượng đánh giá phức tạp và các tập thể có lợi ích không
giống nhau.
Trong quá trình kiểm nghiệm công tác đánh giá trong thực tế, các nước
vẫn không ngừng tìm tòi các mô hình mới cho các đối tượng đánh giá phù
hợp.
1.3.3 Hiện trạng đánh giá KH-CN ở Việt Nam [6].
Những công việc đánh giá đã thực hiện ở Việt Nam.
Công tác đánh giá KH-CN ở Việt Nam được tiến hành ở khâu đánh giá
nghiệm thu. Từ gần 20 năm nay được thực hiện theo quy định 282 (năm 1982)
và hiện nay, quy trình này đang được sửa đổi- đổi mới và chuẩn bị ban hành
với nhiều nội dung được cải tiến.
Việc đánh giá đầu vào về mặt khoa học (đánh giá xác định nhiệm vụ và

tuyển chọn) bắt đầu được thực hiện từ năm 2002 (với tính chất thử nghiệm),
quy định đánh giá được ban hành trong năm 2001 và sửa đổi trong năm 2003.
Việc đánh giá giữa kỳ đối với các đề tài, dự án được thực hiện dưới dạng
kiểm tra một hai lần trong năm.
Việc thẩm định dự toán đề tài do cán bộ quản lý KH-CN tiến hành, tuỳ
theo nhận thức riêng của từng tổ thẩm định (thông thường bao gồm: Lãnh đạo
vụ, chuyên viên quản lý, đại diên ban chủ nhiệm chương trình).

13


Những vấn đề tồn tại trong công tác đánh giá KH-CN ở Việt Nam.
Các hội đồng đánh giá được thành lập có tính chất thời vụ song việc thì
giải thể, trách nhiệm chuyên gia đánh giá trong hội đồng không rõ ràng.
Chưa có phân loại đối với các đối tượng đánh giá khác nhau (như nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học xã hội, đào tạo ngành
nghề, sản phẩm mới, công nghệ mới...) thường dùng một tiêu chuẩn như nhau
để đánh giá các đối tượng khác nhau, nên không thể phản ánh tình hình thực
tể của các đối tượng đánh giá khác nhau một cách khách quan và chính xác.
Trong đánh giá còn tồn tại khuynh hướng coi trọng hình thức coi trọng số
lượng, coi nhẹ chất lượng: Kết quả là nhiều đề tài tuy được tuyển chọn theo
đúng quy định nhưng thực hiện vẫn lúng túng, gặp nhiều khó khăn và kết quả
tạo ra là chưa đáp ứng nhu cầu.
Trong một số hoạt động đánh giá còn tồn tại hiện tượng như nặng về
quan hệ tình cảm riêng, tư tưởng bản vị, do đó đã gây ảnh hưởng đến tính
khách quan và trung thực của công tác đánh giá như nể nang, không khách
quan, nặng về cảm tính, ngầm ủng hộ nhau trong cùng hội đồng.
Đối với chương trình KH-CN chức năng của ban chủ nhiệm chương trình
vừa là người thực hiện đề tài, dự án của mình trong chương trình vừa là người
đánh giá tuyển chọn đồng nghiệp thực hiện những đề tài, dự án trong chương

trình là không hợp lý, chưa tạo sự bình đẳng thật sự và dễ tạo ra quan hệ riêng
tư và tư tưởng bản vị.
Nước ta chưa có ngân hàng chuyên gia nên cơ quan quản lý chưa nắm
vững năng lực của các chuyên gia, nhiều chuyên gia đánh giá chưa đủ trình độ
và tư cách (như không am hiểu chuyên môn đánh giá, không có công trình
nghiên cứu liên quan đến đối tượng đánh giá, không cập nhật thông tin thường
xuyên.).
Chưa có cơ chế đánh giá uy tín của chuyên gia, chưa có cơ sở dữ liệu
theo dõi hồ sơ chuyên gia, tạo không khí tôn vinh thực sự trong giới KH-CN.

14


Do chưa có quy định đánh giá khoa học và thẩm định dự toán minh bạch
nên không có sự đồng nhất trong nhận thức và đánh giá nên dễ làm cho các
kết quả đánh giá khác nhau gây ra sự hiểu biết không thống nhất trong đánh
giá đầu vào về mặt khoa học, thẩm định dự toán.
Không có hệ thống đánh giá bao quát mọi đối tượng đánh giá trong hoạt
động KH-CN, phương pháp đánh giá mới ở giai đoạn đầu nghiên cứu, mới
được bắt đầu chuyển khai đánh giá đề tài, dự án 2-3 năm nay và đặc biệt là
chưa được quy phạm hoá.
Không có cơ quan chuyên trách, có năng lực và điều kiện đánh giá bên
ngoài, đảm bảo tính khách quan công bằng và trung thực, phục vụ hữu hiệu
công tác quản lý KH-CN khắc phục được những nhược điểm chủ quan của
đánh giá liên quan.
Hiện nay bộ KH-CN của nước ta đang nghiên cứu ban hành dự thảo
“Quy định quản lý hoạt động đánh giá KH-CN” trong đó một mặt quy định
phạm vi của dự thảo này là điều chỉnh mối quan hệ xuất hiện liên quan đến
đánh giá KH-CN đối với các dự án lớn có ý nghĩa quyết định, quy định nhiệm
vụ và nguyên tắc tiến hành đánh giá KH-CN xác định quyền hạn, trách nhiệm

của người thực hiện và người tham gia công tác đánh giá. Quy định này đã xác
định vị trí của hoạt động đánh giá KH-CN trong công tác quản lý nguồn lực
KH-CN.
1.4 Vài nét về Tổng công ty Dược Việt Nam và các xí nghiệp sản xuất
Dược phẩm thuộc Tổng công ty.
1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Dược Việt Nam [12].
Tổng công ty Dược Việt Nam được thành lập theo quyết định số 90/TTg
ngày 7-3-1994 của Thủ tướng chính phủ, trên cơ sở chuyển từ liên hiệp các xí
nghiệp Dược Việt Nam.
Ngày 30-3-1996 Bộ Trưởng Bộ Y tế đã kí quyết định số 467/BYT-QD.
Thành lập Tổng công ty Dược Việt Nam, với chức năng và nhiệm vụ: Sản xuất

15


và kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thuốc , hoá chất, nguyên liệu làm thuốc
và trang thiết bị vật tư y tế phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc
sức khoẻ của nhân dân trong phạm vi cả nước. Khi mới thành lập Tổng công
ty Dược Việt Nam có 17 đơn vị thành viên bao gồm; 15 Doanh nghiệp thuộc
liên hiệp các xí nghiệp Dược và 2 doanh nghiệp trực thuộc Bộ y tế. Tổng vốn
ngân sách là 270 tỷ đồng Việt Nam. Trong đó vốn ngân sách là 165 tỷ đồng,
vốn bổ sung là 72,5 tỷ đồng, vốn khác 32,5 tỷ đồng.
Vốn kinh doanh là 213,5 tỷ đồng ( Vốn cố định 85 tỷ đồng, vốn lưu động
128,5 tỷ đồng) tài sản 1996 trị giá 670 tỷ đồng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, trực tiếp là Bộ y tế về định
hướng phát triển ngành Dược đến năm 2010. Sau 8 năm thành lập, với sự cố
gắng lỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, đến nay Tổng công ty Dược
Việt Nam đã có những bước phát triển và đạt được những thành tích quan
trọng. Hiện nay Tổng công ty gồm có 22 Doanh nghiệp thành viên ở khắp cả 3
miền Bắc,Trung, Nam trong đó có 10 doanh nghiệp nhà nước; 8 công ty cổ

phần; 4 công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài.
Gồm có:
- Khu vực miền Bắc.
1. Xí nghiệp dược phẩm trung ương I
2. Xí nghiệp dược phẩm trung ương n
3. Xí nghiệp hoá dược
4. Công ty dược phẩm trung ương I
5. Công ty cổ phần dược liệu trung ương I
6. Công ty xuất nhập khẩu y tế I
7. Trung tâm dịch vụ - thương mại dược mỹ phẩm
8. Công ty cổ phần dược foripharm
- Khu vực miền Trung.
1. Xí nghiệp dược phẩm trung ương 5 Đà nẵng

16


2. Công ty cổ phần dược phẩm trung ương Huế
3. Công ty Dược trung ương 3
- Khu vực miền Nam.
1. Xí nghiệp dược phẩm trung ương 25
2. Công ty cổ phần dược phẩm VIDIPHA
3. Công ty cổ phần dược phẩm OPC
4. Công ty cổ phần dược liệu trung ương 2
5. Công ty xuất nhập khẩu y tế II
6. Công ty liên doanh Sanoíi Synthelabo Việt Nam
7. Công ty cổ phần hoá dược phẩm MEKOPHA
8. Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười
9. Công ty cổ phần bao bì dược
10. Công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM

- Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn tổng công ty là 6387 người
- Số doanh nghiệp tham gia sản xuất là 17 doanh nghiệp.
1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh [12].
- Tính đến 31/12/2004 số vốn kinh doanh của Tổng công ty lên tới 576,6
tỷ đồng. Tăng 2,7 lần so với năm 1996.
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất năm 2004 đạt: 8 054 tỷ đồng
- Lợi nhuận đạt được năm 2004 là : 189,61 tỷ đồng
- Nộp ngân sách nhà nước năm 2004 là : 472,58 tỷ đồng
- Mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 16%
- Kim nghạch xuất khẩu năm 2004 đ ạ t: 11,18 triệu USD

17


Bảng 1: Tổng kết kết quả kinh doanh của Tổng Công Ty Dược từ 1996-2004.
\

Chỉ tiêu

Tổng doanh thu

Nộp ngân sách

Lợi nhuận

N ăm \

DT(tỷ
VNĐ)


TL % so
với 1996

Nộp ngân
sẩch (tỷ)

TL % so
với 1996

Lợi nhuận
(Tỷ đồng)

TL % so
với 1996

1996

1.813

100

62,32

100

17,77

100

1997


2.246

124

63,53

102

19,71

111

1998

2.896

160

101,94

164

43,15

243

1999

3.200


177

243,16

390

35,17

198

2000

4.096

226

210,22

337

44,11

248

2001

5.135

283


317,82

510

75,59

425

2002

5.738

316

378,67

608

103,51

582

2003

6.865

379

451,91


725

142,68

803

2004

8.054

444

472,58

765

189,61

1067

Trong những năm đầu mới thành lập cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật
của các đơn vị thành viên còn nhiều khó khăn: Trang thiết bị máy móc nhà
xưởng lạc hậu, sản xuất còn ở quy mô nhỏ, phương án sản xuất nghèo nàn, các
mặt hàng sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên còn trùng lặp.
Năm 1996 số đăng ký sản phẩm sản xuất của Tổng Công Ty trên 1000
sản phẩm, nhưng số hoạt chất đăng kí chỉ khoảng 200, số hoạt chất này hầu
hết lại trùng lặp với những hoạt chất có trong các sản phẩm của các doanh
nghiệp Dược địa phương.
Đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, tổng doanh thu đạt được

chưa cao, lợi nhuận còn hạn chế, cá biệt có những doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ như liên doanh Sanofi - Việt Nam từ năm 1993- 1997 thua lỗ 42 tỷ đồng.
Cùng với việc đổi mới cơ cấu tổ chức Tổng công ty đang tích cực đổi mới
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng
sản phẩm, đa dạng hoá cơ cấu sẩn phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ tăng sức

18


cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nhằm tăng thị phần trong nước, duy
trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đến nay toàn tổng công ty đã có :
37 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP.
5 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP.
8 kho đạt tiêu chuẩn GSP.
Doanh mục mặt hàng đăng kí sản xuất tăng lên tới 2167 mặt hàng với
348 hoạt chất.
Trong giai đoạn tiếp theo thực hiện chương trình của chính Phủ, trên cơ
sở phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua. Toàn Tổng công
ty đã và đang tiếp tục thực hiện chủ trương: Tiến hành sắp xếp đổi mới, phát
triển nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, củng cố, đầu tư mạnh
cho các doanh nghiệp giữ 100% vốn nước ngoài. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần
hoá các doanh nghiệp đã được Bộ phê duyệt, kiện toàn mô hình tổ trức hoạt
động, cơ chế điều hành của Tổng công ty phù hợp với cơ cấu tổ trức đa sở hữu
và chủ trương của chính phủ về Tổng công ty nhà nước.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển sản xuất. Phấn đấu GMP
hoá toàn xí nghiệp các doanh nghiệp sản xuất, nghiên cứu xây dựng các dự án
đầu tư các dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, các kho đạt tiêu chuẩn
GSP với quy mô và công xuất lớn đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường
thuốc chữa bệnh
1.5 Phương pháp đánh giá sự đóng góp của tiến bộ KH-CN đối với tăng

trưởng kinh tế [6,10].
Từ khi Việt Nam bắt đầu đổi mới mở cửa ra thế giới đến nay, đặc biệt từ
khi có nghị quyết TW 2 (Khoá VIII), nhận thức về vai trò của KH-CN của
toàn xã hội nâng cao rõ nét và ngày càng khẳng định vai trò động lực của KHCN trong phát triển kinh tế, trong trào lưu hội nhập quốc tế và khu vực, nhiều
doanh nghiệp đã nhận thức là, chỉ có đổi mới công nghệ mới đủ sức cạnh
tranh và tồn tại được trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên vấn đề làm thế

19


nào để có thể đánh giá tác động hay đánh giá sự đóng góp của KH-CN đối với
tăng trưởng kinh tế trong một quốc gia hoặc một ngành nào đó luôn là vấn đề
thời sự, thu hút nhiều quốc gia, nhiều giới xã hội quan tâm. Hơn 3 năm gần
đây nhiều đại biểu trong quốc hội trong văn phòng Chính phủ nhiều lãnh đạo
các bộ ngành đã phát biểu công khai đòi hỏi các nhà khoa học và các nhà
quản lý nhanh chóng đưa ra phương pháp tính toán và đánh giá sự đóng góp
của KH-CN đối với tăng trưởng kinh tế, phục vụ việc đánh giá hiệu quả đầu tư
cho KH-CN. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dù chỉ là những nét
phác thảo và tư tưởng chỉ đạo ban đầu.
Gần đây một nhóm tác giả của bộ KH-CN môi trường gồm có Tiến sĩ
Nguyễn Nghĩa và Kĩ sư Phạm Hồng Trường sau khi nghiên cứu và tham khảo
các phương pháp đánh giá KH-CN trên thế giới đặc biệt là phương pháp đánh
giá sự đóng góp của tiến bộ KH-CN đối với sự tăng trưởng kinh tế, nhóm tác
giả này đã mạnh dạn giới thiệu và đề xuất phương pháp đánh giá sự đóng góp
của tiến bộ KH-CN đối với sự tăng trưởng kinh tế [6].
Phương pháp mà các tác giả lựa chọn giới thiệu chủ yếu dựa theo kinh
nghiệm của Trung Quốc đã được các cơ quan quản lý tổng hợp của Trung
Quốc (Cục thống kẽ nhà nước, uỷ ban kế hoặch và phát triển nhà nước), công
nhận và ban hành trên cơ sở gần 10 năm nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới
của nhiều đơn vị nghiên cứu KH-CN của Trung Quốc. Phương pháp này có

xuất phát điểm từ phương pháp tính toán định lượng của nước Mỹ, sau đó
được nhiều nước chấp nhận áp dụng. Tuy phương pháp này chưa phải là những
phương pháp tiêu chuẩn hoá kiểu “Hướng dẫn phương pháp luận trong ISO”
nhưng phương pháp này là khả thi nhất hiện nay trong số các phương pháp
đang được nghiên cứu trên thế giới. Phương pháp này cũng được PGS TS Tăng
văn Khiên viện trưởng Viện Khoa học thống kê Việt Nam giới thiệu, nhưng
theo cách gọi khác đó là “phương pháp tính tính tốc độ tăng năng xuất các
nhân tố tổng hợp”, theo tác giả Tăng Văn Khiên: Năng xuất các nhân tố tổng

20


×