Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Sơ bộ khảo sát và đánh giá về năng lực sản xuất dược phẩm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 75 trang )

*8
BỘ Y T Ế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
-----------SO £dÊ0 0 8 0 3 .............

LÊ THÚY NHI

Sơ Bộ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VÊ NĂNG

Lực SẢN

XUẤT DƯỢC PHẨM TẠI VIỆT NAM
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 2000-2005)

Người hướng dẫn
Nơi thực hiện

: PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng
: Bộ môn Quản lỷ và kinh tế Dược
Cục quản lý dược Việt Nam

Thời gian thực hiện: Từ tháng 2/2005 đến tháng 5/2005

HÀ NỘI, THÁNG 5-2005


< W /W /ềr/M /ề t/M V M /M /M /M /M /M /J r/M /W /jm W W /W /W /W /M /M ^^

J lờ i aam ơn
Q/ái tòncỊ Hriểt ơn áău ±ắa trà lự HínpL tiọng, tôi xin Cjừí tời cảm ơn c&ăn tỈLầnỈL tái:
Í P ^ £ - * D < £ .


[ì^ượa, tiư ờ n g đ ạ i Plọg

ÍZ^ươG

ÍZ7 Ể ấ í

cM^ằncị - d ĩ i ỉ i níiLệm

/r ợ

m ô n Q u ấ n J I ỳ lf(in Ĩl *Ue


tậ n tìn íi cPll Ịj0.0 cPlo t ô i tx o n ỹ 6.UÔỈ tíĩờL g ia n tà m HPlo ẩ tu ậ n .
* D £ . d ịo à n c j

ọ c d ị ù n c j - íĩ^ỈLÒncỊ U^ỈLoa Íiọg côncỷ ncjíi£- [U ổ n g cÔncj tjj

n / i ệ t
ÍZ ìưựG

ctở t o i txoncj tĩiờ i ỹ i a n tỈLU tíiậ Ịi t&Ôncj tin u è o â ’n 3

cỏncj tij d ư ợ c Q /iệ t íò ư ợ a . ±ỹ ^ P lia n d ô n q d ỈL Ìin - ^Pízòncj ctãncỊ Hý th u ố c - d ụ a CỊUấn [ỳ d ư ợ c Q /iệ t n g ư ờ i ítă n h iệ t tìn h

ctơtỏL t i o n g ± u õ ì tĩiờ i g ia n tĩiu, tỉtậ Ịi tỈLÔriỹ tin cũncj n&ư có npLữncj ý


k iế n ctóncj ỹ ó Ị i Cịuan t%ọncj ỹi&Ịi t ô i h o à n t&àn& Huân v ă n n à y .
O ô i cũ n g x in Cjửi Hời c ả m ơn c&ân t/ỉà n lỉ tá i:
d á c tí ĩầ y c ổ g i ả o , c ấ c c ổ í ỹ tfiu*ậk ơi£n txoncỷ &Ộ m ô n Q u i n X ú 3 ( U

D íĩb u ạ a tã

nỈLÍệt tìn h ỹ i à ị i đ ơ , đ o n g cịỏỊi ÍỊ Hiến, t ạ o đ iề u Hiện tỉiUiận Cợi aỈLO t ô i ĩio à n tỈLầnỈL íiíi o ẩ tu â n t ấ t

ncj&L£Ịi.
Ĩ Ẽ a n Cjiẵm íiiệu , ctảncj u ỳ n ĩiầ tiư ờ n g cùng to à n t h ể Gấc tfiầỊj c ổ g iả o txon g nÃà H ường
t à t ạ o đ iề u Hiện ^ LíiỊi đ ờ t ô i txoncj m ô i cỊUẩ txinPi Plọc tậ ị i

(jà

x in tu ijệ n t ạ i txườncỊ.

d u ô l cù n g t o i xin Cjửi tờ i c ả m ơn tớ i nfỉữncj n g ư ờ i tỈLăn íj£u txoncỷ Cjia ctìnỉi, Ịjạn Êrí,
nỈLŨriỹ n g ư ờ i tu ô n cíỉã m ±óc, n u ô i d ư ơ n g , đ ọ n g ơ i£n , g iú p đ ơ tôL txưởncỊ

tíiànỈL txoncỊ

long và lự ncỊ&LệỊi
*D&ảncj 0 5 / 2 0 0 5
cSừiỉi uiEn

cu ộc


QUY ƯỚC VIẾT TẮT

BYT

Bộ y tế

cssx

Cơ sở sản xuất

CT

Công ty

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá- hiện đại hoá

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

KST

Ký sinh trùng

MHBT

Mô hình bệnh tật

pp


Phương pháp

SDK

SỐ đăng ký

sx

Sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VN

Việt Nam

VNĐ

Việt Nam đồng

GDP

Gross Domestic Product

GLP

Good laboratoring Practice-Thực hành tốt phòng thí nghiệm
thuốc


GMP

Good manuíacturing Practice-Thực hành tốt sản xuất thuốc

GSP

Good storage Practice-Thực hành tốt bảo quản thuốc

PEST

Political, economic, socio-cultural, technological- forces:
yếu tố chính trị-kinh tế-văn hoá xã hội-khoa học kỹ thuật

SWOT

Strength, vveakness, opportunity, threat- Điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức

USD

Đô la Mỹ

R&D

Research & Development- Nghiên cứu và phát triển

Vinaphar

Tổng công ty dược VN



M ỤC LỤC
ĐẶT VÂN ĐỂ

1

PHẦN 1. TỔNG QUAN

3

1.1. Vai trò của ngành công nghiệp Dược đối vói sự phát triển kinh tế-

3

xã hội
1.1.1. Vị trí, vai trò của thuốc trong công tác chăm sóc và bảo về sức

3

khoẻ nhân dân
1.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp Dược

3

1.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp Dược đối với sự phát tiển kinh tế- xã

6

hội

1.2. Phân loại ngành công nghiệp Dược theo UNIDO/WHO/

8

UNCTAD
1.3. Mô hình bệnh tật và nhu cầu thuốc

10

1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.

10
10
11
13

Khái niệm
Mục đích nghiên cứu
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam hiện nay
Khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc

1.4. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành công

14

nghiệp Dược
1.5 Mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài và sự phát triển ngành công


16

nghiệp Dược ở Việt Nam
PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

19

2.1. Phương pháp nghiên cứu

19

2.2. Đối tượng nghiên cứu

22

2.3. Thiết kế nghiên cứu

22

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

24

3.1. Những yếu tồ chính để đánh giá về năng lực sản xuất dược phẩm

24

tại Việt Nam
3.2. Khảo sát một sô chỉ tiêu đầu vào-Input


26

3.2.1. Nguồn nhân lực cho sản xuất

26


3.2.2. Cơ sở vật chất trang thiết bị và nguồn nguyên liệu
3.2.3. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất

29
31

3.2.4. Trình độ quản lý của doanh nghiệp
3.2.5. Trình độ kỹ thuật công nghệ

32
33

3.2.6. Khả năng nghiên cứu và phát triển

36

3.2.7. Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài
3.2.8. Số lượng và loại hình doanh nghiệptham gia sản xuất thuốc ở VN

38
40


3.3. Khảo sát một số chỉ tiêu đầu ra- Output

43

3.3.1. Số lượng thuốc sản xuất trong nước được cấp SDK lưu hành

43

3.3.2. Doanh thu sản xuất trong nước qua các năm

45

3.3.3. Chủng loại thuốc

46

3.3.4. Chất lượng thuốc sản xuất trong nước

50

3.3.5. Khả năng xuất khẩu thuốc

53

3.4. Tác động của các yếu tố vĩ mô đến hoạtđộng sản xuất dượcphẩm

56

ở Việt Nam
3.4.1. Yếu tố kinh tế

3.4.2. Yếu tố chính trị
3.4.3. Yếu tố khoa học- kỹ thuật
3.4.4. Yếu tố văn hoá- xã hội
3.4.5 Yếu tố môi trường tự nhiên

56
57
57
58
58

3.5. Bàn luận và đánh giá về năng lực sản xuất dược phẩm ở VN

58

PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT

61

4.1. Kết luận

61

4.2. Đề xuất

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Tên bảng
Chi phí cho R&D của một số công ty dược phẩm hàng đầu

4

thế giới (2003)
Các bệnh mắc cao nhất toàn quốc (2002)

12

Tiền thuốc bình quân đầu người/năm ở Việt Nam (USD)

13

Số lượng thuốc sản xuất trong nước được cấp SDK qua một số

25

năm
Cơ cấu nguồn nhân lực cho sản xuất

26

Chất lượng dược sỹ đại học

28

Kế hoạch các lớp đào tạo lại 5 năm (2001-2005)- Vinaphar


28

Đánh giá của tổng công ty dược về máy móc thiết bị

34

Số lượng thuốc đăng ký của các dạng bào chế mới

35

Số lượng thuốc mới của các cơ sở sx được cấp SDK

37

Doanh thu

sx của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Số lượng từng loại hình doanh nghiệp sản xuất thuốc
Số lượng thuốc

sx trong nước được cấp SDK qua một số năm

39
42
44

Doanh thu sản xuất trong nước qua các năm

45


Số lượng từng dạng bào chế sản xuất trong nước đăng ký

47

năm2004
Số lượng SDK của các nhóm thuốc trong nước đang lưu hành

48

trên thị trường
Số cơ sở sản xuất đạt GMP (1997-2004)

50

Tỉ lệ thuốc giả (1993-2003)

52

Trị giá xuất khẩu thuốc

54

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu - Vinaphar (2004)

55

Tổng trị giá xuất- nhập khẩu

56



DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Tên hình
Đặc điểm của ngành công nghiệp Dược

5

Vai trò của ngành công nghiệp Dược

8

Phân loại ngành công nghiệp Dược

10

Mô hình bệnh tật và nhu cầu thuốc ở Việt Nam

12

Tiền thuốc bình quân đầu người/ năm

13

Mối quan hệ qiữa đầu tư nước ngoài và sự phát triển của

18

ngành công nghiệp Dược ở Việt Nam
Phương pháp mô tả


19

Phương pháp phân tích SWOT

20

Phương pháp phân tích nhân tố

21

Thiết kế nghiên cứu

22

Các yếu tố tác động đến năng lực sản xuất dược phẩm ở

24

Việt Nam
Cơ cấu nguồn nhân lực cho sản xuất

27

Số lượng thuốc đăng ký mới (1997-2004)

37

Số dự án có vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký


38

Doanh thu sản xuất của các DN có vốn đầu tư nước ngoài

39

Tỷ lệ số DN sản xuất so với tổng số DN

40

Các loại hình DN sản xuất dược phẩm ở VN

42

Số lượng các loại hình DN sản xuất thuốc

43

Thuốc

sx trong nước được cấp SDKvà hoạt chất sử dụng

44

Doanh thu sản xuất trong nước

46

Các dạng bào chế trong nước đăng ký năm 2004


47

SỐ cơ sở đạt GMP (1997-2004)

51

Thuốc kém chất lượng trong nước và thuốc nhập khẩu

52

Tỷ lệ thuốc giả (1993-2003)

53

Trị giá xuất khẩu thuốc

54


s ơ Đ ổ THIẾT KẾ ĐỂ TÀI

Đặt vấn đề
I----- X
>
I Muc tiêu I

IvKhảọ sệĩ vậ; phán iích:một số:;iihân. tố qhính ẩạíi
:|ìựộng :iíặi::năng ịực san XưỔt diphiệpTt: r o i r i ^ I ;:
ẼặẾ b | lchao sậtiĩiặrtplỆc sản ^ạỉỊịặiM[phạíp;|ặ::^:N


•Titìẩt- tríểrí:iẻ;ẫrĩ;x t i ỉ ặ l ; ; j t > h : ẩ r n tron ÉfOnưdte;

Tổng quan
::-y 1i:tro cậặ ỉigaiửi cồrigInghiệp Dược đội;
•vớilsư ịphẩt triển kírili lổ^xa hốẺị:
:;th ẹ ||^ |Ị|(^ f)/U N G T Ầ p 3 1 '
-ỉv|ỗ^lặ|nậ;;l!>énịi: ĩậLyạ nhu: cậu ỊtỆiỐc p VM:
-C|p chínịi ;^ách ặuậ Ị>ậng va^ạinaộc v ị .
|ĩ|Hẫt;ỄÌIểỊỊỊ:peàllỀy;|G#ÌỊp||aÌ:^ỊÌÌỊÌÌÌtBÌ|MĨNỉị:ỊI::;ỊIi

! Đối tượng NC ,

PJiư| | | § § | | | | f | | | § ; p .■;

- D ằ ih iim ụ c th u ổ c 1đ ư ợ c c â p :;SÉ)K

';Ì | í : ^ | ; Ì | Ị Ì ị n ă m g ^ M ; . I
:pcpéng:;Ểểt cống l | p | §
::c m :Ịl i u l l Ị I Ị l 1
;:

| g | | § | ĩ f | | | ậ | tíc h ,

|||||i |||||p |||: i : : |l :
rỆP;phi^^p||;^Ị|||ỊĩỊỊ|Ị| hbc- ':v .
-PP:; tỷ ịt j S | | :jp;j;tiỆ::;xu:hựớrỉg

-tó«:jòáơ|:tiổwg;:kết công tác từ hăm


Ig
lllllg
llii(
D

n
g
t
y
I
t
i
ư
ơ
e
Ị| Ịị: ịlg

' ■Nọỉ;<Ịu|»g.^-[;' .
lượng Ihiiổ| ^ | | | : | | | ị ^ | ị Ị . | | | | ị | | | | | | | | | | y | :;:
“!jị)oạnh;thu san[xyẫt;:tì*ộ|g riự^c !!
phụng; lọại ưiuổc

t;n ^ | nựớc ;(các id ậ n |j||| f hế & các ntìốrỊỊí:p

||||||||

-Chất lương thuốc sản xuất trong nước .ằ p |||||j Ị j l ||||ị ||||| |f ||||Ị ||!
- Khá năng XK Ihuốc
-4M,-kha 'năng ĨỊ&1^»ỊtP1^1: ;
^


^ : •:•: :
Sô'lưcaig vồ loại hình: (hani gia sắrt xuất th«ổc::; •
l ^ l ^ - p y ĩ m ộ tổỊc;:

;Ị^pậịt;

Ị^ỊặỊÌ

^mÊÊỄÊÊÊÊlÊtÊÍSÊÊÊịÊẵm
Kết luận và đề xuất

1

:ữ-:-:ỉ


DẶT VẤN ĐÈ
Con người với bản năng sinh tồn đã tồn tại và phát triển qua hàng ngàn
năm. Trong cuộc đấu tranh để sinh tồn đó thì kẻ thù nguy hiểm nhất của con
người chính là bệnh tật. Bệnh tật đã cướp đi biết bao nhiêu tính mạng cũng
như gây tổn hại về mặt vật chất cho con người. Và cho đến tận ngày nay con
người hàng ngày vẫn phải đối phó với nó. Nhiều bệnh hiểm nghèo vẫn chưa có
phương pháp chữa trị, thậm chí nền y học hiện đại thế giới cũng phải bó tay.
Chính vì vậy, ngay từ khi ra đời thuốc đã thể hiện được tầm quan trọng, trở
thành nhu cầu tất yếu của cuộc sống con người, là một vũ khí quan trọng để
chống lại bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng rất coi
trọng vấn đề CSBVSKND. Nhất là trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước hiện
nay, con người trở thành yếu tố hết sức quan trọng. Vấn đề CSBVSKND càng

trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Quyết định số 108/2002/ QĐ-TTg
15/08/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành
Dược giai đoạn đến 2010 có mục tiêu tổng quát:
“ Phát triển ngành Dược thành một nghành kinh tế- kỹ thuật mũi nhọn theo
hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới
nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc, thường xuyên và có chất lượng, đảm bảo sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân”.
Hiện nay nhu cầu thuốc ở VN là rất lớn do một mặt là dân số ngày càng
tăng một mặt là mô hình bệnh tật đã có xu hướng thay đổi. Vì vậy phát triển
sản xuất thuốc trong nước để đảm bảo nhu cầu thuốc giảm sự phụ thuộc vào
thuốc nước ngoài là một hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho quốc
gia, như: đảm bảo cho người dân được chữa bệnh với chi phí thấp, giảm tỷ lệ
thuốc nhập khẩu, khai thác nguồn tài nguyên trong nước, tạo việc làm cho

1


nhiều lao động,vv... Nhưng hiện nay sản xuất thuốc trong nước vẫn chỉ đáp
ứng được ở mức thấp nhu cầu sử dụng thuốc. Vì vậy, Chính phủ đã có nhiều
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam để tăng năng lực sản xuất
trong nước và đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Nhiều cơ sở đã xây
dựng được dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, ngành công nghiệp Dược
đã có nhiều bước tiến đáng kể.
Với mong muốn được tìm hiểu về thực trạng và năng lực sản xuất dược
phẩm trong nước trong giai đoạn hiện nay, em xin thực hiện đề tài:

“Sơ bộ khảo sát và đánh giá vê năng lực sản xuất dược phẩm tại
Việt Nam”, với những mục tiêu, yêu cầu cụ thể sau:

1. Khảo sát một số nhân tố chính ảnh hưởng đến sản xuất dược phẩm trong
nước.
2. Khảo sát và sơ bộ phân tích năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất dược
phẩm tại Việt Nam thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu chính.
3. Từ những kết quả đó, sơ bộ đánh giá về năng lực và một số kiến nghị nhằm
phát triển sản xuất dược phẩm trong nước.

2


PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1 VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Dược

Đ ố i VỚI s ự

NGHIỆP CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ sức KHỎE NHÂN DÂN
1.1.1 Vị trí, vai trò của thuốc trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
Đã hàng ngàn năm nay, thuốc phòng và chữa bệnh đã trở thành nhu cầu
tất yếu của cuộc sống con người. Nhờ có thuốc mà nhiều bệnh dịch lớn trên
thế giới đã được hạn chế và thanh toán. Nhiều bệnh hiểm nghèo đã từng bước
được nghiên cứu và chữa khỏi. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão
của khoa học kỹ thuật thì ngày càng có nhiều dược phẩm mới ra đời, đáp ứng
ngày một tốt hơn nhu cầu chữa bệnh cho người.
Có thể nói thuốc là loại hàng hoá đặc biệt, có tính chất xã hội cao. sở dĩ
như vây là vì: bên cạnh thuộc tính thông thường giống các hàng hoá khác, đó
là giá trị và giá trị sử dụng thì thuốc còn là một hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng

trực tiếp đến tính mạng con người. Việc sử dụng thuốc đòi hỏi bác sỹ kê đơn
phải có trình độ chuyên môn vững đồng thời người bệnh phải tuân thủ tuyệt
đối sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
1.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp Dược [131]
^ Là ngành kỹ thuật cao. Để có một loại thuốc mới ra đời, người ta đã
phải kết hợp thành tựu của nhiều ngành khoa học (hoá học, sinh học, vật lý
học... và ngay cả tin học- thiết kế các phần tử thuốc nhờ mô hình hoá bằng
máy tính điện tử và công nghệ tiên tiến- công nghệ sinh học). Trên thế giới
có khoảng 100 công ty dược phẩm đa quốc gia ở các nước phát triển nắm
giữ bằng sáng chế và chi phối thị trường dược phẩm toàn cầu. Các công ty

3


đi sau, năng lực nghiên cứu và phát minh thấp thì tập trung sản xuất thuốc
generic.
> Là ngành có chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cao. Những
doanh nghiệp hàng đầu thế giới đầu tư 10%-25% tổng doanh thu hàng
năm để nghiên cứu và phát triển thuốc mới.Thời gian trang bình để phát
minh và đưa vào sử dụng khoảng 10 năm, với chi phí khoảng 250-300
triệu USD. Xác suất thành công khoảng từ: 1:10.000 đến 1:1.000. Mỗi
thuốc phải được thử lâm sàng trên khoảng 40.000 người trước khi được
đưa ra thị trường. Năm 1962, ở Mỹ có 28 dược chất được đưa ra thị
trường trong số hàng nghìn chất được tổng hợp và đem thử vơí chi phí
khoảng 8,5 triệu USD/1 thuốc.
Bảng 1.1 : Chi phí cho R&D của một số công ty dược phẩm lớnị 2003)122]
Tên công ty
1. Pfizer
2. GSK
3.Merck

4.Astrazeneca
5.Johnson&Johnson
6. Aventis
7. BMS
8. Novartis
9. Pharmacia
10. Wyeth

Doanh thu
(tỷ USD)
28,288
27,060
20,130
17,841
17,157
16,639
14,705
13,547
12,037
10,899

Chi phí cho
R&D (tỷ USD)
5,176
4,108
3,957
3,069
3,235
2,799
2,746

2,677
2,218
2,359

% so với doanh
số
17,9%
15,2%
19,6%
17,2%
18,8%
16,8%
18,7%
19,8%
18,4%
21,6%

y Là ngành có giá trị kinh tế lớn và lợi nhuận cao, giá cả của sản phẩm
có xu hướng tăng do chi phí khổng lồ cho nghiên cứu. Các loại thuốc
mới xuất hiện thường có giá rất đắt. Do các hãng dược phẩm đã phải
bỏ chi phí rất lớn nên đã thu lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền sở
hữu trí tuệ nhằm thu hồi nhanh vốn và chi phí. Các công ty này có thể
đạt mức lợi nhuận tới 40% trên doanh thu.

4


> Là ngành có xu hướng bị thương mại hoá cao. Trong nửa thập kỷ gần
đây hoạt động marketing dược được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, doanh
thu ngày càng tăng, kinh phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm

được tăng cường. Nhưng có một mặt trái mà không thể phủ nhận đó là
vòng đời của một số hoạt chất bị rút ngắn do tăng nghiên cứu và sản
xuất những thuốc mới trong khi nhóm thuốc cũ vẫn còn hiệu lực tốt.
> Việc sản xuất thuốc phải tuân theo những tiêu chuẩn chất lượng
nghiêm ngặt để đảm bảo thuốc có chất lượng, an toàn và hiệu quả cho
người sử dụng.
> Là ngành có xu hướng về xuất khẩu: Đối với VN, việc sản xuất thuốc
hầu như để phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên ở các nước phát
triển, và một số nước đang phát triển tại các công ty lớn, thuốc sản
xuất ra có chất lượng cao, được xuất khẩu đi hầu hết các nước khác
trên thế giới, thu lợi nhuận khổng lồ.
> Là ngành bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế- xã hội, mức sống, lối
sống, mô hình bệnh tật ở từng khu vực, từng nước và từng giai đoạn
phát triển của xã hội.
Có xu hướng
xuất khẩu

g0m m ^
7 Đặc điểm x
của ngành
công nghiệp

Sản xuất theo
nhũng tiêu
chuẩn nghiên
ngặt

Bị ảnh hưởng bởi
tình hình kinh tế xã
hội, MHBT, mức

sống, lối sống,w...

Kết hợp nhiều
ngành khoa
học

'------------ĩ_______

► Giá trị kinh tế và lợi
nhuận cao

Hình 1.1. Đặc điểm của ngành công nghiệp dược
5

Kỹ thuật cao

— gp


1.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp Dược đôi vói sự nghiệp chăm
sóc- bảo vệ sức khoẻ nhân dân và sự phát triển kinh tế- xã hội.

*Trên thế giới [9]
Nếu so sánh với nhiều ngành công nghiệp khác như công nghiệp sản
xuất ô tô, điện tử, dầu khí, tin học,...thì ngành công nghiệp Dược chỉ đóng
một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên ngành công nghiệp
Dược vẫn là một ngành kinh tế trọng điểm vì là một ngành công nghiệp sản
xuất ra sản phẩm thiết yếu đến sức khoẻ đời sống con người.
Công nghiệp dược phẩm thuộc loại công nghệ cao, là sản phẩm đặc
trưng của cách mạng khoa học công nghệ mới. Các ngành thuộc công nghệ

cao là các ngành có chi phí nghiên cứu và phát triển lớn, tốc độ tăng trưởng
cao, sản phẩm đổi mới nhanh, có giá trị chiến lược đối với quốc gia, có khả
năng cạnh tranh quốc tế. Ví dụ: Ở Mỹ, chi phí cho nghiên cứu và phát triển
dược phẩm chiếm 6,9% trong tổng chi phí nghiên cứu và phát triển của cả
nước, ở Canada là 10%, Tây Âu là 11,4%. Trong khi đó , ờ các quốc gia này
chi phí nghiên cứu và phát triển bình quân cho mỗi ngành chỉ chiếm 4% tổng
chi phí nghiên cứu và phát triển [10]
Hơn nữa, ngành công nghiệp Dược là ngành mang lại lợi nhuận cao,
giúp thu hồi vốn nhanh. Do đó, ngành công nghiệp Dược ngày càng thu hút
các nhà đầu tư bỏ vốn phát triển, nhất là ở những khu vực mà sản xuất thuốc
nội địa chưa có điều kiện phát triển.

*Ở Việt Nam:^ 3]
> Cũng giống như ngành công nghiệp dược ở nhiều nước trên thế giới,
mức đóng góp của ngành công nghiệp dược vào GDP là chưa lớn.
Mặc dù vậy, Đảng và Nhà nước luồn coi trọng ngành sản xuất dược
phẩm, coi đó là một trong những lĩnh vực cần tập trang, ưu tiên phát

6


triển để làm cơ sở vững chắc cho phát triển ngành công nghiệp hiện
đại.
> Công nghiệp dược phát triển tạo côrm ăn việc làm cho nhiều lao động.
Chỉ tính 90 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội sản xuất, kinh doanh dược đã
thu hút trên 16.000 lao động thường xuyên, chưa kể lực lượng lao động
thuộc các ngành phụ trợ khác tham gia sản xuất, cung ứng nguyên vật
liệu liên quan. Sự phát triển của công nghiệp dược cũng kéo theo nhiều
ngành hỗ trợ như công nghiệp sản xuất nguyên liệu, cơ khí thiết bị,
công nghiệp chế biến bao bì và cả trong nông lâm nghiệp (nuôi trồng

dược liệu).
> Một số thuốc sản xuất trong nước đã được đưa vào các chương trình
phòng chống bệnh dịch quốc gia, chương trình kế hoạch hoá gia
đình,...Vd: thuốc phòng chống lao, phong; chống sốt rét; thuốc tránh
thai,...bởi những ưu điểm của những loại thuốc này là giá rẻ, chất lượng
đảm bảo, đáp ứng nhu cầu cho đa số người dân Việt Nam
> Ngành công nghiệp dược phát triển góp phần đáp ứng tích cực và hợp lý
nhu cầu về thuốc trong trường hợp ngân quỹ chăm sóc sức khoẻ và hạ
tầng thay đổi, đồng thời giảm tỷ lệ phụ thuộc vào thuốc nước ngoài, đặc
biệt trong thời kỳ khó khăn của đất nước
> Ngành công nghiệp dược phát triển giúp chúng ta có thể khai thác
nguồn tài nguyên trong nước đặc biệt là nguồn dược liệu và nguồn tài
nguyên con người, phát huy được lợi thế của nước nhà, đẩy mạnh việc
xuất khẩu dược phẩm sang các nước khác
> Nguồn lực con người là quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội
của mỗi quốc gia. Sức khoẻ lại là vốn quý nhất của con người. Do đó
nhà nước rất quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng cuộc sống, phục hồi sức khoẻ, ngăn
ngừa bệnh tật,...thì thuốc phải đảm bảo an toàn, có hiệu lực, được sử

7


dụng hợp lý. Do vậy, phát triển công nghiệp Dượe để đảm bảo mục tiêu
trên là một vấn đề quan trọng cần được sự hỗ trợ hơn nữa từ phía nhà
nước, các tổ chức, cá nhân trong nghành dược, đảm bảo sản xuất đủ
thuốc vừa chất lượng giá cả lại phù hợp để chữa bệnh cho tất cả người
dân Việt Nam. Có như vậy con người VN mới có đầy đủ sức khoẻ để
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Đóng góp

phần nhỏ
vào GDP
:;VạÌ;;tịr(X. • ;
củangănh
Khai thác
tài nguyên
(dược liệu
&con người)

ỵ illlH lrv

Thúc đẩy
xuất khẩu

r

1r
Giảm tỷ lệ
thuốc nước
ngoài

Giảm chi
phí khám
chữa bệnh

sx thuốc phục
vụ cho CSSK
nhân dân

V...... .....J


Nâng cao
sức khoẻ
cộng đồng

Phát triển
kinh tế-xã hội.
CNH-HĐH
đất nước
Hình 1.2: Vai trò của ngành công nghiệp Dược
1.2. PHÂN LOẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM THEO
UNIDO/WHO/UNCTAD

8


> UNIDO: United Nation Industrial Development Organization- Tổ
chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc
'k UNCTAD: United Nation Coníerence on Trade and DevelopmentHội nghị thường niên về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc.
> WHO: Wold health Organization- Tổ chức y tế thế giới.
* ƯNIDO phân loại công nghiệp dược theo 5 mức phát triển:
"> Nhóm 7: Không có công nghiệp dược, hoàn toàn nhập khẩu (59 quốc
gia).
> Nhóm 2: Đóng gói bán thành phẩm nhập khẩu, gia công (123 quốc
gia).
> Nhóm 3: Công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ
nguyên liệu nhập (86 quốc gia; trong đó có Việt Nam)
> Nhóm 4: sản xuất được nguyên liệu và nguyên liệu trung gian (13
quốc gia: Ần Độ, Trung Quốc, Argentina, Hàn Quốc, Mexico,
Brazil,..)

> Nhóm 5: Có khả năng phát minh thuốc mới (17 quốc gia: các nước
7
a'
công nghiệp như: Hoa Kỳ, Canada, Y ,Đức, Thụy Điến; và An Độ,
Trung Quốc, Hàn Quốc..)
Trong các nhóm 1, 2, 3: đầu tư của các công ty đa quốc gia chiếm trên
50% sản lượng thuốc nội địa. Như vậy, ở các nhóm này, các công ty đa quốc
gia thống trị hầu hết thị trường Dược phẩm. Ngành công nghiệp dược ở các
nước thuộc các nhóm 1,2,3 vẫn kém hoặc đang phát triển. Các nước đang phát
triển chiếm 7,2% xuất khẩu toàn cầu, trong đó Ấn Độ chiếm 1%.

9


Ịnmi-ỹ■ £" '5*sr* ĨMM
Công nghiệp Dược
Nhóm 5..........
nni------------- Phát triển nhất và
J I m m ẫ ẫ m sw m m k U UUI--------------^
chiếm thị phần lớn nhất
Nhóm 4
trên toàn thế giới
m M ễẵm

<

lũũ Việt Nam

Nhóm
2

>;;ỆS|lỊ
Nhóm 1
Hình 1.3: Phân loại ngành công nghiệp Dược
*WHO & UNCTAD phân loại công nghiệp Dược theo 4 cấp độ sau:
> Cấp độ 1: Hoàn toàn nhập khẩu
y Cấp độ 2: Sản xuất được một số generic, một số phải nhập khẩu.
> Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu
được một số dược phẩm.
> Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới
(Theo báo cáo tổng hợp của chuyên gia ngắn hạn chương trình Sida- HN
9/2003)
Nếu phân loại theo cách này thì Việt Nam được xếp vào khoảng cấp độ
2,5-3. Trình độ phát triển của ngành công nghiệp Dược VN sau các nước
Đông Âu khoảng 30 năm, sau Tây Âu khoảng 50 năm. Như vậy ngành công
nghiệp dược Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều để theo kịp các nước tiên tiến.
1.3. MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU THUỐC
1.3.1 Khái niệm[3]
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó
sẽ là tập hợp tất cả nhũng tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới
tác động của nhiều yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó
trong một khoảng thời gian nhất định.
1.3.2 Mục đích nghiên cứu

10


Việc nghiên cứu mô hình bệnh tật và nhu cầu thuốc là công việc thường
xuyên của những nhà cung ứng và sản xuất DP, để trả lời được câu hỏi: sản
xuất thuốc gì? với số lượng bao nhiêu? Trong khoá luận này nghiên cứu
MHBT cho biết cơ cấu bệnh tật* những nhóm bệnh phổ biến. Cuối cùng là để

đánh giá xem việc sản xuất đã đáp ứng nhu cầu thuốc trong nước chưa. Từ đó
có những giải pháp cụ thể nhằm phát triển sản xuất thuốc trong nước cho phù
hợp , đồng thời khai thác tối đa nguồn tài nguyên trong nước.
1.3.3 Mô hình bệnh tật ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một nước đông dân và là một trong những nước nghèo nhất
trên thế giới. Dân số Việt Nam hiện nay khoảng trên 80 triệu người với thu
nhập bình quân khoảng hơn 250 USD/người/năm. Đại đa số người dân sống ở
vùng nông thôn và miền núi (80% dân số) với thu nhập thấp, điều kiện khám
chữa bệnh còn nhiều khó khăn. Do quá trình đô thị hoá quá nhanh làm cho
môi trường sống đang bị huỷ hoại và ô nhiễm trầm trọng làm cho những vấn
đề về y tế càng nặng nề hơn. Các bệnh ung thư, ngộ độc thực phẩm, tai nạn
giao thông ngày một tăng; các bệnh xã hội vẫn chưa được đẩy lùi. Tuổi thọ
ngày càng cao, số người cao tuổi ngày càng nhiều, tỷ lệ bệnh tim mạch tăng
đáng kể. Mức sống ngày càng cao ở khu vực đô thị làm tăng các bệnh tiểu
đường, béo phì, cao huyết áp. HIV/AIDS gia tăng rõ rệt. Mặt khác với vị trí
địa lý nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm rất thuận lợi cho các bệnh
nhiễm trùng và ký sinh trùng phát triển.
Với đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội như trên, VN có MHBT đặc
trưng của một nước nghèo, các bệnh nhiễm trùng và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.
Cùng với quá trình đổi mới trong thời gian qua và quá trình CNH-HĐH trong
thời gian tới, MHBT ở VN có xu hướng chuyển sang MHBT của một nước
công nghiệp. Tuy các bệnh tim mạch, ung thư chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng có
xu hướng gia tăng.

11


Bảngl.2 ,:Các bệnh mắc cao nhất toàn quốc (2002)
Đơn vị tính: 100.000 dân [25]
Thứ tự


Tên bệnh

Mắc

1
2
3

Viêm phổi
Viêm họng và amidan cấp
Viêm phế quản và tiểu phế quản cấp

298
251
215

4

ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột có nguồn gốc nhiễm khuẩn

210

5
6
7
8
9
10


Tai nạn giao thông
Tăng huyết áp nguyên phát
Cúm
Bệnh của ruột thừa
Viêm dạ dày và tá tràng
Gãy các phần khác của chi do tai nạn

159
123
107
95
91
84
__________ ________

-Thuốc điều trị
tim mạch, ung thư
-Thuốc chuyên
khoa đặc tri

-Kháng sinh
-Hạ sốt- Giảm
đau- Kháng viêm
-Vitamin

câu
thuốc
MHBT của
nước đang
phát triển,

chủ yếu là
bệnh nhiễm
trù na và K\ST

M H BTỞ V N

Xu hướng

N guyên
nhân

Nhu Ệ
cầu 1
thuốc I
gaaa_____[_j
MHBT của
nước phát
triển, tỷ lệ
bệnh tim
mạch, huyết
áp, ung thư
tăng manh
Nguyên
nhân

Đô thị hoá
nhanh, môi
trường ô nhiễm

nước

nghèo

Hình 1.4: Mô hình bênh tât và nhu cầu thuốc ỞVN

12


1.3.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc của VN
*Tiền thuốc bình quân đẩu người/năm
Nếu so sánh với các nước trong khu vực như: Singapore, Hàn Quốc,
Malaixia, Thái Lan, Inđonexia thì Việt Na^vẫn là nước kém phát triển hơn.
Thu nhập bình quân đầu người thuộc loại thấp. Hiện nay mức GDP/ người/
năm của VN chỉ bằng Thái Lan đầu những năm 70. Trong khối ASEAN thì
VN cùng với Campuchia là hai nước có thu nhập GDP/người thấp nhất.
Với đặc điểm kinh tế xã hội như vậy thì thị trường thuốc ở VN mang
đặc trưng của một nước đang phát triển, có thu nhập thấp với MHBT chủ yếu
là các bệnh nhiễm trùng và KST, bắt đầu có xu hướng chuyển dần sang
MHBT của các nước phát triển. Hiện nay, VN là Jiước có mức tiêu dùng thuốc
bình quân đầu người thấp nhất thế giới.
|r j
Bảng 1.3 : Tiền thuốc bình quân đầu người!năm ở Việt Nam (USD)
Năm
Tiền
thuốc

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
3.4

4.2


4.6

5.2

5.5

5.0

5.4

6.0

6.7

7.6

ỊNÍguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam]
USD
9

300

8

250

7
6

200


5

150

4

100

3
2

50

1

0

0
1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
tiền thuốc bình quân —4— nhịp cơ sở

Biểu đồ 1.5: Tiền thuốc bình quân đầu người!năm

13

năm

8,3



r' \
J
J
Cm Ĩ ' í ỉ < ■
Nhận xét: Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm tăng nhanh.
TrongTDInắm qua, tiền thuốc bình quân tăng 2,5 lần. Điều này chứng tỏ nhu
cầu thuốc ngày càng tăng, đòi hỏi ngành công nghiệp Dược VN phải đáp ứng
ngày một tốt hơn nhu cầu thuốc cả về số lượng và chất lượng.
Ở VN chiếm thị phần chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh, vitamin,
thuốc cảm sốt. Tính đến 10/2003, tỷ lệ thuốc chống nhiễm khuẩn-KST so với
tổng số thuốc đang lưu hành là 20,18%; vitamin là 9,59%; thuốc cảm sốt là
9,75%. Dự báo tới năm 2010, kháng sinh và vitamin vẫn tiếp tục chiếm thị
phần lớn ở thị trường dược VN. Các loại thuốc chữa bệnh nhiễm trùng,tiêu
hoá, hô hấp vẫn chiếm tỷ tệ lớn trong lượng thuốc tiêu thụ ở VN.
* Khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc của ngành Công nghiệp dược VN
Từ năm 1991 đến nay giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất của ngành
công nghiệp dược VN không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên thuốc sản
xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng thuốc
của người dân. Mới chỉ sản xuất được hơn 400 hoạt chất trong số 1000 hoạt
chất đang lưu hành ở VN. Trong khi đó số lượng hoạt chất sử dụng trên thế
giới là khoảng 4000 hoạt chất với 100.000 chế phẩm khác nhau. Mục tiêu của
Đảng và Nhà nước đề ra cho ngành công nghiệp Dược VN là đến năm 2010
thuốc VN chiếm được 50% thị phần, năm 2020 là 70%. Với mục tiêu đó thì
tới năm 2010 doanh thu của ngành công nghiệp Dựơc VN phải đạt tới khoảng
600 triệuUSD, năm 2020 là 1200 triệuUSD.
1.4. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỂ PHÁT
TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC

-Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt

Nam khoá v n đã bàn về công tác y tế, trong đó đề cập đến phương hướng
công tác dược, nêu rõ: “Khai thác các tiềm năng, các thành phần kinh tế
trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài


đầu tư vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để xây dựng và phát triển ngành
công nghiệp Dược và trang thiết bị y tế, đặc biệt là công nghệ sản xuất
nguyên liệu làm thuốc ”
-Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm
2001-2005 của đất nước nêu rõ: “Đẩy mạnh sản xuất dược phẩm, đảm bảo
thuốc thiết yếu đến mọi địa bàn dân cư”
“Phát triển công nghiệp dược phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất thuốc chữa
bệnh; bảo đảm 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh được sản xuất từ trong nước với
chất lượng cao ”
-Chính sách quốc gia về thuốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành,
Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 xác
định: “Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý,
để ngành công nghiệp Dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc.
Đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và kiểm
nghiệm dược phẩm đều đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (Good Practices-GPs) ”
-Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg ngày 15/08/2002 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2010 với
mục tiêu tổng quát:
“Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế- kỹ thuật mũi nhọn theo
hướng công nghiệp hoá- hhiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới
nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử
dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân ”
-Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp

nhà nước đã nêu giải pháp đấy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có
ghi: "Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm: tạo ra loại hình

15


doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để
sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội
vào phát triển sản xuất kỉnh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý
năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước; phất huy vai trò làm chủ
thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giảm sát của xã hội
đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và
người lao động” Cùng với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác, các
doanh nghiệp dược nhà nước cũng đẩy mạnh cổ phần hoá, nhờ đó hoạt động
sản xuất linh hoạt hơn, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn,
kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy sản xuất dược phẩm trong nước.
Trên cơ sở các chính sách của chính phủ, nhằm nâng cao chất lượng
thuốc sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập, Bộ Y tế đã
ban hành các văn bản quản lý nhà nước, như Quyết định về việc triển khai áp
dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của các
nước ASEAN (1996), thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) (2000), thực
hành tốt bảo quản thuốc (GSP) (2001) và nhiều quyết định, thông tư, chỉ thị
khác thúc đẩy ngành công nghiệp Dược Việt Nam phát triển.
1.5. MỐI QUAN HỆ GIŨA ĐAU t ư n ư ớ c n g o à i v à s ự PHÁT
TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược ở Việt Nam là một yếu tố rất
quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp dược phát triển bởi những lý do
sau:
> Ngành sản xuất dược phẩm ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu

cầu thuốc trong nước về mặt số lượng. Số hoạt chất trong nước sản
xuất còn hạn chế. Chất lượng thuốc so với thuốc của các hãng dược
phẩm lớn trên thế giới mới chỉ tương đương về mặt hoá học chưa
tương đương về mặt sinh khả dụng. Quy mô sản xuất nhỏ, đầu tư cho

16


nghiên cứu và triển khai còn thấp nên chưa sản xuất được các sản
phẩm công nghệ cao.
> Trình độ phát triển của công nghiệp dược ở VN theo đánh giá của Tổ
chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) cũng như Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) là ở mức 2,5-3, tức là mới chỉ bào chế được
một phần thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu. Điều này cũng cho
thấy thực trạng sản xuất nguyên liệu làm thuốc VN còn kém, mặc dù
nước ta đang rất có tiềm năng trong sản xuất nguyên liệu có nguồn
gốc dược liệu.
> Công nghiệp bào chế là một ngành công nghiệp chế biến. Theo xu
hướng vận động chung của đầu tư nước ngoài, trong những năm gần
đây, ngành công nghiệp bào chế là ngành chiếm tỷ trọng cao về vốn
và số dự án đầu tư nước ngoài trên thế giới. Tại Việt Nam, sản xuất
dược phẩm là ngành thuộc danh mục nhà nước khuyến kích đầu tư.
Đầu tư nước ngoài vào sản xuất dược phẩm sẽ góp phần tăng tỷ lệ
thuốc sản xuất trong nước, thay thế thuốc nhập khẩu. Vận dụng tốt
hoạt động đầu tư nước ngoài là một trong những biện pháp tiếp cận
công nghệ, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.


×