Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ứng dụng hệ thống thông tin cuahsi trong quản lý và chia sẻ dữ liệu thủy văn tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN CUAHSI
TRONG QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU THỦY VĂN
TỈNH SÓC TRĂNG

Sinh viên thực hiện
PHẠM MINH CHIẾN 3103802

Cán bộ hƣớng dẫn
VÕ THỊ PHƢƠNG LINH
PHẠM LÊ MỸ DUYÊN

Cần Thơ, tháng 12/2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN CUAHSI TRONG
QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU THỦY VĂN
TỈNH SÓC TRĂNG



Sinh viên thực hiện

PHẠM MINH CHIẾN 3103802

Cán bộ hƣớng dẫn
VÕ THỊ PHƢƠNG LINH
PHẠM LÊ MỸ DUYÊN

Cần Thơ, tháng 12/2013


LỜI CẢM ƠN
Trong quá học tập và làm luận văn tốt nghiệp, em đã nhận đƣợc nhiều sự động
viên, giúp đỡ, dạy bảo rất chân tình và quý báu. Với lòng chân thành và trân trọng, cho
phép em gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong
suốt thời gian học tập.
Quý Thầy Cô ở Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên Thiên Nhiên đã tận tình giúp
đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em.
Thầy Văn Phạm Đăng Trí và Thầy Võ Quốc Thành đã góp ý, hƣớng dẫn em
trong quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt, Cô Võ Thị Phƣơng Linh và Cô Phạm Lê Mỹ Duyên đã tận tình hƣớng
dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Các bạn sinh viên lớp Quản Lý Môi Trƣờng K36 đã động viên giúp đỡ, trao đổi
kiến thức trong quá trình học tập và hoàn thành báo cáo thực tập.
Bên cạnh đó, em còn đƣợc sự ủng hộ và quan tâm của gia đình, những chia sẻ
và giúp đỡ lẫn nhau của bạn bè. Họ luôn là động lực khuyến khích em vƣợt qua mọi
khó khăn và những lúc mệt mỏi.
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả mọi ngƣời đã giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt

thời gian qua. Xin gởi lời chúc sức khỏe đến với mọi ngƣời.
Xin chân thành cảm ơn!
Phạm Minh Chiến

i


TÓM TẮT
Từ khóa: Sông Mê Kông, CUAHSI
Sóc Trăng là một tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông và tiếp giáp với biển
Đông. Do đó, nguồn tài nguyên nƣớc của tỉnh chịu nhiều tác động, đặc biệt trong điều
kiện biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. . Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản
lý và quy hoạch sử dụng tài nguyên nƣớc của tỉnh một cách hiệu quả cần một khối
lƣợng dữ liệu lớn, đa lĩnh vực. Từ những vấn đề trên, đề tài đƣợc thực hiện với mục
tiêu xây dựng phƣơng pháp quản lý và chia sẻ dữ liệu thủy văn. Các số liệu thủy văn
đƣợc thu thập từ các Sở, Ban, Ngành. Hệ thống thông tin thủy văn của CUAHSI đƣợc
áp dụng nhằm thống nhất dữ liệu theo một định dạng chung cho dữ liệu thủy văn của
tỉnh. Ngoài ra, hệ thống thông tin thủy văn còn hỗ trợ trong việc quản lý và chia sẻ dữ
liệu. Kết quả của nghiên cứu xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu thủy văn thống nhất đƣợc
quản lý và chia sẻ trong nội bộ thông qua Internet.

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................. v
DANH MỤC BIỂU BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................viii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................2
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................. 3

2.1 MỘT SỐ THUẬT NGỮ .................................................................................3
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ......................................3
2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nƣớc ........................................................................... 3
2.2.2 Các nghiên cứu về quản lý dữ liệu thủy văn trong nƣớc ............................... 4

2.3 KHÁI QUÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN THỦY VĂN CUAHSI ................5
2.3.1 Khái quát về Hydro Server ............................................................................ 5
2.3.2 Chức năng của Hydro Desktop ...................................................................... 9
2.3.3 Sơ lƣợc về Hydro Excel............................................................................... 12
2.3.4 Sơ lƣợc về phần mềm Hamachi ................................................................... 13

2.4 TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG ......................................................14
2.4.1 Vị trí địa lý................................................................................................... 14
2.4.2 Điều kiện thủy văn tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng ......................................... 15
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 18

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊM CỨU .........................................................................18
3.2 TRANG THIẾT BỊ VÀ CÁC PHẦN MỀM ................................................19
3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 20
3.3.1 Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 20
3.3.2 Quản lý dữ liệu thủy văn ............................................................................. 21
3.3.3 Chia sẻ dữ liệu thủy văn .............................................................................. 21


iii


CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 23

4.1 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ...................................................................23
4.1.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu................................................................................ 23
4.1.2 Cơ sở dữ liệu trong SQL Server .................................................................. 27

4.2 QUẢN LÝ DỮ LIỆU ...................................................................................28
4.2.1 Truy vấn dữ liệu (Query) ............................................................................. 28
4.2.2 Trực quan dữ liệu (Visualize) ...................................................................... 34
4.2.3 Chỉnh sửa dữ liệu (Edit) .............................................................................. 36

4.3 CHIA SẺ DỮ LIỆU ......................................................................................37
4.3.1 Chia sẻ dữ liệu qua Hydro Excel ................................................................. 38
4.3.2 Chia sẻ dữ liệu qua Hydro Desktop ............................................................. 40
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 45

5.1

KẾT LUẬN ............................................................................................... 45

5.2

KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 46


iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các thành phần của CUAHSI-HIS ............................................................................. 5
Hình 2.2: Cấu trúc của Hydro Server ......................................................................................... 6
Hình 2.3: Quá trình biên dịch trang ASP.NET ........................................................................... 7
Hình 2.4: Giao diện của Hydro Desktop .................................................................................. 10
Hình 2.5: Các chức năng của Hydro Desktop .......................................................................... 11
Hình 2.6: Sơ đồ cơ cấu hoạt động của phần mềm Hamachi ..................................................... 14
Hình 2.7: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng ........................................................................... 15
Hình 2.8: Mạng lƣới sông rạch và các công trình thủy lợi ở tỉnh Sóc Trăng ........................... 16
Hình 3.1: Vị trí địa lý Tỉnh Sóc Trăng trong ĐBSCL ............................................................. 19
Hình 3.2: Công dụng của các phần mềm .................................................................................. 20
Hình 3.3: Tóm tắt phƣơng pháp thực hiện ............................................................................... 22
Hình 4.1: Sơ đồ liên kết các bảng dữ liệu trong SQL Server ................................................... 26
Hình 4.2: Cơ sở dữ liệu trong SQL Server ............................................................................... 27
Hình 4.3: Lƣu đồ truy vấn dữ liệu thông qua vị trí các trạm quan trắc ................................... 28
Hình 4.4: Lƣu đồ truy vấn dữ liệu thông qua biến giá trị ......................................................... 29
Hình 4.5: Lƣu đồ truy vấn dữ liệu thông qua nguồn dữ liệu .................................................... 30
Hình 4.6: Truy vấn thông qua các tùy chọn khác (Other Query Option) trong thẻ truy vấn ... 31
Hình 4.7: Thẻ truy vấn dữ liệu trong ODM Tool ..................................................................... 32
Hình 4.8: Hộp thoại nơi lƣu trữ dữ liệu truy xuất..................................................................... 33
Hình 4.9: Dữ liệu dạng chấm phẩy (Comma Delimeted Format) ............................................ 33
Hình 4.10: Lƣợc đồ trực quan dữ liệu ...................................................................................... 34
Hình 4.11: Giao diện của trực quan dữ liệu (Visualize) ........................................................... 35
Hình 4.12: Biểu đồ mực nƣớc ở trạm Đại Ngãi ....................................................................... 35
Hình 4.13: Biểu đồ dữ liệu mực nƣớc của trạm Đại Ngãi ........................................................ 36
Hình 4.14: Giao diện chỉnh sửa dữ liệu trên ODM Tools ........................................................ 37
Hình 4.15: Sơ đồ chia sẻ dữ liệu qua Hydro Excel .................................................................. 38

Hình 4.16: Kết quả tìm kiếm dữ liệu trong Hydro Excel ......................................................... 39
Hình 4.17: Trạm quan trắc hiển thị trên Google Earth ............................................................. 40
v


Hình 4.18: Sơ đồ tìm kiếm dữ liệu qua Hydro Desktop .......................................................... 41
Hình 4.19: Tìm kiếm dữ liệu trong Hydro Desktop ................................................................. 42
Hình 4.20: Dữ liệu dạng bảng trong Hydro Desktop ............................................................... 42
Hình 4.21: Dữ liệu dạng biểu đồ trong Hydro Destop ............................................................. 43

vi


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1: Bảng các yếu tố của dữ liệu thủy văn ...................................................................... 20
Bảng 4.1: Cấu trúc bảng tên trạm (Site) ................................................................................... 23
Bảng 4.2: Cấu trúc bảng nguồn dữ liệu (Source) ..................................................................... 24
Bảng 4.3: Cấu trúc bảng biến giá trị (Variable) ....................................................................... 24
Bảng 4.4: Cấu trúc bảng giá trị dữ liệu (DataValue) ................................................................ 25
Bảng 4.5: Cấu trúc bảng phƣơng pháp (Method) ..................................................................... 25

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt


ASP.NET

Active Server Pages

Nền tảng ứng dụng Web

CLR

Common Language Runtime

Ngôn ngữ trong ASP.NET
Cơ sở dữ liệu

CSDL
DBMS

Database Management System

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

DLL

Dynamic Link Library

Thƣ viện liên kết động

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


HTML

Hyper Text Markup Language

Ngôn ngữ thiết kế web

NT

Network Technology

Công nghệ mạng máy tính

ODM

Observations Data Model

Mô hình giám sát dữ liệu

SEQUEL

Structured English Query Language
Str

Ngôn ngữ truy vấn bằng tiếng
Anh theo cấu trúc

StrStructure Query Language

Ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc


SQL
URL

Uniform Resource Locator

Địa chỉ truy cập web

XML

Extensible Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng

viii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, hầu hết các nƣớc phát triển và những quốc gia công nghiệp mới
đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên nƣớc. Một trong
những phần mềm đƣợc sử dụng hiệu quả trong việc quản lý cơ sở dữ liệu thủy văn là
hệ thống thông tin thủy văn của CUAHSI. Theo David G –Tarboton (2010), CUAHSI
là một hệ thống phục vụ cho việc khám phá, sử dụng, quản lý, phân tích và chia sẻ dữ
liệu về tài nguyên nƣớc.
Nƣớc là tài nguyên quý giá và cần thiết cho sự sống. Nƣớc chi phối nhiều hoạt
động của con ngƣời, thực và động vật và vận hành của thiên nhiên. Không có nƣớc sự
sống có thể bị rối loạn và ngừng hoạt động (Lê Anh Tuấn, 2008).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những trung tâm nông

nghiệp lớn nhất Việt Nam và có tầm ảnh hƣởng đến phạm vi toàn cầu (Nguyễn Hiếu
Trung và ctv, 2012). Với dân số 17 triệu ngƣời (năm 2005) phân bố trên 4 triệu ha đất
đai, có nguồn nƣớc dồi dào từ sông Mê Kông, ĐBSCL có ƣu thế lớn trong việc sản
xuất nông nghiệp và thủy sản. Hàng năm, ĐBSCL cung cấp 50% sản lƣợng lƣơng thực
và 60% sản lƣợng cá của Việt Nam, chiếm 27% GDP của toàn quốc. Lúa và thủy sản
của ĐBSCL chiếm tỉ lệ quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
(Trần Văn Hừng và ctv, 2005). Theo Ngô Trọng Thuận (2007), sự phát triển kinh tế
nói chung và nông nghiệp nói riêng ở ĐBSCL phụ thuộc rất lớn vào nguồn nƣớc sông
Cửu Long. ĐBSCL lấy nƣớc ngọt từ sông Mê Kông và nƣớc mƣa. Cả hai nguồn đều
đặc trƣng theo mùa một cách rõ rệt. Lƣợng nƣớc bình quân của sông Mê Kông chảy
qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 – 200 triệu tấn phù sa (Nguyễn
Xuân Hiền, 2008).
Là một tỉnh ở phía Đông Nam ĐBSCL, nằm ở hạ lƣu sông Hậu và tiếp giáp với
biển Đông với chiều dài hơn 72 Km, Sóc Trăng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, theo Bộ Tài Nguyên và Môi
Trƣờng (2009), tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh chịu ảnh hƣởng nặng nề trƣớc
biến đổi khí hậu. Nếu mực nƣớc biển dâng cao 1 mét vào năm 2100, Sóc Trăng sẽ bị
ngập 45% diện tích tự nhiên khi triều thấp và ngập trên 72% diện tích tự nhiên khi
triều cao (Phạm Khôi Nguyên, 2009). Qua đó, cho thấy quản lý tài nguyên nƣớc của
tỉnh là một công việc khó khăn và phức tạp.
Một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nƣớc của
tỉnh Sóc Trăng là dữ liệu thủy văn. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù
hợp giúp các nhà quản lý trong việc ra các quyết định liên quan đến đầu tƣ và phát
Chương 1 – Giới Thiệu

Trang 1


triển nhằm khai thác hợp lý nhất nguồn tài nguyên nƣớc. Theo Nguyễn Hiếu Trung
(2005), công tác nghiên cứu, quản lý và quy hoạch sử dụng tài nguyên nƣớc cần có

một khối lƣợng dữ liệu rất lớn, đa lãnh vực. Bởi thế, việc quản lý tài nguyên nƣớc có
những dữ liệu về thủy văn đƣợc tổ chức, sắp xếp và quản lý chặt chẽ thì mới có thể sử
dụng một cách hiệu quả. Hiện nay, đa số phƣơng thức lƣu trữ quản lí, truy xuất chia
sẻ dữ liệu bằng phƣơng pháp thủ công là chính. Thêm vào đó, việc lƣu trữ, quản lý dữ
liệu thủy văn chƣa đƣợc thống nhất, đồng bộ trong khi số lƣợng dữ liệu khí tƣợng thủy
văn đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Điều này đã gây nhiều khó khăn
cho cả ngƣời quản lý và ngƣời sử dụng dữ liệu (Ngô Thanh Vũ, 2013).
Từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin CUAHSI trong
quản lý và chia sẻ dữ liệu thủy văn tỉnh Sóc Trăng” đƣợc thực hiện nằm hƣớng đến
việc quản lý dữ liệu thủy văn của Tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, góp phần hỗ trợ công tác
nghiên cứu quản lý nguồn nƣớc chung của sông Mê Kông qua việc chia sẻ dữ liệu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Quản lý và chia sẻ dữ liệu thủy văn của tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, nghiên
cứu làm thử nghiệm cho việc thống nhất cách lƣu trữ và chia sẻ dữ liệu của Đồng bằng
sông Cửu Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài có các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
 Tổng hợp dữ liệu thủy văn nhƣ lƣợng mƣa, mực nƣớc, độ mặn của tỉnh Sóc
Trăng.
 Đồng bộ hóa dữ liệu thủy văn theo một một định dạng chung thuận tiện cho
việc truy xuất dữ liệu.
 Quản lý dữ liệu thủy văn bằng cách ứng dụng hệ thống thông tin CUAHSI
cho nội bộ tỉnh Sóc Trăng.
 Chia sẻ dữ liệu thủy văn nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và quản lý bền
vững tài nguyên nƣớc của tỉnh Sóc Trăng.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập dữ liệu thủy văn của tỉnh Sóc Trăng.
Định dạng, tổ chức lại bộ cơ sở dữ liệu thủy văn theo định dạng chuẩn
của CUAHSI.

Tổng hợp dữ liệu và quản lý dữ liệu thủy văn.
Chia sẻ cơ sở dữ liệu thủy văn thu thập đƣợc.
Chương 1 – Giới Thiệu

Trang 2


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Dữ liệu là các sự kiện, văn bản, đồ họa, hình ảnh và đoạn phim video có ý nghĩa
trong môi trƣờng của ngƣời dùng.
Cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là tập hợp có tổ chức của các dữ liệu về thế giới
thực trong một lĩnh vực nào đó có liên quan với nhau về mặt logic. Chúng đƣợc lƣu
trữ ở bộ nhớ ngoài (Nguyễn Hiếu Trung, 2011).
Tài nguyên nƣớc: Theo “Thuật ngữ thủy văn và môi trƣờng nƣớc”, tài nguyên
nƣớc là lƣợng nƣớc trên một vùng đã cho hoặc lƣu vực, biểu diễn ở dạng nƣớc có thể
khai thác (nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất). Điều 2 Luật Tài nguyên nƣớc Việt Nam (1998)
quy định “Tài nguyên nƣớc (của Việt Nam) bao gồm các nguồn nƣớc mặt, nƣớc mƣa,
nƣớc dƣới đất, nƣớc biển thuộc lãnh thổ Việt Nam” (Nguyễn Thị Phƣơng Loan, 2005).
Thủy văn: Hiện tƣợng thủy văn là một quá trình rất phức tạp liên quan đến
nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên. Dòng chảy là kết quả tƣơng tác của ba yếu tố
chính:
Yếu tố khí tƣợng: nhƣ mƣa, bốc hơi, gió, áp suất khí quyển. Yếu tố này biến
động lớn theo thời gian, xảy ra, diễn biến và chấm dứt nhanh, vừa mang tính chu kỳ
vừa mang tính ngẫu nhiên.
Yếu tố mặt đệm: nhƣ diện tích khu vực, địa hình, địa chất, thổ nhƣỡng, lớp
phủ thực vật, ... Yếu tố này thay đổi chậm so với thời gian, mang tính qui luật của khu
vực, của miền có điều kiện tƣơng tự.
Tác động của con ngƣời: bao gồm tất cả các hoạt động do con ngƣời gây ra

nhƣ xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang mở rộng diện tích canh tác, xây dựng
nhà máy công nghiệp, trồng hoặc phá rừng. Nhân tố này có thể thay đổi nhanh hoặc
chậm, có thể mang tính qui luật hoặc qui luật không rõ ràng. Nhân tố này còn tùy
thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội và các biến động của những quyết định chủ quan
của con ngƣời. Con ngƣời cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến 2 yếu tố khí tƣợng và
yếu tố mặt đệm (Lê Anh Tuấn, 2008).
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nƣớc
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về Hydro Desktop. Theo báo
cáo hàng năm của CUAHSI (2012), có hơn 7.500.000 lƣợt truy cập sử dụng Hydro
Desktop để tải dữ liệu về thủy văn, 23 nguồn dữ liệu mới đƣợc thành lập thông qua hệ

Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 3


thống. CUAHSI tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác với USGS, EPA, NASA và các cơ
quan liên bang khác trong lĩnh vực quản lý và chis sẻ dữ liệu nƣớc.
2.2.2 Các nghiên cứu về quản lý dữ liệu thủy văn trong nƣớc
Hiện nay, trong nƣớc có nhiều nghiên cứu trong việc quản lý dữ liệu thủy văn.
Một trong số đó có nghiên cứu: “Xây dựng phần mềm quản lý số liệu mƣa lũ phục vụ
công tác ứng phó lũ lụt – trƣờng hợp ứng dụng tại tỉnh Quảng Ngãi” do Đinh Phùng
Bảo và ctv thực hiện 2010. Trong công trình này đã xây dựng một hệ thống thông tin
về mƣa và lũ trên nền tảng công nghệ WebGIS cho phép tích hợp cũng nhƣ xử lý dữ
liệu liên quan tới công tác phòng chống lụt bão. Mô hình RFOM (Rain and Flood
Online Management software) đƣợc ứng dụng trong công trình này dựa trên nền tảng
WebGIS là một hệ thống tích hợp dựa trên cơ sở dữ liệu về mƣa lũ giúp hiển thị bản
đồ lƣu vực sông của vùng nghiên cứu. Sự phân quyền cho phép các nhóm ngƣời dùng
khác nhau có thể thể truy cập từ giao diện WWW, và họ có thể phân tích trực tuyến

những thông tin về tình trạng mƣa, lũ bằng cách sử dụng một số chức năng của
RFOM. Hệ thống RFOM bƣớc đầu đƣợc áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi .
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Lê Xuân Cầu và ctv đƣợc công bố vào năm 2007:
“Công nghệ xử lý số liệu thủy văn vùng sông không ảnh hƣởng triều HYDRPODB”.
Hệ phần mềm xử lý số liệu thủy văn HYDPRODB là kết quả của Đề tài nghiên cứu
ứng dụng “Xây dựng hệ thống xử lý số liệu thủy văn trên Window vùng sông không
ảnh hƣởng triều” do Tổng Cục khí tƣợng thủy văn phê duyệt thực hiện trong năm 2002
– 2003. Hệ phần mềm đƣợc thiết kế hoàn chỉnh để nhập liệu, kiểm tra số liệu, xử lý số
liệu gốc đo đạc, xử lý tài liệu chỉnh biên, lƣu trữ và báo cáo dữ liệu thủy văn vùng
sông không ảnh hƣởng triều. Nó tích hợp cấu trúc cơ sở dữ liệu với các công cụ hiện
đại để nhập vào số liệu, kiểm tra số liệu, hoàn thiện số liệu, trích xuất và báo cáo số
liệu thủy văn.
Ngoài ra, nghiên cứu của Ngô Thanh Vũ năm 2013: “Xây dựng phần mềm quản
lý – chuyển đổi – truy suất dữ liệu cho các lƣu vực sông”. Nghiên cứu áp dụng phần
mềm THYMED và THYMED-pro để định dạng dữ liệu đầu vào, tổ chức phƣơng thức
lƣu trữ, truy xuất dữ liệu khí tƣợng thủy văn.
Các nghiên cứu trong nƣớc đã xây dựng đƣợc các công trình quản lý dữ liệu
thủy văn hiệu quả nhƣ nghiên cứu: “Xây dựng phần mềm quản lý số liệu mƣa lũ phục
vụ công tác ứng phó lũ lụt – trƣờng hợp ứng dụng tại tỉnh Quảng Ngãi” do Đinh
Phùng Bảo và ctv thực hiện 2010”. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ áp dụng cho trong việc
quản lý dữ liệu của địa phƣơng. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu quản lý dữ liệu thủy
văn trong nƣớc nhƣng chƣa thống nhất theo định dạng chuẩn chung cho tất cả dữ liệu
thủy văn. Thêm vào đó, việc chia sẻ dữ liệu thủy văn của các nghiên cứu trong nƣớc
chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm.
Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 4


2.3 KHÁI QUÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN THỦY VĂN CUAHSI

Hệ thống thông tin thủy văn CUAHSI (CUAHSI - HIS) là một hệ thống dựa
trên Internet để chia sẻ dữ liệu thủy văn. CUAHSI (The Consortium of Universities for
the Advancement of Hydrologic Science, Inc) là hiệp hội các trƣờng đại học nghiên cứu
về khoa học thủy văn của hơn 100 trƣờng đại học của hoa kỳ và các tổ chức nghiên
cứu về nƣớc trên thế giới. CUAHSI đã đi tiên phong trong việc tập hợp cộng đồng tiếp
cận nguồn dữ liệu nƣớc dựa trên một cấu trúc trong dự án của HIS với đối tác là David
Maidment tại UT-Austin. Năm 2012 chứng kiến sự chuyển đổi của hệ thống từ một dự
án nghiên cứu thử nghiệm thành một hệ thống hoạt động dƣới sự quản lý tập trung bởi
CUAHSI (Hooper, 2012).
CUAHSI-HIS bao gồm ba thành phần nhƣ Hình 2.1.

Hình 2.1: Các thành phần của CUAHSI-HIS
(Nguồn: Rick Hooper, 2012)

CUAHSI HIS Central là nơi tập hợp các danh mục dùng để tạo điều kiện cho
việc tìm kiếm các dữ liệu từ hơn 95 nguồn đã đăng ký. CUAHSI phối hợp với các cơ
quan liên bang nhƣ USGS và EPA để hỗ trợ truy cập nhằm lƣu trữ dữ liệu thông qua
HIS, cũng nhƣ các cơ quan hỗ trợ các nhà nghiên cứu Đại học, tiểu bang và địa
phƣơng, và các tổ chức khác muốn chia sẻ dữ liệu (Hooper, 2012).
2.3.1 Khái quát về Hydro Server
Hydro Server cung cấp giải pháp mã nguồn mở cho các dự án, có thể thành lập
máy chủ và quản lý dữ liệu riêng biệt (Hooper, 2012). Hydro Server bao gồm hai
thành phần chính là mô hình giám sát dữ liệu (ODM), dịch vụ Web xuất dữ liệu Water
Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 5


One Flow. Trong đó, mô hình giám sát dữ liệu (ODM) là cơ sở dữ liệu quan hệ đƣợc
thiết kế để lƣu trữ dữ liệu theo chuỗi thời gian. Dịch vụ xuất dữ liệu Web Water One

Flow đƣợc lƣu trữ trong một cơ sở dữ liệu của mô hình giám sát dữ liệu (ODM) trên
Internet trong định dạng Water ML. Water ML là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng đƣợc
thiết kế nhƣ là một ngôn ngữ trong trao đổi dữ liệu thủy văn (Horsburgh, 2011).
Hydro Server là một tập hợp các phần mềm ứng dụng để quản lý và chia sẻ dữ
liệu thủy văn cho một lƣu vực hoặc trang web trên Internet. Hydro Server áp dụng các
phần mềm thƣơng mại nhƣ Microsoft SQL Server công nghệ ASP.Net và phiên bản
ArcGIS Server của ESRI chạy trên nền tảng mã nguồn mở nhằm phục vụ hệ thống
quản lý cơ sở dữ liệu thủy văn (Horsburgh, 2013). Cấu trúc của Hydro Server đƣợc thể
hiện nhƣ Hình 2.2:

Hình 2.2: Cấu trúc của Hydro Server
(Nguồn: )

a. Sơ lược về ASP.NET
 Khái niệm
ASP.NET là Active Server Pages.NET (.NET ở đây là NET framework). Nói
đơn giản, ASP.NET là một công nghệ mới hiện đại dùng để phát triển các ứng dụng về
mạng hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai. ASP.NET là một phƣơng pháp tổ chức hay
khung tổ chức (framework) để thiết lập các ứng dụng mạnh cho mạng dựa trên CLR
Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 6


(Common Language Runtime) chứ không phải là một ngôn ngữ lập trình. ASP.NET là
kỹ thuật lập trình và phát triển ứng dụng web ở phía Server, dựa trên nền tảng của
Microsoft.Net Framework (Phạm Đình Sắc, 2010).
 Những ưu điểm của ASP.NET
Theo Trung Tâm Tin Học – Đại học KHTN TP.Hồ Chí Minh (2005), ASP có
những ƣu điểm là cho phép chọn một trong các ngôn ngữ lập trình nhƣ: Visual

Basic.Nrt, J#, C#,… để thiết kế các ứng dụng web. Trang ASP.Net đƣợc biên dịch
trƣớc. Thay vì phải đọc và thông dịch mỗi khi trang web đƣợc yêu cầu, ASP.Net biên
dịch những trang web động thành những tập tin thƣ viện liên kết động (DLL) mà
Server có thể thi hành nhanh chóng và hiệu quả. Yếu tố này là một bƣớc nhảy vọt đáng
kể so với kỹ thuật thông dịch của ASP (Hình 2.3).

Hình 2.3: Quá trình biên dịch trang ASP.NET
(Nguồn: )

 ASP.Net hỗ trợ mạnh mẽ bộ thƣ viện phong phú và đa dạng của .Net
Framework, làm việc với XML, Web Service, truy cập cơ sở dữ liệu qua ADO.Net.
 ASPX và ASP có thể cùng hoạt động trong 1 ứng dụng.
 ASP.Net sử dụng phong cách lập trình mới: Code behide. ASP là phiên bản
trƣớc, khi đó mã code và định dạng trang đƣợc viết lẫn lộn (code inline) trong một
file. ASP.NET là phiên bản sau này, khi đó mã code đƣợc viết riêng một file riêng
(code behind), định dạng trang đƣợc viết riêng tách mã riêng, giao diện riêng do vậy
dễ đọc, dễ quản lý và bảo trì.
 Kiến trúc lập trình giống ứng dụng trên Windows.
 Hỗ trợ quản lý trạng thái của các control kiểm soát.
 Tự động phát sinh mã HTML cho các Server control tƣơng ứng với từng
loại Browser. HTML (hay Hypertext Markup Language-Ngôn ngữ thiết kế web) là
ngôn ngữ đánh dấu chuẩn dùng lập trình các tài liệu World Wide Web, tài liệu là các
tập tin văn bản đơn giản.
Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 7


 Hỗ trợ nhiều cơ chế cache. Bộ nhớ Cache là bộ nhớ tốc độ cao có sẵn trong
máy tính với mục đích tăng tốc độ truy cập dữ liệu và những lệnh lƣu trữ trong bộ nhớ

RAM.
 Triển khai cài đặt
 Không cần khóa, không cần đăng ký thƣ viện liên kết động (DLL). Thƣ
viện liên kết động (Dynamic Link Library) là một thành phần của các phần mềm. Đặc
điểm là có tính liên kết cao, nhờ đó mà một DLL có thể đƣợc gắn vào một hoặc nhiều
phần mềm khác nhau. DLL còn là đuôi của một tập tin chạy trên hệ điều hành
Windows (.dll).
 Cho phép nhiều hình thức cấu hình ứng dụng.
 Hỗ trợ quản lý ứng dụng ở nhiều mức độ.
 Global.asax có nhiều sự kiện hơn. Tập tin global.asax là một tập tin mã
nguồn chạy ở phía server để nhằm mục đích thực hiện một số chức năng cho web khi
nó bắt đầu chạy hoặc khi nó kết thúc phiên.
 Quản lý session trên nhiều Server, không cần Cookies. Cookie là một dạng
bản ghi đƣợc tạo ra và lƣu lại trên trình duyệt khi ngƣời dùng truy cập một website.
Session đƣợc hiểu là khoảng thời gian ngƣời sử dụng giao tiếp với 1 ứng dụng. Một
session đƣợc bắt đầu khi ngƣời sử dụng truy cập vào ứng dụng lần đầu tiên, và kết
thúc khi ngƣời sử dụng thoát khỏi ứng dụng.
b. Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System – DBMS) là một
tập hợp các chƣơng trình cho phép ngƣời dùng định nghĩa, tập hợp, bảo trì các cơ sở
dữ liệu (CSDL) và cung cấp các truy cập có điều khiển đến các CSDL này.
Theo Trƣơng Chí Quang (2009), hệ quản trị cơ sở dữ liệu là công cụ cho phép
quản lý và tƣơng tác với cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thƣờng có các công cụ
quản lý nhƣ sau:
 Ngôn ngữ mô tả dữ liệu (Data Denifition Language): Ngôn ngữ này cung
cấp các lệnh để tạo các bảng dữ liệu, mô tả các mối liên hệ của dữ liệu và những quy
tắc quản lý áp đặt trên dữ liệu đó.
 Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language) cho phép ngƣời
sử dụng cập nhật dữ liệu (thêm, xóa, sửa) cho nhiều mục đích khác nhau.

 Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu phục vụ khai thác dữ liệu, rút trích dữ liệu khi có
nhu cầu.
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể giải quyết tranh chấp dữ liệu.
 Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cơ chế bảo mật và phục hồi dữ
liệu khi có sự cố xảy ra.

Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 8


Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
 Khái niệm
SQL Server là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational DataBase
Management System – RDBMS) sử dụng các lệnh giao chuyển Transaction-SQL để
trao đổi dữ liệu giữa máy khách và máy chủ.
Phiên bản gốc của SQL (Structured Query Languages), ban đầu gọi là SEQUEL
(Structured English Query Language), đƣợc thiết kế cài đặt vào năm 1970 tại phòng
nghiên cứu San Jose của hãng IBM. Năm 1976, ngôn ngữ SEQUEL cải tiến thành
SEQUEL2. Khoảng năm 1978-1979, SEQUEL tiếp tục đƣợc cải tiến và đổi tên thành
SQL. Phiên bản đƣợc sử dụng phổ biến là SQL Server 2005 với sự cải tiến mới so với
năm 2000 (Dumler, 2007).
Một số đặc tính chung của SQL Server
 Cho phép quản trị một cơ sở dữ liệu lớn (lên đến vài tega byte), có tốc độ
xử lý dữ liệu nhanh, đáp ứng yêu cầu về thời gian.
 Cho phép nhiều ngƣời dùng khai thác trong một thời điểm đối với một cơ
sở dữ liệu và toàn bộ quản trị CSDL (lên đến vài chục ngàn ngƣời dùng).
 Có hệ thống phân quyền bảo mật tƣơng thích với hệ thống bảo mật của
công nghệ NT (Network Technology), tích hợp với hệ thống bảo mật của Window NT
hoặc sử dụng hệ thống bảo vệ độc lập của SQL Server.

 Hỗ trợ trong việc triển khai CSDL phân tán và phát triển ứng dụng trên
Internet.
 Cho phép lập trình kết nối với nhiều ngôn ngữ lập trình khác dùng xây dựng
các ứng dụng đặc thù (Visual Basic, C, C++, ASP, ASP.NET, XML,..).
 Sử dụng câu lệnh truy vấn dữ liệu Transaction-SQL (Access là SQL, Oracle
là PL/SQL) (Phạm Thị Hoàng Nhung, 2002).
2.3.2 Chức năng của Hydro Desktop
Hydro Desktop giúp truy cập dữ liệu và tải dữ liệu thủy văn từ hệ thống HIS.
Đã có hơn 3500 lƣợt tải về của HydroDeskstop từ khi mới đƣợc xây dựng vào tháng 3
năm 2012 (Hooper, 2012). Hydro Desktop (Hình 2.4) là một phần mềm nguồn mở của
hệ thống Desktop Hydrologic Information System giúp ngƣời dùng khám phá, sử
dụng, quản lý, phân tích và mô hình hóa dữ liệu thủy văn (Tarboton, 2010).

Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 9


Hình 2.4: Giao diện của Hydro Desktop

Hệ thống thành phần dữ liệu hình học của Hydro Desktop đƣợc xây dựng từ thƣ
viện mã nguồn mở DotSpatial, trong khi các thành phần dữ liệu phi hình học lại sử
dụng dịch vụ web của HIS. Kết quả là một hệ thống kích hoạt không gian để tải về các
dữ liệu quan trắc thủy văn. Cấu trúc của Hydro Desktop đƣợc xây dựng để tận dụng
chức năng tập hợp các danh mục đăng ký (từ Hydro Catalog) cũng nhƣ mã nguồn mở
tự quản lý dữ liệu (từ Hydro Servers).
Các phần mền DotSpatial / MapWindow đƣợc sử dụng bởi Hydro Desktop cung cấp
tính năng trực quan địa lý. Hydro Desktop Plugins cũng hỗ trợ tìm kiếm, tải về, xem,
đồ họa, chỉnh sửa, xuất, in ấn, và mô hình hóa dữ liệu theo thời gian. Nhƣ Hydro
Server, Hydro Desktop là phần mềm mã nguồn mở đƣợc phát triển để sử dụng nhƣ

một kho lƣu trữ mã nguồn mở (Tarboton, 2010). Một số chức năng chính (Hình 2.5)
của Hydro Desktop:

Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 10


Hình 2.5: Các chức năng của Hydro Desktop
(Nguồn: CUAHSI,2010)

• Tìm kiếm dữ liệu
 Tìm kiếm dữ liệu sử dụng các trung tâm siêu dữ liệu Catalog HIS.
 Tìm kiếm dữ liệu trực tiếp từ dịch vụ Web Water One Flow.
 Tìm kiếm dữ liệu cho bộ dữ liệu chuyên đề.
 Xử lý kết quả tìm kiếm.
• Tải dữ liệu
 Tải dữ liệu thủy văn
• Phân tích dữ liệu
 Hình ảnh dữ liệu không gian
 Hình ảnh và phân tích các dữ liệu thủy văn
• Xuất, nhập dữ liệu
 Nhập dữ liệu không gian
 Nhập và xuất dữ liệu thủy văn
Phần trọng tâm của Hydro Desktop là khả năng tìm kiếm, khám phá, tải về và
xuất dữ liệu từ mạng HIS. Tìm kiếm và phân tích chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua
một đăng ký cho phép ngƣời dùng tìm kiếm dựa trên:

Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu


Trang 11


• Khu vực - chọn một vùng trên bản đồ từ một trong các lớp dữ liệu mặc định
(các quận, tiểu bang, lƣu vực sông chính) hoặc từ một lớp đa giác thêm vào bởi ngƣời
sử dụng. Ngoài ra ngƣời dùng có thể vẽ trên bản đồ để xác định một khu vực tìm kiếm.
• Từ khóa - có thể tùy chọn chỉ định một tập các từ khóa liên quan đến dữ liệu
cần tìm kiếm đƣợc sử dụng trong truy vấn. Từ khóa có thể đƣợc tìm thấy bằng cách
duyệt một điều khiển cây điều khiển hoặc bằng cách gõ từ khóa trong một hộp tìm
kiếm. Nếu không có các từ khóa đƣợc lựa chọn sau đó mặc định truy vấn để tất cả các
từ khóa.
• Hydro Servers - có thể tùy chọn chỉ định Hydro Servers cụ thể hoặc dịch vụ
Web của HIS trong việc truy vấn dữ liệu. Có rất nhiều nguồn cung cấp dữ liệu và nếu
không đƣợc chọn thì tất cả các dịch vụ Web đƣợc hiểu là đều có trong việc tìm kiếm.
• Tìm kiếm dữ liệu theo khoảng thời gian - có thể tùy chọn chỉ định một phạm
vi thời gian cho việc tìm kiếm dữ liệu bằng cách chọn thời gian bắt đầu và thời gian
kết thúc (David Maidment, 2010).
2.3.3 Sơ lƣợc về Hydro Excel
Hydro Excel là một bảng tính Microsoft Excel sử dụng các macro và Hydro
Objects tải dữ liệu thủy văn từ các dịch vụ Web Water One Flow. Điều này có nghĩa
ngƣời dùng có thể truy vấn cho các trang web, các biến, và hàng loạt các dữ liệu thời
gian từ các nguồn tài nguyên trực tuyến và đƣợc thực hiện trực tiếp trong Excel, cung
cấp một cửa sổ vào dữ liệu nƣớc.
Dịch vụ Web là các ứng dụng máy tính tƣơng tác và trao đổi thông tin với các
ứng dụng khác trên Internet. Hiệp hội các trƣờng đại học đối với sự tiến bộ của khoa
học thủy văn, dự án hệ thống thông tin thủy văn ( CUAHSI - HIS) đã phát triển một
dịch vụ thiết kế web đƣợc gọi là Water One Flow cho xuất bản dữ liệu thủy văn chuỗi
thời gian. Water One Flow sắp xếp hợp lý các công việc thƣờng tốn thời gian giải nén
dữ liệu từ một nguồn dữ liệu , chuyển thành một định dạng có thể sử dụng và tải trong
một môi trƣờng phân tích . Các dịch vụ này đƣợc thiết kế để truy cập thông tin từ cơ

sở dữ liệu quốc gia nhƣ hệ thống Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).
Water One Flow xây dựng các tiêu chuẩn thông tin thủy văn đƣợc truy cập
bằng cách hỗ trợ các phƣơng pháp cụ thể để truy cập dữ liệu, và bằng cách cung cấp
dữ liệu trong một định dạng phù hợp đƣợc gọi là Water ML . Phƣơng pháp Water One
Flow bao gồm:
 GetSites - Nhận đƣợc một danh sách các trang web có sẵn từ các dịch vụ Web.
 GetSiteInfo - Nhận thông tin về một trang web, bao gồm cả các biến thể đƣợc
đo tại trang web.

Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 12


 GetVariableInfo - Nhận đƣợc một danh sách của tất cả các biến có sẵn từ các
dịch vụ Web, bao gồm thông tin về mỗi biến.
 GetValues - Đối với một trang web nhất định, biến, và phạm vi ngày, tải về
một chuỗi thời gian của dữ liệu.
Những phƣơng pháp trả lại dữ liệu ở định dạng Water ML. Water ML là một
ngôn ngữ XML để mô tả dữ liệu nƣớc. Nếu một dịch vụ Web bao gồm phƣơng pháp
Water One Flow và dữ liệu trở lại trong định dạng Water ML, Hydro Excel sẽ có thể
lấy dữ liệu từ các dịch vụ Web.
Hydro Objects là một thƣ viện liên kết động (DLL) với các lớp COM hỗ trợ các
ứng dụng thủy văn. COM nói chung gọi là tên miền để truy cập vào một trang web
thay vì phải gõ IP loằng ngoằng khó nhớ. Lớp COM thuộc loại tên miền quốc tế dành
cho các trang web thƣơng mại. Lớp quan trọng trong thƣ viện là Web Service
Wrapper, cung cấp một phƣơng pháp để gọi các dịch vụ web từ một môi trƣờng COM.
Hydro Objects giúp phần mềm kết nối với các dịch vụ Web Water One Flow.
Excel có một số khả năng để liên kết các dịch vụ web. Tuy nhiên, Hydro
Objects cho phép Excel xử lý các đối tƣợng phức tạp trở về từ dịch vụ Web, cũng nhƣ

làm cho các kết nối năng động với các dịch vụ Web. Vì lý do này, Hydro Excel sử
dụng Hydro Objects để giao tiếp với các dịch vụ Web Water One Flow (Whiteaker,
2011).
2.3.4 Sơ lƣợc về phần mềm Hamachi
Theo Michael Smith (2007), về cơ bản, một mạng riêng ảo (VPN) là một mạng
riêng mà sử dụng một mạng công cộng (thƣờng là Internet) để kết nối các trang web từ
xa hoặc ngƣời dùng với nhau. Thay vì sử dụng một chuyên dụng, thực tế kết nối nhƣ
đƣờng dây thuê bao (T1, vv), một VPN sử dụng các kết nối "ảo" định tuyến thông qua
Internet từ mạng riêng của công ty đến các trang web từ xa hoặc máy tính thông qua
giao diện rất đơn giản và dễ sử dụng (Hình 2.7).
Các máy tính sau khi cài đặt Hamachi sẽ đƣợc hình thành liên kết trên Internet
thông qua Server của Hamachi. Server Hamachi có nhiệm vụ liên kết các máy tính lại
với nhau thông qua địa chỉ IP mà Hamachi Server cung cấp. Ngƣời dùng có thể tạo ra
máy chủ trên máy tính cá nhân. Sau đó, chia sẻ dữ liệu cho các máy khách thông qua
tên và địa chỉ IP của máy.

Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 13


Hình 2.6: Sơ đồ cơ cấu hoạt động của phần mềm Hamachi
(Nguồn: www.logmeinhamachi.com)

2.4 TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG
2.4.1 Vị trí địa lý
Theo Ủy Ban Dân Nhân tỉnh Sóc Trăng (2012), Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm
ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí tọa độ
9°14’40” đến 9°33’56” độ vĩ Bắc và 105°49’37” đến 106°19’01” độ kinh Đông. Diện
tích tự nhiên 3.311,76 Km2 xấp xỉ 1% diện tích của cả nƣớc và 8,3% diện tích của khu

vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2009 có 1.292.796 ngƣời.
Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Sóc Trăng và các
huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề; trong đó, thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị –
kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.
Đƣờng bờ biển dài 72 Km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ
ra Biển Đông. Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL
(Hình 2.8):
- Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu.
Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 14


- Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

Hình 2.7: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

2.4.2 Đặc điểm thủy văn tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng
Các sông chính của tỉnh Sóc Trăng bao gồm sông Hậu ở Phía Bắc, sông Mỹ
Thanh ở phía Đông Nam. Mật độ sông rạch lớn hơn 0,2 Km/Km2. Các sông có chế độ
thủy văn là bán nhật triều không điều. Nguồn nƣớc mặt có đặc điểm là sự pha trộn
giữa lƣợng nƣớc mƣa tại chỗ, nƣớc từ biển và nƣớc từ thƣợng nguồn. Phần lớn nguồn
nƣớc mặt bị nhiễm mặn vào mùa khô. Phân bố nƣớc theo không gian và thời gian có
sự khác biệt rõ rệt, thiếu nƣớc vào mùa khô, ngập vào mùa mƣa (Trung tâm quan trắc
TN&MT Sóc Trăng, 2012).
Hệ thống sông rạch chính trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
 Đặc điểm nguồn nước

Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng tỉnh Sóc Trăng (2012), nguồn nƣớc mặt là
kết quả của sự pha trộn giữa lƣợng mƣa tại chỗ, nƣớc biển và nƣớc thƣợng nguồn sông
Hậu đổ về. Do vậy, nƣớc trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Mùa mƣa dòng chảy của sông Hậu khá mạnh, đây cũng là thời kỳ mùa lũ sông Hậu,
Chương 2 – Lược Khảo Tài Liệu

Trang 15


×