Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

nghiên cứu chất lượng nước mưa thu gom từ mái nhà lá tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


NGUYỄN VĂN PHÚC

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG NƢỚC MƢA
THU GOM TỪ MÁI NHÀ LÁ TẠI HUYỆN VỊ
THỦY, TỈNH HẬU GIANG

Cán bộ hướng dẫn
Ths. NGUYỄN THỊ NHƢ NGỌC
Ths. ĐINH DIỆP ANH TUẤN

Cần Thơ, 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


NGUYỄN VĂN PHÚC

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG NƢỚC MƢA
THU GOM TỪ MÁI NHÀ LÁ TẠI HUYỆN VỊ


THỦY, TỈNH HẬU GIANG

Cán bộ hướng dẫn
Ths. NGUYỄN THỊ NHƢ NGỌC
Ths. ĐINH DIỆP ANH TUẤN

Cần Thơ, 2013

i


PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với tựa đề “Nghiên cứu chất lƣợng nƣớc mƣa thu
gom từ mái nhà lá tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” do Nguyễn Văn Phúc thực
hiện và báo cáo đã đƣợc hội đồng chấm luận văn thông qua.

Thành viên của hội đồng

TS. Nguyễn Văn Công

TS. Ngô Thụy Diễm Trang

Ths. Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc

ii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Cô Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc và anh Đinh Diệp Anh Tuấn đã tận tình hƣớng

dẫn, cung cấp những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thầy Trần Sỹ Nam - cố vấn học tập, cùng tất cả quý Thầy Cô của Khoa Môi
trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi làm
tốt đề tài, cũng nhƣ học tốt trong suốt thời gian học tại trƣờng Đại học Cần Thơ.
Anh Võ Hoàng Phong và anh Đặng Quang Tiên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tại tỉnh Hậu Giang.
Gia đình Cô Nguyễn Thị Nguyệt và Bác Đặng Quang Vân đã giúp đỡ tôi
trong những ngày thực hiện đề tài tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Ban chủ nhiệm dự án “Thích ứng biến đổi Khí hậu thông qua phát triển đô
thị bền vững” (do tổ chức CSIRO, Úc tài trợ) đã hỗ trợ và cho phép đề tài tham
khảo các kết quả nghiên cứu để thực hiện báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến Gia đình và tất cả bạn bè đã động viên, hỗ trợ,
giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Văn Phúc

iii


TÓM LƢỢC
Đề tài tiến hành (i) chọn phỏng vấn 30 hộ dân sống tại huyện Vị Thủy, tỉnh
Hậu Giang nhằm nắm đƣợc tình hình thu hứng và sử dụng nƣớc mƣa của ngƣời dân
sống tại tỉnh Hậu Giang; (ii) khảo sát chất lƣợng nƣớc mƣa từ một vài dụng cụ trữ
nƣớc mƣa của ngƣời dân; (iii) triển khai thí nghiệm thu mẫu nƣớc mƣa 2 đợt cho
mỗi độ tuổi sử dụng mái nhà lá (dƣới 1 năm tuổi, từ 1-3 năm tuổi và trên 3 năm
tuổi) tại 6 trận mƣa vào các ngày 30/09/2013, 4/10/2013, 06/10/2013, 16/10/2013,
23/10/2013 và 26/10/2013 và mẫu đối chứng (nƣớc mƣa không qua mái nhà lá)

cũng đƣợc thu cùng thời gian với mẫu nƣớc mƣa thu từ mái nhà lá.
Kết quả phỏng vấn cho thấy, ngƣời dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang sử
dụng nƣớc mƣa cho mục đích ăn uống là chủ yếu chiếm 72%, có 23% hộ sử dụng
cho cả 2 mục đích ăn uống và sinh hoạt và 5% hộ chỉ sử dụng cho mục đích sinh
hoạt. Hình thức xử lý nƣớc mƣa trƣớc khi sử dụng cho mục đích ăn uống của ngƣời
dân có 26% hộ dân đun sôi trƣớc khi uống, 51% hộ dân lọc bằng vải mùn trữ lại để
sử dụng và 23% hộ dân uống trực tiếp.
Từ kết quả khảo sát chất lƣợng nƣớc mƣa ngoài trời và nƣớc mƣa trong dụng
cụ chứa của hộ dân cho thấy chất lƣợng nƣớc mƣa bị thay đổi theo số năm sử dụng
mái nhà lá.
Qua kết quả phân tích mẫu nƣớc mƣa cho thấy chất lƣợng nƣớc mƣa thu từ
mái nhà lá tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang tƣơng đối tốt, các chỉ tiêu hóa lý và
vi sinh nhƣ: độ đục, chất rắn lơ lửng (SS), tổng chất rắn hòa tan (TDS), tổng
Coliform … đều giảm dần theo thời gian trận mƣa.
Đồng thời qua kết quả phân tích các chỉ tiêu nƣớc mƣa thu đƣợc theo thời
gian sử dụng của mái nhà cho thấy chất lƣợng nƣớc mƣa giảm dần theo độ tuổi của
mái nhà.

Từ khóa: nước mưa, mái nhà lá, độ tuổi mái nhà.

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Lƣợng mƣa (mm) trung bình của một số vùng ĐBSCL
6
Bảng 2.2 Cách sử dụng nƣớc mƣa
9
Bảng 2.3 Lƣợng mƣa tháng và năm giai đoạn 2005 – 2009 của tỉnh Hậu Giang 13

Bảng 2.4 Lƣợng mƣa của tỉnh Hậu Giang (trạm Vị Thanh) từ tháng 07-10/2013 14
Bảng 3.1 Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh trong nƣớc mƣa
17
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát chất lƣợng nƣớc mƣa ngoài trời và trong dụng cụ trữ 25

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Mƣa địa hình
3
Hình 2.2 Mƣa đối lƣu
4
Hình 2.3 Mƣa frông
4
Hình 2.4 Qui trình thu gom, xử lý nƣớc mƣa sử dụng cho xối rửa
7
Hình 2.5 Qui trình thu gom, xử lý nƣớc mƣa sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống
8
Hình 3.1 Mô hình thu mẫu nƣớc mƣa
16
Hình 4.1 Độ tuổi mái nhà lá tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
19
Hình 4.2 Hình thức thu gom nƣớc mƣa của ngƣời dân
20
Hình 4.3 Tỷ lệ mục đích sử dụng nƣớc mƣa của ngƣời dân
21
Hình 4.4 Tỷ lệ dụng cụ trữ nƣớc mƣa của ngƣời dân
22
Hình 4.5 Tỷ lệ các kiểu trữ nƣớc mƣa của ngƣời dân
23
Hình 4.6 Tỷ lệ các hộ gia đình xử lý nƣớc mƣa làm nƣớc ăn uống
24

Hình 4.7 Giá trị pH của nƣớc mƣa theo thời gian sử dụng của mái nhà lá
28
Hình 4.8 Giá trị độ đục của nƣớc mƣa theo thời gian sử dụng của mái nhà lá
29
Hình 4.9 Hàm lƣợng TDS của nƣớc mƣa theo thời gian sử dụng của mái nhà lá 30
Hình 4.10 Hàm lƣợng SS của nƣớc mƣa theo thời gian sử dụng của mái nhà lá 31
Hình 4.11 Tổng Coliform nƣớc mƣa theo thời gian sử dụng của mái nhà lá
32

v


vi


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................iii
TÓM LƢỢC ............................................................................................................... iv
CHƢƠNG I MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƢƠNG II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 Tìm hiểu chung về nƣớc mƣa ............................................................................... 3
2.1.1 Sự giáng thủy và mƣa ................................................................................ 3
2.1.2 Sự hình thành mƣa ..................................................................................... 3
2.1.3 Các qui định gọi mƣa trong các bản tin thời tiết ........................................ 5
2.1.4 Diễn biến của mƣa theo thời gian và không gian....................................... 5
2.2 Mƣa ở đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................ 5
2.3 Một số biện pháp thu gom, dự trữ và xử lý nƣớc mƣa trong sinh hoạt ................ 7
2.3.1 Thu hứng nƣớc mƣa từ mái nhà ................................................................. 7
2.3.2 Tiêu chí sử dụng nƣớc mƣa........................................................................ 8
2.4 Một số thông số lý, hóa, vi sinh để đánh giá chất lƣợng nƣớc mƣa ................... 10

2.4.1 Các chỉ tiêu về chất lƣợng nƣớc cấp ở một số nƣớc trên thế giới............ 10
2.5 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí tƣợng và thủy văn tỉnh Hậu Giang ........... 12
2.5.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 12
2.5.2 Khí hậu ..................................................................................................... 12
2.5.3 Thủy văn................................................................................................... 13
2.5.4 Lƣợng mƣa của tỉnh Hậu Giang từ tháng 07 – 11/2013 .......................... 14
CHƢƠNG III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 15
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 15
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 15
3.2 Phƣơng tiện nghiên cứu ...................................................................................... 15
3.2.1 Phƣơng tiện thực hiện thu mẫu nƣớc mƣa ............................................... 15
3.2.2 Phƣơng tiện thực hiện phân tích chất lƣợng nƣớc mƣa ........................... 16
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 16
3.3.1 Điều tra phỏng vấn ................................................................................... 16
3.3.2 Khảo sát thực địa và chọn địa điểm triển khai thí nghiệm....................... 16
3.3.3 Chuẩn bị thu mẫu và phân tích mẫu ......................................................... 17
3.3.4 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm................................................................. 17
3.3.5 Phƣơng pháp thu và bảo quản mẫu .......................................................... 17
3.3.6 Phƣơng pháp phân tích mẫu ..................................................................... 18
3.3.7 Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 18
CHƢƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 19
4.1 Kết quả phỏng vấn, khảo sát các hộ sử dụng nƣớc mƣa tại huyện Vị Thủy, tỉnh
Hậu Giang .................................................................................................................. 19
4.1.1 Thông tin đợt phỏng vấn .......................................................................... 19
4.1.2 Kết quả đợt phỏng vấn ............................................................................. 19
iv


4.2 Khảo sát chất lƣợng nƣớc mƣa tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang .................. 24

4.2.1 Chất lƣợng nƣớc mƣa ngoài trời .............................................................. 24
4.2.2 Khảo sát chất lƣợng nƣớc mƣa trong dụng cụ chứa của ngƣời dân......... 25
4.3.1 Chất lƣợng nƣớc mƣa thu gom theo độ tuổi mái nhà lá .......................... 27
4.3.2 Lƣợng nƣớc cần thải bỏ ở đầu trận mƣa theo số năm sử dụng của mái nhà
lá ........................................................................................................................ 33
CHƢƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 35
5.1 Kết luận............................................................................................................... 35
5.2 Đề xuất ................................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
Nƣớc là một loại tài nguyên quí giá và vô cùng quan trọng, nếu không có
nƣớc thì không có sự sống. Nƣớc là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân
sinh kinh tế của con ngƣời. Nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ sản v.v..
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nƣớc hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ ô
nhiễm ngày càng nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân mà đặc biệt là các hoạt động
sản xuất của con ngƣời làm suy giảm chất lƣợng nƣớc. Ở nƣớc ta nguồn nƣớc đảm
bảo cho con ngƣời sử dụng ngày càng ít đi từ 12.800 m3/ngƣời/năm vào năm 1990,
giảm còn 10.900 m3/ngƣời/năm vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500
m3/ngƣời/năm vào khoảng năm 2020 (Trần Thanh Xuân, 2013). Vì vậy việc thiếu
nƣớc sạch là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật đe dọa đến cuộc sống của nhân dân.
Tài nguyên nƣớc ngày càng cạn kiệt, cạn kiệt về số lƣợng và chất lƣợng ngày
càng xấu đi. Bên cạnh đó, chúng ta đang lãng phí một lƣợng tài nguyên rất lớn mà
thiên nhiên ban tặng, đó là tài nguyên nƣớc mƣa. Việc xử lý nƣớc mƣa đơn giản

hơn việc xử lý nƣớc mặt và nƣớc trong lòng đất. Mặt khác việc khai thác nƣớc mƣa
tại chỗ cũng đơn giản và rẻ hơn các loại nguồn nƣớc khác do không phải tốn điện
năng, đƣờng ống chuyển tải... Do vậy, việc sử dụng nƣớc mƣa tại chỗ là một giải
pháp cấp nƣớc phân tán an toàn và chi phí thấp. Nếu biết cách tích trữ, xử lý và sử
dụng thì nƣớc mƣa sẽ là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt có giá trị phục vụ cho nhu
cầu sử dụng nƣớc góp phần giảm bớt mức độ thiếu nƣớc sạch sử dụng.
Trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu nhƣ hiện nay, giải pháp công
nghệ thu trữ nƣớc mƣa đƣợc đánh giá là giải pháp hiệu quả trong việc cấp nƣớc sinh
hoạt, cải tạo vƣờn tạp và cải tạo môi trƣờng.
Thu nƣớc mƣa là một giải pháp đã đƣợc biết đến từ trƣớc, việc thu nƣớc mƣa
có thể bổ sung một lƣợng nƣớc sạch cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, các hộ gia đình
tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Hậu Giang nói
riêng có cách thu gom và sử dụng nƣớc mƣa đều chƣa có biện pháp để thải bỏ
lƣợng nƣớc mƣa bị ô nhiễm ở đầu trận mƣa; do đó nƣớc mƣa thu đƣợc không đảm
bảo chất lƣợng, làm giảm khả năng sử dụng cho các loại mục đích khác nhau.
Việc trữ nƣớc mƣa để sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt không hẳn là một
việc dễ dàng trên bình diện toàn xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn, nơi mà mức
sống của ngƣời dân còn thấp và trình độ dân trí nhiều hạn chế.

1


Trƣớc tình hình thực tế trên, cùng với việc tạo ra đƣợc nguồn nƣớc sạch để
đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân đang là vấn đề hết sức cấp bách. Vì thế đề tài
“Nghiên cứu chất lƣợng nƣớc mƣa thu gom từ mái nhà lá tại huyện Vị Thủy, tỉnh
Hậu Giang” là thật sự cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chất lƣợng nƣớc mƣa qua mái nhà lá, nhằm tìm ra phƣơng pháp thu
gom và xử lý nƣớc mƣa đối với mái nhà lá và khuyến khích ngƣời dân sử dụng
nƣớc mƣa giúp khắc phục tình trạng thiếu nƣớc sạch của ngƣời dân vùng nông thôn.

Nội dung nghiên cứu
-

Khảo sát tình hình sử dụng nƣớc mƣa tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

-

Khảo sát chất lƣợng nƣớc mƣa không thông qua mái nhà và trong dụng cụ
trữ của một số hộ dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

-

Đánh giá chất lƣợng nƣớc mƣa theo độ tuổi của mái nhà lá dƣới 1 năm tuổi,
từ 1-3 năm tuổi và trên 3 năm tuổi. (Phân tích một số chỉ tiêu pH, độ đục,
tổng chất rắn hòa tan (TDS), chất rắn lơ lửng (SS), vi khuẩn E. coli và tổng
Coliform).

2


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tìm hiểu chung về nƣớc mƣa
2.1.1 Sự giáng thủy và mƣa
Sự giáng thủy hay là sự ngƣng kết hơi nƣớc trong khí quyển là quá trình
nƣớc từ thể hơi chuyển sang thể lỏng (mƣa, sƣơng) hoặc thể rắn (mƣa đá, tuyết) và
rơi xuống mặt đất. Trong một khái niệm gần đúng ở nƣớc ta, lƣợng giáng thủy và
lƣợng mƣa rơi có giá trị gần nhƣ nhau. Mƣa là hiện tƣợng các hạt nƣớc nƣớc có từ
sự ngƣng tụ hơi nƣớc trong mây và rơi xuống đất.
Mƣa là nguồn cung cấp nƣớc ngọt chính trên thế giới và là yếu tố quan trọng

nhất của sự hình thành dòng chảy sông ngòi ở nƣớc ta. Mƣa cũng là đối tƣợng
nghiên cứu cơ bản liên quan đến vấn đề khai thác tài nguyên nƣớc và chống thiên
tai nhƣ lũ lụt, hạn hán (Lê Anh Tuấn, 2008).
2.1.2 Sự hình thành mƣa
Mây là một khối ẩm không khí tập hợp bởi sự bốc thoát hơi của nƣớc. Phần
lớn hơi nƣớc bốc lên từ các đại dƣơng và biển vùng nhiệt đới. Một khối không khí
ẩm ƣớt khi gặp lạnh sẽ có sự ngƣng tụ hình thành mƣa (Lê Anh Tuấn, 2008).
Có 3 tiến trình chính tạo nên sự làm lạnh, gây ra mƣa:
Mƣa do địa hình (nâng sơn)
Khi một khối không khí ẩm đang di chuyển gặp một dãy núi chặn lại, khối
khí sẽ bị nâng lên gây hiện tƣợng lạnh đi vì động lực (Hình 2.1). Hơi nƣớc ngƣng tụ
gây mƣa ở một bên sƣờn dãy núi, bên kia lại khô. Loại này gọi là mƣa địa hình, rất
đặc trƣng ở khu vực Trƣờng Sơn nƣớc ta. Mƣa địa hình thƣờng lớn và kéo dài.

Hình 2.1 Mƣa địa hình
3


Mƣa do đối lƣu
Do sự gia tăng nhiệt độ trong mùa khô tạo nên sự bốc hơi nƣớc mạnh mẽ,
khối không khí ẩm sát mặt đất bị nâng lên cao gây hiện tƣợng mất nhiệt, hơi nƣớc
ngƣng tụ gây mƣa kèm sấm chớp.

Hình 2.2 Mƣa đối lƣu

Mƣa do hội tụ
Khi có bão, các cơn gió hội tụ lại tạo ra các xoáy lớn nâng không khí ẩm lên
cao và gây mƣa lớn. Đây là hiện tƣợng thƣờng xảy ra ở nƣớc ta trong mùa mƣa. Khi
một khối không khí lạnh đang di chuyển gặp một khối không khí nóng và ẩm sẽ tạo
ra một vùng tiếp xúc gọi là frông. Khi khối không khí lạnh di chuyển vào vùng

không khí nóng sẽ tạo ra hiện tƣợng front lạnh và ngƣợc lại khi một khối không khí
nóng đi vào vùng không khí lạnh đứng yên hay di chuyển chậm sẽ tạo frông nóng.
Mƣa xảy ra ở mặt tiếp xúc giữa khối không khí nóng và lạnh.

Hình 2.3 Mƣa frông

4


2.1.3 Các qui định gọi mƣa trong các bản tin thời tiết
Lƣợng mƣa đƣợc tính bằng chiều dày đo bằng mm của lớp nƣớc rơi trên một
mặt phẳng nằm ngang, không bốc hơi, không thấm và chảy tràn đi. Dụng cụ đo mƣa
gọi là vũ lƣợng kế. Cƣờng độ mƣa là lƣợng mƣa tính ra mm rơi trong 1 phút. Cƣờng
độ mƣa vƣợt quá 1 mm/phút gọi là mƣa rào (Lê Anh Tuấn, 2008).
Quy định về diện mƣa (khu vực mƣa)
-

Mƣa vài nơi: Số trạm có mƣa ≤1/3 tổng số trạm đo mƣa khu vực.

-

Mƣa rải rác: Số trạm có mƣa >1/3 hoặc = 1/2 tổng số trạm đo mƣa khu vực.

-

Mƣa nhiều nơi: Số trạm có mƣa >1/2 tổng số trạm đo mƣa khu vƣc.

Quy định về lƣợng mƣa
-


Mƣa không đáng kể: Lƣợng mƣa từ 0,0 - 0,5 mm.

-

Mƣa nhỏ: Lƣợng mƣa từ 0,5 - 10,0 mm

-

Mƣa vừa: Lƣợng mƣa từ 10,0 - 50,0 mm

-

Mƣa to: Lƣợng mƣa từ 50,0 - 100,0 mm

-

Mƣa rất to: Lƣợng mƣa >100,0 mm.

2.1.4 Diễn biến của mƣa theo thời gian và không gian
Mƣa có đặc tính phân bố không đều theo thời gian và không gian. Chính đặc
điểm này làm cho việc dự báo mƣa gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế xảy ra tình trạng
lúc thiếu, lúc dƣ nƣớc trên một địa bàn, hoặc nơi này khô hạn, nơi kia bị ngập
úng…
Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL):
-

Mùa mƣa diễn ra trong tháng 4 đến tháng 11.

-


Mùa nƣớc lớn, tháng 6 đến tháng 12.

-

Mùa lũ, từ 15 tháng 8 đến 15 tháng 10.

-

Mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

2.2 Mƣa ở đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Một năm có
hai mùa mƣa và mùa nắng phân biệt. Mùa mƣa kéo dài khoảng 5 tháng, tƣơng ứng
5


với chủ yếu thời kỳ gió mùa Tây Nam, mƣa lớn xảy ra khi các luồng áp thấp nhiệt
đới xuất hiện trên lục địa Châu Á, thƣờng bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và
chấm dứt vào cuối tháng 11 hàng năm, bảy tháng còn lại trong năm là mùa khô (Lê
Anh Tuấn, 2002).
Bảng 2.1 Lƣợng mƣa (mm) trung bình của một số vùng ĐBSCL
Tháng
Tỉnh

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng

Cần Thơ

17

3

12

45


166 182 226 214 278 250 169 52 1604

Cà Mau

18

9

32

97

290 306 330 343 337 332 170 88 2360

Rạch Giá

11

7

36

99

220 250 304 310 294 270 160 44 2015

Châu Đốc

16


2

44

108 169 136 150 147 153 250 137 60 1385

Bến Tre

17

8

24

67

234 215 204 235 301 210 183 47 2027
(Lê Anh Tuấn, 2008)

Lƣợng mƣa trung bình ở ĐBSCL biến động trong khoảng 1.400 - 2.200
mm/năm. Tỉnh có lƣợng mƣa cao nhất là Cà Mau (trên 2.200 mm/năm), tỉnh có
lƣợng mƣa thấp nhất là Đồng Tháp (xấp xỉ 1.400 mm/năm). Trong các tháng mùa
mƣa, số liệu từ các trạm đo mƣa cho thấy có khoảng 13 - 21 ngày mƣa/tháng. Trong
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3, số ngày có mƣa trong tháng rất ít chỉ vào khoảng
0 - 6 ngày mƣa/tháng.
Các tháng có ngày mƣa cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 10, biến thiên 13 21 ngày mƣa/tháng. Mƣa tập trung từ 75 - 95% vào mùa mƣa. So với các khu vực
trong toàn quốc thì lƣợng mƣa ở ĐBSCL ít biến động. Điều đáng chú ý là vùng
ĐBSCL có 2 đỉnh mƣa: đỉnh mƣa thứ 1 vào các tháng 6, tháng 7, đỉnh thứ 2 rơi vào
tháng 9, tháng 10. Giữa 2 đỉnh mƣa, vào cuối tháng 7 đến đều tháng 8 có một thời
kỳ khô hạn ngắn (dân gian gọi là hạn Bà Chằn) kéo dài khoảng trên dƣới 10 ngày

do ảnh hƣởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao (Lê Anh Tuấn, 2008).
Một số phân tích ban đầu về chất lƣợng nƣớc mƣa tại một số vùng ở đồng
bằng cho thấy, nƣớc mƣa vẫn còn sự tinh khiết, ít nhiễm bụi khói trừ một số trận
mƣa đầu mùa xảy ra ở các đô thị lớn nhƣng không cao.
Trong nƣớc mƣa, có sự ghi nhận hiện diện của thành phần đạm hòa tan, đặc
biệt là các trận mƣa giông, có sấm chớp (do hiện tƣợng đối lƣu vào mùa hè). Sự
hiện diện các vi khuẩn trong nƣớc mƣa, nếu có, là do các vật dụng thu hứng không

6


đƣợc sạch sẽ. Nhìn chung, chất lƣợng nƣớc mƣa ở khu vực đƣợc đánh giá là tốt (Lê
Anh Tuấn, 2002).
2.3 Một số biện pháp thu gom, dự trữ và xử lý nƣớc mƣa trong sinh hoạt
Theo Lê Anh Tuấn (2008) nƣớc mƣa là nguồn nƣớc tự nhiên, dồi dào trong
mùa mƣa và ít tốn kém để thu gom. Nƣớc mƣa có thể đƣợc thu gom từ mái nhà, mái
công trình, hồ chứa, các triền dốc của đồi núi và thậm chí cả đƣờng phố. Việc thu
gom nƣớc mƣa xem nhƣ một giải pháp ngắn hạn nhƣng hữu hiệu cho cho ngƣời
nông dân vùng nông thôn. Tùy theo nhu cầu sử dụng nƣớc, số ngƣời trong từng hộ
hoặc cộng đồng, diện tích hứng nƣớc và khả năng kinh tế, ta có thể dễ dàng tính
đƣợc thể tích bể trữ cần thiết cho các tháng mùa khô.
2.3.1 Thu hứng nƣớc mƣa từ mái nhà
Theo Lê Anh Tuấn (2002) nƣớc mƣa là nguồn nƣớc tốt cho việc sử dụng ăn
uống và sinh hoạt. Ƣu điểm của nƣớc mƣa là dồi dào, tƣơng đối sạch, rẻ tiền và đều
khắp khu vực. Nhƣợc điểm của việc thu trữ nƣớc mƣa là thiếu hụt lớn vào mùa khô,
đầu mùa mƣa nƣớc thƣờng nhiễm bẩn do chảy trên mái nhà, máng xối đầy bụi, phân
chim, chuột bọ, … Nơi lấy nƣớc mƣa dễ biết nhất là từ mái nhà. Mái nhà ở nông
thôn thƣờng lợp bằng tole tráng kẽm (thu nƣớc mƣa tốt nhất), sau đó mới đến ngói
và cuối cùng là fibro ximăng, mái lá, …
-


Đối với mục đích sử dụng nƣớc mƣa cho xối rửa hoặc các hoạt động không
yêu cầu chất lƣợng nƣớc quá cao (Đinh Diệp Anh Tuấn, 2013).

Hình 2.4 Qui trình thu gom, xử lý nƣớc mƣa sử dụng cho xối rửa

-

Đối với mục đích sử dụng nƣớc mƣa cho sinh hoạt và ăn uống (Đinh Diệp
Anh Tuấn, 2013).

7


Hình 2.5 Qui trình thu gom, xử lý nƣớc mƣa sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống

Nƣớc mƣa có thể sử dụng để uống ở những vùng thiếu nguồn nƣớc tự nhiên,
hệ thống cấp nƣớc hay nƣớc giếng. Chất lƣợng nƣớc mƣa tốt hơn nếu đƣợc hứng từ
các bức tƣờng hay trên bề mặt kính. Bởi vì nƣớc mƣa hứng từ mái nhà, ban công,
mái che không sạch lắm tuy nhiên có thể sử dụng nguồn nƣớc này cho các công
trình vệ sinh hay tƣới cây (Cục bảo vệ môi trƣờng, 2003).
Ở các vùng núi cao thiếu nƣớc, các vùng nông thôn và các hải đảo thiếu
nƣớc ngọt thì nƣớc mƣa là nguồn nƣớc quan trọng để cấp cho các đơn vị nhỏ hoặc
gia đình. Nƣớc mƣa tƣơng đối sạch. Tuy nhiên, nó cũng bị nhiễm bẩn do rơi qua
không khí, mái nhà…nên mang theo bụi và các chất bẩn khác. Một hạn chế nữa là
nƣớc mƣa thiếu các muối khoáng cần thiết cho sự phát triển cơ thể con ngƣời và gia
súc (Trần Hiếu Nhuệ, 2007).
2.3.2 Tiêu chí sử dụng nƣớc mƣa
Độ sạch của nƣớc mƣa phụ thuộc vào các nguồn thu gom nƣớc mƣa. Mức độ
yêu cầu về độ sạch còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Vì vậy các nguồn thu gom

sẽ đƣợc xác định theo cách sử dụng hay một mức yêu cầu làm sạch trong suốt quá
trình xử lý nhƣ lọc.
Một số lƣu ý khi lƣu trữ và sử dụng nƣớc mƣa:
-

Không nên dùng sơn các loại, kể cả sơn chống rỉ sét, để sơn lên mái nhà nếu
muốn thu nƣớc mƣa. Bởi vì trong nƣớc sơn có sự hiện diện của chì gây ngộ
độc thần kinh cho con ngƣời. Ngoài ra nƣớc sơn còn gây mùi hôi khó chịu
cho nguồn nƣớc đƣợc thu và lƣu trữ.
8


-

Không nên dùng tấm lợp fibro xi-măng để hứng nƣớc mƣa. Đây là loại vật
liệu xây dựng có trộn thêm amiăng vào xi-măng để tăng cƣờng độ cứng,
nhƣng amiăng là những sợi nhỏ có thể bị bào mòn theo nƣớc mƣa. Sợi
amiăng rất có hại cho cơ thể con ngƣời.

-

Không nên lấy nƣớc vào đầu mùa mƣa, phải đợi sau 2 -3 trận mƣa lớn để rửa
sạch máy nhà, máng xối mới bắt đầu hứng nƣớc.

-

Nếu có điều kiện nên kỳ rửa mái nhà (mái lợp tole hay ngói). Cũng nên chú ý
không nên leo lên mái nhà lúc có mƣa giông, sấm chớp. Chỉ leo lên khi thấy
các trận mƣa lâm râm nhỏ và không có sấm chớp.


-

Khi hứng nƣớc mƣa, phải có màng lọc (màng lọc có thể dùng vải mùng, lƣới
muỗi để làm) để hạn chế các bụi, cặn, cành cây, lá cây, lông chim, … theo
mƣa vào thùng chứa. Vật chứa nƣớc phải kỳ rửa cho sạch, phơi nắng để diệt
vi khuẩn và rong rêu trƣớc khi thu nƣớc mƣa.

-

Phải che chắn, đậy kín các lu nƣớc, thùng phuy, xô chậu, … để hạn chế muỗi
đẻ trứng và phát triển thành lăng quăng (bọ gậy). Muỗi là tác nhân gây bệnh
sốt xuất huyết, sốt rét ở những vùng nông thôn. Các bể chứa nƣớc lớn có thể
thả một số cá bảy màu để ăn trứng muỗi, lăng quăng.

-

Dù nƣớc mƣa có sạch đến đâu cũng không nên uống trực tiếp mà cần phải
đun sôi, để nguội trong các chai sạch, có nắp đậy để uống dần. Trƣờng hợp
gặp khó khăn về nhiên liệu, củi đốt, thì có thể đựng nƣớc trong các chai
trong suốt (thủy tinh, nhựa trong, …) đem phơi nắng liên tục ít nhất là 6 giờ
để diệt vi khuẩn.
Bảng 2.2 Một số cách sử dụng nƣớc mƣa

Sử dụng nƣớc mƣa

Xử lý nƣớc mƣa

Tƣới cây
Dùng làm nƣớc cứu hỏa, nƣớc làm mát
cho điều hòa không khí

Ao/hồ, nƣớc dùng cho vệ sinh, giặt
quần áo
Bể bơi/bồn tắm, nƣớc dùng để ăn/uống

Không cần xử lý
Cần đƣợc xử lý trƣớc khi sử dụng
Cần đƣợc xử lý về mặt vệ sinh vì ngƣời
sử dụng có tiếp xúc với nƣớc
Cần thiết phải lọc kỹ nƣớc mƣa vì
ngƣời sử dụng uống trực tiếp hoặc gián
tiếp
(Cục bảo vệ môi trƣờng, 2003)

9


2.4 Một số thông số lý, hóa, vi sinh để đánh giá chất lƣợng nƣớc mƣa
2.4.1 Các chỉ tiêu về chất lƣợng nƣớc cấp ở một số nƣớc trên thế giới
Theo các quy định về chất lƣợng nƣớc cấp của một số nƣớc trên thế giới thì
các chỉ tiêu nƣớc sử dụng để đo đạc chất lƣợng nƣớc bao gồm: pH, mùi, độ đục,
tổng cặn hòa tan, ammoniac, sắt toàn phần, canxi, magie, độ cứng, nhôm, acsen,
cadimi, đồng, oxy hòa tan, nitrat, nitrit, vi khuẩn E .coli, coliform…Trong đó các
chỉ tiêu chính thƣờng đƣợc quan tâm là: pH, độ đục, chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn
hòa tan, tổng coliform.
2.4.2 Các quy định về chất lƣợng nƣớc ăn uống tại Việt Nam
Hiện nay các chỉ tiêu đo lƣờng về chất lƣợng nƣớc ăn uống tại Việt Nam
đƣợc tuân theo quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT quy định về chất lƣợng nƣớc ăn
uống.
Việc kiểm tra đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc về mặt vệ sinh là công tác vô
cùng cần thiết. Hiện nay, có nhiều phƣơng pháp tổng hợp để xác định và đánh giá

nguồn nƣớc.
Nƣớc ăn uống là nƣớc phục vụ cho mục đích ăn uống của con ngƣời. Loại
nƣớc này đi vào cơ thể con ngƣời qua đƣờng ăn uống và có tác dụng trực tiếp đến
sức khỏe của con ngƣời. Sau đây là một số chỉ tiêu phân tích chất lƣợng nƣớc phục
vụ cho mục đích ăn uống.
pH
pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Độ pH
của nƣớc đƣợc xác định theo công thức: pH = - lg[H+]. pH phụ thuộc vào nhiệt độ,
sự hoạt động của vi sinh vật và sự tác động của con ngƣời. Bên cạnh đó, giá trị pH
cho phép chúng ta quyết định xử lý nƣớc theo phƣơng pháp thích hợp hoặc điều
chỉnh lƣợng hóa chất trong quá trình xử lý nƣớc. Sự thay đổi giá trị pH trong nƣớc
có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nƣớc do quá trình hòa
tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra
trong nƣớc.
Giá trị pH là một trong những nhân tố quan trọng nhất để xác định chất
lƣợng nƣớc về mặt hóa học. Việc xử lý nƣớc kể cả nƣớc sạch và nƣớc thải, luôn
luôn dựa vào giá trị pH để làm trung hòa và làm mềm nƣớc.
Giá trị độ pH cho phép của Quy chuẩn trong nƣớc phục vụ cho ăn uống là từ
6,5-8,5.
10


Độ đục
Độ đục là đại lƣợng đo hàm lƣợng chất lơ lửng trong nƣớc, thƣờng do sự
hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật.
Nƣớc đục gây cảm giác khó chịu cho ngƣời dùng và có khả năng nhiễm vi
sinh. Tiêu chuẩn nƣớc sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5 NTU, nhƣng giới hạn tối đa
của nƣớc uống chỉ là 2 NTU. Các quy trình xử lý nhƣ keo tụ, lắng, lọc góp phần
làm giảm độ đục của nƣớc.
Những hạt vật chất gây ra độ đục trong nƣớc thƣờng hấp thụ những kim loại

nặng và các vi sinh vật gây bệnh trên bề mặt. Do đó quá trình tiệt trùng trở nên ít
hiệu quả và có thể gây ô nhiễm vi khuẩn trong nƣớc. Bên cạnh đó, độ đục lớn làm
giảm khả năng xuyên sâu của ánh sáng chiếu qua.
Độ đục là một chỉ tiêu quan trọng trong cấp nƣớc sinh hoạt do 3 nguyên nhân
chủ yếu:
-

Mỹ quan: độ đục càng lớn giá trị thẩm mỹ càng giảm.

-

Khă năng lọc: độ đục lớn làm tăng chi phí lọc.

-

Quá trình khử trùng: độ đục làm tăng khả năng diệt trùng của các hóa chất.

Chất rắn lơ lửng (SS)
Chất rắn lơ lửng là các hạt chất vô cơ hoặc hữu cơ lơ lửng trong nƣớc có kích
thƣớc từ 10-1 đến 10-2  m nhƣ khoáng sét, bụi, than, mùn,…Sự có mặt của chất rắn
lơ lửng trong nƣớc gây cho nƣớc đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Để
xác định hàm lƣợng chất rắn lơ lửng, ngƣời ta thƣờng lắng sau đó lọc chuẩn
Whatman GF/C tách ra phần chất lắng, sấy khô và cân (Lê Văn Khoa và Hoàng
Xuân Cơ, 2001).
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
TDS là đại lƣợng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nƣớc, hay còn gọi là tổng
chất khoáng. TDS thƣờng đƣợc lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch ,
tinh khiết của nguồn nƣớc (Lê Văn Khoa và Hoàng Xuân Cơ, 2001).
Giới hạn tối đa cho phép của Quy chuẩn về chất lƣợng nƣớc ăn uống quy
định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/L.


11


Tổng coliform
Vi khuẩn coliform (phổ biến là Escherichia coli) thƣờng có trong hệ tiêu hóa
của ngƣời.
Vi khuẩn coliform là trực khuẩn gram âm, hiếu khí, kỵ khí tùy tiện, không
sinh bào tử có khả năng lên men lactose sinh acid và sinh hơi ở 37oC trong 24-48
giờ. Vi khuẩn coliform có khả năng sống ngoài đƣờng ruột của động vật (tự nhiên)
đặt biệt trong môi trƣờng khí hậu nóng. Trong thực tế phân tích, coliform còn đƣợc
định nghĩa là các vi khuẩn có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48 giờ khi
đƣợc ủ ở 37oC trong môi trƣờng canh Lauryl sulphate và canh brilliant Green
Lactose Bile salt.
Tính chất sinh hóa đặc trƣng của nhóm này đƣợc thể hiện qua thử nghiệm
IMViC: Indol (I), Methyl red (M), Voges-Proskauer (V) và Citrate (iC) (Trần Linh
Thƣớc, 2002).
Tiêu chuẩn quy định coliform tổng số trong nƣớc sạch đƣợc cho phép 50 vi
khuẩn/100 mL.
2.5 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí tƣợng và thủy văn tỉnh Hậu Giang
2.5.1 Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Tọa độ địa lý: Từ
9 30'35'' đến 10 º 19'17'' vĩ độ Bắc và từ 105 º 14'03'' đến 106 º 17'57'' kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và
chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nƣớc Việt Nam. Địa giới hành chính
tiếp giáp 5 tỉnh: thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh lị cách thành phố Hồ Chí Minh
240 km về phía Tây Nam; phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh
Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên
Giang và tỉnh Bạc Liêu.
º


2.5.2 Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo;
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa có gió Tây Nam
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng
năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở tỉnh Hậu Giang là 26 - 27°C. Năm 2009,
nhiệt độ trung bình năm là 27,3°C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,8°C là
tháng IV và tháng có nhiệt độ thấp nhất vào tháng I (24,3°C). Chênh lệch nhiệt độ
trung bình giữa tháng nóng và mát nhất là 4,5°C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
12


đêm dao động từ 8 - 14°C. Tổng số giờ nắng hàng năm cả tỉnh Hậu Giang trung
bình là 2.190 – 2.550 giờ. Số giờ nắng đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô.
Số giờ nắng trung bình các tháng không thay đổi nhiều so với các năm trƣớc. Năm
2009, tháng có số giờ nắng cao nhất (280,2 giờ) là tháng III và thấp nhất (131,6 giờ)
vào tháng IX.
Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lƣợng mƣa
cả năm. Lƣợng mƣa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, bình quân hàng năm là
1.526,5 mm/năm (Bảng 2.3). Diễn biến lƣợng mƣa giảm từ 2005 đến 2009 vào
tháng VI, IX, X (mùa mƣa). Trong khi đó, lƣợng mƣa trong tháng I (mùa khô) có xu
hƣớng tăng từ năm 2006 đến năm 2009.
Độ ẩm trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch
độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung
bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm
là 82%.
Bảng 2.3: Lƣợng mƣa tháng và năm giai đoạn 2005 – 2009 của tỉnh Hậu Giang
Đơn vị: mm


Năm
2005
Tháng
I
II
III
4,8
IV
0,5
V
93,7
VI
197,8
VII
254,6
VIII
108,8
IX
307,4
X
311,5
XI
315,1
XII
137,7
Cả năm
1.731,9

2006


2007

2008

2009

9,5
11,1
98,8
116,3
207,6
138,7
175,8
148,1
307,3
295,4
61,4
72,2
1.642,2

18,6
79,7
18,7
272,6
174,1
102,8
230,4
187,6
347,2
67,4

2,0
1.501,1

17,8
8,0
128,4
173,2
159,5
119,8
216,5
254,5
223,1
147,6
61,3
1.509,7

31,3
55,6
2,9
76,0
136,6
116,0
200,6
122,5
133,8
209,5
138,8
24,2
1.247,8


(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010)

2.5.3 Thủy văn
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng
chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông
Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km.
13


Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu
ảnh hƣởng của chế độ nguồn nƣớc sông Hậu, vừa chịu ảnh hƣởng chế độ triều biển
Đông, biển Tây và chế độ mƣa nội tỉnh.
2.5.4 Lƣợng mƣa của tỉnh Hậu Giang từ tháng 07 – 11/2013
Theo số liệu từ Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn, lƣợng mƣa trong thời gian
thực hiện thu mẫu của đề tài nhƣ sau:
Bảng 2.4: Lƣợng mƣa của tỉnh Hậu Giang (trạm Vị Thanh) từ tháng 07 – 10/2013
Tháng
7
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Lƣợng
mƣa
2
15
12
6.5
17.7
8.2
2.2
22.2

13.9
72.1
15.1
4
24.1
28.6
10.8
2.8
4.6

Tháng
8
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Lƣợng
mƣa

Tháng
Lƣợng
10
mƣa
4
0
1
7
2
8.5
34.1
3
4.7

56.5
4
5
20.2
0
6
38.1
15.7
7
13.7
8
1.2
488
9
3.5
3
10
16.8
8.2
11
9
31.8
12
3.6
14.7
2.2
13
0.5
31
14

2
1
15
12.5
3.3
16
20
3
17
12.5
18
3.5
10.3
19
29
13.5
20
1.5
1.8
665
21
2.7
148
22
7
390
23
13.5
29
210

24
6.5
1
25
26
27.5
19.2
27
28
29
35.3
30
22
31
12
(Nguồn : Trung tâm khí tƣợng thủy văn tỉnh Hậu Giang)
Tháng
9
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Ghi chú : - : Không có mƣa
0 : Lƣợng mƣa không đáng kể

14

Lƣợng
mƣa


CHƢƠNG III
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: nghiên cứu đƣợc bắt đầu từ tháng 08/2013 đến
tháng 11/2013.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm Khoa môi trƣờng và TNTN, trƣờng Đại
học Cần Thơ, và Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ (45 đƣờng 3/2, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
3.2 Phƣơng tiện nghiên cứu
3.2.1 Phƣơng tiện thực hiện thu mẫu nƣớc mƣa
Thùng thu mẫu
Thƣớc
Chai thủy tinh 1 lít
Độ tuổi mái lá (<1 năm tuổi, 1 – 3 năm tuổi, >3 năm tuổi)
Máng xối để thu nƣớc mƣa
Mô hình thu mẫu nƣớc mƣa
Mô hình đƣợc thiết kế: chọn 1 m2 mái nhà lá và lắp đặt hệ thống cho chảy
vào gồm gồm 5 chai thu mẫu, mỗi chai đặt cách nhau 12,5 cm, nƣớc mƣa đƣợc chảy
từ máng xối vào phễu hứng nƣớc (trong phễu có lắp đặt lƣới lọc rác 4x4 mm) của
mô hình sau đó chảy lần lƣợt vào các chai. Mô hình đƣợc đặt nghiêng 20 o so với
mặt đất để đảm bảo nƣớc chảy đầy chai thứ I trƣớc khi chảy vào chai thứ II. Khi
chai thứ I đầy nƣớc, nhờ vào trái banh hơi tại miệng chai ngăn không cho nƣớc chảy
thêm vào làm xáo trộn mẫu nƣớc trong chai.
-

15



Lƣới lọc
Nối sống
Nối T
Nơi lắp chai

Co 90o

Van xả
Chai

Núm điều chỉnh

Thùng xả bỏ

Hình 3.1 Mô hình thu mẫu nƣớc mƣa

3.2.2 Phƣơng tiện thực hiện phân tích chất lƣợng nƣớc mƣa
-

Ống nghiệm
Ống hút
Các loại ống đong
Bình tam giác
Nhiệt kế
Tủ cấy vô trùng
Máy lắc
Máy đo pH (ORION, USA,
420A)
Chai nhựa, chai thủy tinh chịu
nhiệt

Máy đo độ đục (LOVIBOND,
Germany, PC 38759)

-

Máy hút chân không
Giấy lọc
Cân
Pipette
Buret
Cốc thủy tinh
Môi trƣờng Lauryl sulfat

-

Máy đo TDS (RADIOMETER
ANALYTICAL, Franch,
Pionneer 30)

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra phỏng vấn
Phỏng vấn khảo sát tình hình sử dụng nƣớc mƣa của 30 hộ dân sống tại
huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
3.3.2 Khảo sát thực địa và chọn địa điểm triển khai thí nghiệm
Qua kết quả điều tra phỏng vấn chọn 3 địa điểm đại diện cho 3 độ tuổi của
mái nhà lá để tiến hành triển khai thí nghiệm.
16



×