Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Khoá luận tốt nghiệp so sánh tu từ trong thơ vi thùy linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.6 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ
VĂN

LƯU VĂN HẠNH

SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ VI
THÙY LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI - 2015

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đờ
nhiệt tình và chu đáo của cô giáo Lê Kim Nhung - Giảng viên tố ngôn


Lim Văn Hạnh

Khóa luân tôt nghiệp đại học

ngữ, các thầy cô trong tố ngôn ngữ cùng toàn thế các thầy cô trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP
Hà Nội 2.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Nhung cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa
đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.



Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Lưu Văn Hạnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “So sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả này không trùng với kết quả của tác giả nào khác.
Hà Nội, Ngày 9 tháng 5 năm 2015 Tác giả

Lưu Văn Hạnh


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học
MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHĂO


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học được xác định là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, bởi vì các tác
phấm văn học đều được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vị trí
đặc biệt quan trọng thơ ca. Nhờ có ngôn ngữ mà tiếng thơ trở nên chân thực,
bay bông, lãng mạn và gần gũi với đời sống. Ngôn ngừ là phương tiện, là chất

liệu đê nhà văn xây dựng hình tượng, tái hiện sinh động hiện thực cuộc sống
trong tác phẩm. Hơn nữa ngôn ngữ chính là chìa khóa để nhà văn thể hiện
được tư tưởng, tình cảm, thông điệp của mình trước con người và cuộc đời.
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt” đã khẳng định: “Cái lcim nên kỳ diệu của ngôn ngữ chỉnh là các phương
tiện và biện pháp tu từ”.
Trong đó, so sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất và có giá trị biêu
cảm lớn. Việc tìm hiêu biện pháp tu từ là một hướng tiêp cận cho thây cái hay cái đẹp của
tác phâm cũng như tài năng và phong cách riêng của người nghệ sĩ từ góc độ ngôn ngừ
nghệ thuật.
1.2 Vi Thùy Linh là một trong những nhà thơ trẻ sớm nôi tiếng và trở thành một
“hiện tượng” trong nền thi ca văn học đương đại với nhiều tập thơ hay và có
giá trị. Vi Thùy Linh xuất hiện trên văn đàn thi ca không phải dáng vẻ e ấp
của một người con gái truyền thống rụt rè, bỡ ngỡ...mà là người con gái đầy cá
tính, táo bạo, tự tin với khát khao muốn dâng hiến sức trẻ, niềm hăng say sáng
tạo của mình cho nghệ thuật.

về nội dung, thơ Vi Thùy Linh trải rộng nhiều đề tài nhưng đề tài nổi bật nhất
là viết về tình yêu và khát khao làm mẹ, nhừng nội dung đó luôn được nhà thơ làm mới,
luôn có sự cách tân thê nghiệm sáng tạo. Vê nghệ thuật, nhà thơ đã thê hiện được dấu ấn
bản ngã nghệ thuật của mình bằng việc không lựa chọn nhừng thể loại thơ truyền thống
mà sử dụng hiệu quả hình thức thơ tự do với những câu dài ngắn khác nhau, đó chính là
sự “trương nở” trong ngôn ngữ thơ Vi Thùy Linh. Trong thơ Vi Thùy Linh, độc giả rất dễ

4


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học


bắt gặp nhiều hình thức nghệ thuật như: ân dụ, nhân hóa, điệp ngừ... nhưng trong đó so
sánh là một biện pháp tu từ được Vi
Thùy Linh sử dụng nhiêu nhât, triệt đê nhât với sự biên đôi và cách tân mới lạ, mang
đậm dấu ấn và cá tính riêng của nhà thơ.
Vậy qua việc tìm hiêu so sánh trong thơ Vi Thùy Linh, giúp chúng ta thấy
được cái hay cái đẹp cũng như nội dung biêu cảm trong thơ và thây được phong cách,
tài năng nghệ thuật của nhà thơ.
Tất cả những lý do trên đã hướng chúng tôi quyết định lưa chọn nghiên cứu đề
tài: “So sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Nghiên cứu thơ Vi Thùy Linh ở góc độ văn học
-

Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học nhiều nhà nghiên cứu phê bình đă
nhận xét và đánh giá khách quan thơ Vi Thùy Linh:
+ Nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn mệnh danh Vi Thùy Linh là “Thi sĩ ái

quyền”. Vi Thùy Linh thường tập trung viết nhiều về đề tài tình yêu, cho nên Vi Thùy
Linh chính là nhà thơ của tình yêu. Vi Thùy Linh khi viết thơ luôn dành vị trí đặc biệt
cho nam giới, coi mình là nô lệ của tình yêu, nô lệ không cần giải phóng. Vậy nữ
quyền không phải là chuyện của Linh, cái làm bận tâm thi sĩ này chính là ái quyền.
Nhà phê bình Chu Văn Sơn khắng định: “Á/ quyền là quyền được yêu như một con
người viết hoa. Đôi với con người quyền được yêu bao giờ cũng là phân đảng quỷ nhất
của quyền sống. Ý thức về ái quyền, ca tụng và đẩu tranh cho ái quyên, đỏ là nguồn
cảm hứng sôi nôi nhât của hôn thơ Linh”. [18]
+ Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lại gọi những sáng tác của nhà thơ trẻ này là
“Hiện tượng Vi Thùy Linh”. Bởi theo nhà văn Vi Thùy Linh không chỉ là “một đại diện
đáng kê nhất”, thậm chí còn “nguy hiểm nhất”. Nguyễn Huy Thiệp nhấn mạnh: “V/
Thùy Linh là một thi sĩ nôi danh, đang là một nàng JanDa trong thê giới hình nhi

thượng của vãn học nước nhà. Đó là một hiện tượng trong thơ Việt Nam, cũng ỉà một
tiếng thơ lạ”. [19]

5


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

+ Nhà văn Ngô Văn Giá gọi “Thơ Vi Thủy Linh là những trận bạo động chữ”.
Nhà văn cho rằng

Vi Thủy Linh là những trận bạo động chữ. Vâng,

dưới cái nhìn của tôi, thơ Vi Thùy Linh trong tất cả các tập thơ, ngciỵ từ tập thơ đầu tay,
cho đên tập bây giờ, môi bài thơ của Linh đêu là những cuộc bạo động chữ. Bạo động ở
tất cả các bài, trong toàn bài, trong từng câu, tững chữ. Thơ Vi Thùy Linh bời bời những
chữ, môi bài thơ là môi trận mưa lũ ngôn từ xôi xả cuồng hứng” [12]. Nhà văn ngạc
nhiên coi đó là một trận bão chữ khủng khiếp, ngôn từ trào vọt “ngùn ngụt” như đám
cháy, như băo cuốn, một thứ hỏa diệm sơn của chữ nghĩa.
+ Nhà thơ Vũ Măo trong cuốn “Đồng tử” của Vi Thùy Linh đã khăng định thơ Vi
Thùy Linh khiến tôi “Tin yêu và hi vọng”, bởi vì: “Với tập thơ này, tôi thấy có sự bứt phá
vê thi pháp và tư duy thơ. o Vi Thùy Linh, chât hiện đại và truyền thông hòa quyện.
Truỵên thống không chỉ biêu hiện vê hình thức mà truyền thông là ý thức mạnh mẽ vê nữ
tính và thiên chức của người phụ nữ Việt Nam. Trong thơ Linh, có một sức trẻ dôi dào
mạnh mẽ vươn tới cải đẹp băng sự sáng tạo độc đảo. Đây là tác giả đáng được ghi nhận
trong ỉớp nhà thơ trẻ hiện nay”. [9]
-


Các trường đại học trên cả nước cùng đã xuất hiện đề tài nghiên cứu về thơ Vi
Thùy Linh:
+ Đe tài nghiên cứu khoa học “r/zơ’ Vi Thùy Linh trong mạch thơ trẻ sau năm

1975” (Nhóm hội sinh viên nghiên cứu khoa học, Đại học Đà Nằng) đã đưa ra khái niệm
về thơ trẻ và những yếu tố tác động đế thơ trẻ Việt Nam sau năm 1975. Đe tài khắng định
nội dung cảm hứng chủ đạo trong thơ Vi Thùy Linh là “Khát vọng về tình yêu tuyệt đích
trần thế, khát vọng dữ dội vê thiên chức làm mẹ của một thiêu nữ, khao khát được trở vê
cái tôi cá nhân” [6, tr. 12]. Vê nghệ thuật, thơ Vi Thùy Linh có sự đan quyện giữa giọng
điệu nồng nàn mãnh liệt và giọng điệu lạnh lùng tỉnh táo, ngôn ngữ và hình ảnh thơ mang
tính biếu tượng.
+ Đe tài “Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền
Thư và Ly Hoàng Lỵ” (ĐHKHXH & NV, 2010) đã dành nhiều trang viết nhận xét về thơ
Vi Thùy Linh trong nhóm thơ trẻ Việt Nam: “Viết về đề tài tính dục thường song sitợng,
dung tục thái quá, Vi Thùỵ Linh vân giừ được cho thơ những phâm chât trong sảng. Thơ

6


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

Vi Thủy Linh là thơ tình của người đang yêu, đang đắm say hạnh phúc và hoan ỉạc...” [4,
tr.22] hay từ những từ ngữ quen thuộc, giản dị gần như sáo mòn, Vi Thùy Linh đã dụng
công tìm cách sắp xếp mới cho từ, bố trí chữ nhằm tạo ra nghĩa mới cho từ với một
phong cách kết cấu độc đáo, từ đó tạo ra những hình ảnh ấn tượng, gợi mở.
-

Nhiều bài viết trên tạp chí cũng có nhận xét, đánh giá khách quan thơ Vi Thùy

Linh:
+ Bài viết “Vỉ Thùy Lỉnh, nhục cảm sáng tạo” của Thụy Khuê đã nhận xét “Vi

Thùy Linh là nhà thơ của tình yêu. Tình yêu là khởi điêm trong thơ Vỉ Thuỳ Linh, tình yêu
là nguồn sáng tạo, là địa điềm xuất phát đây chữ đầu thai trong một cuộc đời mới. Môi
chữ của Linh là một đứa con, là một khai từ nở tung thành thơ, những câu thơ như những
lời kinh câu, ứa máu” [14]. Nhà thơ đă tạo ra nhục cảm sáng tạo mà tình và chữ, nhục
dục và ngôn ngữ hoà tan trong động thức tình yêu.
+ Bài viết “Vi Thùy Linh và một kiêu tư duy về lời”. Trần Thiện Khanh đă khăng
định thơ Vi Thùy Linh viết nhiều về đề tài tình yêu bởi theo Linh tình yêu là phát minh vĩ
đại nhất của loài người, tình yêu sinh ra mọi chân lí : “Mọ/ lời của Vi Thuỳ Linh đều tập
trung vào đê tài tình yêu và sự vĩnh

cửu. Ngoài tình yêu, Thuỳ

Linh không còn một cải tôi nào khác, cũng không biết

đến mộtchân lí nào hơn.

Thuỳ Linh luôn nghĩ răng trên đời này chỉ có tình yêu sinh ra chân lí, chỉ có tình yêu mới
làm rạn nứt được những lê lôi đã cũ mòn, và chỉ có tình yêu mới đem lại giá trị đích thực
cho con người cá thế ” [13].
2.2.Nghiên cứu thơ Vi Thùy Linh từ góc độ ngôn ngữ
-

Ớ góc độ lí luận ngôn ngữ, báo cáo khoa học: “Mợr so biếu tượng trong thơ Vi
Thùy Linh ” của tác giả Lê Thị Thùy Vinh (CHK18 - Lí luận ngôn ngữ) đã khẳng
định ‘'‘'Trong Thơ Vi Thủy Lỉnh đong đẩy những hình ảnh và những biêu tượng.
Nhừng biêu tượng đứng cạnh nhau và quan hệ với nhau khiên cho thơ của chị
phản ánh một loi tư duy đa phức, nhiêu chiều, loi tư duy của thơ hiện đại ” [11,

tr.8]. Đe tài đã đề cập đến một số biểu tượng trong thơ Vi Thùy Linh như biểu
tượng về ánh sáng, biểu tượng cái tôi, biểu tượng bóng tối...

7


Lưu Văn Hạnh
-

Khóa luân tốt nghiệp đại học

Ớ góc độ phong cách học, nghiên cứu về so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh,
trên tạp chí văn học có một bài viết về “77m hiếu cấu trúc so sánh trong thơ Vi
Thùy Linh”. Bài viết tiến hành khảo sát cấu trúc trong 5 tập thơ của Vi Thùy Linh
với hai mô hình so sánh là so sánh như và so sánh với từ so sánh bị triệt tiêu. Bài
viết nhấn mạnh cấu trúc so sánh trong thơ Vi Thùy Linh luôn biến hóa đa dạng,
độc đáo, bất ngờ với đầy đủ cấu trúc: “Cẩu trúc đỏ có thế đầy đủ 4 yếu to (“Bầy
thiếu nữ tam mưa, bâu vú thơ ngây như dàn chiêng trăng/ Em xinh đẹp như vùng
đât mới...) hoặc có thê bị khuyết yểu tố khác nhau như khuyết phương diện so
sánh (Mộ mới nôi đầy đồng như những chiếc nón xanh; vầng mây Anh, vầng mây
quyên năng quyện em vào vĩnh cửu...), khuyết cả từ so sảnh và phương diện so
sánh (Bo/ Mặt trời nóng rực và ồn ã/ Con muôn gân... lại sợ... tan ra.../ Mẹ /Mặt
trăng xa/ Con ngại cận kê/ Con/ Vì sao lạc giữa; có thê đảo trật tự các yêu tô
trong câu trúc so sảnh (Như con hà, nôi buôn cứ bám chặt vào ta.) hay mở rộng
câu trúc so sánh (Ly trăng như ngực nàng mềm mại lá mùi mêm mại mùi hô phách
khi Anh đô xuông đỏ xuống xạ hương âm áp muôn mùi tươi mát qủy phái bao bọc
đại tiệc nắng của đêm kiêu sa”. [17]
Tóm lại bài viết đề cập đến bốn kiêu cấu trúc so sánh và đưa ra một số ví dụ minh

họa mà chưa phân tích làm rõ so sánh tu từ. Do vậy mà so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy

Linh chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, chưa có một công trình khóa luận
nào nghiên cứu.
Trên cơ sở những gợi ý của các nhà nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh, chúng tôi
quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “So sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh”.
3. Mục đích nghiên cứu
-

Củng cố những vấn đề lí thuyết ngôn ngừ học

-

Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
-

Khẳng định những đóng góp nghệ thuật của thơ Vi Thùy Linh đối với sự phát triển
của lịch sử ngôn ngữ dân tộc.

-

Cung cấp những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu học tập hiện nay, cũng như
việc giảng dạy văn học sau này.

8


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Tập hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp so sánh tu từ .
- Phân tích hiệu quả, tác dụng nghệ thuật từ góc độ tu từ.
5. Đối tưọìig nghiên cứu
So sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh
6. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung khảo sát, thống kê, phân tích biện pháp so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy
Linh qua ba tập thơ: “Khát” (Nxb Hội nhà văn, 1999), “Linh” (Nxb Thanh niên, 2000),
“Đồng tử” (Nxb Văn nghệ, 2005).
7. Phương pháp nghiên cửu
- Khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
8. Đóng góp khóa luận
- về mặt lí luận: Khóa luận chỉ ra vai trò và tác dụng của biện pháp so sánh tu từ
trong thơ Vi Thùy Linh, thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
- về mặt thực tiễn: Khóa luận đóng góp hướng nghiên cứu mới về khám phá những
biện pháp nghệ thuật thơ trong Vi Thùy Linh, cũng như phục vụ cho công tác giảng dạy
và nghiên cứu sau này.
9. Bố cục của khóa luận
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Ket quả thống kê, phân loại theo mô hình
Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh

NỘI DƯNG Chương 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Biện pháp so sánh tu từ
1.1.1.


Định nghĩa biện pháp so sánh tu từ

9


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

Khi nói đến các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn chương chính là chúng ta nói
tới hiệu quả của biện pháp ấy đối với nội dung tư tưởng của tác phâm. So sánh là biện
pháp tu từ tiêu biêu có giá trị tạo hình và biêu cảm. Vậy so sánh là gì?
Từ điên thuật ngữ văn học (2006) định nghĩa: “So sánh ịcomparison) là phương
thức biêu đạt ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đôi chiếu hai hiện tượng có
những dâu hiệu tương đông nhăm làm nôi bật đặc điêm, thuộc tính của đoi tượng kia ”
[10, tr.32]
PGS. TS. Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học tiếng Việt” định nghĩa như
sau:
“So sảnh là phương thức diên đạt tu từ khỉ đem sự vật này đôi chiêu với sự vật
khác miên là hai sự vật có một nét tương đông nào đó đê gợi ra hình ảnh cụ thê, những
cảm xúc thâm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe.” (Đinh Trọng Lạc, 1997)
[1, tr. 190].
GS. Cù Đình Tú trong cuốn “Phong cách học và đặc điếm tu từ tiếng Việt” có viết:
“So sánh tu từ là cách công khai nhiều đổi tirợng cùng một dấu hiệu chung nào
đấy (nét giông nhau) nhăm diên tả một cách hình ảnh đặc điềm của đôi tượng ” [3, tr.44].
Ngoài ra, so sánh tu từ còn được định nghĩa: “So sánh là sự đoi chiếu hai đoi
tượng cùng có một dâu hiệu chung nào đây nhăm biêu hiện một cách hình tượng của một
trong hai đôi tượng đó” [3].
1.1.2.


Sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh logỉc
So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về phương diện nào đó của sự

vật, hiện tượng. Cả so sánh tu từ và so sánh logic đều có chức năng nhận thức.
Đê phân biệt hai loại loại so sánh này ta dựa trên những tiêu chí cùng loại hay khác loại
của đối tượng nêu trong phép so sánh.
So sánh logic dựa trên cơ sở tương đồng của các đối tượng đồng loại, nhằm chỉ ra
sự hơn kém, giống nhau, khác nhau đơn thuần giữa các đối tượng nhằm nhấn mạnh điều
muốn nói mà không đòi hỏi cao về cách thê hiện, cách dùng từ. Cho nên loại so sánh này
trung hòa về sắc thái biêu cảm.
Ví dụ:

1
0


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học
“Bạn Lan học giỏi hơn bạn Hoa”

So sánh tu từ dựa trên cơ sở tương đồng giữa các đối tượng khác loại nhằm giúp sự
vật hiện tượng trở nên sinh động, sâu sắc biếu cảm hơn. Điều này tạo ra giá trị nghệ thuật
cao trong sử dụng ngôn từ.
Ví dụ:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”
(Vội vàng - Xuân Diệu)
1.1.3.


Cơ chế tạo thành biện pháp so sánh tu từ

Một phép so sánh đúng đắn nhất bao giờ cũng phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Phải có 2 vế: vế A (sự vật so sánh), vế B (sự vật dùng đe so sánh)
- Đối tượng đưa ra so sánh là khác loại.
- Giữa hai đối tượng phải có nét tương đồng đế so sánh.
Theo PGS. TS. Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt” [2] và Nguyễn Thế Lịch trong cuốn: “Yeu tố cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh
nghệ thuật” đều đồng nhất quan điểm cho rằng mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh bao
gồm 4 yếu tố: “AxtssB”:
-Yeu tố 1: Yeu tố được hoặc bị so sánh tùy theo so sánh tích cực hoặc tiêu cực (A)
- Yeu tố 2: Yeu tố biêu thị thuộc tính sự vật, nêu rõ phương diện so sánh (x)
- Yeu tố 3: Yeu tố thế hiện quan hệ so sánh (tss)
- Yêu tô 4: Yêu tô được đưa ra làm chuân đê so sánh (B)
Nhưng trên thực tế, nhiều mô hình chung “AxtssB” không có đầy đủ cả bốn yêu tô
trên, chính vì vậy mà biện pháp so sánh chia ra làm hai loại: So sánh tu từ nôi và so sánh
tu từ chìm.
- So sánh tu từ nôi
Đây là loại mô hình so sánh hoàn chỉnh. Nét tương đồng, cơ sở của sự so sánh
được thế hiện ra bằng những từ ngữ cụ thê mà người đọc và người nghe dễ nhận thấy.
Ví dụ:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

1
1


Lưu Văn Hạnh


Khóa luân tốt nghiệp đại học
(Cảnh khuya - Hô Chỉ' Minh)

- So sánh tu từ chìm
Đây là loại so sánh khuyết thiếu. Nét tương đồng cơ sở của sự so sánh không được
thê hiện ra băng những từ ngữ cụ thê mà người đọc và người nghe phải tự liên hội đê tỉm
ra. Đây là loại so sánh tu từ tạo điêu kiện liên tưởng rộng rãi, giúp cho người đọc phát
hiện ra cái hay cái đẹp từ ngôn ngữ tác phâm.
Ví dụ:
“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
1.1.4.

Mô hình cơ bản của biện pháp so sánh tu từ

Theo Cù Đình Tú trong cuốn: “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” [3,
tr.22] chia so sánh tu từ làm hai phần nội dung và hình thức:
- về mặt nội dung chia làm hai loại so sánh: So sánh tu từ chìm và so sánh tu từ
nổi.
- về mặt hình thức, chia làm các loại sau:
+ “A như (tựa như...) B”
+ “A bao nhiêu B bấy nhiêu”
+ “A là B”
+ “A-B”
Theo Đinh Trọng Lạc, căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thê hiện quan hệ so
sánh, có thê chia ra các hình thức so sánh sau đây:
-

Yeu tố 3 là từ “như” (tựa như, chừng như...)

-


Yếu tố 3 là từ hô ứng “bao nhiêu...bấy nhiêu”

-

Yếu tố 3 là từ “là”

Nêu thay từ là băng từ như thì nội dung cơ bản không thay đôi chỉ thay đôi về sắc
thái ý nghĩa sắc thái khắng định chuyên sang giả định.
Theo giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” do Đinh Trọng Lạc chủ biên [1 ], so
sánh tu từ được phân chia theo các hình thức sau:
-

Hình thức đầy đủ gồm bốn yếu tố của phép so sánh tu từ

-

Đảo trật tự so sánh

1
2


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

-

Bớt cơ sở , thuộc tính so sánh


-

Bớt từ so sánh

-

Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”

-

Dùng từ “là” làm từ so sánh. Đây là loại so sánh ân dụ.

Trên cơ sở phân loại của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành phân loại so sánh
tu từ thành các loại sau đây:
-

So sánh ngang bằng + Mô hình “A như B”
+ Mô hình “A như B, B 2 ...B n ”
+ Mô hình “A là B”
+ Mô hình “A là B, B 2 ...B n ”
+ Mô hình “A-B” (từ so sánh bị triệt tiêu)
+ Mô hình “Như BA + Mô hình “A bằng B”

-

So sánh không ngang bằng + Mô hình “A không là B”
+ Mô hình “A hơn B”

1.1.5. Hiệu quả của biện pháp so sánh tu tù'

Biện pháp tu từ so sánh là một hình thức biêu hiện đơn giản nhất của lời nói hình
ảnh. Gô-lúp khăng định: “Hầu như bất kì sự biêu đạt nào cũng có thê chuyến thành hình
thức so sánh(Đinh Trọng Lạc, 2003). [2, tr.16]
Pao-lơ đã tông kết: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức”. [1, tr.37]
Dựa vào so sánh, chúng ta có thê hiếu một cách sâu sắc và toàn diện về sự vật, sự
việc. So sánh tu từ làm tăng thêm tính gợi hình ảnh và tính biểu cảm cho câu văn, câu
thơ. Đồng thời, so sánh cũng là một biện pháp đế giúp chúng ta bày tỏ lòng yêu ghét,
khen chê thái độ khăng định hoặc phủ định đối với sự vật.
1.2.Tho' và đặc trưng của ngôn ngữ tho'
1.2.1.

Khái niệm
Từ điên thuật ngữ văn học định nghĩa: ‘T/zơ’ là hình thức sảng tác văn học phản

ánh cuộc sông, thê hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ băng ngôn ngữ hàm
súc, giàu hình ảnh và nhât là có nhịp điệu”. [10, tr.12]
1.2.2.

Đặc trung

1
3


Lưu Văn Hạnh
-

Khóa luân tốt nghiệp đại học

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ bão hòa cảm xúc

Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh như tác phâm tự
sự. Lời thơ là lời đánh giá trực tiêp, là lời của chủ thê trữ tình, thê hiện
vọng, niềm tin, tình cảm của chủ the trừ tình, thê hiện quan hệ của

ýchí, ước
chủ

thê

trước
cuộc đời. Vì vậy, việc lựa chọn từ ngừ, cách xưng hô, biện pháp tu từ bao giờ cũng nhằm
thể hiện rõ nhất thái độ đánh giá, tình cảm của người nói với người nghe hoặc của người
nói với đối tượng được nói tới.
Ví dụ:
“Cậy em em có chịu lời Ngồi lên
cho chị lạy rồi sẽ thưa”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du) Tại sao Nguyễn Du lại dùng từ “Cậy” mà không dùng từ
“nhờ”, từ “chịu” mà không dùng từ “nhận”, bởi vì giữa các từ có sự tinh vi và mang sắc
thái biêu cảm khác nhau. Dùng từ “cậy” vì thanh điệu là thanh trắc gợi ra sự đau đớn,
quằn
quại khó nói của Thúy Kiều mà nó còn hàm nghĩa là sự gửi gắm, trông mong hi vọng em
sẽ thay mình kết duyên với chàng Kim.
Ngôn ngữ thơ là là sự kết tụ của chất thơ, kết tụ mối quan hệ thơ với đời sống được
tích lũy lâu đời. Vì vậy, yếu tố truyền thống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngôn
ngữ thơ. Đó cũng là điều khác với tự sự và kịch.
Ví dụ:
“Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy
thiết tha mặn nồng”.
(Việt Bãc - Tô Hữu)
Ngôn ngữ trong ví dụ trên sử dụng cách xưng hô đối đáp giản dị “ta” với “mình ”

đế thể hiện sự gắn bó và nỗi thương nhớ của nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ
cách mạng.
Cùng với sự phát triển của thời đại thì ngôn ngữ cùng có sự cách tân, sáng tạo bằng
cách sử dụng ngôn ngữ, bằng cách lấy thi liệu, chất liệu ngôn từ của đời sống hằng ngày.

1
4


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

- Ngôn ngữ thơ hàm súc, đa nghĩa và cỏ tính hình tượng.
Khi xây dựng các biêu tượng thơ, nhà thơ thường sử dụng các biện pháp tu từ như
ân dụ, hoán dụ.... Nhờ đó ngôn ngữ thơ có tính hàm súc, có tính hình tượng. Thơ thường
thế hiện cuộc sống bằng các hình tượng và các hình ảnh có tính tượng trưng.
Ví dụ:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim ”
(Từ ấy)
Hình ảnh “mặt trời” trong thơ Tố Hữu tượng trưng cho Đảng, cách mạng.
Ngôn ngừ thơ không có tính liên tục, tính hình tuyến như văn xuôi mà có những
bước nhảy vọt, gián đoạn, tạo thành khoảng lặng giàu ỷ nghĩa. Những khoảng lặng đó
dành cho sự tưởng tượng của người đọc, nó làm cho thơ có tính hàm súc và tính đa nghĩa
hơn.
- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính
Nhạc của thơ bao gồm nhạc bên ngoài và nhạc bên trong. Nhạc bên trong là nhạc
của tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nhạc bên ngoài là nhạc của câu chữ, tô
chức các nhịp điệu, tiết tấu ngữ âm...

Nhạc bên ngoài thế hiện ở ba mặt: Sự cân đối, sự trùng điệp và trầm bông. Sự cân
đối thê hiện ở sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ, nhịp thơ, cách ngắt nhịp phối
thanh. Sự trùng điệp thê hiện ở sự lặp đi lặp lại của vần, từ ngừ, cấu trúc câu. Tất cả sự
lặp lại đó tạo nên sự trùng điệp và nhạc tính cho thơ:
Ví dụ:
“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”
{Em ơi... Ba Lan)
Trầm bông là sự thay đồi nhừng âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh bằng và
thanh trắc. Và cũng do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo nhịp cắt đế tạo nên
nhịp. Âm thanh và nhịp điệu góp phần làm sáng ra những khía cạnh tinh vi của con người.
Neu không hề biết đến khả năng của âm thanh nhịp điệu là bỏ mất một vẻ đẹp đáng quỷ
của ngôn ngữ thơ.

1
5


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

1.3.Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh
1.3.1.

Hành trình sáng tác

Nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh sinh ngày 4/ 4/ 1980, tại Hà Nội, bút danh là ViLi, tốt
nghiệp Học viện Báo chí - Tuyên truyền và hoạt động trong lĩnh vực báo chí.
Sinh năm 1980, nhưng Vi Thùy Linh đã có nhiều dấu hiệu khác biệt so với cái
vùng tư duy và cảm xúc của những người cùng tuôi. Nhà thơ sinh ra vào buôi nhừng “thi

điệu” đã quá già, mà nhừng người đến với thi ca bằng một tấm lòng trẻ chưa thật nhiều.
Vì thế Vi Thùy Linh đã từ chối không vin dựa vào truyền thống, không sống không viết
kiêu bầy đàn. Nhưng nữ thi sĩ cũng không the làm thay đổi cái bản thê đích thực của
mình, đê trở thành một

người rụtrè trước những cái đã

thành “phong tục”. Thùy Linh “dám mới”, thậm chí sốt sắng cải

tạo tinh thầncủa

thi ca.
Trong khoảng hơn chục năm miệt mài lao động sáng tạo,Vi Thùy Linh đã nhanh
chóng tạo dựng của mình với một khối lượng tác phấm nhiều và có giá trị.
Năm 1995, Vi Thùy Linh đăng in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền phong.
Năm 1999, nhà xuất bản Hội Nhà văn cho in tập “Khát”. Nguyễn Trọng Tạo khi viết lời
tựa cho tập thơ đó, đã quả quyết mạnh mẽ: Vi Thùy Linh đi vào thơ hiện đại bằng “Con
ngựa chữ dậy thì”. Năm 2000 nhà xuất bản Thanh niên ấn hành tập “Linh”. Khoảng 5
năm sau, Vi Thùy Linh công bố tập thơ “Đồng Tử”, tập này được nhà thơ Vũ Mão viết lời
giới thiệu. Năm 2008, tập thơ song ngữ đầu tiên của Linh ra đời. Đợi đến khi “ViLi in
love” hiện diện. Vi Thùy Linh bất ngờ sẽ tuyên bố tạm dừng thơ, chuyển sang viết tùy bút
và văn xuôi. Rồi bất ngờ, năm 2010, Vi Thùy Linh cho ra tập thơ “Phim đôi- tình tự
chậm”. Đây là một cuốn sách “đẹp nhất Việt Nam hiện nay”. Tháng 8 năm 2011, tập thơ
“Chu du cùng ông nội”, tập thơ cuối cùng của Vi Thùy Linh được xuất bản. Khi tạm dừng
thơ, Vi Thùy Linh đã trải nghiệm với thế loại tùy bút và cuối cùng đã viết thành công tùy
bút “//ợ chiểu tâm hồn”. Đây là tác phấm văn xuôi đầu tiên của Vi Thùy Linh, xuất bản
tại nhà xuất bản Kim Đồng.
Tóm lại, cho đến thời điếm này, Linh đã sáng tác trên 2000 bài thơ. Có thế nói, Vi
Thùy Linh là một trong những gương mặt thơ thê hệ trẻ, với niêm sáng tạo nghệ thuật


1
6


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

hăng say, bền bỉ và nghiêm túc. Vi Thùy Linh xứng đáng là một hiện tượng mới trong thơ
ca đương đạị
1.3.2.

Ngôn ngữ thơ Vi Thùy Linh

- Ngôn ngừ đời thường, giản dị.
Nguyễn Trọng cho rằng: Vi Thùy Linh đi vào thơ hiện đại bằng “Co /2 ngựa chữ
dậy thì”. Ngôn ngừ đời thường chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thơ.
Thế giới thân quen của nhà thơ là “tôi”, là “anh”, là người yêu, là những sự vật,
sự việc nhỏ bé, tầm thường:
“Em như bùi nhùi rơm
Ngày ngày đợi chờ u
mình mùa mùa Lửa anh
ở đâu.”
Nghệ thuật so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên, Linh là “Em ” ví
mình là “rơm ”, còn anh tình yêu của em là lửa. Bùi nhùi rơm là thứ bình dị và đời
thường nhất cũng đang khao khát được ngọn lửa tình yêu đốt cháy sau một thời gian đợi
chờ. ú mình trong mùa đế cho thấy em đang ấp ủ, đang nuôi dưỡng tình yêu của mình và
khi anh đến nó sẽ bùng cháy. Rõ ràng ngôn ngữ trong câu thơ trên rất giản dị, sử dụng
chất liệu ngôn ngừ sinh hoạt hằng ngày.
- Ngôn ngừ giàu hình ảnh, thường được tạo ra bởi cách kềt hợp ngôn ngữ

mới.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, ngôn ngữ cũng có những biến đổi và phát
triển. Các nhà thơ hôm nay đang cố gắng tạo ra giá trị mới cho ngôn ngữ. Ám ảnh thường
trực về giới hạn của ngôn ngữ, về nguy cơ cạn kiệt, bị xói mòn của các biếu tượng, các
yếu tố ngữ nghĩa, ngừ pháp. Là một người có ý thức lao động nghệ thuật chuyên nghiệp,
với tri thức và trí tuệ, Vi Thùy Linh luôn tích cực chủ động chống lại sự xáo mòn, khuôn
sáo của từ ngừ, dụng công tìm cách sắp xếp cho từ, bố trí chữ nhằm tạo ra nghĩa mới cho
từ:
“Em là người dệt tầm gai...

1
7


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học
Em nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui
Nhưng lại gặp rât nhiêu nôi khô.”
(Người dệt tầm gai)

“Người dệt tầm gai” là hình ảnh biêu tượng mang dấu ấn sáng tạo trong thơ Vi
Thùy Linh
- Ngôn ngữ mang tính dục
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong bài viết diễn đàn Vietnam. Net có khẳng định,
đối với những nhà văn tài năng thì: “ Những trang liên quan tới sex ỉà một phân lcim nên
giá trị vãn chương của họ, và quả thật chỉ băng cách đó mới biêu hiện tư tưởng cao đẹp...
và bởi tính dục là một nhu câu tự nhiên của con người thì việc quan tâm tới nó cũng là tự
nhiên. Ngôn ngữ mang tính dục, tức là ngôn ngữ truyên tải được nhu câu về thê xác lân
tinh thần của con người”. Ngôn ngữ mang tính dục thường là các tính từ, động từ. Trong

thơ Vi Thùy Linh thường là các động từ như: hôn, cắn, uống, lên, xuống, ôm...
Vi Thùy Linh không ngần ngại viết những dòng này:
“Khỏa thân trong chăn
Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần anh gối lên đùi
Mình ôm lấy anh ôm mình Biết sự bình yên của mặt đất”.
{Chân dung)
Ngôn ngừ mang tính dục làm nên thương hiệu cho thơ Vi Thùy Linh, nó giúp nhà
thơ truyền tải hết cảm xúc mãnh liệt trong tình yêu.
Tiểu kết: Việc tìm hiếu khát quát về so sánh tu từ, ngôn ngữ

thơ và hành trình sáng tác của tác giả đã giúp chúng tôi có
một cái nhìn tống thế và đó chính là cơ sở lí luận chung
nhất để dễ dàng đi sâu vào phân tích hiệu quả so sánh tu từ
trong thơ Vi Thùy Linh.
Chương 2

KẾT QUẢ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI THEO MÔ HÌNH
2.1. Bảng tổng họp kết quả thống kê
Loại
STT
Mô hình

Số phiếu

Tỉ lệ
(%)

1
8



Lưu Văn Hạnh
So sánh

Khóa luân tốt nghiệp đại học
1

A như B

136

51,32

2

A như B l5 B 2 ...B n

7

2,65

3

A là B

47

17,73

4


A là B] B 2 ....B n

4

1,50

5

Như BA

8

3,02

6

A-B

27

10,18

7

A bằng B

25

9,45


1

A không là B

2

0,75

2

A hơn B

9

3,40

265

100 %

ngang băng

So sánh
không ngang
bằng
Tổng

2.2.Miêu tả kết quả thống kê, phân loại
2.2.1.

2.2.1.1.

So sánh ngang bằng
Mô hình “A như B ”
Mô hình “A như B” là mô hình được Vi Thùy Linh sử dụng với tần suất cao nhất,

thống kê được 136/265 phiếu, chiếm tỉ lệ 51,32%. Ớ mô hình này, vế A được so sánh với
vế B thông qua từ so sánh “như”. Giữa hai vế có sự tương đồng nhất định, đối tượng ở hai
vế được đem ra so sánh phải giống nhau ở một nét nào đó làm cơ sở. Sự vật được nêu ở
vế B dùng đế đối chiếu nhờ đó ta có thế hiểu được vế
A. Sự vật được đem ra so sánh ở vế B được tác giả cân nhắc, lựa chọn kĩ càng để đạt
hiệu quả nghệ thuật nhất định.

1
9


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

Mô hình này có thể chia thành hai tiếu loại nhở:
-

Mô hình “A như “đầy đủ (So sánh tu từ nổi).
Ví dụ 1:
“Em xinh đẹp như vùng đất mới Giấc mơ dưới đáy
đại dương lấp lánh trên bờ tóc Những đường cong
khỏa vào sóng chừ Em say nắng mất rồi em say
thêm nữa nhé...”

{Say nắng)
Ví dụ 2:
“Nơi em ở là phía ngày năng tắt Nồi buồn
nhiều như gió Em ước thả được lên trời như
bóng bay Gió vẫn thổi buồn phiền không mất
nổi...”
{Từ phía ngày năng tăt)

-

Mô hình “A như B” khuyết thiếu (So sánh tu từ chìm).
Ví dụ 1:
“Sót một tiếng kèn
Mắt như lá úa
Anh đừng xa nữa Đường
mờ lòng tay”
{Nhật thực)
Ví dụ 2:
“Em như mùa thu đi Lá vàng theo
lối tóc Anh mong đến xuân gần
nhất Mưa mọc theo đường cây”
(Cẩu giấu)
2.2.7.2.

Mô hình “A như BI B?...B n ”

Với mô hình so sánh này, chúng tôi thống kê được 7/265 phiếu, chiếm 2,65%. Đây
là mô hình, so sánh một đối tượng nêu ở vế A với nhiều đối tượng được nêu ở vế B, làm

2

0


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

cho tiết diện cấu trúc so sánh được mở rộng nhờ đó mà đối tượng được đem ra so sánh
phong phú, đa dạng hơn.
Ví dụ 1:
“Em cần tan xuống như đồng ho cát Như rừng cởi lá
Như đường cong quá đoi si tình Như sự im lặng trong
tâm hon mãi mãi đồng trinh”
(Valentine)
Ví dụ 2:
“Cánh tay anh vươn dài như gió, như sóng, như hai bờ huyền tích Đê
môi em toàn thân em lướt mãi Cho đến khi vòng ôm các nước Đưa
em đến vương quốc ước mơ”
(Pari đang yêu)
2.2.1.3.

Mô hình “A là B”

Trong 265 trường hợp sử dụng phép tu từ so sánh, chúng tôi thống kê được 46
phiếu mô hình so sánh “A là B”, chiếm tỉ lệ 17, 73%
Đây là mô hình so sánh mà giữa hai đối tượng của sự so sánh được liên kết với
nhau bằng quan hệ từ “là”. Từ “là” có giá trị tương đương với từ “như” nhưng lại khác
nhau vê săc thái biêu cảm. Dùng từ “là” đê so sánh thì nội dung biêu đạt mang sắc thái
khắng định rõ hơn.
Ví dụ 1:

“Cúi nhìn tình yêu cựa mình thanh thản
Chỉ thây khỏi mưa là hơi thở anh”
(Soi mưa)
Ví dụ 2:
“Em là người dệt tâm gai Em nhẫn lại
chắt chiu từng niềm vui Nhưng lại gặp
rất nhiều nỗi khô Truân chuyên đè lên
thanh thản Ôi trái ngược những sợi tầm
gai”

2
1


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học
{Người dệt tầm gai)

2.2.1.4.

Mô hình “A là Bị B 2 ...B n ”

Cũng giống như mô hình “A như B”, ở mô hình “A là B”, chúng tôi nhận thấy
trong đó có một vế A so sánh với nhiều vế B. vế B được triển khai bằng nhiều cách, do
vậy càng làm cho vế B trở nên sinh động, bất ngờ, gợi mở trí tưởng tượng của người đọc
và mang dấu ấn phong cách của người sáng tác. Ớ mô hình này, chúng tôi thống kê được
4/265 phiếu, chiếm 1,50%.
Ví dụ 1:
“Anh mang sức mạnh của thần rudra, thần Kala, thần sambu Anh

là Ivara- là tất cả, và cũng là người đàn ông trần tục”
(Bài ca sổ phận)
Ví dụ 2:
“A/z/z là suy nghĩ của em moi ngày thức dậy là
niềm vui và nôi buồn là những gỉ em đang có
Anh là đỉnh cao khát vọng và dâng hiến Là
hơi thở của em...”
(Sóng)
2.2.1.5.

Mô hình “A-B ” (từ so sánh bị triệt tiêu)

Mô hình so sánh “A-B” chỉ đưa ra đối tượng so sánh (Ve A và vế B) mà không sử
dụng từ làm công cụ đê so sánh có nghĩa là phương diện so sánh và từ so sánh bị ấn đi.
Đây là dạng biến thê của mô hình so sánh dạng đầy đủ: “AxtssB”. Loại so sánh này là
kiếu so sánh ngầm, nét tương đồng giữa hai vế tạo nên sự so sánh ngầm ấy. So với so
sánh tu từ trực tiếp thì phép so sánh này tạo nên sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo và
mở rộng hơn, tạo nên sức mạnh đòn bấy nghệ thuật, kích thích sự phát triển trí tuệ và tình
cảm nhiều hơn.
Kiêu so sánh này chúng tôi thống kê được 27 phiếu, chiếm 10,18%.
Ví dụ 1:
“Sài Gòn chàng trai vạm vỡ Rực đèn
lên, ôm lấy những lứa đôi”

2
2


Lưu Văn Hạnh


Khóa luân tốt nghiệp đại học
(Sài gòn nghiêng)

Ví dụ 2:
“Con
Động lực sông nguồn sáng tạo của mẹ cha Là
thế giới mới”
(Cảm ơn con)
.2.1.6. Mô hình “Như BA ”
Đây là dạng biến thê của mô hình “AxtssB”. Thông thường, ở phép so sánh
“AxtssB”, vế A được đặt lên đầu, tiếp đến là từ so sánh rồi đến vế B. Nhưng ở phép so
sánh này, từ “như” có chức năng làm công cụ so sánh đă được đưa lên đầu, sau đó là vế B
rồi mới đến vế A. Mô hình so sánh này tạo nên sự liên tưởng bất ngờ, thú vị. Chúng tôi
khảo sát thống kê được 8 phiếu, chiếm 3,02%.
Ví dụ 1:
“Như người đàn bà đợi Vươn
tay
Chới với gọi Lá
hừng hực đỏ Cây mọc trước nhà
em- tu viện Cây- nữ- tu”
(Nữ tu)
Ví dụ 2:
“Em loãng vào anh trong chiêm bao chưa rõ Một
thanh âm dồn lại trong nghẹn ngào không thốt
Như vừa hôm, em còn bên anh”
(Cất cánh)
2.2.1.7. Mô hình “A bằng B ”
Mô hình so sánh “A bằng B” là cách so sánh hai sự vật có tính chất hai bằng
nhau. Kiêu mô hình này, chúng tôi thống kê được 25 phiếu, chiếm 9,45%.
Ví dụ:

“Ve đi anh

2
3


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học
Cài then tiêng khóc của em băng đôi môi anh. ”
(Người dệt tâm gai)

2.2.2.

So sánh không ngang bằng

2.2.2.1.

Mô hình “A không là B”
Đây là mô hình so sánh không đồng nhất được thể hiện qua quan hệ từ phủ định

không là, thê hiện sự tương quan khác nhau giữa A và B.
Mô hình này, chúng tôi khảo sát được 2 phiếu, chiếm 0,75%
Ví dụ:
“Co /2 muốn mình lớn thật nhanh đe đối mặt với mọi mặt cuộc đời
nhưng không là mặt trời mặt trăng như bố mẹ”
(Nhừng đói lập)
2.2.2.2.

Mô hình “A hơn B ”


Neu ở mô hình “A không là B”, thì vế A không là, không đồng nhất với vế
B, khác vế B thì ở mô hình so sánh “A hơn B” thì vế A lại được so sánh nôi trội hơn
vế B.
Ớ loại này, chúng tôi đã thống kê được 9 phiếu, tương ứng với 3,4%.
Ví dụ:
“Anh yêu của em Em yêu
anh cuồng điên Yêu đến
tan cả em ra Ào tung kí ức
Ngày dài hơn mùa ”
ịNgitời dệt tầm gai)
2.3.Nhận xét SO' bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại
Qua thống kê chúng tôi nhận thấy tỉ lệ so sánh tu từ xuất hiện trong cả 3 tập thơ là
khá cao. Điều này cho thấy rằng, nhà thơ sử dụng khá nhiều biện pháp so sánh tu từ trong
việc diễn đạt lời thơ, ý thơ đê bày tỏ quan điêm của mình.
Các mô hình so sánh được Vi Thùy Linh sử dụng đa dạng, phong phú, có mặt ở
hầu hết các mô hình so sánh. Trong đó mô hình so sánh ngang bằng được sử dụng nhiều
nhất, chiếm 95,84%. Đây là kiêu so sánh dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Kiểu so

2
4


Lưu Văn Hạnh

Khóa luân tốt nghiệp đại học

sánh này được chia thành các mô hình nhỏ. Trong đó mô hình “A như B” chiếm đa số
phiếu với 136 phiếu, tiếp theo là mô hình so sánh “A là B” chiếm 47 phiếu, chiếm
17,73%. Các mô hình còn lại chiếm tỉ ]ệ phần trăm không quá chênh lệch nhau, tuy nhiên

tỉ lệ này không cao. Mô hình so sánh không ngang bằng cũng xuất hiện, tuy nhiên chiếm
số lượng ít ỏi với 11 phiếu tương ứng 4,15%.
Trong thơ Vi Thùy Linh, các phép so sánh sử dụng như một phương tiện tạo hình,
có khi lại sử dụng như một phương tiện biêu hiện hoặc kêt hợp cả biêu hiện lẫn tạo hình.
Vi Thùy Linh luôn làm mới mô hình so sánh bằng cách đảo trật tự câu trúc so sánh một
cách linh hoạt, khéo léo, đê tạo ra mô hình mới mang cá tính “Linh”.

Chương 3 HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP so SÁNH TƯ TÙ TRONG THƠ VI
THÙY LINH
3.1.So sánh tu từ góp phần thế hiện vẻ đẹp hình ảnh người phụ nữ
3.1.1.
3.1.1.1.

Hình ảnh người phụ nữ trong tình yêu lứa đôi
Vẻ đẹp thuần khiết, giản dị, nữ tính của người phụ nữ
Người con gái trong thơ Vi Thùy Linh có một vẻ đẹp thuần khiết, giản dị, nữ tính

làm hấp dẫn đối phương. Đó là vẻ đẹp hài hòa giữa bề ngoài và nội tâm bên trong:
“Em xinh đẹp như vùng đất mới
Giấc mơ dưới đáy đại dương lấp lánh trên bờ tóc”
(Say nắng)
Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng phép so sánh “như”. “Em”- Người con gái ở
vế A với “vùng đất mới” ở vế B, cơ sở của sự so sánh là cụm tính từ “xinh đẹp”.
Vùng đất mới ở đây có thế là vùng đất đẹp, màu mờ, phì

nhiêu, tươitốt. Đây

là vùng đất thơ mộng nhưng hết sức giản dị, đời thường mà thiên nhiên đã ban

tặng.


Nhân vật em được nhà thơ ví như một vùng đất mới cho ta thấy vẻ đẹp của người con gái
hiện lên hết sức giản dị, đời thường nhưng tràn trề sức sống. Đó là vẻ đẹp hết sức tự
nhiên, thơ mộng, cần được đối phương khám phá, chiếm lĩnh và chinh phục. Qua việc so
sánh này, người đọc có thê hình dung được đây là một cô gái xinh đẹp, cái đẹp của sự
tươi non, mới lạ căng tràn sức sống.

2
5


×