Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.24 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG
VĂN XUÔI Y BAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI – 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG
VĂN XUÔI Y BAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Thị Vân Anh

HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
ThS. Nguyễn Thị Vân Anh – người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
Văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Lý luận văn học và các bạn sinh viên đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được thực hiện và hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
ThS. Nguyễn Thị Vân Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
Khóa luận là kết quả tìm tòi, nghiên cứu của riêng tôi.
Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất cứ công trình nghiên
cứu nào từng công bố.

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền Trang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4

5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5

6.

Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 5

7.

Cấu trúc của khóa luận ........................................................................... 5

NỘI DUNG ................................................................................................... 6

Chương 1. Khái quát về chủ nghĩa nữ quyền và phê bình nữ quyền ........ 6
1.1. Chủ nghĩa nữ quyền, nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển

6

1.2. Phê bình nữ quyền .................................................................................. 8
1.3. Văn học nữ quyền................................................................................. 12
1.4. Một số đặc điểm cơ bản về tư tưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt
Nam đương đại ..................................................................................... 13
Chương 2. Những dấu hiệu biểu hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi
Y Ban................................................................................................... 14
2.1. Người phụ nữ và khát vọng giải phóng .................................................. 14
2.1.1. Người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc đời thường ............................ 15
2.1.2. Người phụ nữ luôn trong thế chủ động ............................................... 20
2.1.3. Tính dục như một phương thức thể hiện bản ngã người phụ nữ .......... 23
2.2. Thế giới những người đàn ông bất toàn ................................................. 29
2.2.1. Người đàn ông dối trá, đê tiện dưới bộ mặt nhà trí thức ...................... 29
2.2.2. Người đàn ông hèn nhát, ích kỉ ........................................................... 32
Chương 3. Phương thức thể hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi
Y Ban................................................................................................... 35


3.1.Cách đặt nhan đề tác phẩm ..................................................................... 35
3.1.1. Mặc định từ “đàn bà” vào nhan đề tác phẩm ....................................... 36
3.1.2. Đặt nhan đề tác phẩm bằng tên của các nhân vật nữ ........................... 38
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu ........................................................................ 41
3.2.1. Ngôn ngữ............................................................................................ 41
3.2.2. Giọng điệu .......................................................................................... 44
3.3. Thủ pháp đối lập .................................................................................... 51
KẾT LUẬN ................................................................................................. 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội Việt Nam xưa, người phụ nữ ít được quan tâm đúng mực,
các tác phẩm văn chương phản ánh về người phụ nữ lại càng hiếm hoi, ý thức
nữ quyền tồn tại trong các tác phẩm văn chương lúc đó khá mờ nhạt.
Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, điều kiện kinh tế xã hội có nhiều
biến đổi, văn học cũng có những chuyển biến tích cực trong đó tiêu biểu là sự
xuất hiện của dòng văn chương mang âm hưởng nữ quyền do chính các tác giả
nữ sáng tác. Vương Trí Nhàn trong bài Phụ nữ và sáng tác văn chương đã nhận
xét:“hình như do sự nhạy cảm của riêng mình, phái nữ bắt mạch thời đại
nhanh hơn nam giới”. Phải chăng đây là nguyên nhân giúp hàng loạt các cây
bút nữ nhận được sự ái mộ của độc giả, trong đó phải kể tới nhà văn nữ Y Ban.
Cùng với các nhà văn, nhà thơ nữ đương thời: Lê Minh Khuê, Võ Thị
Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,... Y Ban là cây bút
thể hiện rõ những cảm nhận, trải nghiệm táo bạo, tế nhị về giới mình trong
các sáng tác văn học. Các tiểu thuyết, truyện ngắn của Y Ban viết về những
điều nhà văn suy ngẫm. Y Ban luôn đứng về phía những người phụ nữ chịu
đau khổ, thiệt thòi. Bằng tài năng của mình nhà văn đã mang tiếng nói của
giới mình đến đông đảo công chúng, đồng thời thể hiện tiếng nói đòi bình
đẳng giới của tác giả trong xã hội hiện nay.
Có thể nói, âm hưởng nữ quyền được thể hiện đậm đặc trong các sáng
tác của nhà văn Y Ban. Ý thức nữ quyền trở thành sợi chỉ đỏ, định hướng và
xuyên suốt quá trình sáng tác của chị. Với số lượng tác phẩm lớn, chủ yếu là
tiểu thuyết và truyện ngắn, Y Ban đã bộc lộ cảm quan riêng của mình về
người phụ nữ đồng thời góp thêm một tiếng nói vào cuộc đấu tranh bình đẳng
giới đã và đang phát triển trong văn học Việt Nam những năm gần đây.
Trang văn của Y Ban cất lên để ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp, vai trò, thiên


1


chức của người phụ nữ, cũng như khẳng định những khát vọng sống mãnh liệt
của người phụ nữ trong tình yêu, hôn nhân dù là những người phụ nữ xấu xí
nhất, bất hạnh nhất. Y Ban muốn tạo cho mình và văn mình một giọng điệu,
một bản sắc riêng.
Với việc lựa chọn đề tài “Ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban”, người
viết muốn khai thác những biểu hiện của ý thức nữ quyền trong sáng tác văn
xuôi của cây bút nữ này, đồng thời chỉ ra những đóng góp riêng biệt của Y
Ban trong việc diễn đạt tinh thần thời đại cũng như sự khẳng định chỗ đứng
của tác giả trong tiến trình vận động của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các bài viết về sáng tác của Y Ban trên các báo và tạp chí
Y Ban được bạn đọc và giới phê bình chú ý khi Bức thư gửi mẹ Âu Cơ
đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 1990). Trong bài Một giọng nữ trầm trong văn chương nhà nghiên cứu phê
bình Bùi Việt Thắng đã nhận định: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú
ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống
tiêu biểu”. Ông cho rằng: “Truyện của Y Ban có thể được xếp vào dạng
truyện tâm tình – không đặc sắc về cốt truyện và tình tiết song lại có khả năng
lắng đọng trong người đọc bởi chiều sâu tâm lí của tính cách da diết của tình
đời, tình người”. Ông đưa ra nhận xét: “Y Ban là một người phụ nữ viết văn
đầy nhạy cảm và chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn
con người”. Ngoài ra, Xuân Cang trên Báo Văn nghệ số 25 ngày 5/7/2003 có
bài Y Ban và những thân phận đàn bà. Ông viết: “Y Ban là nhà văn viết rất
nhạy cảm, chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con
người, thậm chí chị còn cảm nhận sự vật, sự việc bằng nhiều giác quan. Đây
có lẽ là bản năng của một người phụ nữ, cũng vì vậy mà nhân vật nữ trong
truyện ngắn của chị chủ yếu là những người phụ nữ luôn đau đáu nỗi niềm


2


tâm trạng” [14]. Trên báo Nông nghiệp số 5, năm 2006, bài viết Phụ nữ là
đàn bà đã đưa ra nhận xét về một vài tác phẩm của Y Ban: “Ngay ở tên tác
phẩm các tác giả đã muốn lưu ý với độc giả rằng họ đang viết về phụ nữ: Đàn
bà xấu thì không có quà (Y Ban),…” hay “Văn học cách mạng không thể có
phụ nữ ngoại tình vì đã là người nữ anh hùng không thể có hành vi phi đạo
đức. Ngược lại, các nhà văn hôm nay rất sính nói chuyện đàn bà ngoại tình,
ngoại tình công khai, ngoại tình nén lút, ngoại tình xác thịt hay ngoại tình
bằng những giấc mơ (Người đàn bà và những giấc mơ – Y Ban)” [15]. Xoay
quanh vấn đề truyện ngắn và ý thức phái tính trong văn xuôi Y Ban còn có
những bài viết như: Nhà văn Y Ban và đàn bà xấu, Nhà văn Y Ban: Phụ nữ
…đến cái tuổi này thì mọi cái đều dễ giải tỏa,… Đáng chú ý là các bài viết
của các tác giả: Lê Thị Hương Thủy, Vũ Thị Oanh, Phong Lê. Tuy nhiên
những bài viết về sáng tác của Y Ban trên các báo và tạp chí chưa thực sự
phong phú về số lượng và khảo sát chưa sâu. Các tác giả chỉ dừng lại tìm hiểu
một số tác phẩm tiêu biểu, nhận diện tác giả mà chưa nghiên cứu cụ thể các
bình diện của tác phẩm hoặc hệ thống hóa tác phẩm. Nhưng trên các báo
mạng và các diễn đàn văn nghệ ta sẽ thấy một không khí sôi nổi, thẳng thắn,
tự do khi trao đổi về những tập truyện ngắn của Y Ban.
2.2. Các bài viết, trao đổi về sáng tác của Y Ban trên các diễn đàn
và báo mạng
Trong bài phỏng vấn do Hoàng Thu Phố thực hiện khi cuốn Hành trình
của tờ tiền giả ra mắt, Y Ban bày tỏ việc chị “đánh giá cao độc giả hơn các
nhà phê bình văn học” là “điều hiển nhiên”. Vì chị cho rằng: “Bạn đọc là
người thông minh nhất” và chị “hoàn toàn tôn trọng ý kiến của độc giả”. Bài
viết “Y Ban – hành trình đến tận cùng thế tục” trên www.vietimes, tác giả
Hoàng Tố Mai đã hệ thống lại những sự kiện đặc biệt của truyện ngắn Cẩm cù

và đưa ra những chiêm nghiệm cùng tác giả Y Ban. Cũng trên trang này Xuân
Anh có bài viết về nhà văn Y Ban có tựa đề “Buồn ơi! Y Ban chào mi!”. Có
3


thể nói tập truyện I am đàn bà đã tạo nên một làn sóng tranh luận trên các
diễn đàn. Trong đó có những lời khen và cả những phản hồi trái chiều. Những
ý kiến trái chiều cũng có lý lẽ của họ nhưng nên chăng họ cần đặt nó trong hệ
thống những sự kiện khác để thấy được toàn bộ giá trị của tác phẩm để tránh
cái nhìn chủ quan, phiến diện theo khía cạnh dung tục tầm thường. Ngoài ra,
khi tác phẩm Xuân Từ Chiều của Y Ban được xuất bản (6/2008 của NXB Phụ
Nữ) trên báo mạng đã liên tục có nhiều bài viết về tác phẩm này, chẳng hạn:
trang www.moingaymotcuonsach.com.vn, Minh Văn Chất có bài “Xuân Từ
Chiều một “lát cắt” mới về cuộc sống người phụ nữ”, hay trang www.antd.vn,
tác giả Trần Thanh Hà có bài “Xuân Từ Chiều - chua xót vì nỗi con người”.
Bên cạnh những bài viết nói trên, các bài nhà văn Y Ban trả lời phỏng vấn của
các phóng viên trên các báo cũng gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong quá
trình thực hiện khóa luận này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nắm vững kiến thức về lý thuyết phê bình nữ quyền.
- Vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền vào tìm hiểu tiểu thuyết và
truyện ngắn Y Ban nhằm làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ
thuật các tác phẩm của chị.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm ra những phương diện thể hiện ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết và
truyện ngắn của Y Ban.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu ý thức nữ quyền

trong văn xuôi Y Ban.
4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là khảo sát và phân tích các tác phẩm
tiểu thuyết và truyện ngắn của nhà văn Y Ban.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, chúng tôi vận dụng một số
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở những khái niệm được xác lập, khóa luận đi sâu tìm hiểu sự
biểu hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi của Y Ban, từ đó chỉ ra giá trị của ý
thức nữ quyền trong việc biểu đạt quan niệm thẩm mỹ của nhà văn. Với khóa
luận này, chúng tôi hy vọng góp phần làm rõ những nét độc đáo trong ý thức
nữ quyền của Y Ban nói riêng, đồng thời khẳng định sức mạnh và ưu thế của
dòng văn học nữ Việt Nam hiện đại nói chung.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận được cấu trúc theo 3 chương:
Chương 1: Khái quát về chủ nghĩa nữ quyền và phê bình nữ quyền
Chương 2: Những dấu hiệu biểu hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban
Chương 3: Phương thức thể hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban

5



NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN
VÀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN
1.1. Chủ nghĩa nữ quyền, nguồn gốc phát sinh và quá trình
phát triển
Loài người mở đầu lịch sử của mình bằng chế độ mẫu hệ. Nhưng chế độ
này tồn tại không được bao lâu, sau đó nó được thay thế dần bằng chế độ phụ
hệ. Người đàn ông trở thành trụ cột trong gia đình và có quyền quyết định
mọi vấn đề liên quan tới gia đình, dòng tộc, duy trì sự tồn tại của loài người.
Người đàn ông nắm quyền hành vừa đem đến những lợi ích quan trọng trong
quá trình phát triển của xã hội nhưng đồng thời cũng đem đến sự thống trị hà
khắc trong cuộc sống của người phụ nữ. Bởi vậy cuộc đấu tranh đòi bình đẳng
giới giữa nam và nữ không ngừng diễn ra trong nhiều thời kì và đến nay vẫn
chưa kết thúc. Đến cách mạng tư sản Pháp thời cận đại, phong trào đấu tranh
đòi quyền lợi của người phụ nữ phát triển rầm rộ với tên gọi là Chủ nghĩa nữ
quyền (Feminies). Đến nay, nhu cầu đấu tranh và khẳng định vị trí của người
phụ nữ diễn ra trên nhiều mặt của đời sống xã hội.
Hiểu theo nghĩa từ nguyên “nữ quyền” là quyền lợi của người phụ nữ. Ý
thức nữ quyền là ý thức về quyền lợi của người phụ nữ.
Nói một cách khái quát, khái niệm nữ quyền chỉ quyền lợi về chính trị và
xã hội của người phụ nữ. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và
xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình
đẳng với nam giới. Ở phương Tây, nơi khai sinh ra phong trào nữ quyền, phụ
nữ đặt mình trong thế đối lập với nam giới để đấu tranh giành quyền bình
đẳng và dấy lên những hoạt động chính trị - xã hội mang tính nữ quyền thuần

6



túy. Trong khi đó, ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam,
phong trào nữ quyền gắn liền với phong trào cứu quốc và nữ giới sát cánh
cùng nam giới có tư tưởng tiến bộ để vừa đấu tranh giải phóng dân tộc, vừa
cởi trói cho giới của mình khỏi những ràng buộc cũ của xã hội. Chính vì vậy,
trào lưu nữ quyền ở phương Đông không diễn ra một cách mạnh mẽ, độc lập
và có tính đối kháng với nam giới quyết liệt như ở phương Tây. Đây không
phải là cuộc đấu tranh của một giới phản kháng lại một giới mà là cuộc đấu
tranh chung của một cộng đồng xã hội có tư tưởng cấp tiến về giới chống lại
những hệ tư tưởng cổ hủ áp bức người phụ nữ.
Đây là một khái niệm khá quen thuộc với con người thời hiện đại, có
mức độ phổ biến rộng trong phạm vi xã hội. Tuy nhiên, với nội hàm và ngoại
diện của nó, khái niệm này lại gây nên những phản ứng khác nhau. Do đặc
thù lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội… vấn đề nữ quyền ở mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc lại khác nhau.
Chủ nghĩa nữ quyền là một hiện tượng hết sức phức tạp, mang tính lịch
sử, dân tộc. Nó bao gồm nhiều xu hướng và giai đoạn đấu tranh khác nhau.
Theo các nhà nghiên cứu chủ nghĩa nữ quyền thì quá trình phát triển của chủ
nghĩa nữ quyền có thể được khái quát thành ba xu hướng tương ứng với ba
làn sóng nữ quyền, đó là:
Làn sóng nữ quyền thứ nhất (The First Wave of feminism) diễn ra vào
cuối thế kỉ XIX. Ở giai đoạn này, phụ nữ đấu tranh chủ yếu đòi các quyền lợi
như: đòi trả lương ngang bằng với nam giới, đòi tăng lương và giảm giờ làm,
quyền được bầu cử, quyền được mở rộng ngành nghề đối với phụ nữ...
Làn sóng nữ quyền thứ hai (The Second Wave of feminism) diễn ra từ
năm 1918 đến 1968. Người khởi xướng của làn sóng nữ quyền giai đoạn
này là nữ văn sỹ Pháp Simone de Beauvoir (1908 - 1986) cùng với tác
phẩm nổi tiếng Giới tính thứ hai (1949). Đây là công trình đặt nền móng
cho việc nghiên cứu phụ nữ từ góc nhìn giới (gender). Nó đưa đến một
7



phong trào đấu tranh chống lại những áp chế phi lý của nền văn hóa phụ
quyền bấy lâu đối với phụ nữ. Theo Simone de Beauvoir, sự bất bình đẳng
này không xuất phát từ nét khác biệt sinh học giữa cơ thể nam và nữ mà
chính là do những nguyên tắc văn hóa - xã hội nam quyền buộc người phụ
nữ rơi vào tình thế "tòng thuộc".
Làn sóng nữ quyền thứ ba (The Third Wave of feminism) diễn ra từ thập
niên 1990 đến nay.
1.2. Phê bình nữ quyền
Ý thức nữ quyền hay chủ nghĩa nữ quyền biểu hiện ở rất nhiều lĩnh vực
khác nhau, ở các mặt: chính trị, văn hóa, tư tưởng… Trong lĩnh vực văn học
nghệ thuật, ý thức nữ quyền được biểu hiện trước hết ở phương diện phê bình
văn học. Phê bình nữ quyền đã sớm được hình thành và phát triển thành một
trào lưu có sức ảnh hưởng rộng rãi. Điều này làm cho thực tiễn lịch sử văn
học buộc phải công nhận nó như một trường phái phê bình chính thống, có lý
luận riêng, phương pháp riêng.
Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và
đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào
tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt
khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn
nữ nổi tiếng khá lâu trước đó: Virginia Woolf và Simone de Beauvoir. Trong
cuốn Le deuxième sexe, xuất bản lần đầu năm 1949, Beauvoir phê phán gay
gắt nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như
của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới đồng nghĩa với nhân
loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái khác”
(Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể
tự định nghĩa được chính mình.
Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều góc độ khác nhau,


8


với những phương pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số
niềm tin chung. Một, tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc,
bao gồm cả bản sắc của nữ giới - thường được gọi là nữ tính - không phải là
những gì tất định và bất biến, hay nói như Beauvoir, “người ta không sinh ra
là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ”. Hai, cơ chế tiêu biểu nhất trong việc
đàn áp phụ nữ chính là nền văn hoá phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số
nhà nữ quyền, còn được gọi là nền văn hoá duy dương vật (phallocentric
culture). Và ba, nhiệm vụ của các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi
hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học
riêng của nữ giới, từ đó, thiết lập nên những điển phạm riêng, và cuối cùng,
xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện
tượng văn học.
Nói đến những khác biệt giữa giới tính nam và nữ, người ta thường căn
cứ trên năm yếu tố chính: sinh lý, kinh nghiệm, vô thức, các điều kiện kinh tế,
xã hội và diễn ngôn. Ngày xưa (và hiện nay vẫn còn, ở một số nơi nào đó trên
thế giới), người ta căn cứ chủ yếu vào yếu tố sinh lý để chứng minh phụ nữ là
những “người đàn ông bất toàn” (imperfect men), là những kẻ không có gì cả,
trừ... tử cung (tota mulier in utero / woman is nothing but a womb); sau, dưới
ảnh hưởng của Freud, người ta xem phụ nữ là những kẻ không có cu và không
lúc nào không bị day dứt bởi mặc cảm bị thiến (castration complex). Một số
nhà nữ quyền luận muốn chứng minh ngược lại: chính nhờ một số đặc điểm
riêng biệt về sinh lý, như việc có kinh, có thai, có sữa và sinh đẻ, người phụ
nữ có quan hệ gần gũi và mật thiết với thế giới vật lý và với hiện thực nói
chung hơn hẳn đàn ông. Những phân tích này dẫn một số nhà nữ quyền luận
đến với phân tâm học: trong khi nam giới, khi chớm có ý thức, đã phải tách ra
khỏi mẹ của mình để nhập vào thế giới phụ quyền của bố, phụ nữ, ngược lại,
ở mãi với mẹ, xây dựng bản sắc của mình bên cạnh mẹ. Những chọn lựa ban

đầu này hằn trong vô thức của hai giới những dấu ấn không dễ gì phai nhạt:
9


nam giới hay nghĩ đến quyền, nữ giới hay nghĩ đến trách nhiệm; nam giới
thích những sự thay đổi, nữ giới thích sự ổn định; nam giới thích thứ trật tự
phân cấp (hierarchical orders), nữ giới thích sự hài hoà. Các nhà Mác-xít tìm
cách giải thích những khác biệt và nhất là cách biệt giữa nam và nữ ở các điều
kiện kinh tế và xã hội, từ hệ thống giáo dục đến cách phân công lao động và
cách tổ chức gia đình, vốn có truyền thống nằm trong tay nam giới và ưu tiên
dành hẳn cho nam giới.
Năm 1968, trong cuốn Sex and Gender: On the Development of
Masculinity and Femininity, Robert Stoller phân biệt hai khái niệm giống
(sex) và giới tính (gender): trong khi giống gắn liền với đặc điểm sinh lý, giới
tính là yếu tố do văn hoá quy định, gồm toàn bộ những phản hồi được điều
kiện hoá đối với cách nhìn của xã hội về tính cách của nam và nữ. Ðây là một
trong những nền tảng tư tưởng của các nhà nữ quyền luận thuộc thế hệ thứ
hai: trong khi những khác biệt về sinh lý là những điều không thể tránh khỏi,
họ tập trung vào những sự bất bình đẳng xuất phát từ văn hoá, gắn liền với
những phạm trù giới tính như “nam tính” (masculinity) và “nữ tính”
(femininity). Từ cuối thập niên 1980, dưới ảnh hưởng của hậu cấu trúc luận
và chủ nghĩa hậu hiện đại, các nhà nữ quyền thuộc thế hệ thứ ba cho vấn đề
giới tính thực chất là vấn đề thể hiện (representation), một hệ thống biểu trưng
hay hệ thống ý nghĩa nối liền các giống với những nội dung văn hoá tương
ứng với những giá trị và đẳng cấp xã hội tương ứng. Theo Barbara Johnson,
vấn đề giới tính thực chất là vấn đề ngôn ngữ; theo Dale Spender, cái ngôn
ngữ chúng ta đang sử dụng hiện nay vốn là ngôn ngữ do nam giới tạo ra: bà
gọi đó là “man-made language”; theo Judith Butler, cả giống lẫn giới tính đều
có tính chất trình diễn (performance), sản phẩm của một ma trận tính dục dị
giới (heterosexual matrix); và theo Hélène Cixous, khái niệm “Từ tâm luận”

(logocentrism), vốn được xem là nền tảng của văn minh Tây phương, gắn liền
chặt chẽ với chủ nghĩa duy dương vật (phallocentrism), ở đó, nam giới luôn
10


luôn đóng vai trò thống trị.
Trong lĩnh vực văn học, Annis Pratt cho phê bình nữ quyền luận nhắm
đến bốn mục tiêu chính: một, cố gắng phát hiện và tái phát hiện các tác phẩm
văn học của phụ nữ; hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn
bản của các tác phẩm ấy; ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh
quan hệ nam nữ ra sao; và bốn, mô tả những sự phát triển của các yếu tố liên
quan đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những mục tiêu này. Lillian S.
Robinson lý luận là bốn mục tiêu ấy xác lập trên cơ sở bốn cách tiếp cận quen
thuộc dựa trên: thư mục, văn bản, chu cảnh (hay xã hội học) và phê bình theo
khuynh hướng cổ mẫu (archetypal criticism), và cả bốn đều là sản phẩm của
nam giới. Bởi vậy, nhiệm vụ của các nhà phê bình nữ quyền luận là phải xa
lánh thay vì đi theo các cách tiếp cận ấy. Elaine Showalter cổ xuý cho sự ra
đời của cái bà gọi là “nữ phê bình gia” (gynocritics), bên cạnh loại phê bình
nữ quyền (feminist critique) đã có, ở đó, phụ nữ chỉ tham dự với tư cách
người đọc. “Nữ phê bình gia” có nhiệm vụ xác lập cái khung lý thuyết và mỹ
học riêng để phân tích các tác phẩm văn học của phụ nữ, để phát triển những
mô hình phê bình dựa trên kinh nghiệm riêng của phụ nữ hơn là chỉ tiếp nhận
những mô hình và lý thuyết do nam giới dựng nên. Trên thực tế, tham vọng
thoát ra ngoài các lý thuyết được xem là mang dấu ấn phụ quyền đã có không
phải là điều dễ. Bản thân cách tiếp cận dựa trên văn bản của Showalter cũng
chỉ là một sự thừa kế muộn màng của Phê bình mới vốn thịnh hành mấy thập
niên trước đó mà thôi. Hầu hết các nhà phê bình nữ quyền luận khác đều nằm
trong những cái khung quen thuộc khác: hoặc phân tâm học hoặc hậu cấu trúc
luận hoặc Mác-xít (còn được gọi là chủ nghĩa nữ quyền duy vật, materialist

feminism). Một lý thuyết và một phương pháp luận thực sự riêng biệt dành
cho nữ giới hình như vẫn còn là một hoài bão.
Như vậy, trong phê bình văn học, ý thức nữ quyền thể hiện qua phong
11


trào phê bình nữ quyền, các nhà phê bình thuộc trường phái này chủ trương,
dù là nam hay nữ hãy lấy thân phận của người phụ nữ để đọc tác phẩm thì
mới thấy hết được những vấn đề tiềm ẩn cả hai mặt văn học và chính trị.
1.3. Văn học nữ quyền
Văn học là tấm gương phán ánh cuộc sống, bất kì cuộc đấu tranh xã hội,
giai cấp nào cũng được phản ánh trung thực trong văn học, trong đó cuộc đấu
tranh vì quyền bình đẳng, vì tự do, hạnh phúc của người phụ nữ đã được
nhiều tác giả văn học, thuộc nhiều quốc gia khác nhau lấy làm nguồn cảm
hứng. Sự cộng hưởng rầm rộ này đã góp phần hình thành và phát triển dòng
văn học nữ quyền trên thế giới. Vậy văn học nữ quyền là gì? Đã có nhiều cách
giải thích, các quan niệm khác nhau về nội hàm khái niệm này. Có người hiểu
đó là văn học do các nhà văn nữ sáng tạo ra. Nhiều người khác lại cho rằng,
văn học nữ quyền là những tác phẩm viết về người phụ nữ, đấu tranh cho
quyền bình đẳng của phụ nữ. Ở góc nhìn hẹp hơn, một số khác hiểu văn học
nữ quyền chỉ đơn giản là những tác phẩm của nhà văn nữ viết về sex... Trên
cơ sở tham chiếu các quan niệm kể trên, đồng thời xuất phát từ chính thực
tiễn sáng tác của bộ phận văn học này, chúng tôi hiểu: Văn học nữ quyền là
các tác phẩm văn học có thể do tác giả nam hoặc tác giả nữ sáng tạo ra nhằm
bộc lộ tư tưởng đấu tranh vì sự tự do, bình đẳng và quyền lợi của phụ nữ trên
tất cả mọi lĩnh vực đời sống của xã hội. Văn học nữ quyền đứng về phía giới
nữ, thể hiện những nghĩ suy, khát vọng bình quyền của phụ nữ đồng thời đó
còn là cái nhìn "giải thiết trị" đối với nền văn hóa phụ quyền đã trói buộc và
biến người phụ nữ thành kẻ lệ thuộc, thậm chí thành nô lệ trong suốt trường
kì lịch sử nhân loại.

Các tác phẩm thuộc dòng văn học nữ quyền xoay quanh các vấn đề: Lấy
người phụ nữ làm trung tâm của tác phẩm văn học, đòi quyền sống, quyền
được hưởng hạnh phúc tự do cho người phụ nữ, tôn vinh vẻ đẹp thân xác và

12


tâm hồn, trân trọng những khát vọng của người phụ nữ…
1.4. Một số đặc điểm cơ bản về tư tưởng nữ quyền trong văn xuôi
Việt Nam đương đại
Ở Việt Nam, tinh thần nữ quyền lên ngôi và dần trở thành một khuynh
hướng văn học nổi bật kể từ sau 1986, đặc biệt là từ đầu thế kỉ XXI. Đây cũng
là một xu thế tất yếu của thời đại khi phụ nữ trở thành “chủ thể ngôn từ, chủ
thể trải nghiệm, chủ thể tư duy, chủ thể thẩm mỹ” [21].
Văn học nữ quyền ở Việt Nam không phát triển thành một chủ lưu trong
dòng chảy chung của văn học hiện đại như ở Pháp, Mĩ (những nơi phong trào
bình đẳng giới diễn ra mạnh mẽ). Tuy vậy, với nhu cầu “nhận thức lại”,
hướng đến giải phóng phụ nữ trên nhiều phương diện, nhiều cây bút nữ Việt
Nam đã phần nào khẳng định quyền của phụ nữ thông qua văn chương.
Ý thức nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam hiện đại bắt đầu được thể hiện
mạnh mẽ với truyện ngắn của Y Ban (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà
có ma lực), Võ Thị Hảo (Hành trang người đàn bà Âu Lạc, Người sót lại của
rừng cười), Nguyễn Thị Thu Huệ (Hoàng hôn màu cỏ úa, Người đàn bà ám
khói), Dạ Ngân (Con chó và vụ li hôn)... Song phải đến đầu thế kỉ XXI, cùng
với sự trỗi dậy của các cây bút nữ, văn học nữ và bộ phận văn học mang tinh
thần nữ quyền (ở cả thơ và văn xuôi) mới thật sự trở thành một dòng văn học
có chỗ đứng riêng. Ở thể văn xuôi khuynh hướng văn học nữ quyền gắn với
tác phẩm của Y Ban (Xuân Từ Chiều, Trò chơi hủy diệt cảm xúc…), Dạ Ngân
(Gia đình bé mọn), Đoàn Lê (Tiền định), Lý Lan (Tiểu thuyết đàn bà), Thuận
(Phố Tàu, Paris 11 tháng 8), Đoàn Minh Phượng (Mưa ở kiếp sau), Võ Thị

Xuân Hà (Trong nước giá lạnh) và đậm nhạt ở tác phẩm của một số tác giả
khác như Thùy Dương, Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy, Linda Lê…

13


Chương 2
NHỮNG DẤU HIỆU BIỂU HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN
TRONG VĂN XUÔI Y BAN
2.1. Người phụ nữ và khát vọng giải phóng
Người phụ nữ từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở của thi ca, nhạc, hoạ.
Từ khi nền văn học viết ra đời, người phụ nữ trở thành đề tài lớn được tập
trung khắc họa ở nhiều khía cạnh, phương diện gắn liền với quá trình đi lên và
phát triển của văn học. Do ảnh hưởng của thời đại, dưới xã hội phong kiến
Việt Nam, người phụ nữ phải chịu nhiều bi kịch cay đắng, xót xa với số kiếp
bị lệ thuộc, không làm chủ được cuộc đời. Ta bắt gặp nhiều mảnh đời, số
phận người phụ nữ trong các sáng tác thuộc văn học trung đại như: Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ, Cung oán Ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ
Ngâm (Đặng Trần Côn), Truyện Kiều (Nguyễn Du), trong các sáng tác của Bà
Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương… Tuy nhiên, có thể thấy trong giai
đoạn hiện nay, người phụ nữ hiện lên không phải là một hình tượng – biểu
tượng, mà là hình tượng – bộc lộ, độc lập, trung tâm. Đến với văn học đương
đại, cùng với những bước phát triển của lịch sử loài người, trải qua các cuộc
đấu tranh bình đẳng giới không ngừng nghỉ, nữ giới đã vươn lên tự giải phóng
bản thân, dành được quyền tự chủ, khẳng định vị thế là “một nửa thế giới”
của mình. Điểu này được khẳng định rất rõ trên nhiều lĩnh vực, nhất là
trong văn học.
Các tác giả văn học đương đại nhanh chóng đưa hình tượng người phụ
nữ thành nhân vật trung tâm trong tác phẩm của mình, đào sâu khám phá,
phát hiện góc khuất, chiều sâu tâm lí người phụ nữ. Điểm đặc biệt của trào

lưu văn học nữ quyền là không chỉ các tác giả nam viết về người phụ nữ
mà người phụ nữ với những rung động, trải nghiệm của chính mình, họ lên
tiếng viết về phái họ. Nhà văn nữ Y Ban được coi là tác giả tiêu biểu cho
14


dòng văn học nữ quyền.
Y Ban là người đàn bà từng trải, chị sống sâu sắc, mạnh bạo và dám
thách thức. Chị là một nhà văn nữ giàu nội lực với vốn sống phong phú. Thế
mạnh của Y Ban là viết về nỗi đau, thân phận đàn bà. Chị luôn đòi quyền bình
đẳng cho phụ nữ bởi chị cho rằng: “Người phụ nữ Việt Nam hôm nay vẫn bị
giằng xé giữa cái tam tòng tứ đức và cái quyền con người, quyền của người
phụ nữ hiện đại. Vì vậy mà trong hoàn cảnh này nhân vật của tôi vin vào tam
tòng tứ đức, trong hoàn cảnh khác lại vin vào cái quyền con người hiện đại,
và tôi nghiêng về bên người phụ nữ phải sống như cái quyền họ được
sống”[15]. Với quan niệm như vậy, nhân vật nữ trong tác phẩm của Y Ban
được xây dựng dựa trên ý thức nữ quyền sâu đậm, sắc sảo trong con người Y
Ban. Khảo sát các tác phẩm văn xuôi Y Ban, ta thấy người phụ nữ trở thành
trung tâm tác phẩm của chị và là những đứa con Y Ban gửi gắm tiếng nói đòi
các quyền bình đẳng như đàn ông của nữ giới.
2.1.1. Người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc đời thường
Có thể thấy rõ chưa bao giờ hình tượng người phụ nữ lại được đặt ở vị trí
trung tâm và trọng tâm trong những trang viết của các nhà văn như hiện nay,
đặc biệt là trong sáng tác của các tác giả nữ. Có lẽ chính cuộc sống hiện đại
“bộn bề bóng tối và ánh sáng” khiến người ta không khỏi thấp thỏm, lo lắng
về số phận con người, nhất là thân phận đàn bà. Hơn ai hết, những người phụ
nữ chính là những người cần một cuộc sống bình yên thực sự, bình yên trong
tâm hồn và trong cả những khát khao hạnh phúc thường nhật.
Thấu hiểu điều này, ngòi bút của Y Ban đã hướng vào khai thác chủ đề
khát vọng làm giàu và cuộc sống no đủ về vật chất của người phụ nữ. Điều

này được thể hiện trong nhiều tác phẩm của Y Ban. Ước mơ của người phụ
nữ trong I am đàn bà là mơ ước đổi đời, mơ ước một ngôi nhà không bị dột
nát, mơ những đứa con được ăn ngon mặc đẹp… Nhiều tác phẩm của nhà văn

15


Y Ban đã đặt nhân vật nữ của mình vào thời kì đất nước thời hậu chiến còn
bao khó khăn, vất vả khi mà cuộc sống mưu sinh, cơm áo gạo tiền đè nặng
trên đôi vai của các bà, các mẹ. Để nhân vật của mình trong những hoàn cảnh
như vậy, Y Ban thẳng thắn nói lên những khát vọng bình dị của người phụ nữ,
tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn họ.
Truyện ngắn Danh dự ra đời vào năm 2007, nhưng bối cảnh trong tác
phẩm lại là không gian của đất nước mới hòa bình, thống nhất. Nhà nước duy
trì chế độ tem phiếu của thời bao cấp. Người mẹ của nhân vật tôi trong tác
phẩm đã bất chấp danh dự của một con người, bất chấp sự coi thường, khinh
bỉ của những người xung quanh để ăn trộm “một đoạn dải thăn dài chừng
10cm, rồi nhanh tay nhét luôn vào cạp quần” [8, Tr.5] trong cuộc thi mậu dịch
viên giỏi cấp thành phố nhân kỉ niệm ngày giải phóng Thủ Đô 10-10. Vậy
điều gì khiến người mẹ làm như vậy? Có lẽ xuất phát từ tình yêu thương mà
người mẹ dành cho bốn đứa con, hạnh phúc của bà là được thấy các con no
đủ, không bị thiếu ăn, thiếu mặc trong thời buổi mà miếng thịt lợn thật hiếm
và quý biết chừng nào. Người mẹ sẵn sàng đánh đổi danh dự của mình để
thấy các con được ăn một bữa cơm ngon lành, được sống hạnh phúc trong no
đủ mà chẳng hề ân hận, hay tủi nhục: “Mẹ ơi, con không ân hận gì đâu. Nhìn
lũ con của con khổ quá con mới làm thế. Mẹ hay dạy con về danh dự mẹ ạ.
Con đã ê chề vì đánh mất danh dự mà mẹ đã nuôi dưỡng và vun đắp cho con.
Con đau đớn đã bất hiếu với mẹ. Nhưng mẹ ơi, 4 đứa con của con chúng thèm
thịt lắm mẹ ạ. Mẹ tha thứ cho con… Mẹ ơi! Mẹ còn nhớ hồi con còn bé lắm,
mẹ bảo con là có thực mới vực được đạo mẹ nhỉ” [8, Tr.12]. Tình yêu thương

con, sự hy sinh cao cả của người phụ nữ thật thiêng liêng. Dù nhân vật người
mẹ trong tác phẩm nhận được kết cục không có hậu, nhưng câu trả lời cho câu
hỏi của con trẻ: “với đàn bà, danh dự lớn hơn hay miếng thịt lợn cho con lớn
hơn” [8, Tr.13] đã có lời giải đáp.
Qua những câu chuyện về cơm áo gạo tiền, Y Ban đã lên tiếng khẳng

16


định vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình của người phụ nữ không kém
gì nam giới.
Đến với văn xuôi Y Ban, người đọc còn bắt gặp hình tượng những người
phụ nữ dù có vẻ ngoài xinh đẹp hay khiếm khuyết, dù sống ở thành thị hay
nông thôn, dù thuộc tầng lớp trí thức hay những người lao động bình thường
đều mang trong mình khao khát có được một người đàn ông, một người
chồng để dựa dẫm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời.
Chị Quy trong tác phẩm cùng tên là một người như thế. Quy được Huy
lấy về làm vợ nhưng với mục đích là để cô chăm sóc cho mẹ già ở quê cho
“trọn vẹn với gia đình mà thôi chứ anh Huy thì lỡ dở cả” [8, Tr.47]. Chị Quy
khi về nhà chồng vốn là một cô gái 17 tuổi, trẻ trung và có nhan sắc nhưng
được mẹ chồng lấy làm dâu chứ trong mắt anh Huy không hề coi Quy là một
người vợ đích thực, thậm chí có những lúc: “Anh Huy nhìn cái mặt của chị
Quy mà phát ghét. Anh ghét cái bộ mặt cam chịu. Anh ghét cái bộ mặt cứ cúi
nhìn xuống. Anh ghét cái bộ mặt lúc nào cũng bẽn lẽn trước anh. Anh chỉ
muốn đánh đuổi đi” [8, Tr.50]. Cũng như bao người phụ nữ khác, về nhà
chồng Quy tháo vát thu vén công việc nhà chồng, và là một người phụ nữ đẹp
người đẹp nết. Nhưng cuộc hôn nhân không đến bằng tình yêu đã khiến Quy
nhanh chóng rơi vào bi kịch không có được tình yêu của chồng. Anh Huy
công tác trên thành phố nên lấy một người vợ khác và có một đứa con. Ngày
anh đưa con về ra mắt họ hàng và đòi bỏ Quy cũng là ngày chị đối mặt với bi

kịch tan vỡ hạnh phúc gia đình. Nhưng nhờ mẹ chồng, Quy cuối cùng cũng
được người chồng cho làm đàn bà đúng nghĩa. Quy mang bầu, sinh con gái.
Khi đứa con được 13 tuổi và khi anh Huy đã đi gần nửa đời người, chị Quy
mới nhận được sự yêu thương, cảm nhận được tình yêu mà một người đàn
ông dành cho một người đàn bà. Nếu câu chuyện dừng lại ở đây, thì đó được
xem là một cái kết có hậu, đúng như tâm thức dân gian “ở hiền ắt gặp lành”
nhưng Y Ban đã đẩy câu chuyện đến một cái kết khác, làm cho bạn đọc cảm
17


thấy chua xót, đáng thương cho một kiếp đàn bà. Ngày đầu tiên được sống
trong niềm hạnh phúc viên mãn của tình dục, tình yêu thì cũng là ngày chị
bước sang thế giới bên kia. Qua tác phẩm, Y Ban đề cập tới bi kịch tinh thần
đau đớn của một người phụ nữ, được lấy chồng, được mặc áo cưới nhưng cả
đời chỉ duy nhất một lần cảm nhận được sự che chở, tình yêu của chồng. Qua
đây, Y Ban thể hiện thái độ trân trọng những khát khao giản dị, đời thường
cũng như lòng hy sinh, vị tha, bao dung của người phụ nữ.
Khác với chị Quy, nhân vật Nấm trong tác phẩm Đàn bà xấu thì không
có quà lại là một cô gái kém nhan sắc. Tác giả không né tránh, vòng vo mà
nói thẳng vào nỗi bất hạnh của những người phụ nữ chẳng may ông trời bắt
xấu qua câu chuyện về nàng Nấm, nhân vật chính trong truyện. Nấm xấu một
cách "đặc biệt" bởi đôi chân ngắn chỉ bằng nửa thân người: “Tạo hóa thật trớ
trêu đã cho nàng là thân gái với nước da trắng nõn, khuôn mặt trái xoan.
Thiên hạ kháo nhau: mặt trái xoan da trắng mẹ mắng cũng mua. Nhưng ai
dám mua nàng Nấm với đôi chân ngắn cũn chỉ bằng nửa mình trên” [4, Tr.5].
Nấm lùn nhưng nghị lực và trí tuệ không lùn. Vượt qua những ánh mắt khinh
bỉ, giễu cợt của người đời, Nấm tốt nghiệp đại học, vào làm nhân viên đánh
máy của một tòa soạn báo. Cô còn có tài viết truyện ngắn và đoạt giải nhất
trong một cuộc thi văn học. Nấm sống an phận và mơ những giấc mơ giản dị:
Nấm mơ ước trở thành một nhà báo, nàng ước được một chàng trai bình

thường yêu, tặng quà, một người chồng với diện mạo: “Nó có một gương mặt
sáng sủa của nam diễn viên Hàn Quốc… Và một thân hình tựa tựa anh rể, một
cặp đùi rắn chắc thò ra dưới quần đùi. Người đàn ông của nàng là một người
đàn ông lương thiện, có một nghề nghiệp trung bình và là một người đàn ông
chưa có gia đình” [4, Tr.45] và khao khát tiến tới hôn nhân, sinh những đứa
con bụ bẫm, dễ thương. Nếu Nấm có một gia đình như thế thì tối đến Nấm sẽ
đọc sách cho mọi người nghe. Với đứa con, Nấm sẽ đọc chuyện cổ tích, còn
ông chồng Nấm sẽ đọc những câu chuyện tình lãng mạn. Thế nhưng, đến tận
18


28 tuổi, Nấm vẫn chưa được bất cứ người đàn ông nào tặng quà chỉ vì cô
xấu. Sự thật đau lòng đó được Y Ban khoét sâu qua những chi tiết trần trụi:
khi Nấm sống cùng nhà với chị gái, ánh mắt ngưỡng mộ của cô dành cho
anh rể đã khiến anh ta hoảng sợ: “Nhưng mà anh sợ, em có hiểu không. Em
đã bao giờ nhìn thấy ánh mắt da diết của con thú bị xích, khao khát tự do
chưa. Anh đã nhìn thấy ánh mắt đó trong cái nhìn của Nấm” [4, Tr.9], sau đó
kiếm cớ đuổi cô đi; ngay cả người đồng nghiệp già trong lúc say rượu cũng
kịp dừng lại ham muốn với Nấm vì chê cô xấu. Đỉnh điểm là khi một người
đàn ông ở nước ngoài yêu Nấm qua những lần chat trên mạng, khi về nước
gặp Nấm đã nhanh chóng rút lui… Bằng lối viết nhẹ nhàng, tình cảm, đi sâu
vào nội tâm nhân vật, Y Ban đã khiến độc giả đồng điệu cùng từng nhịp tim
của Nấm, bay bổng cùng những giấc mơ hạnh phúc và rồi vỡ òa cùng những
đau đớn, xót xa, thất vọng… Xen lẫn với chuyện đời của Nấm là những tác
phẩm mà cô viết ra trong đau khổ. Những truyện ngắn ấy là nơi để Nấm giải
tỏa những ức chế, khát khao về tình yêu, tình cảm gia đình, bạn bè. Với
Nấm, cô luôn chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất xảy ra, vì
thế, khi những hy vọng trở thành thất vọng, tuy đau đớn nhưng cô vẫn tỉnh
táo chấp nhận sự thật. Mỗi lần trải qua một cú sốc tình cảm, Nấm càng thêm
vững vàng và những tác phẩm của cô càng hay hơn. Khắc họa nhân vật Nấm

gắn với bi kịch tinh thần, Y Ban dường như đã khắc nghiệt với nhân vật của
mình. Nhưng ở trang văn Y Ban, nhân vật càng nghiệt ngã bao nhiêu, người
phụ nữ càng thiệt thòi và chịu bất hạnh bao nhiêu thì tiếng nói phản kháng,
tố cáo lại những định kiến xã hội dành cho người phụ nữ lại càng lớn bấy
nhiêu. Nấm xấu nhưng tâm hồn chị luôn đẹp đẽ và đầy niềm tin, khao khát
về một tình yêu hạnh phúc... Tạo hoá đã “say rượu” khi nặn ra Nấm nhưng
người phụ nữ ấy cuối cùng vẫn phải bước đi giữa cuộc đời bằng cả những
mong mỏi và hy vọng. Vượt lên trên tất cả, Nấm vẫn không ngừng tin vào
sự thần kỳ của cuộc đời.
19


×