Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn (KL07169)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.27 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

BÙI THỊ HẢI YẾN

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG
SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY CỦA MẠC NGÔN

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI– 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

BÙI THỊ HẢI YẾN

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG
SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY CỦA MẠC NGÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Bích Dung

HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới tiến sĩ Nguyễn Thị Bích
Dung người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện luận văn. Em cũng xin gửi lời
cám ơn tới các thầy cô trong khoa văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện tốt nhất cho em học tập và nghiên cứu.
Dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên đề
tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến chân thành của các thầy cô.
Em xin chân thành cám ơn !
Ngƣời thực hiện

BÙI THỊ HẢI YẾN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG SỐNG ĐỌA THÁC
ĐÀY CỦA MẠC NGÔN.................................................................................. 6
1.1. Khái niệm ............................................................................................... 6
1.1.1. Trần thuật .......................................................................................... 6
1.1.3. Điểm nhìn trần thuật ......................................................................... 7
1.1.3. Người kể chuyện .............................................................................. 8
1.2. Điểm nhìn gắn với ngôi kể trong Sống đọa thác đày .......................... 9
1.2.1. Điểm nhìn bên trong ở ngôi thứ nhất (điểm nhìn súc vật) với người
kể chuyện tự bạch ..................................................................................... 11
1.2.2. Điểm nhìn bên ngoài với người kể chuyện ở ngôi thứ hai (trẻ thơ)
và sự phân thân đa ngã .............................................................................. 18
1.2.3. Điểm nhìn hư ảo với người kể chuyện đặc biệt là Mạc Ngôn tự
biếm........................................................................................................... 24

1.3. Sự dịch chuyển điểm nhìn trong Sống đọa thác đày ........................ 34
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 41
NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY ................................................... 41
2.1. Khái niệm giọng điệu trần thuật ....................................................... 41
2.2. Giọng điệu trần thuật trong Sống đọa thác đày ............................... 42
2.2.1. Giọng điệu bỡn cợt ......................................................................... 42
2.2.2. Giọng điệu tâm tình ........................................................................ 46
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Được xem là nhà văn hàng đầu Trung Quốc hiện nay với rất nhiều giải
thưởng và danh hiệu, Mạc Ngôn đang trở thành một “hiện tượng” của văn đàn
Trung Quốc và thế giới.
Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Mạc Ngôn với trên 200 tác phẩm
thuộc nhiều thể loại, tiểu thuyết là thể loại gây tiếng vang lớn nhất, gặt hái
được nhiều thành tựu nhất. Một trong những yếu tố khẳng định tài năng của
Mạc Ngôn trong thể loại tiểu thuyết là nghệ thuật tự sự độc đáo.
Lí luận Văn học Trung Quốc có rất nhiều nét dị biệt so với tự sự
phương Tây. Xuất phát từ những đặc trưng đó, khóa luận sẽ trình bày các yếu
tố tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn bằng chính những gì nhà văn này tiếp nhận
được từ tinh hoa tự sự của dân tộc kết hợp với lí thuyết tự sự học phương Tây
để lí giải những cách tân, chỉ ra được sự đan quyện giữa truyền thống và hiện
đại trong nghệ thuật tự sự của Mạc Ngôn, đồng thời khẳng định vị trí của nhà
văn này trong dòng chảy của tiểu thuyết Trung Quốc.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay sau khi tiểu thuyêt Báu vật của đời, Đàn hương hình ra đờivà tiếp

đó là tiểu thuyết Sống đọa thác đày, Ếch, Mạc Ngôn đã thu hút sự chú ý của
giới nghiên cứu phê bình trên thế giới. Khi tác phẩm Báu vật của đời xuất
hiện, bàn về tiểu thuyết này, nhiều người nói đến tài phù phép của Mạc Ngôn.
Trên báo Tiền Phong, Nguyễn Khắc Phê trong bài viết Tài phù phép của Mạc
Ngôn đã nói đến thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, mà Báu vật của
đời được xem là thể hiện sự tập trung nhất. Đây là tác phẩm của Mạc Ngôn có
sức hút mạnh mẽ, sự quan tâm của độc giả, và giới phê bình ở Việt Nam. Bàn
về nghệ thuật tiểu tuyết Mạc Ngôn trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn khai
thác tối đa chất liệu dân gian truyền thống. Chia sẻ quan điểm ấy, Nguyễn

1


Thanh Sơn lại nói đến sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tiểu thuyết truyền
thống và tiểu thuyết hiện đại. Có cùng cách nhìn ấy, Võ Thị Hảo lại nói đến
“Một bút pháp hiện đại vượt khỏi những lối mòn…”. Tiếp đó, nhiều tác phẩm
của Mạc Ngôn đã được dịch, giới thiệu, như: Đàn hương hình, Ếch, Sống đọa
thác đày, Cao lương đỏ, Cây tỏi nổi giận, Bốn mươi mốt chuyên tầm
phào…Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu có ý kiến trái chiều về tác phẩm của
Mạc Ngôn. Nhà phê bình Vương Cán phê phán Mạc Ngôn có tư tưởng chống
lại qui phạm truyền thống. Bên cạnh đó, xuất phát từ góc nhìn nghệ thuật
nhiều nhà nghiên cứu đa khẳng định “sự trở về và vượt lên” tạo đẳng cấp thế
giới của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Họ chỉ ra sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ những
huyền thoại mới bên cạnh huyền thoại cổ xưa…
Ở Việt Nam, Mạc Ngôn được biết đến khi Báu vật của đời xuất hiện,
và sau đó là Sống đọa thác đày, được Trần Đình Hiển chuyển dịch, NXB Phụ
Nữ xuất bản năm 2007. Cũng chính dịch giả đã đưa các tác phẩm như: Đàn
hương hình, Cây tỏi nổi giận, Ếch…vào Việt Nam. Trên báo chí, đặc biệt là
các báo điện tử xuất hiện nhiều bài phỏng vấn và bài viết liên quan tới nội
dung tác phẩm. Mạc Ngôn cũng được giới thiệu với độc giả Việt qua cuốn

Mạc Ngôn và những lời tự bạch của dịch giả Nguyễn Thị Thại. Cuốn sách là
tập hợp những bài phỏng vấn của nhà văn, qua đó tác giả trình bày những
quan điểm của mình về sáng tác văn học, bật mí những thủ pháp nghệ thuật
và dấu ấn tuổi thơ trong sáng tác. Có thể nói cuốn sách đã cho người đọc nhìn
nhận nhiều chiều về con người và sáng tác của Mạc Ngôn.
Trên báo Văn nghệ, số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiểu
thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sỹ Điệp. Bài viết tổng kết
những sáng tạo của Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên. Tiếp đó, bài viết
của Lê Huy Tiêu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn in trong
cuốn Cảm nhận mới về văn học Trung Quốc, đã khái quát đặc điểm nghệ

2


thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ hình ảnh, cảm giác, giọng điệu, nghệ
thuật tự sự, ngôn ngữ’ bản sắc dân gian. Nguyễn Thị Tịnh Thy với luận án
tiến sĩ về đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Trên cơ sở
nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung, tác giả đã khảo sát đề tài
trên ba phương diện: Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự, nghệ thuật tổ chức
không gian thời gian và kết cấu tự sự, nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng
điệu, từ đó tác giả chỉ ra những thành tựu và hạn chế của nghệ thuật tiểu
thuyết cũng như vị trí của Mạc Ngôn trong dòng tiểu thuyết Trung Quốc, xác
định phong cách tự sự Mạc Ngôn. Mạc Ngôn đã đưa Cao Mật – quê hương
Cao lương đỏ của mình ra thế giới bằng bút pháp, phong cách riêng. Dù chưa
nhiều, nhưng nhìn chung các sáng tác của Mạc Ngôn, nhất là tiểu thuyết đang
thu hút ngày càng nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
Viết về Sống đọa thác đày,có bài Nhà văn Mạc Ngôn sống đọa thác
đày là “nhánh cây mới trên cái cây già nua” của Trần Trung Sáng trên báo
Văn Nghệ. Theo ông, nếu chưa đọc Báu vật của đời sẽ không thể hiểu được
Mạc Ngôn. Ông nói: Sống đọa thác đày chính là “nhánh mới trên cây già nua

đó”. Hình thức của cuốn tiểu thuyết này khác biệt khá nhiều so với các cuốn
trước. Sống đọa thác đày đã nêu ra một so sánh hình tượng hóa. Đây có thể
coi là cuốn tiêu biểu nhất cho kiến trúc trên bản đồ quê hương Đông Bắc Cao
Mật của ông. Ngoài ra phải đến bài viết Thời gian trong Sống đọa thác đày
của Mạc Ngôn của Nguyễn Thu Phương, đã lập ra thời gian biểu các sự kiện
chính và ngôi kể trong tác phẩm Sống đọa thác đày xong mới chỉ dừng lại ở
việc khảo sát chưa đi sâu phân tích, dấu ấn từng mốc thời gian.
Khóa luận của Phạm Thị Nhung năm 2012 với đề tài Nghệ thuật tiểu
thuyết Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn, đã đi sâu phân tích tác phẩm về tổ
chức kết cấu, nhân vật, không gian, thời gian. Luận văn đã chỉ ra những nét
đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm. Cuộc trò chuyện về Nhà văn Mạc

3


Ngôn: “43 năm thai nghén Sống đọa thác đày” của Nguyễn Lệ Chi trên báo
Người lao động … Hầu hết các bài viết chỉ dừng lại ở điểm sách, chưa tác giả
nào nghiên cứu thật sâu sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Sống
đọa thác đày.
Điểm lại những ý kiến trên, có thể thấy nhiều bài viết về Mạc Ngôn.
Song các bài viết mới chỉ khái quát chung, giới thiệu, cảm nhận về tiểu thuyết
Mạc Ngôn và chủ yếu tập trung ở Báu vật của đời, Đàn hương hình, chưa có
công trình nghiên cứu đi sâu vào phân tích cụ thể các yếu tố trong nghệ thuật
trần thuật của Mạc Ngôn. Đó là cơ sở để tôi làm đề tài này
3. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Nghệ thuật trần thuật trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn

3.2.

Phạm vi khảo sát

Tác phẩm Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, hệ thống, so sánh, phân tích tổng hợp
5. Đóng góp của khóa luận
Từ việc phân tích và kiến giải những đặc điểm của các yếu tố tự sự
trong mối quan hệ lôgic giữa chúng, khóa luận đã xác định phong cách “tự sự
kiểu Mạc Ngôn”. Đó là một phong cách được hình thành nên bởi sự phối kết
giữa đặc trưng tự sự truyền thống và đặc trưng hậu hiện đại của văn học
Trung Quốc.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung khóa luận gồm 2
chương:
Chương 1: Điểm nhìn trần thuật trong Sống đọa thác đày

4


Chương 2: Ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật trong Sống đọa thác
đày

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG SỐNG ĐỌA THÁC
ĐÀY CỦA MẠC NGÔN


1.1. Khái niệm
1.1.1. Trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên thì: “Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác
phẩm tự sự, thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ
thuật này. Nó đánh dấu sự đổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống
sự kiện thắt nút, mở nút sang chủ thể thẩm mỹ của tác phẩm tự sự”[8, tr.248].
Cùng với những quan niệm đó, các tác giả trong cuốn Lý luận văn học
xác định cụ thể: “Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết,
sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể,
hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là sự thể hiện
của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức. Bố cục của trần
thuật là sắp xếp, tổ chức sự tương ứng giữa các phương diện khác nhau của
hình tượng với các thành phần khác nhau của văn bản”[7,tr.307].
Từ những quan điểm đó, ta có thể hiểu: Trần thuật là giới thiệu, khái
quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cái nhìn
nhất định. Nghệ thuật trần thuật là phương diện cơ bản, đặc trưng của phương
thức tự sự, nó có tác dụng soi sáng nội dung tư tưởng của phương thức tự sự.
Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân
trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển
khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ
cấu của nhân cách. Với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một

6


phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại. Trần thuật tồn tại với nội dung
trần thuật và hình thức trần thuật.
1.1.2.Điểm nhìn trần thuật

Các nhà lý luận, phê bình sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để gọi tên
thuật ngữ này: quan điểm trần thuật, điểm nhìn tâm lý, cái nhìn trần thuật,
phương thức trần thuật. Ở đây thống nhất thuật ngữ điểm nhìn trần thuật.
G.N Pospclov khẳng định: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng tiến hành từ
phía một người nào đó”[13,tr.14].Từ đó ông cho rằng: “Mối tương quan giữa
các nhân vật với chủ thể trần thuật gọi là điểm nhìn trần thuật”. Ông khẳng
định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong
tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể
trần thuật, nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà
anh ta miêu tả” [13; 90].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Khoảng cách, góc độ của lời kể đối
với cốt truyện tạo thành cái nhìn”[8,tr.247].
Còn trong Nghệ thuật văn xuôi (1884), Henry James lại cho rằng:
“Điểm nhìn trần thuật là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự
can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở
nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn”[34,tr121].
Nhận thấy vai trò đặc biệt của điểm nhìn trần thuật, nhà lý luận Phương
Lựu đã nhấn mạnh: “Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện của
đời sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện
tượng, nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong hay bên
ngoài”[10,tr12], bởi sự trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật bao giờ cũng tiến
hành từ một điểm nhìn nào đó. Nhà văn không thể miêu tả nghệ thuật và tổ
chức tác phẩm mà không xác lập cho mình một điểm nhìn, một chỗ đứng nhất
định. Việc chọn một chỗ đứng thích hợp để người kể chuyện kể câu chuyện là

7


một trong những sự trăn trở đối với nhà văn khi sáng tạo tác phẩm. Bởi vậy
điểm nhìn trần thuật góp phần đáng kể vào sự thành công của tác phẩm, qua

đó thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trên hành trình lao động nhọc nhằn của
mình.
Điểm nhìn là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật.
Trong tác phẩm Dẫn luận thi pháp học do Trần Đình Sử chủ biên, có viết:
“Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với
cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính
ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, quan sát, cảm thụ của chủ thế đối với
thế giới. Nó là cái vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá bao gồm cả
khoảng cách giữa chủ thế và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn
hóa”[24, tr45]
Như vậy có nhiều quan niệm về điểm nhìn trần thuật, ta có thể thấy:
Điểm nhìn trần thuật là vị trí, khoảng cách, góc độ chủ thể trần thuật dùng để
quan sát đối tượng trần thuật. Điểm nhìn trần thuật có thể từ bên ngoài, có thể
từ bên trong, có cái nhìn từ một phía, có cái nhìn từ nhiều phía … Trong quan
hệ giữa chủ thể trần thuật với người đọc thì chủ thể trần thuật được coi là
người chỉ đường và dẫn dắt người đọc thâm nhập vào tác phẩm theo các diễn
biến, xung đột, thắt nút, mở nút của các sự kiện đời sống. Do đó, điểm nhìn
trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn khá độc đáo tạo nên nét phong cách thống
nhất trong hệ thống các tiểu thuyết của ông.
1.1.3. Người kể chuyện
Theo các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa, thì “người
trần thuật là một nhân vật hư cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự là do hành vi
ngôn ngữ của anh ta tạo thành (…) nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một
nhân vật hoặc ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự” [8, tr.211-212]. Như vậy,
người kể chuyện là một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm của

8


mình và văn bản tự sự chính là sản phẩm ngôn từ do hoạt động ngôn ngữ

nhân vật xây dựng nên.
Tác giả Lại Nguyên Ân lại đưa ra một định nghĩa khác: “Trần thuật tự
sự được dẫn dắt bởi một ngôi được gọi là người trần thuật – một loại trung
giới giữa cái được miêu tả và thính giả (độc giả), loại người chứng kiến và
giải thích những gì đã xảy ra” [3,tr.360].
Thực chất kể chuyện là hoạt động hội thoại giữa người kể chuyện và
người nghe. Người kể có thể kể về mình (kể về ngôi thứ nhất), hoặc kể về
người khác (ngôi thứ ba), cũng có thể kể về ngôi thứ hai (kể về người nghe).
Mỗi định nghĩa khai thác người kể chuyện ở một phương diện khác nhau,
nhưng tựu trung, chúng ta có thể khái quát được những đặc điểm cơ bản sau
về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự: Người kể chuyện là một dạng hình
tượng do tác giả hư cấu, sáng tạo nên, là người đại diện phát ngôn cho tác giả
trong tác phẩm tự sự.Trong phạm vi tác phẩm, người kể chuyện là chủ thể của
lời kể, là người đứng ra kể chuyện và là nhân tố trung tâm chi phối việc tổ
chức, kết cấu cấu trúc của văn bản tự sự.Tác phẩm tự sự nào cũng có hình
tượng người kể chuyện của nó. Người đọc luôn cảm thấy được linh hồn của
người kể chuyện một cách gần gũi, rõ rệt. Người kể chuyện giữ vai trò là cầu
nối giữa tác giả, tác phẩm với người đọc. Người đọc nhận ra hình tượng người
kể chuyện qua cái nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ và
tình cảm của anh ta.
Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự là yếu tố thể hiện rõ nhất, trực
tiếp nhất quan điểm, tư tưởng, phong cách của nhà văn. Người kể chuyện gắn
với khái niệm ngôi kể và điểm nhìn.
1.2. Điểm nhìn gắn với ngôi kể trong Sống đọa thác đày
Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chính là hai yếu tố cấu thành phương
thức trần thuật của một tác phẩm văn học. Sự phối hợp giữa hai yếu tố này

9



với nhau tạo thành các phương thức tự sự khác nhau, mang lại những khả
năng khái quát hiện thực phong phú cho truyện kể, đồng thời mở rộng những
phương diện tiếp cận nghệ thuật đa dạng cho độc giả đối với thế giới hư cấu
trong truyện. Người kể có thể kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn “biết
tuốt” bằng một thái độ khách quan. Anh ta cũng có thể vắng mặt trong thế
giới nhân vật trong truyện, nhưng vẫn thể hiện được dấu ấn chủ quan của
mình khi trần thuật dựa vào điểm nhìn bên trong của nhân vật.
Trong văn học truyền thống, người trần thuật dùng giọng điệu của
người ngoài cuộc (ngôi thứ ba) kể chuyện. Người trần thuật ở đây là người
biết hết tất cả, người trần thuật lớn hơn cả nhân vật. Cách trần thuật đó có lợi
thế là tác giả có điều kiện tự do phóng khoáng trong cách viết nhưng sẽ có
trường hợp việc này làm nảy sinh tùy tiện khống chế, sắp xếp các nhân vật và
sự kiện, người đọc sẽ không có cơ hội được hoài nghi, tranh cãi hay đặt ra
một câu về một sự tranh luận nào đó. Người đọc có cảm giác có một đáng
toàn năng đang chi phối câu chuyện này chứ không thấy câu chuyện diễn tiến
một cách tự nhiên, phát triển một cách logic theo nội tại của nó.
Trong một vài năm đầu thời kì đổi mới, do sự đổi mới trong quan niệm
nghệ thuật và con người thì các nhà văn đã nhận thấy sự độc quyền của việc
sử dụng ngôi kể thứ ba là không còn phù hợp. Vì vậy, sự xuất hiện của nhân
vật người kể chuyện hiện diện trong tác phẩm đã tạo điều kiện cho nhà văn
thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm con người.
Xuất hiện trong tác phẩm văn học tự sự với tư cách là người tái hiện
những vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm, là cầu nối để nhà văn thể hiện
quan điểm và tư tưởng của mình, người kể chuyện có vai trò hết sức quan
trọng. Sẽ không có và không thể cảm thụ được trọn vẹn giá trị của tác phẩm
nếu không theo dõi kiểu cách trần thuật trong từng lời, từng ý của nhân vật

10



người kể chuyện. Sẽ là chân thực và đặc sắc hơn nếu tác phẩm có sự đa dạng
về ngôi kể.
Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, tất cả những truyện kể ở ngôi thứ ba
đều được dẫn dắt bởi người kể chuyện có tầm hiểu biết hạn tri, đối lập với
người kể chuyện tòan tri truyền thống. Mỗi người kể chuyện chỉ nắm giữ một
phần hiện thực, quyền năng của họ đã bị tước bớt, và nếu không có sự phối
hợp của những người kể chuyện khác thì bức tranh hiện thực mà họ tái hiện sẽ
không thể vẹn toàn. Vì vậy, sự hạn tri của người kể chuyện đã gián tiếp tạo
nên tính đa thanh, đa giọng điệu cho tác phẩm. Sống đọa thác đày là tác phẩm
đã chiếm lĩnh được độc giả bởi sự đa dạng đó. Không chỉ bắt gặp hình thức
người kể chuyện ở ngôi thứ nhất mà còn xuất hiện một phương thức hiếm gặp
là người kể chuyện ở ngôi thứ hai. Hơn thế nữa, việc sử dụng Mạc ngôn – tác
giả thực tế, như một cách kể chuyện đặc biệt là nét độc đáo trong Sống đọa
thác đày. Sự đa dạng ngôi kể cho thấy câu chuyện được nhìn từ bên trong ra,
từ bên ngoài vào. Do đó, ít nhiều mang tới cho câu chuyện sự đan xen, lồng
ghép và sự chân thực.
1.2.1. Điểm nhìn bên trong ở ngôi thứ nhất (điểm nhìn súc vật) với người
kể chuyện tự bạch
Người kể chuyện tự bạch lộ diện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi”
dưới hai dạng: có thể là kể câu chuyện với tư cách là người quan sát, làm
chứng, hoặc giữ vai trò là một yếu tố của tổ chức tự sự, đồng thời trực tiếp
tham gia vào hành động truyện. Đặc biệt người kể chuyện này trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn vô cùng đa dạng, đa biến và đa phần là “không đáng tin
cậy”. Có khi “tôi” là con người, có khi là con vật, có khi mỗi vai kể một sự
kiện, có khi tất cả các vai cùng hướng vào một sự kiện. Bằng điểm nhìn bên
trong, người kể chuyện tự bạch dù trong vai trò chứng nhân hay trải nghiệm

11



đều có thể diễn tả tâm lý, nội tâm nhân vật. Vì vậy, nội dung được kể từ họ
thường dễ gây xúc cảm cho người đọc.
Đa phần trong các tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều có sự tham gia của cái
“tôi”tự thuật. Có thể nói, trần thuật ở ngôi thứ nhất đã tạo ra một bước tiến
quan trọng trong việc sáng tạo và khám phá hiện thực.Người kể chuyện mang
điểm nhìn bên trong vì đó chính là nhân vật ngay trong câu chuyện, ở đây là
Tây Môn Lừa, Tây Môn Trâu, Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó, Tây Môn Khỉ.Với
ngôi trần thuật này, người kể chuyện xưng tôi có vai trò to lớn trong việc quyết
định cấu trúc tác phẩm cũng như toàn quyền miêu tả những nhân vật khác từ
điểm nhìn của bản thân.
Khác với nhiều nhà văn và các tác phẩm khác của Mạc Ngôn, nhân
vật người kể chuyện xưng tôi trong Sống đọa thác đày của ông là súc vật: lừa,
trâu, lợn, chó, khỉ. Nhân vật đó đã kể chuyện bằng tất cả sự trải nghiệm, có
lúc kể chuyện người khác với tư cách chứng nhân. Qua điểm nhìn của chúng,
người đọc cảm nhận được, con người và xã hội ở Sống đọa thác đày dường
như có quá nhiều dã tính và sai lầm. Để cho súc vật phán xét con người, dùng
góc nhìn của động vật để quan sát sự biến đổi của thế giới loài người, quan sát
và thể nghiệm sự thay đổi của nông thôn. Đó cũng là những nét lạ hóa đặc sắc
trong nghệ thuật tự sự Mạc Ngôn.
Những con vật trong Sống đọa thác đày đều là hậu kiếp của địa chủ
Tây Môn Náo, con người “cả đời chưa làm điều gì thất đức” – bị giết oan
trong cải cách ruộng đất.
Toàn bộ quyển một được kể bằng ngôi thứ nhất: kiếp lừa phóng đãng.
Câu chuyện được nhân vật tôi – Tây Môn Náo và Tây Môn Lừa kể về cuộc
đời bị đày đọa dưới âm tào địa phủ, chịu cực hình tàn khốc được đầu thai
thành lừa trải qua mọi thăng trầm của cuộc sống. Tây Môn Lừa chứng kiến
cảnh Lam Mặt Xanh làm ăn cá thể, cả xã hội đã tẩy chay ông, loại ông ra khỏi

12



xã hội. Hậu quả của việc này là những người của công xã đã đến cướp hết
lương thực của Lam Mặt Xanh. Tây Môn Lừa đã nhìn thấy hết thảy những bất
công mà xã hội đã tạo ra với mình và ông chủ của mình.
Cuộc sống là những ngày lao động vất vả, cực nhọc và vô vàn khó
khăn. Đó cũng là những năm mất mùa lớn:“Cái đói làm cho con người biến
thành một loài dã thú hung tàn”. Hoàn cảnh đói khổ lúc đó khiến con người
phải làm những việc không đành để nuôi sống mình, dân làng đã giết lừa lấy
thịt chia nhau. Kiếp lừa hóa kiếp và kết thúc từ đây: “Linh hồn tôi bay lên, lơ
lửng trên không gian, nhìn xuống thấy những người đói khát kia kẻ dao người
thớt đang cắn vụn thi thể tôi thành hàng trăm mảnh”, đó là thời điểm của
năm 1959. Như vậy, kiếp lừa tồn tại trong vòng chín năm trời và đã kể một sự
loạt những sự kiện lớn liên quan lẫn nhau làm nền cho câu chuyện ban đầu.
Quyển hai: Kiếp trâu quật cường: Nhân vật “tôi” đóng vai trò là người
kể chuyện chính là Lam Giải Phóng. Tây Môn Lừa giờ đây đã đầu thai thành
Tây Môn Trâu. Hai bố con Mặt Xanh ra chợ mua trâu và câu chuyện lôi kéo
mọi người vào công xã cũng nảy sinh từ đây. Cho dù, mọi người khuyên can
nhưng Mặt Xanh quyết giữ con trâu của mình và quyết không gia nhập công
xã. Mặt Xanh và Tây Môn Trâu tự do tự tại đi theo con đường của mình dù có
bị gia đình li tán, bị chèn ép ra sao họ vẫn ngày đêm cần cù trên mảnh đất nhỏ
giữa những thửa ruộng lớn. Cuối cùng Tây Môn Trâu bị tra tấn dã man dưới
bàn tay của Kim Long. Và qua lời kể của Lam Giải Phóng thì câu chuyện lại
càng cảm động hơn bởi tình người và con vật thân yêu: “Tây Môn Trâu chết
trên mảnh đất cá thể của bố tôi. Cái chết của cậu đã làm mọi người tỉnh ra
rất nhiều trong cái cao trào cách mạng văn hóa ấy”. Kiếp trâu quật cường đã
đầu thai thành kiếp lợn hoan lạc. Dưới đôi mắt của súc vật, Tây Môn Trâu vẫn
nhìn thấy, nhận ra những sai lầm của kiểu làm ăn tập thể. Trong khi đó, toàn
xã hội loài người không thể hoặc không dám nhận ra điều đó:“Trâu cá thể là

13



trâu phản động”, bản án đã tròng vào cổ Tây Môn Trâu và con trâu ấy đã
chấp nhận một cách kiên cường, cho dù bị đày đọa thân xác nhưng vẫn quyết
không trở thành trâu của công xã.
Quyển ba, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất là Tây Môn Lợn với hơn
250 trang, là quyển dài nhất kể về cuộc đời của kiếp lợn với bao sóng gió và
sự kiện diễn ra trong hơn mười năm (từ những năm 70 đến năm 1982). Năm
năm làm vua lợn, đối với Tây Môn Lợn đó là cả một thời kì có cả huy hoàng,
có cả sự thất bại và cuối cùng cũng phải ra đi vì cứu những đứa trẻ con. Câu
chuyện về Tây Môn Lợn phấn khởi với chỗ ở mới và công cuộc cho đại hội
nuôi lợn ở làng quê Đông Bắc Cao Mật, rồi đến cuộc đại chiến của Tây Môn
Lợn và Tiểu Lam.
Nếu kiếp trâu quật cường hóa kiếp một cách đau đớn và nặng nề bao
nhiêu thì kiếp lợn lại nhẹ nhàng bấy nhiêu. Trước khi chết, Tây Môn Lợn còn
cứu đám trẻ con: “Trước lúc chết, nhớ lại chuyện xưa. Cứu trẻ con, vua lợn
hóa kiếp”. Một câu kể về sự hóa kiếp thật nhẹ nhàng và thanh thản: “Ba
tháng sau tôi chết. Đó là vào một buổi chiều không có mặt trời, trên dòng
sông phía sau làng Tây Môn, một đám trẻ con đến mười mấy đứa đang nô
đùa trên băng dày”.
Tây Môn Lợn lại tỏ ra hiểu biết hơn khi nhận ra rằng, trong thời cách
mạng văn hóa, người ta “sẽ làm được những chuyện mà ngày nay mọi
người có thể cho là tức cười và ấu trĩ, nhưng trong thời ấy lại là một kỳ
tích vinh quang”. Sống trong tập thể đó, nó ghét cái gọi là “hội nghị điển
hình tiên tiến về nuôi lợn”… và nó dám bỏ trại nuôi lợn để tìm tự do. Tây
Môn Lợn thể hiện cái nhìn sâu soi rọi vào tâm can nhân tính và thú tính.
Không phải ngẫu nhiên mà kiếp lợn lại có thời gian văn bản dài hơn các
kiếp khác. Ở kiếp sống này Tây Môn Lợn đã cho người đọc thấy được cái
nhìn cả về xã hội con người cũng như động vật.


14


Quyển bốn: Kiếp chó trung thành, Lam Giải Phóng và Tây Môn Chó là
hai nhân vật thay nhau kể chuyện. Hai người kể chuyện đan xen nhau, đều ở
ngôi thứ nhất. Câu chuyện được nhìn nhận ở dưới nhiều góc độ khác nhau,
tạo nên nét đặc sắc rất riêng chỉ có ở Sống đọa thác đày. Tây Môn Chó không
chỉ hiểu cuộc sống nhân tính của con người mà nó còn biết cảm thông cho
những bi kịch mà con người phải gánh chịu. Nếu theo dõi toàn bộ câu chuyện,
người ta dễ dàng nhận thấy rằng nếu ở các quyển trước con người và cả loài
súc vật phải đấu tranh với cái đói, cái khát, lúc nào cũng đứng trước nguy cơ
bị diệt vong vì cuộc sống gian khổ, thì đến quyển bốn, người và chó đều được
sống no đủ, thậm chí dư thừa tới mức Chó Bốn được ăn cả những sơn hào hải
vị. Nhưng khi đã đầy đủ về vật chất thì những dục vọng của con người lại đẩy
họ vào bi kịch. Chó Bốn không những biết được tâm tư của người trong gia
đình ông chủ mà dường như nó còn thấu hiểu và cảm thông với từng người.
Ở quyển này, Chó Bốn cũng rời xa vùng Cao Mật để đến với thành
phố, một không gian khác một cuộc sống khác, một người chủ khác. Nhưng
Chó Bốn vẫn thể hiện cái nhìn rất sâu sắc và tri kỉ với con người. Trong mục
41 của quyển bốn, Chó Bốn có kể câu chuyện tình cảm, những rạn nứt trên
của Lam Giải Phóng và Hợp Tác: “Tôi biết khi làm tình với vợ, trong lòng
ông nổi lên cảm giác đạo đức khiến ông có thể chế ngự cảm giác ghét bỏ đối
với vợ”.
Với vai trò của người kể chuyện, chó Bốn cũng đã nói hộ tâm tư, bộc lộ
những suy nghĩ của Hợp Tác – khi mà chồng cô là Lam Giải Phóng đang bỏ
mặc cô để đến với Xuân Miêu:
“Chó Bốn! Mày nghĩ tao phải làm gì bây giờ?
Chó Bốn! Mày nghĩ là cô ta sẽ bỏ ông ấy chứ?
Chó Bốn! Mày nói đi. Là tao sai hay ông ấy sai?”


15


Rất nhiều lần Chó Bốn dùng cụm từ “tôi biết” để thể hiện sự thông
hiểu của mình với tâm tư sâu kín của con người, và cũng rất nhiều lần con
người nhìn nó, nói chuyện với nó như với một người tri kỉ vậy.
Dưới con mắt của Tây Môn Khỉ, nó lại chứng kiến những đổi thay hoàn
toàn khác và những quả báo mà họ phải gánh chịu. Những cái chết bất đắc kỳ
tử liên tiếp dồn đến gia đình này. Những cậu ấm, tiểu thư của gia đình này trở
thành kẻ bụi đời và đỉnh điểm là anh em chú bác ruột loạn luân với nhau. Và
kết quả là họ sinh ra “đứa con của thiên niên kỉ”, Lam Ngàn Năm Đầu To
chính là kiếp luân hồi cuối cùng của Tây Môn Náo sau năm kiếp làm súc vật.
Tây Môn Khỉ không lên tiếng, không kể chuyện và nó cũng xuất hiện trong
quãng thời gian ngắn ngủi. Nhưng Tây Môn Khỉ chính là người bạn, là niềm
động viên an ủi duy nhất và cuối cùng của cô chủ Phượng Hoàng.
Lừa, trâu, lợn, chó, khỉ, mỗi kiếp luân hồi đều tương ứng với mỗi giai
đoạn của lịch sử Trung Quốc nửa cuối thế kỷ XX: cải cách ruộng đất, hợp tác
hóa, cách mạng văn hóa, cải cách mở cửa…Trải qua các kiếp đầu thai, mãi
cũng không thoát khỏi kiếp đọa đày. Mỗi kiếp sống vừa kể về cuộc đời của
loài súc vật đó với yêu thương và hận thù, khát vọng và hiện thực. Đây là
những hình ảnh ẩn dụ về những khổ đau của con người Trung Quốc trong
suốt 50 năm:
“Trâu chân thực mà quật cường, lợn bần tiện mà dữ tợn, chó trung
thành mà nịnh bợ, khỉ nhanh nhảu mà láu cá”. Dưới góc nhìn của chúng, xã
hội thời bấy giờ dường như chỉ có quá nhiều dã tính. Những nhược điểm của
chúng, con người đều có, thậm chí còn nhiều hơn cả chúng. Còn những ưu
điểm có ở chúng thì lại không có ở con người, cũng chỉ có chúng mới có thể
nhận ra những bất công và tồi tàn trong xã hội ngày ấy. Những sai lầm của
con người trong lịch sử được chúng nhìn nhận ra. Còn con người mù quáng
và không nhận ra điều đó, thậm chí con người vẫn còn trượt trên con dốc của


16


sự sai lầm đó. Ở đây chúng chỉ là những vật bình thường, chúng đóng vai trò
là nhân vật xưng tôi tự kể chuyện. Đặc biệt, chúng sống bên cạnh loài người,
quan sát mọi hoạt động của con người, vừa cố lý giải đến tận cùng những
trạng thái cảm xúc của con người vừa phán xét những hành vi của người
Trung Quốc.
Dùng góc nhìn của súc vật để phán xét, để quan sát sự thay đổi của thế
giới loài người là nét đặc sắc trong nghệ thuật lạ hóa của Mạc Ngôn. Bằng bút
pháp nhân hóa đến độ sâu sắc, Mạc Ngôn đã thể hiện thành công giọng điệu
châm biếm sâu cay. Nó giống như việc dùng các nhân vật điên để phác họa
một con người ở trạng thái khác. Dùng loài vật cũng là cách nhìn về con
người, để dễ dàng nhận ra sự tha hóa đạo đức của xã hội. Con Lừa là nhân vật
trung tâm, nhân vật chính của câu chuyện. Cách nhìn của nó ở trong xã hội đó
để phán xét, đánh giá con người. Do đó, có thể thấy cách kể chuyện này là
sáng tạo độc đáo của riêng nhà văn trên cơ sở tiếp thu truyền thống.
Có thể nhận thấy ngôi thứ nhất là ngôi kể chính của toàn bộ câu chuyện
và có nhiều nhân vật tham gia kể chuyện từ ngôi này: Tây Môn Náo, Tây
Môn Lừa, Tây Môn Trâu, Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó, Lam Giải Phóng,
Lam Ngàn Năm Đầu To, Mạc Ngôn. Nhân vật trung tâm đứng ra xưng tôi kể
chuyện khiến cho câu chuyện vừa khách quan vừa chủ quan. Nó góp phần bộc
lộ tâm trạng, cái nhìn của nhân vật một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, tuy
cùng dùng ngôi thứ nhất kể nhưng mỗi nhân vật lại có lối kể chuyện khác
nhau, và có sự thay đổi linh hoạt làm cho cách kể không trở nên nhàm chán
trong suốt 800 trang truyện.
Kể chuyện từ ngôi thứ nhất là một hình thức quen thuộc trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn. Thường các nhân vật đóng vai trò người kể chuyện này
cũng là nhân vật tham gia trực tiếp vào cốt truyện, kể lại câu chuyện của mình

và của người khác vừa với tư cách người tham gia vừa với tư cách người
chứng kiến. Nét độc đáo nhất của tiểu thuyết này là ở thân phận của người kể

17


chuyện Lam Ngàn Năm Đầu To. Do đó, về hình thức có hai người kể chuyện
ở ngôi thứ nhất nhưng thực tế lại có tới bảy người cùng tham gia kể chuyện.
1.2.2. Điểm nhìn bên ngoài với người kể chuyện ở ngôi thứ hai (trẻ thơ) và
sự phân thân đa ngã
Trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết Mạc Ngôn, bên cạnh những
người bình thường, nổi bật lên những nhân vật dị thường, từ ngoại hình đến
tính cách, từ hành tung bí ẩn đến khả năng siêu phàm, từ không gian tồn tại
đến quá trình sống bất thường,… Những nhân vật như vậy được chúng tôi gọi
là kỳ nhân và một trong số đó là kiểu nhân vật trẻ thơ – người lớn.
Trước tiên, có thể nói, điểm nhìn trẻ thơ không phải là mới lạ và
cũng không phải là duy nhất có trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn.
Chúng ta đã gặp cách nhìn bằng con mắt trẻ thơ này ở La Tiểu Thông trong
Bốn mươi mốt chuyện tầm phào, hay Kim Đồng trong Báu vật của đời và
Đậu Quan trong Cao lương đỏ. Cũng không phải chỉ Mạc Ngôn sử dụng
điểm nhìn này. Nhưng để trở thành hệ thống trong các sáng tác của mình
thì không phải nhà văn nào cũng làm được.
Đó là những nhân vật mà yếu tố trẻ thơ và yếu tố người trưởng thành
cùng tồn tại. Nhân vật là trẻ thơ khi xét về vóc dáng, tuổi tác, nhưng tâm hồn,
suy nghĩ, hành động lại rất người lớn.
Dạng nhân vật là những đứa trẻ sở hữu một trí tuệ vượt tuổi, có
những suy nghĩ, hành động khiến người trưởng thành phải ngạc nhiên. Đại
diện cho dạng này có thể kể đến Lam Ngàn Năm Đầu To trong Sống đọa
thác đày Lam Ngàn Năm Đầu To là đứa trẻ mang những đặc điểm khác
thường do gốc gác đặc biệt của nó. Từ góc độ sinh học, cậu bé là một quái

thai, sản phẩm của mối tình loạn luân giữa Bàng Phượng Hoàng và Lam
Khai Phóng - hai anh em con cô bác ruột, có chung bà nội. Khi biết sự thật,
Lam Khai Phóng từ đỉnh cao hạnh phúc rơi xuống vực sâu bi kịch. Quá đau

18


đớn, anh tự sát, để lại Bàng Phượng Hoàng với một sinh linh đang hoài
thai. Đúng ngay thời khắc chuyển giao thế kỷ, Bàng Phượng Hoàng hạ sinh
Lam Ngàn Năm Đầu To rồi ra đi. Là nạn nhân của những tội lỗi mà thế hệ
trước gây ra, đứa con phải mang trên mình một hình hài, một thể chất dị
thường: “một cái đầu to quá mức, không tương xứng với vóc dáng và tuổi
tác, bị mắc bệnh máu không đông”. Cái đầu to khác thường của Lam Ngàn
Năm Đầu To có lẽ là vì nó phải chất chứa một ký ức kéo dài năm mươi
năm và kinh qua nhiều kiếp tồn sinh đầy sóng gió. Khuyết tật về thể xác
được giải thích bằng lý thuyết di truyền học, siêu việt về trí nhớ được giải
thích bằng tư tưởng luân hồi trong Phật giáo. Chính ở phương diện này,
Lam Ngàn Năm Đầu To trở nên siêu thực vì nó là nhân vật có sự dung hợp
giữa thực và ảo vô cùng đậm nét. Nhân vật này đứng ở ranh giới giữa đôi
bờ siêu nhiên, kỳ ảo và phàm trần, dị biệt.
Lam Ngàn Năm Đầu To kể câu chuyện của mình khi vừa tròn sinh nhật
năm tuổi, do vậy, từ góc độ nào đó, cậu thuộc dạng nhân vật kỳ tài với trí nhớ
phi phàm và khả năng nói thao thao bất tuyệt. Cái chất người lớn của nhân vật
còn được thể hiện thông qua câu chuyện mà nhân vật kể. Những kiếp trầm
luân đọa đày đã được kể lại bằng một giọng điệu bi phẫn, của một người đích
thân trải nghiệm tất cả những đau khổ ấy. Một đứa trẻ năm tuổi bình thường
tất nhiên không thể nào có được điều đó. Sự kết hợp giữa một thể xác trẻ thơ
với một ký ức trải nghiệm một đời đã tạo nên một kỳ nhân Lam Ngàn Năm
Đầu To đầy ám ảnh. Đây là nhân vật được tạo nên bởi sự kết hợp giữa thể
xác, vóc dáng trẻ thơ nhưng dung chứa tâm hồn và bản chất của những người

trưởng thành, từng trải. Với nhân vật, ở đây là những trải nghiệm lâu dài và
khổ sở. Nhân vật này không mang đến cho người đọc cảm giác tươi trẻ, đáng
yêu của một đứa trẻ mà khiến chúng ta xót xa cho kiếp người, cảnh giác trước
sự suy đồi đạo đức và tự nhận thức lại chính mình. Dưới ngòi bút của Mạc
Ngôn, các nhân vật nông sâu đều mang đồng tâm - tâm hồn con trẻ. Thời niên

19


thiếu có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.
Lam Ngàn Năm Đầu To là minh chứng sinh động trong mỗi tác phẩm, Mạc
Ngôn đều cấp cho các nhân vật trẻ thơ một tuổi thơ không bình yên. Môi
trường mà chúng tồn tại đầy sự thiếu thốn về vật chất, sự hỗn tạp về nhân
cách, sự suy yếu của đạo đức. Tuổi thơ của Lam Ngàn Năm Đầu To được tính
bằng cả sáu kiếp luân hồi với biết bao đau khổ, bất hạnh. Những kiếp sống
trầm luân qua quá trình đầu thai chuyển kiếp lại trở thành ký ức bám riết lấy
cậu bé mới chỉ lên năm tuổi này. Với một ký ức dị thường như vậy, Lam
Ngàn Năm Đầu To tất nhiên không thể có một tâm hồn thơ ngây, trong sáng
được.
Từ điểm nhìn của trẻ thơ, lịch sử, chính trị, chiến tranh, tôn giáo, đạo
đức, tình yêu, tình dục…đều được nhìn nhận, tái hiện một cách khách quan,
hồn nhiên, trần trụi và chân thực. Sáng tạo ra kiểu điểm nhìn này là tài năng
trong nghệ thuật viết truyện của Mạc Ngôn.
Góc nhìn trẻ thơ được sử dụng để soi rọi vào ngóc ngách tâm hồn con
người, những phức tạp của nhân tình thế thái.
Dưới góc nhìn trẻ thơ, mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội, chiến tranh và đạo đức…được nhìn nhận một cách khách quan, hồn nhiên
và chân thật hơn bao giờ hết. Bởi trẻ thơ thường trong sáng trong cách nhìn
nhận ít bị chi phối bởi định kiến, thiên kiến. Nhưng góc nhìn này không đơn
thuần là góc nhìn của những đứa trẻ, nhiều khi đứa trẻ này già hơn so với tuổi

của mình, khiến cho câu chuyện được kể dưới một cái nhìn rất đặc biệt. Chính
góc nhìn này khiến Mạc Ngôn có cơ hội để giải thích với độc giả những vấn
đề lớn lao của xã hội thời bấy giờ.
La Tiểu Thông và Lam Ngàn Năm Đầu To là cách nhìn của những đứa
trẻ tinh ranh, đặc biệt là cái nhìn của Lam Ngàn Năm Đầu To.

20


Dưới con mắt của Lam Ngàn Năm Đầu To, những góc khuất trong tâm
địa mọi âm mưu đen tối, hành vi ám muội của con người có thể lí giải được.
Để tồn tại trong xã hội đó và để tự bảo vệ mình, chúng phải thực sự láu cá, lõi
đời. Đó cũng là cách duy nhất để những đữa trẻ này có thể tồn tại trong xã hội
“ăn thịt người” đó.
Lam Ngàn Năm Đầu To mới năm tuổi đã thông hiểu tất cả sáu kiếp
luân hồi của mình cũng với bao phen chìm nổi của làng Đông Bắc Cao Mật
trong suốt 50 năm cuối thế kỉ XX. Sở dĩ tại sao tác giả lại lựa chọn và cần
phải dùng góc nhìn trẻ thơ trong trường hợp này là để giải thích những khúc
mắc, phức tạp và khuất tất của nhân tình thế thái và lịch sử. Đây cũng là điều
mà Mạc Ngôn muốn cảnh báo về sự tha hóa của con người trong xã hội Trung
Quốc hiện đại. Lam Ngàn Năm Đầu To giống như tên của một cuốn tiểu
thuyết ở Việt Nam Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. Trong
cái đầu của anh ta là lịch sử cả một vùng quê, là kiếp trầm luân của bản thân
mình. Tuy là ánh mắt trẻ thơ nhưng lại là ánh mắt già dặn và trải nghiệm, đã
đi qua hết những nỗi đau để hiểu thấu triết lí của cuộc đời.
Lựa chọn điểm nhìn trẻ thơ để viết về cuộc sống phức tạp của người
lớn. Mạc Ngôn không viết các câu chuyện thiếu nhi. Ông muốn đưa đến cho
độc giả một câu chuyện phức điệu và chân thực nhất về cuộc đời nhưng bằng
một góc nhìn mới. Nó khác với việc đặt điểm nhìn vào trẻ thơ để sáng tác các
câu chuyện cho bạn đọc là trẻ em, hoặc viết về trẻ em. Ở đây, nhân vật trẻ thơ

mang góc nhìn trẻ thơ cũng là một nhân vật tham gia vào câu chuyện phức tạp
ấy, cũng là nhân vật chứng kiến những biến động của lịch sử do đó, góc nhìn
của chúng cho ta cảm nhận sâu sắc hơn về những gì “người lớn” làm.
Người kể chuyện phân thân đa ngã trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là một
kiểu con người cô đơn, đánh mất bản thể, đầy hoài nghi. Trong các tác phẩm
tiểu thuyết, người kể chuyện ở ngôi thứ hai là trường hợp rất hiếm gặp nhưng

21


×