Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ phòng giao dịch tây đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH


TRẦN MINH THƠM
MSSV: C1200200

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201

THÁNG 08 - 2014
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH


TRẦN MINH THƠM
MSSV: C1200200

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN TRUNG TÍNH

THÁNG 08- 2014
2


LỜI CẢM TẠ

Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được trang bị
những kiến thức cơ bản với sự dạy dỗ tận tâm của thầy cô Khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh và sự hướng dẫn nhiệt tình trong thời gian thực tập của
các anh chị trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ,
phòng giao dịch Tây Đô đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài
“Phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu,Chi nhánh Cần Thơ, phòng giao dich Tây Đô”.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian qua, đồng thời luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy mới
để cho chúng em học tập đạt hiệu quả nhất. Đặc biệt, em xin chân thành cảm
ơn thầy Nguyễn Trung Tínhđã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt luận
văn này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và toàn thể cơ quan của
Ngân hàng Á Châu_ PGD Tây Đô đã cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết và chỉ
dẫn góp ý cho em hoàn thiện luận văn này.
Cuối lời, em xin kính chúc Thầy Nguyễn Trung Tính cùng với quý thầy
cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh lời chúc sức khỏe và gặt hái được

nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. Em cũng xin kính
chúc Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng dồi dào
sức khỏe, ngày càng thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày....tháng....năm......
Người thực hiện

Trần Minh Thơm

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Trần Minh Thơm

ii


MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi thời gian ..................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi không gian.................................................................................. 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 3
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về tín dụng ........................................................ 4
2.1.2 Đặc trưng của tín dụng ............................................................................. 5
2.1.3 Các bước trong quy trình tín dụng ............................................................ 6
2.1.4 Một số khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng .............................................. 6
2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ......................................................................6
2.1.4.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng .................................................................6
2.1.5 Nguyên nhân rủi ro tín dụng.....................................................................7
2.1.5.1 Nguyên nhân khách quan ......................................................................7
2.1.5.2 Nguyên nhân thuộc về người đi vay ...................................................... 7
2.1.5.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay ............................................. 7
2.1.6 Tác động của rủi ro tín dụng.....................................................................7
2.1.7 Phân loại nợ ............................................................................................. 8
2.1.8 Trích lập dự phòng ................................................................................... 10
2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng và rủi ro tín dụng ngắn hạn ...................... 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu..................................................................12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ ....................... 14
iii



3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ ..................................................... 14
3.1.1 Quá trình hình thành ................................................................................ 14
3.1.2 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của ACB – Phòng Giao
Dịch Tây Đô ....................................................................................................16
3.2 KHÁI QUÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHÒNG
GIAO DỊCH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011-6T 2014.......................................... 17
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN
THƠ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ............................................................... 21
4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU, CHI
NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ ................................................................ 21
4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ ............................ 24
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NH TMCP Á
CHÂU, CHI NHÁNH CẦN THƠ, PDG TÂY ĐÔ ........................................... 29
4.3.1 Doanh số cho vay .................................................................................... 29
4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_PGD Tây Đô
giai đoạn 2011- 6T2014 29
4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_PGD
Tây Đô giai đoạn 2011- 6T2014 .......................................................................32
4.3.2 Doanh số thu nợ ...................................................................................... 33
4.3.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_PGD Tây Đô
giai đoạn 2011- 6T2014 .................................................................................... 33
4.3.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_PGD
Tây Đô giai đoạn 2011- 6T2014 .......................................................................35
4.3.3 Tình hìn dư nợ ......................................................................................... 37
4.3.3.1 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_PGD Tây Đô
giai đoạn 2011- 6T2014 .................................................................................... 37

4.3.3.2Tình hình dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_PGD
Tây Đô giai đoạn 2011- 6T2014 .......................................................................39
4.4 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHTMCP Á
CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ............................................. 41
4.4.1 Nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng theo nhóm nợ tại ACB_ PGD TâyĐô
giai đoạn 2011 – 6t 2014 ................................................................................... 46
4.4.2 Phân tích nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng theo ngành kinh tế tại ACB_
PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014 ............................................................. 49

iv


4.4.3 Phân tích nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng theo đối tượng khách hàng tại
ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014................................................... 50
4.5 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NH TMCP Á CHÂU, PGD TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 20116T 2014 ............................................................................................................ 53
4.5.1 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn .....................................53
4.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn .......................................... 56
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI
NHÁNH CẦN THƠ-PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ ......................................59
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................................................59
5.1.1 Những thuận lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh
Cần Thơ-phòng giao dịch Tây Đô .....................................................................59
5.1.2 Những khó khăn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh
Cần Thơ - phòng giao dịch Tây Đô ..................................................................59
5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT .......................................................... 60
5.2.1 Mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. ............................... 61
5.2.3 Chủ động phân tán rủi ro .......................................................................... 61
5.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tín dụng ........................................ 62

5.2.5 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng ........... 62
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ............................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 65

v


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2011 –
2013 của NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ –phòng giao dịch Tây Đô ......18
Bảng 3.2: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh trong 6T2014 của
NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô .................... 18
Bảng 4.1 Khái quát nguồn vốn tại NHTPCP Á Châu - PGD Tây Đô
giai đoạn 2011-6T2014 ..................................................................................... 21
Bảng 4.2 Khái quát nguồn vốn tại NHTPCP Á Châu - PGD Tây Đô
sáu tháng đầu năm 2014 .................................................................................... 21
Bảng 4.3 khái quát tình hình tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 20112013.................................................................................................................. 24
Bảng 4.4 khái quát tình hình tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng
đầu năm 2014 ...................................................................................................25
Bảng 4.5 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây
Đô giai đoạn 2011-1013 .................................................................................... 29
Bảng 4.6 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây
Đô 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................. 30
Bảng 4.7 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_
PGD Tây Đô giai đoạn 2011-1013 ....................................................................32
Bảng 4.8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_
PGD Tây Đô 6 tháng đầu năm 2014..................................................................32
Bảng 4.9 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây
Đô giai đoạn 2011- 2013 ................................................................................... 33

Bảng 4.10 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây
Đô trong 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................................ 34
Bảng 4.11 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây
Đô giai đoạn 2011-2013 .................................................................................... 35
Bảng 4.12 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây
Đô trong 6 tháng đầu năm 2014. .......................................................................36
Bảng 4.13 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD
Tây Đô giai đoạn 2011-2013 ............................................................................. 37
Bảng 4.14 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD
Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014 .................................................................38
Bảng 4.15 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng tại
ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6t 2014 ..................................................... 39

vi


Bảng 4.16 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng tại
ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014.............................................. 39
Bảng 4.17 Nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ tại ACB_PGD Tây Đô giai đoạn
2011-2013......................................................................................................... 41
Bảng 4.18 Nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ tại ACB_PGD Tây Đô
6 tháng đầu năm 2014 ....................................................................................... 42
Bảng 4.19 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai
đoạn 2011- 2013 ............................................................................................ 46
Bảng 4.20 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB, PGD Tây Đô 6T
đầu năm 2014 ...................................................................................................47
Bảng 4.21 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB, PGD Tây
Đô giai đoạn 2011-2013 .................................................................................... 50
Bảng 4.22 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB, PGD Tây
Đô 6T đầu năm 2014 ........................................................................................ 50

Bảng 4.23 các chỉ tiêu đáng giá rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ACB, PGD Tây
Đô giai đoạn 2011-6t 2014 ................................................................................ 53

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 4.1 Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm tại ACB, PGD Tây Đô giai đoạn 20112013.................................................................................................................. 43
Hình 4.2 Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ tại ACB_PGD Tây Đô6T đầu năm
2014.................................................................................................................. 45
Hình 4.3 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_PGD Tây Đô
6T đầu năm 2014 .............................................................................................. 48
Hình 4.4 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_
PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014. ........................................................................ 51
Hình 4.5 Vòng quay vốn tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011,
2012, 2013 ........................................................................................................ 55
Hình 4.6 Hệ số rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011,
2012, 20113 ......................................................................................................56
Hình 4.7 Hệ dự phòng rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm
2011, 2012, 2013 .............................................................................................. 57
Hình 4.8 Hệ số bù đắp dự phòng rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong
3 năm 2011, 2012, 2013 .................................................................................... 57
Hình 4.9 Hệ số khả năng mất vốn tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011,
2012, 2013 ........................................................................................................ 58

viii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNH: Ngân Hàng Nhà Nước
TMCP: Thương mại cổ phần
HĐQT: Hội đồng quản trị
PGD:

Phòng giao dịch

TPCT:

Thành phố Cần Thơ

BĐS:

Bất động sản

ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long
TCTD: Tổ chức tín dụng
VHĐ:

Vốn huy động

RRTD: Rủi ro tín dụng
NH:

Ngắn hạn

DPRRTD: Dự phòng rủi ro tín dụng

DSCV: Doanh số cho vay
DSTN:

Doanh số thu nợ

TDNH: Tín dụng ngắn hạn
HGĐ:

Hộ gia đình

DNNH:

Dư nợ ngắn hạn

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, ngân hàng đóng một vai trò vô
cùng quan trọng, là tổ chức trung gian trong các hoạt động tài chính, điều tiết
lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế và thực hiện nhiều nghiệp vụ về tiền để
tạo ra lợi nhuận. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra lợi
nhuận cho các ngân hàng thương mại. Hiện nay, tùy theo nhu cầu về vốn và
khả năng mà mỗi doanh nghiệp đều có những khả năng tiếp cận các nguồn vốn
tín dụng khác nhau từ chính thức đến phi chính thức. Trong đó nguồn tín dụng
chính thức là nguồn tín dụng được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn tiếp cận
khi có nhu cầu về vốn ngoài mức lãi suất thấp hơn lãi suất của nguồn tín dụng
phi chính thức còn do sự đa dạng về thời gian tín dụng từ ngắn hạn, trung hạn

và dài hạn. Bên cạnh đó những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng là
một vấn đề vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh
doanh, chất lượng tín dụng tại ngân hàng,…không dừng lại ở đó rủi ro tín
dụng là một chỉ tiêu để đo lường “sức khỏe” của ngân hàng cũng như cả hệ
thống ngân hàng. Một hệ thống ngân hàng có đủ khả năng hoạt động tốt thì
nền kinh tế đất nước mới phát triền và bền vững.
Thành phố Cần Thơ là một trung tâm trọng điểm của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên các lĩnh vực
công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Kinh tế xã hội thành phố có những bước
gia tăng trong các năm, trình độ học vấn của người dân không ngừng được
nâng cao, thu nhập GDP bình quân đầu người tăng, các ngành hàng về dịch vụ
không ngừng gia tăng, đặc biệt là ngành ngân hàng. Hiện nay, tại thành phố
Cần Thơ có tổng cộng 43 tổ chức tín dụng ngân hàng, trong đó có 2 chi nhánh
ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) là một trong những ngân
hàng lớn tại thành phố Cần Thơ với vốn điều lệ gần mười ngàn tỷ đồng, với
chức năng chính là huy động vốn, sử dụng vốn, thực hiện các dịch vụ ngân
hàng, kinh doanh ngoại tệ và phát hành tín dụng. Hiện nay, tại Cần Thơ, ngân
hàng Á Châu có 1 chi nhánh tại quận Ninh Kiều và 5 phòng giao dịch, trong
đó phòng giao dịch Tây Đô là một trong những phòng giao dịch lớn của ngân
hàng tại thành phố Cần Thơ thực hiện các giao dịch về tiền gửi, tín dụng, bảo
lãnh vay, thanh toán,… Trong những năm gần đây, cũng như những bộ phận
khác trong hệ thống ngân hàng Á Châu chịu thiệt hại từ những bê bối tiền tệ
1


khiến tình hình phòng giao dịch có nhiều biến động lớn. Đặc biệt, phòng giao
dịch Tây Đô chủ yếu thực hiện cho vay ngắn hạn thay vì trung và dài hạn.
Chính vì thế em chọn đề tài “Phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn
tại phòng giao dịch Tây Đô ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” làm đề

tài tốt nghiệp của mình nhằm giúp có một cái nhìn khái quát hơn về tình hình
hoạt động tín dụng ngắn hạn của phòng giao dịch Tây Đô, ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích chung tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng giao dịch Tây
Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch
Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thông qua doanh số
cho vay, thu nợ và dư nợ.
Phân tích đáng giá thực trạng rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao
dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thông qua chỉ
tiêu nợ xấu.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro dụng ngắn hạn tại
phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi thời gian
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các báo cáo
của phòng giao dịch Tây Đô giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

2



1.3.2 Phạm vi không gian
Phạm vi không gian của nghiên cứu này là tại phòng giao dịch Tây Đô
của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là rủi ro tín dụng ngắn hạn tại
phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định. Như vậy, một hoạt động được gọi là tín dụng thì phải
có các điều kiện sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất
định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như:
hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định,
sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho
người cho vay.
- Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay
nói các khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức cho người cho vay (lãi
vay) (Trần Ái Kết,2007 trang 52)
Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì không còn phạm trù tín dụng

nữa.
Trong tín dụng thì doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả khoản tín
dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu
được hay chưa trong một thời gian nhất định.
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so
sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng
không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi
đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản
nợ quá hạn.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các
Ngân hàng, gồm:
+ Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư…
4


+ Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Vốn từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác.
2.1.2 Đặc trưng của tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng
nói riêng thì đặc trưng của tín dụng đều dựa trên 3 đặc tính chủ yếu: lòng tin,
tính thời hạn và tính hoàn trả.
 Yếu tố lòng tin
Tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu
hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của người cho vay và người đi vay. Yếu
tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là
yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín

dụng phát sinh.
Lòng tin trong quan hệ tín dụng được biểu hiện chủ yếu từ phía người
cho vay đối với người vay bởi lẽ người cho vay là người giao phó tiền bạc
hoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng.
 Tính thời hạn và tính hoàn trả
Khác với quan hệ mua bán thông thường khác (sau khi trả tiền người
mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đoạn”),
quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao
đổi quyền sở hữu khoản vay. Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng
hàng hóa hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau
khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, người đi vay
phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay công thêm khoản lợi tức hợp lý kèm
theo như cam kết đã giao ước với người cho vay.
Mọi khoản vay dưới dạng hiện vật hay tiền tệ cũng đều là hàng hóa vì
thế nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Trong kinh doanh tín dụng người cho
vay chỉ bán “giá trị (quyền) sử dụng các khoản vay” chứ không bán “giá trị
của khoản vay” nên sau khi hết thời gian sử dụng theo cam kết, khoản vay đó
được hoàn trả về và vẫn giữ nguyên giá trị của nó, phần lợi tức theo thoản
thuận nếu có là “giá bán” quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định.
Như vậy, khối lượng hàng hóa hay tiền tệ (phần gốc) cho vay ban đầu chỉ là
vật chuyên chở giá trị sử dụng của chúng, nó được phát ra qua các thời gian
nhất định rồi sẽ thu về chứ không được bán đứt.
Tín dụng được phân chia theo nhiều loại khác nhau tùy theo đặc điểm
riêng của mỗi ngân hàng mà tín dụng được phân chia theo các hình thức phù
5


hợp. Thông thường các ngân hàng phân chia tín dụng theo tiêu thức thời gian
bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường

được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là tín dụng từ 1-5 năm, được cung cấp để mua sắm
tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công
trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng
này được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản
xuất có quy mô lớn.
2.1.3 Các bước trong quy trình tín dụng
Khách hàng vay vốn của ngân hàng cần phải thực hiện theo quy trình
sau: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành phân tích
và thẩm định, ra quyết định, giải ngân, kết thúc hợp đồng tín dụng.
- Khách hàng lập đề nghị và hồ sơ vay vốn
- Phân tích và thẩm định khách hàng để quyết định cho vay
- Ngân hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng
- Giải ngân
- Kiểm tra giám sát
- Thu nợ gốc và lãi
- Thanh lý hợp đồng tín dụng.
2.1.4 Một số khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng
2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Căn cứ khoản 01 điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng rủi ro, theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày
22/04/2005 của Thống Đốc NHNN thì “ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng là xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”( Nguyễn Đăng Dờn,2013 trang 165).
2.1.4.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Phát sing trong suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng cho khách
hàng

6


Khả năng xảy ra tổn thất khi người đi vay không trả được nợ hoặc trả
không đầy đủ, không đúng hạn cho ngân hàng.
Là loại rủi ro lớn nhất, quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, là
loại rủi chủ yếu của rủi ro ngân hàng
Ruỉ ro tín dụng là loại rủi ro luôn tồn tại khách quan và gắn liền với hoạt
động ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2013 trang 167)
2.1.5 Nguyên nhân rủi ro tín dụng
2.1.5.1 Nguyên nhân khách quan
- Do sự biến động của môi trường kinh tế( nội địa, toàn cầu)
- Những bấp cập trong cơ chế chính sách của nhà nước
- Hành lan pháp lí cho hoạt động ngân hàng chưa được hoàn thiện.
- Những nguyên nhân bất khả kháng ( thiên tai, dịch bệnh).
2.1.5.2 Nguyên nhân thuộc về người đi vay
- Tình hình sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả và ổn định vững chắc
- Tình hình tài chính không tốt
- Công tác quản lí kinh doanh còn hạn chế.
- Thái độ thếu thiện chí và bất hợp tác của người đi vay.
- Hiện tượng cố ý cố tình lừa đảo…..
2.1.5.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay
- Chính sách tín dụng chưa hợp lí
- Chưa nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động TD
- Chưa xác định đúng quy mô và tốc độ tăng trưởng của TD
- Chưa có chính sách khách hàng hợp lí.
- Quá cứng nhắc trong việc xác định và kiểm soát hạn mức tín dụng.
- Quy trình cho vay có nhiều kẽ hở bị khách hàng lợi dụng…..( Nguyễn
Đăng Dờn,2013 trang 168)
2.1.6 Tác động của rủi ro tín dụng

- Đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Rủi ro sẽ gây tổn thất tài sản cho ngân hàng, làm giảm uy tín, sự tín nhiệm của
khách hàng, và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng, do không thu hồi
nợ được làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị thất thoát trong khi ngân hàng
7


vẫ chi trả tiền lãi cho nguồn vốn huy động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, dẫn
đến lợi tức và giá trị của ngân hàng giảm, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì
ngân hàng có thể phá sản do hàng loạt người gởi tiền rút tiền ra khỏi ngân
hàng.
- Đến hệ thống ngân hàng
Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có ảnh hưởng đến cả hệ
thống ngân hàng trong quốc gia đó. Nếu một ngân hàng mất khả năng thanh
toán hoặc phá sản sẽ gây tác động rất lớn đến hệ thống ngân hàng. Nếu không
có sự can thiệp kịp thời của NHNN thì tâm lí “bầy đàn” sẽ khiến khách hàng
đồng loạt rút tiền ở nhiều ngân làm cho các ngân hàng khách rỏi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán.
- Đối với nền kinh tế.
Hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động của nền kinh tế và xã hội,
đến tất cả các doanh nghiệp và toàn bộ tầng lớp dân cư, vì vậy rủi ro tín dụng
gây nên sự phá sản của một ngân hàng hay hệ thống ngân hàng sẽ làm cho
toàn bộ nền kinh tế rối loạn, người dan ồ ạt rút tiền, doanh nghiệp không thể
vay vốn sản xuất kinh doanh hoạt độn kinh tế mất ổn định, trì trệ, thất nghiệp
gia tăng,… (Nguyễn Đăng Dờn, 2013 trang 172)
2.1.7 Phân loại nợ
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ
sung số 18/2007/QĐ-NHNN, sau này là Thông tư 02/2014/TT-NHNN, được
áp dụng vào ngày 01/06/2014, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như
sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn):
Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi đúng hạn;
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
còn lại;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều
sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):
Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

8


Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều
sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2
theo qui định;
Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều
sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ):
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định (khoản 2 điều
sáu QĐ 18/NHNN/QĐ-NHNN)
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ va trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (khoản 3 điều
sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
9


2.1.8 Trích lập dự phòng
Dự phòng chung:
Giá trị trích lập dự phòng chung = ((dư nợ Nhóm 1-4)*0,75%)
Dự phòng cụ thể
Tỷ lệ dự phòng cụ thể được trích lập như sau
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 4: 50%
Nhóm 5: 100%

2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng và rủi ro tín dụng ngắn hạn
2.1.9.1 các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

 Tổng dư nợ ngắn hạn /vốn huy động
Tỷ lệ tổng dư nợ ngắn hạn/vốn huy động =(DNNH/VHĐ) x 100%
Tỷ lệ này cho biết tổng dư nợ ngân hàng còn phải thu trên vốn huy động
vào, cho thấy số tiền ngân hàng đang còn bị giam ở các món nợ cho vay và số
tiền ngân hàng đang có được từ vốn huy động, bên cạnh đó còn cho ta thấy số
hiệu quả của sử dụng nguồn vốn và chất lượng tín dụng.

 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng)
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = Doanh số thu nợ/ DN bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn của
ngân hàng, phản ánh vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm. Ngân hàng thu
nợ theo kế hoạch thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Sau đó lại tiến hành cho
vay dự án mới. Vòng quay tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng chu kỳ sản xuất kinh
doanh chứng tỏ khách hàng hoàn trả nợ vay đúng hạn, có nghĩa là chất lượng
tín dụng tốt và ngược lại ngân hàng phải gia hạn nợ và có thể chuyển nợ quá
hạn, phản ảnh chất lượng tín dụng yếu. Vòng quay vốn tín dụng chỉ phản ánh
một khía cạnh của chính sách tín dụng là thiên về cho vay ngắn hạn hay dài
hạn. Nếu vòng quay càng mau, chứng tỏ ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn,
còn nếu vòng quay thưa chứng tỏ ngân hàng thiên về cho vay trung và dài hạn.
(Nguyễn Văn Tiến, 2012)

10


 Hệ số thu nợ ngắn hạn (%)
Hệ số thu nợ ngắn hạn = (DSTN ngắn hạn/ DSCV ngắn hạn) x 100%
Chỉ tiêu này cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng như thế nào, nó

còn phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả hay không. Nó
phản ánh ở một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ
thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì được đánh giá là càng
tốt, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.
2.1.9.2 Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng
Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ( hệ số rủi ro tín dụng)
Hệ số rủi ro tín dụng(%) = (Nợ xấu ngắn hạn / Tổng dư nợ)*100
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Những ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng càng
cao, theo quy định của ngân hàng nhà nước hệ số rủi ro đạt dưới 3% là mức an
toàn. Trong đó nợ xấu là những nhóm nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 trong quyết
định 493/2010/NHNN. (Nguyễn Đăng Dờn 2013, trang179)
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%) = (DPRR TD/ Tổng Dư nợ)*100
Khi ngân hàng xuát hiện nợ quá hạn thì phải trích lập một tỷ lệ dự phòng
để bù đắp rủi ro có thể xảy ra. Tỷ lệ này phải phù hợp với quy mô của từng
ngân hàng. Nếu tỷ lệ này quá nhỏ không tốt thì không thể bù đắp khi có rủi ro
xảy ra. Ngược lại nếu tỷ lệ này quá lớn thì ngân hàng không thể tận dụng hết
nguồn vốn của ngân hàng. (Nguyễn Đăng Dờn 2013, trang180)
Hệ số khả năng bù đắp rủi ro (%) = (DPRR TD/ Nợ xấu)*100
Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng bù đắp rủi ro cho ngân hàng giống như
tên gọi của nó, hệ số này được so sánh với 1, nếu hệ số này lớn hơn 1 thì ngân
hàng có đủ khả năng bù đắp rủi ro và ngược lại.(Nguyễn Đăng Dờn2013tr180)
Hệ số khả năng mất vốn= (nợ nhóm 5/ dư nợ bình quân)
Nếu hệ số này cao tương đương với món vay không thu hồi được là rất
lớn và ngược lại. (Nguyễn Đăng Dờn 2013, trang181)

11


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ các báo cáo về cho vay ngắn hạn tại phòng giao
dịch Tây Đô, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6t 2014.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối giữa các năm,
kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê mô tả qua biểu bảng thống kê,
dùng đồ thị, biểu đồ để biểu diễn và tính tỷ trọng qua các năm để phân tích
thực trạng về cho vay ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô
Phân tích các chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá hoạt động tín
dụng ngắn hạn, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết hợp với biểu bảng và đồ thị
để phân tích những số liệu cần thiết làm cơ sở phân tích các chỉ tiêu. Đồng
thời, phân tích các yếu tố bên ngoài có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động tín
dụng ngắn hạn của phòng giao dịch.
 Nội dung các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là: so sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối
với số liệu kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu có thể so sánh khác nhau, điều kiện
so sánh là các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế,
đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô điều kiện kinh doanh. Từ đó,
so sánh số liệu thu thập qua các năm.
Phương pháp so sánh bao gồm phương pháp so sánh số tương đối và
phương pháp so sánh số tuyệt đối:
+ Phương pháp so sánh số tương đối:
So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng
hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối
không thể nói lên được. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ
phát triển của các hiện tượng kinh tế.
∆y = ((Y1-Yo)/Yo) x 100
Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trước.

Y1: chỉ tiêu năm sau.
∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.
12


+ Phương pháp số tuyệt đối
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực
hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

∆Y = Y1 – Y0
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước.
Y1: chỉ tiêu năm sau.
∆Y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu

13


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ
3.1.1 Quá trình hình thành
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo giấy
phép số 52/QP-UBND tỉnh Cần Thơ cho phép đặt cơ quan tại tỉnh, giấy phép
chấp nhận cho mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do NHNN Việt Nam
cấp, số 069384 do Ủy Ban kế Hoạch tỉnh Cần Thơ cấp ngày 16/09/1995.
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh cần thơ chính thức khai trương và

đi vào hoạt động ngày 27/03/1996, tọa lạc tại 17-19 Nam KÌ Khởi Nghĩa_Q.
Ninh Kiều_TPCT.
Qua 15 năm hoạt động, NHTMCP Á Châu chi nhánh cần thơ dã góp
phần to lớn cho sự phát triển của thành phố Cần Thơ, trở thành đối tác tin cậy
của mọi khách hàng, phương châm hoạt động của ngân hàng là luôn hướng
đến sự hoàn thiện, tạo dựng giá trị cao nhất cho khách hàng. Với phong cách
phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần niềm nở, luôn tao sự tin tưởng đối với
khách hàng.
 Cơ cấu tổ chức:
a. Giám đốc
Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi
hoạt động của đơn vị.
Phân công cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng
ban.
Đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiêm, khen thưởng, kỉ luaath hay nân lương
cho các bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát
trưởng.
Thực hiện công việc khác theo ủy thác của HĐQT/ Tổng Giám Đốc
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng kinh doanh
Chức năng: sử dụng vốn của chi nhánh để cho vay và đảm bảo thu hồi
vốn và lãi đúng hạn.

14


×