Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ HOÀI NAM

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XĂNG DẦU PETROLIMEX
CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 08 - Năm 2014
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ HOÀI NAM
MSSV: C1200182

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XĂNG DẦU PETROLIMEX
CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Tài chính Ngân hàng


Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHƯU THỊ PHƯƠNG ĐÔNG

Tháng 08 - Năm 2014

2


LỜI CẢM TẠ
Suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ cùng với thời gian thực
tập tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ, tôi đã hoàn
thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài được hoàn thành là nhờ công lao
to lớn của quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ; những ý kiến hướng dẫn của cô
Khưu Thị Phương Đông và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo cùng các cô,
chú, anh, chị tại cơ quan thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
+ Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ nói riêng đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa
qua.
+ Cô Khưu Thị Phương Đông là giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn
để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
+ Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex chi nhánh Cần Thơ đã chấp nhận cho tôi thực tập và tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời kính chúc đến quý thầy cô và Ban lãnh đạo cùng
các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex chi nhánh Cần
Thơ được dồi dào sức khoẻ và công tác tốt.

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoài Nam

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngán hạn. Dự
án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoài Nam

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày tháng năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC

Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................2
1.3.1 Không gian ............................................................................................2
1.3.2 Thời gian ...............................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..................................................................................3
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng ........................................3
2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng ........................................................................3
2.1.1.2 Phân loại tín dụng ..............................................................................3
2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng ...........................................................................4
2.1.2 Khái niệm về tín dụng ngắn hạn ...........................................................5
2.1.3 Rủi ro tín dụng ......................................................................................5
2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ...................................................................5
2.1.3.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .....................................6
2.1.3.3 Những hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra ..........................................8
2.1.3.4 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ............................8
2.1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ........................................10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................13
2.2.1 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................13
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................13
iv


2.2.2.1 Phương pháp so sánh .......................................................................13

2.2.2.2 Phương pháp tỷ trọng ......................................................................14
2.2.2.3 Phương pháp đánh giá .....................................................................14
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG XĂNG DẦU PETROLIMEX
CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG XĂNG DẦU
PETROLIMEX .....................................................................................................15
3.1.1 Khái quát .............................................................................................15
3.1.2 Những bước phát triển của PG Bank ..................................................16
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG XĂNG DẦU PETROLIMEX CHI
NHÁNH CẦN THƠ .............................................................................................17
3.2.1 Giới thiệu về PG Bank chi nhánh Cần Thơ ........................................17
3.2.2 Phương châm và mục tiêu hoạt động của PG Bank - Cần Thơ ..........18
3.2.3 Nghiệp vụ kinh doanh của PG Bank Cần Thơ ....................................18
3.2.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng và chức năng các phòng ban 19
3.2.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................19
3.2.4.2 Chức năng các phòng ban ...............................................................19
3.2.5 Các hoạt động chủ yếu cúa Ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh
Cần Thơ ................................................................................................................21
3.2.5.1 Huy động vốn ...................................................................................21
3.2.5.2 Hoạt động cho vay ...........................................................................21
3.2.5.3 Thanh toán quốc tế ...........................................................................22
3.2.5.4 Dịch vụ thẻ .......................................................................................22
3.3 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PG BANK CHI
NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM ......................................................................23
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank chi nhánh Cần Thơ giai
đoạn năm 2011 - 2013 ..........................................................................................24
3.3.1.1 Về thu nhập ......................................................................................24
3.3.1.2 Về chi phí .........................................................................................25
v



3.3.1.3 Lợi nhuận .........................................................................................26
3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank chi nhánh Cần Thơ 6
tháng đầu năm 2014 ..............................................................................................27
3.3.2.1 Về thu nhập ......................................................................................27
3.3.2.2 Về chi phí .........................................................................................27
3.3.2.3 Lợi nhuận .........................................................................................28
3.3.3 Mục tiêu phát triển của PG Bank Cần Thơ trong những năm tiếp theo
...............................................................................................................................28
3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TỪ
NĂM 2011 - 2013 .................................................................................................29
3.4.1 Phân tích vốn huy động .......................................................................30
3.4.2 Các khoản nợ khác ......................................................................................31
3.4.3 Vốn và các loại quỹ .....................................................................................31
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG XĂNG DẦU PETROLIMEX CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TỪ NĂM 2011 - 2013 ..........................................................................................32
4.1.1 Phân tích doanh số cho vay của Ngân hàng .......................................32
4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ của Ngân hàng ..........................................33
4.1.3 Phân tích tình hình dư nợ của Ngân hàng ...........................................35
4.1.4 Phân tích tình hình nợ xấu của Ngân hàng .........................................37
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 - 2013 .................................................................39
4.2.1 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế của
Ngân hàng từ năm 2011- 2013 .............................................................................39
4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn .................................................................39
4.2.1.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn ...................................................................41
4.2.1.3 Dư nợ ngắn hạn .....................................................................................43
4.2.1.4 Nợ xấu ngắn hạn ....................................................................................45

vi


4.2.2 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề kinh doanh
của Ngân hàng từ năm 2011- 2013 ...................................................................... 48
4.2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn ................................................................. 48
4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn ................................................................... 52
4.2.2.3 Dư nợ ngắn hạn ..................................................................................... 56
4.2.2.4 Nợ xấu ngắn hạn ................................................................................…59
4.2.3 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn theo mục tiêu đi vay của Ngân
hàng từ năm 2011- 2013 .......................................................................................65
4.2.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn .................................................................65
4.2.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn ...................................................................66
4.2.3.3 Dư nợ ngắn hạn .....................................................................................67
4.2.3.4 Nợ xấu ngắn hạn ....................................................................................68
4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN THÔNG QUA CÁC
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2011-2013).. .................71
4.2.1 Dư nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ........................................................71
4.2.2 Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động ngắn hạn ............................72
4.2.3 Hệ số thu nợ ngắn hạn ........................................................................73
4.2.4 Vòng quay vốn tín dụng .....................................................................74
4.2.4 Hệ số rủi ro tín dụng ...........................................................................75
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI PG BANK CẦN THƠ
5.1 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA PG BANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ..............................................................76
5.1.1 Những thành tựu đạt được ..................................................................76
5.1.2 Hạn chế ...............................................................................................76
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI PG BANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ...........................................................77

5.2.1 Giải pháp đối với công tác huy động vốn ...........................................77

vii


5.2.1.1 Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu
quả ........................................................................................................................78
5.2.1.2 Đẩy mạnh công tác Marketing ........................................................78
5.2.1.3 Kế hoạch huy động vốn cần cụ thể phù hợp theo từng giai đoạn ...78
5.2.2 Giải pháp đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn ..................................78
5.2.2.1 Xây dựng chính sách cho vay và thu nợ hiệu quả ...........................79
5.2.2.2 Gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển ....................................79
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................81
6.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................82
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương.........................................................82
6.2.2 Đối với Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex Việt Nam ..........................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...84

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank chi nhánh Cần Thơ từ năm
(2011-2013) .......................................................................................................... 24
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank chi nhánh Cần Thơ 6 tháng
đầu năm 2014 ........................................................................................................ 27
Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn của PG Bank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011,
2012, 2013 ............................................................................................................ 29

Bảng 4.1 Doanh số cho vay của PG Bank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011,
2012, 2013 ............................................................................................................ 32
Bảng 4.2 Doanh số thu nợ của PG Bank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011,
2012, 2013 ............................................................................................................ 34
Bảng 4.3 Dư nợ của PG Bank chi nhánh Cần Thơ từ năm (2011-2013).............. 35
Bảng 4.4 Nợ xấu của PG Bank chi nhánh Cần Thơ từ năm (2011-2013) ............ 37
Bảng 4.5 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của PG Bank chi
nhánh Cần Thơ 3 qua năm 2011, 2012, 2013 ....................................................... 40
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của PG Bank chi
nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ....................................................... 42
Bảng 4.7 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của PG Bank chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ......................................................................... 43
Bảng 4.8 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế của PG Bank chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ......................................................................... 45
Bảng 4.9 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh doanh của PG Bank
chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ................................................. 48
Bảng 4.10 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của PG Bank chi
nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ....................................................... 53
Bảng 4.11 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của PG Bank chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ......................................................................... 56
Bảng 4.12 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế của PG Bank chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ......................................................................... 60

ix


Bảng 4.13 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục tiêu đi vay của PG Bank chi
nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ....................................................... 65
Bảng 4.14 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục tiêu đi vay của PG Bank chi
nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ....................................................... 66

Bảng 4.15 Dư nợ ngắn hạn theo mục tiêu đi vay của PG Bank chi nhánh Cần Thơ
qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ................................................................................. 67
Bảng 4.16 Nợ xấu ngắn hạn theo mục tiêu đi vay của PG Bank chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ......................................................................... 69
Bảng 4.17 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của PG Bank chi nhánh
Cần Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 .................................................................. 71

x


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của PG Bank Cần Thơ .................................................... 19
Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 của PG
Bank chi nhánh Cần Thơ ...................................................................................... 26
Hình 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 của PG Bank chi
nhánh Cần Thơ ...................................................................................................... 28
Hình 3.4 Tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2011, 2012, 2013 của PG Bank chi
nhánh Cần Thơ ...................................................................................................... 26
Hình 4.1 Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2011, 2012, 2013 của
PG Bank chi nhánh Cần Thơ ................................................................................ 47
Hình 4.2 Tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013
của PG Bank chi nhánh Cần Thơ.......................................................................... 63
Hình 4.3 Dư nợ ngắn hạn trên Tổng tài sản.......................................................... 71
Hình 4.4 Dư nợ ngắn hạn trên Tổng vốn huy động ngắn hạn .............................. 72
Hình 4.5 Hệ số thu nợ ngắn hạn ........................................................................... 73
Hình 4.6 Vòng quay vốn tín dụng ........................................................................ 74
Hình 4.7 Hệ số rủi ro tín dụng .............................................................................. 75

xi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng nhà nước
PG Bank: Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex

xii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay với nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay
gắt, dẫn tới nhu cầu về vốn là rất lớn đối với các thành phần kinh tế. Ngân hàng là
cầu nối trung gian giữa cung và cầu về vốn, tuy không trực tiếp tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nhưng hệ thống Ngân hàng với chức năng nổi bật là
huy động tài chính nhàn rỗi và các nguồn lực khan hiếm trong xã hội để cung ứng
một cách tốt nhất, lợi ích nhất cho nhu cầu sản xuất, trao đổi, thanh toán góp phần
thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng, điều tiết và kiểm soát thị
trường tiền tệ và thị trường vốn. Trước yêu cầu cần đáp ứng nhu cầu đầu tư, trong
những năm qua hệ thống Ngân hàng đã luôn cố gắng tăng khối lượng cho vay mà
một trong những hình thức cho vay chủ yếu đó là tín dụng ngắn hạn vì tín dụng
ngắn hạn đó là loại tín dụng có mức lãi suất thấp nhưng nó làm cho nguồn vốn
vay của Ngân hàng được quay vòng nhanh hơn. Tín dụng ngắn hạn cung cấp
nguồn vốn và hỗ trợ vốn cho dân cư, các thành phần kinh tế. Đồng thời nó cũng
góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của Ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả tín
dụng ngắn hạn là thật sự cần thiết, quan trọng đối với Ngân hàng, nền kinh tế
cũng như đối với người dân.
Cùng với sự phát triển của ngành Ngân hàng, NHTM cổ phần Xăng Dầu

Petrolimex đang hòa mình vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội và đã
có những đóng góp không nhỏ trong những thành tựu kinh tế của địa phương,
từng bước cải thiện đời sống của người dân ngày một hiện đại. Với tư cách là
người đi vay để cho vay thì việc bảo tồn vốn trên cơ sở phát sinh lợi nhuận là hết
sức quan trọng. Đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và mở rộng quy mô của Ngân
hàng. Chính vì vậy, trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng nâng cao
hiệu quả hoạt động, mở rộng đầu tư đồng thời kịp thời phát hiện xử lý những biến
cố xảy ra để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nâng cao hoạt động tín dụng và
hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Từ những lý do trên và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín
dụng ngắn hạn đối với Ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ, tôi
đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ” để nghiên cứu.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Xăng Dầu
Petrolimex chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 2 quý đầu năm
2014 để thấy rõ thực trạng cho vay, đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng Xăng Dầu
Petrolimex chi nhánh Cần Thơ, từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn qua
3 năm 2011, 2012, 2013 và 2 quý đầu năm 2014.
- Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Xăng Dầu
Petrolimex, chi nhánh Cần Thơ thông qua việc phân tích các doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, tình hình dư nợ và tình hình nợ quá hạn, nợ xấu để thấy được sự

biến động của tình hình cho vay ngắn hạn.
- Đánh giá phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Xăng Dầu
Petrolimex, chi nhánh Cần Thơ. Từ đó, ta có thể rút ra được những nguyên nhân
tồn tại và đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng
trong hoạt động tín dụng ngắn hạn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần
Thơ.
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: 11/08/2014 đến 07/11/2014
Thời gian số liệu: 3 năm 2011, 2012, 2013 và 2 quý đầu năm 2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của
Ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ, cụ thể thông qua: Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo thống kê
doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 2
quý đầu năm 2014.
2


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời
gian nhất định (Thái Văn Đại, 2012, trang 36)
2.1.1.2 Phân loại tín dụng

 Theo thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và
thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010,
trang 32)
- Tín dụng trung hạn: Là khoản vay có từ 1-5 năm, được cung cấp để mua
sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công
trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010,
trang 32)
- Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín
dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho cây dựng cơ bản, cải tiến và mở
rộng sản xuất có quy mô lớn (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 32)
Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và 1
phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010,
trang 32)
 Theo đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành
vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua
nguyên vật liệu cho sản xuất (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33)
- Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản
cố định cho doanh nghiệp (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33)
3


 Theo mục đích sử dụng

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho
các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu

thông hàng hóa (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 332)
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của cá nhân (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33)
- Tín dụng học tập: Là hinh thức cấp tín dụng để phục vụ cho việc học của
sinh viên (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33)
 Theo chủ thể tham gia

- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được
thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa (Thái Văn Đại và Bùi Văn
Trịnh, 2010, trang 33)
- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng với các doanh nghiệp và cá nhân (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010,
trang 34)
- Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi
vay (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 34)
 Theo đối tượng trả nợ

- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là
người trực tiếp trả nợ (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 34)
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và
người trả nợ là 2 đối tượng khác nhau (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010,
trang 34)
2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng
 Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã được thoả thuận
trên hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng theo mục đích đã
được người vay thoả thuận với Ngân hàng và Ngân hàng đã đồng ý. Đối tượng
Ngân hàng xem xét cho vay là các khoản chi phí mà người đi vay cần thực hiện
phù hợp với nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh (Thái Văn Đại, 2012, trang
37)


4


Nói đến nguyên tắc này là nói đến sự bắt buộc tuân thủ. Chính vì vậy người
đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng (Thái Văn
Đại, 2012, trang 37)
Nếu khách hàng tuân thủ đúng nguyên tắc này của Ngân hàng thì cũng có
nghĩa giúp cho khách hàng sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh theo thoả thuận
và như vậy sẽ tạo ra được lợi nhuận. Khi đó người đi vay đảm bảo được uy tín
với Ngân hàng, giúp Ngân hàng thực hiện được sứ mệnh của mình là góp phần
phát triển sản xuất đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận cho chính mình (Thái Văn
Đại, 2012, trang 37)
 Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc bắt buộc, người đi vay phải chủ động trả nợ gốc và lãi cho
Ngân hàng sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn người đi vay không chủ động trả nợ cho
Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ phong toả tài khoản tiền gửi của khách hàng (trường
hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (trường
hợp không được cơ cấu lại thời hạn), hoặc Ngân hàng có thể sử dụng biện pháp
cứng rắn hơn như phát mãi tài sản để thu hồi nợ (Thái Văn Đại, 2012, trang 37)
2.1.2 Khái niệm về tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn: Là loại những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và
thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010,
trang 32)
2.1.3 Rủi ro tín dụng
2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện
được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho Ngân hàng (Thái Văn Đại

và Bùi Văn Trịnh, 2012, trang 87)
Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng
nề nhất. Thông thường ở các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho
Ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhiều Ngân hàng vẫn có
nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu
nhập của Ngân hàng. Tín dụng đồng thời cũng là hoạt động tìm ẩn nhiều rủi ro do

5


tác động bởi nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh Ngân hàng (Thái Văn Đại,
2012, trang 87)
2.1.3.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ nhiều khía cạnh, do tính chất tín dụng, do
Ngân hàng, do khách hàng.
 Từ khách hàng vay vốn
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 89) Đối với khách hàng là cá nhân: khi các
cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợ cho Ngân
hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như:
+ Thu nhập không ổn định
+ Bị sa thải, thất nghiệp
+ Bị tai nạn lao động
+ Hỏa hoạn, lũ lụt
+ Hoàn cảnh gia đình khó khăn
+ Sử dụng vốn sai mục đích
+ Thiếu năng lực pháp lý
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 89) Đói với khách hàng là doanh nghiệp:
các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của Ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn
lãi khi gặp phải các trường hợp sau:
+ Người lãnh đạo đơn vị vay vốn không có trình độ chuyên môn, thiếu năng

lực quản lý.
+ Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính.
+ Sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp.
+ Thiếu kế hoạch về nguồn vốn.
+ Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp.
+ Những tai nạn bất ngờ: hỏa hoạn, động đất, công nhân đình công, chiến
tranh.
+…
6


 Từ điều kiện khách quan
Do sự biến đổi về tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới
 Liên quan đến việc đảm bảo tín dụng
Đối với bảo lãnh vay vốn Ngân hàng
Trường hợp người bảo lãnh (trong bảo lãnh và vay vốn Ngân hàng) gặp
phải những tình huống chủ quan hay khách quan. Điều đó có thể dẫn đến người
bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không
có hả năng trả nợ gốc và lãi thay cho người đi vay vốn cho Ngân hàng.
Đối với thế chấp và cầm cố
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 91) rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến vật
dụng để thế chấp và cầm cố nợ vay khi gặp phải những trường hợp sau:
+ Việc đánh giá không chính xác về tài sản thế chấp và cầm cố của người
vay.
+ Tài sản thế chấp và cầm cố không chuyển nhượng được.
+ Không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tài sản thế chấp và
cầm cố nên không thể phát mãi.
+ Tài sản thế chấp cầm cố bị sự cố rủi ro như hỏa hoạn hoặc bị cấm lưu
thong.

 Từ phía Ngân hàng
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 92) Bản thân Ngân hàng cũng tạo ra các
tiềm ẩn về rủi ro tín dụng. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía
Ngân hàng bao gồm:
+ Do Ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn
các khoản cho vay lành mạnh.
+ Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn (ví
dụ như cho khách hàng vay vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng), thiếu tài sản
thế chấp và cầm cố, cho va khống…
+ Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin sát
thực.
+ Vi phạm về mặt đạo đức kinh doanh của cán bộ Ngân hàng.

7


2.1.3.3 Những hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra
 Đối với bản thân Ngân hàng
Sự tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra, có thể là các thiệt
hại về vật chất hoặc uy tín của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng vì phần lớn nguồn hoạt động của Ngân
hàng là nguồn vốn huy động, mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi
trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng
thiếu hụt.
Như vậy rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh
toán, dần dần làm cho Ngân hàng bị lỗ và có nguy cơ bị phá sản.
 Đối với nền kinh tế xã hội
Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư.

Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, khi đó nó có
khả năng phát sinh lây lan sang các Ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một
tâm lý sợ hãi. Lúc đó dân chúng sẽ đưa nhau đến Ngân hàng để rút tiền trước thời
hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các ngân hàng do thiếu khả
năng thanh toán. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
2.1.3.4 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
 Phân tích khách hàng
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 92) Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm
tạo ra các tuyến phòng thủ đối với rủi ro của Ngân hàng. Bởi khi có đánh giá
khách hàng một cách chính xác thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ và
từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay hay không cho vay. Khi
đánh giá khách hàng thì cán bộ Ngân hàng cần phân tích những khía cạnh sau
đây:
- Năng lực tài chính của khách hàng.
- Năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn.
- Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn hiểu biết của người đứng đầu
doanh nghiệp.
- Phân tích khả thi của phương án vay vốn.
8


 Phân tích hoạt động tín dụng
- Chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng cần được phân tích thường
xuyên (Thái Văn Đại, 2012, trang 92)
- Khả năng mở rộng quy mô tín dụng của Ngân hàng thương mại cũng được
đánh giá đúng mức (Thái Văn Đại, 2012, trang 92)
- Đánh giá về việc thực hiện các đảm bảo tín dụng (Thái Văn Đại, 2012,
trang 92)
- Đánh giá về năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng (Thái Văn Đại, 2012,
trang 93)

 Phân tán rủi ro
Ngân hàng thương mại (NHTM) không nên tập trung vốn vào một số ít
khách hàng hoặc những khách hàng kinh doanh trong một lĩnh vực, cho dù khách
hàng và lĩnh vực đó có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong
kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM. Vì vậy NHTM cần
phải tôn trọng giới hạn an toàn do Ngân hàng Nhà nước quy định (NHNN) (Thái
Văn Đại, 2012, trang 93). Ở Việt Nam, căn cứ theo quyết định 457/2005/QĐNHNN-Điều 8 “Dư nợ đối với một khách hàng không được vượt quá 15 % vốn tự
có của Ngân hàng”.
Thực hiện đồng tài trợ: Trường hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu một
NHTM e ngại rủi ro cao thì khi đó có thể kết hợp với một hay nhiều Ngân hàng
khác để cùng cho vay. Trong hình thức đồng tài trợ thì có một NHTM là đầu mối
phối hợp với các bên tài trợ khác để thực hiện, nhằm phân tán rủi ro tín dụng
(Thái Văn Đại, 2012, trang 93)
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 93) Bảo hiểm tín dụng: Là biện pháp quan
trọng nhằm san sẻ rủi ro. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các loại như:
bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Ở các nước
khác, bảo hiểm tín dụng dưới dạng:
+ Khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh
doanh.
+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm và sẽ được
bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
+ Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay.
9


+ Bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay.
+ Bảo hiểm tai nạn cho chính người đi vay.
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 94) Trích lập dự phòng rủi ro theo quy
định: Tất cả các quốc gia đều có quy định cho các NHTM phải trích lập dự phòng
rủi ro để có thể dùng để bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro. Quy định về việc

trích lập dự phòng rủi ro theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN gồm có dự phòng
chung là 0,75% từ nhóm 1 ðến nhóm 5 và dự phòng cụ thể được trích lập như
sau:


Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%



Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%



Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%



Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%



Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%

2.1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cũng như đo lường rủi
ro tín dụng
 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng
- Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân
hàng cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã
thu hồi hay chưa thu hồi lại.
- Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân

hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
- Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh
giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
- Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng
không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó
Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá
hạn.
- Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 theo quyết
định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của
10


Ngân hàng và tổ chức tín dụng. Nợ xấu là dấu hiệu cảnh báo cho Ngân hàng biết
khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính nên khó có khả năng thanh toán nợ
cho Ngân hàng.
 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn
trên tổng vốn huy động

=

*

100%

(2.1)


Tổng vốn huy động

- Tổng dư nợ ngắn hạn trên nguồn vốn huy động (%)
Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp
cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy
động (Thái Văn Đại, 2012, trang 138)
Trường hợp chỉ số này >100% cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn
không đủ cân đối dư nợ phát sinh tại chi nhánh hay nói cách khác Ngân hàng phải
sử dụng vốn của hệ thống.
Trường hợp tỷ số này <100%, cho biết nguồn vốn huy động trên địa bàn
không những cân đối đủ mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống.
Dư nợ ngắn hạn

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn
trên tổng tài sản

=

*

100%

Tổng tài sản

(2.2)

- Tổng dư nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (%)
Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM
hay nói cách khác chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng

của Ngân hàng (Thái Văn Đại, 2012, trang 138)
- Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Doanh số thu nợ ngắn hạn

Vòng quay vốn tín
dụng ngắn hạn (vòng)

=

* 100%
Dư nợ bình quân

11

(2.3)


×