Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.34 KB, 39 trang )

Lời mở đầu
1. Tính tất yếu của đề tài.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với 80% dân số sống ở nông thôn
và 70% lực lượng lao động xã hội đang làm việc trong nông nghiệp. Nông
nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung, trong nông
thôn nói riêng. Sản phẩm nông nghiệp đóng góp 24% GDP và 50% tổng giá
trị xuất khẩu của nền kinh tế. Trong nông nghiệp, lúa gạo là ngành lớn nhất
và then chốt nhất. Sản xuất lúa gạo chiếm 64,4% diện tích đất canh tác và
76,5% lực lượng lao động nông thôn. Trong quá trình phát triển, tuy tỉ trọng
lúa gạo trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng như trong GDP có xu
hướng giảm, nhưng lúa gạo vẫn là một trong những ngành sản xuất chủ yếu
của kinh tế Việt Nam, và thị trường lúa gạo vẫn có vị trí hết sức quan trọng
trong hệ thống thị trường quốc gia. Với việc xóa bỏ chính sách “ngăn sông
cấm chợ ” và thực hiện “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên
thế giới ” hệ thống thị trường của Việt Nam nói chung, thị trường lúa gạo
nói riêng đã được mở ra khá mạnh mẽ và nhanh chóng. Ở trong nước, mọi
miền, mọi tầng lớp dân cư đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng với lúa gạo,
ở ngoài nước lúa gạo của Việt Nam đã đến với nhiều châu lục và nhiều quốc
gia-Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Việc
chú trọng nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sẽ tạo điều kiện để giải quyết hài
hòa mối quan hệ lợi ích giữa những người sản xuất, chế biến, kinh doanh,
lương thực với lợi ích của nhà nước; điều đó làm cho việc khuyếch trương
và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trở thành một trong các điểm mút quan
trọng của tiến trình phát triển kinh tế, ngoài tác dụng kích thích sản xuất
lương thực trong nước phát triển mạnh mẽ, nó còn kéo theo sự phát triển
đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác có liên quan, tức là
trực tiếp góp phần tạo ra nền tảng vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước. Đề tài của chúng tôi giúp đem đến cho các bạn
những cái nhìn cận cảnh về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta
để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo
Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam, và sau cùng là góp phần tăng


trưởng và phát triển kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài “Năng lực cạnh tranh của
gạo Việt Nam” là đề xuất ý kiến góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý ngành
lương thực để thúc đẩy tăng quy mô và trình độ sản xuất, chế biến lúa gạo
vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia , vừa tăng quy mô và hiệu quả
Kinh tế quốc tế
1
xuất khẩu gạo, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành trồng lúa, chế biến và sản
xuất gạo Việt Nam; công tác thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo.
Phạm vi nghiên cứu là tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trong
nước và quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài chúng em đã kết hợp và sử dụng nhiều phương
pháp: phương pháp quan sát, thống kê, phỏng vấn chuyên gia, cân đối, dự
báo bằng công cụ kinh tế lượng, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp.
5. Bố cục của đề tài
Gồm có 3 phần:
Chương 1: nêu lên những thuận lợi và khó khăn tác động đến sản xuất
lúa gạo.
Chương 2: Thực trạng về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo
Việt Nam.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo
Việt Nam

Chương 1: Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với
sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Kinh tế quốc tế
2
1.1. Thuận lợi
1. 1.1. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Lãnh thổ nước ta kéo dài suốt sườn đông và sườn nam của bán đảo
Đông Dương, chiếm phần lớn diện tích của bán đảo này và nằm ở vị trí gần
trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Giúp cho nước ta có thể liên hệ kinh
tế, văn hóa với nhiều nước châu Á một cách thuận lợi, có thể xây dựng
những trục giao thông có ý nghĩa quốc tế.
1.1.1.2. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa
Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và nằm
vào khu vực gió mùa Đông Nam Á. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
là nhiều nắng, lắm mưa, độ ẩm trung bình cao, là điều kiện rất thuận lợi cho
sự sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh, gối vụ,
tăng nhanh vòng quay ruộng đất, thâm canh tăng năng suất. Miền khí hậu
Nam rất thích hợp cho việc trồng lúa gạo.
Lượng nhiệt trung bình cao lại được sự kết hợp với độ ẩm trung bình
lớn là một thuận lợi đáng kể cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới, trong đó
có lúa nước. Lượng mưa trung bình hàng năm hầu khắp các vùng trong nước
từ 1500-2000mm, khiến cho độ ẩm cao (85%), mưa nhiệt đới không chỉ
cung cấp nước cho đất mà còn tác dụng điều hòa khí hậu và cung cấp cho
đất một lượng đạm vô cơ đáng kể.
1.1.1.3. Đất đai
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, là tài sản quý của
mỗi quốc gia, toàn bộ quỹ đất đai của nước ta có trên 33 triệu ha (đứng thứ
58 trên thế giới). Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên các quá trình trao
đổi vật chất xảy ra mạnh mẽ, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao nên đất đai
của nước ta rất đa dạng và phức tạp về loại hình, được chia thành 13 nhóm
gồm 64 loại với những đặc điểm phát sinh và nông học khác nhau, do đó

hướng sử dụng cũng khác nhau.
1.1.2. Tài nguyên nhân văn
Kinh tế quốc tế
3
Việt Nam là một nước đông dân, hiện đứng thứ 12 trong số 220 quốc
gia và tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội trên thế giới.
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các thời kỳ ở nước ta rất cao,
khiến cho tốc độ tăng nguồn lao động cũng rất cao. Dẫn đến nguồn lao động
dồi dào phục vụ cho ngành nông nghiệp.
1.2. Khó khăn
1.2.1. Lợi tức nông dân và hạ tầng cơ sở nông thôn
Hiện nay phần lớn đầu tư nước ngoài chỉ nhằm vào dịch vụ, du lịch,
khách sạn, công nghiệp nhẹ và dầu khí. Còn đầu tư vào nông nghiệp chỉ
chiếm 11%.
Với 1 hecta lúa, một gia đình nông dân 6 người thu lợi tức được 570
USD ở ĐB sông Cửu Long, khoảng 95 USD/người cho mỗi vụ lúa. Ở ĐB
sông hồng, mỗi người thu hoạch lợi tức độ 169 USD/1ha/1 vụ.
1.2.2. Thiên nhiên
- Bão lụt và hạn hán: nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa, miền
Bắc và miền Trung hàng năm thường trải qua bình quân 10 trận bão lớn nhỏ
gây thiệt hại vật chất và con người đáng kể. Các trận hạn hán cũng thường
xảy ra ở giữa mùa hay gần cuối vụ mùa ở những nơi thiếu hệ thống thuỷ lợi
tốt. Theo dự báo, Việt Nam sẽ thiếu nước trong 30 năm tới, đặc biệt vào mùa
nắng.
Trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam thường bị lũ
lụt do lượng nước sông Cửu Long dâng lên trong hai thập niên vừa qua.
Năm 2000 mực nước sông Cửu Long lên cao quá mức bình thường, gây lụt
lớn.
Vì nhiều nơi trong nước chưa có đủ hệ thống tưới tiêu tốt nên hạn hán
hay lũ lụt giữa mùa hay cuối vụ lúa thường xảy ra. Phèn mặn ở những vùng

đất khó khăn như vùng ven biển bị nước mặn lấn át.
- Sâu bệnh: Vấn đề chuyển đổi hệ thống trồng trọt hiện nay đã làm
thay đổi sự xuất hiện của một số sâu bệnh mà ngày trước còn ít xuất hiện.
Các loại sâu bệnh quan trọng: bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm vằn, đặc biệt
là đốm nâu (còn gọi là “bệnh nhà nghèo”). Sự xuất hiện thường xuyên của
bệnh đốm nâu cho biết sự sử dụng phân vào lúa còn rất yếu kém. Sâu đục
thân, sâu cuốn lá, bọ rầy, bù lạch thường xuất hiện.
Kinh tế quốc tế
4
Nỗ lực trong công tác cải tiến di tryền bằng phương pháp tạo giống
thông thường và công nghệ sinh học, và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
cần đặc biệt ưu tiên hàng đầu để khắc phục các vấn đề khó khăn vật lý và
sinh học còn tồn tại.
1.2.3. Cung cấp vật tư và tín dụng nông nghiệp
Khả năng sản xuất phân hoá học của nước ta còn chưa đủ, đặc biệt là
phân ure còn phải nhập khẩu hàng năm.

Về bảo vệ mùa màng: bình quân dùng thuốc sát trùng tại Việt Nam
còn kém so với các nước khác nhưng cũng có một số vùng sử dụng thuốc
quá độ.
Bảng 1:Sử dụng thuốc sát khuẩn, diệt cỏ và sát trùng 1994-1997
Năm
Sử dụng chất hoá học nông nghiệp
Thuốc sát khuẩn Thuốc diệt cỏ Thuốc sát trùng
1994 3,139 2,574 15,226
1995 3,465 4,979 16,452
1996 8,188 7,205 17,352
1997 7,684 6,710 17,851
- Hạt giống: hệ thống sản xuất hạt giống còn yếu kém, chưa cung cấp
thoả mãn nhu cầu quá lớn của nông dân.

- Tín dụng: đa số nông dân còn quá nghèo, không đủ khả năng kinh tế
để mua đầy đủ vật tư nhằm áp dụng đúng kỹ thuật.
1.2.4. Ruộng đất phân mảnh
Ruộng đất thường bị phân chia thành từng mảnh nhỏ do đất hẹp và
người đông nên gây khó khăn cho vấn đề hiện đại hoá và cải thiện hiệu năng
ngành canh tác lúa, nhất là làm kém đi hiệu suất của lao động và vốn đầu tư
trong nước.
1.2.5. Ảnh hưởng môi trường
- Phân hoá học: được sử dụng ngày càng nhiều, nhưng ảnh hưởng đến
môi sinh chưa được báo cáo trong canh tác lúa ở ruộng nước.
- Chất khí nhà kính:
Kinh tế quốc tế
5
Trong nông nghiệp, hai loại khí thoát nhà kính quan trọng là mathane
và nitrous oxide.
Mathane gây ảnh hưởng nhà kính gấp 20 lần CO
2
.
Nitrous oxide làm ảnh hưởng tới gia tăng sức nóng toàn cầu, nó mạnh
gấp trăm lần CO
2
.
Ngoài ra, nông nghiệp cung cấp số lượng ammonia, làm nguy hại đến
môi trường.
1.2.6. Chất lượng nguồn lao động
Đa số lực lượng trong nông nghiệp là xuất phát từ một nền nông
nghiệp lúa nước lạc hậu, có trình độ thấp, tay nghề và khả năng tiếp thu trình
độ khoa học công nghệ không cao nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.


Chương 2: Thực trạng về sản xuất lúa gạo và năng lực cạnh
tranh của gạo Việt Nam
Kinh tế quốc tế
6
2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo
2.1.1.Sản xuất lúa gạo trên thế giới
2.1.1.1. Nhu cầu lúa gạo thế giới
Để sống và làm việc, con người tất yếu phải được cung cấp lương
thực từ khẩu phần ăn đa dạng hàng ngày, trong đó lương thực giữ vị trí hết
sức quan trọng.
Theo phân loại của Tổ chức Nông lâm Thế giới (FAO) thì có 5 loại
lương thực chủ yếu: Lúa gạo (rice), lúa mỳ (wheat), ngô (maize), kê
(sorghum), lúa mạch (barly). Lúa gạo và lúa mỳ là hai loại quan trọng và cơ
bản nhất, được con người sử dụng nhiều nhất. Lúa mỳ được sử dụng chủ yếu
ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một phần Châu Phi. Còn lúa gạo dùng
phổ biến ở các nước Châu Á, một phần Châu Phi và Châu Mỹ. Các nước có
truyền thông lâu đời trong việc sản xuất và sử dụng lúa gạo là Trung Quốc,
Ấn Độ, Myanma, Việt Nam, Cămpuchia, Thái Lan, Philippin, Băng la đét...
Tuy lúa gạo chủ yếu được tiêu thụ ở một châu là Châu Á, song nhu cầu của
khu vực này rất lớn và càng có xu hướng tăng lên. Bởi vì: Châu Á là khu
vực có dân số đông nhất thế giới, có tốc độ tăng dân số lớn nhất. Theo thống
kê năm 2007, dân số thế giới là 6.625.000.000 người, trong đó Châu Á
chiếm 4.009.000.000 người (60,5%). Với dân số đông như vậy, đương nhiên
để nuôi sống được họ, Châu Á cần một lượng lương thực (chủ yếu là lúa
gạo) rất lớn. Cứ tính bình quân mỗi người một tháng tiêu thụ 10kg gạo, một
năm cần 120kg, thì với dân số là 4.009.000.000 người cần một lượng lương
thực là hơn 480 triệu tấn.
Chúng ta đều biết, sản xuất lương thực trước hết phải dựa vào đất đai
mà đất đai có giới hạn nhất định. Vì vậy việc tạo ra nhiều lương thực để thỏa
mãn cho nhu cầu ngày càng tăng của con người không phải đơn giản. Cùng

với nhu cầu tăng lên nhanh chóng của khu vực châu Á, trong những năm gần
đây người dân của các châu lục khác cũng bắt đầu ưa thích tiêu dùng lúa
gạo, nhất là người dân Châu Mỹ, Châu Phi. Cho nên nhu cầu lúa gạo của thế
giới ngày càng lớn.
Bảng 2:Tình hình tiêu thụ lúa gạo của các châu lục
Châu lục 1995 2000 2007
Kinh tế quốc tế
7
Toàn cầu 376,0 403,3 420,6
Châu Á 342,9 366,7
Châu Mỹ 18,3 19,7
Châu Phi 11,1 12,3
Châu Âu 3,1 3,8
Châu Đại Dương 0,6 0,8
Bên cạnh việc dùng cho nhu cầu ăn của con người, gạo còn được
nhiều nước trên thế giới dùng vào việc phát triển chăn nuôi. Cùng với sự
phát triển của kinh tế xã hội và nhất là khoa học công nghệ thì đời sống vật
chất con người không ngừng được cải thiện, nâng cao. Mức tiêu dùng lương
thực của bản thân từng con người sẽ được giảm xuống và tiêu thụ thịt, trứng,
sữa sẽ ngày một tăng lên. Để có nhiều thịt, trứng, sữa cung cấp cho con
người thì con đường duy nhất hiện nay là tập trung phát triển mạnh chăn
nuôi. Gia súc, gia cầm,... ngoài thức ăn thô, chúng rất cần có thức ăn tinh,
trong đó có gạo. Chính vì vậy lượng gạo dùng cho chăn nuôi cũng ngày một
tăng lên. Theo tính toán thì lượng gạo dùng cho chăn nuôi hàng năm chiếm
khoảng từ 3-4% tổng lượng gạo thế giới. Ngoài ra, hàng năm các nước trên
thế giới còn tiêu dùng một lượng gạo khá lớn để dùng cho công nghiệp chế
biến như chế biến các loại rượu, cồn cao cấp, chế biến một số loại dược liệu,
đặc biệt là chế biến các loại bánh, mứt, kẹo. Chiếm khoảng 1-2 % tổng
lượng gạo toàn thế giới.
Tóm lại, có thể khẳng định nhu cầu của con người đối với gạo rất lớn,

và có xu hướng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.


2.1.1.2. Sản xuất lúa gạo trên thế giới:
Bảng 3:Tình hình sản xuất lúa gạo của các khu vực trên thế giới
Kinh tế quốc tế
8
Sản xuất lúa gạo của toàn thế giới và các châu lục hầu như đều tăng
qua cá2c năm. Trong đó, châu Á góp một phần lớn vào lúa gạo thế giới
chiếm khoảng 90%.
Vụ lúa gạo 2007 được xem như đạt giai đoạn đỉnh điểm vì một số
nước sản xuất chính đang trong mùa thu hoạch vụ chính. Dự kiến, sản lượng
lúa toàn cầu đạt khoảng 643 triệu tấn (tương đương với 429 triệu tấn gạo),
cao hơn so với năm 2006 nhờ áp dụng nhiều giống cải tiến và nhận được sự
hỗ trợ của chính phủ với năng suất ổn định ở mức 4,1 tấn/ha.
Sản lượng lúa của châu Á dự kiến đạt 584 triệu tấn, chỉ cao hơn 3
triệu tấn so với năm 2006. Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi với tác
động của hạn hán, lũ lụt và ảnh hưởng của sâu bệnh. Sản lượng lúa tăng ở
các nước như Bănglađét, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Myanmar trong
khi đó lại có chiều hướng giảm ở Nhật Bản, Philipin, Sri Lanka, Thổ Nhĩ
Kỳ.
Trong vụ lúa gạo năm 2007, phần lớn các vùng của châu Phi thời tiết
đều ẩm ướt song còn quá sớm để đưa ra những đánh giá về thiệt hại cũng
như lợi ích do thời tiết đem lại đối với lúa mùa. Dự kiến, sản lượng lúa của
châu Phi năm 2007 đạt 22,2 triệu tấn, tương đương với vụ trước. Sản lượng
chủ yếu tăng ở Madagascar, Môdămbíc, Nigeria, Senegal và Tanzania
nhưng lại giảm ở Ai Cập, Bờ biển Ngà và Mali. Mặc dù mùa mưa bão năm
nay đến sớm song sản lượng lúa ở Trung Mỹ và Caribe dự kiến giữ ở mức
2,5 triệu tấn của 2006. Tại Nam Mỹ, vụ lúa mùa đã kết thúc với sản lượng
đạt 21,6 triệu tấn, thấp hơn năm 2006 4% do giá thấp và thời tiết có mưa

muộn trong thời kỳ cây lúa sinh trưởng.
Tại các nơi khác như Ôxtraylia và Liên minh châu Âu, sản lượng lúa
ước giảm thấp vì ảnh hưởng của hạn hán. Ngược lại, sản xuất lúa gạo của
Kinh tế quốc tế
Khu vực 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Toàn thế giới 553,3 563,7 574,2 585,4 607,3 595,1
Châu Á 505,5 512,8 524,0 530,8 543,7 539,3
Châu Mỹ 14,5 15,7 16,0 15,1 16,8 16,9
Châu Phi 28,7 26,8 25,9 30,1 30,1 30,0
Châu Âu 2,3 7,1 7,0 7,3 6,9 6,2
Châu Đại Dương 1,2 1,4 1,3 1,4 1,1 1,2
9
Mỹ tăng mạnh. Theo dự kiến mới nhất, sản lượng lúa của Mỹ năm 2007 ước
đạt 8,956 triệu tấn tăng 1,9% so với năm trước, năng suất đạt cao 8,1 tấn/ha.

Diện tích lúa thế giới từ năm 1999 đền 2002 giảm nhanh, từ năm
2002-2007 tăng đều. Diện tích lúa thế giới năm 2007 khoảng 156 triệu ha.
Cùng với sự giảm xuồng của diện tích trồng lúa thì sản lượng lúa năm 1999
– 2002 cũng giảm dần, nhưng sau năm 2002 sản lượng lúa lại tăng lên.
Bảng 4: Sản lượng thóc thế giới
Đơn vị: triệu tấn
2005 2006 (ước) 2007 (dự kiến)
THẾ GIỚI 635.2 641.2 644.5
Các nước đang phát triển 609.3 616.4 620.2
Các nước phát triển 25.9 24.7 24.3
CHÂU Á 574.5 581 586.2
Băngladesh 39.8 40.3 39
Cămpuchia 6 6.3 6
Trung Quốc 182.1 184.1 185.5
trong đó Đài Loan 1.5 1.6 1.5

Ấn Độ 137.7 139.1 140
Indonesia 54.2 54.5 57
Kinh tế quốc tế
10
Sản lượng Diện tích
Triệu tấn Triệu ha
Biểu đồ 1:Diện tích và sản lượng lúa thế giới
Iran 2.7 3.3 3.5
Nhật Bản 11.3 10.7 11
Hàn Quốc 6.4 6.3 5.9
Myanmar 27.7 30.6 31.5
Pakistan 8.3 8.2 8.2
Philipin 15.1 15.5 15.9
Sri Lanka 3.2 3.3 3.1
Thái Lan 30.3 29.6 29.9
Việt Nam 35.8 35.8 35.9
CHÂU PHI 20.4 21.9 21.6
Bắc Phi 6.2 6.8 6.6
Ai Cập 6.1 6.8 6.5
Cận Sahara 14.2 15.1 15.1
Tây Phi 8.8 9.3 9.1
Bờ Biển Ngà 1.2 1.1 1
Guinea 1.3 1.3 1.4
Mali 0.9 1 1
Nigeria 3.6 4 3.9
Trung Phi 0.4 0.4 0.4
Đông Phi 1.3 1.6 1.7
Tanzania 1 1.2 1.2
Nam Phi 3.7 3.8 3.9
Madagascar 3.4 3.5 3.6

Modămbíc 0.2 0.2 0.2
TRUNG MỸ 2.3 2.5 2.3
Cuba 0.4 0.4 0.4
CH Dominica 0.6 0.7 0.7
Mehico 0.3 0.3 0.3
NAM MỸ 24.1 22.4 21.8
Argentina 1 1.2 1.1
Braxin 13.4 11.7 11.3
Colombia 2.5 2.3 2.4
Peru 2.5 2.4 2.4
Urugoay 1.2 1.3 1.1
BẮC MỸ 10.1 8.8 9
Mỹ 10.1 8.8 9
CHÂU ÂU 3.4 3.4 3.5
EU* 2.7 2.6 2.6
CHÂU ĐẠI DƯƠNG 0.3 1.1 0.2
Ôxtrâylia 0.3 1 0.2
* EU-25 năm 2005-2006 và EU-27 cho năm 2007
Nguồn: FAO
Các nước đang phát triển đóng góp khoảng 96% sản lượng thóc của
thế giới. Châu Á là châu lục có sản lượng thóc nhiều nhất chiếm khoảng
91% sản lượng của thế giới.
2.1.2. Tình hình sản xuất ở trong nước
Kinh tế quốc tế
11
2.1.2.1. Diện tích gieo trồng
Nhờ đầu tư khai khoang, tăng vụ mà diện tích gieo trồng lúa của nước
ta đã tăng liên tục và khá đều đặn suốt hơn 20 năm qua. Năm 1990, tổng
diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam là 6.042.800 ha, đến năm 2000 là
7.666.300 ha. Diện tích lúa cả năm 2005 đạt 7.331,2 nghìn ha, năm 2006 đạt

7.324,8 nghìn ha. Năm 2007, diện tích gieo cấy lúa cả nước đạt 7.183,8
nghìn ha, bằng 98,1% và giảm 141 nghìn ha so năm 2006, trong đó lúa đông
xuân bằng 99,8% giảm 6,9 nghìn ha so với năm 2006.
Trong đó lúa đông xuân đạt 2.988,5 nghìn ha bằng 99,8% (giảm 7
nghìn ha), lúa hè thu 2.204,8 nghìn ha bằng 94,9% (giảm 112,6 nghìn ha),
lúa mùa 1.987,4 nghìn ha bằng 98,8% (giảm 24,5 nghìn ha). Diện tích gieo
cấy lúa giảm ở cả 3 vụ trong năm và chủ yếu giảm lúa hè thu; nguyên nhân
chính do chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long, giảm mạnh diện tích lúa thu đông ở đồng bằng
sông Cửu Long theo chỉ đạo của ngành để né tránh rầy nâu và do ảnh hưởng
của yếu tố thời tiết như hạn hán, mưa bão.
Biểu đồ 2: Diện tích lúa
Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy trong những năm 1990 – 2000 nhờ những
nỗ lực khai khoang, tăng vụ mà diện tích tăng lên đều, tăng 1.623.500 ha,
bình quân mỗi năm tăng 162.350 ha. Nhưng sau năm 2000 trở đi do quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mà diện tích đất trồng lúa giảm dần chỉ
còn 7183.8 nghìn ha năm 2007.
Kinh tế quốc tế
12
2.1.2.2. Về năng suất
Nhờ có những đổi mới hết sức quan trọng trong việc đầu tư cho thông
tin, cho giống cây trồng và cho phân bón, nhờ người nông dân tích cực, hăng
say trong sản xuất nên năng suất bình quân 1 ha/ vụ liên tục tăng và Việt
Nam đã trở thành một trong những quốc gia có năng suất lúa cao của khu
vực và thế giới.
Bảng 5: Năng suất lúa của một số nước trên thế giới
Năng suất (Tạ/ha)
1995 2000 2001 2002
Toàn thế giới 36.6 39.2 39.5 39.2
Châu Á 37.3 39.8 40.1 40

Asean 32.8 35.5 36.1 38.1
Brunây 16.4 16.7 15.2 15.0
Campuchia 17.9 21.2 20.7 19.0
Inđônêxia 43.5 44.0 43.9 44.3
Lào 25.3 30.6 31.3 34.9
Malaixia 31.6 30.6 31.4 30.9
Mianma 39.8 33.8 35.3 35.3
Philipin 28.0 30.7 31.9 32.8
Thái Lan 24.2 26.2 27.0 26.0
Việt Nam 36.9 42.4 42.9 45.5
Tuy những số liệu đã hơi cũ nhưng nhìn vào bảng trên ta vẫn thấy
được Việt Nam có năng suất lúa cao, cao hơn năng suất lúa của khu vực và
trên thế giới. Có được năng suất lúa cao như vậy có lẽ là vì Việt Nam có rất
Kinh tế quốc tế
13
nhiều điều kiện về đất đai và khí hậu: đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm, mưa nhiều rất thích hợp với cây lúa nước.
Năm 2005, năng suất lúa cả nước đạt 48,91 tạ/ha, năm 2006 đạt 48,94
tạ/ha, tăng 0,05%.
Năm 2007, năng suất lúa cả năm ước đạt 49,8 tạ/ha tăng 0,9 tạ/ha so
với năm trước; trong đó, năng suất lúa đông xuân cả nước đạt 57 tạ/ha giảm
1,8 tạ/ha (các địa phương miền Bắc giảm 5,4 tạ/ha) do thời tiết không thuận
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của lúa, sâu bệnh phát sinh trên diện
rộng ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ; chậm thay đổi giống
mới, giống kháng bệnh thay thế giống thoái hóa, dễ bị nhiễm bệnh; năng
suất lúa hè thu ước đạt 46 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha, nhờ yếu tố thuận lợi về thời
tiết so với vụ lúa hè thu năm 2006. Nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông
Cửu Long năng suất lúa hè thu tăng cao, như: Long An tăng 10,2 tạ/ha, Kiên
Giang tăng 9,4 tạ/ha, Trà Vinh tăng 6,1 tạ/ha, Bến Tre tăng 6,1 tạ/ha, Hậu
Giang tăng 3,8 tạ/ha,...; năng suất lúa mùa ước đạt 43,5 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha.

Biểu đồ 3: Năng suất lúa
Do áp dụng khoa học công nghệ và sinh học nên sản lượng lúa đều
tăng qua các năm.
2.1.2.3. Sản lượng lúa
Diện tích gieo trồng tăng nhanh, năng suất lúa tăng nhanh đã góp
phần làm cho sản lượng lúa của Việt Nam đạt được tăng nhanh chóng. Năm
2005 sản lượng lúa cả nước đạt 35,86 triệu tấn, năm 2006 đạt 35,8 triệu tấn.
Sản lượng lúa cả năm 2007 ước đạt 35,87 triệu tấn, tăng 68,4 nghìn tấn và
bằng 100,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng lúa đông xuân đạt
Kinh tế quốc tế
14
17,02 triệu tấn bằng 96,8% (-564,2 nghìn tấn), sản lượng lúa hè thu đạt
10,14 triệu tấn tăng 4,6% (+441,2 nghìn tấn) và sản lượng lúa mùa đạt 8,73
triệu tấn tăng 1,9% (+191,4 nghìn tấn). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão lụt
nên sản lượng lúa mùa của một số vùng giảm nhiều, như: các tỉnh miền
Trung giảm 26 nghìn tấn (-6%), Tây nguyên giảm 15,4 nghìn tấn (- 4,1%)
so vụ mùa năm 2006. Sản lượng lúa năm 2008 khoảng 38,6 triệu tấn.
Biểu đồ 4: Sản lượng lúa
Sản lượng lúa tăng đều qua các năm. Năm 2008 sản lượng tăng nhiều,
tăng khoảng 2,7 triệu tấn so với năm 2007. Đặc biệt sản lượng lúa của đồng
bằng sông Cửu Long đạt khoảng 20 triệu tấn, tăng hơn 1,6 triệu tấn so với
năm trước. Các tỉnh có diện tích trồng lúa nhiều nhất đồng bằng sông Cửu
Long như An Giang đạt gần 3,5 triệu tấn, tăng 340 ngàn tấn so với năm
2007; Đồng Tháp đạt 2,7 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay... Theo các
chuyên gia nông nghiệp sở dĩ năm 2008 sản lượng lúa ở các tỉnh có diện tích
trồng lúa nhiều đồng bằng sông Cửu Long tăng cao là do trúng mùa và do vụ
đông - xuân trước đó, lúa được giá đã kích thích bà con nông dân tăng diện
tích trồng lúa ở vụ tiếp theo.
2.2. Chính sách của nhà nước
2.2.1. Chính sách thương mại

+ Trong nước:
- Hạn chế việc chuyển lúa gạo giữa các vùng của khu vực tư nhân và
các công ty lương thực Nhà nước đã làm giảm đáng kể luồng gạo giao dịch
từ miền Nam ra miền Bắc. Việc điều tiết này trước kia nhằm hạn chế tình
Kinh tế quốc tế
15

×