Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Khoá luận tốt nghiệp tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.55 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ LIÊN

TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT THOẠTKỲTHỦY CỦA NGUYỄN
BÌNH PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHỪNG GIA THÉ

HÀ NỘI – 2015

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Phùng Gia
Thế - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.


LỜI CẢM ƠN
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong
tổ L í l u ậ n v ẫ n h ọ c và các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận.
Khóa luận được viết bằng niềm yêu thích đặc biệt với vấn đề nghiên cứu, người viết đã có nhiều cố
gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Liên



Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, TS. Phùng Gia Thế. Tôi
xin cam đoan:
-

Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.

-

Các tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.

-

Ket quả khóa luận chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu

nào.
Neu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


LỜI CAM ĐOAN
Hà Nội, tháng 05 năm 20ỉ 5 Sinh viên

Nguyễn Thị Liên


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞĐẰU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trần thuật là một phương diện cơ bản của phương thức tự sự, gắn liền với toàn
bộ quá trình tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Trần thuật liên quan tới mọi cấp
độ trong tác phẩm, chi phối mạnh mẽ đến mạch vận động của tác phẩm, cùng
bố cục kết cấu, cho ta nhìn thấy diễn biến cốt truyện, tâm lý, hành động nhân
vật, giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật nhất định trong tác phẩm... Tìm


hiểu một tác phẩm từ góc độ trần thuật là một biện pháp tối ưu để khám phá
hình thức tổ chức sinh động và phức tạp của nó đế từ đó tiếp cận phong cách
nghệ thuật của nhà văn.
1.2. Nằm trong dòng chảy đối mới văn học từ sau năm 1986, tiểu thuyết Việt Nam
đã có những bước chuyên mình mạnh mẽ, minh chứng cho sức sông mãnh liệt
của thế loại. Người cầm bút phải đối diện với những yêu cầu bức thiết của thời
đại - “thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp): “Mỗi nhà tiếu thuyết, mỗi
cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Không tôn trọng những
hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật
vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng” ( A l a i n R o b b e
G r i l l e t ) . Cũng từ đây, tiểu thuyết đã trở thành nhân vật quan trọng bậc nhất
trên sân khấu văn học Việt Nam hiện đại.
Từ sau năm 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã dung nạp vào bản thân nó những yếu tố
của chủ nghĩa hậu hiện đại: sự xáo trộn giữa hư và thực, giữa cái huyền bí siêu nhiên với
đời thường; tính chất hỗn loạn và sự bất ổn của trật tự đời sống; những kiểu cấu trúc mới:
mảnh vỡ tự sự, liên văn bản, gián cách, không gian, thời gian huyền ảo,... Các yếu tố này
đã được các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam tiếp nhận và sáng tạo, góp phần không
nhỏ trong việc tạo dựng một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà.
Cũng như các cây bút văn xuôi khác trên văn đàn đương đại Việt Nam như: Hồ
Anh Thái, Tạ Duy Anh, Dương Thu Hương, Nguyễn Việt Hà, Bảo Ninh,... Nguyễn Bình
Phương đã có những nỗ lực tìm hướng đi mới cho tiếu thuyết. Với quan niệm “ N g h ệ
thuật tiếu thuyết, ở một chừng mực nào đó, là nghệ thuật của một



sự nôi kêt các điêm chính với nhau chứ không phải sự nhân nại
đ i t h e o l ộ t r ì n h t u ầ n t ự , đ ề u đ ặ n c ủ a t h ờ i g i a n v à s ự k i ệ n ” , Nguyễn
Bình Phương đã viết trong sự trôi dạt cảm xúc, đào sâu vào miền vô thức của con người.
Tiếu thuyết Nguyễn Bình Phương có những khác lạ về kết cấu, cách xây dựng nhân vật,...
và đặc biệt là ở tố chức trần thuật.
1.3. Với thể loại tiểu thuyết, tổ chức trần thuật, có thể xem là một trong những yếu
tố quan trọng nhất trong phương thức khai thác đời sống của nhà văn. Trần
thuật chi phối mạnh mẽ mạch vận động của tác phẩm, cùng bố cục, kết cấu tác
phẩm, cho ta thấy vị trí, góc nhìn của người trần thuật và mọi diễn biến tâm lí,
hành động nhân vật, diễn biến cốt truyện... Nó cũng chính là yếu tố cơ bản thể
hiện ý thức cách tân thế loại của nhà văn. Bởi vậy, tổ chức trần thuật được
nhiều nhà phê bình tập trung nghiên cứu và trở thành con đường để giải mã giá
trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. Bàn về tầm quan trọng của trần thuật, G.
N. Pospelov - nhà nghiên cứu văn học người Nga, đã cho rằng: “ Đ ỏ n g v a i
t r ò q u y ế t đ ị n h t r o n g l o ạ i t á c p h â m t ự s ự l à t r ầ n t h u ậ t ” [16,
tr.66].
Trong các gương mặt tiểu thuyết Việt Nam đương đại, bạn đọc đã khá quen thuộc
với nhà văn Nguyễn Bình Phương. Nguyễn Bình Phương là một cây bút đã có nhiều thể
nghiệm độc đáo, gặt hái được nhiều thành công trên cả hai phương diện nội dung và hình
thức nghệ thuật, góp phần vào công cuộc đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tốt
nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, Nguyễn Bình Phương bắt đầu vào nghề từ năm 1986.
Những nỗ lực đổi mới, cách tân của nhà văn được ghi nhận qua một loạt những tiểu thuyết:
Vào

cõi

(1991),


Những

đứa

trẻ

chết

già

(1994),

Người

đi

vắng

(1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006).
Đó đều là những tác phẩm thể hiện một lối viết rất mới lạ, mở ra một hướng tiếp cận mới
cho bạn đọc.
T h o ạ t k ỳ t h ủ y là một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu đã góp phần tạo
nên vị trí và những đánh giá cao của giới nghiên cứu, của bạn đọc dành cho Nguyễn Bình

6


Phương. Đây là một tiểu thuyết có dung lượng ngắn nhưng đằng sau số lượng câu chữ
không nhiều ấy chất chứa bao bí ẩn, huyễn hoặc, thậm chí khó hiểu đối với bạn đọc. Nhà
phê bình Thụy Khuê trong bài viết: “T h o ạ t k ỳ t h ủ y t r o n g v ù n g đ ấ t

C â m C a m h o a n g v u c ủ a N g u y ễ n B ì n h P h ư ơ n g ” đã nhận xét: “T h o ạ t k ỳ
t h ủ y l à m ộ t C U Ô 1Ĩ t i ê u t h u y ê t k h á c t h ư ờ n g , k h ó đ ọ c , b ở i l ô i h à n h
văn và câu trúc truyện rât lạ, một thứ “thoạt kỳ thủy” trong văn
c h ư ơ n g m a n g d ấ u ẩ n s á n g t ạ o Quả vậy, trong tiểu thuyết này, Nguyễn Bình
Phương đã thế hiện tài năng của một nét bút đầy biến hóa, đào sâu vào miền vô thức của
con người bằng một nghệ thuật trần thuật linh hoạt và sáng tạo.
1.4. Khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật trần thuật trong tiếu thuyết, tác
giả khóa luận sẽ đi sâu tìm hiếu vấn đề này qua việc lựa chọn đề tài: “ T ổ
chức trấn thuật trong tiêu thuyêt Thoạt kỳ thủy của Nguyên
B ì n h P h ư ơ n g ” . Thực hiện đê tài này, tác giả khóa luận muốn cập nhât
thông tin trong nhà trường ĐHSP về một hiện tượng văn xuôi đang được đông
đảo bạn đọc quan tâm và qua đó góp phần khắc phục một phần sự chia cắt giữa
văn học nhà trường với đời sống văn học đương đại phức tạp luôn đặt ra nhiều
thách thức mới cho người nghiên cứu. Đồng thời, thực hiện đề tài này cũng là
dịp đế người viết học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu cả về thao tác
lẫn thư duy trong phân tích tác phẩm văn học, từ đó, góp phần phục vụ đắc lực
cho công việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu văn học sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Bình Phương xuất hiện trên văn đàn với tư cách không chỉ là một nhà thơ,
mà ông còn là một nhà văn tài năng ở các thể loại như: truyện ngắn, tản văn,... và đặc biệt
đáng chú ý ở lĩnh vực tiểu thuyết. Chính ở địa hạt tiểu thuyết mà tên tuổi của nhà văn trở
nên quen thuộc trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. Sáng tác của Nguyễn Bình
Phương ngay từ khi ra đời đã gây xôn xao dư luận và trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều công trình nghiên cứu khoa học.
1.2.1.

Tình hình nghiên cứu chung về Nguyễn Bình Phương

7



Các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương khá nhiều từ báo mạng đến báo viết,
chẳng hạn được giới thiệu qua các báo: Pháp luật, Văn hóa, Văn nghệ trẻ,...; trên các trang
Webside: ; n ve.org ;bên cạnh đó còn có các bài báo
cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn cao học Ngữ văn...
Trong số các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương, đáng chú ý ta có thế kể đến
như: M ộ t

so

đặc

điếm

noi

bật

trong

sáng

tác

của

Nguyễn

Bình


Phương,

bài của tác giả Trương Thị Ngọc Hân được đăng tải trên webside

. Bài viết đã chỉ ra những đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của
Nguyễn Bình Phương: cách lựa chọn hiện thực là những mảng tự sự phân mảnh, sử dụng
kết cấu xoắn ghép nhiều mạch truyện song song, sử dụng đan cài các yếu tố kỳ ảo... Đánh
giá của tác giả bài viết sẽ là những gợi ý quan trọng cho người nghiên cứu sau này. Hay có
thể kế đến bài báo của tác giả Phạm Xuân Thạch đăng trên báo V ă n n g h ệ số ra ngày
25/1 1/2006 cho rằng N g ồ i “là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và làm điều ấy, nó
xứng đáng là một tiểu thuyết và là một tiếu thuyết xuất sắc”.
Đoàn Minh Tâm trên báo V ã n n g h ệ t r ẻ số ra ngày 14/1/2007 với bài: “ N h ữ n g
đ ặ c t r ư n g c ủ a b ú t p h á p h u y ề n ả o t r o n g t i ê u t h u y ế t N g o i ” đã khái quát
bút pháp của Nguyễn Bình Phương trong tiểu thuyết này ở ba dạng: bút pháp huyền ảo phi
lí của Kafka, bút pháp huyền ảo siêu nhiên và huyền ảo tâm lí. Qua đó giúp chúng ta thấy
được những ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo đậm nét trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương nói riêng và trong sáng tác văn
chương nói chung.
Trên Webside e và trên trang web cá nhân của Thụy Khuê
(e ) cũng đã đăng tải khá nhiều các bài nghiên cứu về tiếu thuyết của
Nguyễn Bình Phương như: N h ữ n g y ế u t ổ t i ê u t h u y ế t m ớ i t r o n g t á c p h ẩ m
Trí nhớ suy tàn, Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiêu thuyêt
Những đứa trẻ chêt già, Tính chât hiện thực linh ảo ấm dương trong
tiêu thuyêt Người đi vắng, Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo
t r o n g t i ế u t h u y ế t N g ồ i , . . . Những bài viết này đã chỉ ra nét nổi bật nhất trong từng

8


tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Mỗi bài viết là những nhận xét, đánh giá xác đáng, là

những phát hiện có tính chất gợi mở cho những người nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương.
Một số bài viết đã đưa ra nhận định chung hoặc tìm hiểu những nét độc đáo ở các
phương diện khác nhau như: hiện thực, vô thức, ý thức, bản năng, tâm linh, giấc mơ,...
trong từng tiếu thuyết cụ thế của Nguyễn Bình Phương như:
Tác giả Nguyễn Chí Hoan có bài: “Những hành trình qua trống rỗng” đã quan tâm đến
vấn đề kĩ thuật trong tiểu thuyết Ngồi ở lối kết cấu lập thế, kết cấu thời gian đồng nhận, lối hành văn
với sự giản yếu của các câu văn. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng với bài: “Người đi vẳng, ai đọc
Nguyễn Bình Phương? Hay noi cô đơn của tiếu thuyết cuối thế kỷ” đã có phát hiện “nhân vật
của Nguyễn Bình Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó”. Tác giả Phùng Gia Thế
cũng có sự quan tâm đáng kế đến tiểu thuyết của Nguyễ Bình Phương với các bài tiêu biểu như:
“Cảm nhận tiêu thuyêt Nguyên Bình Phương”, “Cảm quan đời sông và những cách tân
nghệ thuật trong tiêu thuyêt Nguyên Bình Phương”, “Những dâu hiệu hậu hiện đại trong
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”. Ngoài ra có thể kể đến tác giả Hoàng Nguyên Vũ với bài:
“Một loi đi riêng của Nguyễn Bình Phương”', Đoàn cầm Thi với “Người đàn bà nằm: từ
“Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc “Người đi vẳng” của Nguyên Bình Phương”’, “Nghệ thuật tự
sự trong tiêu thuyêt của Nguyên Bình Phương” của Hoàng Thùy Linh; “Tiếu thuyết hiện đại
- Sự hội ngộ các tư duy tiếu thuyết hiện đại trong tiếu thuyết của Nguyễn Bình Phương”
của Nguyễn Phước Bảo Nhân;...
Là một cây bút trẻ trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại nhưng Nguyễn Bình
Phương đã sớm tạo ra một sức hút đối với các sinh viên chuyên ngành, những bạn đọc
chuyên nghiệp, những nhà nghiên cứu,... Có thê kê đên luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Bích
Ngọc với đề tài “ N g u y ê n B ì n h P h ư ơ n g v ớ i v i ệ c k h a i t h á c t i ề m n ă n g t h ế
l o ạ i đ ể h i ệ n đ ạ i h ó a t i ế u t h u y ế t ” , trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2008.
Hay các luận văn như: “ K h u y n h h ư ớ n g h i ệ n t h ự c h u y ê n ả o t r o n g t i ê u
t h u y ê t N g u y ê n B ì n h P h ư ơ n g ” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; “ N h ữ n g c á c h t â n n g h ệ t h u ậ t
t r o n g t i ế u t h u y ê t c ủ a N g u y ễ n B ì n h P h ư ơ n g ” của Vũ Thị Phương; Nguyễn Thị

9



Phương Diệp với khóa luận tốt nghiệp “ Y e u t o k ì ả o t r o n g t i ế u t h u y ế t N g u y ễ n
B ì n h P h ư ơ n g ” và luận văn thạc sĩ “ N g h ệ t h u ậ t t i ể u t h u y ế t N g u y ễ n B ì n h
P h ư ơ n g ” . . . tất cả đều đi sâu khai thác những đổi mới, cách tân sáng tạo trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương.
Ngoài ra, có rất nhiều công trình khoa học không lấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương làm đối tượng nghiên cứu duy nhất nhưng nhìn chung, đa số các công trình nghiên
cứu về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước đến những
năm đầu thế kỉ XXI đều ít nhiều khảo sát các tiểu thuyết của nhà văn này. Chẳng hạn,
Hoàng cẩm Giang trong luận văn thạc sĩ (Đại học Quốc gia Hà Nội): “ C ẩ u t r ú c t h ế
l o ạ i t i ế u t h u y ế t V i ệ t N a m đ ầ u t h ế k ỷ X X I ” đã phát hiện ra kiểu nhân vật ký
hiệu - biểu tượng, nhân vật biến mất trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương; Phùng
Phương Nga với “ N h ậ n d i ệ n t h ỉ p h á p t h ế l o ạ i t i ể u t h u y ế t m ớ i ở V i ệ t
Nam sau 1990”\ “Những cách tân nghệ thuật trong tiếu thuyết Việt
N a m đ ư ơ n g đ ạ i ( g i a i đ o ạ n 1 9 8 6 - 2 0 0 6 ) ” của Mai Hải Oanh; “ T i ê u t h u y ế t
V i ệ t N a m n h ữ n g n ă m đ ầ u t h ế k ỉ X X I ” của Cao Thị Hà; Bùi Thanh Truyền
“ Y e u t ố k ì ả o t r o n g v ă n x u ô i đ ư ơ n g đ ạ i V i ệ t N a m ” ; . . . Tất cả đều khảo sát
tương đối nhiều trên tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy những ảnh
hưởng đậm nét của Nguyễn Bình Phương đối với văn học đương đại.
1.2.2.

Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết “Thoạt kỳ thủy” của Nguyễn Bình

Phương
Là một trong số những tiểu thuyết tiêu biếu của Nguyễn Bình Phương, T h o ạ t k ỳ
t h ủ y đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, đáng chú ý nhất có
thế kế đến một số công trình như:
Nhà phê bình Thụy Khuê trong bài “Thoạt kì thủy trong vùng đất Câm Cam hoang vu
của Nguyễn Bình Phương” đã nêu lên cảm nhận của mình về mặt nội dung và hình thức của cuốn
tiếu thuyết, về nội dung: ''''Thoạt kỳ thủy là một bài thơ đâm máu và nước măt, đâm tang

thương, đấy huyên hoặc, viêt về hành trình của một cộng đông, dù đã nửa phấn điên loạn,
vân không biêt mình đang đi dân đên toàn phấn điên loạn”. Vê hình thức nghệ thuật: “Thoạt

1
0


kỳ thủy là cuôn tiêu thuyêt khác thường, khỏ đọc bởi lôi hành vãn và cấu trúc truyện rât
lạ... Đây không phải là trang viết truyền thống vì vậy cẩn cách đọc không truyền thông.
Những yêu tố vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ, vừa phỉ thơ là những mâu chôt câu trúc tiêu
thuyết”. Với Thoạt kỳ thủy, Thụy Khuê cho rằng cần tập trung khám phá sự giao thoa của các thể
loại kịch, thơ, tiểu thuyết trong tác phẩm này.
Đoàn Cầm Thi trong bài “Sảng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của
Nguyễn Bình Phương) ” đã đưa ra những bình luận sâu sắc về đời sống bản năng vô thức trong
tiếu thuyết của nhà văn. Bà cho rằng: “Vô thức chiếm vị trí trọng tâm trong Thoạt kỳ thủy,
được diên tả trong một văn phong chậm, ngăn, chính xác, phản ánh một tư duy đang khảo
sát, chiêm nghiệm. Đặc biệt, nó được xem xét trong môi quan hệ với điên và mộng, là hai
trạng thái trong đó vó thức hoạt động tích cực nhất, và lại khá gần nhau”.
Nguyễn Chí Hoan trong bài viết “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong
Thoạt kỳ thủy” đã khắng định “Nguyên Bình Phương là nhà vãn Việt Nam đã đấy cuộc thăm
dò vô thức đi xa nhât”. Trên tạp chí Nghiên cứu văn học, tác giả Đoàn Ảnh Dương có bài:
“Nguyên Bình Phương - Lục đấu giang tiêu thuyêt”, tác giả đã đánh giá cao Thoạt kỳ thủy và
xem tác phâm “xứng đáng được coi là đỉnh cao nhât, sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của
bút lực tiêu thuyêt Nguyên Bình Phương”. Bài viết có khen có chê và có những đánh giá khá
khách quan về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Tác giả Hoàng Đăng Khoa có bài “Cõi nhân sinh
nhàu nát trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương” đã nhận định: “Thoạt kỳ thủy là
thê giới của những con người vố trách nhiệm, u tôi bản năng với những dục vọng không
được kiềm chê, bung phát thành những hành động phi lí trí, phi nhân tính... Hay trong bài
tiếu luận “Thử khai mở kiến trúc hậu hiện đại trong tiếu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn
Bình Phương”, Hoàng Đăng Khoa cũng đã đưa ra phát hiện: “Với Thoạt kì thủy, bằng loi viết

“đa thanh”, Nguyên Bình Phương còn đê cho nhân vật của mình hồn nhiên giải thiêng, hạ
bệ những gì mà nhiêu người nhầm tưởng là thiêng liêng, cao quỷ”. Tạp chí Sông Hương - số
307 (T.09-14) cũng đăng tải bài viết của Phạm Tấn Xuân Cao “Thoạt kỳ thủy dưới góc nhìn tâm
thức hiện sinh” với nhận định: “Thoạt kì thủy là một hành trình của sự đày đọa, nhưng nó

1
1


cũng có thê lại là một hành trình đê thức tỉnh những con người, những thân phận rẻ rung
tránh sa vào chôn ải hoang vu bât tận của nhân quần

Hoàng Thị Quỳnh Nga trong Báo cáo khoa học năm 2004, đã
tìm hiểu phương diện “ L ờ i c â m c ủ a n h â n v ậ t T í n h t r o n g t i ế u
t h u y ế t T h o ạ t k ỳ t h ủ y ” . Nội dung lời câm của nhân vật chính
là những ám ảnh của bạo lực, cái chết, của máu và của
trăng. Hình thức của lời câm là ngôn ngữ chắp dính, sự
phá vỡ quan hệ logic
giữa các câu: câu ngắn, câu đặc biệt, câu bị khuyết thành phần hoặc không theo
một trật tự nào...
Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu trên, các nhà phê bình đã chỉ ra giá trị
tác phẩm T h o ạ t k ỳ t h ủ y của Nguyễn Bình Phương, những đổi mới cách tân của ông đối
với tiểu thuyết đương đại Việt Nam, trong đó, ít nhiều đã động chạm đến nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết của ông. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào tìm hiểu về nghệ
thuật trần thuật trong tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y của Nguyễn Bình Phương một cách
toàn diện, triệt để với tư cách một yếu tố cấu trúc. Bởi lẽ đó, trên cơ sở gợi ý của những
người đi trước, tác giả khóa luận muốn đi sâu tìm hiếu “ T o c h ứ c t r ầ n t h u ậ t t r o n g
t i ê u t h u y ê t T h o ạ t k ỳ t h ủ y c ủ a N g u y ê n B ì n h P h ư ơ n g ” đế có thế hiểu sâu
hơn những tìm tòi cách tân nghệ thuật của nhà văn đối với văn học đương đại Việt Nam;
đồng thời bổ sung thêm những vấn đề còn bỏ ngỏ, từ đó đề xuất một hướng tiếp cận tác

phẩm của Nguyễn Bình Phương từ phương diện trần thuật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến mục đích phát hiện ra nét đặc
sắc trong tổ chức trần thuật của tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y , thấy được nghệ thuật kể
chuyện của tác phẩm. Đồng thời thấy được những tìm tòi, cách tân sáng tạo trong lối viết
của Nguyễn Bình Phương và khẳng định những đóng góp quan trọng của nhà văn trên con
đường cách tân tiểu thuyết Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

1
2


3.2.1.

Tìm hiểu những lí luận cơ bản về tổ chức trần thuật trong tác phẩm

tự sự nói chung và trong tiếu thuyết nói riêng.
3.2.2.

Chỉ ra những nét độc đáo trong nghệ thuật trần thuật và hiệu quả

nghệ thuật của những sáng tạo đó đối với việc biểu đạt nội dung của tác
phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y của Nguyễn Bình Phương.
4.2. Phạm vi nghiên cửu
Tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y của Nguyễn Bình Phương do Nhà xuất bản Hội Nhà

văn ấn hành năm 2004.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng những phương pháp chính sau:
5.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
5.2. Phương pháp lịch sử - phát sinh
5.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
5.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đi sâu khám phá tiểu thuyết từ phương diện trần thuật nhằm hệ thống
hóa kiến thức về tổ chức trần thuật với tư cách một thuật ngữ khoa học; nêu bật những đặc
điếm của tổ chức trần thuật trong tiếu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y của Nguyễn Bình Phương;
đồng thời, chỉ ra vai trò quan trọng của trần thuật đối với việc hình thành cá tính sáng tạo
của Nguyễn Bình Phương.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận
được triển khai cụ thế thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về trần thuật học.

1
3


Chương 2: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ
t h ủ y của Nguyễn Bình Phương.
Chương 3: Phương thức và kĩ thuật trần thuật trong tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y
của Nguyễn Bình Phương.
NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ TRẰN THUẬT HỌC
1.1. Khái niệm trần thuật
Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của loại tác phẩm tự sự, đặc

biệt là tiểu thuyết. Trần thuật là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo ra tính hấp dẫn, tạo ra cái “ma lực” của tác phẩm ngôn từ vừa ở chiều sâu, vừa ở mặt cụ
thể cảm tính. Xét về mặt thuật ngữ, trần thuật là yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và đưa ra những cách hiếu khác nhau. Có thể kể đến một số ý kiến tiêu biểu:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng
chủ biên): Trần thuật là “Phieơng diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái
quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của
một người trần thuật nhất định. Vai trò của trần thuật rất lớn ” [7, tr. 364].
GS. Trần Đình Sử trong cuốn giáo trình Lí uận văn học, tập 2 cũng đưa ra khái niệm trần
thuật: “Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kế, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật theo một thứ tự
nhất định ” [19, tr. 59].
Lại Nguyên Ân trong bài “Ve việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu
vãn học ở 'Việt Nam” cho răng: “Trân thuật (narration) chỉ phương thức nghệ thuật đặc
trưng trong các tác phẩm thuộc loại văn học tự sự (tương tự trầm tư/ meditation/ đặc
trưng cho văn học trữ tình, đoi thoại đặc trưng cho văn học kịch) (...) Thực chất hoạt động
trần thuật là kế, là thuật, là cải được kế, được thuật, trong tác phâìn văn học là chuyên”
[2, tr. 146 - 147].
Hay trong cuốn 150 thuật ngữ vãn học, tác giả Lại Nguyên Ân cũng đưa ra khái niệm trân
thuật: “Trấn thuật là phương thức chủ yếu đê câu tạo các tác phâm tự sự hay của người kê
chuyện, tức là toàn bộ văn bản tác phâm tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của các nhân
vật” [1, tr. 325].

1
4


Cùng với quan điếm này là định nghĩa trong G i á o t r ì n h L í
l u ậ n v ă n học do GS. Phương Lựu chủ biên đã đưa ra cách
hiêu vê khái niệm trân thuật tương đôi
thống nhất với cách hiếu trên: “Trần thuật là kế, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, sự kiện,

bôi cảnh trong truyện. Trần thuật là hành vi ngôn

ngữ kê, thuật, miêu

tả sự kiện, nhân vật theo một trình tự nhất định ” [13, tr. 19].
Trần thuật (narration), xét về mặt thuật ngữ, còn có tên gọi khác là kể chuyện hay
tự sự. Gắn với những cách gọi này có một số quan điểm như sau:
Nhà giải cấu trúc người Mĩ, J.H. Miller đã nói: “7y sự là cách đế ta đưa các sự việc vào
một trật tự, và từ trật tự ây mà chủng ta có được ỷ nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự
kiện, biên cô ” [17, tr. 1 2].
Khi bàn về kể chuyện, J.Linvelt cũng cho rằng: “Ke là một hành vi trần thuật, và theo
nghĩa rộng là cả một tình thê hư cấu bao gồm cả người trần thuật và người kể... ” [21, tr.
31 - 32].
Trong bài “Các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nói về văn tự sự”, Nguyễn
Nghĩa Trọng đã đưa ra nhận xét: “Theo quan niệm xa xưa, ở Trung Quốc, Việt Nam, tự sự là
phô bày sự thực, miêu tả trực tiêp một đôi tượng nào

đó (sự việc,

cảnh tượng, tình cảm...) bằng văn thơ” [14, tr. 306].
Tóm lại, từ những quan điểm trên, chúng ta nhận thấy: Trần thuật thực chất là hành
vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định, một cách nhìn
nào đó. Đây là yếu tố được sử dụng phổ biến trong các loại thể văn học, song ở loại tác
phẩm tự sự, nó trở thành một tiêu điểm, một nguyên tắc chủ yếu để xây dựng thế giới nghệ
thuật. Nó không chỉ là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu chuyện mà còn là bản thân của câu
chuyện. Khi cốt truyện không còn đóng vai trò nòng cốt, nhân vật bị xóa mờ đường viền cụ
thể thì yếu tố trần thuật là chìa khóa mở ra những cánh cửa của tác phẩm.
Bên cạnh đó, thực tiễn văn học cũng cho thấy, nghệ thuật trần thuật là một trong
những yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Đối với người nghệ sĩ tài năng,
nghệ thuật trần thuật ở mỗi tác phẩm luôn có sự tìm tòi và biến hóa linh hoạt. Sáng tạo văn

học luôn đồng hành với sự sáng tạo " k h ơ i n h ữ n g n g u ồ n c h ư a a i k h ơ i v à s ả n g
t ạ o n h ữ n g g ỉ c h ư a c ó ” (Nam Cao). Sự thành công về phương diện trần thuật là yếu

1
5


tố kết đọng tài nghệ của mỗi người cầm bút. Bởi vậy, tìm hiêu các phương diện trần thuật
sẽ giúp người đọc tiếp cận được với những giá trị văn chương đích thực cũng như khắng
định được tài năng và những đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn chương.
1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật
Bàn về các yếu tố cơ bản của tổ chức trần thuật, GS. Trần Đình Sử cho rằng trần
thuật gồm sáu yếu tố cơ bản: người kể chuyện, ngôi trần thuật và vai trần thuật; điểm nhìn
trần thuật; lược thuật; miêu tả chân dung và dựng cảnh; phân tích; bình luận; giọng điệu.
Theo chúng tôi, trần thuật, trước hết đòi hỏi phải có người kể. Chủ thể của hoạt
động kể phải xử lí tốt mối quan hệ giữa chuỗi lời kể với chuỗi các sự kiện và nhân vật.
Như vậy, có hai nhân tố quy định tới trần thuật là: người kế chuyện và chuỗi ngôn từ.Từ
người kể chuyện ta có ngôi trần thuật; điểm nhìn trần thuật. Từ chuỗi ngôn từ ta có ngôn
ngữ trần thuật; giọng điệu trần thuật; không gian, thời gian trần thuật... Sau đây, khóa luận
sẽ đi tìm hiểu một số yếu tố tiêu biểu thuộc nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm của
Nguyễ Bình Phương.
1.2.1.

Người kế chuyện và ngôi trần thuật

Trần thuật đòi hỏi phải có người kể hay nói đúng hơn người trần thuật là vấn đề
quan trọng, then chốt của tác phẩm tự sự vì không có tác phẩm tự sự nào lại không có
người kế chuyện. Nhà nghiên cứu T. z. Todozov đã khẳng định: “ N g ư ờ i k ê c h u y ệ n l à
yêu tô tích cực trong việc tạo ra thê giới tưởng tượng... không thê
c ó t r ầ n t h u ậ t m à t h i ế u n g ư ờ i k ê c h u y ê n Quan điểm này đã góp phần khẳng

định vai trò của hình thức kể chuyện trong nghệ thuật trần thuật.
Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi
hiện đại, cũng là vấn đề xuất hiện ngay từ đầu thế kỉ XX ở Nga và sau được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Do phạm vi đề tài, ở đây, chúng tôi chỉ tập hợp một số ý kiến đánh
giá tiêu biểu:
Theo G. N. Pospelov thì người kể chuyện là “người môi giới giữa các hiện thực được
miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiên, cãt nghĩa các sự việc xảy ra”

[16,

tr. 196].

1
6


Với Todorov thì người kê chuyện không chỉ là người kê mà còn là người định giá "Người kế
chuyện là một nhân to chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư câu. Chính người kê
chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoản và đảnh giá ” [23,
tr.197].
Phùng Văn Tửu cho rằng: “Nói đến người kế chuyện là nói đến điếm nhìn được xác
định trong hệ đa phương, không gian, thời gian, tầm lí, tạo thành góc nhìn... [22, tr. 206].
Theo các tác giả Từ điên thuật ngữ văn học, người kê chuyện ‘7d hình tượng ước lệ vê
người trân thuật trong tác phâm văn học, chỉ xuât hiện khi nào câu chuyện được kê bởi
một nhân vật cụ thê trong tác phâm. Đó có thê là hình tượng của chính tác giả (ví dụ:
“tôi” trong Đỏi mắt), dĩ nhiên không nên đông nhât hoàn toàn với tác giả ngoài đời; có
thê là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ: người điên trong Nhật kỉ người
điên của Lô Tấn); có thê là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thế có
một hoặc nhiều người kế chuyện... [7, tr. 221].
Qua một số ý kiến bàn về người kế chuyện ở trên, chúng tôi nhận thấy, người kể

chuyện, hiếu một cách đơn giản, là một người được nhà văn sáng tạo ra đế thực hiện hành
vi trần thuật. Khi sáng tạo, nhà văn giống như người chép hộ lời lẽ của người trần thuật do
mình tạo ra và “ N g ư ờ i đ ó c h ẳ n g b a o g i ờ h o à n t o à n l à c h í n h b ả n t h â n t á c
g i ả ” (M. Buy-tô).
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn trình bày, tái hiện một cách sáng tạo thế giới hiện
thực thông qua lời kể, lời miêu tả,... của một người trần thuật nào đó. về mặt bản chất,
người kế chuyện chính là hình tượng do nhà văn sáng tạo nên, mang nhiệm vụ trần thuật và
chỉ im lặng khi nhân vật lên tiếng. Người kể chuyện có thể mang tư tưởng của nhà văn, thể
hiện cách nhìn nhận, đánh giá của người nghệ sĩ về thế giới khách quan nhưng tuyệt đối
không bao giờ được đồng nhất hai khái niệm này.
Người kể chuyện trong tác phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ môi
giới, dẫn dắt bạn đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật mà còn có chức năng tổ chức, sắp xếp
các sự kiện trong tác phẩm. Bởi vậy, người kế chuyện là sản phẩm của quá trình hư cấu của
nhà văn, nó khác hoàn toàn với người kế chuyện thực tế trong đời sống. Khi nhà văn lựa

1
7


chọn dạng thức xuất hiện của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự cũng là cách đế nhà
văn thế hiện ỷ đồ sáng tác. Có khá nhiều nhà lí luận tập trung vào việc nghiên cứu phạm
trù người kê chuyện trong tự sự như R. Scholes, R. Kellogg, Bakhtin,

w.

Booth,... Họ đưa

ra nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại người kê chuyện. Hai nhà nghiên cứu R.
Scholes và R. Kellogg cho rằng phải đặt người kế chuyện trong mối quan hệ với thế giới
được kể, với các sự kiện và nhân vật được kể. Từ đó hai ông phân loại người kể chuyện ra

làm bốn kiểu là người kế chuyện truyền thống, sử quan, người kể chuyện nhân chứng và
người kể chuyện toàn tri. Cách phân loại này cho ta thấy các nhà nghiên cứu đã đặt người
kể chuyện trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học từ cổ đại đến hiện đại và đặc biệt
chú ý đến cấp độ giao tiếp. Đáng chú ý hơn cả là các công trình nghiên cứu của G. Genette
đã phân biệt người kể chuyện thành ba kiểu cơ bản: người kể chuyện toàn tri, người kể
chuyện bên trong và người kể chuyện bên ngoài. Ngoài ra, căn cứ vào vị trí của người kê
chuyện trong tác phâm, ta có: người kê chuyện ở ngôi thứ nhât, người kế chuyện ở ngôi
thứ hai và người kể chuyện ở ngôi thứ ba...
Hình tượng người kế chuyện gắn với ngôi kể đem lại cho tác phẩm cái nhìn, và sự
đánh giá bổ sung về mặt tư tưởng, lập trường, thái độ, tình cảm cho cái nhìn tác giả, làm
cho sự trình bày, tái tạo lại con người và cuộc sống trong tác phẩm thêm phong phú. Đúng
như M. Bakhtin đã nhận định: “ T a đ o á n đ ị n h â m s ắ c t á c g i ả q u a đ ô i t ư ợ n g
của câu chuyên kê, cũng như qua chỉnh câu chuyên và hình tượng
người kê bộc lộ trong quá trình kê”.
1.2.2.

Điếm nhìn trần thuật

Điểm nhìn (point of view) là một trong những vấn đề cơ bản, then chốt của trần
thuật. Điểm nhìn được hiểu là vị trí, chỗ đứng của người kể chuyện để xem xét, bình luận,
miêu tả các sự việc, hiện tượng trong tác phẩm. Có nhiều người đề xuất cách gọi điểm nhìn
là nhãn quan (vision), điểm quan sát (post of observation), tiêu cự trần thuật (focus of
narrative),... nhưng theo chúng tôi, dùng khái niệm điểm nhìn là là phù hợp hơn cả vì điếm
nhìn còn thế hiện lập trường tư tưởng của nhà văn. Điếm nhìn nghệ thuật được xem như

1
8


một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung của văn bản ngôn từ. Truyện bao giờ cũng

được kể từ một điếm nhìn nhất định và bởi một người kê chuyện nào đó.
Điểm nhìn có mối quan hệ chặt chẽ với người kể chuyện, vì vậy nó cũng thể hiện thái độ,
cách đánh giá cũng như phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn. Theo Iu. Lotman “hiếm cổ yếu
tố nào lại liên quan trực tiếp đến việc xây dựng bức tranh thế giới như “điếm nhìn nghệ
thuật””. Manfred Jahn khang định: “Vé mặt chức năng, điếm nhìn mang ỷ nghĩa của sự lựa
chọn và giới hạn thông tin trần thuật, của việc nhìn các sự kiện và câu trúc của các sự
kiện từ điêm nhìn của một người nào đó và của việc tạo ra cái nhìn đồng cảm hoặc mỉa
mai ở người quan sát” [9, tr. 41 ]. Các tác giả của công trình Các khái niệm và thuật ngữ của
các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Ầu và Hoa Kì thế kỉ XX thì cho rằng: điếm nhìn là
một khái niệm đê “mô tả cách thức tồn tại của tác phâm như một hành vi mang tính bản thế
hoặc một câu trúc hoàn chỉnh tự trị đôi với thực tại và đoi với cá nhân nhà văn”. Còn
Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) lại cho rằng: “Điếm nhìn trần thuật là sự lựa
chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được
miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn



[12 , tr.

14].
Như vậy, theo quan điếm của các học giả nước ngoài thì điểm nhìn được hiểu như
một phạm trù hình thức độc lập, không phụ thuộc vào thực tại lịch sử cũng như chủ thể
sáng tạo văn bản.
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đưa ra những cách hiếu về điểm nhìn nghệ thuật.
Theo Nguyễn Thái Hòa thì: “Điếm nhìn nghệ thuật là điếm xuất phát của một cấu trúc nghệ
thuật, hơn thế nữa là cấu trúc tiềm ấn được người đọc tiêp nhận bằng thao tác suy ý từ
các mối quan hệ giữa người kê và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa
người kê và người đọc hàm ân” [8, tr. 96]. Nhận thấy vai trò đặc biệt của điểm nhìn trần thuật,
nhà lý luận Phương Lựu đã nhấn mạnh: “Nghệ sỹ không thê miêu tả, trần thuật các sự kiện
của đời song nêu không xác định cho mình một điêm nhìn đôi với sự vật, hiện tượng, nhìn

từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thẩp, từ bên trong hay bên ngoài” [13, tr. 12], bởi sự
trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật bao giờ cũng tiến hành từ một điếm nhìn nào đó. Nhà văn không

1
9


thể miêu tả nghệ thuật và tổ chức tác phẩm mà không xác lập cho mình một điêm nhìn, một chỗ đứng
nhất định. Việc chọn một chỗ đứng thích hợp đế người kê chuyện kế câu chuyện là một trong những
sự trăn trở đối với nhà văn khi sáng tạo tác phẩm. Bởi vậy, điểm nhìn trần thuật góp phần đáng kể
vào sự thành công của tác phẩm, qua đó thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trên hành trình lao động
nhọc nhằn của mình.
Như vậy, có nhiều quan điểm về điểm nhìn trần thuật. Ta có thể thấy: Điểm nhìn
trần thuật là vị trí, khoảng cách, góc độ chủ thể trần thuật dùng để quan sát đối tượng trần
thuật. Điểm nhìn trần thuật có thể từ bên ngoài, có thế từ bên trong, có cái nhìn từ một
phía, có cái nhìn từ nhiều phía... Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước
hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ
thuật. Bởi vậy, điểm nhìn trần thuật không thể chỉ thuần túy liên quan đến phương diện
hình thức như là một góc nhìn, mà còn như là một quan điểm, một thái độ trần thuật.
Theo lí thuyết tự sự học, có ba kiếu điếm nhìn gắn với ba kiếu người kể chuyện. Đó
là điểm nhìn từ đằng sau - Zero, điếm nhìn từ bên trong và điểm nhìn từ bên ngoài.
Người kể chuyện toàn tri ứng với điểm nhìn zero, nhìn từ đằng sau. Người kể
chuyện mang sức mạnh toàn năng, thông suốt, tường tận hết mọi chuyện không chỉ ở hiện
tại mà còn có khả năng tái hiện lại quá khứ và dự báo trước tương lai. Độ bao quát hiện
thực của người kể chuyện bao giờ cũng lớn hơn hết thảy mọi nhân vật. Con mắt của người
trần thuật có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, xoáy sâu vào từng chi tiết nhỏ của đời sống để kể lại
cho độc giả. Nhờ vậy mà mọi hiện thực đều được phơi bày một cách rõ nét. Điều này
dường như đang trở thành một hạn chế lớn của kiểu người kể chuyện toàn tri và điểm nhìn
zero. Ngày nay, dạng người kể chuyện này không được nhiều nhà văn sử dụng vì nó tạo ra
tâm lí nhàm chán cho độc giả. Con người hiện đại luôn được xem là một thực thể phức tạp

và khó hiếu. Bởi vậy, mọi câu chuyện được viết ra đều phải tạo cho người đọc hứng thú
khám phá, một thái độ biết hoài nghi, phủ nhận. Nhưng kiếu người kể chuyện toàn tri với
điểm nhìn zero lại không thể thực hiện được điều đó khi mọi khoảng trống đều được lấp
đầy, mọi hiện thực đều được phơi bày khiến độc giả rơi vào cảm giác tẻ nhạt, thiếu hứng
thú, nó tạo ra lớp độc giả lười biếng.

2
0


Người kể chuyện bên trong gắn với điểm nhìn bên trong, điếm nhìn của nhân vật. ơ
đây nhà văn thôi không nói nữa mà xây dựng lên kiêu nhân vật tự nhìn, nhân vật tự nói và
tự chiêm nghiệm, tự đánh giá. Bởi vậy nó mang tính chân thực và gần gũi hơn. Tầm bao
quát hiện thực, sự hiểu biết của người kể chuyện tương ứng với nhân vật trong truyện. Ở
kiểu người kể chuyện bên trong này có thể chia là ba dạng nhỏ hơn, ứng với ba điếm nhìn
bên trong của nhân vật.
Điểm nhìn bên trong cố định là một nhân vật cảm nhận, đánh giá và kế lại các sự
việc từ đầu đến cuối. Thông thường, ở dạng này, người kể chuyện thường xưng hô theo
ngôi thứ nhất để kể lại sự việc. Độc giả qua đó cũng chỉ biết sự việc qua cái nhìn của một
nhân vật - những sự việc mà nhân vật tham gia hoặc được chứng kiến. Tuy nhiên, hạn chế
của điểm nhìn bên trong cố định này là lượng sự việc được nêu ra không nhiều, yêu cầu
tính tái hiện và tưởng tưởng cao ở độc giả thì mới có thế nắm bắt được toàn bộ câu chuyện.
Bên cạnh đó, các sự kiện, biến cố được kể đều bị nhuốm màu sắc chủ quan của nhân vật
trong quá trình phát triển tính cách.
Điểm nhìn bên trong biến đổi là nhiều nhân vật kế lại nhiều chuyện khác nhau trong
cùng một thời điểm. Nhờ đó, độc giả có thể nắm bắt nhiều sự kiện hơn qua cách cảm nhận
của nhiều nhân vật hơn.
Điểm nhìn bên trong đa bội là một câu chuyện được kể lại qua cái nhìn của nhiều
nhân vật. Sự thay đổi điểm nhìn giữa các nhân vật một cách linh hoạt sẽ tạo nên tính chân
thực và khách quan cho câu chuyện được kể. Đồng thời độc giả sẽ có một cái nhìn tổng

quan hơn về câu chuyện, cái nhìn của nhân vật này sẽ có vai trò lấp đầy, bổ sung cho cái
nhìn của nhân vật khác, tạo nên tính chỉnh thể cho cốt truyện.
Người kể chuyện bên ngoài thường gắn với điểm nhìn bên ngoài. Trong những văn
bản tự sự sử dụng kiêu người kê chuyện này, độc giả dường như không hề cảm nhận được
sự tồn tại của kiếu người kế chuyện. Bởi vì khi đó người kế chuyện giấu mình, đứng ngoài
câu chuyện đế miêu tả, trần thuật lại một cách khách quan và chân thực. Đặc biệt, nội tâm
của nhân vật không được đi sâu khám phá mà chỉ chủ yếu là ghi lại lời nói và hành động
của nhân vật. Vai trò của người kế chuyện cho phép truyện kể được đọc như một cái gì đó

2
1


đã biết hơn là một cái gì đó tưởng tượng ra, một cái gì đó tường thuật hơn là một cái gì đó
hư cấu.
Trong các tác phẩm tự sự, chọn cách xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể
chuyện kể lại chuyện cũng thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Có những tác phẩm từ
đầu đến cuối đều nhất mực tuân thủ theo một kiểu người kể chuyện, một điểm nhìn duy
nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đó lại là sự phối ghép của nhiều điếm nhìn khác
nhau mà người ta gọi đó là lối kể chuyện phân mảnh. Ở lối kể chuyện này xuất hiện nhiều
kiểu người kể chuyện trong cùng một tự sự, kể lại sự việc bằng nhiều điểm nhìn khác nhau.
Có thể mở đầu, người kể chuyện giấu mình để kể, sau đó, chức năng trần thuật có thể được
chuyển cho một hay nhiều nhân vật trong truyện, từ điểm nhìn bên ngoài chuyến tiếp sang
điếm nhìn bên trong,... Với lối viết phân mảnh như vậy sẽ tạo lên cái nhìn đa diện, đa
chiều cho tác phẩm, và đặc biệt là nó không gây cảm giác nhàm chán cho độc giả mà luôn
luôn là sự hào hứng muốn khám phá tiếp câu chuyện.
1.2.3.

Ngôn ngữ trần thuật


Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện, chất
liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật, thế hiện ý đồ tư tưởng của mình. Những tư tưởng,
tình cảm, ý đồ nghệ thuật của nhà văn chỉ có thế được vật chất hóa thông qua ngôn ngữ.
Nó là một trong những yếu tố quan trọng thế hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng
của nhà văn. Bởi thế, ngôn ngữ được coi “ l à c ô n g c ụ , l à c h ấ t l i ệ u c ơ b ả n c ủ a
v ã n h ọ c ” , nó được xem là “ y ế u t ô t h ứ n h ấ t c ủ a v ă n h ọ c ” (M. Gorki).
Trong trần thuật, ngôn ngữ bao giờ cũng là sự song hành giữa ngôn ngữ nhân vật và
ngôn ngữ người kể chuyện (người trần thuật). Trong đó ngôn ngữ nhân vật được hiếu là
“lời nói của các nhân vật trong tác phâm thuộc loại hình tự sự và
k ị c h ” [7, tr. 214]. Đây là một trong những công cụ hiệu quả được nhà văn sử dụng đế cá
tính hóa, đặc trưng hóa tính cách của nhân vật. Bao giờ nó cũng phải đảm bảo sự kết hợp
sinh động giữa tính cá thế và tính khái quát. Một mặt, mỗi nhân vật có một đặc điểm ngôn
ngữ riêng được tác giả thể hiện bằng cách nhấn mạnh, cách đặt câu, ghép từ, những lời nói
đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, những câu mà nhân vật thích nói...

2
2


Điều này tạo nên một dấu ấn rất riêng cho nhân vật, làm nên cá tính mạnh trong tính cách
nhân vật. Nhưng đồng thời ngôn ngữ của nhân vật phải phản ánh được đặc điếm ngôn ngữ
của một tầng lớp người nhất định trong xã hội.
Theo Từ điên thuật ngữ văn học, ngôn ngữ người trân thuật là: “phấn lời văn độc thoại
thê hiện quan đỉêm tác giả hay quan điêm người kê chuyện (sản phâm sáng tạo của tác
giả) đôi với cuộc sông được miêu tả, có những nguyên tăc thông nhât trong việc lựa chọn
và sử dụng các phương tiện tạo hình và biêu hiện ngôn ngữ” [7, tr. 212-213].
Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự
sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá
tính của tác giả. Ngôn ngữ người trần thuật có thế có một giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật)
hoặc có hai giọng (như lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp,..) thể hiện sự đối thoại với ý

thức khác về cùng một đối tượng miêu tả.
Ngoài hai loại ngôn ngữ trên, ngôn ngữ trần thuật còn bao gồm cả ngôn ngữ nước
đôi. Đó vừa là lời nói của tác giả, vừa là lời nói của nhân vật, bộc lộ cả thế giới bên trong
và thế giới bên ngoài nhân vật.
Ngôn ngữ trần thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng tác phẩm,
thể hiện tư tưởng nội dung của tác phẩm. Bởi vậy, trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn
luôn quan tâm lựa chọn ngôn ngữ trần thuật để tạo lập một phong cách ngôn ngữ riêng cho
các tác phẩm của mình.
1.2.4.

Giọng điệu trần thuật

Trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu cũng là một yếu tố căn bản, đóng một vai
trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của người sáng tác. Phản ánh quan điếm, thị
hiếu thấm mĩ của nhà văn, giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc thê hiện cá tính sáng
tạo của tác giả thông qua hình tượng người kê chuyện.
Nói một cách khác thì giọng điệu chính là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết ra nhà văn bởi
mỗi người sáng tác đều chọn lựa cho mình một kiểu giọng điệu phù hợp với cách nhìn nhận
và đánh giá cuộc sống. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về giọng điệu trần
thuật trong văn chương.

2
3


Theo Từ điến thuật ngữ văn học , giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư
tưởng, đạo đức của nhà vãn đối với hiện tượng được miêu tả thế hiện trong lời văn quy
định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ,
thành kỉnh hay suông sã, ngợi ca hay châm biêm,... ” [7, tr. 134].
Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có vị trí quan trọng. M. B. Khrapchenko trong

Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triên của văn học, đã khắng định: “cái quan trọng
trong tài năng văn học (...) là tiêng nói của mình (...) là cái giọng riêng biệt của chính
mình không thê tìm thấy trong cô họng của bất kì một người nào khác” [11, tr. 190]. Giọng
điệu trần thuật góp phần tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Nhà
văn Tsêkhôp đã nhận định rằng: “Neu tác giả nào đó không có lối nói riêng của mình thì
người đỏ không bao giờ là nhà văn cả ”.
Trong bài nghiên cứu G i ọ n g v à g i ọ n g đ i ệ u v ă n x u ô i h i ệ n đ ạ i , Lê Huy
Bắc đã cho răng: “ G i ọ n g đ i ệ u l à â m t h a n h x é t ở g ó c đ ộ t â m l ý , b i ê u h i ệ n
t h á i đ ộ b u ồ n , v u i , g i ậ n h ờ n , h ờ h ữ n g , . . . ” đê phân biệt với “ g i ọ n g l à â m
t h a n h x é t ở g ó c đ ộ v ậ t l ý ” [3, tr. 67]. ơ đây, tác giả đã phân biệt giọng điệu vốn có
ở mỗi con người với giọng điệu văn chương. Như vậy, có thế khẳng định rằng giọng điệu
trong văn chương là sự thể hiện thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ, sở trường, ngôn ngữ
của tác giả, nó gắn chặt với đối tượng giao tiếp và cách thức tổ chức lời lẽ diễn đạt.
Trong văn chương nói chung, giọng điệu là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành
hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Đối với tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật
chính là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời là
thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ.
PGS. TS Bích Thu trong bài viết G i ọ n g đ i ệ u t r ầ n t h u ậ t t r o n g t r u y ệ n n g a n
N g u y ễ n K h ả i n h ữ n g n ă m 8 0 đ e n n a y quan niệm: “ G i ọ n g đ i ệ u t r ầ n t h u ậ t
là một trong những yêu tô quan trọng làm nên sức hâp dân trong các
sáng tác tự sự của nhà văn ”.
Qua việc tìm hiểu các quan niệm khác nhau về giọng điệu trần thuật, chúng tôi nhận
thấy rằng: Giọng điệu chính là thái độ, là tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện tượng

2
4


được miêu tả trong tác phâm mà người đọc có thê cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm
của lời văn. Do vậy, có thể nói, giọng điệu trần thuật chính là chất keo vô hình tạo mối liên

kết chặt chẽ giữa nhà văn, tác phẩm và độc giả.
Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu có vai trò rất lớn đối với trần thuật và sự hình
thành phong cách nhà văn. Giọng điệu chủ yếu tạo thành âm hưởng chung bao trùm lên
toàn bộ tác phẩm. Giọng điệu là phương tiện để người kế chuyện đi sâu phản ánh bức tranh
hiện thực đời sống của con người. Ngoài ra, giọng điệu còn mang đậm cá tính sáng tạo của
tác giả. Vì vậy, mỗi nhà văn luôn nói bằng giọng điệu riêng của mình. Tìm được giọng
điệu phù hợp sẽ giúp cho nhà văn kể chuyện hấp dẫn hơn, thế hiện sâu sắc hơn tư tưởng
của tác phẩm. Trong những trường hợp như vậy, giọng điệu trở thành “chìa khóa” để “mở”
cánh cửa của tác phẩm. Thông qua giọng điệu, độc giả nhận biết được những đặc trưng tính
cách của nhân vật cũng như thái độ, tình cảm của nhà văn đối với câu chuyện được kể.
Ngoài các yếu tố nói trên, khi xem xét tố chức trần thuật trong một tác phẩm tự sự,
ta còn có thể chú ý đến một số yếu tố khác như: không gian, thời gian trần thuật. Không
gian trần thuật là không gian mà người trần thuật kể lại câu chuyện của mình. Nhìn bề
ngoài, ta chỉ thấy giấy trắng, bàn viết, cửa sổ,... nhưng thực ra bên trong người kế đang
xuất hiện một thế giới với nhiều mối tương quan , tác động lẫn nhau - một không gian ảo
với nhiều mối quan hệ đan xen: mối quan hệ giữa người kể và thế giới của truyện (nhân
vật, sự kiện, quan hệ,..), mối quan hệ giữa người kể - ngôn ngữ nhân vật, mối quan hệ giữa
người kể - ngôn ngữ của chính mình. Nói đến không gian trần thuật là nói đến khoảng cách
giữa người kể và không gian được chiếm lĩnh.
Thời gian trần thuật là thời gian tác giả kể lại câu chuyện trong tác phẩm của mình.
Nói cách khác, thời gian trần thuật chính là thời gian của người kế, của sự kế.
Theo G. Genette, thời gian trần thuật gồm bốn hình thức: tỉnh lược, lược thuật, cảnh tượng
và dừng lại.

Trên đây là các yếu tố cơ bản của trần thuật. Chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau,
cùng hỗ trợ nhau trong việc tạo ra cho người đọc một căn
cứ đế qua đó người đọc hiểu về nhân vật, đề tài, chủ đề
của tác phẩm, thấy được tài nghệ của mỗi nhà văn. Dựa


2
5


×