TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====
ĐỖ THỊ NGỌC LINH
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
HÀ NỘI - 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====
ĐỖ THỊ NGỌC LINH
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Phùng Gia Thế
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của tôi tới thầy
giáo, TS. Phùng Gia Thế - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy cô giáo trong Khoa Ngữ
văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên
trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành khóa luận.
Mặc dù đã cố nhiều cố gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn khóa luận
không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp của các thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Đỗ Thị Ngọc Linh
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy Phùng Gia
Thế. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kỳ công trình nghiên
cứu của tác giả nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Đỗ Thị Ngọc Linh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Khái quát về thế giới nghệ thuật ............................................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
7. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 5
8. Bố cục của khóa luận.............................................................................. 5
NỘI DUNG .................................................................................................... 7
Chƣơng 1. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ
THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG....................................................... 7
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học ........................ 7
1.1.1. Khái niệm nhân vật......................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật .......................................................... 10
1.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn
Bình Phƣơng ............................................................................................ 11
1.2.1. Nhân vật ngƣời điên ..................................................................... 11
1.2.2. Nhân vật đám đông...................................................................... 20
1.2.3. Nhân vật mờ ảo ............................................................................ 26
1.2.4. Nhân vật mang vết tích nguyên thủy............................................. 27
Chƣơng 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG ................. 31
2.1. Không gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy........................................ 31
2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ................................................. 31
2.1.2. Cấu trúc không gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy ..................... 33
2.2. Thời gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy ........................................... 35
2.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ..................................................... 35
2.2.2. Cấu trúc thời gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy ........................ 36
Chƣơng 3. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT
KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG ............................................... 39
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết................................................ 39
3.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng . 40
3.2.1. Ngôn ngữ gián đoạn, đứt nối ........................................................ 40
3.2.2. Ngôn ngữ điện ảnh ...................................................................... 43
3.2.3. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. .................................................. 43
KẾT LUẬN .................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Bình Phƣơng là cây bút văn xuôi nổi tiếng trong văn học Việt
Nam đƣơng đại, xuất hiện trên văn đàn với tƣ cách một nhà thơ, một nhà văn,
một tác giả tiểu luận, truyện ngắn và đặc biệt chú ý ở lĩnh vực tiểu thuyết.
Nguyễn Bình Phƣơng xuất hiện và bắt đầu gây đƣợc ấn tƣợng, sự chú ý
với các tác phẩm: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Trí nhớ suy
tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2005), Người đi vắng (2006), Ngồi (2006). Ông là
một nhà văn Việt Nam hiện đại luôn nỗ lực, cố gắng tìm tòi những đổi mới
để hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam. Chính vì thế, Nguyễn Bình Phƣơng
đƣợc xem nhƣ một hiện tƣợng “lạ” trên văn giới.
Thoạt kỳ thuỷ là một tiểu thuyết với dung lƣợng ngắn nhƣng đằng sau số
lƣợng từ chữ “ít ỏi”, “khiêm tốn” ấy chất chứa bao bí ẩn, huyền bí hoặc thậm
chí ma quái khó hiểu đối với ngƣời đọc. Thoạt kỳ thuỷ dẫn dắt ngƣời đọc vào
một thế giới mông lung, mờ ảo, khó đoán định. Đó là thế giới của vô thức,
bản năng trong mỗi con ngƣời, là thế giới hoang vu, nguyên thuỷ, sơ khai. Đó
là thế giới mà thời gian chông chênh, chấp chới. Đó là thế giới mà ngôn ngữ
đối thoại giữa con ngƣời với con ngƣời rời rạc khó hiểu, không ăn khớp với
nhau, mỗi ngƣời theo đuổi một dòng mạch bất tận, vô bờ, xa xăm.
Nguyễn Bình Phƣơng là cây bút đóng vai trò quan trọng trong tiến trình
Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Trong các cuốn tiểu thuyết kể trên của
Nguyễn Bình Phƣơng thì cuốn tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy vẫn chƣa đƣợc tìm
hiểu và nghiên cứu kỹ lƣỡng.
Qua việc khảo sát một số tài liệu nghiên cứu về tác phẩm này, chúng tôi
nhận thấy vấn đề Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm vẫn chƣa đƣợc tìm hiểu
sâu. Hy vọng với việc nghiên cứu tác phẩm này từ góc độ thế giới nghệ thuật
sẽ giúp ngƣời đọc có cái nhìn toàn diện hơn những nét độc đáo trong tác
phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng.
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Bình Phƣơng là một hiện tƣợng văn chƣơng thu hút sự chú ý của
các độc giả và các nhà phê bình. Các tác phẩm của ông đƣợc nghiên cứu từ
nhiều phƣơng diện, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong khuôn khổ của khóa
luận chúng tôi xin điểm một số công trình nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phƣơng.
Từ cấp độ nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng có
thể kể đến một số bài viết: Một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương của
Hoàng Nguyên Vũ, Những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương của Phùng Gia Thế, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương của Hoàng Thị Thùy Linh.
Thoạt kỳ thuỷ là tác phẩm gây đƣợc nhiều chú ý của dƣ luận và có nhiều
ý kiến xung quanh tác phẩm này.
Thụy Khuê với “Thoạt kỳ thuỷ” trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của
Nguyễn Bình Phƣơng” có viết “Thoạt kỳ thuỷ là cuốn tiểu thuyết khác
thƣờng, khó đọc bởi lối hành văn và cấu trúc truyện lạ, một thứ “thoạt kỳ
thuỷ” trong văn chƣơng mang dấu ấn sáng tạo. Đây không phải truyện viết
theo lối truyền thống vì vậy cần những cách đọc không truyền thống”.
Nguyễn Chí Hoan với “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức
trong Thoạt kỳ thuỷ quan tâm đến kết cấu lập thể, thời gian đồng hiện, lối
hành văn với sự giản yếu của các câu văn tạo ra sắc thái tƣợng trƣng trùng
hợp rõ rệt với đối tƣợng mô tả - cõi “thoạt kỳ thuỷ”, phát hiện “mô thức siêu
thực trong hầu hết hình ảnh biểu tƣợng nội tâm, giấc mơ, lời ca”, đặc biệt cái
hão huyền của ý thức đối lập với cõi mạnh mẽ của vô thức.
Báo Văn hóa thể thao có nhận xét: “Nguyễn Bình Phƣơng đặt nền tảng
cho tiểu thuyết của mình dựa trên hiện trạng đời sống của đám đông ô hợp mở
ra một thế giới khác trƣớc…”.
2
Tác giả Đặng Thị Lan Anh trong bài “Cuộc thăm dò cõi “vô thức” trong
Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phƣơng” đó chỉ ra trong tác phẩm Nguyễn
Bình Phƣơng chủ yếu khai thác cõi vô thức sinh học và tâm lý học - cõi vô
thức triền miên và đầy kỳ dị nhƣ một bệnh lý, gắn với thế giới ngƣời điên và
vẫn có cõi “vô thức” chớp nhoáng, bột phát xuất hiện ở những con ngƣời có ý
thức. Cõi “vô thức” trong tác phẩm có diện mạo một nhân vật cũng bởi sự
khai thác toàn diện và sâu sắc trên.
Ngoài ra, các bài báo viết về Nguyễn Bình Phƣơng cũng khá nhiều nhƣ:
Một số đặc điểm trong sáng tác Nguyễn Bình Phương (Trƣơng Thị Ngọc
Hân)
đăng
tải
trên
website
.
Trên
website
http//chimviet.ft.free và trên trang cá nhân của Thụy Khuê (http://
thuykhue.fr.free) đăng tải khá nhiều các bài báo về nghiên cứu các yếu tố
huyền ảo, tâm linh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣ: Khuynh
hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Những
yếu tố tiểu thuyết mới trong tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn, Những đặc trưng của
bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi,… Nhƣ vậy, có thể thấy nhiều nhà
nghiên cứu đã tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng ở những khía
cạnh khác nhau. Từ các ý kiến và nhận xét mang tính gợi mở của các nhà
nghiên cứu, phê bình sẽ giúp chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu Thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng.
3. Khái quát về thế giới nghệ thuật
Nhà văn Seđrin từng nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi
sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Nhƣ vậy
một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện nhƣ một thế giới nghệ thuật. Bêlinxki
cũng đã từng nhận xét : “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng
mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không
khí của nó”.
3
Nhƣ vậy, có thể nó thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời
nghệ sĩ. Nó là kiểu tồn tại đặc thù vừa trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của
ngƣời thƣởng thức, vừa là sự thống nhất giữa nội dung mà hình thức trong
chỉnh thể thẩm mĩ của tác phẩm.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thế giới nghệ thuật là: “Khái niệm
chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác
phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lƣu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh
rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng đƣợc tạo ra theo các nguyên tắc
tƣ tƣởng và nghệ thuật (…). Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung
tính độc đáo về tƣ duy nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ ”. Thế giới nghệ thuật có
tính độc lập tƣơng đối so với thế giới tự nhiên hay thực tại xã hội. Đó chính là
sự thừa nhận quyền sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Ngƣời nghệ sĩ sáng tạo ra tác
phẩm văn học không phải là sự sao chép, lệ thuộc máy móc vào thực tại bên
ngoài mà: “Là một thế giới riêng đƣợc sáng tạo theo các nguyên tắc tƣ tƣởng,
khác với thế giới giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý con ngƣời, mặc dù
nó phản ánh thế giới ấy thế giới nghệ thuật có không gian, thời gian riêng, có
quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc
giá trị riêng… chỉ xuất hiện một cách ƣớc lệ trong sáng tạo nghệ thuật”.
Nhƣ vậy, thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, vũ
trụ quan và cách cắt nghĩa đời sống rất riêng của chủ thể sáng tạo. Từ cách
hiểu trên về thế giới nghệ thuật làm cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu về Thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm mục đích giúp ngƣời đọc hiểu hơn về những đóng
góp của Nguyễn Bình Phƣơng đối với thể loại tiểu thuyết và đi sâu vào tìm
hiểu một tác phẩm đặc sắc cụ thể Thoạt kỳ thủy để thấy rõ thế giới nghệ thuật
của tác phẩm.
4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các phƣơng thức tổ chức nghệ thuật thể hiện thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng ở các phƣơng
diện sau: nhân vật, thời gian, không gian và ngôn ngữ.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt
kỳ thủy.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình
Phƣơng, Nxb Văn học, năm 2005.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
- Phƣơng pháp hệ thống.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phƣơng pháp so sánh.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai khóa luận chúng tôi có sử dụng một
số phƣơng pháp nghiên cứu bổ trợ khác.
7. Đóng góp của khóa luận
Tìm hiểu và đánh giá những thành công và cả những hạn chế về thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy. Chỉ ra những nét độc đáo trong tƣ
duy nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn.
Trang bị cho ngƣời đọc đặc biệt là tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại
những tri thức về tác giả và phong cách của nhà văn góp phần giảng dạy học
tập tốt môn Lí luận Văn học và Văn học Việt Nam, đóng góp một tài liệu học
tập nghiên cứu về Nguyễn Bình Phƣơng.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, Nội dung khóa
luận đƣợc triển khai thành ba chƣơng:
5
Chƣơng 1: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của
Nguyễn Bình Phƣơng.
Chƣơng 2: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng.
Chƣơng 3: Ngôn ngữ nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn
Bình Phƣơng.
6
NỘI DUNG
Chƣơng 1. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Nhân vật văn học là con ngƣời đƣợc nhà văn miêu tả trong tác phẩm
bằng phƣơng tiện văn học. Trong đó có rất nhiều cách định nghĩa về nhân vật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán) nhân vật văn học là: “đơn vị
nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời có thật
trong đời sống” [10, tr.235]. Trong Cuốn Lí luận văn học, (Phƣơng Lựu, Trần
Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam), viết: “Nói cách khác nhân vật là phƣơng tiện
khái quát các tính cách, số phận con ngƣời và các quan niệm về con ngƣời”
[16, tr.279].
Trong tất cả các thể loại nhƣ tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thậm chí cả
thơ đều có nhân vật, đặc biệt thể loại tiểu thuyết thì càng không thể thiếu nhân
vật “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực ở tất
cả mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận
của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”.
Ðối tƣợng chung của văn học là cuộc đời nhƣng trong đó con ngƣời luôn
giữ vị trí trung tâm. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm
hồn ngƣời đọc thƣờng là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tƣ của những con
ngƣời đƣợc nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật
là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”.
Nhân vật văn học có thể là con ngƣời có tên (nhƣ Tấm Cám, Thúy Vân,
Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những ngƣời không có tên (nhƣ
7
thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xƣng
nào đó (nhƣ một số nhân vật xƣng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện
đại, nhƣ mình - ta trong ca dao...). Khái niệm con ngƣời này cũng cần đƣợc
hiểu một cách rộng rãi trên hai phƣơng diện. Thứ nhất, về số lƣợng: hầu hết
các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả
số phận của con ngƣời. Thứ hai, về chất lƣợng: dù nhà văn miêu tả thần linh,
ma qủi, đồ vật... nhƣng lại gán cho nó những phẩm chất của con ngƣời.
Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật có tính ƣớc lệ, có những
dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những
đặc điểm riêng...
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực
cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân
vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề
cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh
việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện
thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi
nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, ngƣời ta thƣờng nghĩ đến
các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của ngƣời
phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu
và ƣớc mơ vƣơn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để
thực hiện khát vọng tự do, công lí... Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật
Chí Phèo thể hiện quá trình lƣu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã
hội thực dân nửa phong kiến. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là
vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ƣớc mơ
tốt đẹp của con ngƣời...
Nhân vật văn học là một hiện tƣợng hết sức đa dạng. Những nhân vật
đƣợc xây dựng thành công bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp
8
lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tƣ tƣởng, kết cấu, chất lƣợng miêu tả..., có
thể thấy những hiện tƣợng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau.
Ðể nắm bắt đƣợc thế giới nhân vật đa dạng, phong phú đó ngƣời ta tiến hành
phân loại nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau.
Thứ nhất, xét từ góc độ nội dung tƣ tƣởng hay phẩm chất nhân vật. Có
thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản
diện (nhân vật tiêu cực).
Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lƣợng chính nghĩa trong
xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện đƣợc xây dựng với
những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai
cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tƣởng trong cuộc
sống...có thể đƣợc coi là nhân vật lí tƣởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân
vật lí tƣởng với nhân vật lí tƣởng hóa. Loại nhân vật sau là loại nhân vật đƣợc
tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Ở đây, nhà văn đã vi phạm tính
chân thực của sự thể hiện.
Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lƣợng phi nghĩa, cho cái
ác cần bị lên án.
Thứ hai, xét từ góc độ kết cấu (tầm quan trọng và vai trò của nhân vật
trong tác phẩm). Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm,
có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân
vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và
triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thƣờng tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ
từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân
vật chính, nhà văn thƣờng nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản
trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tƣ tƣởng, chủ đề
của tác phẩm.
9
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lƣợng hiện thực và
những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân
vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm
đƣợc gọi là nhân vật trung tâm. Trong không ít trƣờng hợp, nhà văn dùng tên
nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Ðông Kisốt của Cervantes,
Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều
của Nguyễn Du...
Nhân vật phụ là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính
trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tƣ tƣởng của
tác phẩm. Có nhiều nhân vật phụ vẫn đƣợc các nhà văn miêu tả đậm nét, có
cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức
tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh.
Thứ ba, xét từ góc độ thể loại. Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật
trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch.
Thứ tƣ, xét từ góc độ chất lƣợng miêu tả. Có thể phân thành các loại:
nhân vật tính cách, nhân vật điển hình.
Nhƣ vậy, nhân vật là những con ngƣời đƣợc miêu tả trong tác phẩm và
có rất nhiều cách để phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học xong những
cách phân loại này chỉ mang tính chất tƣơng đối mà khi nghiên cứu ta cần
phải tìm hiểu kĩ để có cách phân chia hợp lý và hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ
điển triết học phạm trù này có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ hiện thực khác quan (tồn tại ở bên ngoài
mà độc lập với ý thức con ngƣời) “thế giới là cội nguồn của nhận thức”
[28, tr.1083].
Theo nghĩa hẹp, đó là khái niệm dùng để chỉ đối tƣợng của vũ trụ, nghĩa
là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Ngƣời ta chia giới
10
vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: “thế giới vi mô,
thế giới vĩ mô” [28, tr.1083].
Nhƣ vậy có thể nói, “Thế giới” là phạm vi một vũ trụ rộng lớn tồn tại
xung quanh con ngƣời và tồn tại độc lập với ý thức con ngƣời.
Trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù
rất rộng. Thế giới nhân vật là tổng thể những hệ thống nhân vật đƣợc xây
dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tƣ tƣởng tác giả.
Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ
chức và sự sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Nằm
trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là sản
phẩm của trí tƣởng tƣợng của nhà văn. Thế giới nhân vật là sự cảm nhận một
cách toàn vẹn, sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện
trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trƣờng hoạt động, ý nghĩ, tƣ tƣởng của
nhân vật… Thế giới nhân vật vì thế bao quát hơn hình tƣợng nhân vật. Con
ngƣời trong văn học vì thế vừa giống con ngƣời ngoài thực tại, vừa có ý nghĩa
khái quát tƣợng trƣng. Và mỗi tác giả văn học lại xây dựng cho mình thế giới
nhân vật riêng, mỗi thể loại văn học lại có thế giới nhân vật với quy luật của
riêng nó.
1.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn
Bình Phƣơng
1.2.1. Nhân vật người điên
Trong văn học thế giới, kiểu nhân vật ngƣời điên là một hình tƣợng nghệ
thuật đặc biệt và đƣợc nhiều nhà văn quan tâm xây dựng. Kiểu nhân vật này
ta gặp trong các sáng tác của M. Cervantex, N. V. Gogol, Lỗ Tấn... Kiểu nhân
vật ngƣời điên gợi cho ngƣời đọc rất nhiều suy nghĩ, liên tƣởng về con ngƣời,
về cuộc sống. Sự bất thƣờng về tâm lí, tính cách, ngôn ngữ, hành động... của
nhân vật ngƣời điên đã gây ấn tƣợng mạnh mẽ, sâu sắc cho độc giả mỗi khi
11
tiếp xúc với tác phẩm. Những vấn đề xung quanh hình tƣợng nghệ thuật này
là câu hỏi mà ngƣời viết luôn muốn tìm kiếm lời giải đáp.
Kiểu nhân vật ngƣời điên xuất hiện với tần số cao trong sáng tác văn học
và mỗi nhân vật ngƣời điên có một biểu hiện khác nhau. Có nhân vật điên do
bệnh lí, có nhân vật lại giả điên để che giấu con ngƣời thật của mình nhằm
thực hiện mục đích nào đó.
Quen thuộc với độc giả nhất là kiểu nhân vật chấn thƣơng tinh thần. Có
thể khẳng định sự rối loạn tâm thần của nhân vật ngƣời điên thể hiện một
chấn thƣơng tinh thần nặng nề ngoài sự chịu đựng khiến nhân vật đang bình
thƣờng trở thành nhân vật ngƣời điên. Vở chèo Kim Nham cho ta thấy một
mối tình đau khổ, không chung lí tƣởng của nàng Xúy Vân và Kim Nham dẫn
đến việc nàng giả điên rồi điên thật. Xúy Vân ao ƣớc cảnh “chồng cày vợ
cấy”, ao ƣớc ngày “chờ cho lúa chín bông vàng, để anh đi gặt để nàng mang
cơm”, nhƣng Kim Nham lại theo lí tƣởng của kẻ nho sinh. Chàng mải mê học
hành thi cử mong đỗ đạt làm quan. Cƣới vợ xong là Kim Nham ra Hà Nội
"dùi mài kinh sử", bỏ Xúy Vân ở nhà mòn mỏi chờ đợi. Gã Trần Phƣơng xui
nàng giả điên để tìm cách thoát khỏi Kim Nham, hắn sẽ cƣới nàng làm vợ.
Xúy Vân nghe theo nhƣng Trần Phƣơng là gã nhà giàu sở khanh trở mặt. Tất
cả đau khổ ngoài sức chịu đựng khiến Xúy Vân hóa điên dại.
Cũng mang vết thƣơng tinh thần nhƣng có nhân vật ngƣời điên do hậu
quả của chiến tranh. Những mất mát, đau thƣơng của ngƣời thân trong chiến
tranh sẽ là vết dao cứa dày vò tâm hồn những ngƣời còn sống. Ta có thể thấy
kiểu nhân vật này trong truyện ngắn “Trận gió màu xanh rêu” của Võ Thị
Hảo. Đó là nhân vật ngƣời vợ đã hóa điên sau cái chết của ngƣời chồng trong
chiến tranh. Sự mất mát quá lớn có thể gây ra những cú sốc tâm lí khiến nhân
vật hóa điên.
Trong tiểu thuyết Vu khống của Lin-đa Lê, nhân vật Chệt khùng bị dòng
họ đƣa vào nhà thƣơng điên vì nảy sinh mối tình sầu muộn, trái đạo với ngƣời
12
em gái. Đây là kiểu nhân vật điên trong mắt của những nhân vật khác nhƣng
nhân vật biết rằng mình không điên và luôn muốn trốn tránh thế giới bên
ngoài, một thế giới chất chứa những khổ đau, nơi có mối tình loạn luân tuyệt
vọng, nơi có một gia đình với những thành viên vô tâm và tàn nhẫn khiến cho
anh ta phải vào nhà thƣơng điên mƣời năm trời. Qua sự xuất hiện của nhân
vật này, tác giả đã thể hiện nỗi cô đơn và đau khổ của con ngƣời trong chính
gia đình của mình.
Đến với văn học Anh, ta không thể quên vở bi kịch nổi tiếng Hamlet của
W. Shakespear. Lermontov- nhà thơ Nga thế kỉ XIX rất chí lí khi ca ngợi rằng:
“Nếu W. Shakespear vĩ đại thì đó là ở Hamlet”. Ấn tƣợng với ngƣời đọc ở vở
bi kịch này là nhân vật Hamlet với những suy tƣ, hoài nghi, bi quan. Việc tác
giả để cho Hamlet giả điên là vừa nhằm che mắt kẻ thù vừa biểu thị thái độ
tách mình ra khỏi xã hội tầm thƣờng, xấu xa, trì trệ. Nhƣ vậy, Hamlet xuất hiện
với tƣ cách là một nhân vật giả điên, hành động và lời nói lúc mê, lúc tỉnh.
Nguyên nhân khiến Hamlet giả điên là nhân vật muốn đi tìm câu trả lời cho
những suy tƣ trăn trở của chính mình. Tiếng nói của một nhân vật tỉnh táo đầy
lí trí đƣợc tác giả bộc lộ thành công qua ngôn ngữ của một ngƣời điên.
Ngoài ra, ta cũng không thể không nhắc đến Đôn Ki-hô-tê trong tác
phẩm Đôn Ki-hô-tê - nhà quý tộc tài ba xứ Manche của M. Cervantex. Đây là
nhân vật điên rồ hoang tƣởng đầy hấp dẫn với độc giả Tây Ban Nha nói riêng
và trên thế giới nói chung. Nguyên nhân gây nên cơn bệnh hoang tƣởng của
Đôn Ki-hô-tê là do nhân vật đã ngốn quá nhiều sách kiếm hiệp. Chàng ham
mê thứ tiểu thuyết độc hại ấy đến nỗi trở nên rồ dại, lú lẫn. Chàng quý tộc xứ
Manche Đôn Ki-hô-tê đã phát cuồng vì tƣ tƣởng hiệp sĩ thấm sâu vào đầu óc.
Tƣ tƣởng hiệp sĩ thời Trung cổ còn rơi rớt lại trong xã hội Tây Ban Nha ngày
ấy đã đầu độc con ngƣời khiến chàng hoang tƣởng mình có thể trở thành một
hiệp sĩ trứ danh. Việc trở nên điên rồ hoang tƣởng xuất phát từ ý đồ phê phán,
13
đả kích tiểu thuyết hiệp sĩ của M. Cervantex. M. Cervantex muốn lên án
những tiểu thuyết kiếm hiệp rẻ tiền đầy rẫy lúc bấy giờ, chính loại tiểu thuyết
này đã gieo rắc những ý nghĩ điên rồ trong những con ngƣời đắm chìm mù
quáng tinh thần hiệp sĩ nhƣ Đôn Ki-hô-tê.
Chúng ta còn tìm thấy trong kho tàng văn học thế giới nhiều tác phẩm
nổi tiếng viết về nhân vật ngƣời điên nhƣ: Truyện ngắn Nhật kí người điên
của Lỗ Tấn với kiểu nhân vật ngƣời điên mắc chứng bức hại cuồng. Ngƣời
điên trong truyện ngắn này đã chỉ rõ thực chất của cái gọi là “nhân nghĩa, đạo
đức” phong kiến chỉ là mấy chữ ăn thịt ngƣời và mong muốn xóa bỏ những lí
thuyết đạo đức trong xã hội. Theo Lỗ Tấn: Đừng hãm hại trẻ em bằng những
học thuyết chữ Lễ, đừng “ăn thịt” các em thì sẽ có thể cải tạo, xây dựng xã
hội tƣơng lai tốt đẹp hơn. Nhà văn đã vận dụng những kiến thức y học vốn có
cùng với tài năng văn chƣơng sắc sảo để tạo nên một hình tƣợng độc đáo. Tác
giả đã khéo léo thông qua lời kháng nghị của ngƣời điên để truyền lòng phẫn
nộ đến với độc giả. Nhƣ vậy sự xuất hiện của nhân vật này trở thành một
phƣơng tiện để nhà văn nói lên tiếng nói phê phán của mình đối với xã hội.
Qua nhân vật ngƣời điên, tác giả có thể chuyển tải những suy tƣ của
mình về cuộc đời, về những vấn đề của xã hội. Đồng thời từ cái nhìn của nhân
vật ngƣời điên, ngƣời đọc có thể suy ngẫm, liên tƣởng rất nhiều về cuộc đời
mà đôi khi lí trí của những đầu óc tỉnh táo luôn tìm cách né tránh. Một con
ngƣời tỉnh táo có thể sẽ khôn khéo hòa nhập vào xã hội xấu xa để tồn tại,
nhƣng ngƣời điên sẽ đứng ngoài những mƣu toan tính toán tầm thƣờng. Họ là
những kẻ khờ không hề dối lòng, là những ngƣời ngây dại nhƣng chân thật
nhất nói lên tình trạng rối loạn của xã hội.
Ngoài ý nghĩa trên thì qua những chấn động tâm lí của nhân vật ngƣời
điên, các nhà văn có thể mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực. Hiện thực
không chỉ là thế giới đời thƣờng mà còn là một thế giới đầy bí ẩn trong tâm
14
thần rối loạn của ngƣời điên. Thế giới trong mắt ngƣời điên sẽ trở nên bất
thƣờng, bƣớc vào thế giới ấy ta sẽ thấy u ám, bí ẩn và lo sợ. Đồng thời khám
phá thế giới ấy sẽ làm xuất hiện những cảm xúc dồn dập khó tả. Sự hấp dẫn của
văn chƣơng khi miêu tả con ngƣời bình thƣờng đã lôi cuốn rung cảm nghệ
thuật lớn lao. Và khi miêu tả con ngƣời điên loạn, nhà văn còn tạo ra trong lòng
độc giả nhiều cảm xúc ấn tƣợng hơn nữa về con ngƣời và cuộc đời. Khi tiếp
xúc với nhân vật ngƣời điên, độc giả luôn có những xúc cảm thẩm mĩ rất đặc
biệt. Nhân vật ngƣời điên với đặc tính tâm lí phức tạp có thể gợi cho ngƣời đọc
liên tƣởng đến những biến động mạnh mẽ trong tâm hồn con ngƣời.
Có thể nói những giây phút điên loạn của nhân vật ngƣời điên là lúc
nhân vật đã thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức, không còn lí trí tỉnh táo nữa
nhƣng đó là khi nhân vật thể hiện chân thật nhất con ngƣời của mình. Những
con ngƣời điên dại, ngẩn ngơ trong văn học giúp nhà văn mở rộng hiện thực
sang ranh giới giữa ý thức và vô thức, chập chờn cõi điên và cõi tỉnh, xáo trộn
lí trí và phi lí trí đầy bí ẩn mà một nhân vật tỉnh táo không thể dẫn độc giả
bƣớc đến ranh giới ấy đƣợc.
Kiểu nhân vật ngƣời điên xuất hiện thƣờng xuyên trong nhiều tác phẩm
văn học thế giới. Cảm hứng của các nhà văn về những con ngƣời điên loạn
bất thƣờng đã đóng góp cho nền văn học thế giới nhiều hình tƣợng ngƣời điên
độc đáo. Đó là những con ngƣời bất thƣờng về tâm lí, tính cách, lời nói, hành
động... đƣợc nhà văn xây dựng cùng những biến cố lớn trong cuộc đời hay
dƣới những ảnh hƣởng của môi trƣờng sống nhằm phản ánh quan niệm nào
đó của nhà văn về hiện thực. Nhân vật ngƣời điên có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc tái hiện đời sống con ngƣời.
Có thể thấy, sự quan tâm của nhiều nhà văn đến chủ đề này đã khẳng
định ý nghĩa quan trọng của kiểu nhân vật ngƣời điên đối với việc thể hiện
những vấn đề trong cuộc sống con ngƣời. Các tác giả này tuy ở các thời đại
15
khác nhau, không cùng chung quốc gia, dân tộc nhƣng giữa họ lại có một sự
gặp gỡ kì diệu trong cảm quan nghệ thuật là đã nhìn cuộc đời qua lăng kính
của những con ngƣời điên loạn. Khi cảm nhận cuộc đời qua cái nhìn của nhân
vật ngƣời điên, các nhà văn đã chuyển tải sự hỗn loạn của thế giới thực tại
một cách chân thực nhất.
Với Nguyễn Bình Phƣơng - nhà văn Việt Nam đƣơng đại trong Thoạt kỳ
thủy nhà văn cũng lựa chọn xây dựng kiểu nhân vật ngƣời điên. Đọc tác phẩm
ta không chỉ thấy xuất hiện một nhân vật ngƣời điên mà là cả một xã hội thu
nhỏ ngƣời điên.
Điên là một trạng thái bệnh lý của con ngƣời chỉ những ngƣời bị tổn
thƣơng về thần kinh dẫn đến mất khả năng kiểm soát hành động, vô hình
chung sống bản năng và khác biệt với những ngƣời xung quanh. Chọn nhân
vật điên để miêu tả hẳn Nguyễn Bình Phƣơng muốn hƣớng tới trạng thái vô
thức của con ngƣời, một dạng tâm lý đặc biệt của con ngƣời? Kiểu mẫu nhân
vật này không phải chỉ đến Nguyễn Bình Phƣơng mới xuất hiện trong văn học
nhƣng dƣờng nhƣ với nhà văn có một sự quan tâm đặc biệt với loại nhân vật
này, hình ảnh của họ trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn.
Thoạt kỳ thủy là một ý thức phi lãng mạn (không thi vị), phi điển hình
(tính cách không đại diện cho một giai cấp, một tầng lớp), nhƣng nó có chủ
đề, dù nhà văn đã cố tình mờ hóa. Chủ đề thứ nhất gắn với câu chuyện ngƣời
dân vùng Linh Sơn với đời sống bản năng, ô hợp. Đây là một hình thức tự
hủy diệt của con ngƣời. Thoạt kỳ thủy ám ảnh ngƣời đọc về hình ảnh con
ngƣời bản năng, vô thức. Thế giới nhân vật trong Thoạt kỳ thủy ít nhiều đều bị
bản năng, vô thức chi phối. Tính vừa ra đời đã nhìn thấy trăng với “thứ ánh
sáng vàng trắng, lạnh lẽo” của nó. Sau này, vô thức Tính thƣờng liên tƣởng
màu mắt chó “vàng nhƣ trăng”, gợi liên tƣởng về sự hủy diệt. Lớn lên, theo
ông Điện đi mổ lợn, Tính bị hấp dẫn bởi hành động thọc dao vào cổ lợn, một
16
thẩm mỹ bệnh hoạn. Tính là loại ngƣời thiếu khuyết về bản năng truyền giống
(lấy vợ nhƣng không thích gần gũi vợ), nhƣng nó lại thừa bản năng sát sinh
(thích chọc tiết lợn, thích giết côn trùng, đã từng cầm kéo đâm vào yết hầu
ngƣời điên và tự cầm dao đâm vào cổ mình). Nhiều nhân vật khác trong Thoạt
kỳ thủy không kìm giữ đƣợc những hành động bản năng, vô thức, đôi khi
bệnh hoạn: ông Phƣớc nghiện rƣợu đến mức nhai cả chai thủy tinh, ông
Phùng trồng phong lan đặt tên Hiền để hằng ngày “tƣới nƣớc cho Hiền”,
Hƣng rình trộm nhìn Hiền khỏa thân trong đêm tân hôn… Chủ đề thứ hai gắn
với câu chuyện về con cú. Cú là một biểu tƣợng, một điềm báo về sự hủy diệt
(theo quan niệm dân gian, khi chim cú xuất hiện và kêu, trong làng có ngƣời
chết). Con chim cú này đã bị bắn rơi (tức sự hủy diệt đã bị khống chế), nhƣng
rồi bằng sức mạnh siêu nhiên, nó đã vùng dậy, cất cánh bay lên, khiến cho
“dòng sông quằn quại”, “rũ xuống bất lực”, tức là thế giới ngƣời đầy bản
năng, bệnh hoạn không thể cƣỡng chế đƣợc cái ác.
Nhân vật ngƣời điên trong Thoạt kỳ thủy đƣợc thể hiện ở ngoại hình và
tính cách, ngôn ngữ của họ. Ở những tác phẩm đầu tay Nguyễn Bình Phƣơng
có sự chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật hơn. Không phải nhân vật nào cũng
đƣợc nhà văn miêu tả một cách chi tiết về ngoại hình nhƣng những chi tiết mà
Nguyễn Bình Phƣơng lựa chọn để vẽ nên nhân vật bao giờ cũng mang một
chút gì đó bất thƣờng, đầy ám ảnh ngƣời đọc.
Ở Thoạt kỳ thủy Nguyễn Bình Phƣơng chia tiểu thuyết ra làm ba phần
(Phần A: tiểu sử, phần B: chuyện, phần C: phụ chú) trong đó Nguyễn Bỉnh
Phƣơng dành phần đầu để giới thiệu các nhân vật và đặc biệt chú ý miêu tả
chi tiết ngoại hình từng nhân vật 9 có 14/18 nhân vật phần tiểu sử đƣợc miêu
tả những chi tiết thuộc về ngoại hình).
Nhân vật Tính : Cao 1 mét 68, nặng 56 ki-lô-gam. Tay dài, lƣng dài,
chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình
17
vòng cung ôm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi
nhƣ vƣợn, ngồi nhƣ gấu. [21, tr.7]
Nhân vật Tính đƣợc miêu tả chi tiết, chính xác, tỉ mỉ nhƣ là một bản ghi
chép về tội pham vậy. Nhƣng ở đây ta nhận ra nhân vật lại chứa đựng cái gì
đó bất thƣờng. Dƣờng nhƣ tính đƣợc miêu tả không chỉ nhƣ một con ngƣời
mà còn mang dáng dấp của một con vƣợn dự báo những hành động bản năng
vô thức của nhân vật sẽ đƣợc khai triển ở phần sau. Mỗi nhà văn lại có cách
xây dựng nhân vật cho riêng mình để tạo cho nhân vật của mình một sự khác
biệt nào đó với Nguyễn Bình Phƣơng cũng nhƣ vậy thông qua ngoại hình của
nhân vật ta thấy đƣợc cái không bình thƣờng trong đời sống tâm lý, tâm linh
của họ.
Nhân vật trong Thoạt kỳ thủy đƣợc miêu tả không chỉ đơn giản là những
con ngƣời bình thƣờng nữa mà mang trong mình cả cái bóng của con ngƣời
và cả phần chƣa tới đƣợc mức con ngƣời. Từ đó nhà văn muốn hé mở cho
ngƣời đọc một thế giới sâu thẳm, tối tăm của con ngƣời - nơi con ngƣời hiện
lên chân thực nhất với bản thể của mình.
Nhân vật trong Thoạt kỳ thủy còn có một dị tật một thói quen đặc biệt
gây ấn tƣợng: Tính từ bé đã sợ trăng, thích giết công cống và kiến, ông Phƣớc
bố Tính thì có thói quen gặp đít chén mỗi khi thèm rƣợu. Những đặc điểm đó
làm cho nhân vật trở nên độc đáo dƣờng nhƣ có một vô thức nào đó chi phối
hoạt động của nhân vật, nhân vật mang đặc điểm nhƣ vậy từ khi sinh ra chứ
không phải do một biến cố nào đó nên đặc điểm càng trở nên ám ảnh. Từ cách
miêu tả ngoại hình nhƣ vậy nhân vật của Nguyễn Bình Phƣơng cũng có nhiều
nét bất thƣờng trong tính cách và tâm lý.
Tính đƣợc sinh ra trong một xã hội lạc hậu, bản thân bố là một ngƣời
nghiện rƣợu và bạo lực, mẹ là ngƣời nhẫn nhịn. Từ khi sinh ra Tính đã thể
hiện những bản năng rất mạnh nhƣ thích giết công cống, giết kiến, thích xem
18
chọc tiết lợn, thích máu, thích chơi với những ngƣời điên, sợ ánh trăng…
Tính thiếu đi bản năng của ngƣời đàn ông, thiếu đi nhân tính và trí tuệ của
một con ngƣời. Tính sống bằng bản năng, hành động trong vô thức cũng
chính vì thế Tính không thể hòa vào cái cộng đồng nhỏ của anh ta, dù chính
cộng đồng đó đã sinh ra anh ta và bản thân cộng đồng đó cũng giống nhƣ
Tính nằm ngoài rìa một cộng đồng lớn hơn. Tính chỉ biết hòa mình vào đƣợc
với những ngƣời điên, nhƣng Tính cũng không hoàn toàn thuộc về nhóm
ngƣời đó. Tính không thể tâm sự với ai, chia sẻ với ai và cũng không hiểu
cảm xúc của những ngƣời xung quanh và dƣờng nhƣ Tính không hiểu đƣợc
cảm xúc của con ngƣời nữa, những gì làm Tính vui chỉ là cảnh giết chóc đầu
tiên là với những sinh vật bé nhỏ sau là với những chính đồng loại của mình.
Ngôn ngữ mà các nhân vật nói với nhau tƣởng nhƣ phi logic lại ẩn chứa
một logic riêng mà chỉ họ mới hiểu. Ví nhƣ cuộc đối thoại dƣới đây:
Lão điên:
- Mƣa xiên khoai.
Cô gái thổ điên:
- Một sọt bã mía không về thì thôi. Con ơi, ăn bánh. Mẹ thồ trên lƣng
đây này
Ngƣời điên khác:
- Nheo nhẻo nhèo nheo
Mụ điên:
- Chạm vào cỏ trắng… có con chim nâu trong cái nụ hoa nâu…
Thằng điên mới:
- Cù nách
Tính:
- Sƣ chúng mày, bố chọc tiết lợn. Sƣ chung mày.[21, tr.123]
Thoạt kỳ thủy nhƣ là một tác phẩm trọn vẹn để phản ánh cái vô thức của
19