Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.19 KB, 2 trang )
SOẠN BÀI: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Trần Tuấn Khải
I/ Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các
bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ
Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
2- Tác phẩm:
Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924) lấy đề tài lịch sử thời giặc Minh xâm lược nước ta
Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo
hiếu nhưng cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở về để lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước.
Bài thơ được viết theo thể song thất lục bát
II/ Phân tích:
1- Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước:
– Cuộc chia ly diễn ra nơi biên giới ảm đạm, heo hút: ải Bắc mây sầu ảm đạm, hổ thét chim kêu . . .
– Hoàn cảnh thật éo le, cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn
đạo hiếu những cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở lại để lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước.
– Nói lên lòng nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của mình.
2- Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ nước mất nhà tan:
Giống Hồng Lạc hoàng thiêng đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay.
Giời Nam riêng một cõi này.
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì?
– Qua đó, nhà thơ muốn khẳng định truyền thống dân tộc: Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt
trong đó có nữ giới.
Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, người cha trước hết nhắc đến lịch sử dân tộc ?
– Người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
– Người cha thể hiện niềm tự hào dân tộc, một lòng yêu nước.