Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

hoạt động thu thập chứng cứ trong bộ luật tố tụng dân sự tại tòa án nhân dân huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.08 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)

Đề tài: HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ
TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN LẤP VÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP

Giảng viên hƣớng dẫn:
Thân Thị Ngọc Bích
Bộ môn: Luật Tƣ Pháp

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Kiều
MSSV: S120036
Lớp: Luật B2 Đồng Tháp K38
Cần Thơ, 11/2014


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đến nay, người viết đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, người viết xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Luật Trường
Đại Học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức
quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Bằng sự cố gắng nỗ lực của


bản thân và đặc biệt sự giúp đỡ tận tình của Cô Thân Thị Ngọc Bích đã hướng dẫn người
viết trong thời gian làm luận văn để hoàn thành tốt đúng thời hạn do trường đặt ra. Do thời
gian làm đề tài có hạn, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế không có, tài liệu thu
thập không nhiều nên quá trình thực hiện đề tài không tránh những sai lầm và thiếu sót. Rất
mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn sinh viên để đề tài này hoàn thiện hơn
nữa. Người viết xin chân thành cảm ơn Cô Thân Thị Ngọc Bích, các Thầy Cô Khoa Luật
Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện trong thời gian qua.
Người viết kính chúc quý Thầy Cô có nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong cuộc
sống và công tác giảng dậy.
Người viết xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

2

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

---------…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày…..tháng…..năm….
Giáo viên hướng dẫn

THÂN THỊ NGỌC BÍCH
GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

3

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

---------…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày…..tháng…..năm….

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích


4

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài ............................................................. Error! Bookmark not defined.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................. Error! Bookmark not defined.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài .............................. Error! Bookmark not defined.
5. Bố cục của đề tài .............................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP
CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰError! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm cơ bản.......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự .............. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sựError! Bookmark not defined.
1.2. Chủ thể thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự ...... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Đƣơng sự .................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sựError! Bookmark not defined.
1.1.3. Ngƣời đại diện............................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Tòa án nhân dân ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Viện kiểm sát nhân dân ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Nguyên tắc cơ bản trong thu thập chứng cứ.............. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sựError! Bookmark not defined.
1.3.2. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền........................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.4. Vai trò thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sựError! Bookmark not defined.
1.5. Phân loại cách thức thu thập chứng cứ của Tòa án .. Error! Bookmark not defined.
1.5.1. Tòa án gián tiếp thu thập chứng cứ ......................... Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Tòa án chủ động thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đƣơng sựError! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂNError! Bookmark not defined.
2.1. Tòa án chủ động tiến hành thu thập chứng cứ .......... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Đối chất giữa đƣơng sự với nhau, giữa đƣơng sự với ngƣời làm chứngError! Bookmark not defined.
2.1.3. Xem xét, thẩm định tại chổ ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Trƣng cầu giám định................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Định giá, thẩm định giá tài sản ................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ ........ Error! Bookmark not defined.
2.1.7. yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc đƣợc, nghe đƣợc,
nhìn đƣợc hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sựError! Bookmark not defined.
2.2. Trình tự, thủ tục Tòa án tiếp nhận chứng cứ do chủ thể khác cung cấpError! Bookmark not defined.
2.2.1. Tòa án tiếp nhận chứng cứ từ đƣơng sự ................. Error! Bookmark not defined.
GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

5

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp
2.2.2. Tòa án tiếp nhận chứng cứ từ Viện kiểm sát .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Tòa án tiếp nhận chứng cứ từ chủ thể khác............ Error! Bookmark not defined.
2.3. Một số quy định liên quan ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Hoạt động bảo quản chứng cứ ................................. Error! Bookmark not defined.

2.3.2. Hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ ............. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Hoạt động sử dụng chứng cứ.................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG BỘ LUẬT TỐ
TỤNG DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG
THÁP – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Thực tiễn về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án giải quyết vụ việc dân
sự tại Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Thuận lợi .................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Khó khăn .................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Nguyên nhân của một số bất cập trong hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa
án ........................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Bất cập về thời hạn xuất trình chứng cứ ................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Bất cập về đảm bảo sự phối hợp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc
cung cấp chứng cứ cho Tòa án ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Bất cập mở rộng tranh tụng tại phiên tòa ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Bất cập về nâng cao vai trò của Thẩm phán trong hoạt động thu thập
chứng cứ ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Bất cập về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong trƣờng hợp
Thẩm phán đã tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ nhƣng thuộc trƣờng
hợp phải từ chối, thay đổi ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động thu
thập chứng cứ của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Kiến nghị về bổ sung quy định về thời hạn xuất trình chứng cứError! Bookmark not defined.
3.3.2. Kiến nghị về cần bổ sung thêm trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án ......................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Kiến nghị về mở rộng tranh tụng tại phiên tòa ...... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Kiến nghị về nâng cao vai trò của Thẩm phán trong hoạt động thu thập
chứng cứ. .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Kiến nghị về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong trƣờng hợp

Thẩm phán đã tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ nhƣng thuộc trƣờng
hợp phải từ chối, thay đổi ................................................... Error! Bookmark not defined.

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

6

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

7

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, pháp luật tố tụng là một nhu cầu
khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trinh giải quyết vụ việc dân sự đang ngày gia
tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp của từng loại vụ việc. Thu thập chứng cứ là
hoạt động đặc biệt quan trọng của Tố tụng dân sự, việc thu thập chứng cứ đầy đủ sẽ là cơ sở
để có kết luận khách quan về toàn diện các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, căn cứ vào

đó Tòa án có thể ra những bản án, quyết định đúng đắn phù hợp với hiện thực khách quan
của vụ việc dân sự xảy ra trên thực tế. Qua đó quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được
bảo đảm.
Theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2004 nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương
sự. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong trường hợp đượng sự không tự mình tiến
hành thu thập chứng cứ được và có đơn yêu cầu Tòa án. Điều này đã giảm tải cho Tòa án
các công việc phải tiến hành khi giải quyết vụ việc dân sự, trả lại đúng bản chất dân sự và
đảm bảo quyền định đoạt cho đương sự khi quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương
sự. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì hoạt
động thu thập chứng cứ của Tòa án đã bộc lộ những thiếu sót cần được sữa đổi, bổ sung
nhằm tạo ra sự chủ động hơn cho Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc dân sự (điều kiện
để Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ) và hoàn thiện các biện pháp thu thập chứng cứ để áp
dụng hiệu quả hơn trên thực tế, bổ sung thêm các biện pháp thu thập chứng cứ. Trong khi
đó, Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2011 đã có những sữa đổi,
bổ sung quan trọng khi quy định các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án, về điều kiện
Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ và kịp thời bổ sung thêm những biện pháp thu thập
chứng cứ mới. Điều này đã đem lại những hiệu quả nhất định trong hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án, hỗ trợ các đương sự trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, với những đòi
hỏi trong hoạt động thực tiễn thì sữa đổi, bổ sung của Bộ luật tố tụng dân sự vẫn tồn tại
những điểm hạn chế trong các quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, khiến
cho các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án không đạt hiệu quả như mong muốn.
Từ những thực trạng trên, người viết đã nghiên cứu đề tài: “Hoạt động thu thập chứng
cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp”
làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình. Qua đề tài này người viết mong muốn tìm
GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

8

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều



Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

hiểu và làm rõ hơn về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, để tìm ra những bất cập và
vướng mắc của Tòa án trong hoạt động thu thập chứng cứ, những khó khăn của đương sự
khi yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. Từ đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiên pháp luật tố
tụng dân sự sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi của một luận văn cử nhân luật học người viết chưa đủ điều kiện nghiên
cứu hết các vấn đề về hoạt động thu thập chứng cứ trong tất cả các vụ việc dân sự theo phạm
vi điều chỉnh Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, người viết chỉ nghiên cứu sâu về hoạt động thu
thập chứng cứ của Tòa án để giải quyết vụ việc dân sự như: khái quát chung về chứng cứ,
thu thập chứng cứ, các hoạt động thu thập chứng cứ, các trường hợp Tòa án tiến hành thu
thập chứng cứ và các biện pháp Tòa án áp dụng để thu thập chứng cứ, các văn bản pháp lý
có liên quan đến tố tụng dân sự. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp cơ bản nhằm làm hoàn thiện
hơn hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự tại Tòa án.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các
quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về hoạt động thu thập chứng cứ
của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, người viết cũng phân tích các quy định của pháp luật
nhằm hiểu rõ hơn về các quy định đó. Từ đó, người viết nhận thức được vấn đề thu thập
chứng cứ của Tòa án đồng thời người viết chỉ ra những điểm thiếu sót và chưa hợp lý của
luật nhằm đề ra những kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự
về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và một số phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích luật viết,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê…để làm rõ thêm cho
đề tài nghiên cứu của mình.

5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố
tụng dân sự.

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

9

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án nhân dân.
Chương 3: Thực tiễn thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – giải pháp hoàn thiện.

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

10

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA
TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án mà cụ thể là Thẩm phán được phân
công giải quyết các vụ án phải dựa vào các tài liệu, chứng cứ do các bên xuất trình cũng như
Tòa án thu thập để làm căn cứ xác định chấp nhận hay phản bác ý kiến, yêu cầu của đương
sự. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các hoạt động
thu thập chứng cứ của các chủ thể. Việc đương sự tự mình thu thập, cung cấp chứng cứ cho
Tòa án là chứng mình các chứng cứ đó là có căn cứ và hợp pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, việc các quy định của pháp luật vẫn còn hạn chế và thực
tiễn áp dụng cũng vấp phải một số khó khăn nhất định. Việc nghiên cứu về hoạt động thu
thập chứng cứ trong tố tụng nói chung và hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố
tung dân sự nói riêng là rất quan trọng và cấn thiết trong giai đoạn hiện nay. Dưới đây là một
số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án nhằm làm cơ sở trong
quá trình nghiên cứu.
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự
Chứng cứ là một trong những vấn đề quan trọng trong tố tụng dân sự. Có thể nói,
chứng cứ là những sự kiện, tình tiết liên quan đến vụ việc dân sự, nó tồn tại với muôn màu,
muôn vẻ. Có thể tồn tại ở dạng phi vật chất, liên quan đến các tình tiết của vụ án được phản
ánh vào ý thức của con người hoặc ở dạng vật chất như những dấu vết mà người ta có thể
cảm nhận bằng các giác quan của con người.
Về cơ sở lý luận: Quan điểm vật chất sinh ra không bao giờ mất đi, mà nó chỉ chuyển
hóa từ dạng này sang dạng khác và mọi sự vật hiện tượng có mối liên hệ phổ biến. Từ đó các
sự kiện hiện vật được coi là chứng cứ, cũng là một dạng vật chất, nó phản ánh vào đầu óc
con người và lưu lại trong đầu óc trí nhớ.
Có nhiều quan điểm khái niệm về chứng cứ của một số nước trên thế giới như: Bộ luât
tố tụng dân sự Liên Bang Nga có quy định: “Chứng cứ trong tố tụng dân sự là những sự thật
khách quan mà theo đó Tòa án có cơ sở để giải quyết các vụ án dân sự”1 hay trong Bộ luật tố

tụng dân sự của Nhật Bản khái niệm: “Chứng cứ là một tư liệu thông qua đó là tình tiết được

1

. Luật tố tụng dân sự Liên Bang Nga 2005, Ts. Bùi Ngọc Khánh, Tr.178.

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

11

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

pháp luật công nhận và là một tư liệu, cơ sở thông qua đó Tòa án được thuyết phục là một
tình tiết nhất định tồn tại hay không”2.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam khái niệm chứng cứ được Bộ Luật tố tụng dân sự xây dựng
trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khoa học về chứng cứ ở các nước, xuất phát
từ thực tế khách quan của chứng cứ không lệ thuộc vào ý thức con người, mỗi chứng cứ đều
có nguồn gốc dẫn đến sự hình thành nên chứng cứ. Từ đó, Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam
có khái niệm về chứng cứ được quy định tại Điều 81 của Bộ luật tố tụng 2004 như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự thủ tục
do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối
của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết
cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”.
1.1.2. Khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự
Theo Từ điển Tiếng Việt, thu thập là “góp nhặt và tập hợp lại”3. Như vậy, hoạt động

thu thập chứng cứ là việc phát hiện, lựa chọn và tập hợp chứng cứ đưa vào hồ sơ vụ án để
Tòa án nghiên cứu, đánh giá, sử dụng phục vụ cho việc giải quyết vụ án dân sự một cách
đúng đắn4 và theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004
thì “Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật
này quy định”.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án sử dụng chứng cứ thu được từ nhiều
hoạt động khác nhau phục vụ cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh các biện pháp
được Bộ luật tố tụng dân sự quy định là thu thập chứng cứ được quy định tại Điều 85, Tòa
án sử dụng chứng cứ thu được qua hoạt động hòa giải, xét xử tại phiên tòa dân sự sơ thẩm,
phiên tòa phúc thẩm để giải quyết vụ án cũng như hoạt động thu giữ chứng cứ do đương sự
cung cấp. Cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động Tòa án tiếp nhận tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn nộp kèm theo
đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự: “Người khởi kiện phải kèm
theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn
cứ và hợp pháp”. Khi người khởi kiện nộp đơn mà có nộp tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến

2

. Luật tố tụng dân sự Nhật Bản, Bản dịch của: Nông Xuân Trường – VKH kiểm sát, VKSNDTC, Tr.254.
. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng, tr.958.
4
. Trường Đại Học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.164.
3

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

12

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều



Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

hành thu thập và lập biên bản giao nhận chứng cứ đươc quy định tại Khoản 2 và Khoản 3
Điều 84 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Thứ hai, hoạt động diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Sau khi vụ án đã thụ lý
được Chánh án phân công giải quyết vụ việc dân sự, Thẩm phán tiến hành lập hồ sơ vụ án có
nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng dân sự 2004: Thông báo về
việc thụ lý vụ án; Yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; Thực hiện một hoặc
một số biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân
sự 2004. Cho nên, các chứng cứ kế tiếp được dùng để giải quyết vụ án có được hoạt động:
Yêu cầu đương sự tự khai và chứng cứ thu được từ các biện pháp được quy định tại Điều 85
Bộ luật tố tụng dân sự 2004 bao gồm: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Trưng
cầu giám định; Quyết định định giá tài sản; xem xét, thẩm định tại chỗ; Ủy thác thu thập
chứng cứ; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn
được hoắc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
Thứ ba, hoạt động xét xử tại phiên tòa sơ thẩm theo Khoản 1 Điều 197 Bộ luật tố tụng
dân sự 2004 quy định: Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách:
Hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi ích của đương sự và những
người tham gia tố tụng khác; Xem xét , kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; Nghe
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về giải quyết vụ án, trong trường hợp có
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Và bản án được tuyên phải căn cứ vào kết quả tranh tụng,
việc hỏi tại phiên tòa và các chứng cứ đã được xem xét và kiểm tra tại phiên tòa.
Thứ tư, hoạt động xét xử tại phiên tòa phúc thẩm (chỉ tồn tại với những vụ án có kháng
cáo, kháng nghị) theo Điều 424 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định tính chất của xét xử
như sau: “Xét xử phúc thẩm là Việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án, quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm chủa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”. Cho nên,

cấp phúc thẩm khi diễn ra khi có kháng cáo, kháng nghị phù hợp với quy định tại các điều từ
Điều 243 đến 249 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (đối với kháng cáo) và từ Điều 250 đến 253
Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (đối với kháng nghị).
Tóm lại, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án không chỉ bao gồm các hoạt động
quy định tại Khoản 2 Điều 85 và Điều 173 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 mà còn thông qua
nhiều hoạt động khác.

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

13

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

1.2. Chủ thể thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự
Chủ thể thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự bao gồm: Đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích của đương sự, người đại diện, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân.
1.1.1. Đƣơng sự
Trên thực tế đã có nhiều khái niệm về đương sự được đưa ra như: Đại từ điển Tiếng
Việt là: “Đương sự là người, là đối tượng trực tiếp của một việc đang giải quyết”5 hay trong
khoa học pháp lý, “đương sự” được hiểu là: “là người có quyền và nghĩa vụ được giải quyết
trong một vụ việc khiếu nại hoặc một vụ án”6.
Theo pháp luật Việt Nam thì tại Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định cụ
thể:
“Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Trong đó, nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ

quan, tổ chức khác do Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm; Cơ
quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc thuộc lĩnh vực mình phụ trách
cũng là nguyên đơn.
Đơn sự trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác do Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết
vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không kiện,
không bị khởi kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ nên họ tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận và
đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường
hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ cuả một người nào
đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan.
Ngoài đương sự trong vụ án dân sự tại Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự, còn có đương sự
trong việc dân sự bao gồm người yêu cầu và người có liên quan đến yêu cầu đó. Trong đó,
cụ thể:
5
6

. Đại từ điển Tiếng Việt – NXB, Văn Hóa Thông Tin, Nguyên Như Ý (chủ biên).
. Nguyễn Hữu Đắc – Từ điển Luật Học – NXB, Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 1999.

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

14

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều



Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu để giải quyết
vụ việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của họ chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự.
Người yêu cầu tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.7.
Người có liên quan đến yêu cầu đó trong việc dân sự là người tham gia tố tụng dân sự
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời những vấn đề liên quan đến quyền
lợi, nghĩa vụ của họ. Việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong viêc dân sự cũng
như việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong vụ án dân sự, có thể họ chủ động
hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án8.
Tóm lại, Bản chất của việc dân sự là Tòa án xác định một sự kiện pháp lý hoặc công
nhận hay không công nhận quyền và nghĩa vụ dân sự chứ không phải là giải quyết các tranh
chấp giữa các bên đương sự. Khi sự kiện pháp lý được xác định sẽ dẫn đến việc phát sinh,
thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.
Việc thu thập chứng cứ thì đương sự là người thực hiện hầu hết công việc thu thập và
cung cấp chứng cứ. Do đó, trách nhiệm thu thập chứng cứ của đương sự đối với yêu cầu của
mình, họ có sự chủ động trong các thao tác thu thập, yêu cầu thu thập. Tuy nhiên không thể
nói là thu thập chứng cứ không có sự can thiệp của Nhà nước bởi nếu không can thiệp sẽ gây
ra tình trạng lộn xộn và đôi khi chứng cứ thu thập được không có giá trị pháp lý. Trong Bộ
luật tố tụng dân sự đã quy định đầy đủ và điều kiện để đương sự thực hiện quyền năng này,
đây chính là vấn đề về thủ tục. Khi vi phạm về thủ tục luật định thì chứng cứ do đương sự
thu thập được cũng sẽ không được chấp nhận, tạo ra tính công bằng giữa các bên.
Trong giai đoạn cung cấp chứng cứ thì đương sự chính là người cung cấp chứng cứ cho
Tòa án. Đây là hoạt động giao nộp chứng cứ vào hồ sơ vụ án, chứng cứ nhiều hay ít sẽ giới
hạn việc tranh luận giữa các bên, chứng cứ càng cụ thể, xác đáng bao nhiêu thì việc tranh
luận và trách nhiệm của Tòa án càng đơn giải bấy nhiêu. Quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ của đương sự được quy định thành một nguyên tắc tố tụng “Đương sự có quyền và nghĩa
vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án”9. Trong quá trình giải quyết vụ án đương sự có quyền

cung cấp chứng cứ ở bất kỳ giai đoạn nào, nếu không cung cấp và cung cấp không đầy đủ sẽ
phải chịu hậu quả về việc đó “Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có
quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không
đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó” được quy định
tại Khoản 1 Điều 84 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Vì vậy, đương sự khi tham gia vào
7

. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.109.
. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.109-110.
9
. Khoản 1 Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
8

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

15

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

quan hệ pháp luật trên cơ sơ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được pháp luật bảo vệ, nên
trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh là
như nhau cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự.
1.1.2. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự
Theo khoản 1 Điều 63 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004: “Người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố
tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Những người này có thể là luật sư

hoặc bất cứ chủ thể nào đủ điều kiện mà đương sự tin tưởng, họ có thể tham gia vào vụ án ở
bất cứ giai đoạn nào. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền: “Xác
minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được
sao chụp những tài liệu cần thiết trong hồ sơ để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự; Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ”10.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, vị trí pháp lý của người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không có gì khác so với đương sự vì họ thuộc cùng
nhóm người tham gia tố tụng. Nói cách khác, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự cũng đưa ra các chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho các yêu cầu và sự phản đối yêu
cầu của đương sự là có cơ sở.
1.1.3. Ngƣời đại diện
Người đại diện của đương sự là người thay mặt cho đương sự trong việc xác lập, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho
đương sự. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và
người đại diện theo ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều 73 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Theo quy định Bộ luật dân sự 2005 thì người đại diện theo pháp luật bao gồm: có cha
mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ với người được giám hộ, người được Tòa án
chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đứng đầu pháp nhân theo
quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ hộ gia
đình đối với gia đình, tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác quy định tại Điều 142 của Bộ
luật dân sự 2005. Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được
bảo vệ11 và người được Tòa án chỉ định để đại diện cho đương sự tham gia tố tụng12.
10
11

. Khoản 2, khoản 5 Điều 64 Bộ luật tó tụng dân sự 2004.
. Khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.


GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

16

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

Người đại diện theo ủy quyền cũng là người thay mặt cho đương sự thực hiện những
quyền và nghĩa vụ tố tụng nhưng thông qua một giấy ủy quyền thể hiện ý chí của người đại
diện và người được đại diện, phạm vi đại diện được ghi nhận một cách cụ thể trong giấy ủy
quyền đó. Có thể đại diện một phần hay toàn bộ nhưng trong vụ án ly hôn, đương sự không
được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng13.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện cho đương sự quy định theo Điều 74 của Bộ luật
tố tụng dân sự 2004: “Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền và
nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình đại diện; người đại diện theo ủy quyền trong
tố tụng dân sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy
quyền”. Đương sự không thể hoặc có hạn chế nhất định không thực hiện được quyền và
nghĩa vụ của mình thì theo quy định của pháp luật họ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người
đại diện hoặc Tòa án chỉ định cho họ.
1.1.4. Tòa án nhân dân
Tòa án được thể hiện cụ thể trong một vụ việc dân sự là thẩm phán tiến hành giải quyết
vụ việc đó giữ thái độ trung lập. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án chủ yếu dựa trên
cung cấp chứng cứ của đương sự. Khi đương sự trình bày sự kiện, xuất nạp giấy tờ, yêu cầu
của mình và liên hệ trực tiếp đến yêu cầu đó bằng những chứng cứ, kết quả sẽ tùy thuộc vào
việc có hay không những bằng chứng cụ thể. Như vây, Tòa án phải có tính khách quan khi
giải quyết vu án dân sự, phán quyết đưa ra phải công bằng với cả hai bên trong phạm vi hoạt
động chứng minh của họ thì đương sự lại chứng minh cho yêu cầu của mình cũng như hoàn

toàn có thể phủ nhận yêu cầu hay phản yêu cầu của đương sự bên kia.
Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án thể hiện một số quyền và nghĩa vụ như: Yêu
cầu đương sự nộp bổ sung chứng cứ khi “xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ án dân sự
chưa đủ cơ sơ giải quyết”14. Theo yêu cầu của đương sự Tòa án sẽ quyết đinh các biện pháp
thu thập chứng cứ như: định giá tài sản, lấy lời khai của người làm chứng, quyết định trưng
cầu giám định, giám định bổ sung, đối chất. Tòa án có quyền “nghiên cứu, đánh giá chứng
cứ, công bố và sử dụng chứng cứ là do đương sự cung cấp”15. Do đó, Tòa án là người tiến
hành hoạt động lập hồ sơ vụ án mà căn cứ vào đó để giải quyết vụ án dân sự.

12

. Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
. khoản 3 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
14
. Khoản 1 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
15
. Điều 96 và Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
13

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

17

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

1.1.5. Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ,
tài liệu, vật chứng theo quy định khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 trong các
trường hợp:
- Viện kiểm sát thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để đảm bảo thực hiện thẩm quyền
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Sau khi kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Viện kiểm sát có
quyền thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát
tại phiên tòa và phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung
cấp cho mình hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Bộ luật tố tụng
dân sự 2004, yêu cầu phải bằng văn bản, nêu rõ hồ sơ, vật chứng cần cung cấp. Cá nhân, cơ
quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu
của Viện kiểm sát.
Khi đó, Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong một thời gian luật
định để tiến hành xem xét. Chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho
Viện kiểm sát theo yêu cầu của Viện kiểm sát được chuyển cho Tòa án đưa vào hồ sơ vụ
việc dân sự và bảo quản tại Tòa án theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Trong đó, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa “đối với những vụ án do Tòa án tiến hành
thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại” theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố
tụng dân sự 2004. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm khi xét
thấy có căn cứ, khi đó Viện kiểm sát phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, đây là
nghĩa vụ của Viện kiểm sát do luật định, sau khi đương sự thực hiện hoàn tắc quyền và nghĩa
vụ của mình. Viện kiểm sát xét thấy việc xét xử của Tòa án là chưa công bằng nên thực hiện
quyền kháng nghị của mình.
1.3. Nguyên tắc cơ bản trong thu thập chứng cứ
1.3.1. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự
Trong mỗi vụ án dân sự việc đương sự cung cấp chứng cứ cho Tòa án là rất cần thiết.
Việc cung cấp chứng cứ của các bên đương sự có nhiều mâu thuẫn dẫn đến phức tạp. Theo
Điều 6 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định: “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cá

nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ như đương sự”.
GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

18

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

Trong tố tụng dân sự, hoạt động chứng minh bao gồm hoạt động cung cấp, thu thập,
nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Hoạt động này chỉ ra các căn cứ hợp pháp để làm cho
đương sự nhận thức đúng vụ việc. Chủ thể chứng minh bao gồm các đương sự và các chủ
thể khác tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong khi đó, tại Điều 79 của Bộ
luật tố tụng dân sự 2004 quy định: “Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh
mà không đưa ra được chứng cứ và không đưa đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc
không chứng minh được hoặc không chứng minh đầy đủ đó”. Pháp luật quy định nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ thuộc về các đương sự vì họ là người khởi kiện, đưa ra yêu cầu nên họ
phải có trách nhiệm chứng minh cho yêu cầu kiện tụng của mình. Hơn nữa, các vụ án dân sự
phát sinh chủ yếu là do có sự tranh chấp về quyền và lợi ích của các đương sự với nhau. Do
đó, họ là người biết rõ các nguyên nhân và điều kiện cung cấp cho Tòa án các chứng cứ của
vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn cho các đương sự
cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình, để bảo vệ quyền và lợi ích của
họ. Đương sự có quyền cung cấp chứng cứ trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải
quyết vụ án. Tòa án có trách nhiệm tiếp nhận mọi giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ án và các
vật chứng do đương sự cung cấp.
1.3.2. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền

Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ là một trong những biện
pháp thu thập chứng cứ để đảm bảo cho Tòa án có thêm chứng cứ để giải quyết vụ việc dân
sự. khi đó, quy định của pháp luật tố tụng dân sự Tòa án cũng phải tiến hành khi đương sự
yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ không đáp ứng. Tại Điều 7 Bộ luật tố
tụng dân sự 2004: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án tài liệu, chứng cứ
mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu chứng cứ đó; trong trường hợp không cung
cấp được thì phải thông báo bằng văn bản co đương sự, Tòa án biết và nêu rõ lý do của viêc
không cung cấp được tài liệu, chứng cứ”. Để đảm bảo cho đương sự có thể thực hiện quyền
và nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ thì cần có sự hỗ trợ từ phía cá nhân, cơ quan,
tổ chức.
Trong trường hợp, Tòa án đang thụ lý hồ sơ vụ án xét thấy hồ sơ cần thực hiện yêu cầu
cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ theo khoản 2 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự
2004: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp
đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp
GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

19

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì tùy mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định
của pháp luật của pháp luật”.
1.4. Vai trò thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự
Trong tố tụng dân sự, hoạt động sử dụng chứng cứ với mục đích tái hiện lại trước Tòa

án vụ việc dân sự đã xảy ra trong quá khứ một cách chính xác và tỉ mỉ nhất có thể. Qua đó,
Tòa án có thể khẳng định có hay không các sự kiện, tình tiết khách quan làm cơ sơ cho yêu
cầu hay phản tố yêu cầu các bên đương sự trong vụ việc dân sự. Tuy nhiên, hoạt đông sử
dụng chứng cứ trong tố tụng dân sự không thể được tiến hành tùy tiện theo ý chí chủ quan
của Tóa án hay của các chủ thể tham gia tố tụng mà phải tuân thủ đúng theo quy định của
pháp luật về sử dụng chứng cứ thông qua hoạt động tố tụng cụ thể đó là: hoạt động cung cấp
chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Vì vậy, nhiệm vụ của Tòa
án trong thu thập chứng cứ là rất quan trọng và chỉ đặt ra khi vụ án dân sự đã được thụ lý,
xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và bị giới hạn một phần bởi yêu cầu của
đương sự trong một số trường hợp được quy định cụ thể.
Khi thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ, Tòa án phải nắm vững các thuộc tính của
chứng cứ, đồng thời xác định yêu cầu của đương sự, quan hệ phát sinh tranh chấp trong vụ
án, những vấn đề cần phải chứng minh, các chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án.
Khi thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ thì Tòa án ra quyết định trong một số trường
hợp quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành và khi thụ lý vụ án, nếu “xét thấy tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sơ để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu
đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ”16. Do đó, kể từ khi thụ lý Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án sẽ làm hết trách nhiệm của mình, cũng như trong một số trường
hợp cần phải giải thích cụ thể cho đương sự trong quá trình thu thập, cung cấp chứng cứ,
giao nộp chứng cứ, xác định và đánh giá chứng cứ, đồng thời phải thông báo cho đương sự
biết về các chứng cứ do mình thu thập được, phải công bố công khai một cách minh bạch.
1.5. Phân loại cách thức thu thập chứng cứ của Tòa án
Theo Bộ luật tố tụng dân sự, thu thập chứng cứ của Tòa án bao gồm: Tòa án gián tiếp
thu thập chứng cứ và Tòa án chủ động thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự
1.5.1. Tòa án gián tiếp thu thập chứng cứ
Trách nhiệm của Tòa án thu thập chứng cứ thông qua việc tiếp nhận chứng cứ từ chủ
thể cung cấp vào việc giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bao gồm: đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
16


. Khoản 1 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

20

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người định giá tài sản những người
này có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án Trong đó: đương sự là là chủ thể chủ yếu
trong hoạt động thu thập chứng cứ cho Tòa án.
Tòa án gián tiếp thu thập chứng cứ là việc thu thập chứng cứ được các chủ thể thu thập,
cung cấp và giao nộp cho Tòa án để thuận tiện cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc các
chủ thể cung cấp chứng cứ cho Tòa án là chứng cứ phải chính xác và đầy đủ. Nếu chứng cứ,
mà các chủ thể cung cấp không đúng sự thật sẽ bi xử lý theo pháp luật.
1.5.2. Tòa án chủ động thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đƣơng sự
Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng xét xử, có nhiệm vụ bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa, thiết lập lại các trật tự các quan hệ nội dung bi vi phạm hay tranh
chấp, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của công dân. Trong vụ kiện, không phải đương sự
nào cũng xác định đúng quyền lợi của mình và thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ mà
pháp luật đã quy định cho họ. Trong trường hợp đương sự không tự mình thu thập được
chứng cứ mặt dù đã cố gắng tìm mọi cách mà không thể thu thập được chứng cứ thì có yêu
cầu Tòa án thu thập thay cho đương sự.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, khi Tòa án tiến hành
một số biện pháp thu thập chứng cứ thì phải có hai điều kiện sau:
- Đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ.

- Đương sự phải có đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ.
Do đó, khi nhận được yêu cầu của đương sự, Thẩm phán yêu cầu đương sự trình bày rõ
lý do tại sao không thể thu thập được chứng cứ và những biện pháp mà đương sụ đã áp dụng
mà vẫn không có hiệu quả. Trên cơ sơ đó chấp nhân hay không yêu cầu của đương sự.
Ngoài việc thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, trong một số trường hợp xét
thấy cần thiết muốn hiểu rõ thêm tình tiết vụ án, Tòa án chủ động thu thập chứng cứ. Theo
Bộ luật tố tụng dân sự và nghị quyết số 04/2012/NQ - HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và
chứng cứ” của Bộ luật dân sự đã được sữa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân
sự thì có những trường hợp sau:
Thứ nhất, Lấy lời khai của người làm chứng: khi xét thấy cần thiết để làm rõ sự thật vụ
án thì Tòa án có thể tự mình chủ động lấy lời khai người làm chứng. Người làm chứng
không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nên thường khai khách quan hơn
đương sự. Việc lấy lời khai của người làm chứng rất có ý nghĩa cho việc làm rõ các tình tiết
GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

21

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

liên quan vu việc và có thể bảo đảm cho việc giải quyết được toàn diện, chính xác, công
minh, đúng pháp luật17
Thứ hai, Đối chất: Xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của đương sự, người làm
chứng, Tòa án chủ động tiến hành đối chất mà không cần có yêu cầu của đương sự. Việc đối
chất diễn ra giữa những người có lời khai mâu thuẩn, giữa đương sự với người làm chứng,
giữa người làm chứng với nhau18.

Thứ ba, Theo điểm b khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định: “Các bên
thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với Nhà nước” thì Thẩm phán cũng có quyền quyết định định giá tài sản, quy định
này chỉ áp dụng giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án
cấp giám đốc thẩm, tái thẩm hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại thì việc định giá tài sản
chỉ được thực hiện khi một hoặc các bên yêu cầu.
Đoạn kết chƣơng
Trong chương 1 tác giả nghiên cứu, xây dưng các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt
động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự như khái niệm về chứng cứ, khái
niệm thu thập chứng cứ, khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ và một số khái niệm khác
làm cơ sở cho việc nghiên cứu cụ thể về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố
tụng dân sự. Có thể thấy rằng tố tụng dân sự bao gồm những trình tự, thủ tục luật định giải
quyết những tranh chấp, bất đồng các quan hệ pháp luật do chủ thể tham gia. Khi họ cho
rằng quyền lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác bị xâm phạm, để bảo vệ quyền,
lợi ích của mình. Đương sự thu thập và cung cấp chứng cứ cho Tòa án để giải quyết vụ việc
dân sự.

17
18

. Khoản 1 Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
. Khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

22

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều



Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG
THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Theo pháp luật Việt Nam thì Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử, giải
quyết các vụ việc dân sự. Trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định, Tòa án là cơ
quan có nhiệm vụ đánh giá toàn bộ chứng cứ để giải quyết đúng đắn vụ án. Việc đánh giá
chứng cứ có đúng đắn, khách quan và toàn diện hay không phù thuộc vào việc cung cấp, thu
thập chứng cứ có đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật hay không. Trong quá trình giải quyết
vụ việc dân sự, Tòa án phải tạo điều kiện cho các bên đương sự thực hiện việc cung cấp
chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Trong
trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ thì Tòa án có thể tiến một
hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Để tìm hiểu thêm
về quy định của pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, thực tiễn áp dụng như
thế nào, đây cũng là nội dung mà người viết muốn phân tích chương này.
2.1. Tòa án chủ động tiến hành thu thập chứng cứ
Tòa án áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự hoặc tự
mình thấy cần thiết áp dụng thì Tòa án cũng đều tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Đối
với trường hợp thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu
của đương sự về việc thu thập chứng cứ khi đã xác định đầy đủ các điều kiện pháp lý để áp
dụng. Theo khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, các biện pháp mà Thẩm phán
để áp dụng để thu thập chứng cứ sau đây:
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng
- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng.
- Trưng cầu giám định
- Quyết định định giá tài sản
- Xem xét thẩm định tại chỗ
- Ủy thác thu thập chứng cứ

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được
hoặc hiện vật liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
2.1.1. Lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng
GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

23

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

Đương sự là người tham gia vào vụ việc nên biết được nhiều vấn đề liên quan đến vụ
việc dân sự. Vì vậy, đây là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng. Việc
lấy lời khai của đương sự sẽ giúp cho Tòa án làm rõ được các tình tiết của vụ việc dân sự 19.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự 2004: “Thẩm phán chỉ tiến hành
lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy
đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự
không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự”.
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 04/2012/NQ – HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng
minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sữa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật tố tụng dân sự quy định: “Khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dụng của bản khai
chưa đầy đủ, Thẩm phán yêu cầu đương sự phải tự mình viết bản khai hoặc bản khai bổ
sung và ký tên của mình. Chỉ trong trường hợp đương sự không thể tự viết được, thì Thẩm
phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản”.
Về địa điểm lấy lời khai, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa
án. Trong những trường hợp vì lý do khách quan, chính đáng như đương sự đang bị tạm
giam, đang chấp hành hình phạt tù, ốm đau, bệnh tật…Tòa án không thể lấy lời khai của

đương sự tại trụ sở thì Thẩm phán có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án. Còn
việc lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án phải đảm bảo đúng quy định pháp luật (ví
dụ: Lấy lời khai của đương sự đang bị tạm giam phải thực hiện tại Trại tạm giam theo bố trí
của Ban Giám Trại tạm giam; Lấy lời khai của đương sự bị ốm đau nhưng không điều trị tại
cơ sơ y tế phải được thực hiện tại nơi họ đang điều trị và nếu xét thấy cần thiết thì mời người
chứng kiến…)20.
Lời khai của đương sự phải tập trung làm rõ nội dung cơ bản của vụ án, yêu cầu của
đương sự, các căn cứ pháp lý và chứng cứ thực tế để bảo vệ yêu cầu của đương sự. Trong
trường hợp, đương sự được lấy lời khai là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực
hành vi dân sự; đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của
họ phải ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản lấy lời khai21.
19

. Ts. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB Tư
pháp, Hà Nội, 2006, Tr.165.
20
. Khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2012/NQ – HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật dân sự đã được sữa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật tố tụng dân sự
21
. Khoản 4 và khoản 5 Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự.

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

24

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều



Đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

Theo Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án phải
lập biên bản lấy lời khai của đương sự. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người
khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu Thẩm
phán cho sữa đổi, bổ sung biên bản ghi lời khai và ký tên hoăc điểm chỉ. Biên bản lời khai
của đương sự phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa
án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu
giáp lai. Nếu biên bản lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng xác nhận của Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản22.
Người làm chứng là người không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự
nên thường khai báo khách quan hơn đương sự. Việc lấy lời khai của người làm chứng chứa
đựng nhiều chứng cứ và có ý nghĩa cho việc làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ việc dân
sự23. Việc lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện tại Khoản 1 Điều 87 thì “Theo
yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của
người làm chứng tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án”. Ngoai ra, theo Điều 7 Nghị
quyết số 04/2012/NQ – HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật dân
sự đã được sữa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự giải thích rõ các trường
hợp Tòa án tiến hành lấy lời khai của người làm chứng: “Khi đương sự có yêu cầu bằng văn
bản lấy lời khai của người làm chứng, thì Tòa án tiến hành lấy lời khai của người làm chứng
đó. Khi xét thấy cần thiế,t tuy đương sự không yêu cầu, Thẩm phán có thể tiến hành lấy lời
khai của người làm chứng. Được coi là cần thiết nếu việc lấu lời khai của người làm chứng
đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự được toàn diên, chính xác, công minh, đúng
pháp luật”.
Như vậy, việc lấy lời khai của người làm chứng có thể xuất phát từ yêu cầu của đương
sự cũng có thể do Tòa án thấy cần thiết để làm rõ sự thật vụ án thì có quyền chủ động lấy lời
khai của người làm chứng. Thẩm phán giải quyết vụ việc chịu trách nhiệm lấy lời khai của
người làm chứng, khi tiến hành lấy lời khai tùy từng trường hợp mà Tòa án có thể để họ tự

khai hoặc trực tiếp lấy lời khai của họ24.
Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như lấy lời khai của đương sự
được quy định tại khoản 2 Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự. Ngoài ra, việc lấy lời khai của

22

. Khoản 2 Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự.
. Ts. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB Tư
pháp, Hà Nội, 2006, Tr.167.
24
. Tưởng Duy Lượng, Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, Tr.209.
23

GVHD: Thân Thị Ngọc Bích

25

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều


×