Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài: Tống kế phần văn (tiếp theo) Lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78 KB, 2 trang )

TỔNG KẾT PHẦN VĂN
(tiếp theo)
3*. Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25, 26, có thể thấy:
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,
người nghe một tư tưởng hoặc một quan điểm nào đó. Văn nghị luận
phải có luận điểm rõ ràng, lí lẽ (luận cứ) và dẫn chứng (luận chứng)
thuyết phục.
- Văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) so với
văn nghị luận hiện đại (văn bản bài 26 và các văn bản nghị luận đã
học ở lớp 7) có những nét khác biệt: các văn bản nghị luận trung đại
(trong bài 22, 23, 24, 25) thể hiện văn phong cổ, từ ngữ cổ, nhiều điển
tích, điển cố, hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi
nhịp nhàng. Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế
giới quan con người trung đại (tư tưởng "thiên mệnh" trong bài Chiếu
dời đô, đạo "thần chủ" trong bài Hịch tướng sĩ, lí tưởng nhân nghĩa
trong bài Nước Đại Việt ta, tâm lí sùng cổ).
Văn nghị luận hiện đại diễn đạt giản dị hơn, câu văn gần với đời
thường.
4. Các văn bản nghị luận trung đại (trong các bài 22, 23, 24, 25) đều
được viết có có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục
cao:
- Có lí: có luận điểm xác đáng, luận cứ chặt chẽ.
- Có tình: có cảm xúc.
- Có chứng cứ: có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
5. Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và
hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24:
- Giống nhau: Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước
Đại Việt ta đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí
tự cường. Tư tưởng yêu nước là gốc của sắc thái biểu cảm được thể
hiện qua văn bản.
- Khác nhau: Trong bài chiếu, Lí Thái Tổ tỏ ra có một thái độ khá thận


trọng, chân thành khi đưa ra ý kiến với "các khanh". Trong bài hịch,
giọng điệu Trần Quốc Tuấn vừa sôi sục căm thù giặc, vừa nghiêm
khắc, vừa ân cần đối với các tướng lĩnh. Còn trong bài cáo, tác giả
thay mặt Lê Lợi hùng tráng tuyên bố chủ quyền...
6. Qua văn bản Nước Đại Việt ta, có thể thấy: tác phẩm Bình Ngô đại


cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt nam khi đó là
vì:
- Bài cáo đã khẳng định dứt khoát nước Đại Việt ta là một nước độc
lập, điều đó được xem là chân lí hiển nhiên.
- So với bài Sông núi nước Nam cũng được coi là một tuyên ngôn độc
lập, có thể thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản
Nước Đại Việt ta có những điểm mới: ý thức về nền độc lập của dân
tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương
diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức
dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ
quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các
yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng,
truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ
XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.



×