Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thành phần gọi - đáp
a) Trong các từ ngữ in đậm ở những trích (từ truyện ngắn Làng của
Kim Lân) sau đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được
dùng để đáp?
(1) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát
thế không?
(2) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng
trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Gợi ý: Từ Này dùng để gọi, cụm từ Thưa ông dùng để đáp.
b) Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác như
trong các câu trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay
không?
Gợi ý: Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác
không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Nội dung sự việc của
câu (1) nằm ở phần “bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà
nghe rát thế không?”; ở câu (2), nằm ở “chúng cháu ở Gia Lâm lên
đấy ạ.”.
c) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào được dùng
để tạo lập cuộc thoại?
Gợi ý: Từ Này.
d) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào được dùng
để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
Gợi ý: Từ Thưa ông.
2. Thành phần phụ chú
a) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm trong những câu sau và cho biết
nghĩa sự vật của các câu này có thay đổi hay không. Vì sao?
(1) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy
nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
(2) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Gợi ý: Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần
từ ngữ in đậm. Đây là thành phần phụ chú của câu, một trong những
thành phần biệt lập. Nội dung chính của câu không nằm trong thành
phần này. Thành phần phụ chú chỉ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho
thành phần chính.
b) Các từ ngữ in đậm ở câu (1) bổ sung nghĩa cho cụm từ nào?
Gợi ý: Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào
để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”.
c) Cụm chủ – vị làm thành phần phụ chú trong câu (2) bổ sung ý nghĩa
gì cho câu?
Gợi ý: Câu này là lời độc thoại nội tâm của nhân vật người kể chuyện
xưng “tôi”. Cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” có tác dụng báo cho độc giả
biết rằng nhận định “Lão không hiểu tôi” diễn ra trong suy nghĩ của
riêng “tôi”, là suy đoán chủ quan của “tôi”, chứ chưa hẳn đã đúng.
d) Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, dấu
gạch ngang và dấu phảy, hai dấu phảy hoặc hai dấu ngoặc đơn.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây:
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa
họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề
như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho
nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ
còn gì.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Gợi ý: Các từ Này, Vâng
2. Ở thành phần gọi - đáp trong đoạn trích trên, từ nào được dùng để
gọi, từ nào được dùng để đáp? Hãy nhận xét về quan hệ giữa người
gi v ngi ỏp.
Gi ý:
- T Ny dựng gi, t Võng dựng ỏp.
- Quan h gia ngi gi vi ngi ỏp l quan h gia ngi trờn
(nhiu tui) vi ngi di (ớt tui).
3. Xỏc nh thnh phn gi - ỏp trong cõu ca dao sau v cho bit li
gi ỏp ú hng n ai.
Bu i thng ly bớ cựng,
Tuy rng khỏc ging, nhng chung mt gin.
Gi ý:
- Thnh phn gi ỏp: Bu i
- Lời gọi - đáp trong câu ca dao này không hớng đến một ngời hay
riêng một đối tợng cụ thể nào. Hình ảnh bầu và bí mang ý nghĩa
ẩn dụ.
4. Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau đây:
a) Chỳng tụi, mi ngi k c anh, u tng con bộ s ng yờn ú
thụi.
(Nguyn Quang Sỏng, Chic lc ng)
b) Giỏo dc tc l gii phúng. Nú m ra cỏnh ca dn n ho bỡnh,
cụng bng v cụng lớ. Nhng ngi nm gi chỡa khoỏ ca cỏnh ca
ny cỏc thy, cụ giỏo, cỏc bc cha m, c bit l nhng ngi m
gỏnh mt trỏch nhim vụ cựng quan trng, bi vỡ cỏi th gii m
chỳng ta li cho cỏc th h mai sau s tu thuc vo nhng tr em
m chỳng ta li cho th gii y.
(Phờ-ờ-ri-cụ May-o, Giỏo dc chỡa khoỏ ca tng lai)
c) Bc vo th k mi, mun sỏnh vai cựng cỏc cng quc nm
chõu thỡ chỳng ta s phi ly y hnh trang bng nhng im
mnh, vt b nhng im yu. Mun vy thỡ khõu u tiờn, cú ý ngha
quyt nh l hóy lm cho lp tr nhng ngi ch thc s ca t
nc trong th k ti nhn ra iu ú, quen dn vi nhng thúi quen
tt p ngay t nhng vic nh nht.
(V Khoan, Chun b hnh trang vo th k mi)
d)
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cng vo du kớch
Hụm gp tụi vn ci khỳc khớch
Mt en trũn (thng thng quỏ i thụi).
(Giang Nam, Quờ hng)
Gợi ý:
- (a): kể cả anh
- (b): các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
- (c): những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới
- (d): có ai ngờ; thương thương quá đi thôi
5. Các thành phần phụ chú trong những đoạn trích trên liên quan đến
những từ ngữ nào trước đó và chúng bổ sung điều gì.
Gợi ý:
- (a): kể cả anh - giải thích cho cụm từ mọi người; chú thích phạm vi
bao quát của cụm từ này.
- (b): các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ –
giải thích cho cụm từ Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa
này; cụ thể hoá ý nghĩa cho cụm từ này.
- (c): những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới chú thích
cho cụm từ lớp trẻ, mở rộng đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa về vai trò
của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.
- (d): có ai ngờ; thương thương quá đi thôi chú thích về thái độ của
người nói đối với sự việc được nói đến.
6. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh
niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa
thành phần phụ chú ngữ.
Gợi ý:
- Về nội dung: chú ý mối quan hệ giữa thành phần phụ chú ngữ với
những từ ngữ đứng trước nó.
- Về hình thức: chú ý sử dụng dấu gạch ngang, dấu phảy hoặc dấu
ngoặc đơn để đánh dấu ranh giới giữa thành phần phụ chú ngữ với các
từ ngữ khác trong câu.
Copyright ® [ ]