Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

nguyên tắc độc lập trong xét xử lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.77 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)

Đề tài:

NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. HUỲNH THỊ SINH HIỀN
Bộ môn Luật Hành chính

Sinh viên thực hiện:
LÊ THỊ MỸ HƯƠNG
MSSV: S120029
Lớp: Luật Hành chính - K38

Cần Thơ, 11/2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………/.
năm 2014
Cần Thơ, ngày tháng


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………/.

năm 2014
Cần Thơ, ngày tháng


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP
TRONG XÉT XỬ ...........................................................................................3
1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG
XÉT XỬ ............................................................................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm Tòa án nhân dân ........................................................................... 3
1.1.2 Khái niệm nguyên tắc độc lập trong xét xử .................................................. 3
1.2 VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ............................................ 4
1.2.1 Vị trí của Tòa án nhân dân ............................................................................. 4
1.2.2 Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân ..................................................................... 5
1.3 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN ................................................ 6
1.3.1 Nguyên tắc khi xét xử sơ thẩm có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân .... 6
1.3.2 Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật...................................................................................................................................... 7
1.3.3 Nguyên tắc xét xử công khai .......................................................................... 7
1.3.4 Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét
xử theo thủ tục rút gọn ..................................................................................................... 8

1.3.5 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được b ảo đảm ..................................... 9
1.3.6 Nguyên tắc Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử ..................................... 9
1.3.7 Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ
lợi ích hợp pháp của đương sự 10
1.3.8 Nguyên tắc đảm bảo cho những người tham gia tố tụng dùng tiếng nói,
chữ viết của dân tộc .........................................................................................................11
1.3.9 Nguyên tắc đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật ... 11


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG
XÉT XỬ ......................................................................................................... 13
2.1 ĐỘC LẬP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT XỬ .............................13
2.2 ĐỘC LẬP GIỮA TÒA ÁN CẤP DƯỚI VÀ CẤP TRÊN ......................................14
2.2.1 Độ c lập với Tòa án cấp trên trực tiếp ...........................................................14
2.2.2 Độc lập với Tòa án nhân dân tối cao ............................................................14
2.3 TÒA ÁN ĐỘC LẬP VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC .........................15
2.3.1 Độc lập với Viện kiểm sát nhân dân .............................................................15
2.3.2 Độc lập với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.............................16
2.3.2.1 Tòa án độc lập với Hội đồng nhân dân ............................................16
2.3.2.2 Tòa án độc lập với Ủy ban nhân dân................................................16
2.4 TÒA ÁN ĐỘC LẬP VỚI CẤP ỦY ..........................................................................16
2.5 HỘI ĐỒNG XÉT XỬ ĐỘC LẬP VỚI CÁC CÁ NHÂN KHÁC ..........................17
2.5.1 Độc lập với Chánh án .....................................................................................17
2.5.1.1 Độc lập giữa Thẩm phán với Chánh án ...............................................17
2.5.1.2 Độc lập giữa Hội thẩm với Chánh án...............................................18
2.5.2 Hội đồng xét xử độc lập với Luật sư .............................................................19
2.5.3 Hội đồng xét xử độc lập với bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn.............19

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN TẮC
ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ ...................................................................... 22

3.1 THỰC TRẠNG......................................................................................................22
3.1.1 Thực trạng về “thỉnh thị án”.....................................................................22
3.1.2 Sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan không có chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án.................................24
3.1.3 Chế định Hội thẩm đang bị mờ nhạt .......................................................26
3.1.4 Thực trạng về sự phụ thuộc của Tòa án vào Viện kiểm sát .......................28
3.1.5 Vấn đề “chạy án” hiện nay........................................................................ 29
3.2 GIẢI PHÁP ................................................................................................................30
3.2.1 Kiến nghị về sắp xếp tổ chức Tòa án……………………………………30
3.2.2 Nhiệm kì của Thẩm phán phải lâu dài và vững chắc…………………..31
3.2.3 Kiến nghị về trình độ và chế độ bồi dưỡng cho Hội thẩm ……………..31
3.2.4 Kiến nghị nâng cao sự độc lập của Tòa án so với Viện kiểm sát……...32


3.2.5. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của những người công tác trong ngành
Tòa án………………………………………………………………………………...32

KẾT LUẬN ………………………………………………………………35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, chỉ có duy nhất Tòa án mới có quyền xét xử. Đây là một nguyên tắc
được quy định trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta. Hoạt động xét xử của Tòa
án là nhằm đưa ra phán quyết cuối cùng liên quan trực tiếp đến các vấn đề quan trọng
nhất như tự do, danh dự, tài sản, nhân thân và cả tính mạng của con người. Xét xử có
vai trò rất lớn trong việc giáo dục công dân. Bằng việc xét xử nghiêm minh, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật chẳng những có tác dụng trừng trị, giáo dục, cải tạo
người phạm tội mà còn giúp góp phần phòng ngừa tội phạm. Quá trình xét xử đồng

thời cũng là quá trình giáo dục. Vì vậy, Tòa án nhân dân phải đảm bảo được tính
khách quan, công bằng trong hoạt đồng xét xử và để đạt được những điều đó đòi hỏi
Tòa án phải thật sự độc lập. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định sự độc lập này
của Tòa án khi quy định “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán,
Hội thẩm” . Tuy nhiên, thực tế v iệc thực hiện sự độc lập này trong ngành Tòa án còn
nhiều bất cập, hạn chế. Những bất cập, hạn chế này không chỉ do những quy định của
pháp luật mà còn có sự can thiệp của các c ơ quan, tổ chức không có chuyên môn xét
xử. Vì vậy, những bản án, quyết định của Tòa án có thể nói chưa “thấu tình, đạt lý”
làm giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ của Nhà nước ta nói chung và đối với hoạt
động xét xử của ngành Tòa án nói riêng. Cho nên, việc nghiên cứu vấn đề “Nguyên
tắc độc lập trong xét xử - Lý luận và thực tiễn” là một yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng
cao tính độc lập của Tòa án trong xét xử, góp phần cho Tòa án có những phán quyết
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có án oan, sai.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến nguyên tắc
độc lập trong xét xử, giúp người đọc hiểu được một cách rõ ràng về các quy định của
pháp luật. Đồng thời, người viết cũng nêu ra những bất cập, tồn tại trong quá trình xét
xử và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập của Tòa án trong xét xử.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, người viết tập trung tìm hiểu những quy định pháp luật
liên quan đến nguyên tắc độc lập của Tòa án, tìm hiểu thực tế về việc xét xử độc lập
của Tòa án và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập của
Tòa án trong xét xử.


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng phương pháp phân tích, so sánh
các văn bản pháp luật có liên quan, tổng hợp các tài liệu sưu tầm trong các bài viết trên
báo mạng, tạp chí, giáo trình.

5. Bố cục đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1. Khái quát chung về Tòa án nhân dân và một số nguyên tắc liên quan
đến tính độc lập trong xét xử
Chương 2. Nội dung của nguyên tắc độc lập trong xét xử
Chương 3. Thực trạng và giải pháp về nguyên tắc độc lập trong xét xử.


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ MỘT SỐ
NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP TRONG XÉT
XỬ
1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG
XÉT XỬ
1.1.1 Khái niệm Tòa án nhân dân
Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực Nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Trong đó, Quốc hội là cơ quan thực
hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, còn Tòa án
nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định rõ
Tòa án nhân dân là thiết chế thực hiện quyền tư pháp khi quy định: Tòa án nhân dân là
cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp.1 Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan Nhà nước và chỉ có Tòa án
mới có quyền xét xử, cụ thể Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và
gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định
của pháp luật. 2
Quyền tư pháp đồng nhất với chức năng xét xử của Tòa án mà chức năng xét xử
là hoạt động áp dụng p háp luật quan trọng của Nhà nước. Thông qua hoạt động xét xử,
Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội

chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.
1.1.2 Khái niệm nguyên tắc độc lập trong xét xử
Để hiểu được khái niệm trên thì phải đi tìm hiểu từng khái niệm:
Theo từ điển Tiếng Việt thì “nguyên tắc là điều cơ bản đã được quy định để dùng
làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội” hay “điều cơ bản được rút ra từ thực tế khách
quan để chỉ đạo hành động ” hoặc “phép tắc hoặc chuẩn tắc, điều lệ căn bản phải tôn
trọng trong lời nói hoặc xử sự”. 3
Độc lập được hiểu với vai trò là một tính từ thì có các nghĩa là: “Tự mình tồn tại,
hoạt động, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gì khác”; hoặc “chỉ trạng

1

Hiến pháp năm 2013, Điều 102, khoản 1.

2

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Đi ều 1.

3

Khắc Trí – Trọng Tấn, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai, 2012, tr. 341.


thái của một quốc gia hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc
vào nước khác hoặc dân tộc khác”.4
Xét xử hiểu theo nghĩa rộng là sự tổng hợp một chuỗi hoạt động của Tòa án kể từ
thời điểm thụ lý vụ án cho đế n khi ra bản án, ra quyết định thi hành án, còn theo nghĩa
hẹp thì xét xử là hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm tại phiên tòa mà kết quả của
hoạt động này là ra bản án hoặc quyết định để giải quyết vụ án. 5

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu “nguyên tắc độc lập trong xét xử” là
những tư tưởng chỉ đạo đã được pháp luật ghi nhận thể hiện quan điểm của Nhà nước
ta trong hoạt động xét xử. Theo nguyên tắc này thì Thẩm phán, Hội thẩm phải tự mình
đưa ra các phán quyết dựa trên các chứng cứ, tình tiết của vụ á n và theo đúng trình tự,
thủ tục của pháp luật để giải quyết vụ án một cách khách quan, công bằng, vô tư, chính
xác mà không chịu sự chi phối bởi bất kì một sự tác động, hoặc sự dụ dỗ, đe dọa, hay
can thiệp trái pháp luật, kể cả các tác động bên trong Tòa án và các tác động bên ngoài
Tòa án.
1.2 VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.2.1 Vị trí của Tòa án nhân dân
Ở Việt Nam, bộ máy Nhà nước gồm có bốn hệ thống cơ quan và Chủ tịch nước.
Bốn hệ thống cơ quan đó bao gồm hệ thống cơ quan quyền lực, hệ thốn g cơ quan quản
lý, hệ thống cơ quan xét xử và hệ thống cơ quan kiểm sát. Trong đó, Tòa án thuộc hệ
thống cơ quan xét xử, cụ thể khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án
nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thự c hiện
quyền tư pháp” . Ở nước ta chỉ có duy nhất Tòa án mới có quyền xét xử. Quy định này
cho thấy sự phân công quyền lực nhà nước một cách rành mạch. Trong đó, Quốc hội là
cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp,
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, còn
Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Trong khi hoạt động chủ yếu của cơ quan hành pháp và lập pháp là ban hành và
tổ chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong giới hạn
tự do mà pháp luật xác lập. Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, hiện tượng xâm hại trật tự pháp luật luôn diễn ra. Vì vậy, bảo vệ pháp luật, khôi
phục trật tự pháp luật bị xâm hại là một đòi hỏi k hách quan của Nhà nước, của xã hội
và mọi người dân. Chính nhu cầu này đã hình thành nên hoạt động bảo vệ pháp luật là
nội dung cơ bản của quyền tư pháp.
4
5


Khắc Trí – Trọng Tấn, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai, 2012, tr. 194.

Hoàng Hồng Phương, Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Luận văn
thạc sĩ Lu ật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 4.


Hoạt động xét xử của Toà án là lĩnh vực thể hiện tập trung nhất của quyền tư
pháp. Nội dung hoạt động xét xử của Toà án là so sánh các hành vi, tranh chấp pháp lý
liên quan đến con người với các chuẩn mực pháp luật, phán xét tính đúng đắn, tính
hợp pháp của hành vi, tranh chấp. Trên cơ sở đó, Toà án đưa ra phán quyết bắt buộc
mọi người phải thi hành, khôi phục lại các giá trị pháp luật bị vi phạm, bảo vệ và duy
trì các giá trị của pháp luật.
Như vậy, trong hệ thống cơ quan Nhà nước ở Việt Nam thì Tòa án có vị trí đặc
biệt quan trọng vì Tòa án vừa là bộ phận cùng với lập pháp và hành pháp hợp thành
quyền lực Nhà nước vừa là thể chế bảo vệ quyền lực Nhà nước. Bên cạnh đó, khi xét
xử Tòa án căn cứ vào pháp luật của Nhà nước để đưa ra các phán quyết thể hiện trực
tiếp thái độ của Nhà nước đối với từng vụ việc cụ thể. Bằng hoạt động xét xử, Tòa án
thực hiện chức năng kiểm tra hành vi pháp lý của các cơ quan Nhà nước, của công dân
và cá nhân. Đồng thời, pháp luật quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc
hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước, còn Chánh án Tòa án nhân dân địa phương do
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm mà không phải do Hội đồng nhân dân ở
địa phương bầu. 6 Chính quy định này cho thấy Tòa án có một vị trí độc lập nhất định.
1.2.2 Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 7
Bảo vệ công lý là bảo vệ công bằng, lẽ phải. Bảo vệ quyền con người trước hết là
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền tự d o và quyền sở hữu. Vì
vậy, mục tiêu của hoạt động xét xử là hướng đến bảo vệ quyền con người là một tất
yếu của nền tư pháp, của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền. Quyền công dân trước

hết cũng là quyền con người nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, t ức là với vị
trí pháp lý của công dân trong quan hệ với Nhà nước, được Nhà nước đảm bảo đối với
công dân của nước mình.
Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa có thể là bảo vệ chế độ chính trị, chống lại sự
xuyên tạc của kẻ thù đối với chế độ của đất nước, nghiêm trị những hành vi xâm phạm
đến sự tồn tại của chính quyền. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước là bảo vệ tài sản, uy tín,
danh dự của Nhà nước. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là bảo
vệ tài sản và những quyền lợi liên quan đến tổ chức, cá nh ân.
Việc bảo vệ trên bằng Tòa án được thực hiện trên cơ sở trình tự, thủ tục pháp luật
tố tụng tư pháp khi cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước yêu cầu nhằm ngăn chặn, trừng
6

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Đi ều 40, khoản 1 và khoản 4.

7

Hiến pháp năm 2013, Điều 102, khoản 3.


phạt, loại trừ những hành vi vi phạm đến các quyền đó và khôi phục lại những quyền
đã bị xâm phạm, hạn chế; bảo đảm cho các quyền được tôn trọng và thực hiện. Đồng
thời, góp phần củng cố lòng tin của xã hội vào sự nghiêm minh, tính minh bạch và sự
bình đẳng của pháp luật, sức mạnh, uy tín, tính nhân đạo và dân chủ của Nhà nước
pháp quyền.
Trong các chủ thể thực hiện quyền lực Nhà nước thì Tòa án là chủ thể giữ quyền
tối cao trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân. Vai trò quan trọng của Tòa án trong việc bảo vệ các quyền trên được
thể hiện qua các phương diện gồm:
Tòa án là chủ thể giữ vai trò tối cao trong việc ngăn ngừa, trừng trị hành vi vi

phạm pháp luật xâm hại đến các quyền đó. Tòa án là chủ thể duy nhất c ó quyền áp
dụng hình phạt để ngăn ngừa, trừng trị hành vi phạm tội xâm hại đến công lý, quyền
con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, hoạt động xét xử còn là phương thức hữu hiệu nhấ t trong các
phương thức hiện thức hóa vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân của pháp luật vào đời sống xã hội. Khả năng bả o vệ
của pháp luật chỉ được hiện thực hóa bằng hoạt động áp dụng pháp luật mà hoạt động
xét xử của Tòa án là hoạt động áp dụng pháp luật quan trọng của Nhà nước. Thông
qua hoạt động xét xử, Toà án đưa các hành vi tranh chấp pháp lý liên quan đến những
con người cụ thể áp vào các chuẩn mực pháp luật, đối chiếu làm sáng tỏ mối tương
quan giữa cái cá biệt là hành vi vi phạm, tranh chấp với cái khuôn chung là quy phạm
pháp luật để đánh giá, phán xét bản chất pháp lý, tính hợp pháp, tính đúng đắn của
hành vi, tranh chấp. Từ đó, Tòa án đưa ra phán quyết có tính bắt buộc mọi người phải
thi hành, bảo vệ và duy trì quyền con người, quyền công dân, những lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, xã hội, tổ chức và cá nhân.
1.3 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
1.3.1 Nguyên tắ c khi xét xử sơ thẩm có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 2013; Điều
4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 và Điều 11 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 20 04 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Bản chất của nguyên tắc này thể hiện sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét
xử. Một bản án hoặc quyết định của Tòa án muốn “thấu tình, đạt lý” thì cần phải đưa
tiếng nói từ phía người dân, từ phía xã hội vào quá trình xé t xử và những người góp


phần đem lại tiếng nói đó chính là các Hội thẩm. Vì cuộc sống muôn màu muôn vẻ,
còn nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống mà pháp luật chưa thể điều chỉnh được
hết cho nên cần phải có những Hội thẩm tham gia xét xử mới đảm bảo đượ c tính

khách quan, vô tư, công bằng và chính xác. Đây cũng là quy định phù hợp với bản
chất một Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
1.3.2 Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật
Đây là nguyên tắc chủ đạo đảm bảo cho Tòa án xét xử vụ án chính xác, tránh
được sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân vào việc xét xử của Tòa án.
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến Pháp năm 2013 và nó
được cụ thể hóa trong Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 16 Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi,
bổ sung năm 2011).
Chủ thể được Nhà nước trao quyền nhân danh Nhà nước để thực hiện việc xét xử
đó là Thẩm phán và Hội thẩm. Khi xét xử, T hẩm phán và Hội thẩm độc lập. Độc lập
được biểu hiện trên hai khía cạnh là độc lập với các yếu tố bên trong Tòa án như độc
lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử, độc lập giữa Thẩm phán với Chánh án,
độc lập giữa Hội thẩm với Chánh án, độc lập giữa T òa án cấp dưới với Tòa án cấp trên
và độc lập với các yếu tố bên ngoài Tòa án như Tòa án độc lập với Viện kiểm sát nhân
dân, Tòa án độc lập với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, độc lập với cấp ủy
Đảng, độc lập với Luật sư, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn. Tuy nhiên, khi xét xử
chỉ có độc lập không thì sẽ độc đoán, tùy tiện cho nên cần phải tuân thủ theo pháp luật,
không được rời xa pháp luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở để thể hiện tính độc lập
trong xét xử. Khi nắm chắc kiến thức pháp luật thì Thẩm phán, Hội thẩm có điều kiện
để thể hiện sự độc lập trong phán quyết của mình. Độc lập và tuân theo pháp luật có
mối quan hệ bổ trợ, ràng buộc nhau và nó không thể thiếu trong hoạt động xét xử.
1.3.3 Nguyên tắc xét xử công khai
Đây là nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013,
Điều 7 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Đi ều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003, Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Tòa án xét xử công khai có nghĩa là mọi người đều có quyền đến dự phiên tòa,
người từ 16 tuổi trở lên không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc, tín ngưỡng, tôn
giáo, trình độ văn hóa đều có thể tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, có trường hợp người

dưới 16 tuổi vẫn được tham dự phiên tòa nếu có giấy triệu tậ p của Tòa án. 8

8

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Điều 209, khoản 1.


Luật cũng quy định trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ
tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu
chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín. 9 Nhưng dù xét xử công
khai hay xét xử kín thì khi tuyên án Tòa án phải tuyên công khai để mọi người được
biết.
Do xét xử công khai nên các hành vi tố tụng được tất cả mọi người tham dự đều
biết. Nguyên tắc này đòi hỏi các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng phải
được đ ưa ra xem xét công khai tại phiên tòa. Điều này làm cho Hội đồng xét xử khách
quan, vô tư hơn khi đưa ra phán quyết của mình. Bên cạnh đó, nguyên tắc này đảm
bảo sự giám sát của nhân dân đối với việc xét xử của Tòa án. Đồng thời, nó góp phần
tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân và thông qua phiên tòa có thể giáo dục,
phòng ngừa, răn đe những đối tượng đã phạm tội hoặc có ý định phạm tội.
1.3.4 Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét
xử theo thủ tục rút gọn
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013; Điều 6
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 17 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
và Điều 14 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và nó bắt
nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của bộ máy Nhà nước ta.
Tập trung và dân chủ là hai yếu tố đối lập nhưng được kết hợp với nhau. Trong
cơ quan, nếu tập trung mà không có dân chủ thì dẫn đến độc đoán, chuyên quyền còn
chỉ có dân chủ không có tập trung thì mọi người đều có ý kiến riêng của mình, không
ai chịu nghe ai sẽ dẫn đến vô tổ chức.
Việc xét xử của Tòa án là hoạt động đặc thù của Nhà nước nhằm bảo vệ pháp chế

xã hội chủ nghĩa, mỗi bản án, quyết định của Tòa án đều liên quan đến cá nhân, gia
đình, tổ chức, quyề n và lợi ích của Nhà nước. Do đó, trong hoạt động xét xử cần phải
thành lập Hội đồng xét xử, có như vậy thì mới huy động được ý kiến, trí tuệ của nhiều
người, của tập thể về vấn đề đang xét xử. Việc xét xử tập thể, quyết định theo đa số có
ý nghĩa rất lớn đến việc đảm bảo sự khách quan, công bằng, tránh được những biểu
hiện của tình cảm cá nhân, đảm bảo sự tin cậy vào bản án của Tòa án từ phía bị cáo,
các đương sự và các công dân khác.
Hội đồng xét xử có thể gồm một hay nhiều Thẩm phán và Hội thẩm hoặc chỉ có
các Thẩm phán. Hội đồng này làm việc theo tập thể và chịu trách nhiệm tập thể trước
Tòa án cấp mình và Tòa án cấp trên về kết quả phiên tòa.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 197, khoản 4 .
9

Hiến pháp năm 2013, Điều 103, khoản 3.


Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 quy định thêm “trừ trường hợp xét xử theo thủ
tục rút gọn”. Đây là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc “Tòa án nhân dân xét xử tập
thể và quyết định theo đa số”. Thủ tục rút gọn được quy định trong pháp luật tố tụng
theo hướng những vụ việc đơn giản, rõ ràng thì chỉ cần một Thẩm phán xem xét giải
quyết chứ không cần Hội đồng xét xử. Mục đích là tạo điều kiện giải quyết những vụ
việc đó nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm về thời gian cho những người tham gia tố tụng
nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật và đạt hiệu quả.
1.3.5 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua cho thấy mô hình tố tụng tại phiên tòa
của Việt Nam theo hướng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng. Theo đó, các chứng cứ,
tình tiết của vụ án đã được những người tham gia tố tụng trình bày khách quan tại
phiên tòa và trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử ra các phán quyết nhằm đảm bảo các phán
quyết đó chính xác, đúng pháp luật. Vì vậy, chất lượng xét xử của Tòa án các cấp

trong thời gian vừa qua cũng đã được nâng lên, giảm các vụ, việc oan, sai. Từ cơ sở
thực tiễn đó và nhằm thể chế các quan điểm c ủa Đảng về xác định mô hình tố tụng
đã quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
Việt Nam, Hiến pháp năm 2013
được đảm bảo tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013.
Tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của
mình và tranh luận lại để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia.
Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết
cuối cùng đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Cụ thể
trong một vụ án hình sự nếu không có tranh tụng thì Hội đồng xét xử sẽ nghiêng về
phía buộc tội hơn. Quy định mới này sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của
những người công tác trong ngành Tòa án khi tiến hành tố tụng và nhận thức của công
dân trong quá trình thực hiện các quyền năng khi tham gia tranh tụng.
1.3.6 Nguyên tắc Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 6 Điều 103 Hiến Pháp năm 2013 và
được cụ thể hóa trong khoản 1 Điều 11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều
20 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa
đổi, bổ sung năm 2011).
Đây là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng. Nguyên tắc này bảo vệ cho quyền và lợi
ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc
thẩm.
Xét xử sơ thẩm có thể hiểu là việc xét xử vụ án lần đầu tiên. Tất cả các vụ án
được đưa ra xét xử đều phải trải qua cấp xét xử này. Theo khoản 1 Điều 28 và khoản 2


Điều 32 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa
án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do
pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết đị nh sơ thẩm bị

kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. 10
Như vậy, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,
kháng nghị.
Khoản 2 Điều 20 và khoản 2 Điều 28 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002
quy định chỉ có Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm
quyền phúc thẩm.
Việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là nhằm bảo đảm tính hợp pháp của các bản
án, quyết địn h của Tòa án, đảm bảo không cho phép đưa ra thi hành các bản án, quyết
định không đúng pháp luật, các phán quyết của Tòa án trước khi có hiệu lực pháp luật
phải được xem xét một cách thận trọng. Nguyên tắc này còn có ý nghĩa trong việc bảo
đảm thực hiện việc giám sát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động của Tòa án cấp
dưới.
1.3.7 Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ
lợi ích hợp pháp của đương sự
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 7 Điều 103 Hiến pháp năm 2013; Điều 9
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;
Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ Luật sư hay người khác có đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật bảo vệ q uyền và lợi ích hợp pháp của mình. 11 Đây là
quyền quan trọng của đương sự, bằng quyền này các đương sự có thể đưa ra các chứng
cứ, lý lẽ chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của các đương sự
khác. Trên cơ sở này, Tòa án có điều kiện xem xét c ác tình tiết vụ án được đầy đủ,
chính xác và quyết định giải quyết vụ án được đúng đắn .
Trong tố tụng hình sự thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa
hoặc nhờ người khác bào chữa. 12 Quyền bào chữa giúp cho người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo đưa ra những chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự

10


Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 , Điều 11, khoản 1, đoạn 2.

11

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Điều 9.

12

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 11.


tình nghi của cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền bào chữa này được thực hiện thông qua
hai hình thức là tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Pháp luật cũng quy định trường hợp : Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt
có mức cao nhất là tử hình; bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược
điểm tâm thần hoặc thể chất, nếu họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời
người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiể m sát hoặc Toà án chỉ định người bào
chữa cho họ. 13
Như vậy, đây là nguyên tắc quan trọng trong pháp luật tố tụng. Nguyên tắc này
đảm bảo cho đương sự bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo
cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, góp phần khắc phục các trường hợp oan, sai. Sự thật của vụ án chỉ có thể được
xác định khi quá trình chứng minh có xem xét đánh giá mọi tình tiết, mọi ý kiến khác
nhau bao gồm cả quan điểm buộc tội và gỡ tội (Tố tụng hình sự). Trong khi đó, Hội
đồng xét xử đóng vai trò là trọng tài trong phiên tòa cho nên nếu chỉ thiên về hướng
buộc tội mà không chú ý đến ý kiến bào chữa thì việc giải quyết vụ án đó phiến diện,
không khách quan.
1.3.8 Nguyên tắc đảm bảo cho những người tham gia tố tụng dùng tiếng nói,
chữ viết của dân tộc
Đây là nguyên tắc được quy định tại Điều 10 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm

2002; Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Nguyên tắc này nói lên quyền bình đẳng giữa các đương sự, các dân tộc và thể
hiện tính dân chủ trong hoạt động thực thi pháp luật. Nó bảo đảm cho những người
tham gia tố tụng thuộc các dân tộc khác nhau có điều kiện diễn đạt được hết ý nghĩ, lời
nói của mình một cách rõ ràng chính xác vì đó là những chứng cứ, những tình tiết
quan trọng liên quan đến vụ án. Một mặt, nó đảm bảo sự bình đẳng giữa những người
tham gia tố tụng, giúp cho họ thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng,
bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, nó giúp cơ quan tiến hành
tố tụng có thể giải quyết vụ án chính xác, đúng pháp luật.
1.3.9 Nguyên tắc đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
Đây là nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được qu y định tại
Điều 16 Hiến pháp năm 2013; Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều
5 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa
đổi, bổ sung năm 2011).

13

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 57, khoản 2.


Tất cả mọi người khi có hành vi phạm tội hay tranh chấp pháp l ý cho dù họ là ai,
là người có quyền cao chức trọng, có địa vị trong xã hội hay chỉ là những người dân
bình thường thì cũng đều bị đưa ra xét xử bởi Tòa án trên cơ sở những quy định của
pháp luật chứ không có sự chiếu cố, thiên vị riêng cho ai cả.
Những người tham gia tố tụng đều có quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy
định và những người này đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt nam
nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội. Đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ
thể này nghĩa là Tòa án phải tạo điều kiện cho các chủ thể để họ có thể thực hiện tốt
quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tòa án không được coi người này hơn người kia,

không để tư tưởng bị chi phối bởi địa vị xã hội của những người tham gia tố tụng.
Trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng. Quy định này đòi hỏi Tòa án phải thật
sự chí công vô tư, xét xử nghiêm minh và việc giải quyết vụ án hoàn toàn xuất phát từ
sự thật khách quan, tất cả chứng cứ do đương sự cung cấp đều phải được Tòa án xem
xét thận trọng.


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ
2.1 ĐỘC LẬP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Nội dung độc lập giữa các thành viên Hội đồng xét xử được quy định xuyên suốt
qua các bản Hiến pháp của Nhà nước ta. Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy
định “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Pháp luật hiện hành quy định khi xét xử thì phải thành lập Hội đồng, trừ trường
hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ
sung năm 2011) và Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định khi xét xử sơ
thẩm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm; Trong trường hợp đặc biệt có hai Thẩm
phán và ba Hội thẩm. Còn khi xét xử phúc thẩm thì chỉ có ba Thẩm phán; Trường hợp
đặc biệt có thêm hai Hội thẩm. Cho dù Hội đồng xét xử có bao nhiêu thành viên thì
cũng phải có sự độc lập của từng thành viên. Có nghĩa là Thẩm phán độc lập với Hội
thẩm và giữa các Thẩm phán (Thẩm phán làm Chủ tọa và Thẩm phán không làm Chủ
tọa phiên tòa hay Chánh tòa, Phó Chán h tòa, Chánh án đều là Thẩm phán khi tham gia
xét xử thì ý kiến của mỗi người cũng chỉ là một lá phiếu trong Hội đồng xét xử) hoặc
Hội thẩm cũng phải độc lập với nhau.
Độc lập ở đây có nghĩa là từng cá nhân không bị phụ thuộc hay bị tác động bởi
thành viên nào trong Hội đồng và cũng không bị tác động từ bên ngoài mà phải dựa
vào chứng cứ, tình tiết của vụ án để đưa ra bản án, quyết định chính xác, đúng pháp
luật. Thẩm phán không được phép chỉ đạo cho Hội thẩm trong việc định tội danh,
quyết định hình phạt. Hội thẩm cũng không được có thái độ ỷ lại Thẩm phán mà phải
tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong hoạt động chứng minh tội phạm. Trước khi

mở phiên tòa, Thẩm phán tạo mọi điều kiện để Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ nhanh và
vẫn đầy đủ. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán phải cung cấp và hướng dẫn Hội
thẩm xem những văn bản tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án. Trong khi nghiên
cứu hồ sơ, Thẩm phán không được đưa ra những ý kiến, nhận định chủ quan của riêng
mình để có thể ảnh hưởng đến sự đánh gi á chứng cứ của Hội thẩm. Tại phiên tòa,
Thẩm phán điều khiển phiên tòa trong việc xét hỏi, tranh luận, nghị án để đảm bảo
hoạt động xét xử đi đúng trọng tâm, xác định những việc cần làm để chứng minh tội
phạm, và không được hạn chế việc xét hỏi của Hội thẩ m nếu những câu hỏi đó nhằm
làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án. 14
Sự độc lập này cũng được tiếp tục thể hiện trong quá trình nghị án, pháp luật quy
định chỉ có những thành viên Hội đồng xét xử mới được vào phòng nghị án. Khi nghị
14

Hoàng Hồng Phương, Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Luận
văn thạc sĩ Lu ật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 7.


án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, các
thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu
quyết theo đa số từng vấn đề một. Khi biểu quyết, Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm
phán biểu quyết sau. Sở dĩ pháp luật quy định Hội thẩm biểu quyết trước là do kiến
thức pháp luật của Hội thẩm hạn chế hơn so với Thẩm phán. Vì vậy nếu quy định Hội
thẩm biểu quyết sau thì ý kiến của họ sẽ bị chi phối, bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm
phán. Ý kiến chiếm đa số sẽ là quyết định cuối cùng của Hội đồng xét xử, tuy nhiên
người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản.
2.2 ĐỘC LẬP GIỮA TÒA ÁN CẤP DƯỚI VÀ CẤP TRÊN
2.2.1 Độc lập với Tòa án cấp trên trực tiếp
Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định Tòa án được tổ chức ở
ba cấp là: Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân
tối cao. Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao là cấp trên trực tiếp của Tòa án nhân dân cấp

tỉnh và Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cấp trên trực tiếp của Tòa án nhân dân cấp huyện
và sẽ là chủ thể xét phúc thẩm các bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện nếu
bị kháng cáo, kháng nghị. Nhưng khi xét xử, Tòa án các cấp đều nhân danh quyền lực
nhà nước; Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều có quyền
ngang với Tòa án nhân dân tối cao ở phương diện xét xử độc lập. Nếu họ phải theo
đường lối xét xử của cấp trên thì sẽ tạo ra tình trạng xử án theo chỉ đạo, không ai chịu
trách nhiệm cuối cùng về phán quyết của mình.
2.2.2 Độc lập với Tòa án nhân dân tối cao
Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao thực
hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét
xử” và Điều 19 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định Tòa á n nhân dân tối
cao có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: “Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất
pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án; Giám đốc việc xét xử của các
Tòa án các cấp; Giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác, tr ừ
trường hợp có quy định khác khi thành lập các Tòa án đó.”
Nhiệm vụ hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao
được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: báo cáo công tác xét xử, ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết, thông tư. Việc xây dựng, ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao thường gắn với
công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, tổng kết các vấn đề vướng mắc nảy sinh trong
thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án các cấp. Trên c ơ sở đó, Tòa án cấp dưới sẽ vận
dụng để giải quyết vụ án chính xác, đúng pháp luật. Điều này sẽ không vi phạm
nguyên tắc độc lập nhưng nếu Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án cấp dưới


bằng hình thức công văn có nội dung hướng dẫn giải quyết một vụ án cụ thể, hướng
dẫn áp dụng mức án cụ thể cho vụ án thì sẽ vi phạm nguyên tắc độc lập của Tòa án. Để
đảm bảo tính độc lập thì Tòa án cấp dưới phải dựa vào các chứng cứ và những diễn
biến tại phiên tòa để đưa ra được những bản án, những quyết định chính xác, đúng
pháp luật.

Đồng thời, trước đây pháp luật quy định Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do
Chủ tịch nước bổ nhiệm và Thẩm phán của các Tòa án nhân dân địa phương do Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm. Hiện nay, theo khoản 7 Điều 70 và khoản 3 Điều
88 Hiến pháp năm 2013 thì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội phê
chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm, Thẩm phán các Tòa án khác do Chủ tịch nước bổ
nhiệm (khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013). Quy định mới này đảm bảo tính khách
quan, không khép kín trong ngành Tòa án, nhằm giảm thiểu sự can thiệp của Tòa án
nhân dân tối cao, đảm bảo được tính độc lập trong hoạt động xét xử của mỗi Thẩm
phán.
2.3 TÒA ÁN ĐỘC LẬP VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC
2.3.1 Độc lập với Viện kiểm sát nhân dân
Khoản 1 Điều 107 H iến pháp năm 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” .
Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền
công tố nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốn g nhất còn
Tòa án có chức năng xét xử. Tại phiên tòa hình sự, Viện kiểm sát giữ quyền công tố,
thực hiện việc buộc tội, đề nghị kết tội bị cáo theo nội dung của quyết định truy tố
hoặc có thể rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo
không có tội. Nhưng Viện kiểm sát không có quyền quyết định về tội phạm và hình
phạt của bị cáo. Việc quyết định một người có tội hay không có tội, thực hiện tội phạm
gì, hình phạt cần được áp dụng với người phạm tội thì chỉ thuộc về Tòa án. Tuy ở đâu
có Viện kiểm sát buộc tội thì ở đó có Luật sư gỡ tội và Hội đồng xét xử đứng ở giữa có
quyền ra phán quyết nhưng Viện kiểm sát giữ chức năng là kiểm sát hoạt động tư pháp
thì Tòa án khó mà độc lập được. Vì nếu Tòa án nghiêng về phía Luật sư mà ý của Luật
sư theo ý buộc tội của Viện kiểm sát thì không sao nhưng ý của Luật sư mà Viện kiểm
sát không đồng tình thì Viện kiểm sát còn có quyền giám sát và kiến nghị.
Tuy nhiên, Tòa án cũng được tạo điều kiện để độc lập với Viện kiểm sát, cụ thể
Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cho phép Tòa án trả hồ sơ cho Viện
kiểm sát điều tra bổ sung trong những trường hợp như: cần xem xét thêm những chứng
cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; Khi có căn cứ

để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác; Hay khi phát hiện có


vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung
được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố
thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án. Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng có quyền tuyên
bị cáo vô tội. 15
2.3.2 Độc lập với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
2.3.2.1 Tòa án độc lập với Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền
giám sát đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, bao gồm hoạt động
chất vấn và xem xét báo cáo công tác của ngành Tòa án. 16
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân địa phươn g chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng
nhân dân. Tuy nhiên, Đại biểu hội đồng nhân dân không có quyền tác động đến Chánh
án Tòa án nhân dân. Hội đồng nhân dân còn thực hiện việc bầu H ội thẩm nhân dân
theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tham gia việc
xét xử nhưng không vì bầu ra mà Hội thẩm nhân dân khi xét xử chịu sự chỉ đạo của
Hội đồng nhân dân. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm Chủ
tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp và sơ cấp. Những quy định này cho
thấy khả năng Hội đồng nhân dân tác động ảnh hưởng đến tính độc lập của hoạt động
xét xử là có thật. Như vậy, đòi hỏi Tòa án phải thật sự khách quan, công tâm trong quá
trình xét xử.
2.3.2.2 Tòa án độc lập với Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Cơ quan chuyên
môn của Ủy ban nhân dân là các sở, phòng ở cấp tỉnh và cấp huyện. Theo Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì cơ cấu tổ chứ c của hệ thống Tòa án nhân dân cũng
được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện theo đơn vị hành chính lãnh thổ nhưng Tòa án
nhân dân không phải là một cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân và Luật Tổ

chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì không có quy định nào cho
phép Ủy ban nhân dân can thiệp vào công tác xét xử của Tòa án.
2.4 TÒA ÁN ĐỘC LẬP VỚI CẤP ỦY
Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị duy nhất ở Việt Nam, Đảng lãnh
đạo hệ thống chính trị và cũng là một thành viên của hệ thống chính trị đó. Tòa án là
cơ quan thực hiện chức năng chủ yếu là xét xử. Giữa Tòa án và cơ quan Đảng có mối

15

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 227.

16

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Điều 1.


quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Tổ chức cơ sở Đảng được tổ chức ở các cơ quan trong
bộ máy Nhà nước trong đó có Tòa án. Bản thân mỗi Thẩm phán là Đảng viê n cho nên
họ có nghĩa vụ chấp hành Điều lệ và sự phân công của Đảng. Ngoài ra, theo quy trình
bổ nhiệm Thẩm phán hiện nay thì không thể thiếu thủ tục cho ý kiến của cấp ủy địa
phương. Tuy nhiên, nguyên tắc độc lập trong xét xử của Tòa án không mâu thuẫn gì
với nguyên tắc sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam được
quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013. Vì pháp luật chính là sự thể chế hóa đường
lối của Đảng cho nên Tòa án xét xử đúng pháp luật cũng có nghĩa là phục tùng sự lãnh
đạo của Đảng. Mọi sự can thiệp của các cấp ủy Đảng và các Đảng viên có chức vụ,
quyền hạn vào việc xét xử từng vụ án cụ thể của Tòa án đều thể hiện sự nhận thức
không đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử của Tòa án.
2.5 HỘI ĐỒNG XÉT XỬ ĐỘC LẬP VỚI CÁC CÁ NHÂN KHÁC
2.5.1 Độc lập với Chánh án
2.5.1.1 Độc lập giữa Thẩm phán với Chánh án

Đoạn 1 Điều 11 pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi,
bổ sung năm 2011) quy định: “Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải
quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án
Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có
thời hạn”. Và theo điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì
Chánh án Tòa án có quyền quyết định phân công Thẩm phán xét xử vụ án hình sự hay
khoản 1 Điều 172 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy
định: “Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án
phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án”. Mối quan hệ giữa Thẩm phán với Chánh
án là mối quan hệ tố tụng chứ không phải là mối quan hệ hành chính. Khi xét xử,
Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có nghĩa là Thẩm phán không phải trình
phương hướng kế hoạch xét xử lên Chánh án mà Thẩm phán sẽ chịu trách nhiệm cho
bản án của mình.
Kể từ khi Chánh án phân công cho Thẩm phán giải quyết một vụ án cụ thể theo
quan hệ tố tụng thì Thẩm phán được quyền xem xét quyết định theo pháp luật (trừ việc
quyết định gia hạn thời hạn chu ẩn bị xét xử và áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm
giam) và khi vụ án được đưa ra xét xử, tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử là người chịu
trách nhiệm trước pháp luật và có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến
vụ án. 17
17

Nguyễn Hồng Hà, Không ai có quyền yêu cầu Thẩm phán dừng tuyên án , Báo điện tử Người đưa tin ,

[ngày truy cập
28-9-2013].


Khi tham gia hoạt động tố tụng nếu Hội đồng xét xử có năm thành viên, trong đó
có hai Thẩm phán thì một Thẩm phán là lãnh đạo Tòa án thì khi biểu quyết quyết định
hình phạt, ý kiến của Thẩm phán lãnh đạo Tòa án cũng chỉ là một lá phiếu và chỉ được

biểu quyết với tư cách là Thẩm phán.
2.5.1.2 Độc lập giữa Hội thẩm với Chánh án
Hội thẩm là những người đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử
với mục đích đảm bảo tính dân chủ. Họ không phải là công chức Tòa án và công tác
Hội thẩm thường là kiêm nhiệm hoặc những ng ười về hưu được bầu làm Hội thẩm.
Các văn bản pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính đều
ghi nhận nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia và Hội thẩm được
xác định là một trong những người tiến hành tố tụng tại Tòa án. Khi được phân công
giải quyết vụ án thì Hội thẩm có các nhiệm vụ như: nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi
mở phiên tòa; tham gia xét xử các vụ án theo thủ tục sơ thẩm các loại vụ án (riêng đối
với vụ án hình sự thì Hội thẩm có thể tham gia xét xử theo thủ tục phúc thẩm trong
trường hợp cần thiết); tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về những hành vi và quyết định của mình. Về số lượng Hội thẩm tham g ia Hội
đồng xét xử, pháp luật tố tụng quy định thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm: một
Thẩm phán và hai Hội thẩm; trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, nghiêm
trọng thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán.
Khoản 1 Điều 41 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định: “Hội thẩm
nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự
giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp
miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi
thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp”. Và Điều 32 Pháp lệnh Thẩm phán
và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định: “Hội thẩm
làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình đư ợc bầu hoặc cử
làm Hội thẩm. Chánh án Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự cấp quân khu,
Tòa án quân sự khu vực có trách nhiệm quản lý Hội thẩm theo quy chế về tổ chức và
hoạt động của Hội thẩm”.
Như vậy, mối quan hệ giữa Chánh án và Hội thẩm là thông qua công tác tổ chức,
chứ không phải sự chỉ đạo trong từng vụ án cụ thể. Hội thẩm cùng với Thẩm phán có
toàn quyền quyết định đối với việc giải quyết vụ án và hoạt động đúng pháp luật,

không phụ thuộc vào Chánh án quản lý mình.


2.5.2 Hội đồng xét xử độc lập với Luật sư
Theo quy định của pháp luật, sự có mặt của Luật sư không chỉ do yêu cầu của
đương sự mà trong nhiều trường hợp là do yêu cầu của Tòa án hoặc Viện kiểm sát
hoặc do cơ quan điều tra.18 Và theo đoạn 2 Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 quy định nếu bị cáo thuộc những trường hợp nêu trong khoản 2 Điều 57 Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2003 mà khi xét xử người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử
phải hoãn phiên tòa. Như vậy, trong một số trường hợp sự hiện diện của Luật sư là bắt
buộc, không thể thiếu, nếu thiếu vắng Luật sư thì ho ạt động tố tụng sẽ bị đình tr ệ, gián
đoạn, không tiến hành được.
Về nguyên tắc của sự công bằng, ở đâu có buộc tội khi có hành vi bị cho là phạm
tội xảy ra thì ở đó có gỡ tội và hình thành nhu cầu cần một thiết chế trọng tài phân xử.
Trên thực tế, chức năng buộc tội được hậu thuẫn bởi các biện pháp cưỡng chế do
Nhà nước đặt ra và trước quyền lực cưỡng chế ấy, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân có nguy cơ bị xâm hại. Vì thế, việc đảm bảo quyền của Luật sư – Chủ thể chủ yếu
thực hiện chức năng gỡ tội được coi là điều kiện tất yếu cho việc đảm bảo nguyên tắc
tranh tụng một cách công bằng, tạo cơ hội cho người bị buộc tội khả năng tiếp cận với
công lý và theo đó ho ạt động tố tụng có được bản chất dân chủ.
Quy tắc 23 trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam của
Hội đồng Luật sư toàn quốc thì Luật sư có thể trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với cơ quan
tiến hành tố tụng nói chung, cơ quan Tòa án nói riêng nhưng trong quá trình gi ải quyết
vụ án giữa họ phải giữ tính độc lập, Luật sư không được cấu kết, làm trung gian hay
móc nối với Tòa án làm trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của những người tham gia tố tụng còn lại.
2.5.3 Hội đồng xét xử độc lập với bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn
Điều 5 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành
phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật” .

Hội đồng xét xử k hông thể nhìn vào khuôn mặt khả ái của một bị cáo mà xử bị cáo tội
nhẹ hơn một người xấu xí mà Hội đồng xét xử phải dựa vào lời khai của bị cáo trước

18

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 57, khoản 2 quy định:

2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người
bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật
sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận
cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự;
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.


×