Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng nông và ý nghĩa của vấn đề này đối với việc phát triển nông nghiệp thời kì CNH hđh ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.54 KB, 47 trang )

Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát
sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống quan điểm kinh tế
của các giai cấp cơ bản dưới những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Từ
những tư tưởng kinh tế lỗi lạc thời thượng cổ đến đỉnh cao là học thuyết kinh tế
chính trị Marxism mà Marx và Anghen là người sáng lập đã tạo nên một bức
tranh toàn cảnh về nền kinh tế của nhân loại. Một trong những học thuyết kinh tế
có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn đến lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại đó
chính là học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông.
Mặc dù còn những hạn chế nhất định do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát
triển kinh tế đương thời cũng như nhận thức chủ quan cá nhân của các đại biểu
trong trường phái này nhưng chủ nghĩa trọng nông đã chứng tỏ sự trưởng thành
của các quan điểm kinh tế của phái trọng nông, phản ánh một giai đoạn mới hay
1


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

một cuộc cách mạng trong sự phát triển tư tưởng kinh tế như Marx đã nhận xét:
“Phái trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư từ
lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp, và do đó đã đặt cơ sở cho việc
phân tích nền sản xuất TBCN”.
Ở nước ta, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề nông
nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, những giá trị tư
tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng nông lại có những ý nghĩa tích cực trong việc


vận dụng xây dựng những chính sách, nguyên lí phát triển kinh tế đất nước, đặc
biệt là đối với vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn thời kì công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. Với ý nghĩa đó, em đã chọn đề tài: “Tư tưởng kinh tế của
chủ nghĩa trọng nông và ý nghĩa của vấn đề này đối với việc phát triển nông
nghiệp thời kì CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay” cho bải tiểu luận này.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp
luận của chủ nghĩa Marx – Lê nin, thế giới quan duy vật biện chứng, căn cứ vào

2


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

một số quan điểm đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhất là
những quan điểm đổi mới trong lĩnh vực kinh tế từ sau Đại hội Đảng cộng sản
Việt Nam lần thứ VI.

A. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG
I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa trọng nông

3


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

1. Những tiền đề lịch sử kinh tế xã hội dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa

trọng nông
Vào giữa thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản nói chung và chủ nghĩa tư bản
nước Pháp nói riêng đã nhận ra một vấn đề thực tế là chỉ dựa vào lý thuyết trọng
thương thì không thể giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế. Hơn nữa, chủ
nghĩa trọng thương Pháp với những chính sách cực tả của Colbert đã làm phá sản
nền sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải có một cách nhìn mới, một lý luận mới
mở đường cho kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng phát triển. Đó là những
đòi hỏi bức xúc cho chủ nghĩa trọng nông Pháp ra đời. Mác đã đánh giá về các
nhà tư tưởng của chủ nghĩa trọng nông: công lao to lớn của họ là xem xét các
4


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

hình thức của phương thức sản xuất như những hình thức sinh lý học của xã hội,
bắt nguồn từ chính bản chất của sản xuất và độc lập với ý chí, với chính trị, v.v…
Chủ nghĩa trọng nông đã ra đời dựa trên những tiền đề kinh tế xã hội cơ bản như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản sinh ra trong lòng chủ nghĩa phong kiến, tuy
chưa làm được cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhưng sức mạnh kinh
tế của nó đã rất to lớn, đặc biệt nó muốn cách tân kinh doanh trong nông
nghiệp…, đòi hỏi có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản
xuất phát triển.

5


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế


Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời và mâu
thuẫn sâu sắc với xu thế đang lên của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi phải có lý luận
giải quyết mâu thuẫn đó.
Thứ ba, học thuyết trọng thương với tư tưởng chủ đạo là đề cao vai trò của
tiền và thương nghiệp đã tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản sinh lời từ nội địa, từ
sản xuất,v.v… đòi hỏi cần phải đánh giá lại những quan niệm đó.
Thứ tư, ở nước Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương sẽ mở đường
cho công trường thủ công phát triển thì lại khuyến khích cho chủ nghĩa trọng
nông ra đời, mở đường cho nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế chủ trại,

6


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản, không bó hẹp kiểu kinh doanh phát canh
thu tô theo lối địa chủ như trước đó
Tóm lại, hoàn cảnh nước Pháp vào giữa thế kỷ XVIII là hoàn cảnh đặc biệt,
buộc phải tìm con đường giải phóng công trường thủ công như ở Anh. Do vậy,
Pháp là cái nôi cho chủ nghĩa trọng nông xuất hiện.
2. Các đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa trọng nông
2.1.

Francois Quesney (1694-1774): là đại biểu xuất sắc của trường phái

trọng nông. Ông bắt đầu nghiên cứu kinh tế từ năm 1753 vào thời kì hoạt động

khoa học cao nhất của ông là những năm 60 của thế kỷ XVIII với quan điểm coi
kinh tế như một cơ thể sống, trong đó của cải và hàng hóa lưu thông từ giai cấp
7


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

này sang giai cấp khác. Những tư tưởng kinh tế lớn của ông là lý luận về sản
phẩm ròng, biểu kinh tế Quesney và trật tự tự nhiên.
2.2.

Turgot (1727-1781): ông là một nhà tư tưởng lỗi lạc, là người có

tầm mắt tư sản xuất sắc nhất của trường phái trọng nông. Ông đề xuất nhiều
chính sách nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho người sản xuất nông nghiệp như: cho
tự do lưu thông ngũ cốc, khuyến khích trồng khoai tây… Cuốn sách Buôn bán
ngũ cốc của ông được xuất bản năm 1770 đã đề cập nhiều đến tư tưởng trọng
nông. Tư tưởng chủ đạo của ông là tự do mua – bán ngũ cốc.
2.3.

Boisguillebert (1646-1714): là một nhà kinh tế lớn và là người sáng

lập môn Kinh tế chính trị cổ điển Pháp. Ông luôn bảo vệ lợi ích của nông dân,
8


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế


Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

phê phán chủ nghĩa trọng thương. Theo quan điểm của ông tiền tệ không phải là
của cải duy nhất mà sản phẩm lao động mới là của cải.
II. Những quan điểm, lý luận và cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng
thương
1. Những quan điểm và phương pháp luận của trường phái trọng nông
Các nhà tư tưởng thuộc trường phái trọng nông cho rằng nguồn gốc của của
cải là từ trong nông nghiệp vì chỉ có nông nghiệp mới tạo ra của cải. Nội dung
giai cấp của chủ nghĩa trọng nông là giải phóng kinh tế nông nghiệp thoát khỏi
quan hệ phong kiến để phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
9


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

Nếu chủ nghĩa trọng thương cho rằng thương nghiệp mới tạo ra giá trị thì
những người trọng nông đã phủ nhận quan điểm này và cho rằng lợi nhuận
thương nghiệp có được chẳng qua là nhờ tiết kiệm các khoản chi phí thương mại.
Theo họ, thương nghiệp không sinh ra của cải mà chỉ đơn thuần là: “việc trao đổi
những giá trị này lấy những giá trị khác ngang như thế” và trong quá trình đó,
nếu xét nó dưới hình thái thuần túy thì cả người mua lẫn người bán đều không
được lợi gì. Nói cách khác trong thương nghiệp chỉ có sự trao đổi giá trị sử dụng
này lấy giá trị sử dụng khác, không làm cho tài sản tăng lên. Như vậy có thể thấy
các nhà trọng thương đã đề cập đến học thuyết giá trị mặc dù mới chỉ đơn thuần

10



Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

là trao đổi giá trị sử dụng, tuy nhiên đây chính là tiền đề để Marx nghiên cứu xây
dựng lý thuyết giá trị sau này.
Trong học thuyết về sản phẩm ròng – học thuyết trung tâm của hệ thống lý
luận trọng nông, các nhà trọng nông đã đưa ra quan điểm rằng: chỉ ngành sản
xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng (hay còn gọi là sản phẩm thuần túy),
đó là tặng vật tự nhiên cho con người, không phải là do quan hệ xã hội, quan hệ
giai cấp đưa lại. Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất duy nhất, chỉ có lao động
trong nông nghiệp mới là lao động sản xuất bởi nó tạo ra sản phẩm ròng còn lao
động trong các ngành khác là lao động không sinh lời vì nó không tạo ra sản
phẩm thuần túy. Trong khi đó thương nghiệp chỉ đơn thuần hoạt động theo quy
11


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

luật trao đổi ngang giá nên không thể có lợi nhuận, còn hoạt động công nghiệp,
tuy có làm tăng thêm giá trị của của cải song giá trị mới này chỉ tương ứng với
giá trị của tư liệu sinh hoạt mà người lao động đã tiêu dùng trong quá trình sản
xuất nên không có sản phẩm ròng.
Như vậy chủ nghĩa trọng nông đã giải thích nguồn gốc sản phẩm thuần túy
theo tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên, coi sản phẩm ròng là tặng vật của tự nhiên.
Quan điểm này chính là mặt hạn chế về lịch sử về tầm nhìn của trường phái trọng
nông.

2.

Cương lĩnh kinh tế của trường phái trọng nông

12


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

Trong cuộc đấu tranh với phái trọng thương, phái trọng nông đã đề ra cương
lĩnh kinh tế của họ. Cương lĩnh đó chính là những quan điểm, những chiến lược
và các chính sách nhằm phát triển kinh tế, trước hết và chủ yếu là phát triển sản
xuất nông nghiệp.
Thứ nhất, kiến nghị Nhà nước khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn, đầu tư càng lớn thì thu nhập của người dân sẽ càng tăng
Thứ hai, đề nghị Nhà nước phải có chính sách giá cả, chính sách tiền lương
thật đúng đắn, phù hợp với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra
Thứ ba, đề nghị Nhà nước sửa đổi chính sách thuế, thuế nên đánh vào thu
nhập của chủ sở hữu ruộng đất, vào sản phẩm ròng, không nên đánh vào tiền
13


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

công hay vật phẩm tiêu dùng tối cần thiết, miễn thuế cho người sản xuất nông
nghiệp. Có thể xem đây là một tư tưởng rất tích cực thể hiện sự tiến bộ trong tư

tưởng của những người trọng thương.
Thứ tư, xác lập một cơ chế quản lý dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh. Quan
điểm này xuất phát từ học thuyết về trật tự tự nhiên. Các nhà trọng nông tin vào
sự hài hòa tự phát nảy sinh từ tự nhiên như một trật tự tất yếu. Họ kêu gọi nên
tuân theo quyền tự nhiên và trật tự tự nhiên, đó là quyền chính đáng, tối cao và cơ
bản của mỗi con người. Họ nêu cao khẩu hiệu “tự do buôn bán, tự do hoạt động”
và thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ sở hữu.

14


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

Thứ năm, kêu gọi Chính phủ nên đứng ngoài mậu dịch quốc tế và để nó tự
hoạt động nghĩa là để cho tư nhân tự do kinh doanh. Các nhà trọng nông nhận
thấy rằng những quy trình tự động diễn ra đều khiến cho mậu dịch hỗ trợ dễ dàng
cho sự phát triển nền kinh tế năng động nghĩa là buôn bán lúa gạo sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc mở rộng nông nghiệp, cũng như tiền tạo điều kiện cho
mậu dịch vậy.
Thứ sáu, Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho đường sá, cầu cống. Lợi
dụng vận tải đường thủy rẻ để chuyên chở sản phẩm. Cần chống lại chính sách
giá cả nông sản thấp để tích lũy trên lưng nông dân. Bởi như thế sẽ không khuyến

15


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế


Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

khích được sản xuất, không có lợi cho xuất khẩu và đời sống của nhân dân. Cách
quản lý giá tốt nhất là duy trì sự tự do hoàn toàn của cạnh tranh.
3.

Đánh giá về chủ nghĩa trọng thương

3.1. Những điểm tiến bộ
Từ những quan điểm, lý luận và cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông
có thể thấy mặc dù chỉ tồn tại trong vòng 20 năm nhưng chủ nghĩa trọng nông đã
để lại một dấu ấn sâu sắc trong nền kinh tế Pháp nói riêng cũng như cho nền kinh
tế của nhân loại nói chung thể hiện ở những đóng góp mà nó đã mang lại cho lịch
sử kinh tế thế giới:

16


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

Về phương pháp luận, các nhà trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu lý luận
kinh tế chính trị từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất và đã phân tích tư
bản dưới tầm mắt của các nhà tư sản
Về mặt lý luận, chủ nghĩa trọng thương đã đạt được một số thành quả lớn cụ
thể: nó đã đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu giá trị thặng dư; phân tích những
bộ phận cấu thành vật chất khác nhau mà trong đó tư bản tồn tại, đề cập đến
những hình thái mà tư bản mang lấy trong quá trình lưu thông; đề ra luận điểm cơ
bản rằng chỉ có lao động nào tạo ra sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất; xác

định được mức độ tối thiểu của tiền công; đề cập đến vấn đề tái sản xuất xã hội.
3.2. Những điểm hạn chế
17


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

Mặc dù đã có cái nhìn tích cực và tiến bộ về nhiều mặt trong quá trình phát
triển kinh tế song tư tưởng của chủ nghĩa trọng nông còn bộc lộ nhiều hạn chế về
nhiều mặt:
Về phương pháp luận: các nhà kinh tế của chủ nghĩa trọng nông khi đưa ra
quan điểm, tư tưởng của mình mới chỉ dừng lại ở hiện tượng bề ngoài, họ nhấn
mạnh sản xuất nhưng lại phủ nhận quá trình lưu thông.
Về mặt lý luận: chưa xây dựng được các khái niệm, phạm trù khoa học làm
cơ sở cho việc nghiên cứu; nhiều cơ sở lý luận còn giản đơn.
Sai lầm lớn nhất của trường phái trọng nông là khẳng định chỉ lĩnh vực nông
nghiệp mới là lĩnh vực sản xuất từ đó đã dẫn đến kết luận sai lầm là giá trị thặng
18


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

dư là sản phẩm của tự nhiên, không phải do con người tạo ra. Sai lầm đó có
nguyên nhân về lịch sử, xã hội từ đó dẫn đến sai lầm về phân tích lý luận kinh tế.
Trên cơ sở phân tích những mâu thuẫn trong học thuyết của chủ nghĩa trọng
nông, Marx đã khái quát rằng: “cái bề ngoài phong kiến và cái bản chất tư sản”

B. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG KINH TẾ
TRỌNG NÔNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ CNH
– HĐH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Vai trò của nông nghiệp đối với quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam
hiện nay
19


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản
phẩm như lương thực, thực phẩm… để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nông
nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với đời sống cũng như hoạt động kinh tế của
con người: nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã
hội, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
công nghiệp chế biến thực phẩm mà nông nghiệp còn là thị trường quan trọng
của các ngành công nghiệp và dịch vụ, là kênh cung cấp vốn để thực hiện công
nghiệp hóa. Mặt khác, với kết cấu dân số gồm hơn 80% dân số làm nông nghiệp
20


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

ở thời điểm bắt đầu tiến hành CNH – HĐH, chính vì vậy phát triển nông nghiệp,

nông thôn là một chủ trương lớn của nước ta hiện nay. Văn kiện Đại hội Đảng X
nhấn mạnh: “Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng
bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”
2. Ý nghĩa tư tưởng kinh tế của trường phái trọng nông đối với phát
triển nông nghiệp trong thời kì CNH – HĐH hiện nay ở Việt Nam
Với chủ trương đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng
và Nhà nước thì việc vận dụng những luận điểm, cương lĩnh của chủ nghĩa trọng
nông như chúng ta vừa phân tích ở trên sẽ cho ta cách nhìn nhận, đồng thời đưa

21


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

ra được những giải pháp đúng đắn cho sự phát triển nông nghiệp gắn với CNH –
HĐH ở nước ta:
Thứ nhất, đề ra những biện pháp để khuyến khích phát triển nông nghiệp đó
là kiến nghị Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Trong những năm qua, Nhà nước đã rất quan tâm và tiến hành hàng loạt các
biện pháp như tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
công tác bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi. Nhìn chung, mặt bằng dân trí của nông
dân nước ta còn thấp bởi vậy Nhà nước càng chú trọng đến việc hướng dẫn, phổ
biến cho nông dân các cách thức thực hiện để đạt được hiệu quả cao.

22


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế


Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

Cùng với chủ trương coi khoa học công nghệ là quyết sách hàng đầu Nhà
nước cũng đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông
nghiệp, nông thôn. Với chủ trương chung là trang bị kỹ thuật cho các ngành của
nền kinh tế theo hướng hiện đại, Nhà nước đã vận dụng tiến bộ khoa học – công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp thể hiện tập trung ở những lĩnh vực: từng bước cơ
giới hóa nông nghiệp nông thôn, thủy lợi hóa, điện khí hóa, phát triển công nghệ
sinh học… đã từng bước góp phần giải phóng sức lao động của con người, nâng
cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng vật nuôi, cây trồng. Nhà nước cũng
đã chủ trương tăng đầu tư từ ngân sách và đa dạng hóa các nguồn vốn để phát
triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp
23


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và
khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện
từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, công nghệ sinh học đã đạt được những
thành tựu to lớn: những nông phẩm biến đổi gen có năng suất, chất lượng cao, lai
tạo được những cây trồng có khả năng kháng virut, sâu bện, sinh sản vô tính…
Những thành tựu của công nghệ sinh học đã đem lại những lợi ích to lớn, không
chỉ tạo ra những sản phẩm mới, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, mà còn tiết
kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.


24


Tiểu luận Lịch sử học thuyết kinh tế

Phạm Thị Thu Hà – Lớp 902

Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn vốn có đặc điểm là trình
độ học vấn rất thấp, phần đông người lao động chưa qua đào tạo, Nhà nước cũng
đã áp dụng các biện pháp như cử cán bộ, kỹ sư nông nghiệp về tận nơi sản xuất,
hướng dẫn nông dân cách sản xuất, canh tác sao cho khoa học và hiệu quả, cùng
với đó Nhà nước cũng chú trọng đến giáo dục đào tạo riêng cho những người làm
nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
Thứ hai, Nhà nước có chính sách giá cả, chính sách tiền lương hợp lý để hỗ
trợ, khuyến khích cho lĩnh vực nông nghiệp
Nhìn chung mức thu nhập của người làm nông nghiệp ở nước ta đang ở mức
rất thấp, tuy nhiên mức thu nhập tối thiểu của người dân đang dần được điều
25


×