Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thực trạng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 32 trang )

Thực trạng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1-/ Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình phát triển công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
2.1.1 - Đặc điểm kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội
2.1.1.1 - Khái quát về vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ, Hà Nội tiếp giáp với 6 tỉnh :
Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam và Vĩnh Yên.
Hà Nội có diện tích tự nhiên là 927339 Km
2
và dân số đến cuối năm 2001
là 2539,4 ngàn người chiếm 0,28% về diện tích tự nhiên và 3,14 về dân số so
với cả nước.
Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các
địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết 08 của Bộ Chính Trị (ngày
21.1.1983) đã xác định Hà Nộ là trung tâm đầu não về chính trị , văn hoá, khoa
học, kỹ thuật đồng thời là một trung tâm lớn về kinh tế, một trung tâm giao
dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội đi các thành phố thị xã của Bắc Bộ cũng như
cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, sắt, thuỷ và hàng không.
Từ nay đến năm 2010 tất cả các tuyến giao thông quan trọng sẽ được
cải tạo và nâng cấp. Sau năm 2003 sẽ xuất hiện đường cao tốc nối Hà Nội với
khu vực cảng của Quảng Ninh (quy hoạch tổng thể về kinh tế Hà Nội đến năm
2010 -6/2001)
Đó là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả
nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà nội tiếp nhận kịp thời các thông tin,
thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, tham gia vào quá trình phân công
lao động quốc tế, khu vực và cùng hoà nhập vào quá trình phát triển năng
động của vùng chảo Đông Á - Thái Bình Dương, Hà Nội là nơi tập trung các cơ
quan ngoại giao đoàn, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, tập trung các cơ
quan đầu não, các ngành trung ương viện nghiên cứu, trường đại học có lợi


thế so sánh với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước.
2.1.1.2 - Những thế mạnh của thủ đô Hà Nội trong hoạt động kinh tế nói
chung và sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng:
- Với vị trí địa lý - chính trị quan trọng đã nêu trên Hà Nội đã và sẽ giữ
vai trò trung tâm lớn nhất ở Bắc Bộ có sức hút và khả năng lan toả lớn: tác
động trực tiếp tới quá trình phát triển (thúc đẩy và lôi kéo) đối với vùng Bắc
Bộ. Đồng thời có khả năng khai thác thị trường của vùng lớn và cả nước để
tiêu thụ sản phẩm công, nông nghiệp, dịch vụ, đào tạo, vừa thu hút về nguyên
liệu là nông lâm, thuỷ sản và khoáng sản. Dự kiến vào năm 2010 vùng Bắc Bộ
sẽ có sản lượng điện khoảng 28 - 30 tỷ kWh sản lượng than khoảng 18 - 20
triệu tấn sản lượng xi măng khoảng 20 triệu tấn, sản lượng thép khoảng 50 -
60 vạn tấn. Ngoài ra còn có tới hàng vạn tấn nguyên liệu là nông lâm sản và
kim loại quý hiếm cần được tinh chế. Đó là những tiềm năng Hà Nội có thể sử
dụng, trong đó đặc biệt Hà Nội sẽ được đáp ứng đủ cho yêu cầu phát triển ở
mức độ cao về năng lượng, sắt, thép, xi măng.
Hà Nội nằm trong vùng du lịch có triển vọng. Nếu phối hợp các điểm du
lịch nổi tiếng như Hạ Long, Đồ Sơn, Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Hùng, các quần thể
chùa chiền nổi tiếng ở Hà Tây, hệ thống hang động tự nhiên rất đẹp ở Ninh
Bình... sẽ hình thành những tuyến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước.
- Hà Nội là địa bàn tập trung công nghiệp vào loại nhất nhì cả nước (tài
sản cố định của công nghiệp thành phố chiếm 1/3 tài sản cố định của vùng Bắc
Bộ, 1/2 của địa bàn trọng điểm Bắc Bộ) và có triển vọng xây dựng các ngành
công nghiệp cao của vùng Bắc Bộ và cả nước. Hà Nội có điều kiện phát triển
công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng khá
thuận lợi bởi có ngành nghề truyền thống khá lâu đời, có khả năng hội tụ các
nguồn nguyên liệu nông nghiệp, khoáng sản từ mọi miền đất nước, nhất là các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hà nội có điều kiện phát triển công nghiệp nói chung
và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng khá thuận lợi bởi có truyền
thống ngành nghề khá lau đời, có khả năng hội tụ các nguồn nguyên liệu nông

nghiệp, khoáng sản từ mọi miền đất nước, nhất là các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Hà Nội có 9 khu công nghiệp tập trung, phần lớn được hình thành từ những
năm 1960. Đó là khu công nghiệp: Minh Khai - Vĩnh Tuy, Thượng Đình, Đông
Anh, Cầu Diễn - Nghĩa Đô, Gia Lâm - Yên Viên, Trương Định - Đuôi Cá, Văn Điển
- Pháp Vân, Chèm, Cầu Bươu. Nhìn chung các khu công nghiệp này phần lớn kỹ
thuật công nghệ thuộc loại cũ, kết cấu hạ tầng xuống cấp, sử dụng nhiều lao
động. Mười năm trở lại đây Hà Nội đã có nhiều cố gắng sản xuất công nghiệp
trên địa bàn “đã từng bước qua thời kỳ sa sút” và có sự tăng trưởng khá giá trị
sản xuất công nghiệp năm 1999 so với 1998 tăng 22%, năm 2000 so với năm
1999 tăng 17%, năm 2001 so với 2000 tăng 10% [nguồn niêm giám thống kê
2001 trang 51]
Các khu công nghiệp cũ thông qua các nguồn vốn khác nhau được huy
động và nhận chuyển giao công nghệ mới nên từng bước được cải tạo và nâng
cấp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ
sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao.
Trong những năm gần đây thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
và vốn góp liên doanh của phía Việt Nam trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một
số khu công nghiệp mới như khu công nghiệp Sài Đồng, khu chế xuất Sóc Sơn,
cùng với Hải Phòng và Quảng Ninh hình thành tam giác công nghiệp trong đó
Hà Nội là trung tâm. Sự xuất hiện các khu công nghiệp mới ở trên sẽ tạo nên
những sản phẩm gắn với ngành công nghiệp điện tử - ngành mũi nhọn có giá
trị cao, có khả năng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu với hiệu quả kinh tế
cao và triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.
2.1.2 - Tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa
bàn Hà Nội.
Như trên đã nêu, thế mạnh của Hà Nội là sản xuất công nghiệp, đặc biệt
là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trong đó phải kể đến các ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng như rượu, bia,
thuốc lá, các loại đồ dùng gia đình bằng sành sứ, thuỷ tinh, nhôm nhựa, đồ điện
gia dụng, dệt kim, may mặc,... đến các loại phương tiện như: xe đạp, xe máy, xe

hơi,... Hầu hết các loại sản phẩm này được sản xuất, chế tạo ra từ các cơ sở có
trong thiết bị hiện đại đến các cơ sở sản xuất thủ công mang tính truyền thống
gia đình. Nhưng có thể nói, các cơ sở sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng trên địa
bàn Hà Nội hàng năm đã sản xuất và cung cấp cho xã hội hàng nghìn mặt hàng
với nhiều chủng loại mẫu mã khác nhau có chất lượng cao, với số lượng lớn
đáp ứng cho nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nếu xét về thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng tiêu dùng trên địa
bàn Hà Nội thì hiện nay bao gồm các doanh nghiệp: Quốc doanh trung ương,
quốc doanh địa phương, quốc doanh quận huyện, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, tư nhân cá thể...)
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị sản xuất công nghiệp
trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng: năm 1999 đạt 10.351.001 triệu đồng, năm
2000 là 12.172.312 triệu đồng, năm 2001 đạt 13.496.296 triệu đồng (nguồn
niên giám thống kê 2001 - Cục thống kê Hà Nội trang 51) tập trung chủ yếu ở
các ngành cơ kim khí sản xuất thực phẩm đồ uống, dệt, sản xuất thuốc lá sản
xuất đồ da, giầy dép, may mặc,...
Dưới đây là tình hình cụ thể về sản xuất hàng tiêu dùng:
2.1.2.1- Cơ sở và nguồn lực sản xuất hàng tiêu dùng:
Cho đến nay Hà Nội đã có 12 khu công nghiệp tập trung hình thành từ
rất sớm và phát triển quy mô lớn phong phú, đa dạng. Tính đến cuối năm 2001
toàn thành phố có 14.279 cơ sở sản xuất công nghiệp.
Các ngành có nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp đó là:
Sản xuất thực phẩm và đồ uống : 3.750 cơ sở.
Ngành dệt may : 2.530 cơ sở.
Cơ kim khí : 1.587 cơ sở.
Ngành chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ : 2.532 cơ sở.
(Nguồn niên giám thống kê - Nhà xuất bản thống kê 2002)
Hàng ngàn loại sản phẩm được sản xuất từ Hà Nội. Nhiều sản phẩm
chiếm vị trí đáng kể trên thị trường trong nước và xuất khẩu: hàng dệt da, may
mặc, nhựa, cơ kim khí, đồ điện, điện tử,... lao động bình quân trong doanh

nghiệp Nhà nước 612 người, kinh tế tập thể 26 người. Kinh tế tư nhân cá thể:
3 người.
Cụ thể số cơ sở và lao động ở một số ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng then chốt như sau:
Bảng 1: Số cơ sở và lao động một số ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng tính đến 31 tháng 12 năm 2001.
Tổng số cơ sở
Tổng số lao động
(người)
Tổng số cơ sở và lao động 14.279 156.681
Trong đó:
Sản xuất thực phẩm và dồ
uống
3.750 15.472
Ngành dệt, da, may 2.530 38.769
Ngành cơ kim khí 1.587 13.731
Ngành chế biến gỗ và sản
xuất đồ gỗ
2.532 12.990
(Nguồn niên giám thống kê - Cục thống kê Hà Nội 2002)
- Một số đặc điểm của các cơ sở kinh tế và nguồn lực sản xuất hàng tiêu
dùng tại Hà Nội:
+ Hoạt động của các cơ sở kinh tế ở thành phố Hà Nội là hoạt động với
quy mô ngày càng lớn và phạm vi rộng.
+ Có nhiều hoạt động kinh tế phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngoài thành
phố và cả nước. Nhiều cơ sở đã mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh trong
cả nước.
+ Tổ chức hoạt động ở các cơ sở kinh tế vừa chuyên môn hoá vừa đan
xen, sự chuyển đổi giữa các ngành nghề hoạt động cũng rất linh hoạt tương
ứng với cơ chế thị trường.

+ Công tác tổ chức quản lý các cơ sở kinh tế rất đa dạng, công tác hạch
toán còn nhiều tồn tại, vai trò kiểm soát của nhà nước còn hạn chế.
+ Chất lượng nguồn lao động của Hà Nội so với cả nước tương đối cao.
Trình độ học vấn của nguồn lao động cao nhất trong toàn quốc, lao động kỹ
thuật chiếm 36% số người lao động. Cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng
chiếm 11.1% so với tổng số người lao động. Lực lượng khoa học kỹ thuật ở Hà
Nội, rất hùng hậu, không chỉ có ý nghĩa quan trọng với Bắc Bộ và đối với cả
nước.
2.1.2.2- Những kết quả đã đạt được
13 năm đổi mới và cho đến nay công nghiệp nói chung và công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng trên địa bàn Hà Nội đã đem lại kết quả tăng
trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng từ 5% mỗi năm thời kỳ 1986 - 1993 lên
khoảng hơn 10% trong 3 năm 1994 - 1996 và năm 1997 đạt 12,3%, năm 1998
đạt 14%, năm 1999 đạt 15%. Nhiều sản phẩm mới ra đời có chất lượng khá,
được thị trường chấp nhận và có sức cạnh tranh trong nội địa, có xuất khẩu
như quạt trần điện cơ, màn tuyn, máy biến thế, xe đạp, bia Haliđa lắp ráp ti vi,
sơn, thuốc lá vinataba, rượu vang, sứ vệ sinh, hàng dệt may mặc. Tính đến 31-
12-2000 Hà Nội có 300 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép
hoạt động với tổng số vốn đầu tư khoảng 6.6 tỷ USD (nguồn: vụ đầu tư nước ngoài
MPI) trong đó có 62 dự án công nghiệp (tổng vốn - 26,6% vốn đầu tư của nước
ngoài trên toàn thành phố) đã từng bước khẳng định vai trò của ngành công
nghiệp thủ đô đối với thành phố cũng như vùng Bắc bộ và cả nước: kết quả trên
được thể hiện qua 1 số chỉ tiêu sau:
a-/ Về giá trị sản xuất công nghiệp:
Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm trên địa bàn
Hà Nội (Tính theo giá cố định 1997).
Đơn vị: 1 triệu đồng.
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Tổng số 8.466.881 10.351.001 12.172.312 13.496.296
I. Khu vực kinh tế trong

nước
6.852.839 7.659.378 8.476.316 9.284.555
-Công nghiệp quốc
doanh TW
4.418.270 5.013.063 5.642.359 6.208.070
- Công nghiệp quốc
doanh ĐF
1.522.945 1.568.608 1.610.845 1.708.641
- Ngoài quốc doanh 908.624 1.077.707 1.223.112 1.367.844
II. Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài
1.614.042 2.691.623 3.695.996 4.211.741
(Nguồn niên giám thống kê - Cục thống kê Hà Nội 2002 trang 51, 53, 55, 57).
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Giá trị sản xuất công nghiệp các thành
phần kinh tế qua các năm đều tăng.
Khu vực kinh tế trong nước năm 1999 so với 1998 tăng 806.539 triệu
đồng đạt tỉ lệ 111,7%. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 10.6% và năm 2001 so
với 2000 tăng 9.5% khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 1999 so với 1998 có mức tăng mạnh vượt 66,7%, năm 2000 so với
1999 tăng 37,3% năm 2001 so với 2000 tăng 11,7%.
Nhìn vào tỉ lệ tăng hàng năm cho thấy: Năm sau đây so với năm trước tỉ
lệ tăng có phần giảm dần nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tỉ lệ tăng
hàng năm giảm đi rõ rệt năm 1999/1998 tăng 66,7% nhưng đến 2001/2000 tỉ
lệ tăng chỉ còn 11,7% và hiện nay các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
cũng giảm đi rõ rệt.
Xét về tỉ trọng công nghiệp giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh cho
thấy lực lượng công nghiệp quốc doanh chiếm đa phần trên 80% trong tổng
giá trị khu vực kinh tế trong nước. Từ đó cho thấy năng lực và vai trò chủ đạo
của công nghiệp quốc doanh Hà Nội qua đổi mới tiếp tục phát triển theo mục
tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Mặt khác công nghiệp ngoài

quốc doanh sau nhiều năm mai một nay đã được khôi phục có sự phát triển và đã
chiếm tỉ trọng ngày một tăng so với công nghiệp quốc doanh.
b - Những mặt hàng tiêu dùng chủ yếu đã được sản xuất trên địa bàn Hà Nội.
Sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thời gian qua trên
địa bàn Hà Nội đã tạo ra một số nhà máy xí nghiệp khá nổi tiếng và nhiều mặt
hàng chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng giá trị hàng hoá công nghiệp tiêu
dùng cả nước.
Hà Nội có các công ty nổi tiếng như thuốc lá Thăng long, xà phòng Hà
Nội, cao su sao vàng, bóng đèn phích nước Rạng Đông, giầy Thượng Đình, sản
phẩm da Thuỵ Khuê, pin Văn Điển, sơn Hà Nội, dệt kim Đông Xuân, dệt 10 - 10,
bia Hà Nội, Halida, bánh kẹo Hải Hà, Hải Châu, Tràng An, may Thăng Long,
may 10, may Chiến Thắng, xe đạp thống nhất ... đã được mở rộng và từng bước
đổi mới về kỹ thuật, công nghệ và quản lý.
Từ các công ty và các xí nghiệp được đổi mới, nhiều mặt hàng có chất
lượng cao ra đời và toả đi nhiều nơi trong và ngoài nước. Dưới đây là những
sản phẩm chủ yếu do công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sản xuất:
Bảng 3: Sản phẩm chủ yếu do công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên
địa bàn Hà Nội sản xuất
Tên sản phẩm ĐVT 1998 1999 2000 2001
Quạt các loại 1000 cái 287 238 191 292
Lắp ráp máy thu hình 1000 cái 199 195 312 309
Bóng đèn các loại 1000 cái 21.525 22.837 28.964 30.800
Giầy vải 1000 đôi 7.201 7.149 9.455 12.285
Xà phòng giặt tấn 11.985 17.596 23.085 31.179
Sơn các loại tấn 3.827 3.863 4.625 14.900
Xi măng tấn 24.802 44.279 146.435 108.500
Giấy các loại tấn 3.432 4.550 4.424 3.121
Đồ mộc dân dụng m
3
4.664 6.400 9.925 10.729

Vải khổ rộng 1000 m 11.200 13.154 12.462 14.000
Vải tuyn 1000 m 7.480 8.284 8.374 9.000
Giầy dép da 1000 đôi 940 1.011 1.064 1.531
Thuốc lá bao triệu
bao
203 218 219 195
Bia các loại triệu lít 65 72 88 98
Bánh kẹo các loại 1000
tấn
20 24 23 22
Dược phẩm triệu
đồng
18.902 39.000 47.940 64.450
Gạch xây dựng triệu
viên
436 449 448 391
Xe đạp hoàn chỉnh 1000 cái 56 51 66 105
Đồ nhôm tấn 556 1.639 1.470 889
Đồ nhựa triệu 18.902 39.000 47.940 64.425
đồng
Thuỷ tinh tấn 942 679 1.010 652
Trang in typo, ốp sét triệu
trang
20.793 29.982 44.630 45.000
Điện thương phẩm triệu
KWh
1.270 1.535 1.698 2.009
Nước máy ghi thu 1000 m
3
66.543 75.000 79.000 80.500

Nguồn: Niên giám thống kê 2001 - Cục thống kê Hà Nội trang 82, 83, 84.
Nhìn vào danh mục các mặt hàng chủ yếu của công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng của thành phố Hà Nội thấy rõ hầu hết đều là những mặt hàng
thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Nhiều sản phẩm của thành phố đã chiếm
tỉ trọng khá như bánh kẹo, bia, trang in typo ... cho đến nay trên địa bàn Hà Nội
cũng đã có đầy đủ các ngành sản xuất hàng tiêu dùng có những đóng góp đáng
kể vào sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của cả nước. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều mặt hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp so với yêu cầu
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Hà Nội với tư cách là trung tâm
công nghiệp lớn trong cả nước.
c, Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Hà Nội đã góp phần tăng kim
ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách.
Từ năm 1998 đến nay kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội không
ngừng tăng qua các năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Số liệu kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội được thể hiện
ở bảng sau:
Đơn vị tính: 1000 USD
1998 1999 2000 2001
1. Tổng kim ngạch XK
trên địa bàn
755.000 1.037.518 1.201.480 1.235.200
2. XK địa phương 161.281 247.518 300.343 306.200
3. Hàng XK CN F địa
phương
76.379 122.608 176.144 180.000
Tỉ lệ 3/2 47.4 49.5 58.6 58.8
Nguồn niên giám thống kê 2001 - Cục thống kê Hà Nội trang 125
Qua bảng số liệu trên cho trong tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương,
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất và ngày một tăng
47.4% năm 1998 đến năm 2001 tỉ trọng chiếm 58,8% công nghiệp sản xuất

hàng tiêu dùng như các ngành dệt, may, giấy giầy da, đồ nhựa, sản xuất sơn,
chế biến lương thực thực phẩm... trình độ công nghệ đã được cải thiện rõ rệt
qua đổi mới và chuyển giao công nghệ. Do nhiều mặt hàng sản xuất đã được
nâng cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã. Có nhiều sản phẩm đã đứng vững
trên thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu đã cạnh tranh với sản phẩm
cùng loại trên thị trường thế giới, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam. Hàng hoá được xuất sang thị trường các nước Hồng Kông,
Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Ru ma ni, SNG, Trung Quốc.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng một ngành công nghiệp với vốn
đầu tư xây dựng không lớn, thời gian thi công ngắn nhưng đem lại lợi nhuận
cao đóng góp đáng kể vào ngân sách trên địa bàn Hà Nội.
Bảng 5: Tình hình thu ngân sách trên lãnh thổ Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng
1998 1999 2000 2001
Tổng thu ngân sách 4.985.165 5.767.352 5.951.608 6.206.980

×