Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.3 KB, 59 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Lời mở đầu
1. Tính tất yếu của đề tài:
“ Cơn lũ WTO đang vào nước ta”, “Nông nghiệp Việt Nam và sân chơi
WTO”, “Vào WTO Việt Nam được gì”…Thuật ngữ WTO đã trở thành chủ để
nóng trên các phương tiện thơng tin đại chúng gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam
gia nhập WTO.
Chứng tỏ sức ảnh hưởng sâu rộng của WTO, Bộ trưởng Bộ Thương Mại,
Trương Đình Tuyển trong một chương trình truyền hình có kể một câu chuyện vui
giữa một người xe ôm và một người bán vé xổ số: “ Người bán vé nói: Việt Nam
gia nhập WTO người dân sẽ giàu hơn tôi sẽ bán được nhiều vé hơn. Người xe ơm
lo lắng nói: Ơ tơ, xe máy từ từ rẻ đi, dần dần khơng cịn ai đi xe ôm nữa tôi thất
nghiệp mất.”. Gia nhập WTO là bước chuyển mình của tồn bộ nền kinh tế đất
nước. Nó tác động tới không chỉ doanh nghiệp, công nhân mà cịn tác động tới
tồn bộ đời sống của tất cả mọi người dân.
Việt Nam còn tới hơn 60% người dân làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp
thì khơng khó hiểu khi nói: nơng dân là tầng lớp bị chi phối trực tiếp nhất. Trong
thời gian ngắn tới, khi nông sản ngoại tràn vào với mức thuế ưu đãi, một số nông
sản của Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà. Việc làm cần thiết của ngành nông
nghiệp bây giờ là củng cố lại thị trường sân nhà và quan trọng hơn tiếp sức cho
những nông sản chủ lực ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Khơng cịn thời gian để bàn tính được gì và mất gì, việc đánh giá, định
hướng các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nơng sản sẽ khơng bị coi là q sớm nếu
như khơng nói là quá muộn. Xin giới thiệu đề tài:
“Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập WTO”
2. Mục đích của đề tài:
Thực tế Việt Nam có nhiều mặt hàng nơng sản xuất khẩu đứng nhất nhì thế
giới nhưng vẫn thụ động về thị trường. Giá nông sản của Việt Nam thường thấp


Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

1


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

hơn giá nông sản cùng loại của các nước khác, do chất lượng thấp, do cơng tác
quảng bá chưa tốt. Mục đích của đề tài là đề xuất những giải pháp mới trong chính
sách thúc đẩy xuất khẩu nơng sản của Việt Nam – tác nhân có vai trị quyết định
tới tình hình xuất khẩu nông sản . Hơn thế nữa, đề tài cũng xem xét các chính sách
này dưới góc độ Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, để đảm bảo các
chính sách đưa ra khơng vi phạm quy định của WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài lấy các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nơng sản làm đối tượng nghiên
cứu. Các chính sách này được đánh giá, phân tích từ năm 2001 đến nay (giai đoạn
xuất khẩu nơng sản của Việt Nam có nhiều khởi sắc). Những chính sách này cũng
chủ yếu xem xét dưới góc độ các nhà hoạch định chính sách như: Chính phủ, các
sở ban ngành… Bên cạnh đó cũng có một số chính sách, chiến lược xuất khẩu
nơng sản của phía doanh nghiệp được mổ xẻ, nhằm tạo tính đa dạng của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu được nghiên cứu với phương pháp phân tích, so sánh, đánh
giá tổng hợp. Dựa trên những số liệu, hoạt động thực tế rồi so sánh với thị trường
thế giới, tiềm năng đất nước để kết luận những mặt hàng, hoạt động xuất khẩu nào
là thành công và mặt hàng, hoạt động nào là thất bại. Cuối cùng là bình luận
những chính sách thúc đẩy xuất khẩu nơng sản có đóng góp gì vào thành cơng, gây
ra tác nhân gì cho thất bại. Từ đó ta dễ dàng đưa ra giải pháp thích hợp.
5. Kết cấu của đề tài:
Đề tài được trình bày theo trình tự thời gian. Phân tích các chính sách từ giai
đoạn trước rồi mới đến hiện nay. Những quy định chung của WTO, cơ hội và

thách thức được thể hiện ở phần đầu của đề tài, tiếp theo các hạn chế và thành
cơng của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam đã triển khai được
phân tích. Cuối cùng đề tài đề xuất ra một số giải pháp để khắc phục các hạn chế
và đảm bảo sao cho các chính sách phù hợp với khuôn khổ luật pháp của WTO.
Đề tài bao gồm:

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

2


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Chương 1. Những vấn đề chung về xuất khẩu nông sản và kinh nghiệm của
các nước.
Chương 2. Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Chương 3. Định hướng và giải pháp hồn thiện chính sách thúc đẩy xuất
khẩu nơng sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

3


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Chương 1. Những vấn đề chung về xuất khẩu nông sản và kinh nghiệm
của các nước
1.1. Tổng quan về chính sách thúc đẩy xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm và vai trị

1.1.1.1. Khái niệm
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu là một nội dung của chính sách thương mại
quốc tế. Nó được hiểu là:
Hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nước sử dụng để quản
lý, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định.
1.1.1.2. Vai trị
Thơng qua các cơng cụ, biện pháp các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nơng
sản có vai trị:
Định hướng cho các sản phẩm cho các sản phẩm: xuất khẩu vào thị trường
nào, xuất khẩu mặt hàng nào, với số lượng bao nhiêu.
Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng ra thị trường quốc tế: bằng các biện pháp
như ưu đãi thuế, tư vấn, đào tạo…các chính sách này tạo điều kiện tốt nhất để các
doanh nghiệp trong nước đưa hàng của mình ra thị trường thế giới.
Góp phần xây dựng và phát triển các ngành cơng nghệ mới cho nền kinh tế.
Ngồi ra nó cịn có một số vai trò khác như: phân bổ nguồn lực, đảm bảo cân
bằng các cân thương mại…
1.1.2. Nội dung
Nội dung của chính sách thúc đẩy xuất khẩu chính là các cơng cụ, biện pháp
mà chính sách này áp dụng:
Thuế quan: là khoản tiền mà doanh nghiệp phải nộp khi xuất bất kỳ một sản
phẩm nào. Thường thì thuế quan cho các hàng hố xuất khẩu rất nhỏ, thậm chí
bằng khơng để thúc đẩy xuất khẩu.
Hạn ngạch: là số lượng, giá trị hàng hoá tối đa mỗi doanh nghiệp được phép
xuất khẩu sang một thị trường hay khu vực thị trường nào đó trong thời gian nhất

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

4



Website: Email : Tel (: 0918.775.368

định. Ví dụ: Mỹ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu dệt may từ Việt Nam. Từ đó để đảm
bảo ổn định nhà nước quy định cho các doanh nghiệp hạn nghạch xuất khẩu dệt
may vào Mỹ.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là thoả thuận giữa hai quốc gia cắt giảm lượng
hàng hoá xuất khẩu.
Các chính sách về thuế, hạn ngạch đang dần bị xố bỏ chính vì vậy các chính
sách này ít được coi là động lực để xuất khẩu. Các chính sách mà các quốc gia hay
áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu:
Phát triển khoa học công nghệ.
Xúc tiến, nghiên cứu thị trường.
Vay tín dụng với lãi suất ưu đãi.
1.2. Cơ hội và thách thức đến sự phát triển nơng nghiệp nói chung và
xuất khẩu nơng sản nói riêng:
Sau 11 năm 7 ngày kể từ ngày nộp đơn xin gia nhập (4/1/95) đến ngày
11/1/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên 150 của WTO. Đây có thể
coi là một bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều người
cho rằng, cơ hội và thách thức khi vao WTO là 50-50 nhưng trước mắt chúng ta sẽ
gặp rất nhiều khó khăn vì sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, trong lúc thuế nhập khẩu
giảm. Có lẽ nơng nghiệp và đặc biệt các nông sản xuất khẩu sẽ chịu nhiều sức ép
hơn cả.
Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản Việt Nam tiếp cận
với thị trường 149 nước thành viên khác với mức thuế ưu đãi hơn trước. Nơng sản
Việt Nam sẽ có một sân chơi hơn 5 tỷ người tiêu thụ, kim ngạch buôn bán nơng
sản lên tới 548 tỷ USD/năm. Trong đó rau quả là mặt hàng nông sản lớn nhất với
trị giá 103 tỷ USD. Thị trường về lúa gạo, cà phê, cao su …khoảng gần 10 tỷ
USD. Các loại nông sản khác như chè, điều và hồ tiêu thì trên dưới 3 tỷ USD/năm.
Có thể thu hút khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế kể cả nước

ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Với một môi trường kinh
doanh ngày càng thơng thống và minh bạch hơn do u cầu của đổi mới thì nơng

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

5


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

nghiệp có nhiều tiềm năng để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và hấp dẫn
các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra khi đã là thành viên của WTO trong các vụ kiện như bán phá giá,
trợ cấp nơng nghiệp thì Việt Nam sẽ có tiếng nói bình đẳng hơn. Tuy vậy Việt
Nam vẫn được coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tới (đối với Mỹ) tức
là nguy cơ Việt Nam sẽ vấp phải những điều phi lý trong vụ kiện bán phá giá cá
basa không phải là khơng cịn.
Song khơng phải dễ dàng đối với nơng sản xuất khẩu của Việt Nam. Thị
trường xuất nhập khẩu nông sản thế giới ngày nay được tổ chức rất chặt chẽ, phần
lớn do các siêu thị đa quốc gia khống chế và kiểm soát. Do tri thức tiêu dùng ngày
càng cao nên yêu cầu của siêu thị về chất lượng nông sản- vốn dựa trên yêu cầu
của giới tiêu thụ của các nước lớn và giàu có- ngày càng khó khăn, trở thành rào
cản đối với rất nhiều nước đang phát triển vốn xem xuất khẩu nơng sản làm địn
bẩy kinh tê.
Có rất nhiều thách thức đối với nơng sản xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng rõ
ràng và trực tiếp nhất đó là 4 luật chơi:
1, Luật quy định về an tồn thực phẩm: Suốt trong q trình sản xuất, trái cây
và rau quả Việt Nam phải có Chứng chỉ “ nơng nghiệp an tồn” hay “nơng nghiệp
tốt” (Good Agricultural Practices. GAP ) để chứng minh mặt hàng này luôn an
toàn vệ sinh.

2, Luật quy địnhi về chất lượng: Mặt hàng nông sản Việt Nam phải cần rất
nhiều chứng chỉ, chẳng hạn như chứng chỉ xác nhận nguồn gốc giống (chứng chỉ
xác nhận giống không thuộc loại cây biến đổi gen, GMO), chứng chỉ báo cáo chất
lượng ( hàm lượng protein, chống oxy hóa, vitamine, đồng bộ về giống, độ chín,
kích cỡ và màu sắc)… để chứng minh mặt hàng có chất lượng cao và bổ dưỡng.
3, Luật quy định về số lượng: lượng hàng hóa lưu hành trong thị trường nông
sản thế giới ngày nay vừa lớn về số (trăm tấn, ngàn tấn, vạn tấn), vừa đồng bộ
(giống, kích cỡ, màu sắc, bao bì) và chính xác về thời gian giao hàng (đúng ngày
qui định hoặc thứ tư mỗi tuần, tuần đầu mỗi tháng…).

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

6


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

4, Luật quy định về giá cả: để yểm trợ cạnh tranh, giá cả trở nên một yếu tố
quyết định. Đây là một thứ luật “ luật bất thành văn” của bất cứ một cơ sở sản xuất
hay một quốc gia nào trên thế giới muốn tham dự cuộc chơi. Nông dân Việt Nam
phải hết sức quan tâm đến điểm này để mặt hàng ln có giá rẻ- vốn là một lợi thế
của Việt Nam trong mấy năm qua.
Theo đánh giá của Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn cái khó nhất nông
sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là chu trình “nơng nghiệp an tồn” hay
“nơng nghiệp tốt”, GAP. Đây là một chương trình kiểm tra an tồn thực phẩm
xun suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông
trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kễ cả những yếu tố liên
quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao
bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại.
Như vậy, chu trình nơng nghiệp an tồn GAP là một bộ hồ sơ trình bày cơng

nghệ sản xuất của nơng trại đồng thời cũng là bộ hồ sơ ghi chép chi tiết những
hoạt động của nơng trại đó. Một số nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan,
Singapore và Indonesia tuy có biên soạn chương trình GAP cho mình, nhưng việc
xuất khẩu rau quả và trái cây của họ vẫn không thuận lợi hơn vì những chu trình
này khơng đáp ứng được các địi hỏi khắt khe của thị trường châu Âu, Hoa Kỳ và
Nhật Bản- là những thị trường vùng ơn đới có điều kiện khí hậu, khoa học kỹ thuật
nơng nghiệp và văn hóa ẩm thực khác biệt.
Gần đây có chương trình tập huấn về GAP, dự án “GAP cho cây thanh long”
…do chính phủ Úc, Canada tài trợ chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, chưa mang tính chất
quy mơ tồn ngành và tồn quốc. Điều này địi hỏi chúng ta cần khẩn trương xây
dựng cho mình một chương trình VietGap thì nơng sản mới có thể xuất khẩu vào
thị trường thế giới (chủ yếu các nước thành viên WTO khác 95% GDP, 95% giá trị
thương mại thế giới) .
1.3.Các quy tắc của WTO về thương mại nông sản phẩm:
Để xây dựng được chương trình VietGap tốt, để nơng sản của Việt Nam bước vào

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

7


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

sân chơi WTO một cách thành cơng thì trước hết cần phải tìm hiểu luật lệ của
WTO về thương mại nông sản.
Trong thương mại, thương mại nông sản là một vấn đề rất nhạy cảm, phức
tạp, nó liên quan đến nhiều vấn đề như chiến lược an tồn lương thực, nhân tố
chính trị, mơi trường địa lý và khí hậu, cơ cấu sản xuất, việc làm, lợi ích xuất
khẩu, nhập khẩu của một nước. Dựa trên những nguyên nhân này các nước trên
thế giới đều đang thực hiện nhiều chính sách và biện pháp, gây rối nghiêm trọng

trật tự thương mại nông phẩm. Trong vòng đàm phán Uruguay, các thành viên
WTO đã đàm phán và cuối cùng ký kết được “Hiệp định nông sản phẩm”. Hiệp
định nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề tự do hóa thương mại nơng sản phẩm.
“Hiệp định nơng sản phẩm” chủ yếu gồm 3 nội dung chủ yếu sau đây:
1.3.1. Mở rộng thị trường cho phép nhập: là xác định rõ, cắt giảm hay loại
bỏ về các biện pháp thuế quan gây trở ngại đi vào thị trường mà các bên ký kết
hiệp định thực thi trong thương mại nơng sản phẩm. Cụ thể gồm:
- Thuế quan hóa và các biện pháp phi thuế quan: các biện pháp phi thuế quan
thực thi trong thương mại nông sản phẩm như hạn chế số lượng nhập khẩu, các
loại thuế chênh lệch giá nhập khẩu, giá nhập khẩu thống nhất cho phép, hạn chế
hạn ngạch, các bên thành viên cần phải trước hết chuyển đổi thành những biện
pháp thuế quan có mức độ bảo hộ như nhau, sau đó giảm dần tỷ suất thuế nhập
khẩu.
- Cắt giảm thuế quan nhập khẩu nông sản phẩm: Các thành viên các nước
phát triển từ 1995-2001 cắt giảm bình quân 30% thuế quan nhập khẩu và đảm bảo
tỷ lệ cắt giảm mỗi một mục thuế không thấp hơn 15%; thành viên nước đang phát
triển tử 1995-2001 cắt giảm thuế quan nhập khẩu 24% và đảm bảo mỗi năm tỷ lệ
cắt giảm mỗi hạng mục thuế không thấp hơn 10%. Mỗi năm cắt giảm với số lượng
bằng nhau.
- Hạn ngạch thuế quan sau khi thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan: Có
loại thuế quan vẫn ở mức rất cao, nó cũng sẽ gây trở ngại cho sự phát triển thương
mại nông sản phẩm. Hiệp định nông sản phẩm quy định, với sản phẩm thuế quan

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

8


Website: Email : Tel (: 0918.775.368


hóa thực hiện quata thuế quan để quản lý. Thành viên thực hiện quota hàng năm.
Nhập khẩu quá lượng cho phép nhập, thu thuế quan theo tỷ suất thuế của thuế
quan hóa.
- Biện pháp tự vệ đặc thù: Sau khi thuế quan hóa biện pháp của nông sản
phẩm, nếu nhập khẩu phát triển rất mạnh và gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối
với ngành sản xuất trong nước, thành viên WTO có thể sử dung điều khoản tự bảo
vệ của “GATT năm 1994” biện pháp tự vệ đặc thù được quy tính trong “Hiệp định
về biện pháp tự vệ” và “Hiệp định nông sản phẩm” để bảo hộ lợi ích bản thân
mình. Nhưng chỉ chon một trong những biện pháp được quy định trong hiệp định
trên không thể đồng thời sử dụng cả hai. Hơn nữa, các thành viên khi vận dụng
biện pháp tự vệ đặc thù, cần báo trước hoặc trong 10 ngày khi sử dụng hành động,
thông báo cho ủy ban nông nghiệp WTO.
1.3.2. Cắt bỏ trợ giá sản xuất nông sản phẩm:
“Hiệp định nông sản phẩm” phân chia sự trợ giá đối với nông sản phẩm làm
2 loại lớn là trợ giá đèn xanh và trợ giá đèn vàng và quy định tương đối tỉ mỉ phạm
vi mỗi loại.
 Trợ giá đèn xanh: Loại trừ sự trợ giúp giá cả đối với người sản xuất,
khơng có trợ giá hoặc chỉ trợ giá một ít đối với thương mại nơng sản
phẩm chủ yếu gồm:
 Một là: quỹ cộng đồng hoặc chi ngân sách cung cấp dịch vụ sản xuất
nơng nghiệp nói chung: Bao gồm nghiên cứu hạng mục môi trường và nghiêm
cấm sản phẩm đặc biệt, kiểm soát sâu bọ phá hoại, việc bồi dưỡng nhân viên, khoa
học kỹ thuật nông nghiệp và thao tác sản xuất, phổ biến kỹ thuật và dịch vụ tư vấn,
dich vụ giám định, dịch vụ thúc đẩy bán trên thị trường, xây dựng kết cấu hạ tầng
nơng nghiệp.
 Hai là: Chi phí cất giữ đảm bảo sự cung cấp thực phẩm.
 Ba là: Trợ giá viện trợ thực phẩm và trợ giá hộ gia đình riêng.
 Bốn là: Trợ giá đảm bảo sự thu nhập nói chung. Loại trợ cấp này cần
phải phù hợp với một số tiêu chuẩn nhất định.


Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

9


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

 Năm là: Trợ giá thiệt hại thiên tai: số lượng trợ giá này không được
cao hơn sự thiệt hại thực tế.
 Sáu là: Trợ giá điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
 Bảy là: Cung cấp trợ giá phát triển khu vực cho những khu vực có
điều kiện sản xuất nơng nghiệp rõ ràng không thuận lợi.
 Trợ giá đèn vàng: Đây là sự bù giá cần phải có nghĩa vụ cắt giảm, chủ
yếu bao gồm sự trợ giá thành sự giúp đỡ giá cả trong nước đối với sản
phẩm nông sản phẩm. “Hiệp định nông sản phẩm” quy định sự trợ giá đèn
vàng của các nước phát triển cần trong thời kỳ thực thi hiệp định (6 năm)
dựa theo mức cơ số (mức bình quân trợ giá 86-88) cắt giảm 20% sau khi
thực hiện hiệp định; tổng số trợ giá của bên tham gia sẽ từ 19,7 tỷ USD
xuống 16,2 tỷ USD, biên độ cắt giảm 18%. Hiệp định quy định những trợ
giá sau đây không thuộc trợ giá đèn vàng:
 Một là: Mỗi năm cấp cho một sản phẩm cụ thể một số trợ giá không
cao hơn 5% (nước phát triển) 10% (nước đang phát triển) giá trị sản lượng hàng
năm của sản phẩm ấy.
 Hai là: Sự trợ giá trong nước không dựa theo sự phân chia sản phẩm
cụ thể, nếu tổng số lượng trợ giá của họ không cao hơn 5% (nước phát triển) 10%
(nước đang phát triển) tổng giá trị sản phẩm nông sản phẩm năm ấy.
 Cắt giảm trợ giá xuất khẩu nông sản phẩm:
Trợ giá xuất khẩu nơng sản phẩm gồm có:
 Một là: Chi phí hay cơ quan quản lý căn cứ vào thành tích thực tế xuất
khẩu cung cấp các loại trợ giá trực tiếp cho xí nghiệp, ngành nghề nhất định hay

người sản xuất kinh doanh nông sản phẩm.
 Hai là: Chi phí hay cơ quan quản lý dự trữ nơng sản phẩm bán với giá
rẻ hàng dự trữ thấp hơn giá trị thị trường dùng cho xuất khẩu.
 Ba là: Hành động của chính phủ như cung cấp tiền cho vay ưu đãi hay
sự đảm bảo miễn giảm thuế nông sản phẩm xuất khẩu có liên quan với hiệu quả
xuất khẩu.

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

10


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

 Bốn là: Cung cấp sự trợ giá để giảm giá thành kinh doanh xuất khẩu
bao gồm xử lý phân cấp nông sản phẩm hay các trợ giá cho giá thành chế biên
khác, trợ giá cho giá thành vận tải và vận tải trong nước.
Hiệp định đối với số lượng và kim ngạch trợ giá nông sản phẩm xuất khẩu
dựa trên thời kỳ cơ sở 86-90 cắt giảm theo tỷ lệ. Có 22 loại lớn tiến hành cắt giảm
trợ giá. Thành viên nước phát triển trong 6 năm cắt giảm 36% kim ngạch trợ giá
xuất khẩu, thành viên nước đang phát triển trong 10 năm cắt giảm 24%. Số lượng
trợ giá xuất khẩu: thành viên nước phát triển trong 6 năm cắt giảm 21%, thành
viên nước đang phát triển cắt giảm 14%. Nếu nông sản phẩm trong những năm 8590 chưa được hưởng đối xử trợ giá xuất khẩu sau này không được bất kỳ biện
pháp trợ giá xuất khẩu nào nữa.
1.4. Các cam kết của Việt Nam (khi là thành viên của WTO) trong
khuôn khổ WTO:
Các cam kết về thương mại hàng hóa của Việt Nam nhìn chung là cắt giảm
thuế:
Việt Nam giảm mức thuế bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn
13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Mức thuế bình qn hàng nơng sản

giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm.
Mức thuế bình qn hàng cơng nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,6%, thực hiện
trong vòng từ 5 đến 7 năm (mức giảm thuế chi tiết từng mặt hàng xem biểu thuế).
Trong đó đáng chú ý có một số mặt hàng liên quan đến nơng sản xuất khẩu
như: phân bón giảm từ 6,5% xuống 6,4%; xe tải giảm từ 80% xuống 50%...việc
giảm thuế các dịng hàng này góp phần làm cho chi phí sản xuất vận chuyển cũng
giảm đi phần nào.
Các cam kết về trợ cấp thì Việt Nam cam kết từ bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu.
Đối với hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp Việt Nam vẫn được hưởng mức hỗ
trợ là 10%. Cụ thể các mức trợ cấp cam kết ràng buộc hàng năm và mức trợ cấp
cam kết cuối cùng là 3961,59 tỷ VND.

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

11


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

1.5. Những cam kết trên sẽ gây ra nhiều tác động đối với nông sản xuất
khẩu của Việt Nam:
Rõ ràng khi hàng loạt các dịng thuế nhập khẩu (bao gồm cả hàng nơng sản)
giảm xuống, nơng sản ngoại có sức cạnh tranh hơn thì có một số mặt hàng nơng
sản Việt Nam lao đao ngay tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, đối với các mặt
hàng nơng sản xuất khẩu thì đây là cơ hội có một khơng hai. Một số mặt hàng như
phân bón, ơ tơ tải … giảm thuế sẽ làm cho giá cả nông sản giảm đi . Mặt khác
nước ta giảm thuế thì các mặt hàng nơng sản nước ta cũng được tiếp cận với mức
thuế thấp hơn trước ở thị trường các thành viên khác của WTO (theo quy định của
hiệp định nơng sản phẩm).
Cịn về cam kết cắt bỏ trợ cấp xuất khẩu sẽ không gây tác động quá lớn. Các

doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng khơng q lo lắng về cam kết này. Bởi vì
một số trợ cấp bị coi là trợ cấp xuất khẩu nông sản theo quy định của hiệp định
nông sản phẩm của WTO ở Việt Nam thì hầu như khơng có hoặc rất nhỏ bé.
Giai đoạn 1998-2004: tổng số tiền thưởng đạt 29,4 tỷ đồng gần bằng 2 triệu
USD có 349 doanh nghiệp được thưởng (trong đó doanh nghiệp xuất khẩu nơng
sản thì rất ít) nhỏ hơn rất nhiều mức 30 triệu USD hàng năm.
Giai đoạn 1999-2001 Việt Nam trợ cấp dưới hình thức thưởng đối với 7 mặt
hàng là: gạo, cà phê, chè, rau quả, thịt lợn, hạt tiêu…Hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ
xuất khẩu đối với cà phê bù lỗ xuất khẩu một số mặt hàng khác nhưng giai đoạn
2003-2005 những hỗ trợ bị loại bỏ dần.
Hay theo ông Nguyễn Văn Lãng, Tổng thư kí Hiệp hội Cây điều Việt Nam
cho biết: “Mặt hàng điều xuất khẩu mỗi năm mang về hàng trăm triệu USD nhưng
có được Nhà nước hỗ trợ gì đâu, chỉ có đầu năm 2006 là được nhà nước phê duyệt
chương trình xúc tiến thương mai trị giá 600 triệu đồng”
Như vậy mặc dù cam kết bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu nhưng trợ cấp trong
nước-loại trợ cấp gián tiếp cho xuất khẩu- thì chúng ta lại chưa đạt tới mức cam
kết tới gần 4000 tỷ. Đây là dịp để chúng ta nhìn lại và làm cho cơ bản hơn. Chúng

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

12


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

ta cần tận dụng những trợ cấp được phép áp dụng. Sự hỗ trợ cho nông sản của Việt
Nam nên tập trung vào các hình thức:
Thứ nhất, dịch vụ chung, phù hợp với quy định của WTO chính phủ VN
cung cấp dịch vụ và phúc lợi cho nơng nghiệp dưới hình thức:
- Nghiên cứu khoa học: chính phủ Việt Nam cung cấp kinh phí cho các

Viện nghiên cứu thực hiện các đề tài khoa học có liên quan đến nơng nghiệp như:
giống cây trồng và gia súc, kỹ thuật canh tác, nghiên cứu kinh tế vv...
- Đào tạo: Nhà nước cấp kinh phí cho các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề để đào tạo cán bộ kỹ thuật, kinh tế, công
nhân lành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Công tác khuyến nông: Một hệ thống khuyến nông từ Trung Ương đến
làng bản được thành lập. Nhà nước cấp kinh phí để hệ thống khuyến nơng hưởng
lương từ ngân sách nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác khuyên nông
được nhà nước hỗ trợ.
Thứ hai, dự trữ cơng vì mục đích an ninh lương thực; chính phủ Việt Nam
thực hiện một số chương trình dự trữ quốc gia như:lúa gạo, giống lúa, ngô, rau,
thuốc bảo vệ thực vật vv...
Thứ ba, hỗ trợ lương thực,thực phẩm trong nước; chính phủ áp dụng một số
chương trình hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp cho các vùng khó khăn về sản xuất
nơng nghiệp ( vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai vv...)
Thứ tư, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu, chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các
địa phương chuyển dịch cơ câú kinh tế thông qua các hình thức ưu đãi thuế, đầu
tư, tín dụng của chính phủ.
Thứ năm,Việt Nam áp dụng biện pháp phi thuế quan thuộc dạng này bằng các
“Chương trình phát triển”. Dạng hỗ trợ này của chính phủ bao gồm :
- Trợ cấp đầu tư của chính phủ, hiện nay trong hoạt động sản xuất nơng
nghiệp của Việt Nam đang có phong trào chuyển dịch mơ hình sản xuất từ hộ nơng
nghiệp sang kinh tế trang trại. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trợ cấp đầu tư
phát triển dưới hình thức hỗ trợ tài chính, cho vay với lãi xuất ưu đãi để phát triển

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

13



Website: Email : Tel (: 0918.775.368

kinh tế trang trại. Bên cạnh đó với những khoản nợ xấu chính phủ có thẻ thực hiện
khoanh nợ hoặc xóa nợ.
- Trợ cấp đầu vào cho ngưịi sản xuất nơng nghiệp có thu nhập thấp. Chính
phủ Việt Nam thành lập hệ thống ngân hàng người nghèo nhằm cung cấp vốn ưu
đãi cho người nghèo đẻ họ có khả năng phát triển sản xuất. Khi ngưịi nghèo gặp
khó khăn trong việc thanh tốn vốn vay thì chính phủ cấp bù chênh lệch lãi suất,
khoanh nợ, xóa nợ. Hiện nay người nghèo vay từ Ngân hàng phục vụ người nghèo
lãi suất là 5,4% năm cho khu vực vùng núi cao, hải đảo và 6,0% năm cho các vùng
còn lại thấp rất nhiều so với lãi suất vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
- Trợ cấp dành cho sản xuất nhằm khuyến khích các hộ nông dân từ bỏ cây
thuốc phiện chuyển sang sản phẩm nơng nghiệp khác với các hình thức hỗ trợ
giống cây trồng và gia súc.
1.6. Kinh nghiệm các nước:
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp vậy mà các nơng sản của ta trên
thị trường quốc tế khơng có tiếng nói tên tuổi gì. Ngồi việc nhìn lại mình thì việc
tìm ra kinh nghiệm của các nước xuất khẩu nông sản mạnh là việc rất nên. Mà
không phải đi đâu xa chúng ta có thể học tập được một vài kinh nghiệm của Trung
Quốc, Ấn Độ xa hơn một chút là Braxin.
Còn nhớ 5-6 năm về trước, khi mà gia nhập WTO nền nông nghiệp Trung
Quốc được dự báo là sẽ bị đè bẹp nhanh chóng. Vậy mà gần đây, nông sản, trái
cây Trung Quốc không chỉ “làm mưa làm gió” ở thị trường châu Á cũng đang gây
“náo loạn” ở châu Âu. Tại sao, nông sản Trung Quốc có chất lượng tốt vượt qua
các rào cản kỹ thuật khắt khe ở châu Âu giá lại rẻ hơn nông sản châu Âu (các loại
sản phẩm được trợ cấp rất lớn).
Người ta đánh giá sở dĩ nông sản Trung Quốc có sức cạnh tranh ghê gớm
như vậy là do:
Điều chỉnh mang tính chiến lược kết cấu nơng nghiệp: thực chất là ưu hóa sự
bố trí sản xuất nơng nghiệp. Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh mang tính chiến


Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

14


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

lược kết cấu nơng nghiệp, tạo cho nơng nghiệp có được những kết quả kinh tế như
mong muốn.
Tổ chức nông dân đi vào con đường sản nghiệp hóa nơng thơn: nơng dân
thành lập hợp tác xã của riêng mình, tổ chức nơng hộ thực hiện việc kinh doanh
sản xuất, gia công và tiêu thụ được nhất thể hóa. Hoặc hợp tác xã, nơng dân liên
hợp với công ty, với mô thức “ Công ty +hợp tác xã + nông hộ” để làm việc kinh
doanh sản nghiệp hóa nơng nghiệp.
Thực hiện thâm canh theo hướng hiện đại: Trung Quốc đã có hàng ngàn khu
nơng nghiệp công nghệ cao. Làm cho năng suất, chất lượng nơng sản vượt trội. Ví
dụ như giống lúa cao sản ( lúa siêu năng suất 12 tấn/ha ) có mang gen kháng bệnh;
các giống cà chua năng suất 140 tấn/ha; rau cải ngọt 60 tấn/ha… với chất lượng
cao và đồng nhất.
Trung Quốc đã tận dụng tốt lượng Hoa kiều đông đảo của mình làm hệ thống
tiêu thụ, quảng bá nghiên cứu thị trường.
Ở Braxin chính sách thu hút và sử dụng vốn trong lĩnh vực nông nghiệp khá
linh hoạt. Người nơng dân được nhận vốn ưu đãi của chính phủ với lãi suất ưu đãi.
Chính phủ cho phép và kêu gọi mọi thành phần kinh tế: tư nhân, nước ngoài đầu
tư, kinh doanh, sản xuất, dịch vụ trong nông nghiệp. Đặc biệt trong nông nghiệp
yếu tố rủi ro là một yếu tố thường trực, Braxin là một trong ít quốc gia thành công
trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm xuất khẩu. Do vậy nông dân
Braxin luôn yên tâm sản xuất, nếu có rủi ro xảy ra thì họ vẫn khơng mất trắng, có
sự trợ giúp phần nào từ bảo hiểm. Trong khi đó nghiệp vụ bảo hiểm nơng nghiệp ở

Việt Nam hầu như chưa được triển khai, có triển khai thì hoạt động khơng hiệu
quả. Như vậy bảo hiểm, bảo hiểm xuất khẩu là cũng điểm chúng ta nên nghiên cứu
và phát triển.
Kinh nghiệm ở Ấn Độ là: Đầu tư cho khoa học kỹ thuật mạnh. Đặc biệt là
nghiên cứu về lúa, bảo quản và chế biến nông sản. Các loại cây biến đổi gen được
ứng dụng mạnh ở Ấn Độ.

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

15


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Chính phủ Ấn Độ cũng đầu tư lớn vào các cơng trình thủy lợi. Ví dụ tổng chi
phí xây dựng hệ thống kênh mương đưa nước từ phía Bắc xuống Tây Nam lên tới
hơn 40 tỷ USD.
Hiện nay, thu nhập của nông dân Ấn Độ rất khác nhau. Để đảm bảo thu nhập
bình đẳng nơng dân chính phủ Ấn Độ triển khai hai chính sách: Trợ cấp cho nơng
nghiệp như các nước phương Tây; cơ cấu giá cả.
1.7. Những bài học rút ra đối với Việt Nam:
Điều đầu tiên đối với Việt Nam là phải điều chỉnh lại chính sách thúc đẩy
xuất khẩu nông sản của Việt Nam theo khuôn khổ luật pháp của WTO. Khi mà
Việt Nam đã cam kết thực thi khn khổ luật của WTO mà khơng thực hiện thì
ngay lập tức sẽ bị vấp phải các trừng phạt đáng tiếc.
Đồng thời, qua những kinh nghiệm từ các nước ở trên, họ đã tận dụng rất tốt
những trợ cấp, chính sách được phép áp dụng: tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa
học, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ nông nghiệp ( bảo hiểm )…
Tuy nhiên, việc trợ cấp cho nông nghiệp hay coi trọng cây biến đổi gen như
ở Ấn Độ là cần phải cẩn thận. Trợ cấp cho nông nghiệp gây ra nhiều phức tạp. Nó

có thể gây tâm lý ỷ lại, trơng chờ và mất đi tính năng động của người nơng dân.
Các loại cây biến đổi gen có thể vấp phải các quy định về chất lượng từ các nước
phát triển. Như vậy các loại cây này có thể bị loại ngay từ khi kiểm dịch chất
lượng, nguồn gốc giống.

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

16


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Chương 2. Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu nơng sản Việt
Nam
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu
to lớn, đóng góp tích cực cho thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trong thành tích chung đó, phải kể tới đóng góp của chính sách xuất khẩu nơng
sản Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản Việt Nam
hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Những hạn chế trong chính sách xuất
khẩu nơng sản hiện hành của Việt Nam, trong nhiều trường hợp, là một trong
những nguyên nhân hạn chế sản xuất và xuất khẩu nông sản phát triển vững chắc.
2.1. Về thành cơng:
Chính sách xuất khẩu nơng sản gần đây có nhiều chuyển biến tích cực theo
hướng tự do hóa từng bước thị trường hàng nơng sản, khuyến khích xuất khẩu
nơng sản. Điều đó thể hiện ở sự thay đổi, cắt giảm, miễn thuế xuất khẩu nơng sản,
mở rộng từng bước, tiến tới tự do hóa đối tượng xuất khẩu giảm dần rồi xóa bỏ
giấy phép xuất khẩu, từng bước thu hẹp việc sử dụng hạn ngạch xuất khẩu nơng
sản cũng được xóa bỏ.
Cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản được chuyển dần từ chỗ quản
lý chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng pháp luật, kế hoạch,

chính sách, thơng qua việc sử dụng linh hoạt các biện pháp kinh tế, các cơng cụ
chính sách thương mại, như thuế, hạn ngạch, hỗ trợ xuất khẩu, tỷ giá hối đoái…
Việc tăng dần sử dụng các cơng cụ chính sách kinh tế thay vì các cơng cụ hành
chính trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản thể hiện đặc điểm chuyển đổi của chính
sách xuất khẩu nơng sản của Việt Nam. Đã có nhiều đổi mới trong chính sách xuất
khẩu theo hướng phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế, chuẩn bị tích cực cho sản xuất
nông nghiệp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Ví dụ như trong cơng tác quản lý đất đai. Trong quyết định số 150/2005 QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/6/2005 phê duyệt quy hoạch
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông- lâm nghiệp, thủy sản của cả nước tới năm 2010,
Thủ tướng Chính phủ u cầu “sớm hồn thành việc dồn điền đổi thửa. Đã có một

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

17


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

số địa phương triển khai chính sách này khá sớm và bước đầu thu được hiệu quả tích
cực từ việc áp dụng chính sách này.
Bắc Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cơng tác dồn điền đổi
thửa. Hiện đã hồn thành chuyển đổi ở 87 xã (71,1%), 382 thôn (58,3%) có 95,922
hộ chuyển đổi ruộng đất (50%) được 16,414 ha (37%). Nhờ đó, tỉnh đã khắc phục
được tình trạng ruộng đất manh mún, bước đầu hình thành vùng chuyên canh các
loại cây trồng có giá trị kinh tế. Hiện số thửa giảm từ 12 thửa/hộ giảm cịn 7
thửa/hộ diện tích tăng từ 180 m2 lên 297 m2/thửa, việc đầu tư thâm canh áp dụng
cơ giới hóa vào sản xuất cũng dễ dàng, thuận lợi hơn.
Cũng từ phong trào này, nhiều mơ hình kinh tế mới đã xuất hiện, khơng chỉ
khai thác tốt tiềm năng mà cịn góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho
người nông dân. Hiện Bắc Ninh đã chuyển được 2500 ha ruộng trũng cấy lúa năng

suất thấp sang ni thủy sản, đưa diện tích mặt nước ni thả lên 5220 ha. Tỉnh đã
hình thành 13 vùng sản xuất lúa hàng hóa với quy mơ 50-100 ha/vùng, hiệu quả
kinh tế gấp 1,5-2 lần trước đây; 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau
xuất khẩu và một số vùng trồng hoa cây cảnh. Điển hình như vùng khoai tây ở
Việt Hùng, Quế Tân (Quế Võ) đạt doanh thu 45-55 trđồng/ha/vụ; đặc biệt mơ hình
trồng hoa cơng nghệ cao ở Đình Bảng (Từ Sơn) cho doanh thu khoảng 500 trđồng/
ha/năm.(Nguồn: Dương Thanh, Dồn điền đổi thửa bước đệm để hình thành vùng
sản xuất hàng hóa, Báo Kinh tế nơng thơn 8/1/2007)
Chính phủ, Bộ Tài chính và ngành ngân hàng có nhiều chính sách và biện
pháp hỗ trợ cho người nông dân. Ngân sách nhà nước chi ngành nông nghiệp tới
130 000 tỷ đồng (giai đoạn 2001-2005) chiếm tới 13% tổng vốn huy động của toàn
xã hội. Chính phủ có nhiều ưu đãi như về thuế, tiền thuê đất để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Tính đến hết năm 2005 có khoảng 746 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào ngành nơng nghiệp cịn hiệu lực, với số vốn hàng chục triệu USD.
Ngoài ra, Chính phủ cũng kí kết hơn 70 dự án ODA (hết năm 2005) đầu tư hỗ trợ
cho nông nghiệp, nông thơn; ký được 3 dự án tín dụng với một số tổ chức tài chính
tiền tệ quốc tế với số vốn lên tới 343 triệu USD. Ngân hàng Nông nghiệp và phát

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

18


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

triển nông thôn thực hiện cho vay giảm tới 15% lãi suất đối với vùng 2; giảm 30%
lãi suất đối với vùng 3.(Nguồn:TS Hồng Xn Quế, Chính sách tài chính - tiền tệ
thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, Nghiên cứu kinh tế số 335)
Những nỗ lực đổi mới chính sách của Nhà nước đã có tác động mạnh mẽ tới

xuất khẩu thể hiện ở thành tích cao về xuất khẩu nơng sản của nước ta trong giai
đoạn này.( chủ yếu xét giai đoạn 2001-2005)
Bảng 2.1. Kim ngạch và tỷ trọng của xuất khẩu nông sản so với xuất khẩu
của cả nước giai đoạn 2001-2005:
Năm

Kim ngạch xuất

Kim ngạch xuất

khẩu cả nước(tr USD)
khẩu nông sản(tr USD)
2001
15 029
2421,3
2002
16 707
2396,6
2003
20 149
2672
2004
26 504
4550
2005
32 442
5663,8
(Nguồn: Biểu30, sách Xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 20

Tỷ trọng

16,1
14,3
13,2
17,1
17,5
năm đổi mới,

NXB Thống kê, năm 2005; tr: triệu)
Nhìn vào bảng có thể thấy xuất khẩu nơng sản đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu nông sản đã gấp tới 2,34 lần năm 2001. Trung bình
mỗi năm kim ngạch xuất khẩu tăng tới 26%. Mặc dù có sự giảm nhẹ xuất khẩu vào
năm 2002 do xuất khẩu rau quả giảm từ 344,2 (tr USD) xuống 221,5 (tr USD) và cà
phê giảm từ 391,2 (tr USD) xuống 321,6 (tr USD). Song có sự tăng trưởng mạnh
vào năm 2004 tăng tới 70% so với năm 2003. Điều này là do sự ổn đinh giá cà phê
năm 2002 chỉ có 0.445 tr USD/ngàntấn năm 2003 tăng tới 0.67 và năm 2004 ổn định
tại mức 0.65 tr USD/ngàn tấn thêm vào đó sản lượng xuất khẩu cũng tăng thêm.
Đồng thời có sự phục hồi của rất nhiều mặt hàng như rau quả hay chè do mất thị
trường chiến lược Irac vào năm 2003 cũng tìm được thị trường mới vào năm 2004.

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

19


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

(nguồn biểu 31, sách Xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 20 năm đổi mới, NXB
Thống kê, năm 2005; tr: triệu)
Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy là tỷ trọng hàng nông sản trong các mặt
hàng xuất khẩu của cả nước khá cao tới 17% chứng tỏ nông sản xuất khẩu vẫn là

một nguồn thu quan trọng của đất nước.
Bảng 2.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2005:
Mặt hàng
Giá trị (tr USD)
Gạo
4427
Cà phê
2594
Hàng cói ngơ dừa
687
Cao su
2216
Hàng rau quả
1131
Hạt tiêu
608
Hạt điều
1576
Chè
412
Lạc nhân
188
Các mặt hàng khác
3879
(Nguồn: Biểu 27, sách Xuất nhập khẩu của Việt Nam

Cơ cấu
25%
14,65%
3.88%

12,51%
6,39%
3,43%
8,9%
2,33%
1%
21,91%
sau 20 năm đổi mới,

NXB Thống kê, năm 2005)
Rõ ràng là gạo và cà phê vẫn là 2 mặt hàng nông sản đem về nhiều tiền nhất
cho Việt Nam. Đáng chú ý vào năm 2006 khi mà xuất khẩu nơng sản lên tới 6,6 tỷ
USD thì cao su nhờ sự tăng cao nhu cầu từ thị trường Trung Quốc cũng vươn lên
cùng cà phê và gạo gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Cụ thể là cao su
1,3 tỷ USD, cà phê 1,1 tỷ USD, gạo 1.38 tỷ USD. Như vậy số lượng mặt hàng
nông sản chủ lực của chúng ta quá ít. Rất nhiều mặt hàng có tiềm năng chưa được
khai thác hết như rau quả hay đậu tương chẳng hạn.( Nguồn Nguyễn Văn Ngộ,
Nông nghiệp Việt Nam 2007 vui và lo, Báo Kinh tế nông thôn, ngày 12/1/2007 )
Đồng thời ta cũng thấy kim ngạch xuất khẩu của chúng ta tăng lên một phần
là do số lượng xuất khẩu song phần nhiều là do giá cả. Chẳng hạn như so sánh
năm 2005 với năm 2004 một số mặt hàng như cà phê (974,8 xuống 892 nghìn tấn),
cao su (513 tới 587 ngàn tấn) và hạt tiêu (11,9 xuống 104 ngàn tấn) mặc dù sản

Lưu Trường Giang - Lớp KTQT 46

20




×