Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

dạy học theo CHỦ đề tích hợp môn hóa “ KHÔNG KHÍ – sự CHÁY” ( 2 TIẾT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.14 KB, 24 trang )

Phiếu thông tin về nhóm giáo viên dự thi
- Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hòa
- Trường:

THCS Đồng Tân

- Địa chỉ: Mỹ Cầu, Đồng Tân, Ứng Hòa, Hà Nội
- Điện thoại:

0433888382

; Email:



- Thông tin về nhóm giáo viên:
1. Họ và tên:

Kiều Thị Trà My

Ngày sinh: 11/10/1990

Môn: Hóa - Sinh

Điện thoại: 0989900635

Email:

2. Họ và tên: Doãn Thị Hiên
Ngày sinh:



05/04/1992

Môn: Hóa học

Điện thoại:

01667677178

Email:

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1


I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ: “ KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY” ( 2 TIẾT)
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC
- Rèn luyện kĩ năng tự tìm tư liệu bài học, hoạt động nhóm, liên hệ thực tế, thuyết trình.
- Giải quyết mục tiêu dạy học ở các bộ môn: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Văn học,
Công nghệ và Giáo dục công dân. Cụ thể như sau:
Mục tiêu
STT

Tên môn học

Kiến thức

Kĩ năng


Thái độ

Tích hợp
GVBVMT

Hóa học 8
Bài 25: Sự oxi
hóa – Phản ứng
- Biết được sự oxi
hóa hợp – Ứng
hóa là gì.
dụng của oxi

1

- Tìm hiểu
SGK, quan
sát
thí
nghiệm,
bằng hiểu
Hóa học 9
biết thực tế
- Một số tính chất trình bày
Bài 4: Một số axit
hóa học của axit. thuyết trình
quan trọng
- Nguyên liệu sản một vấn đề.
xuất axit quan - Vận dụng

trọng.
kiến thức
Bài 27 – 29: - Biết được C và vào thực tế,
Cacbon và các chu trình của C giải thích
được
hợp chất của trong tự nhiên.
nguyên
cacbon
nhân gây ô
- Kim loại thường nhiễm môi
Bài 21: Ăn mòn bị oxi hóa chậm trường.
kim loại và bảo trong không khí.
vệ kim loại không

- Làm việc

- Nghiêm
túc trong
học tập và
tìm tư liệu
học tập.

- Nâng cao
nhận thức về
rừng, không
chặt phá, đốt
rừng bừa bãi.

Thấy
yêu thích

môn học,
say mê,
hứng thú
môn học
THCS
như Hóa
học, Sinh
học, Vật
lý,… với
các vấn đề
thực
tế
đang diễn
ra ở môi

Tuyên
truyền, vận
động
cộng
đồng: tham
gia chăm sóc
rừng hiện có,
khôi phục các
khu rừng bị
mất do chặt
phá, hay do
cháy là biện
pháp
quan
trọng nhằm

bảo vệ môi
trường.
2


2

bị ăn mòn

theo nhóm, trường
tự tìm tư sống hàng
Bài 41: Nhiên - Nhiên liệu là gì.
liệu
liên ngày.
liệu
- Vai trò của chất quan đến
bài học.
Bài 47: Chất béo béo.

- Trồng cây
xanh quanh
trường học và
nơi
sinh
sống.

Bài 52: Tinh bột - Tại sao khi
và xenlulozơ
trồng nhiều cây
- Vận dụng

xanh lại hạn chế ô
kiến thức
nhiễm
môi
liên
môn
trường.
giải quyết
Vật lý 8
các
tình
huống có
Bài 9: Áp suất
-Biết được sự tồn
vấn
đề
khí quyển.
tại của lớp khí
trong bài
quyển (không khí
học.
quanh ta), áp suất
khí quyển.

Tuyên
truyền
với
cộng đồng dự
án phân loại
rác thải ( 3T)

bao
gồm:
Tiết
giảm,
Tái sử dụng,
Tái chế.

Sinh học 6
Bài 21:
hợp

3

Quang - Biết khái niệm
đơn
giản
về
quang hợp.
Bài 22: Ảnh
hưởng của các - Ý nghĩa quang
điều kiện bên hợp ở cây xanh.
ngoài đến quang
hợp. Ý nghĩa của
quang hợp.
Bài 46: Thực vật
góp phần điều
hòa khí hậu.
Bài 49: Bảo vệ sự
đa dạng của thực - Biết được thế
vật.

nào là ô nhiễm

- Có ý
thức bảo
vệ và phát
triển cây
xanh

trường
học, xóm,
làng.
Thêm
yêu thiên
nhiên, có
ý thức bảo
vệ thiên
nhiên, di
tích lịch
sử,
văn
hóa.
- Giáo dục
ý thức bảo
vệ
môi
trường,
tuyên
truyền cho
mọi người
về giữ gìn

không khí
trong
sạch,

3


Sinh học 9

môi trường và các
nguyên nhân gây
Bài 53: Tác động
ô nhiễm.
của con người đối
với môi trường.
- Tác động của
con người đối với
Bài 54, 55: Ô
môi trường, ô
nhiễm môi trường
nhiễm
môi
trường.

phòng
cháy,
chữa
cháy.

Địa lý 6


4

- Biết được thành
phần của lớp vỏ
Bài 17: Lớp vỏ
khí.
khí
- Biết được hơi
Bài 20: Hơi nước
nước là thành
trong không khí
phần chiếm một tỉ
lệ rất nhỏ trong
không khí nhưng
là nguồn gốc sinh
ra các hiện tượng
như mây, mưa,…
Văn học 8

5

Văn bản: Thông - Biết được tác
tin về Trái Đất hại của nilon và
năm 2000
vật liệu polime.
Công nghệ 7

6


Bài 22: Vai trò - Biết được vai
của
rừng
về trò quan trọng của
nhiệm vụ của rừng đối với đời
trồng rừng
sống và sản xuất.
Hiện trạng rừng.
GDCD 6
Bài 7: Yêu thiên - Vai trò của thiên
4


nhiên, sống hòa nhiên đối với sự
hợp với thiên sống trên Trái
nhiên
Đất.
GDCD 7
7

Bài 14: Bảo vệ
môi trường và tài
- Các nguồn gây
nguyên
thiên
ô nhiễm môi
nhiên
trường và biện
Bài 15: Bảo vệ di pháp xử lý.
sản văn hóa

GDCD 8
Bài 15: Phòng
- Cần phải phòng
ngừa tai nạn vũ
ngừa tai nạn vũ
khí, cháy và các
khí, cháy và các
chất độc hại
chất độc hại.

III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
- Đối tượng: Học sinh khối 8 trường THCS Đồng Tân.
- Học sinh tham gia: 35 học sinh lớp 8A.
- Đặc điểm kiến thức của học sinh tham gia: Có một lượng kiến thức nhất định về không
khí, môi trường, chất cháy, sự cháy,… thông qua các bài học trong các môn Địa Lý 6,
Sinh học 6, GDCD 6, Vật lý 8,… ở trường học và hiểu biết qua các phương tiện truyền

5


thông. Vấn đề về môi trường rất gần gũi và quen thuộc với các em nên dễ dàng liên hệ
bài học vào thực tế.
IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
Thực tiễn dạy học
- Rèn thói quen tư duy logic đứng trước một tình huống có vấn đề, hiểu nguyên nhân,
bản chất các biến đổi, sự vật hiện tượng trong đời sống.
- Gắn được các kĩ năng, kiến thức ở bộ môn khác nhau với nhau làm học sinh rút ngắn
thời gian hiểu và thuộc bài.
- Dạy học tích hợp nhiều môn giúp giáo viên và học sinh nâng cao trình độ nghiên cứu,
tìm hiểu kiến thức sâu rộng, bài giảng thực tế, gần gũi.

Thực tiễn đời sống xã hội
- Phát huy cao độ các hoạt động nhận thức của học sinh, năng lực tư duy và các kinh
nghiệm thực tế, kiến thức đã biết, vận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với
môi trường, biết về hiện trạng môi trường hiện nay, từ đó có những hành động ý nghĩa,
thiết thực.
- Giáo dục học sinh nâng cao nhận thức và có những việc làm cụ thể tích cực trong việc
bảo vệ môi trường, chung tay hành động để cùng thế giới ứng phó với vấn đề biến đổi
khí hậu toàn cầu.

V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
- Máy tính kết nối internet, máy chiếu.
- Các tài liệu liên quan:
+, Giáo án.
+, SGK, SGV các môn học liên quan.
6


+, Bảng phụ, phiếu học tập.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

7


BÀI 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (2 TIẾT)
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
Học sinh biết:
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần theo thể tích của không khí gồm
78% N2, 21% O2, 1% các khí khác.
- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.

- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có
tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Điều kiện để phát sinh sự cháy, dập tắt sự cháy, cách phòng tránh và dập tắt đám
cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
2. Kĩ năng.
- Hiểu được cách tiến hành, kĩ năng quan sát, nhận xét thí nghiệm xác định thành
phần thể tích không khí.
- Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống
và sản xuất.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế, giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường không khí và cách bảo vệ.
- Làm cho sự cháy xảy ra một cách có hiệu quả, cách phòng tránh và dập tắt sự cháy.
- Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống có vấn đề trong bài học và
trong vấn đề bảo vệ môi trường.
3. Thái độ.
- Yêu thích môn học, thấy say mê, hứng thú môn học với các vấn đề thực tế đang
diễn ra ở môi trường sống hàng ngày, với các môn học khác như: Sinh học, Vật lý, Địa
lý,…

8


- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền những kiến thức của mình với
người thân và cộng đồng giữ gìn không khí trong sạch, phòng cháy chữa cháy, yêu thiên
nhiên, quê hương, đất nước.
4. Tích hợp GD BVMT
- Nâng cao nhận thức về rừng, không chặt phá, đốt rừng bừa bãi.
- Tuyên truyền, vận động cộng đồng: tham gia chăm sóc rừng hiện có, khôi phục các
khu rừng bị mất do chặt phá, hay do cháy là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ môi
trường.

- Trồng cây xanh quanh trường học và nơi sinh sống.
- Tuyên truyền với cộng đồng dự án phân loại rác thải (3T) bao gồm: Tiết giảm, Tái
sử dụng, Tái chế.
B. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Dụng cụ: ống hình trụ, đèn cồn, chậu thủy tinh, trang thiết bị cần thiết cho tiết học
sử dụng giáo án điện tử, bảng phụ, phiếu học tập.
- Hóa chất: P đỏ.
- Giáo án: Bao gồm giáo án Word và giáo án điện tử.
- SGK và các tài liệu có liên quan đến kiến thức liên môn.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Học bài cũ, SGK.
- Tìm hiểu về hiện trạng môi trường không khí xung quanh, hoạt động theo nhóm sưu
tầm tranh ảnh, tư liệu về môi trường và ô nhiễm môi trường.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại.
- Hoạt động nhóm.
- Phương tiện trực quan: Thí nghiệm, Giáo án điện tử.
9


D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
HS 1: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách nào? Viết PTHH
minh họa?
TL: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp
chất giàu oxi và dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
PTHH:

HS 2: Phản ứng phân hủy là gì? Các phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào đã học?

TL: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay
nhiều chất mới.
Trong các phản ứng trên, phản ứng (1), (4) là phản ứng hóa hợp, phản ứng (2),
(3) là phản ứng phân hủy.
3. Bài mới. (65 phút)
Vào bài (1 phút): Khi học bài “ Tỉ khối của chất khí”, để biết khí A nặng hay nhẹ
hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol
của không khí là 29. Vậy ta đã biết không khí có khối lượng mol là 29. Vậy thành phần
không khí chứa những khí nào? Làm thế nào để xác định thành phần không khí? Không
khí có liên quan đến sự cháy không? Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng lớn hơn?
10


Làm thế nào để dập tắt đám cháy hay để đám cháy không xảy ra? Để giải thích những
câu hỏi trên, chúng ta tìm hiểu Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY.
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 (10 phút): Xác định thành phần của I. Thành phần của không
không khí.
khí.
GV: Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, theo 1. Thí nghiệm
em thành phần không khí chứa những khí nào? (Tích
H4.7 – SGK – T45.
hợp Địa 6 – Bài 17: Lớp vỏ khí).
HS: Trong không khí có O2, N2, CO2,…
GV: “Trăm nghe không bằng một thấy”, để kiểm

chứng lại kiến thức các em có về thành phần không khí,
chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm xác định thành
phần không khí bằng photpho như H4.7 – SGK – T45.
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. HS quan sát mực
nước trong ống thủy tinh trước khi tiến hành thí
nghiệm.
GV: Tiến hành thí nghiệm (H4.7): Đốt P đỏ dư ngoài
không khí rồi đưa nhanh vào ống hình trụ, đậy kín
miệng ống bằng nút cao su. HS quan sát, trả lời câu hỏi.
GV: Mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế
nào khi P cháy? P cháy có hiện tượng gì?
HS: Mực nước dâng lên, P cháy tạo khói trắng.
GV: Nhận xét. Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên,
P cháy tạo khói trắng tan dần trong nước.
GV: Chất nào trong ống đã tác dụng với P để tạo ra
khói trắng P2O5 tan dần trong nước?
HS: tác dụng với O2.
GV: Ở phần KTBC chúng ta biết phản ứng hóa hợp
11


giữa P và O2, vậy P đã tác dụng với O2 trong không khí.
GV: Mực nước tăng trong ống tăng lên do đâu? Oxi
trong ống đã hết chưa? Tại sao?
HS: P tác dụng với O 2 trong không khí, P dư nên O 2
trong ống đã hết, khi đó, áp suất trong ống giảm, mực
nước dâng lên, chiếm chỗ phần thể tích O 2 trong không
khí đã chiếm ban đầu. ( Tích hợp Vật lý 8 – Bài 7: Áp
suất, Bài 8: Áp suất chất lỏng).
GV: Nhận xét, chốt lại.

GV: Mực nước dâng lên chính là thể tích O 2 trong
không khí. Sau khi P cháy, mực nước dâng lên tới vạch
nào? Chiếm bao nhiêu phần thể tích ban đầu? Kết luận
về thể tích O2 trong không khí?
HS: Nước dâng đến vạch thứ 2, chiếm 1/5 phần thể
tích, đó cũng chính là tỉ lệ thể tích O2 trong không khí.
GV: Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại là bao nhiêu?
HS: 4/5 phần thể tích.
GV: Nhận xét. Khí còn lại trong ống không màu,
không mùi, không duy trì sự cháy, sự sống, không làm
đục nước vôi trong, đó là khí N2. Vậy khí này chiếm
thể tích như thế nào trong không khí?
Không khí là một hỗn hợp khí,
trong đó thể tích O2 khoảng
HS: N2 chiếm 4/5 thể tích không khí.
1/5 thể tích không khí ( chính
GV: Nhận xét, kết luận.
xác là 21%), phần còn lại hầu
hết là N2.
GV: Khi đi trên đường vào lúc trời cơn mưa, có gió
lớn, nếu không cẩn thận chúng ta dễ bị bụi bay vào
mắt. Bụi này do gió thổi đến. Vậy nghĩa là ngoài O 2,
N2, không khí còn chứa những thành phần khác. Để cụ
thể hơn chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
12


Hoạt động 2 (10 phút): Thành phần khác.

2. Thành phần khác.


GV: Tổ chức hoạt động nhóm.
? Trong không khí, ngoài O2, N2 còn thành phần nào
khác không? Kể tên và tìm dẫn chứng để chứng minh.
HS:(5 phút)Thảo luận nhóm. Trả lời vào phiếu học tập.
GV: Nhận xét. Ngoài những ý kiến của các nhóm, cô
cũng có một số ví dẫn chứng như sau.
GV: Hiện tượng sương mù sáng sớm, ẩm mốc trong
không khí, … Những hiện tượng thực tế này chứng
minh trong không khí còn chứa một lượng hơi nước
nhất định. ( Tích hợp Địa 6 – Bài 20: Hơi nước trong
không khí. Mưa).
Trên thực tế, trong quá trình bảo quản thực phẩm khô,
để tránh thực phẩm bị ẩm, người ta đã sấy khô, đóng
gói, cho vào gói 1 lượng nhỏ chất có khả năng hút
nước, đó là gói chống ẩm, không phải là thực phẩm ăn
được.
Hiện tượng lớp nước trên mặt nước vôi, quang hợp ở
cây xanh, … cũng chứng tỏ có sự có mặt của CO 2 trong
không khí. (Tích hợp Sinh 6 – Bài 21: Quang hợp; Hóa
9 – Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat; Bài 52:
Tinh bột và xenlulozơ).
Khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ khí thải nhà
máy, hiện tượng mưa axit,… Những hình ảnh này cho
chúng ta thấy, trong không khí còn có bụi và các khí
thải từ các nguồn trên như CO, NO2, SO2, H2S,…
Trong không khí, ngoài lượng
O2, N2 còn có hơi nước, khí
HS: Trong không khí, ngoài lượng O2, N2 còn có hơi
cacbonic, bụi khói, một số khí

nước, khí cacbonic, bụi khói, một số khí hiếm,… Các
hiếm,… Các khí này chiếm
khí này chiếm khoảng 1% thể tích không khí.
khoảng 1% thể tích không khí.
GV: HS rút ra kết luận về thành phần không khí?

13


GV: Nhận xét. Kết luận.

GV: Không khí chứa Oxi, một khí không thể thiếu để
duy trì sự sống của sinh vật trên Trái Đất. Không khí là
rất quan trong đối với đời sống chúng ta. Thế nhưng
hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên này như thế
nào?
HS: Đang bị ô nhiễm.
GV: Nhận xét. Môi trường hiện tại đang có những thay
đổi bất lợi cho con người, môi trường đang bị ô nhiễm. 3. Bảo vệ không khí trong
Biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozon, hiệu ứng nhà lành, tránh ô nhiễm.
kính, …là những cụm từ thường nghe thấy trên phương
tiện truyền thông. Không khí của chúng ta đang bị ô
nhiễm, chúng ta có thể làm gì để bảo vệ không khí?
Chuyển sang 3.
Hoạt động 3 (12 phút): Bảo vệ không khí trong lành,
tránh ô nhiễm.
GV: HS đại diện của mỗi nhóm giới thiệu tranh ảnh, tư
liệu của nhóm đã sưu tầm được về vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí.Nội dung thuyết trình cần làm rõ:
- Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường không khí

trong tư liệu là gì?
- Ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
- Chúng ta nên làm gì để hạn chế và ngăn chặn tình
trạng này?
HS: (8 phút) Đại diện các nhóm thuyết trình.
GV: Nhận xét về thái độ hoạt động nhóm của các
nhóm, về đoạn thuyết trình của nhóm.
14


GV: Ngoài những hình ảnh mà các bạn đã sưu tầm.
Trên hình là những ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí hiện nay mà cô đã sưu tầm.
Hình ảnh:
- Do thiên nhiên: hiện tượng núi lửa, động đất,…
- Nguồn ô nhiễm công nghiệp: khí thải nhà máy như
CO2, NOx, SO2, bụi HF ( sản xuất thủy tinh), khói bụi
kim loại,…
- Phương tiện giao thông: các khí thải do động cơ đốt
thải ra, hơi Chì, máy bay siêu âm thải NOx có hại cho
tầng ozon, …
- Do sinh hoạt: Đốt cháy nhiên liệu, nguyên liệu trong
đời sống sinh hoạt, sản xuất,…
Không khí bị ô nhiễm kéo theo hàng loạt hậu quả mà
chính con người và các sinh vật sống trên Trái Đất phải
chịu. Các hạt bụi và oxit kim loại là nguồn gốc gây
hiện tượng “ sương khói quang hóa” cản trở ánh sáng
và bức xạ Mặt trời, khí thải trong công nghiệp điện tử
gây thủng tầng ozon, hiện tượng mưa axit, hiệu ứng
nhà kính làm Trái Đất đang nóng dần lên, cả thế giới

đang đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu mà
Việt Nam ta là một trong những nước gánh chịu nặng
nề. ( Tích hợp Hóa 9 – Bài 4: Một số oxit quan trọng,
Bài 27: Cacbon, Bài 28: Các oxit của Cacbon; Ngữ văn
8 – Văn bản: Thông tin về Trái Đất năm 2000; Sinh 9 –
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường).

- Không khí bị ô nhiễm gây
tác hại cho sức khỏe con
người, đời sống mọi sinh vật,
phá hoại những thành tựu xây
dựng mà con người đã tạo ra.

- Hậu quả trực tiếp với con người: Tăng rối loạn tim
mạch, hô hấp, các bệnh về phổi và da liễu.
- Cần có biện pháp xử lý rác
- Các công trình nghệ thuật, di tích lịch sử bị phá hủy,
thải, khí thải hợp lý.
ăn mòn, cáu bẩn, kim loại bị gỉ sét nhanh chóng.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm
15


GV: HS kết luận tác hại của ô nhiễm không khí.
GV: Nhận xét. Kết luận.

vụ của mỗi người, mỗi quốc
gia trên Trái Đất.

Các biện pháp bảo vệ không khí trong lành.

- Trồng cây xanh, trồng rừng phủ xanh đồi trọc. (Tích
hợp Sinh 6 – Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí
hậu, Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật; Giáo dục
công dân 6 – Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với
thiên nhiên; Giáo dục công dân 7 – Bài 14: Bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên; Công nghệ 7 – Bài
22: Vai trò của trồng rừng và nhiệm vụ của trồng rừng;
Hóa 9 – Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ).
- Cần hạn chế khí thải công nghiệp và các khí thải sinh
hoạt vào không khí, các nhà máy, xí nghiệp cần có biện
pháp xử lý chất độc hại trước khi thải vào môi trường.
- Hạn chế sử dụng các vật liệu polime. ( Tích hợp Văn
8 – Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000).
- Xử lý rác thải phù hợp, có sự thu gom và phân loại
rác hợp lý để xử lý đối với rác vô cơ, hữu cơ hay tái
chế.
- Nâng cao ý thức của mọi người trong vấn đề bảo vệ
môi trường.
GV: Kết luận.
Đứng trước vấn đề ô nhiễm không khí, chúng ta cần
phải có những biện pháp để bảo vệ không khí quanh ta.
“ Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn”, chúng ta cùng chung
tay bảo vệ môi trường.
Hoạt động 4 (10 phút): Sự cháy.

II. Sự cháy và sự oxi hóa
chậm

GV: HS nhắc lại khái niệm “oxi hóa”. ( Tích hợp Hóa 1. Sự cháy
9 – Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng

16


của oxi).
HS: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
GV: Chúng ta đã đốt cháy P trong không khí để xác
định thành phần không khí. Một bạn nêu lại hiện tượng
P cháy trong không khí. Trong thí nghiệm P đã tác
dụng với chất nào?
HS: P cháy sáng , có tỏa nhiệt, có khói trắng tạo sản
phẩm là P2O5, P đã tác dụng với oxi trong không khí.
GV: Dựa vào khái niệm “oxi hóa” các em đã biết và thí
nghiệm P cháy trong không khí, vậy sự cháy P là gì?
HS: Sự cháy của P là sự oxi hóa P có phát sáng và có
tỏa nhiệt.
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa
nhiệt và phát sáng.
GV: Đến gần bếp lửa hay một đám cháy, em thấy hiện
tượng gì?
HS: Thấy có phát sáng và tỏa nhiệt.
GV: Vậy sự cháy là gì?
HS: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Em hãy nêu một số ví dụ về sự cháy trong thực tế.
HS: Than cháy, rơm rạ cháy, nến cháy, gas cháy,…
GV: Tổ chức hoạt động nhóm.

- Sự cháy trong không khí và
trong khí oxi đều là sự oxi
?So sánh sự cháy của một chất trong không khí và

hóa. Do trong thể tích của oxi
trong khí oxi. Giải thích?
chỉ chiếm 1/5 thể tích không
khí, ngoài ra còn 4/5 thể tích
HS: (3 phút) Hoạt động nhóm.
không khí là nitơ nên sự cháy
Giống nhau: Sự cháy trong không khí và trong oxi đều
trong không khí chậm hơn, tỏa
là sự oxi hóa.
nhiệt ít hơn trong oxi.
17


Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn,
tạo nhiệt độ thấp hơn trong khí oxi.
Nguyên nhân: Do trong không khí chỉ có 1/5 thể tích là
oxi, còn lại là nitơ.
GV: Nhận xét.
GV: Thể tích của nitơ trong không khí gấp 4 lần thể
tích của khí oxi, diện tích tiếp xúc của chất cháy với oxi
trong không khí ít hơn trong khí oxi nên sự cháy diễn
ra chậm hơn, nhiệt bị tiêu hao đốt nóng nitơ nên nhiệt
tỏa ra ít hơn.
GV: Kết luận.
GV: HS trả lời câu hỏi đầu giờ. Tại sao khi gió to thì
đám cháy càng bùng cháy to hơn?
HS: Do gió cung cấp thêm oxi cho sự cháy.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 5 (10 phút): Sự oxi hóa chậm


2. Sự oxi hóa chậm

GV: HS quan sát hình ảnh, cho biết đó là những hiện
-Sự oxi hóa chậm là sự oxi
tượng gì?
hóa có tỏa nhiệt và không phát
HS: Sắt bị oxi hóa, chất hữu cơ bị oxi hóa chậm trong sáng.
cơ thể.
GV: Nhận xét. Sắt, dầu mỡ,… để lâu ngày ngoài không
khí thì chất không còn được như chất ban đầu, có hiện
tượng hóa học xảy ra do chất tác dụng với oxi không
khí tạo thành chất mới, ta thường nói đó là bị oxi hóa
chậm. Vậy oxi hóa chậm là gì? (Tích hợp Hóa 8 – Bài
12: Sự biến đổi chất, Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng
hóa hợp - Ứng dụng của oxi; Hóa 9 – Bài 21: Sự ăn
mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, Bài
47: Chất béo).
18


HS: Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
GV: Nhận xét. Kết luận.

- Sự cháy và sự oxi hóa chậm
đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.
GV: Từ các hiện tượng thực tế và định nghĩa sự cháy,
Sự cháy phát sáng còn sự oxi
sự oxi hóa chậm. Em hãy so sánh sự cháy và sự oxi hóa
hóa chậm không phát sáng.
chậm.

HS: Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là sự oxi hóa có
tỏa nhiệt. Sự cháy phát sáng còn sự oxi hóa chậm
không phát sáng.
GV: Nhận xét. Kết luận.
GV: Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể
chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy. Ví dụ như
sự cháy rừng, những vụ cháy tại gia đình, khu dân cư,
… Nguyên nhân do sự bất cẩn của con người.
Tình trạng đốt rơm rạ hiện nay của người dân cũng dễ
gây cháy vì tàn lửa bay vào chất bắt cháy là điều kiện
xảy ra sự tự cháy. Việc đốt rơm rạ bừa bãi cũng gây ô
nhiễm môi trường, lấn chiếm đường giao thông nên
không được đốt rơm rạ bừa bãi.
Trong các nhà máy, để đề phong cháy nổ người ta cấm
không cho dẻ lau dính dầu mỡ chất thành đống.

Hoạt động 6 (12 phút): Điều kiện phát sinh và phòng
cháy chữa cháy.
GV: Tổ chức hoạt động nhóm.

3. Các điều kiện phát sinh và
Nhóm 1, Nhóm 3:
các biện pháp để dập tắt sự
1.Rơm rạ đã phơi khô, củi khô, than gỗ để lâu ngày cháy
trong không khí có tự cháy không? Để chúng cháy ta
phải làm gì?
19


2. Khi củi đang cháy trong bếp, ta vùi củi vào tro bếp

hoặc hất tro vào bếp thì củi đang cháy có hiện tượng
gì?
3. Nêu điều kiện để phát sinh sự cháy?
Nhóm 2, Nhóm 4:
1. Tại sao muốn dập tắt một đám cháy người ta thường
dội nước hoặc phủ đất cát lên đám cháy?
2. Để dập tắt sự cháy có những biện pháp nào?

- Điều kiện để phát sinh sự
cháy là:

3. Kể một vụ cháy mà em biết. Nêu nguyên nhân và
những biện pháp đã sử dụng để dập tắt đám cháy đó.
+, Chất phải nóng đến nhiệt độ
cháy.
HS: (5 phút) Hoạt động nhóm.
+, Phải có đủ khí oxi cho sự
GV: Nhận xét. Kết luận. Đốt lửa chính là ta đã cung
cháy.
cấp nhiệt độ cho chất cháy.
- Để dập tắt sự cháy, cần thực
- Điều kiện để phát sinh sự cháy là: Chất phải nóng đến
hiện một hay đồng thời cả hai
nhiệt độ cháy và đủ khí oxi cho sự cháy.
biện pháp:
Dội nước hay phủ đất, cát là hạ nhiệt độ chất cháy và
+, Hạ nhiệt độ của chất cháy
ngăn sự tiếp xúc của chất cháy với oxi trong không khí.
xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Nguyên tắc là để dập tắt sự cháy là hạ nhiệt độ của

+, Cách li chất cháy với oxi.
chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy hoặc cách li chất
cháy với oxi.
GV: Hàng năm, nước ta có hàng ngàn vụ cháy, nổ lớn
nhỏ gây thiệt hai về người và của lên tới hàng ngàn tỉ
đồng. Cháy còn đưa một lượng khí thải rất lớn vào
không khí, là một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm không khí.
Trên hình là ảnh những đám cháy, từ khu dân cư, chợ,
trung tâm thương mại hay cháy rừng đều để lại những
hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân những vụ cháy
không ít lần là do sự vô ý của người dân trong quá trình
20


sinh hoạt về sản xuất. Từ việc tàn thuốc lá, đốt rơm rạ
mùa hanh khô, việc bếp ăn củi lửa, việc hương nhang
vàng mã đến các tai nạn về điện đều có thể là nguyên
nhân gây cháy. Để đảm bảo an toàn công tác PCCC ở
gia đình và địa phương, các em cần có trách nhiệm với
mỗi hành động của mình, tuyên truyền nhằm góp phần
nâng cao nhận thức của người xung quanh về sự cháy.
4. Củng cố, luyện tập. (18 phút)
-Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài bằng cách hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư
duy.
- Xem video kêu gọi “Hành động vì Trái Đất”.
- Làm bài tập củng cố.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. (1 phút)
- Làm Bài tập 7 SGK – T99.
- Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường cho những người xung quanh.

- Chuẩn bị bài luyện tập 5.

VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Cách thức kiểm tra
- Hệ thống kiến thức trọng tâm của bài dưới dạng sơ đồ tư duy.
Tiêu chí đánh giá kết quả học tập
- Chọn trung tâm của sơ đồ tư duy là “KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY”.
- Các em vẽ được nhánh cấp 1 là:
+, Thành phần không khí.
+, Bảo vệ không khí.
+, Sự cháy.
21


+, Sự oxi hóa chậm.
- Từ nhánh cấp 1, vẽ nhánh cấp 2:
+, Thành phần không khí: 3 nhánh, gồm oxi, nitơ, khí khác.
+, Bảo vệ không khí: 3 nhánh, gồm nguồn ô nhiễm, tác hại ô nhiễm, biện pháp
bảo vệ.
+, Sự cháy: 3 nhánh, gồm định nghĩa, điều kiện phát sinh sự cháy, dập tắt.
+, Sự oxi hóa chậm: 2 nhánh, gồm định nghĩa, sự tự bốc cháy.
- Từ nhánh 2, xây dựng nhánh 3.
Kết quả đánh giá việc tiếp thu bài của các em
- Các em xây dựng đến nhánh thứ 3:

70% Tốt.

- Các em xây dựng đến nhánh 2: 30 % Khá.

VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

Từ hoạt động nhóm.
- Tranh ảnh, tư liệu các em đã sưu tầm về môi trường.
- Phiếu học tập hoạt động nhóm.
- Các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường không khí.
Sản phẩm cá nhân
- Sơ đồ tư duy các em đã hệ thống được sau tiết học.

Đồng Tân, ngày 10 tháng 12 năm 2014
22


Xác nhận của BGH

Nhóm GV thực hiện

Kiều Thị Trà My

Doãn Thị Hiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Cương, Đỗ Tất Hiển (2014), “Hóa Học 8”, NXB Giáo dục
Việt Nam.
2. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ (2014). “Hóa học 9”, NXB Giáo dục
Việt Nam.
3. Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga, Trịnh Thị Bích Ngọc
(2014), “Sinh học 6”, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Quang Vinh (2014), “Sinh học 9”, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh, Dương Tiến Khang, Vũ Trọng Rỹ, Trịnh Thị Hải Yến
(2014), “Vật lý 8”, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử

(2014), “Ngữ văn 8 – tập 1”, NXB Giáo dục Việt Nam.
23


7. Nguyễn Minh Đường, Vũ Hải, Vũ Văn Hiển (2014), “Công Nghệ 7 – Nông nghiệp”,
NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Hà Nhật Thăng, Phạm Văn Hùng, Vũ Xuân Vinh, Đặng Thúy Anh (2014), “Giáo dục
công dân 6”, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Hà Nhật Thăng, Phạm Văn Hùng, Vũ Xuân Vinh, Đặng Thúy Anh (2014), “Giáo dục
công dân 7”, NXB Giáo dục Việt Nam.
10. Hà Nhật Thăng, Phạm Văn Hùng, Vũ Xuân Vinh, Đặng Thúy Anh (2014), “Giáo
dục công dân 8”, NXB Giáo dục Việt Nam.
11. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Cương, Đỗ Tất Hiển, Nguyễn Phú Tuấn (2014), “ Hóa học
8 – Sách Giáo viên”, NXB Giáo dục Việt Nam.
12. Cao Cự Giác, Vũ Minh Hà (2012), “ Thiết kế bài giảng Hóa học 8 – Tập 2”, NXB
Hà Nội.
13. />%C3%B4+nhi%E1%BB%85m+m%C3%B4i+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

24



×